Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương...

Tài liệu Vấn đề formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương

.PDF
126
25
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ NHỰ VẤN ĐỀ FORMOSA DƢỚI GÓC NHÌN BÁO TRUNG ƢƠNG VÀ BÁO ĐỊA PHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ NHỰ VẤN ĐỀ FORMOSA DƢỚI GÓC NHÌN BÁO TRUNG ƢƠNG VÀ BÁO ĐỊA PHƢƠNG Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Dƣơng Xuân Sơn Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Xuân Sơn. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực; những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài; các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được trích dẫn rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Lê Thị Nhự LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài thực hiện luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Tôi trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN); đặc biệt là PGS.TS Dương Xuân Sơn người thầy trực tiếp hướng dẫn đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn. Luận văn chắc chắn sẽ còn một số thiếu sót về mặt kiến thức cũng như kỹ thuật văn bản. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các nhà khoa học, quý thầy cô giáo. Hà Nội , ngày tháng năm 2019 Tác giả Lê Thị Nhự MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 7 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................ 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................ 12 7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................. 13 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 14 CHƢƠNG 1: SỰ KIỆN FORMOSA VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ........................................................................................ 14 1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................... 14 1.2. Sự kiện Formosa và sự cố môi trƣờng biển ......................................... 28 1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. ..................................................................................... 32 1.4. Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ môi trƣờng biển và tiêu chuẩn đánh giá thông tin.......................................................................................... 35 1.5. Giới thiệu các tờ báo trong diện khảo sát. ........................................... 37 1.5.1. Báo điện tử Hà Tĩnh (http://baohatinh.vn/) ......................................... 37 1.5.2. Báo điện tử Quảng Trị (http://www.baoquangtri.vn/) .......................... 38 1.5.3. Báo điện tử Dân Trí (http://dantri.com.vn/) ......................................... 40 1.5.4. Báo điện tử Vnexpress (http://vnexpress.net/) ...................................... 40 *Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 42 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO ĐỊA PHƢƠNG VÀ TRUNG ƢƠNG VỀ SỰ KIỆN FORMOSA. .. 43 1 2.1. Tần số tin bài về sự kiện ........................................................................ 43 2.2. Nội dung thông tin sự kiện Formosa .................................................... 48 2.2.1. Thông tin về hiện tượng cá chết tại 4 tỉnh miền Trung ......................... 48 2.2.2.Thông tin về quá trình tìm nguyên nhân cá chết tại 4 tỉnh miền Trung .............................................................................................................. 55 2.2.3. Thông tin về hậu quả, tác động của việc Formosa thải chất độc ra môi trường biển ...................................................................................................... 69 2.2.4. Thông tin về cách xử lý, giải pháp khi xảy ra hiện tượng cá chết. ................................................................................................................ 75 2.3. Hình thức thông tin về vấn đề “Formosa” của báo điện tử địa phƣơng và trung ƣơng. ................................................................................. 82 2.3.1. Các thể loại ........................................................................................... 82 2.3.2. Về chuyên trang, chuyên mục ............................................................... 89 2.3.3. Về cách đặt Tít và sapo ......................................................................... 92 2.3.4. Về ảnh, video, audio, graphic ............................................................... 92 2.3.5. Về tính tương tác với độc giả ................................................................ 93 *Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 96 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÁO ĐIỆN TỬ ĐỊA PHƢƠNG VÀ TRUNG ƢƠNG ............................................................................................. 98 3.1. Đánh giá thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm về sự cố môi trƣờng ............................................................................................................. 98 3.1.1. Thành công ............................................................................................ 98 3.1.2. Hạn chế ............................................................................................... 101 3.1.3. Bài học kinh nghiệm về sự cố môi trường .......................................... 105 3.2. Nguyên nhân hạn chế ........................................................................... 107 2 3.3. Đề xuất giải pháp đổi mới nâng cao chất lƣợng tin bài của báo điện tử địa phƣơng và trung ƣơng ..................................................................... 108 3.3.1. Giải pháp chung .................................................................................. 108 3.3.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................. 110 *Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 114 KẾT LUẬN .................................................................................................. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ TT – TT Bộ Thông tin – Truyền thông Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BĐT Báo điện tử CBPV Cán bộ phóng viên ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GS Giáo Sư NXB Nhà xuất bản TS Tiến sĩ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTĐC Thông tin đại chúng QĐ Quyết định FHS Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài PTTTĐC Phương thức truyền thông đại chúng VAST Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thống kê tần số tin bài của 4 báo trong diện khảo sát từ tháng 4 – 6/2016 ................................................................................................... 43 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Ảnh 1.4.1.1 Giao diện chính của báo điện tử Hà Tĩnh (ảnh chụp màn hình) 38 Ảnh 1.4.2.1. Giao diện báo điện tử Quảng Trị (ảnh chụp màn hình)............. 39 Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ đưa tin bài về sự kiện formosa của 4 BĐT trong diện khảo sát từ tháng 4/2016 – 12/2016 (Tác giả khảo sát tháng 3/2019) .................... 44 Biểu đồ 2.2: Mức độ xuất hiện các tin, bài viết về sự kiện Formosa từ tháng 4 đến tháng 12/2016 trên báo VnExpress (Tác giả khảo sát tháng 3/2019) ..... 44 Biểu đồ 2.3: Mức độ xuất hiện các tin, bài viết về sự kiện Formosa từ tháng 4 đến tháng 12/2016 trên Báo Dantri (Tác giả khảo sát tháng 3/2019) ........... 45 Biểu đồ 2.4: Mức độ xuất hiện các tin, bài viết về sự kiện Formosa từ tháng 4 đến tháng 12/2016 trên Baohatinh(Tác giả khảo sát tháng 3/2019) .............. 45 Biểu đồ 2.5: Mức độ xuất hiện các tin, bài viết về sự kiện Formosa từ tháng 4 đến tháng 12/2016 trên Baoquangtri (Tác giả khảo sát tháng 3/2019) ......... 46 Biều đồ 2.3: Các thể loại viết về sự cố môi trường Formosa năm 2016 (Tác giả khảo sát tháng 3/2019) .............................................................................. 83 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tháng 4/2016, hàng triệu người dân Việt Nam vô cùng bất bình trước sự cố môi trường do công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (FHS) gây ra. Hàng trăm hóa chất cực độc được Formosa nhập về rửa đường ống rồi xả thẳng ra biển gây ô nhiễm biển nặng nề, gây ra hiện tượng cá tự nhiên và tôm, cá, sò huyết nuôi trong các lồng bè chết hàng loạt; một số lượng lớn san hô, rong tảo biển, thủy sinh ở bốn khu vực biển tỉnh miền Trung; Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị hủy diệt. Thiệt hại vô cùng lớn, hàng vạn ngư dân rơi vào tình cảnh khó khăn, mất nguồn sống. Formosa Hà Tĩnh trước những bằng chứng không thể chối cãi đã phải cúi đầu nhận tội trước Chính phủ và Nhân dân Việt Nam và cam kết đền bù thiệt hại 500 triệu USD. Sự cố ô nhiễm môi trường làm hải sản chết hàng loạt vùng biển ven bờ các tỉnh miền Trung là sự cố môi trường biển nghiêm trọng nhất, lần đầu tiên xảy ra trên diện rộng ở nước ta. Hiện tượng hải sản chết bất thường bắt đầu xuất hiện tại Hà Tĩnh vào ngày 6/4/2016, sau đó lần lượt xuất hiện tại các tỉnh: Quảng Bình (10/4/2016), Thừa Thiên - Huế (15/4/2016), Quảng Trị (16/4/2016). Cũng trong thời gian này, nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước được dư luận đặc biệt quan tâm, gây bức xúc trong xã hội. Trong sự cố môi trường ở miền Trung do Formosa gây ra, báo chí đã có vai trò hết sức quan trọng, thông tin nhanh, kịp thời. Ngay khi sự cố môi trường đang nóng lên, qua hoạt động điều tra - báo chí đã minh bạch và cẩn trọng, cung cấp nhiều thông tin mang tính phát hiện. Phóng viên của nhiều báo điện tử, báo in, truyền hình - phát thanh đã thông tin về một đường ống xả thải lớn, đường kính hàng mét, chiều dài cả chục cây số từ Formosa, 7 đặt dưới đáy biển xả thẳng nước thải ra đại dương. Những cuộc phỏng vấn ngư dân trên các ngư trường, vùng miền của phóng viên cũng đã gợi mở nhiều thông tin mang tính phát hiện cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được báo chí còn có nhưng vấn đề bất cập, thông tin giàn trải và có phần đối lập. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí, ví dụ như “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” (của các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang, đã tái bản nhiều lần), “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội” (2008), “Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa xã hội” (2005), “Tác động của những phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa của cư dân đô thị ở Việt Nam” (2006), bộ sách 9 tập „Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do khoa Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH và NV) xuất bản, … Có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, tác động của báo chí với vấn đề môi trường như: Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Minh Thắm (Ngành truyền thông đại chúng, năm 2011, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền) về đề tài: “Vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên trên báo in hiện nay”. Luận văn khảo sát trên 3 báo: báo Tài nguyên Môi trường, Tuổi trẻ TP.HCM và Lao động. Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về môi trường tự nhiên và vai trò của báo chí đối với bảo vệ môi trường tự nhiên; Khảo sát thực trạng phản ánh của một số tờ báo tuyên truyền về bảo vệ môi trường tự nhiên; Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng 8 cao chất lượng thông tin báo chí, góp phần nâng cao vai trò của báo chí đối với bảo vệ môi trường tự nhiên trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Luận văn: “Vấn đề tuyên truyền biến đổi khí hậu trên báo in Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh (Ngành truyền thông đại chúng, năm 2010, Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Luận văn khảo sát và đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền biến đổi khí hậu trên báo in nhằm đưa ra giải pháp nhằm nâng cao nhân thức về biến đổi khí hậu và chất lượng của công tác tuyên truyền biến đổi khí hậu; giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả thông tin báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu. Luận văn “Báo mạng điện tử với vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam” (Khảo sát các báo Vietnamplus,vn; Vnexpress.net; Dantri.com từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015) của Nguyễn Thị Huyền Trang (Ngành Báo chí học, năm 2015, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền). Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về biến đối khí hậu và vai trò của báo mạng điện tử về việc tuyên truyền về biến đổi khí hậu; khảo sát thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả về việc đưa thông tin báo mạng điện tử trong việc tuyên truyền về biến đổi khí hậu. Luận văn “Báo in thành phố Hồ Chí Minh với vấn đề bảo vệ môi trường đô thị” của Nguyễn Thị Vân (Ngành Báo chí học, năm 2014, Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về môi trường đô thị tại TP.HCM và vai trò của báo in với vấn đề bảo vệ môi trường đô thị. Từ đó, luận văn đưa ra kiến nghị và giải pháp để báo chí phát huy vai trò của mình trong vấn đề tuyên truyền bảo vệ môi trường đô thị tại TP.HCM. Luận văn “Đề tài môi trường trên báo chí hiện nay” của Mai Thị Dung, lớp Cao học K10, Học Viện báo chí và tuyên truyền. Luận văn hệ thống hóa 9 những vấn đề lý luận về môi trường nói chung và vai trò của báo chí trong việc đưa tin về vấn đề môi trường. Luận văn: “Đánh giá tác động của báo chí đối với vấn đề bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh” của Trần Việt Phương, Cao học 13 Học Viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn khảo sát đánh giá ưu điểm, nhược điểm của báo chí khi đưa tin về vấn đề bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho báo chí trong việc đưa tin về bảo vệ môi trường. Luận văn: “Sự cố cá chết hàng loạt ở miền Trung năm 2016 trên báo điện tử dưới góc nhìn quản trị truyền thông” của Nguyễn Thị Ngọc Mai, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn khảo sát báo Điện tử Nhân dân, Hà Tĩnh, Tuổi trẻ, VnExpress từ 4/2016 đến 6/2016 đã phản ánh được trình trạng cá chết do sự cố ô nhiễm môi trường trầm trọng từ nguồn nước thải chưa qua xử lý của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Có thể nói, tính đến thời điểm nay, đề tài “Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương” là một đề tài mới, công trình đầu tiên, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học, hay luận văn thạc sỹ nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát, tổng hợp, phân tích làm rõ sự kiện Formosa trên báo điện tử địa phương và trung ương để đánh giá, nhận xét chỉ ra những điểm thành công và hạn chế của báo điện tử trung ương và địa phương khi thông tin về vấn đề này, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng của báo điện tử trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Qua khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động của báo điện tử địa phương và trung ương trong vấn đề formosa, luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích nội dung, hình thức hoạt đông của báo điện tử địa phương và trung ương 10 Tìm hiểu chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc khắc phục hậu quả sự cố gây ra. Khảo sát nội dung, hình thức thông tin về sự kiện Formosa giữa báo chí địa phương và trung ương từ đó hệ thống hóa những quan điểm, phân tích tổng quan những nét chính của công tác thông tin, tuyên truyền về sự kiện Formosa. Từ những đánh giá, nhận xét qua việc khảo sát các báo trung ương và báo địa phương, tác giả luận văn sẽ đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao vai trò của báo chí trong đấu tranh chống ô nhiễm môi trường từ các doanh nghiệp liên doanh đang đầu tư tại Việt Nam hoặc trong những vụ việc tương tự tương lai nếu có xảy ra. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn khảo sát và nghiên cứu vấn đề Formosa qua những tin, bài được đăng tải trên báo điện tử Baohatinh.vn, Baoquangtri.vn, Dantri.vn, Vnexpress.net. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Nghiên cứu từ lúc vấn đề Formosa bắt đầu từ ngày xuất hiện hiện tượng cá chết ở vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh ngày 6/4/2016 đến hết tháng 12/2016. Về mặt nội dung: Nghiên cứu và khảo sát thông tin 4 cơ quan báo chí gồm: Báo điện tử Baohatinh.vn, Baoquangtri.vn, Dantri.vn, Vnexpress.net. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên nền tảng khoa học và lý luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của báo chí. 11 Qua đó tác giả đã sử dụng các phương pháp như; Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, tư liệu thứ yếu (bao gồm các tài liệu, văn bản pháp luật liên quan đến sự kiện foroma, môi trường biển, các Nghị quyết liên quan, các sách tham khảo) Phương pháp phân tích nội dung: Đi vào từng vấn đề, từ nội dung các bài viết để tìm hiểu cách khai thác vấn đề, triển khai vấn đề của các báo. Phương pháp phân tích thông điệp báo chí về nội dung và hình thức của các bài viết về sự kiện Formosa. Qua đó sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu; so sánh các khái niệm, các cách khai thác vấn đề và triển khai vấn đề cũng như đưa ra thông điệp của các tờ báo trong diện khảo sát. Phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia về môi trường, báo chí, các nhà quản lý môi trường, một số nhà báo tác nghiệp về vấn đề môi trường trong FDI 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn có ý nghĩa đóng góp, bổ sung làm phong phú vai trò của báo chí trong công tác thông tin sự kiện vấn đề hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn còn cung cấp những luận cứ khoa học về vai trò của báo chí trong bảo vệ môi trường, chống doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp nhỏ vào quá trình làm công tác tư tưởng, vận động và lao động, tác nghiệp của người làm báo, nhà báo, phóng viên trong bối cảnh bùng nổ thông tin, các trang mạng xã hội leo thang như hiện nay. Bổ sung vào tài liệu tham khảo cho những người quan tâm cũng như tích lũy thêm kiến thức phục vụ cho công tác trong tương lai. Luận văn còn góp phần làm rõ những thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm cũng như nguyên nhân của báo điện tử địa phương và trung ương về việc thông tin vấn đề Formosa, từ đó có các giải pháp, kiến nghị phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhân dân. 12 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn có 3 chương: Chương 1: Sự kiện Formosa và vai trò của báo chí truyền thông Chương 2: Thực trạng thông tin của báo điện tử địa phương và trung ương về sự kiện Formosa. Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng báo điện tử địa phương và báo trung ương. 13 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: SỰ KIỆN FORMOSA VÀ VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG 1.1. Một số khái niệm liên quan Báo chí Trong quá khứ cũng như trong hiện tại có nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra những khái niệm khác nhau về báo chí dưới những góc độ khác nhau. Theo triết học cổ đại Hi Lạp – La Mã: “Sự ra đời của báo chí từ chữ information có nghĩa là thông tin, thông báo, bản tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh đang tồn tại bằng việc lấy hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo – tác phẩm – công chúng”. [25, tr.6] Theo từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học định nghĩa báo chí gắn liền với truyền thông và được hiểu theo nghĩa chung nhất và trừu tượng nhất là “Quá trình chuyển dữ liệu giữa các đơn vị chức năng”. [27, tr. 1053] Trong từ điển Xã hội học do G.Enduweit và G. Trommsdorff chủ biên, định nghĩa báo chí truyền thông là “sự tạo ra hai đối tượng có thể mang bản chất sự sống hay không”.[44, tr. 517] Trong cuốn sách Xã hội học truyền thông đại chúng, của tác giả Trần Hữu Quang thì khẳng định: “Báo chí truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người.”.[32, tr.3] Như vậy, nhìn chung các tác giả trên bằng cách này, cách khác đã cố gắng đưa ra những định nghĩa chung nhất về báo chí và đều xem báo chí như một phương tiện truyền đạt chia sẻ thông tin giữa các chủ thể khác nhau trong xã 14 hội. Những định nghĩa được đưa ra như một sự cố gắng để khẳng định nội hàm cơ bản của báo chí. Tuy nhiên, trong một phạm vi nhất định, đây là những định nghĩa khá rộng và chưa biểu thị hết các loại hình báo chí đang hiện diện trong xã hội và các loại hình ấy được hiểu như thế nào, diễn đạt ra sao. Điều 3 Luật báo chí quy định; Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (tạp chí, báo, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình, chương trình nghe nhìn thời sự được thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Điều 3 Luật báo chí chưa được xem như một định nghĩa chính thức về báo chí nhưng với cách liệt kê như trên cũng đã phần nào chỉ rõ các loại hình báo chí trong xã hội và sẽ được làm căn cứ chủ yếu để tìm hiểu các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí. Như vậy có thể khẳng định, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, và các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời là diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Báo chí Việt Nam mang sứ mệnh trọng đại nhằm thực hiện lý tưởng Xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình kinh tế - xã hội đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình chính trị thế giới phức tạp, các thế lực thù địch thường xuyên chống phá cách mạng Việt Nam, vị trí và vai trò của báo chí càng có tầm chiến lược đặc biệt. Đặc trưng, thế mạnh của báo mạng điện tử Báo điện tử Báo điện tử còn được mọi người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như; báo mạng, báo trực tuyến, báo internet. Các cách gọi này đều thể hiện chung một loại hình báo chí. 15 Trong cuốn Các loại hình báo chí truyền thông của tác giả PGS.TS Dương Xuân Sơn định nghĩa “Báo điện tử là hình thức báo chí mới được hình thành từ sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng Internet toàn cầu” [34, tr.234] Báo điện tử là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng tuy ra đời muộn hơn truyền hình, phát thanh, báo in nhưng báo điện tử đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường báo chí nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng. Trong cuốn Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo của tác giả TS. Nguyễn Trí Nhiệm, TS. Nguyễn Thị Trường Giang (đồng chủ biên) đưa ra khái niệm; “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới một hình thức của một trang website, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao” [26, tr. 12] Báo điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác ở khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo chí – công chúng và giữa công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận. Trải qua hơn chục năm phát triển BĐT nước ta có bước chuyển biến quan trọng, ngày càng góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền đối ngoại, giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cùng với lực lượng báo chí truyền thống đông đảo, BĐT đã và đang cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, tạo diễn đàn dân chủ cho công chúng trong cả nước. Hơn nữa với thế mạnh vượt trội về khoảng cách không gian, thời gian, BĐT đã đưa thông tin đến gần với hơn 4 triệu Việt kiều và tất cả độc giả - những ai quan tâm đến Việt Nam – trên thế giới Các đặc trưng của BĐT Tính tức thời 16 Thông tin trên BĐT có thể được cập nhật nhanh chóng, tức thời ở mọi lúc, mọi nơi nên luôn: “nóng hổi”, mang tính thời sự cao. Lợi thế này không có ở các loại hình báo chí khác, như báo in, phát thanh hay truyền hình. Tính phi định kỳ Khác với các loại hình báo chí truyến thống là có tính định kỳ, giúp người đọc theo dõi thông tin dễ dàng, thông tin trên BĐT đăng tải không theo định kỳ. Bất kể lúc nào có thông tin đều có thể đăng tải, vì thế thông tin trên BĐT luôn mới. Phi tuyến tính Báo điện tử cho phép tiếp nhận thông tin không đồng bộ và phi tuyến tính, tức là người đọc có thể đọc theo ý mình, chọn bất cứ phần nào của bài báo để đọc mà không nhất thiết phải đi từ đầu chí cuối; họ có thể tiếp cận tới bài báo không qua trang chủ mà đi thẳng từ trang tìm kiếm; họ đọc vào thời điểm mà họ lựa chọn và theo cách thức họ muốn, chủ động tìm kiếm và xử lý thông tin. Khả năng tích hợp đa phương tiện Báo điện tử có thể kết hợp ba loại hình phương tiên TTĐC hiện nay là báo in, truyền hình và phát thanh. Cùng một lúc người đọc có thể tiếp nhận thông tin như: chữ viết, âm thanh và hình ảnh (cả hình ảnh tĩnh và hình ảnh động, đồ họa graphic). Hội tụ công nghệ đang là một xu hướng phát triển tất yếu và ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Đây cũng chính là điều độc đáo của BĐT so với các loại hình báo chí khác. Tốc độ tìm kiếm thông tin nhanh và lưu trữ thông tin dễ dàng Độc giả không cần phải chờ đến giờ ra báo, thời gian phát sóng… mà vẫn có thể sỡ hữu được những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, cập nhật nhất. Thông tin của BĐT được lưu giữ với thời gian khá lâu, tra cứu thuận tiện từ nhiều nguồn, theo dõi thông tin một cách có hệ thống… đây luôn là thế mạnh khó cạnh tranh của các loại hình báo chí này. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất