Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề nga công nhận độc lập nam ossetia và abkhazia và tác động của nó đến quan...

Tài liệu Vấn đề nga công nhận độc lập nam ossetia và abkhazia và tác động của nó đến quan hệ nga mỹ

.DOC
91
105
132

Mô tả:

Lêi c¶m ¬n Trong qua tr×nh häc tËp vµ hoµn thµnh khãa luËn. T«i ®· nhËn ®îc sù gióp ®ì vµ gãp ý ch©n thµnh cña c¸c thÇy c« trong khoa LÞch sö còng nh c¸c b¹n trong líp 46A - Trêng §¹i hoc Vinh, ®Æc biÖt lµ sù gióp ®ì, chØ b¶o tËn t×nh cña thÇy gi¸o híng dÉn: PGS.TS NguyÔn C«ng Khanh. T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n sù gióp ®ì quý b¸u cña thÇy. MÆc dï ®· hÕt søc cè g¾ng, nhng do thêi gian vµ n¨ng lùc cã h¹n nªn khãa luËn kh«ng tr¸nh khái khiÕm khuyÕt, kÝnh mong c¸c thÇy c« vµ c¸c b¹n ch©n thµnh gãp ý ®Ó t«i rót kinh nghiÖm cho c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc lÇn sau. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n! Vinh, th¸ng 5 n¨m 2009 T¸c gi¶ Phan ThÞ Hång DANH MôC c¸c ch÷ viÕt t¾t BTC: §êng èng dÉn dÇu Bacu - Tbilisi – Ceyhan G7: G8: EU: NATO: OSCE: SNG: WTO: Nhãm 7 níc c«ng nghiÖp ph¸t triÓn Nhãm 8 níc c«ng nghiÖp ph¸t triÓn (thªm Nga) Liªn minh ch©u ¢u Tæ chøc HiÖp íc B¾c §¹i T©y D¬ng Tæ chøc an ninh vµ hîp t¸c ch©u ¢u Céng ®ång c¸c quèc gia ®éc lËp Tæ chøc th¬ng m¹i thÕ giíi MỤC LỤC Mở đầu...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................4 3.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................5 4. Nguồn tư liệu sử dụng trong khóa luận......................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5 6. Đóng góp của khóa luận.............................................................................6 7. Bố cục của khóa luận..................................................................................6 Nội dung.........................................................................................................7 Chương 1 Những nhân tố tác động đến việc Nga công nhận độc lập ®ối với hai xø tù trÞ Nam Ossetia vµ Abkhazia. ...................................................................................................................... 7 1.1. Bối cảnh quốc tế......................................................................................7 1.2. Tình hình hai vùng tự trị Nam Ossetia và Abkhazia trước 7/8/2008.......11 1.2.1. Tình hình Gruzia ..................................................................................11 1.2.2. Tình hình hai vùng tự trị Nam Ossetia và Abkhazia.............................13 1.2.2.1. Tình hình Nam Ossetia .....................................................................13 1.2.2.2. Tình hình Abkhazia ...........................................................................16 1.3. Chính sách của Nga đối với các nước láng giềng nói chung và với các vùng lãnh thổ ly khai trong không gian hậu Xô viết nói riêng ........................................................................................................................ 17 1.3.1. Đối với các nước láng giềng.................................................................17 1.3.2. Đối với các vùng lãnh thổ ly khai trong không gian hậu Xô viết.........20 Chương 2. Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia .................21 2.1. Nguyên nhân Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia............21 2.2. Hệ quả của việc Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia.......30 2.2.1. Hệ quả đối với Gruzia...........................................................................30 2.2.2. Hệ quả đối với Nga...............................................................................37 2.2.3. Hệ quả đối với Mỹ và phương Tây.......................................................44 2.2.4. Hệ quả chung........................................................................................50 2.3. Tương lai của hai vùng đất Nam Ossetia và Abkhazia vừa được Nga công nhận độc lập ...................................................................................................................... 52 Chương 3. Quan hệ Nga - Mỹ sau sự kiện Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia và ảnh hưởng quốc tế của mối quan hệ này ...................................................................................................................... 58 3.1. Quan hệ Nga - Mỹ...................................................................................58 3.2. Quan hệ Nga với các nước phương Tây khác (NATO, EU)....................63 3.3. Vị trí của sự kiện Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia đối với việc hình thành trật tự thế giới mới ...................................................................................................................... 67 Kết luận..........................................................................................................72 Tài liệu tham khảo........................................................................................75 Phụ lục........................................................................................................... MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những nét đặc trưng cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là sự bùng nổ của các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo. Nhân loại đã chứng kiến những cuộc chiến tranh ly khai đẫm máu. Một trong những vấn đề đó là các cuộc xung đột - tranh chấp phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đó là những xung đột liên quốc gia trong không gian hậu Xô viết, những xung đột chịu tác động mạnh mẽ của sự tan rã Liên Xô và bắt nguồn từ thời kỳ chuyển tiếp của các thể chế kinh tế, chính trị - xã hội ở các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) những năm qua. Vùng Kavkaz vẫn là vũ đài của những xung đột nặng nề nhất trên lãnh thổ Liên Xô cũ. Hơn 40 cuộc xung đột lãnh thổ và sắc tộc đã xuất hiện làm cho Kavkaz hết sức mất ổn định. Mặt khác, trong không gian hậu Xô viết không chỉ có các xung đột liên quốc gia, mà còn có nhiều xung đột ngay trong nội bộ các quốc gia. Nổi bật trong số đó là cuộc chiến tranh ly khai khỏi lãnh thổ Gruzia của Abkhazia và Nam Ossetia bùng nổ từ những năm 1991-1992 đến nay vẫn chưa ngớt tiếng súng, nhưng không được quốc gia, tổ chức nào công nhận độc lập. Tuy nhiên, ngày 26/8/2008, nước Nga đã tuyên bố công nhận độc lập hai nước cộng hoà trên thuộc Gruzia làm cho tình hình hết sức căng thẳng trong quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ giữa Nga và Mỹ kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vào cuối thế kỷ XX đến nay. Ngoài vấn đề sắc tộc, tôn giáo, cuộc chiến tranh ly khai ở Gruzia từ 1991 đến nay còn chịu nhiều tác động và sức ép mạnh mẽ của các nhân tố từ bên ngoài thúc đẩy mâu thuẫn trong nội bộ giữa Gruzia với Abkhazia và Nam Ossetia một cách sâu sắc hơn. Nhất là khi chiến tranh lạnh đã kết thúc vào cuối thế kỷ XX nhưng dường như cái bóng của nó vẫn ám ảnh ở một số nước thuộc Liên Xô cũ, điển hình là ở Gruzia. Còn Nga, đang trong thời kỳ phục hưng, cần có sự ủng hộ của phương Tây nhưng đã công nhận độc lập của hai vùng tự trị trên dẫn đến sự đối đầu với phương Tây. Bản thân Gruzia sẽ ứng xử như thế nào giữa những người bạn lớn? Ẩn - thực chất đằng sau vấn đề Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia là gì mà làm cho tình hình thế giới căng thẳng và “tâm điểm” chú ý trong những ngày qua? Trên đây là những lý do khiến tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia vµ tác động của nó đến quan hệ Nga - Mỹ”, để có cái nhìn đúng đắn, chân thực, khách quan về vấn đề. Qua đó giúp chúng ta rút ra được những bài học trong chiến lược đối ngoại đối với nước ta, nhất là trong bối cảnh các thế lực thù địch luôn tìm cách gây rối loạn tình hình an ninh - chính trị của nước ta. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, phong trào ly khai ở Gruzia, nhất là sự kiện Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia cũng như tác động của vấn đề đến quan hệ giữa Nga với các nước, tổ chức, quan hệ quốc tế hãy còn là một vấn đề còn rất mới mẻ. Trong một thời gian nó đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng đối với dư luận thế giới quan tâm. Đã có những bài viết, bài nghiên cứu đến vấn đề này nhưng tất cả những tài liệu ấy đều chưa đi sâu vào đề tài chúng tôi nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau của các công trình như: Cuốn “Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh, phân tích và dự báo”, tập 1 của Viện thông tin Khoa học xã hội, chuyên đề, Hà Nội, 2001 đề cập đến những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh, mối quan tâm đến vị thế địa - chính trị của các nước lớn và xu hướng hình thành trật tự thế giới mới…Tác phẩm cũng đã đề cập đến vị thế, ảnh hưởng của hai cường quốc Nga và Mỹ trong trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh. Mặc dù, tác phẩm chưa đi gần với vấn đề tôi nghiên cứu nhưng chính tác phẩm đã giúp chúng tôi nhận thức được sự chi phối cũng như sự can thiệp của hai quốc gia Nga và Mỹ đến mối quan hệ nội bộ của các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Cuốn “Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI”, do Nguyễn Thiết Sơn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, đã trình bày quan điểm bá quyền của Mỹ trong chính sách đối ngoại đối với các nước trên thế giới, trong đó Mỹ được coi là siêu cường chi phối mọi hoạt động của quan hệ quốc tế, nước Mỹ đã giành nhiều thời gian cũng như tiền bạc vào các mối quan hệ đối ngoại với các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Người Mỹ cũng như chính phủ của họ theo sát từng bước tiến của Liên bang Nga, và không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác trước một nước Nga đang hồi sinh sau trận ốm nặng kéo dài hơn một thập niên. Cuốn “Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI” của Vadim Makarenco, do Ngô Thuỷ Hương, Đinh Phương Thuỳ, Lê Văn Thắng dịch, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, đã đề cập đến những yếu tố liên quan đến sự phát triển của Liên bang Nga trong tương lai, các mối quan hệ chiến lược trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế, chính trị thế giới. Cuốn sách, cũng đã đề cập đến những đường lối, chính sách đối ngoại của chính quyền Liên bang Nga đối với nước Mỹ trước những biến động của tình hình quốc tế cũng như chính trong nội các Nga và Mỹ. Hai cuốn sách “Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI” và “Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI” đều đề cập đến những thay đổi chiến lược trong chính sách đối ngoại cũng như quan điểm mới về chính sách đối ngoại trong thời kỳ mới của Nga và Mỹ. Trong đó, đã nêu bật lên sự quan tâm hàng đầu của hai quốc gia này đối với nhau, vì, về thực chất thì cả Nga và Mỹ đều đang tìm cách để kìm chế lẫn nhau trong nhiều vấn đề có liên quan đến lợi ích quốc gia của họ. Mặc dù cả hai cuốn sách đều không đi gần với vấn đề tôi nghiên cứu, nhưng đó là cơ sở để chúng tôi nhận thức được vấn đề Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia sẽ tác động đến mối quan hệ Nga - Mỹ nói riêng và Nga với các nước, tổ chức khác nói chung. Đặc biệt, để hoàn thành, giải quyết tốt nhất những vấn đề mà đề tài đặt ra thì chúng tôi chủ yếu sử dụng, cập nhật ở nhiều báo, tạp chí, internet như: - Báo Nhân dân, Quân đội nhân dân. - Tuần tin tức. - Báo An ninh thế giới, báo Hồ sơ - sự kiện - bình luận. - Tư liệu từ Thông tấn xã Việt Nam. - Internet: http://google.com.vn; http://xem.com.vn. … Song tất cả những tài liệu trên thiên về phong cách luận chính trị - thời sự cao, đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề. Vì thế, tài liệu có tính chất phân tán, đòi hỏi người nghiên cứu phải có khả năng xử lý. Nhìn chung, lịch sử nghiên cứu vấn đề này còn rất mới mẻ, vấn đề chính của đề tài còn mang tính chính trị - thời sự cao. Tuy nhiên, những tài liệu trên đây sẽ là cơ sở, là nguồn tư liệu quan trọng đề chúng tôi tiến hành khoá luận của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài trên, chúng tôi sẽ phác hoạ qua về tình hình Gruzia, Nam Ossetia và Abkhazia đề thấy phong trào ly khai cũng như hiểu được ngọn nguồn của vấn đề. Tìm hiểu nguyên nhân sự kiện xung đội quân sự Nga Gruzia và sự kiện Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia. Qua đó để thấy rõ động cơ, sự can thiệp của các nước lớn, nhất là Nga và Mỹ đối với các nước trong không gian hậu Xô viết nói chung và Gruzia nói riêng. Cũng như thấy được mối quan hệ Nga - Mỹ trong chính sách ngoại giao về chiến lược lợi ích quốc gia của họ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung vào nghiên cứu sự kiện xung đột quân sự Nga Gruzia, Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia. Tác động của nó đến quan hệ Nga - phương Tây nói chung và Nga - Mỹ nói riêng. 4. Nguồn tư liệu sử dụng trong khoá luận Như đã nêu ở trên, đây là đề tài về một vấn đề cụ thể còn đang rất mới mẻ, các diễn biến của vấn đề này vẫn đang tiếp diễn nên nguồn tài liệu khai thác được vẫn đang rất hạn chế. Ngoài các sách mang tính chất tham khảo như đã giới thiệu phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, khoá luận được tiến hành chủ yếu trên cơ sở nguồn tư liệu từ Thông tấn xã Việt Nam, các báo như: Nhân dân, An ninh thế giới…các nguồn trên mạng internet… Bên cạnh đó, liên quan đến với vấn đề này chúng tôi còn tham khảo nhiều công trình nghiên cứu khác như: luận văn tốt nghệp đại học “Bước đầu tìm hiểu tình hình Tresnia (Liên bang Nga) từ 1991 đến nay” của tác giả Lại Thị Hương, luận văn thạc sỹ lịch sử “Các cuộc “cách mạng sắc màu” ở Gruzia, Ucraina và Cưrơgưxtan” của tác giả Phạm Thị Bình ở Thư viện trường Đại học Vinh. 5. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận chủ yếu dựa vào phương pháp duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng ta làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Mặt khác, là đề tài thuộc chuyên ngành lịch sử nên nội dung được thể hiện theo trình tự thời gian cụ thể. Do vậy, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic kết hợp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu…một mặt để xử lý các nguồn thông tin để dựng lại sự kiện, mặt khác rút ra những kết luận, nhận xét ban đầu. Về cơ bản, đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp khoa học, chân thực và khách quan. 6. Đóng góp của khoá luận Thông qua khoá luận này chúng tôi sẽ cung cấp những hiểu biết về cuộc khủng hoảng chính trị ở Gruzia nói riêng và diễn biến “hoà bình nóng” trên thế giới hiện nay nói chung thông qua làm rõ nguyên nhân diễn biến, tác động của sự kiện Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia thuộc Gruzia. Giúp người đọc có cái nhìn xác thực hơn về mối quan hệ Nga - Mỹ cũng như chính sách đối ngoại của hai nước từ sau chiến tranh lạnh đến nay liên quan đến lợi ích quốc gia của họ. Giúp người đọc có những hiểu biết ban đầu về một trật tự mới sau cuộc chiến Gruzia - Nga. Cũng thông qua khoá luận này, chúng tôi hy vọng góp phần làm cho bạn đọc có cái nhìn cảnh giác đối với các hoạt động diễn biến hoà bình của Mỹ tại Việt Nam. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Những nhân tố tác động đến việc Nga công nhận độc lập đối với hai xứ tự trị Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia. Chương 2: Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia. Chương 3: Quan hệ Nga - Mỹ sau sự kiện Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia và ảnh hưởng quốc tế của mối quan hệ này. NỘI DUNG Ch¬ng 1 Nh÷ng nh©n tè t¸c ®éng ®Õn viÖc nga c«ng nhËn ®éc lËp ®èi víi hai xø tù trÞ nam ossetia vµ abkhazia ë gruzia 1.1. Bối cảnh quốc tế Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên bang Xô viết và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là hai siêu cường của thế giới, chi phối lẫn nhau và chi phối mọi mặt của đời sống quan hệ quốc tế. Có thể người ta còn nhiều bất đồng trong đánh giá hàng loạt vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội của Liên Xô cũ, song không ai có thể phủ nhận một thực tế rằng Liên Xô là một cường quốc đủ mạnh để làm đối trọng với Mỹ, để tạo ra và duy trì thế cân bằng chiến lược đó suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Mặc dù đó là sự cân bằng rất nguy hiểm trên miệng hố chiến tranh hạt nhân nóng toàn cầu, song nó cũng tạo ra sự ổn định tương đối trong trật tự thế giới lúc bấy giờ. Chiến tranh lạnh kết thúc đã kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu, cùng với sự “suy yếu tương đối của Mỹ”, sự trỗi dậy của Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, sự phân hoá trong các nước thế giới thứ 3. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn chiến lược của các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia không còn đứng trên lập trường đối đầu quyết liệt nữa mà thay vào đó là đối thoại, là hướng tới “toàn cầu hoá” theo nghĩa là một tiến trình phát triển mới về chất của nhân loại. Sức ép của toàn cầu hoá làm bùng nổ sự đụng độ giữa tính dân tộc và tính toàn cầu, giữa quyền tự quyết của các dân tộc và những cái gọi là chuẩn mực do các cường quốc nhân danh các giá trị nhân loại áp đặt. Cũng đồng thời khơi dậy các xung đột sắc tộc và mâu thuẫn tôn giáo, nội chiến và chiến tranh cục bộ vẫn diễn ra thường xuyên, triền miên. Từ đó cho thấy, chiến tranh lạnh kết thúc đã không như sự mong đợi lạc quan của nhiều người, là thế giới sẽ được hoà bình và ổn định. Sự đối đầu Đông - Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế…từng chi phối đời sống quốc tế suốt thời kỳ chiến tranh lạnh đang nhường chỗ cho sự cách biệt ngày một tăng giữa thế giới phát triển và thế giới chưa phát triển mà biểu hiện rõ nhất là mâu thuẫn Bắc - Nam ngày một thêm sâu sắc… Sau chiến tranh lạnh cùng với sự tan rã của Liên bang Xô viết đã làm cho nước Nga cũng đồng thời mất đi những vùng đệm chiến lược trước đây thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô cũ. Các nước Cộng hoà Xô viết cũ đều đã là những quốc gia độc lập, có chủ quyền. Những chủ thể pháp lý quốc tế mới này có quan hệ khá phức tạp với Liên bang Nga, thậm chí là đối đầu kịch liệt. Những điều đó làm cho vị thế nước Nga bị mất trên trường quốc tế. Thế yếu của nước Nga đã bị bộc lộ rõ ràng trước năm châu nhất là khi phương Tây, đứng đầu là Mỹ tiến hành cuộc không kích vào Liên bang Nam Tư và xu hướng bành trướng của khối NATO theo hướng “Đông tiến” khó có gì cưỡng nổi. Động thái đó không chỉ đe doạ an ninh mà còn nhằm kiềm chế không để nước Nga phục hồi địa vị cường quốc Âu - Á của mình. Như vậy, chiến tranh lạnh kết thúc, phần thắng thuộc về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, còn Liên Xô chịu phần thua làm cho tương quan lực lượng thay đổi bất lợi cho Liên bang Nga. Vai trò địa - chính trị của Nga bị suy giảm: chẳng những ảnh hưởng toàn cầu của Nga bị mất đi mà khả năng tác động vào tiến trình vận động của các sự kiện đang diễn ra ở khu vực Âu - Á kề cận cũng bị hạn chế, thậm chí ở SNG, Nga phải khó khăn lắm mới giữ được ưu thế của mình. Trên thế giới và ngay cả ở châu Âu, có hàng chục, hàng trăm vấn đề đã và đang được giải quyết mà không có sự tham gia của Liên bang Nga, trong đó NATO mở rộng là một ví dụ. Nhưng đa số các nhà nghiên cứu, nhà chính trị cả ở phương Tây lẫn phương Đông đều cho rằng nước Nga trong tương lai sớm hay muộn sẽ khôi phục được vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách là một cường quốc lớn. Còn Mỹ, sau khi kết thúc chiến tranh lạnh trong thế thắng đã lợi dụng vươn lên nhằm xây dựng một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu. Trật tự thế giới hình thành sau chiến tranh lạnh đã được nhiều nhà phân tích đánh giá như một trạng thái quá độ của thế giới sang cấu trúc đa cực. Theo cách diễn đạt của học giả Trung Quốc, trạng thái quá độ này là “nhất siêu đa cường”, còn nhà chính trị học người Mỹ, Samuel Humingtơn thì dùng cụm từ “Đơn Đa cực” để diễn tả nó [11, 128]. Trái ngược với ý đồ thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mỹ là hoạt động đối ngoại của một số các nước lớn theo hướng, thiết lập hệ thống quan hệ quốc tế đa cực, nhất là về kinh tế. Tính đa cực đó đang được thể hiện trước hết trong quan hệ giữa các nước lớn. Ngoài Mỹ, các cường quốc thế giới, các trung tâm quyền lực khác đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn, hoặc về kinh tế - thương mại, hoặc về chính trị - quân sự trong đời sống xã hội loài người. Ngoài các cường quốc lâu đời, đã xuất hiện các cường quốc mới nổi lên ở các khu vực khác nhau. Trong đó, điều quan trọng nhất là các cường quốc sau chiến tranh lạnh, từ các đồng minh của Mỹ trong NATO, G7 đến các nước “đối tác chiến lược” như Trung Quốc, Liên bang Nga…đều ngày càng tỏ ra độc lập hơn trong quan hệ với Mỹ, không cam chịu đối tác lép vế của Mỹ như trước. Thế kỷ XX đã khép lại, thế kỷ XXI mới bắt đầu với những bản thông điệp về hoà bình, thịnh vượng với mong ước về một thế kỷ mới an lành, ấm no cho tất cả mọi người. Thế nhưng, tiến trình toàn cầu hoá ngày càng nhanh thì sự đối đầu của văn hoá phương Tây và văn hoá Hồi giáo ngày càng quyết liệt, thế lực khủng bố ngày càng cực đoan hoá, bạo lực hoá và toàn cầu hoá. Thế lực khủng bố can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trở thành mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình thế giới và sự ổn định khu vực. Như vậy, thế giới mới sau chiến tranh lạnh đã chưa thể định hình rõ ràng. Thập niên đầu của thế kỷ XXI đang dần qua trong những làn sóng gió của các cuộc đấu tranh dành ảnh hưởng của các cường quốc, khu vực…trong đó nổi bật nhất vẫn là tham vọng bá quyền của Mỹ. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây (2007-2008), sau bài phát biểu gây ấn tượng mạnh của cựu Tổng thống Nga V.Putin tại Muynich, người ta tranh luận sôi nổi về hình hài của một trật tự thế giới mới mà người đứng đầu điện Kremli đã phác hoạ. Họ chưa thật tin rằng, trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo có thể một sớm một chiều sụp đổ. Nhưng rồi cuộc chiến tranh ở Nam Ossetia và tiếp đến là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sau đó đã nhanh chóng lan toả ra khắp toàn cầu làm lung lay không ít những người luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh tuyệt đối của nước Mỹ. Nếu như niềm tin nước Mỹ - Trung tâm tài chính và kinh tế toàn cầu đã bị lung lay thì vị thế chính trị hàng đầu thế giới của Mỹ cũng sẽ không còn chắc chắn, vì, “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”. Hệ quả tiếp theo là sức mạnh quân sự Mỹ cũng sẽ không mạnh như trước vì không có gì phụ thuộc vào kinh tế như quân sự. Vị thế siêu cường duy nhất lãnh đạo thế giới của Mỹ trong trật tự thế giới đơn cực, đã bị đụng chạm “không ít”. Vậy trật tự nào cho thế giới tương lai? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hướng tới Hội nghị thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu vừa bế mạc tại Oasinhtơn ngày 15/11/2008. Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng thống Mỹ G.W.Busơ nói: “Chúng ta đang làm cho hệ thống tài chính của mình thích ứng với thế giới trong thế kỷ XXI” [18]. Tổng thống Nga D.Medvedev tuyên bố: “Cơ cấu tài chính toàn cầu được thiết lập từ cuối chiến tranh thế giới thứ II hiện đã lỗi thời, cần phải xây dựng và tái cấu trúc tài chính quốc tế, đảm bảo cho hệ thống đó hoạt động công bằng, hữu hiệu và hợp pháp” [18]. Rõ ràng, trật tự kinh tế thế giới trong những năm tới sẽ khác so với trật tự đã từng hình thành trong mấy thập kỷ qua. Hệ quả là trật tự thế giới nói chung sẽ khác trước. Điều đó chúng ta hiểu rằng, Mỹ đang suy yếu, Nga đang dần phục hồi lại vị thế của mình. Vì “níc Nga là một nước lớn, do số phận quy định, bằng cách này hay cách khác vẫn là một cường quốc trong các vấn đề thế giới, bất luận những khó khăn mà nó gặp phải” [11,36]. Thập niên đầu thế kỷ XXI, nhân loại lại đối mặt với vấn đề mới nóng bỏng: khủng bố, ly khai. Sự kiện Mỹ và phương Tây hậu thuẫn cho tỉnh Kôsôvô đơn phương tuyên bố độc lập đã tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm trong quan hệ quốc tế hiện nay. Dưới tác động của sự kiện Kôsôvô, vấn đề đòi ly khai đang có xu hướng phát triển phức tạp, nguy hiểm không chỉ ở trong không gian hậu Xô viết mà còn ở phạm vi toàn thế giới. Con bài “ly khai”, “xung đột sắc tộc” luôn được nhiều nước phương Tây và Mỹ ưu tiên sử dụng để can thiệp, phá hoại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước. “Nếu Mỹ và phương Tây có thể công nhận độc lập của Kôsôvô thì Nga cũng có thể làm điều tương tự với hai mảnh đất ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia” [74]. Đó là lý lẽ mà điện Kremli đưa ra, nghe có vẻ khá “cùn” nhưng sự thật là ngày 26/8/2008 Nga đã ký sắc lệnh công nhận hai tỉnh ly khai Nam Ossetia và Abkhazia thuộc Gruzia là những quốc gia độc lập. Nếu Nga đã thua phương Tây trong ván bài Kôsôvô thì có vẻ trường hợp Nam Ossetia và Abkhazia là đòn đáp trả. Nhưng đây chỉ là một phần lý do của việc Nga công nhận độc lập hai vùng này. Điều đó nó còn liên quan đến nhiều nước nhiều thế lực quốc tế bởi nhân tố địa - chính trị của lãnh thổ Gruzia. Do vậy, tác động của cộng đồng quốc tế đến tiến hành tháo gỡ xung đột Nga Gruzia, Nga - Mỹ, Nga - phương Tây rất khó khăn và phức tạp. Vì, tuy xung đột quân sự giữa Gruzia và Nga đã ngưng nhưng tình hình vẫn tiếp diÔn phức tạp, nhất là trong quan hệ Nga với phương Tây nói chung và Nga - Mü nói riêng. 1.2. Tình hình Gruzia và hai vùng tự trị Nam Ossetia và Abkhazia trước ngày 7/8/2008 1.2.1. Tình hình Gruzia Gruzia là một quốc gia Âu - Á tại vùng Cancacus phía bờ Đông biển Đen. Có truyền thống văn hoá và lịch sử từ thời đồ đá mới. Đây là một quốc gia nhỏ với dân số hiện nay không đầy 5 triệu người. Tổ tiên người Gruzia xưa, trước và sau công nguyên là người Cantê, Xphan, Mingêriê, quần cư ở vùng núi phía Nam dãy Capcadơ. Từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI ở đây thành lập nên quốc gia phong kiến dân tộc Gruzia. Từ thế kỷ XI đễn thế kỷ XIII thành lập quốc gia tập quyền thống nhất, từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV lần lượt chịu sự xâm lược của người Tácta và Têmun, về sau người Iran và Thổ Nhĩ Kỳ thống trị. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Gruzia xuất hiện nhiều công quốc và vương quốc nhỏ. Năm 1801-1804, các quốc này lần lượt sáp nhập vào đế chế Nga. Đầu thế kỷ XIX, Gruzia sáp nhập vào Nga, là thành viên của Nga dưới thời đế chế Pie đệ nhất và phát triển liên tục đến Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. Ngày 25/2/1921, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia được thành lập và sau 1 tháng gia nhập nước Cộng hoà Liên bang Xô viết ngoại Capcadơ. Ngày 5/12/1936 trở thành một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Năm 1990, giữa lúc cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng của Liên Xô gần đi đến hồi kết thúc, những nhà lãnh đạo Gruzia ở Matxcơva đã trở về quê hương phát động cuộc đấu tranh dành độc lập. Ngày 9/4/1991, thông qua toàn dân bỏ phiếu, tuyên cáo độc lập, trở thành nước “Cộng hoà Gruzia”. Năm 1922, Gruzia tuyên bố độc lập, ông Shevardnadze, cựu Uỷ viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Liên Xô, cựu Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô trở thành người đứng đầu nước Gruzia mới tách ra từ Liên Xô. Sau nhiều năm là thành viên của Liên bang Xô viết, nền kinh tế của Gruzia hầu như lệ thuộc vào Nga nhưng sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ở Gruzia đã xuất hiện các dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế làm cho đời sống nhân dân ở đây gặp nhiều khó khăn, nợ nước ngoài tăng, tính đến năm 2004, Gruzia nợ nước ngoài lên tới 1,7 tỷ USD, chủ yếu là nợ Nga. Cũng chính là thành viên nhiều năm của Liên Xô cũ mà nền chính trị ở Gruzia vẫn duy trì theo lối cũ là quan liêu, bảo thủ. Tất cả những điều đó làm cho tình hình chính trị, xã hội ở Gruzia luôn bất ổn. Vì vậy, với dân số hiện nay vẻn vẹn 5 triệu người, nhưng Gruzia lại là nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa hai cường quốc Nga và Mỹ. Sự chú ý đặc biệt này do Gruzia có vị trí chiến lược đặc biệt. Phía Bắc giáp với Nga, phía Nam giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Acmênia, phía Tây giáp với Azerbaijan. Đó là một quốc gia liên lục địa, nằm tại điểm nối Đông Âu và Tây Á, án ngữ tuyến đường xuất khẩu dầu lửa quan trọng từ biển Caxpi tới thị trường thế giới, là khu vực đệm của Nga với khối NATO. Đây là những nhân tố thuận lợi cho sự phát triển đất nước của Gruzia, nhưng đồng thời những yếu tố thuận lợi trên cũng khiến cho nước Cộng hoà Gruzia trở thành một nơi khó khăn nhất trên thế giới khi quyết định các chính sách thân Nga hay thân phương Tây. Vì vị trí đặc biệt quan trọng đó nên đất nước Gruzia trở thành nơi tranh giành của các nước lớn. Bên cạnh đó, trong nước, Gruzia luôn bị đe doạ và đối mặt với phong trào ly khai. Những khó khăn về kinh tế, cùng những phức tạp về chính trị, xã hội, cơ chế cũ chưa mất hẳn, cơ chế mới chưa định hình rõ ràng làm cho tình hình xã hội thêm khó khăn. §ây chính là cơ sở cho sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. Cuộc “Cách mạng hoa hồng” không đổ máu năm 2003 đã thiết lập một chính phủ ủng hộ thân phương Tây và đang có kế hoạch gia nhập NATO cũng như nỗ lực đưa các vùng đất chủ trương ly khai trở lại dưới quyền kiểm soát của Gruzia. Những nỗ lực đó làm xói mòn quan hệ với Nga và dẫn đến cuộc xung đột quân sự với Nga vào ngày 7/8/2008 rất khốc liệt. 1.2.2. Tình hình hai vùng tự trị Nam Ossetia và Abkhazia 1.2.2.1. Tình hình Nam Ossetia Nam Ossetia là khu vực trực thuộc Gruzia với diện tích 3900km 2, dân số khoảng 7 vạn người, cách thủ đô Tbilisi của Gruzia 100km về phía Bắc. Sở dĩ có Nam Ossetia là vì năm 1774, lãnh thổ Ossetia sáp nhập vào đế chế Nga. Đế chế Nga ra sắc lệnh phân chia khu vực hành chính, do lãnh thổ Ossetia có dãy Capcadơ ở giữa gây trở ngại lớn trong công tác quản lý hành chính nên đế chế Nga quyết định chia cắt Ossetia thành hai miền là Nam Ossetia và Bắc Ossetia, lấy giới tuyến là dãy núi Capcadơ. Nam Ossetia nằm ở sườn Nam, Bắc Ossetia nằm ở sườn Bắc dãy Capcadơ. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ, nhà nước Liên bang Xô viết ra đời. Nam Ossetia được hưởng quy chế tự trị trong nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia, Bắc Ossetia là khu vực tự trị thuộc Liên bang Nga. Nam Ossetia luôn nuôi dưỡng sáp nhập và thống nhất với Bắc Ossetia. Kể từ khi Gruzia tuyên bố tách khỏi Liên bang Xô viết vào ngày 9/4/1991, nhà nước Gruzia đã xoá bỏ quyền tự trị mà Liên Xô trao cho Nam Ossetia nhằm thống nhất lãnh thổ. Tuy nhiên, năm 1992 Nam Ossetia tuyên bố độc lập, tách khỏi Gruzia và mong muốn sáp nhập vào cộng hoà Bắc Ossetia thuộc Liên bang Nga dẫn đến cuộc xung đột với chính quyền trung ương Gruzia . Trong hai năm xung đột đã có hơn 1000 người thiệt mạng [58], hàng nghìn người phải sang tị nạn ở Bắc Ossetia - vùng lãnh thổ mà những người ở Nam Ossetia có chung một nền văn hoá và sắc tộc. Cuối cùng, xung đột Gruzia - Nam Ossetia tạm lắng xuống khi Hiệp định Dagomyss được ký kết giữa Nga và Gruzia vào ngày 14/06/1992. Theo Hiệp định, tiến trình hoà bình tại Nam Ossetia sẽ do một uỷ ban hỗn hợp gồm Nga, Gruzia, Bắc Ossetia và Abkhazia đảm nhiệm quy chế cho Nam Ossetia. Đồng thời hai bên nhất trí triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình đến Nam Ossetia gồm binh sỹ Nga, Gruzia và Bắc Ossetia. Sau cuộc “Cách mạng nhung” năm 2004, nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc thân phương Tây Mikhai Saakashvili lên nắm quyền tại Gruzia, Nam Ossetia đã trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách của Gruzia, tình hình ở khu vực xung đột trở nên căng thẳng do phía Gruzia được Mỹ hậu thuẫn, ®Ò xuÊt gi¶i quyÕt vÊn ®Ò b»ng gi¶i ph¸p qu©n sù. Năm 2004, ban lãnh đạo Nam Ossetia gửi đơn đề nghị Hạ viện (Đu ma quốc gia) Nga chấp nhận Nam Ossetia sáp nhập vào Nga. Tháng 01/2005, Gruzia công bố kế hoạch trong vòng 3 năm sẽ trao cho Nam Ossetia quy chế “tự trị rộng rãi” trong thành phần Gruzia, nhưng không được Nam Ossetia chấp nhận. Ngày 12/11/2006, Nam Ossetia tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về quy chế độc lập. Cuộc trưng cầu dân ý đã nhận được số phiếu ủng hộ áp đảo với 98,99% phiếu thuận [63]. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu chỉ được Nga công nhận, trong khi chính quyền Gruzia, Mỹ, EU coi cuộc trưng cầu này là bất hợp pháp. “Các kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về độc lập tại Nam Ossetia không có ý nghĩa với cộng đồng Châu Âu” [63]. Đó là lời phát biểu của Peter Someby, đại diện đặc biệt của Liên minh châu Âu tại Capcadơ khi thăm Matxcơva ngày 13/09/2006. Việc Nam Ossetia muốn độc lập khỏi Gruzia, sáp nhập với Bắc Ossetia thuộc Liên bang Nga là có lý do lịch sử, do hàng nghìn người Nam Ossetia đã chạy sang lánh nạn ở Bắc Ossetia sau các cuộc xung đột vũ trang năm 1992. Mặc dù có sự phân chia về địa lý và hành chính nhưng ở cả hai khu vực Nam và Bắc Ossetia chỉ có một dân tộc với cùng một ngôn ngữ và một nền văn hoá. Vì vậy, người dân Nam Ossetia quyết tâm thống nhất lãnh thổ với những người đồng bào Bắc Ossetia trong thành phần nước Nga. Thực tế, Nam Ossetia có nhiều mối quan hệ với Nga hơn là Gruzia do 80% người dân ở đây mang hộ chiếu Nga, đồng tiền được sử dụng ở khu vực này là đồng Rúp Nga [36]. Kinh tế vùng này cũng phụ thuộc và liên kết với kinh tế Nga. Tất cả những điều đó, không có gì có thể ngăn nổi phong trào ly khai ở Nam Ossetia độc lập khỏi Gruzia để trở thành một phần lãnh thổ của Nga và thống nhất với Bắc Ossetia, nhất là sau cuộc “cách mạng nhung” đưa Saakhavili - nhân vật thân phương Tây lên làm Tổng thống Gruzia. Tình hình trên làm cho quan hệ Gruzia với Nam Ossetia cũng như Gruzia với Nga hết sức căng thẳng. Căng thẳng tiếp tục gia tăng khi phương Tây và Mỹ công nhận độc lập của Kôsôvô vào đầu năm 2008, bất chấp sự phản đối của Nga và Serbia. Theo đó, Nam Ossetia và Abkhazia, cho rằng: “Nếu Kôsôvô có thể độc lập, sau đó chúng ta cũng có thể làm như vậy”. Vì thế mà họ lại đệ đơn kêu gọi Nga và các tổ chức quốc tế công nhận độc lập của họ. Sau rất nhiều vụ đụng độ trong năm 2008, quân đội Gruzia đã quyết định tiến hành cuộc tấn công vào Nam Ossetia vào đêm mùng 7 rạng sáng mùng 8/8/2008 gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ phía Nga. Lực lượng quân đội Liên bang Nga có mặt ở khu vực với nhiệm vụ gìn giữ hoà bình đã được lệnh phản công, dẫn đến cuộc “chiến tranh nóng” căng thẳng nhất trong những năm vừa qua ở khu vực Kavkaz. Ngày 26/08/2008, Nam Ossetia chính thức được Liên bang Nga công nhận độc lập khỏi Gruzia . 1.2.2.2. Tình hình Abkhazia Abkhazia là một trong hai nước cộng hoà tự trị của Gruzia (từ năm 1992) tại vùng Capcadơ. Vùng lãnh thổ này là nước cộng hoà độc lập trên thực tế nhưng không được cộng đồng quốc tế công nhận như Nam Ossetia . Quốc gia độc lập trên thực tế này với diện tích 8432 km 2, dân số hơn 15 vạn người nằm bên bờ Đông Hắc Hải, phía Bắc giáp với Liên bang Nga. Cũng như Nam Ossetia, kể từ khi Gruzia tuyên bố tách khỏi Liên bang Xô viết, một phong trào ly khai của dân tộc thiểu số Abkhazia ở khu vực này đã dẫn đến việc nước cộng hoà này tuyên bố độc lập khỏi Gruzia vào năm 1992. Cuộc xung đột vũ trang giữa Gruzia và Abkhazia vào năm 1992-1993 làm gần 7000 người chết, khoảng 200-250 nghìn người, phần lớn là người gốc Gruzia ph¶i đi tị nạn [36]. Mặc dù hai bên (Gruzia và Abkhazia ) đã ký thoả thuận ngừng bắn năm 1994 qua Nga, nhưng tình hình khu vực này vẫn không ổn định, việc tranh chấp chủ quyền vẫn chưa được giải quyết, khu vực này vẫn bị chia cắt giữa hai bên, 83% lãnh thổ do chính quyền ly khai Sukhumi đựoc Nga hậu thuẫn và 17% lãnh thổ do chính phủ cộng hoà tự trị Abkhazia
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất