Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Báo chí - Truyền thông Vấn đề game online được phản ánh trên báo điện tử ở việt nam...

Tài liệu Vấn đề game online được phản ánh trên báo điện tử ở việt nam

.PDF
127
427
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- VŨ TIẾN THÀNH VẤN ĐỀ GAME ONLINE ĐƢỢC PHẢN ÁNH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- VŨ TIẾN THÀNH VẤN ĐỀ GAME ONLINE ĐƢỢC PHẢN ÁNH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Hà Nội, tháng năm 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn sự quan tâm của các thầy, cô giáo đang giảng dạy và công tác tại khoa Báo chí & Truyền thông - Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội trong suốt quá trình học tập của mình tại đây. Tôi nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình, sâu sắc, hệ thống của PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái không chỉ trong luận văn này mà cô còn nhiệt tình truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức, chỉ cho tôi nhiều tài liệu để đọc về các nội dung liên quan đến công việc nghiên cứu của mình. Tôi nhận được sự hỗ trợ của các bạn đồng môn, các bạn đồng nghiệp và gia đình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tất cả vì sự quan tâm và giúp đỡ đó. Trong quá trình thực hiện khóa luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Những góp sẽ là những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng Tác giả Vũ Tiến Thành năm 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VỀ GAME ONLINE TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ....................................................................... 7 1.1. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm Game online................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm báo điện tử ..................................................................... 7 1.2. Game Online trong đời sống văn hóa Việt Nam và Thế giới ................ 9 1.2.1. Khái lược về sự ra đời của Internet ................................................. 9 1.2.2. Sự du nhập của Game online vào Việt Nam ................................. 12 1.3. Vấn đề Game online được thông tin trên báo chí Việt Nam ................ 20 1.3.1. Game online được phản ánh trên các loại hình báo chí ................ 20 1.3.2. Những lợi thế riêng của báo điện tử trong phản ánh về vấn đề game online ............................................................................................. 22 Tiểu kết chương 1........................................................................................ 28 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ GAME ONLINE TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM .......................... 30 2.1. Giới thiệu về các tờ báo được lựa chọn khảo sát ................................. 30 2.1.1. Báo VnExpress .............................................................................. 30 2.1.2. Báo Tuổi Trẻ Online ..................................................................... 32 2.1.3. Báo Thanh Niên Online ................................................................ 35 2.1.4. Báo Dân Trí ................................................................................... 35 2.2. Tiêu chí lựa chọn các bài báo viết về vấn đề Game online ................. 36 2.3. Phân tích thực trạng game online trên báo Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online, VnExpress và Dân Trí ........................................................... 38 2.3.1. Nội dung thông tin ........................................................................ 39 2.3.2. Hình thức thông tin ....................................................................... 59 Tiểu kết chương 2........................................................................................ 66 CHƢƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN VỀ GAME ONLINE TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ .................................................... 68 3.1. Đánh giá chất lượng thông tin về vấn đề Game online trên 4 tờ báo .. 68 3.1.1. Ưu điểm ......................................................................................... 68 3.1.2. Hạn chế.......................................................................................... 73 3.2. Một số giải pháp truyền thông về vấn đề game online trên báo điện tử Việt Nam ..................................................................................................... 76 3.2.1. Giải pháp chung ............................................................................ 76 3.2.2. Giải pháp riêng .............................................................................. 84 Tiểu kết chương 3........................................................................................ 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT & TIẾNG NƢỚC NGOÀI 1. TNO – Thanh Niên Online 2. TTO – Tuổi Trẻ Online 3. VNE – VnExpress 4. DT – Dân Trí 5. GO – Game Online 6. TRACK – Đường âm thanh 7. PUBLIC – Công khai 8. HN: Hà Nội 9. BBT: Ban Biên tập 10.TBT: Tổng Biên tập 11.CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 12.KT-XH: Kinh tế - Xã hội 13.TTĐC: Truyền thông đại chúng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng 1.2: Thực trạng game bạo lực và mức độ chơi game bạo lực tại Việt Nam (tr. 16) 2. Bảng 2.1: Tỷ lệ bài viết về vấn đề Game Online trên bốn tờ báo (tr. 34) 3. Bảng 2.3: Các yếu tố tham gia vào quá trình phản biện về game online (tr. 36) 4. Bảng 2.4: Tần suất phản biện về Game online trên 4 báo Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online, VnExpress, Dân Trí (tr. 38) 5. Bảng 2.5: Ý kiến của độc giả về đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho game online trên 4 báo: VnExpress, Thanh Niên Online, Tuổi Trẻ Online và Dân Trí (tr. 56) 6. Bảng 3.4: Quy trình thông tin về game online trên báo điện tử (tr. 81) MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Trong hơn một thập niên trở lại đây, sự phát triển bùng nổ của mạng Internet và thiết bị công nghệ cá nhân như: điện thoại di động, máy tính bảng, sách báo… đã mở ra một thời đại mới có thể gọi là thời đại “số hóa”. Các tiện ích trên mạng Internet xuất hiện ngày càng đặc biệt và phổ biến, đáp ứng các nhu cầu văn hóa giải trí đa dạng của toàn cầu. Trong đó là sự xuất hiện của Game online đã mang đến sức hút cùng sự tác động mạnh mẽ tới người dùng ở mọi lứa tuổi, nhất là giới trẻ. Game online mau chóng trở thành một hình thức giải trí được ưa chuộng nhất trong xã hội hiện đại. Sau khi đã đạt được nhiều thành công trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, Game online đã bắt đầu du nhập và trở nên phổ biến ở Việt Nam từ những năm 2000 và bắt đầu phát triển bùng nổ hai năm sau đó (2002). Game (trò chơi điện tử) hay Game Online (trò chơi trực tuyến) trở thành cụm từ quen thuộc và thường xuyên được nhắc tới trên các phương triện truyền thông đại chúng. Thống kê không đầy đủ thì ước tính số lượng các trò chơi trực tuyến lớn nhỏ ở nước ta hiện nay lên đến con số hàng nghìn trò chơi. Một con số đáng kinh ngạc cho thấy sự phát triển với tốc độ quá nhanh của trò chơi trực tuyến tại Việt Nam. Không chỉ nhiều về số lượng mà các trò chơi này còn rất đa dạng về hình thức và nội dung. Từ chơi trên máy tính (PC), Laptop cho đến điện thoại di động (mobile)… mang tới cho công chúng một hình thức giải trí mới mẻ, hấp dẫn. Sự phát triển đến mức bùng nổ này đã tạo điều kiện cho các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng trong việc truyền thông về một mảng đề tài hoàn toàn mới và rất nóng. Nắm bắt lấy 1 cơ hội đó, hàng loạt các tờ báo, trang tin tức và ấn phẩm phục vụ độc giả của mảng đề tài này ra đời: Tạp chí game, Việt game, Gamethu.vnexpress, Gamevn, Game4v, các chương trình chuyên biệt về game online của VTC, VTV2 … Phần lớn các phương tiện truyền thông đại chúng thời điểm đó chỉ tập trung vào việc quảng bá và giới thiệu về những trò chơi mới xuất hiện hay các dịch vụ khuyến mãi của các hãng phát hành chứ không tập trung vào việc định hướng việc xây dựng một nền văn hóa game (trò chơi điện tử) cho đúng nghĩa và phù hợp với văn hóa Việt Nam hiện đại. Có một thực tế đáng chú ý là hầu hết những trò chơi trực tuyến hiện nay đang thu hút được sự quan tâm chú ý nhất của dư luận xã hội và báo chí truyền thông trong khoảng vài năm gần đây lại không phải là các trò chơi có tính thuần Việt, mà lại là những trò chơi mang tính giải trí cao dựa trên cốt truyện của Trung Quốc từng quen thuộc với người dân Việt Nam lâu nay, hay các trò chơi hành động của Âu, Mỹ. Điều đáng nói là hầu hết các trò chơi trực tuyến này đều đạt được thành công rất lớn về lợi nhuận, nhưng nội dung lại quá thiên về bạo lực . Bản thân mỗi trò chơi khi ra đời ở một quốc gia nào, cũng phải được tính toán cho phù hợp với đối tượng công chúng tiếp nhận ở quốc gia đó về mặt văn hóa. Vốn được sản xuất ở nước ngoài, dành cho công chúng nước ngoài nên khi game online được mang về Việt Nam, nếu không được “Việt hóa” một cách nhuần nhuyễn, thích hợp thuần phong mỹ tục, thị hiếu và tâm lý tiếp nhận của người Việt thì rất có thể gây ra những thảm họa về văn hóa. Các trò chơi này trong thực tế phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại đã nhanh chóng mang đến những tệ nạn xã hội như gia tăng tỷ lệ phạm tội ở giới trẻ do sự ảnh hưởng của các trò chơi trực tuyến mang nặng tính kích động. Vậy phải chăng ở Việt Nam, các cấp quản lý đang bàng quan, không mấy quan tâm tới sự phát triển thiếu định hướng và đã thành tiêu cực của việc 2 “Việt hóa” game online, chỉ cho đến khi các hiện tượng, tệ nạn xã hội ngày càng trở nên phổ biến và game online bị các loại hình báo chí truyền thông đồng loạt lên án vì sự thiếu lành mạnh và thiếu giáo dục, và cần phải ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của game online nhất là đối với người chơi trẻ tuổi (13 – 19 tuổi), đã mặc nhiên trở thành lý do chính khiến cho xã hội bị xuống cấp về đạo đức. Đội ngũ những người làm truyền thông trên báo chí và sản xuất Game online ở Việt Nam cần rút ra được những bài học kinh nghiệm xương máu gì về việc truyền thông trên báo chí Việt, đặc biệt là việc truyền thông về game online trên báo điện tử. Và việc truyền thông về vấn đề này có lẽ buộc phải nhìn nhận dưới góc độ phản biện xã hội từ phía những người nghiên cứu. Trước thực trạng này tác giả lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ của mình: “Vấn đề game online được phản ánh trên báo điện tử ở Việt Nam”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào (ở cấp tương đương với đề tài) triển khai đồng bộ, liên thông, kết hợp các phương pháp nghiên cứu như đề tài dự kiến thực hiện. Có nhiều bài báo đăng trên các trang báo, tin tức trực tuyến, tạp chí bàn về vấn đề tác động của game online đối với xã hội nói chung, nhưng chưa đề cập riêng cho vấn đề trong việc truyền thông của báo chí về game online sao cho phù hợp với văn hóa của người chơi Việt Nam, nhất là giới trẻ vốn đặc biệt thích trò chơi này. Vấn đề truyền thông trò chơi điện tử trên báo chí cũng chỉ được đề cập dưới dạng bài viết lẻ tẻ của các nhà báo, các nhà nghiên cứu xã hội hay các đơn vị sản xuất game online đăng trên các báo và tạp chí. Vấn đề nghiên cứu lý luận về vài trò và tác động của báo chí khi truyền thông về game online chưa được quan tâm đúng mức, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về lĩnh vực này. 3 Trước đó, ở các lĩnh vực khác đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề “Việt hóa” nói chung với phát thanh và nhất là Truyền hình thực tế ở Việt Nam. Luận văn “Truyền hình thực tế ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Việt” của tác giả Nguyễn Thu Hương hay “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hằng. Có thể cho rằng các nhà nghiên cứu lý luận về báo chí truyền thông vẫn còn để ngỏ này. Tuy số tư liệu nghiên cứu còn quá ít ỏi, tùy theo tính chất và mục đích của từng cuốn sách hoặc bài viết của từng tác giả, đều đã đạt được những kết quả đáng trân trọng. Đây là những tài liệu quý, có giá trị và ý nghĩa thiết thục, góp phần gợi mở và cung cấp cho tác giả viết luận văn này một số vấn đề cơ sở lý luận về báo chí truyền thông và đưa thêm dẫn chứng xác đáng trong quá trình thực hiện luận án. 3. Mục đích và nội dung nghiên cứu Mục đích đề tài này là nghiên cứu quá trình báo điện tử ở Việt Nam phản ánh, bình luận, phân tích về vấn đề Game online cùng tác động của nó tới xã hội trên tinh thần phản biện xã hội. Từ đó, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong thực tế văn hóa phản biện về game trên báo điện tử. Đồng thời đưa ra những giải pháp định hướng, xây dựng và phát triển văn hóa trò chơi điện tử phù hợp ở nước ta trên tinh thần Việt hoá. Để thực hiện được những mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau để thiết lập nội dung nghiên cứu cho thích hợp với mục tiêu đề ra. - Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa và phát triển, phản biện xã hội và văn hóa phản biện xã hội trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực tiễn truyền thông các tin bài về game (trò chơi) trên các trang báo điện tử. Số lượng vào khoảng 200 bài viết. 4 - Qua phân tích thực trạng, đề tài chỉ ra những bài học kinh nghiệm và đặt ra những vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Từ đó đề xuất giải pháp truyền thông tích cực về phản ánh game online trên báo điện tử. - Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài (sách, công trình nghiên cứu, bài báo). 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Với tên đề tài là: “Vấn đề game online được phản ánh trên báo điện tử Việt Nam”, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các bài viết phản ánh về Game online trên các báo Thanh Niên Online, Tuổi Trẻ Online, VnExpress và Dân Trí. - Phạm vi nghiên cứu: Game online là một đề tài đang trở thành vấn đề nóng đối với xã hội. Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chỉ khảo sát các bài viết phản ánh về Game online trên các báo Thanh Niên Online, Tuổi Trẻ Online, VnExpress và Dân Trí. Thời gian khảo sát thực tế các loạt tin, bài về game online trên các báo đã chọn từ năm 2010 – 2014. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: - Tác giả kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về văn hóa và phát triển, văn hóa và báo chí, phản biện xã hội trên báo chí để phục vụ việc nghiên cứu về vấn đề game trên báo điện tử. - Nghiên cứu cụ thể cách báo điện tử phản ánh vấn đề game trên 4 báo điện tử: Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online, VnExpress và Dân Trí. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài: Khoảng năm năm trở lại đây, tác động của Game online đối với giới trẻ trở thành một vấn đề được phản ánh nóng hổi trong xã hội nói chung và báo 5 chí truyền thông nói riêng. Sự phát triển lệch chuẩn của game online trong một thời gian dài đã mang đến nhiều hệ lụy hơn là hiệu quả cho xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là cho giới trẻ nghiện game online ở Việt Nam. Trong đó, báo chí truyền thông về lĩnh vực này đã có những bước phát triển mạnh ở nước ta với cả những ưu điểm và hạn chế. Vấn đề là chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu đi vào khảo sát, tổng kết nhận thức, lý luận về vai trò và tác động của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng trong việc truyền thông về Game online ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài “Vấn đề game online được phản ánh trên báo điện tử ở Việt Nam” là một nỗ lực của cá nhân tác giả trong việc góp phần bổ khuyết vào sự thiếu hụt này. Những phân tích, đánh giá, kinh nghiệm và tổng kết mà luận văn này đưa ra hy vọng sẽ có ích đối với những sinh viên theo học ngành báo chí, với các nhà nghiên cứu văn hoá và đặc biệt là các cơ quan báo chí truyền thông và các đơn vị sản xuất Game online. Từ những kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra những giải pháp, cách thức truyền thông cho báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung khi phản ánh về lĩnh vực game online, và kể cả các đơn vị sản xuất trò chơi sao cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn CHƢƠNG 1: TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VỀ GAME ONLINE TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ GAME ONLINE TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN VỀ GAME ONLINE TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 6 CHƢƠNG 1: TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VỀ GAME ONLINE TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm Game online Thông tư 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA về Quản lý Game online có nêu: Trò chơi trực tuyến: Là trò chơi trên mạng Internet có sự tương tác giữa những người chơi với hệ thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và giữa người chơi với nhau. Trò chơi trực tuyến qui định trong Thông tư này là những trò chơi có nhiều người chơi (MMOG – Massively Multiplayer Online Games), bao gồm: Trò chơi trực tuyến nhập vai (MMOPRG – Massively Multiplayer Online Role-Playing Games) và trò chơi trực tuyến thông thường (Casual Games). Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến: Là doanh nghiệp triển khai hệ thống thiết bị và trực tiếp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến. [2, tr2]. 1.1.2. Khái niệm báo điện tử Thế kỷ XIX, với sự phổ biến của máy in, hệ thống giao thông bắt đầu phát triển mạnh, cho phép chi phí in ấn và phát hành rẻ hơn, góp phần đưa đến giai đoạn thống trị của báo in. Thế kỷ XX chứng kiện việc ứng dụng rộng rãi sóng phát thanh, truyền hình, là động lực chính cho sự “lên ngôi” của radio và TV ở khắp hang cùng ngõ hẻm. Từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Interet, các thiết bị có khả năng hoạt động trên nền tảng Internet như máy tính hay điện thoại, các phương tiện truyền thông trực tuyến online nói chung và các tờ báo điện tử nói riêng (ở Việt Nam hay gọi là báo điện tử) đã 7 phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc đã và đang có những tác động sâu sắc đến bộ mặt báo chí thế giới. Việt Nam chính thức mở cổng Internet vào ngày 19/11/1997. Ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương lần đầu tiên ra mắt bạn đọc trên mạng Internet, được đánh dấu là ngày quan trọng trong lịch sử báo chí Internet Việt Nam. Đặt nền tảng và khởi đầu cho sự xuất hiện của hàng loạt các báo điện tử khác ở Việt Nam. Cùng với tốc độ phủ sóng nhanh chóng của Internet trên thị trường Việt Nam, báo điện tử ngày càng chiếm lĩnh được một lượng công chúng đông đảo hơn, đặc biệt là giới trẻ. Nhận thức được điều này, lần lượt các tờ báo giấy cũng nhanh chóng cho ra phiên bán báo điện tử như: Nhân dân với nhandan.com.vn, Lao động với laodong.com.vn, Tuổi trẻ với tuoitre.com.vn, Tiền phong với tienphong.vn, Sài Gòn giải phóng có sggp.org.vn… đến Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các trang web như VnExpress, VDC Media, VASC Orient (sau này là VietNamNet)... xuất bản sản phẩm báo chí của mình trên mạng Internet. Hai tờ VietNamNet và VnExpress được công nhận là báo Internet đầu tiên ở Việt Nam. Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được chuyển tải và tiếp nhận qua mạng Internet vẫn chưa thống nhất và đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trên thế giới, loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau như “online Newspaper” (báo chí trên mạng, trực tuyến), e-journal (electronicjournal- báo chi điện tử), “e-zine” (electronic magazine- tạp chí điện tử)… Ở Việt Nam, thuật ngữ “Báo điện tử” được sử dụng phổ biến, như Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử, ngoài ra, nhiều người còn gọi chúng bằng các tên khác như “Báo mạng”, “báo chí Internet”, “Báo điện tử”… 8 Điều 3, Chương I của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định rõ: (Báo chí nói trong luật này là báo chi Việt Nam bao gồm: Báo in (báo, tạp chí, bàn tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phái thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các biện pháp khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng V i ệ t , tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam , tiếng nước ngoài) Các văn bản pháp quy của Việt Nam thường dùng thuật ngữ báo điện tử. Luật báo chí được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá X năm 1999 gọi loại hình báo chí này là báo điện tử. Văn bản Luật cùng nêu rõ “báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính Văn bản pháp lý của Bộ Văn hoá Thông tin cấp cho các tờ báo điện tử đầu tiên cùa Việt Nam cũng được gọi là “Giấy phép hoạt động báo điện tử”. Đây cũng là thuật ngữ được dùng trong Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý và cung cấp dịch vụ Internet, điều 12: “Dịch vụ thông tin trên Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet”. Có hai thuật ngữ được dùng trong thực tiễn nhiều hơn cả là báo điện tử và báo điện tử. Tuy nhiên, theo chúng tôi, thuật ngữ “báo điện tử” là một thuật ngữ mang tính chung chung và không đúng theo quy định của nhà nước. Vì vậy, để khu biệt hóa loại hình báo chí được truyền tải qua mạng internet, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ “báo điện tử” cho luận văn của mình. 1.2.Game Online trong đời sống văn hóa Việt Nam và Thế giới 1.2.1. Khái lược về sự ra đời của Internet 9 Internet là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ được của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng Internet rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thông thƣờng khác. Với Internet, mọi người có khả năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các nguồn thông tin trên thế giới. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về Internet tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu. Nhưng dù ở hướng tiếp cận nào, các định nghĩa về Internet đều dựa trên 3 nội dung là bản chất mạng (network), bản chất số (digital) và bản chất truyền thông (communication) của nó. Internet là một hệ thống thông tin liên kết bằng một không gian địa chỉ dựa trên công cụ kỹ thuật gọi là giao thức mạng: các máy tính giao tiếp với nhau thông qua giao thức TCP/IP (2). Đây là một hệ thống thông tin đặc biệt vì với hàng triệu mạng máy tính khác liên tục “vào – ra”, không thể có đƣợc sơ đồ cụ thể. Internet vừa là hạ tầng kỹ thuật để giao dịch được xem là siêu xa lộ thông tin (information super highway), vừa là một thực thể truyền thông đặc biệt giúp cho mọi người trên thế giới cùng khai thác tài nguyên thông tin, tri thức. Không có gì khó khăn để chứng minh rằng Internet vừa là một phƣơng tiện truyền thông, vừa là một hình thức truyền thông. Vấn đề cần làm rõ ở đây, chính là tính chất đặc biệt của Internet nhìn từ lý thuyết truyền thông: Cái mới và độc đáo của phƣơng tiện truyền thông này là bản thân nó có thể tích hợp chức năng truyền thông, tùy vào mục đích của ngƣời sử dụng, điều mà các phương tiện truyền thông trước nó (như báo in, phát thanh, truyền hình) hầu như không làm được. 10 Internet, có khả năng làm chức năng phương tiện truyền thông liên cá nhân, mà biểu hiện tiêu biểu là thư điện tử (e-mail), điện thoại internet (internet phone), chat, diễn đàn (forum), website nội bộ, weblog (một dạng nhật ký, website cá nhân trên mạng Internet)... Internet có chức năng tạo môi trƣờng liên lạc tuyệt vời và rẻ tiền cho các cá nhân hay tổ chức giao dịch với nhau tương tự như những kỹ thuật truyền thông liên cá nhân truyền thống hiện nay vẫn còn trong đời sống: gửi thư, điện thoại… Internet còn đảm nhiệm chức năng của một phương tiện truyền thông tập thể. Nhiều cơ quan và công ty đã ứng dụng việc thiết lập những mạng cục bộ hoặc những trang chủ internet diện rộng vào việc quản lý và giao dịch thông tin trong nội bộ đơn vị hay nội bộ ngành của mình, vượt qua những ngăn cách về không gian địa lý hay thời gian. Như vậy, nhìn từ góc độ lý luận báo chí – truyền thông, có thể nói, Internet là một thực thể truyền thông mới: truyền thông trực tuyến (online communication). Internet vừa là nguồn tài nguyên thông tin quý giá vừa là một công cụ cần thiết cho hoạt động truyền thông. Con ngƣời trên cả hành tinh thuộc mọi quốc gia dân tộc, qua Internet, có thể trao đổi với nhau; tri thức của từng cộng đồng, từng quốc gia được tích lũy và lưu trữ; các ngân hàng dữ liệu được quốc tế hoá, trở thành tài sản của toàn thể loài người. Những ứng dụng của internet khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của nó đối với đời sống xã hội, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay. Internet là mạng thông tin lớn thông nhất quán trên toàn cầu - một mái nhà thông tin chung của thế giới, kho thông tin khổng lồ về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Internet tạo ra khả năng xử lý, sắp xếp khối lượng thông tin khổng lồ đó một cách khoa học để sử dụng và trao đổi với nhau một cách nhanh chóng. Và Internet cũng tạo ra một loại hình truyền thông đại chúng mới với ý nghĩa là hoạt động thông tin mang tính chính trị - xã hội, nghề 11 nghiệp thuộc lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa - tinh thần của xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đời sống xã hội cũng như công nghệ. Và đó cũng là lý do mà số người sử dụng Internet trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng tăng lên. Tính đến năm 2015, có tới 48% dân số Việt Nam sử dụng Internet. Với khả năng cung cấp lượng thông tin khổng lồ, nhanh nhất, hiệu quả nhất, có tác động lớn nhất, với lợi thế tích hợp khả năng của các phương tiện truyền thông đại chúng khác, thông tin trên mạng Internet ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của công chúng trong nƣớc và trên thế giới; tạo cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ giao lưu, hội nhập quốc tế, tăng cường sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và bạn bè trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống quản lý điều hành còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao; thông tin đưa trên mạng Internet còn thiếu chọn lọc, thiếu tập trung, chất lượng nội dung thông tin còn thấp; công tác quản lý mạng, quản lý nội dung thông tin đưa trên mạng và việc khai thác thông tin trên mạng Internet còn nhiều thiếu sót, còn thiếu các chế tài, cơ chế chính sách đối với sự phát triển Internet. Biết những mặt trái của Internet không phải để thấy “khả năng đến đâu cho phép phát triển đến đó” mà để chủ động ngăn ngừa những hạn chế, những khuyết tật, bất cập. Bởi Internet là một xu thế khách quan, một cuộc cách mạng trong tiến trình phát triển công nghệ và truyền thông, một bộ phận không thể thiếu trong xã hội thông tin, thời đại thông tin. 1.2.2. Sự du nhập của Game online vào Việt Nam Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đang là điều thường xuyên được nhắc đến từ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI như một căn nguyên cho sự biến đổi của văn hóa xã hội. Đó là sự hội nhập, thay đổi để thích nghi của mỗi quốc gia đối với tình hình chung trên thế giới. Tại Việt Nam, trước những tác 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan