Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề nhận thức luận trong triết học immanuel kant ...

Tài liệu Vấn đề nhận thức luận trong triết học immanuel kant

.PDF
124
4
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN MINH LÊ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN MINH LÊ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ MỸ DUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, chưa được ai công bố, dưới sự hướng dẫn của TS. NGÔ THỊ MỸ DUNG. Tư liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tp. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2014 Tác giả TRẦN MINH LÊ MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................ 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn .................................... 11 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 11 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT .................................... 12 1.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Immanuel Kant .................................... 12 1.2. Những thời kỳ phát triển của triết học Immanuel Kant ........................ 24 1.3. Vị trí của vấn đề nhận thức luận trong hệ thống triết học Immanuel Kant .............................................................................................. 33 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 42 Chƣơng 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC LUẬN IMMANUEL KANT ...................................................................... 45 2.1. Nhận thức cảm tính ................................................................................ 45 2.2. Nhận thức giác tính ................................................................................ 54 2.3. Nhận thức lý tính .................................................................................... 68 2.4. Một số nhận định, đánh giá về nhận thức luận Immanuel Kant ........... 81 Kết luận chương 2 ....................................................................................... 104 KẾT LUẬN ................................................................................................ 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 110 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Friedrich Engels (1820 - 1895) đã viết, “một dân tộc muốn đứng trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” [7, 489], nhưng muốn phát triển và hoàn thiện tư duy lý luận “thì cho tới nay không còn một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [7, 487]. Bởi lẽ, triết học chính là sản phẩm tinh tuý nhất của mỗi dân tộc, nó phản ánh sâu sắc nhất, đầy đủ nhất thực tiễn xã hội sinh động của mỗi thời đại. Ở đây, các nhà mácxít muốn nhấn mạnh rằng, để có được và hoàn thiện năng lực tư duy lý luận, người ta chỉ có cách duy nhất là thông qua việc nghiên cứu lịch sử triết học một cách cơ bản. Năng lực tư duy lý luận không thể đạt được khi chúng ta “đốt cháy giai đoạn”, thiếu nghiên cứu nền tảng về lý luận và phương pháp tiếp cận của các trào lưu triết học khác nhau trong lịch sử nhân loại. Nhìn lại tiến trình phát triển của lịch sử triết học, chúng ta không thể không nhắc đến triết học cổ điển Đức – đỉnh cao của triết học Tây Âu trước ngưỡng cửa của thế giới hiện đại. Triết học cổ điển Đức, được mở đầu từ Immanuel Kant, đã tạo ra một cuộc đột phá vào cách hiểu siêu hình về bức tranh thế giới và cũng trở thành một trong những tiền đề lý luận cơ bản cho sự hình thành hệ thống triết học Marx – Lenin. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử triết học trước Marx, trong đó có nhận thức luận của Kant, là cần thiết bởi khó có thể hiểu hết giá trị và ý nghĩa của triết học Marx nếu không nghiên cứu chúng trong mối liên hệ với các học thuyết trước đó. Hơn nữa, ý nghĩa của triết học Immanuel Kant không chỉ dừng lại ở việc sáng lập triết học cổ điển Đức bằng sự kế thừa những tư tưởng có giá trị của thời đại trước mà còn mở đường, khơi gợi, thôi thúc sự tìm tòi, khám phá cho thế hệ sau. Hegel đã đánh giá: “Triết học của Immanuel Kant là nền tảng và 2 điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại.” [73, 256]. Vì vậy, việc nghiên cứu nhận thức luận của Kant có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lịch sử tư tưởng triết học nói chung và triết học cổ điển Đức nói riêng, góp phần nâng cao tư duy lý luận. Bên cạnh đó, chúng ta nhận thấy rằng, trong mọi hoạt động thực tiễn của con người luôn có sự tham gia của hoạt động nhận thức, vì thế mà một trong hai vấn đề cơ bản của triết học là trả lời cho câu hỏi: “Con người có nhận thức được thế giới hay không?”. Tuy nhiên, mỗi triết gia, mỗi trường phái triết học lại có những đáp án không giống nhau cho câu hỏi ấy. Nhận thức luận được xem như sợi chỉ xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử triết học, là một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Với việc “thẩm tra toàn diện các quan năng nhận thức nói chung” [45, 26] của con người nhằm tìm ra con đường đưa siêu hình học thoát khỏi những bế tắc về vấn đề nhận thức của thế kỷ XVII - XVIII và đề cao tính tích cực của chủ thể trong quá trình nhận thức, nhận thức luận của Kant đã mở ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây. Từ đấy về sau, mọi trào lưu triết học đều ít nhiều xoay quanh những vấn đề mà Kant đã đặt ra. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu những quan điểm về nhận thức của Kant sẽ góp phần nâng cao tư duy lý luận về nhận thức, qua đó trang bị cho chúng ta cơ sở để tiếp thu những quan điểm nhận thức trong triết học Marx – Lenin, cũng như hiểu thêm về một số khuynh hướng triết học phương Tây hiện đại. Hiện nay, việc quan tâm đẩy mạnh hơn nữa việc giảng dạy và nghiên cứu triết học ngoài mác xít, trong đó có triết học cổ điển Đức, đối với nước ta là yêu cầu khách quan và cấp thiết. Điều này xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ 3 hiện đại, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức. Theo một số nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây, số người quan tâm đến triết học, nghiên cứu triết học ngoài mác xít tuy có gia tăng những vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp phát triển lý luận nói chung, triết học nói riêng. Chúng ta còn quá ít các chuyên gia đầu ngành và sách, tư liệu về triết học ngoài mácxít cũng như triết học cổ điển Đức, nhất là các tài liệu nguyên bản [89, 830]. Vì vậy, việc nghiên cứu những quan điểm của Kant về nhận thức luận từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá về nó sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu chuyên sâu về triết học của Kant nói riêng và triết học cổ điển Đức nói chung. Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn: “Vấn đề nhận thức luận trong triết học Immanuel Kant” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Hệ thống triết học Kant chứa đựng một lượng tri thức đồ sộ và phong phú với nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì lẽ đó mà triết học Kant trong đó có nhận thức luận của ông đã được nghiên cứu sâu rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới với cách tiếp cận, mức độ nghiên cứu khác nhau. Đầu tiên chúng ta phải kể đến những bài viết của Nguyên Sa về “ Triết học Kant”, đăng trên tạp chí Sáng tạo số 11 và 12, xuất bản năm 1957; bài “Thử tóm tắt học thuyết Kant” của Hòa Nguyên Nguyễn Hóa, đăng trên tạp chí “Bách khoa”, số 13, năm 1957. Trong những bài viết này các tác giả đã trình bày một cách khái quát nhất nội dung triết học Kant trong đó có nhận thức luận và đưa ra những nhận định của mình về giá trị tư tưởng của triết học Kant đối với một số học thuyết triết học phương Tây đương đại. Tác phẩm “Triết học Kant” của Trần Thái Đỉnh, do nhà xuất bản Văn mới xuất bản năm 1974, đã đề cập đến tư tưởng triết học Kant một cách có hệ thống với sự phân tích, đánh giá qua ba lĩnh vực: “Sinh hoạt tri thức của con 4 người”, “Sinh hoạt đạo đức của con người” và từ đó đi đến tìm hiểu “Ý nghĩa của con người”. Với việc tác giả không quá mở rộng vấn đề mà chỉ tập trung cho thấy tính tinh tế và mạch lạc trong lập luận của Kant, tác phẩm này được xem như là nền móng cho người mới bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về triết học Kant. Tác phẩm “Triết học Kant” đã được nhà xuất bản Văn hóa thông tin tái xuất bản năm 2005. Nghiên cứu về triết học Kant nói chung còn có tác phẩm “Triết học Imanuin Cantơ” của tác giả Nguyễn Văn Huyên được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1996. Điểm nổi bật của tác phẩm này là bên cạnh việc trình bày một cách khái quát, có hệ thống các quan điểm triết học của Kant với những nội dung: triết học nhận thức, triết học thực tiễn, mỹ học, con người và tương lai loài người, tác giả đã đưa ra những nhận định, chỉ ra được bản chất nhân đạo trong triết học của Kant nêu lên ý nghĩa của triết học Kant với thời đại ngày nay. Ngoài ra, tác phẩm “Triết học Kant” của tác giả Nguyễn Đình Thi do Nxb. Tân Việt xuất bản cũng đã trình bày khái quát nội dung triết học Kant với bốn phần chính: trong phần đầu tiên, tác giả đã nêu ra những vấn đề chính của triết học Kant; phần thứ hai, tác giả đi tìm hiểu về tri thức luận của Kant với các nội dung như vấn đề giá trị của tri thức, duy lý luận và đối tượng luận; trong phần thứ ba, tác giả đề cập đến luân lý trong triết học Kant; phần thứ tư là phần điểm nhấn của tác phẩm, trong phần này, tác giả đã đưa ra những khuyết điểm của triết học Kant và ý nghĩa của nó đối với lịch sử triết học. Nguyễn Đình Thi cho rằng nếu đặt Kant vào thế kỷ XVIII, ta sẽ thấy học thuyết của của Kant không có một khuyết điểm nào. Vì lẽ đó, theo ông, Kant chiếm một trong những chóp núi của tư tưởng nhân loại. Là một công trình của nhiều tác giả, bao gồm nhiều bài viết với nhiều cách tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau về triết học Kant, tác phẩm 5 “I.Cantơ - Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức” do GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1997 được xem là một tác phẩm tiêu biểu với nhiều bài viết nhằm tiếp cận triết học Kant, qua đó đưa ra những nhận định, đánh giá, cũng như tìm ra mối liên hệ của triết học phương Tây hiện đại với triết học Kant, chỉ rõ vai trò của triết học Kant đối với sự phát triển của triết học. Đặc biệt trong tác phẩm này có đến 8 bài viết của các tác giả khác nhau trình bày về các khía cạnh trong nhận thức luận của Kant. Trong bài viết “Quan niệm của I. Cantơ về tính tích cực của chủ thể nhận thức” của Nguyễn Trọng Chuẩn, tác giả đã khẳng định rằng việc Kant chuyển trọng tâm từ khách thể sang bản thân chủ thể nhận thức đã thấm sâu vào toàn bộ phép biện chứng của triết học cổ điển Đức. Ngoài ra còn có các bài viết khác như: “Phép biện chứng tiên nghiệm trong triết học Cantơ”; “Siêu hình học Cantơ – một học thuyết về các mối quan hệ” của tác giả Đặng Hữu Toàn; “Học thuyết về “antinomia” và “logic tiên nghiệm của Cantơ”, “Quan niệm của Can tơ về bản chất của nhận thức” của tác giả Vũ Văn Viên; “Về học thuyết phạm trù trong triết học Cantơ”, “Quan niệm về “vật tự nó” của Cantơ và sự đánh giá của một số nhà triết học tiêu biểu về quan niệm đó” của tác giả Lê Công Sự; và “Cái tiên nghiệm trong triết học Cantơ” của tác giả Phạm Minh Lăng. Tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát nhưng đây là những đóng góp không nhỏ của các tác giả trong việc tìm hiểu triết học Kant. Trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Triết học cổ điển Đức: những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học” của Đại học quốc gia Hà Nội, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2006, có 17 báo cáo tham luận trong và ngoài nước nghiên cứu về nhận thức luận của Kant. Các báo cáo đã tập trung làm rõ cơ chế diễn ra quá trình nhận thức và những điểm lưu ý khi nghiên cứu quá trình này. Đáng lưu ý ở đây là ý kiến trao đổi của GS.TS. Tô Duy Hợp, 6 PGS.TSKH. Đỗ Văn Khang, PGS. Bùi Đăng Duy và các tiến sĩ Dương Văn Thịnh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Hảo, Phạm Văn Chung, Phạm Thái Việt xung quanh việc hiểu thế nào cho đúng những khái niệm cơ bản của triết học tiên nghiệm Immanuel Kant về cái tiên nghiệm, cái siêu nghiệm, cái siêu việt, vật tự nó, niệm thức, lược đồ, trí tưởng tượng, các quá trình tổng hợp tri thức, chất thể và mô thức tư duy, thực tiễn, điểm mù lý tính, nan đề và hóa giải nan đề… Tuy còn những quan điểm khác nhau xung quanh những khái niệm trên, nhưng các nhà khoa học đều nhất trí với nhau rằng, những quan điểm khác nhau đó không hẳn là do khó khăn về mặt thuật ngữ mà do chúng ta chưa lĩnh hội nhất quán cách kiểu của Kant về tư duy nhận thức. Ngoài ra, những báo cáo cũng đã làm rõ những ảnh hưởng của nhận thức luận của Kant đối với sự hình thành, phát triển của triết học Marx và các trào lưu, khuynh hướng triết học phương Tây sau này. Một trong những công trình có đối tượng nghiên cứu khá gần với đề tài mà chúng tôi thực hiện là luận văn “Tư tưởng triết học của Immanuel Kant về biện chứng của quá trình nhận thức” của ThS. Đặng Thị Ánh Nguyệt. Trong công trình nghiên cứu này, ngoài việc khái quát điều kiện kinh tế, chính trị xã hội nước Đức thế kỷ XVII –XVIII và những tiền đề hình thành tư tưởng triết học Kant mà đặc biệt là sự tác động của chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm lúc bấy giờ, tác giả đã chia sự phát triển của triết học Kant thành hai thời kỳ chính là “tiền phê phán” và “phê phán”. Từ đó, tác giả đã khẳng định vai trò là cơ sở lý luận và phương pháp luận của lý luận nhận thức trong hệ thống triết học Kant. Để làm rõ tư tưởng biện chứng của Kant trong quá trình nhận thức, tác giả đã đi vào phân tích các giai đoạn của quá trình nhận thức: nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính, nhận thức giác tính. Ở giai đoạn nhận thức cảm tính, những biểu hiện ban đầu về thế giới khách quan mà chúng ta có được là nhờ cảm năng và những trực quan cảm tính: không gian 7 và thời gian. Ở giai đoạn nhận thức giác tính, con người có được những tri thức khách quan nhờ sự sắp xếp của các phạm trù tiên thiên. Và ở giai đoạn nhận thức lý tính, con người gặp phải những bế tắc không thể tránh khỏi khi cố gắng vượt ra khỏi “thế giới hiện tượng”. Bằng việc nhấn mạnh tính biện chứng trong nhận thức luận của Kant không chỉ ở chỗ đã xem nhận thức như là một quá trình với nhiều giai đoạn, cấp độ khác nhau mà còn thể hiện trong những nghịch lý của lý tính; và trình bày ý nghĩa lịch sử của tư tưởng biện chứng trong nhận thức luận của Kant đối với lịch sử triết học, đặc biệt là sự ảnh hưởng của nó đối với Fichte, Schelling, Heghen, đây đã trở thành điểm nhấn cho toàn bộ công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Ánh Nguyệt. Đặc biệt là tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” của Kant do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải được nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2004 với phần chú giải của mình, tác giả đã giúp người đọc hiểu được phần nào tư tưởng nhận thức luận của Kant một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với vai trò là nền tảng của triết học Kant nói riêng và triết học cổ điển Đức nói chung, “Phê phán lý tính thuần túy” là một tác phẩm chiếm vị trí đặc biệt với nội dung vô cùng phong phú và phức tạp. Bên cạnh những nội dung chính là: Học thuyết siêu nghiệm về các yếu tố cơ bản của nhận thức và Học thuyết siêu nghiệm về phương pháp, tác phẩm còn bao gồm Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất (1781), Lời tựa cho lần xuất bản thứ hai (1787), Lời dẫn nhập và các thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của ông. Trong bộ ba tác phẩm phê phán của Kant, nếu hai tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán”, “Phê phán lý tính thực hành” (cũng đã được Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải và được Nxb. Tri thức, xuất bản năm 2007) được xem là tinh túy của triết học Kant, thì “Phê phán lý tính thuần túy”được xem là tác phẩm chính yếu gắn liền với tên tuổi của Kant và là tiền đề để hiểu được hai tác phẩm trên. 8 Bên cạnh đó, tác phẩm “Học thuyết phạm trù trong triết học I. Kant”, của Lê Công Sự được nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2007 đã trình bày khá đầy đủ, có hệ thống nội dung cũng như bản chất khoa học của học thuyết phạm trù của Kant. Đặc biệt, bên cạnh việc chỉ ra những thành công cũng như khiếm khuyết của hệ thống phạm trù trong triết học Kant, tác giả cũng đã phân tích những ảnh hưởng, tác động của chúng đối với triết học hiện đại và đời sống nhận thức lý luận trong xã hội Việt Nam hiện nay. Triết học Kant nói chung và nhận thức luận của ông nói riêng còn được trình bày trong rất nhiều các giáo trình, cách tác phẩm về triết học phương Tây nói chung. Đặc biệt trong một số tác phẩm khác như: “Triết học cổ điển Đức” của PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch chủ biên xuất bản năm 1989; Lịch sử triết học: Triết học cổ điển Đức của Viện hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô được Nxb. Sự thật xuất bản năm 1992;“Triết học cổ điển Đức” của Lê Công Sự do Nxb. Thế giới xuất bản năm 2006… đây là các tác phẩm nghiên cứu riêng về triết học cổ điển Đức cùng với nhiều triết gia tiêu biểu trong đó có Kant là vai trò là người sáng lập. Ở các tác phẩm này, các tác giả đã khái quát về cuộc đời cũng như các tác phẩm của Kant, trình bày quan điểm của Kant cũng như giá trị của nó trong thời kỳ tiền phê phán, và sau đó các tác phẩm đã tập trung vào nghiên cứu triết học Kant với các bộ phận: triết học lý luận và triết học thực tiễn. Trong khi triết học lý luận của Kant chủ yếu đề cập đến những vấn đề nhận thức luận và logic học với mục đích xác định đối tượng và giới hạn của tri thức con người để cuối cùng đi tới việc tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Tôi có thể biết được cái gì?”; thì triết học thực tiễn nhằm giải đáp cho câu hỏi: “Tôi cần phải làm gì”, “Tôi có thể hi vọng vào cái gì” và “Con người là gì”, đạo đức học trả lời câu hỏi thứ nhất, mỹ học trả lời câu hỏi thứ hai và câu thứ ba là của nhân học. Các tác giả đều thống nhất rằng, triết học Kant là một hệ thống hoàn chỉnh và đồ sộ, dù có nhiều hạn chế nhưng những 9 gì mà Kant đã làm được đã đưa Kant trở thành một triết gia Đức vĩ đại. TS. Lê Công Sự đã nhận xét về hệ thống triết học của Kant như sau: “Một nhà tư tưởng dù có đầu óc uyên bác và giàu trí tưởng tượng đến mấy cũng không thể bao quát hết các vấn đề của thời đại. Cái đáng quý trong nhân bản học của Kant là ở chỗ, thông qua môn khoa học này, ông muốn gửi tới hậu thế bức thông điệp hòa bình… Bởi hòa bình là biểu tượng thống nhất giữa chân lý, cái đẹp, với cái cao cả. Và chính ở đây, chúng ta chợt nhận ra rằng chân –thiện – mỹ là ba giá trị cao quý nhất làm cho nhà triết học trăn trở suốt cả cuộc đời”. Trong các tác phẩm: “Lịch sử triết học” của Hà Thiên Sơn, được Nxb. Trẻ xuất bản năm 2001; Minh triết trong tư tưởng phương Tây của Nguyễn Thu Phong (Hoàng Vũ) được Nxb. Tp. Hồ Chí Minh xuất bản năm 2002; “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn được Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh xuất bản năm 2006; “Lịch sử triết học” của Nguyễn Hữu Vui được Nxb. Chính trị quốc gia xuất bản năm 2007… triết học Kant đã được trình bày một cách khái quát và khá đầy đủ. Các tác phẩm nói trên đã đi vào nghiên cứu những thành công của Kant trong cả hai giai đoạn “tiền phê phán” và “phê phán”, đồng thời trình bày một cách dễ hiểu những quan niệm của Kant về nhận thức, về tự do, về một nền hòa bình vĩnh cửu, về cái đẹp. Qua đó, các tác giả cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của triết học Kant với tư cách là xuất phát điểm cho triết học cổ điển Đức cũng như triết học phương Tây hiện đại. GS. TS Nguyễn Hữu Vui cho rằng triết học Cantơ đã đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc cho sự phát triển của triết học phương Tây hiện đại. Nhiều tư tưởng của triết học hiện sinh, chủ nghĩa duy ý chí, triết học thực chứng, hiện tượng học… đều ít nhiều xuất phát từ những tư tưởng của Cantơ. Nhìn chung, thông qua các giáo trình, các tài liệu giảng dạy, cũng như những bài báo cáo tham luận, vấn đề nhận thức luận của Kant đã được giới 10 thiệu một cách tổng quát, đem lại cho người đọc cái nhìn ban đầu và những đánh giá khái quát nhất. Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã có công trình nghiên cứu chuyên biệt, sâu sắc về nhận thức luận của Kant và khá gần với nội dung mà luận văn nghiên cứu (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đặng Thị Ánh Nguyệt). Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tư tưởng biện chứng trong quá trình nhận thức của Kant, từ đó nêu lên ý nghĩa của nó đối với lịch sử triết học mà chưa có sự đánh giá về những điểm tiến bộ cũng như hạn chế của ông trong toàn bộ nội dung về lý luận nhận thức. Trên cơ sở kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu nói trên, luận văn dựa vào nội dung Tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” của Kant do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải được nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2004, để khái quát nội dung nhận thức luận của Kant, đồng thời đưa ra những đánh giá về mặt tiến bộ, hạn chế của nó, góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu chuyên sâu về triết học của Kant. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ những nội dung cơ bản của nhận thức luận Immanuel Kant và đưa ra những đánh giá về mặt hạn chế cũng như tiến bộ của nó. Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học Immanuel Kant, từ đó khẳng định vị trí quan trọng của nhận thức luận trong hệ thống triết học Immanuel Kant Thứ hai, trình bày, phân tích những nội dung cơ bản của nhận thức luận Immanuel Kant, từ đó đưa ra những đánh giá về mặt tiến bộ cũng như hạn chế của nó. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Immanuel Kant là một nhà tư tưởng lớn của nhân loại, triết học của ông chưa một lượng tri thức vô cùng phong phú với nhiều tác phẩm quan trọng. 11 Trong khuôn khổ để tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung cơ bản trong nhận thức luận của Kant và phạm vi nghiên cứu là những nội dung chính của nhận thức luận Kant bao gồm nhận thức cảm tính, nhận thức giác tính và nhận thức lý tính. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, đối chiếu và so sánh, để làm rõ nội dung tư tưởng, những tiến bộ và hạn chế của nhận thức luận Kant. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở phân tích, đánh giá những nội dung cơ bản của nhận thức luận Kant, luận văn góp phần đưa ra một cái nhìn tổng thể về vấn đề nhận thức luận của Kant, góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về triết học cổ điển Đức, lịch sử tư tưởng triết học phương Tây. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 2 chương và 7 tiết. Trong đó: Chương 1: Khái quát sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học Immanuel Kant (Hoàn cảnh ra đời của triết học Immanuel Kant; Những thời kỳ phát triển của triết học Immanuel Kant; Vị trí của vấn đề nhận thức luận trong hệ thống triết học Immanuel Kant) Chương 2: Những nội dung cơ bản của nhận thức luận Immanuel Kant (Nhận thức cảm tính; Nhận thức giác tính; Nhận thức lý tính; Một số nhận định, đánh giá về nhận thức luận Immanuel Kant) 12 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT Cũng như mọi học thuyết triết học, triết học Kant ra đời chịu sự quy định của hoàn cảnh lịch sử dân tộc và của thời đại. Để có thể hiểu được tư tưởng về nhận thức luận của Kant một cách có hệ thống, trong chương này luận văn trình bày khái quát hoàn cảnh ra đời, các thời kỳ phát triển của triết học Kant, từ đó phân tích vị trí của nhận thức luận trong toàn bộ hệ thống triết học của ông. 1.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Immanuel Kant Immanuel Kant (1724 – 1804) là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây. Ông được xem là người sáng lập triết học cổ điển Đức, là người đặt nền móng cho sự phát triển của triết học Đức từ đấy về sau. Kant sinh ngày 22 tháng 04 năm 1724 tại Koenigsberg, một thành phố nhỏ thuộc vùng đông bắc nước Phổ, trong một gia đình thợ thủ công không mấy giàu có. Mẹ của Kant là một thánh giáo có tấm lòng nhân ái, yêu lao động, trọng danh dự và sự thật, bà có một đức tin mãnh liệt và một lối sống nề nếp. Chính điều này đã tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách thời niên thiếu và những năm sau này của Kant. Vào mùa thu năm 1740, Kant vào học tại khoa triết, Trường Đại học tổng hợp Koenigsberg. Chính tại đây, Kant đã làm quen với triết học, toán học, vật lý học, thiên văn học và các tư tưởng chính trị của các nhà Khai sáng Pháp. Sau khi tốt nghiệp với luận văn “Những suy nghĩ về sự đánh giá đúng đắn của lực sống” (1745), Kant phải làm gia sư cho các gia đình quý tộc gần mười năm. Đến năm 1755, Kant bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài 13 “Về Lửa”. Sau đó vài tháng, ông được bổ nhiệm làm giảng viên Trường Đại học Koenigsberg. Năm 1770, Kant được phong làm giáo sư logic và siêu hình học. Với lòng hăng say, nhiệt tình và tư chất thông minh, ông đã giảng dạy nhiều môn khoa học khác nhau và viết nhiều tác phẩm triết học có giá trị. Nhưng đến năm 1797, sức khoẻ suy giảm, Kant “cáo từ” giảng đường đại học về nghỉ ngơi, sống những năm cuối đời một cách ung dung tự tại. Ông tạ thế vào ngày 12 tháng 2 năm 1804. Kant là một con người khá bình dị, trầm lặng, có lối sống ngăn nắp, điều độ, suốt đời không đi khỏi thành phố quê hương. Với việc luôn tuân thủ những quy tắc nhất định, ông nổi tiếng là người có kỷ luật chặt chẽ, là “chiếc đồng hồ sống” của người dân Koenigsberg. Trong sự nghiệp khoa học của mình, Kant được đánh giá cao cả trong và ngoài nước: năm 1786, ông được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Phổ lại Berlin; năm 1794, ông trở thành viện sĩ danh dự Viện hàn lâm khoa học Saint – Petersburg; năm 1798, cả Viện hàn lâm khoa học Italia và Viện hàn lâm khoa học Paris đều bầu ông làm viện sĩ của mình [75, 15 - 17]. Triết học Kant ra đời không chỉ là sự phản ánh hiện thực xã hội nước Đức lúc bấy giờ mà còn là kết quả của những thành tựu trong khoa học tự nhiên và những tư tưởng triết học trước đó, đặc biệt là tư tưởng nhân văn của các nhà Khai sáng và những quan điểm của chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa duy nghiệm về vấn đề nhận thức. Thực tiễn lịch sử xã hội nước Đức thế kỷ XVII – XVIII với hai đặc điểm lớn là chia cắt về chính trị và lạc hậu về kinh tế, đã ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng triết học của Kant, nhất là ở thời kỳ “phê phán”. Sau cuộc chiến tranh tôn giáo, mà đỉnh cao là vào thế kỷ XVI, đế quốc La Mã “thần thánh” chỉ còn trên danh nghĩa. Thực chất chính phủ trung ương 14 do hoàng đế làm đại biểu không có quyền lực gì, còn lãnh địa của các nước chư hầu là những cường quốc độc lập, mạnh ai nấy cai trị. Sự mâu thuẫn về địa vị và quyền lực đó đã dẫn đến cuộc đấu tranh kéo dài ba mươi năm, bắt đầu vào năm 1618, giữa hoàng đế và các chư hầu ở Đức. Sau khi giành được thắng lợi, các nước chư hầu tiến hành xây dựng chế độ chuyên chính trung ương tập quyền. Thông qua bộ máy nhà nước, họ thống trị và bóc lột nhân dân trong lãnh địa của mình. Ngoài ra để mở rộng lãnh thổ, các nước chư hầu còn lôi kéo, cấu kết với các nước bên ngoài nước Đức nhằm tạo sức mạnh xâm chiếm các nước chư hầu khác. Chính vì thế chiến tranh giữa các nước chư hầu xảy ra không dứt. Chiến tranh đã “dẫm nát” nhiều thành thị, phá hoại hầu hết các vùng nông thôn và làm cho kinh tế nước Đức ngày càng suy sụp. Hơn nữa, sự manh mún, chia cắt của nước Đức đã tạo nên những hệ thống pháp luật riêng, “cân, đong, đo, đếm” riêng, hệ thống tiền tệ riêng. Đặc biệt, sự tồn tại khá dày của các trạm thuế quan tại biên giới các nước đã cản trở việc lưu thông hàng hóa, làm cho nước Đức không thể trở thành một thị trường thống nhất được [108, 149 - 152]. Sự kém phát triển của công thương nghiệp đã khiến giai cấp tư sản bắt đầu chuyển qua đầu tư ruộng đất, kéo theo sự quay trở lại của chế độ nông nô. Sự tồn tại của chế độ nông nô đã gây trở ngại rất to lớn cho sự phát triển kinh tế ở nước Đức và tước đoạt hầu hết các quyền tự do của nông dân. Người nông dân hoàn toàn bị tùy ý hành hạ, họ không được học những nghề thủ công, không được địa chủ đồng ý thì không được kết hôn, họ cũng thường bị đem bán, cho mượn hay đem cầm cố [108, 153]. Chính sự manh mún, “chia năm xẻ bảy” của đất nước, sự hà khắc, kém năng động, quan liêu của chế độ đã làm cho nước Đức trở thành một trong những nước lạc hậu bậc nhất châu Âu tính đến thế kỷ XVIII. Xét theo mức độ 15 cách mạng thì Đức lạc hậu hơn so với Anh 200 năm, so với Pháp 50 năm [84, 5]. Bối cảnh kinh tế xã hội của nước Đức lúc bấy giờ được Engels khắc họa như sau: “Đấy là một đống những cái chán chường, mục nát và tan rã. Không ai cảm thấy mình dễ chịu, thủ công, thương nghiệp, công nghiệp và nông nghiệp trong nước đều rơi vào cảnh điêu tàn cùng cực. Nông dân, thợ thủ công và chủ xí nghiệp chịu hai lần khổ ải: chính quyền ăn bám và trạng thái tiêu điều” [4, 577]. Engels nhận xét: “Mọi thứ nát bét, lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng còn lấy một tia hi vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi” [4, 754]. Thực tiễn đó đòi hỏi các nhà triết học phải tìm ra câu trả lời để giải quyết những vấn đề của đời sống xã hội và sinh hoạt tinh thần lúc bấy giờ. Tuy nhiên, sự non yếu của giai cấp tư sản Đức đã dẫn đến việc ra đời các hệ thống triết học duy tâm và dao động, dễ thỏa hiệp trong tư tưởng về chính trị. Một trong những hệ tư tưởng ra đời trước nhu cầu bức thiết ấy là triết học Kant với tính hai mặt của nó. Một mặt, triết học Kant phản ánh khát vọng chiến thắng của lý trí trước cái phi lý, nỗ lực vượt qua sự “ngưng đọng” của đời sống hiện thực. Mặt khác, nó chịu sự quy định của hiện thực, buộc phải chấp nhận những giới hạn của tự do, sự tuân phục các chuẩn mực phổ biến đã trở thành “mệnh lệnh tuyệt đối”, sức mạnh cưỡng chế mang ý nghĩa của tính tất yếu không cưỡng được. Sự chia cắt về chính trị và sự lạc hậu về kinh tế của vương quốc Đức cùng với sư tái diễn chế độ nông nô lần thứ hai đã tạo nên nỗi thống khổ cho nhân dân Đức, tác động đến sự hình thành tư tưởng của Kant về ý chí tự do, về nhân phẩm con người, về vấn đề chiến tranh và hòa bình, về việc cần thiết phải xây dựng một liên minh giữa các quốc gia nhằm đảm bảo một nền hòa mình lâu dài cho toàn thể nhân loại [14, 19 – 20]. 16 Chính thực tiễn lịch sử nước Đức mà khát vọng tự do của con người và ước mơ xây dựng một liên bang của các nhà nước lý tưởng, tiến tới một nền hòa bình vĩnh cửu trên toàn thế giới đã trở thành nội dung cơ bản của triết học Kant. Tuy nhiên, vì được xây dựng trên mảnh đất hiện thực nghèo nàn và lạc hậu nên những khát vọng đó chỉ nằm trong “thiện ý” mà thôi [14, 20]. Ngoài ra, nhận thức luận của Kant cũng bị hạn chế bởi chính thế giới quan duy tâm nảy sinh từ mảnh đất hiện thực đó. Cho nên, khi giải quyết những vấn đề về lý luận nhận thức, Kant chưa thực sự khoa học và biện chứng. Như V.I.Lenin đã từng chỉ ra trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán: “Khi Cantơ thừa nhận rằng một cái gì đó ở ngoài chúng ta, một vật tự nó nào đó, phù hợp với những biểu tượng của chúng ta thì Cantơ là người duy vật. Khi ông ta tuyên bố rằng cái vật tự nó ấy là không thể nhận thức được, là siêu nghiệm, là ở thế giới bên kia thì ông ta một người duy tâm” [96, 238-239]. Những thành tựu về khoa học tự nhiên không chỉ cung cấp cho triết học những tư liệu sinh động, những bằng chứng cụ thể mà nó còn có thể tạo tiền đề cho triết học xây dựng những phương pháp nhận thức. Không nằm ngoài quy luật đó, triết học Immanuel Kant chịu ảnh hưởng bởi những thành tựu trong khoa học tự nhiên. Sự phát triển của khoa học tự nhiên từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII nhất là thiên văn học, như thuyết nhật tâm của Nikolas Copernicus (1473 – 1543), ba định luật về sự chuyển động của các hành tinh của Johannes Kepler (1571 – 1630) và định luật hấp dẫn vũ trụ của Isaac Newton (1643 – 1727) đã giúp Kant nhận ra sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình thống trị trong nhiều thế kỷ. Năm 1543 tại Ba Lan, nhà thiên văn học Copernicus đã cho ra đời tác phẩm “Về sự xoay tròn của các thiên thể”, một bước ngoặt mới trong lịch sử
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan