Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh...

Tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh

.PDF
88
28
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGHIÊM TUẤN HÙNG VẤN ĐỀ DI CƢ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH LẠNH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Khắc Nam Hà Nội-2010 1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Kể từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, những vấn đề toàn cầu bắt đầu nổi lên và thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý. Thực tế, các vấn đề toàn cầu đã xuất hiện từ lâu, chúng tích tụ và phát triển cùng những bước tiến của nhân loại. Do những tác động mang tính toàn cầu, các vấn đề này đã dần nhận được sự quan tâm đáng kể không chỉ của chính giới hay giới nghiên cứu mà của toàn nhân loại. Hội nghị Stockholm về vấn đề môi trường năm 1972 đã đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức chung của con người về vấn đề toàn cầu. Từ thái độ không quan tâm, con người đã quan sát và thực sự chú ý về những vấn đề toàn cầu cùng các nguy cơ do chúng mang lại. Hiện nay, các vấn đề toàn cầu vẫn đang tiếp tục phát triển, mang thêm những nét mới, đặc trưng mới. Trong những năm tới, không loại trừ khả năng những vấn đề mới sẽ nảy sinh hoặc những vấn đề còn mờ nhạt trong quá khứ sẽ bộc lộ tính chất gay gắt. Đồng thời, các vấn đề toàn cầu không chỉ tồn tại riêng rẽ mà giữa chúng có sự tương tác lẫn nhau, vấn đề này có thể là nguyên nhân và điều kiện gây ra vấn đề khác, hậu quả của vấn đề này có tương tác với hậu quả của những vấn đề khác làm tình hình thế giới phức tạp thêm. Điều đó cũng khiến cho nỗ lực giải quyết các vấn đề chung của nhân loại gặp nhiều trở ngại. Di cư quốc tế vốn là vấn đề mang tính lịch sử và đã diễn ra trong suốt quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển của con người. Di cư quốc tế là kết quả của quá trình tương tác chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội phức tạp. Hiện nay, di cư quốc tế được coi là một trong những vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng cùng thách thức lớn tới quan hệ quốc tế cũng như sự phát triển của từng cá nhân, từng quốc gia. Những nỗ lực trong việc tìm hiểu nguyên nhân, bản chất, tác động của hiện tượng di cư quốc tế đã được nghiên cứu, bàn thảo rất nhiều. Từ đó, những nỗ lực phát huy các mặt tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực hay những hậu quả phát sinh của vấn đề di cư đã được áp dụng vào thực tiễn. Tuy vậy, còn rất nhiều tranh luận liên quan đến hiện 2 tượng di cư nói chung và người di cư quốc tế nói riêng. Vì thế việc nghiên cứu vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế hiện nay mang cả ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn. Về ý nghĩa khoa học Thứ nhất, luận văn này tổng hợp lại một cách có hệ thống những tư liệu liên quan tới lịch sử vấn đề, tình hình di cư trên thế giới trong lịch sử chú trọng vào giai đoạn khoảng 20 năm trở lại đây. Thứ hai, luận văn này cố gắng kết hợp và áp dụng những kiến thức liên ngành, đa ngành trong nghiên cứu quốc tế vào một đề tài cụ thể đó là việc phân tích hiện tượng di cư quốc tế cùng những tác động cũng như nỗ lực hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau như toàn cầu, khu vực, quốc gia và con người. Thứ ba, thông qua việc phân tích những tác động trong quan hệ quốc tế nói chung và những nỗ lực hợp tác quốc tế nhằm giải quyết vấn đề, luận văn này sẽ bổ sung một cách nhìn mới về hiện tượng di cư quốc tế – cách nhìn dưới góc độ quan hệ quốc tế. Về ý nghĩa thực tiễn Chiến tranh Lạnh kết thúc được tiếp nối bằng sự mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại. Nghiên cứu về vấn đề di cư và tác động của nó trong quan hệ quốc tế sẽ cho thấy sự tương tác giữa hiện tượng này với những vấn đề toàn cầu khác như phát triển, dân số, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, môi trường… Từ đó, chúng ta có thể nhận thức rõ để đẩy mạnh khai thác các tác động tích cực đồng thời tìm ra và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực. Thực tiễn lịch sử chỉ ra rằng Việt Nam là một trong nước chịu tác động lớn của vấn đề di cư quốc tế. Nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khu vực và quốc tế có thể mang lại những hiểu biết sâu hơn về xu hướng cũng như tác động của nó tới Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể khai thác những yếu tố tích cực nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. 3 Rõ ràng, nghiên cứu vấn đề di cư quốc tế mang nhiều ý nghĩa và cần nhận được nhiều hơn sự quan tâm chú ý. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn “Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung đề cập tới tình hình di cư quốc tế và những tác động của nó trong quan hệ quốc tế. Về chủ thể chính thực hiện hoạt động di cư, có một số quan niệm khác nhau. Quan niệm thứ nhất cho rằng chỉ nghiên cứu đối tượng là những người di cư vĩnh viễn. Quan niệm thứ hai rộng hơn, cho rằng di cư quốc tế bao gồm cả những cá nhân và nhóm người di cư vĩnh viễn và di cư tạm thời như xuất khẩu lao động, du học (nhưng thời gian không quá ngắn)... Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là những người di cư theo quan niệm rộng. Tuy vậy, một câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu người tị nạn có được coi là một dạng của người di cư quốc tế hay không? Có nhiều khái niệm và tiêu chuẩn về người tị nạn được đưa ra ở hai cấp độ thế giới và khu vực nhưng với những biến đổi không ngừng của thực tiễn, các khái niệm, bộ tiêu chuẩn đó đã trở nên lỗi thời. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách, quy định riêng về tị nạn và chúng được điều chỉnh theo thực tình hình thực tế. Ngay trong giới nghiên cứu cũng chưa có sự thống nhất quan điểm người tị nạn. Nếu xem xét vấn đề tị nạn một cách kỹ lưỡng thì chúng ta vẫn có thể phân chia người tị nạn ra nhiều những dạng nhỏ. Như vậy, dù người tị nạn có thể cũng di chuyển qua biên giới quốc tế nhưng vì tính phức tạp của mình, tị nạn nên được coi là vấn đề nghiên cứu có vị trí tương đối độc lập nên sẽ không được đề cập đến trong luận văn này. Dựa trên quan điểm đó, luận văn cố gắng cung cấp những thông tin cơ bản nhất, mô tả thực trạng hiện tượng di cư quốc tế (không bao gồm người tị nạn) một cách cụ thể trên phạm vi thế giới và các khu vực cùng những tác động của vấn đề này trong quan hệ quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 Trên bình diện quốc tế, vấn đề di cư quốc tế đã giành được sự quan tâm chú ý của các học giả phương Tây kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Nguyên nhân là do sự thay đổi mạnh mẽ về chính trị thời kỳ hậu chiến gây ra làn sóng di cư lớn, đồng thời quá trình mở cửa hợp tác của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa khiến cho hoạt động di chuyển của con người trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về di cư quốc tế cũng mới chỉ được thực sự chú ý trong khoảng gần 30 năm trở lại đây do những tác động to lớn và sự tương tác với các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, di cư quốc tế vẫn là đề tài tương đối mới mẻ. Điều này có vẻ như mâu thuẫn với tình hình thực tế khi những con số thống kê chỉ ra rằng có ít nhất 3 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Đó là một con số đáng kể, chứng tỏ hiện tượng di cư của Việt Nam tương đối phổ biến. Nhìn chung, nghiên cứu di cư quốc tế còn chưa được chú ý khi ngay trong giới học thuật cũng chưa mặn mà với đề tài này. Trong chương trình đào tạo của một số trường đại học và học viện, vấn đề di cư quốc tế đã được đưa vào giảng dạy nhưng cũng chỉ là một bức tranh tổng quát với những kiến thức cơ bản ban đầu. 4. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn này chủ yếu là tiếng Anh, bên cạnh một số tài liệu tiếng Việt. Các nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức quốc tế đã công bố nhiều tài liệu bằng tiếng Anh. Đối với các tổ chức quốc tế như IOM, UNHRC và các tổ chức khác thuộc Liên Hợp Quốc, việc công bố tài liệu nghiên cứu, báo cáo diễn ra hàng năm liên quan đến tình hình di cư trên toàn thế giới. Những công trình nổi bật mới được công bố gần đây có thể kể ra là: - “World migration 2005: Costs and benefits of international migration”: Báo cáo này nêu lên tình hình di cư các khu vực, lý do tại sao con người di cư. Đồng thời, báo cáo cũng phân tích những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách của cả nước di cư, nhập cư và quá cảnh phải đối mặt. “World Migration Report 5 2005” phân tích những tác động của toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, hội nhập kinh tế và chênh lệch phát triển giàu nghèo đối với những dòng di cư quốc tế. - “Migration in an interconnected world: New directions for action”: Trong báo cáo dài 90 trang trình bày trước Tổng thư ký và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, GCIM đưa ra nhận định rằng cộng đồng quốc tế đã không thể nhận ra tiềm năng của hoạt động di cư nên không ứng phó và khai thác được những thách thức cũng như cơ hội mà di cư mang lại. GCIM nhấn mạnh yêu cầu hợp tác tích cực, sâu rộng hơn nhằm đạt được kết quả quản trị hiệu quả hơn trong vấn đề di cư quốc tế. Bản báo cáo phân tích ngắn gọn tình hình di cư quốc tế, đưa ra những nguyên tắc hành động kèm 33 khuyến nghị giúp hoạch định chính sách quản trị di cư hợp lý trên 3 cấp độ là quốc gia, khu vực và toàn cầu. GCIM cũng đưa ra những bằng chứng cho các kết luận và khuyến nghị của mình, bao gồm một loạt các báo cáo theo chủ đề di cư quốc tế tại các khu vực khác nhau trên thế giới trong khoảng thời gian 2 năm, từ 2003 đến 2005. - “World Migration report 2008: Managing Labour Mobility in the Evolving Global Economy”: Báo cáo năm 2008 của IOM về di cư quốc tế mô tả những xu thế và tập hợp số liệu nhằm giúp các quốc gia quản lý, ứng phó hiệu quả hơn với di cư quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa. Báo cáo phân tích những vấn đề các nước cần tiếp cận để quản trị di cư toàn diện, trong đó có những nguyên tắc cần thiết phải được thông qua. Báo cáo cũng xem xét xem liệu bản chất của hoạt động di cư quốc tế là tự nhiên, là một hành vi thuộc bản chất của con người đã diễn ra trong suốt thời kỳ lịch sử hay phi tự nhiên do những khác biệt giữa nơi đi và nơi đến; Di cư quốc tế chỉ là sự tương tác giữa các nhân tố kéo-đẩy thuộc kinh tế hay còn bị tác động bởi những nhóm xã hội khác. Liệu quản trị di cư có thực sự hiệu quả khi các nước vẫn đặt lợi ích và chủ quyền lên trước. Trong những vấn đề đặt ra, có ý kiến cho rằng liệu có đáng khai thác những dòng di cư tạm thời – vốn trái ngược với di cư vĩnh viễn luôn diễn ra mạnh mẽ trong lịch sử - liên quan tới những quá trình hội nhập kinh tế - xã hội thường được gọi chung là toàn cầu hóa. World Migration Report 6 2008 gợi ý những chính sách có thể đóng góp cho chiến lược phát triển, đối phó với nhu cầu lao động nhập cư cùng nguồn cung an toàn, nhân đạo và trật tự. - “Human Development Report 2009: Overcoming Barriers: Human Mobility and Development”. Báo cáo phát triển con người 2009 của UNDP xem xét những chính sách tốt hơn đối với di cư có thể thúc đẩy phát triển con người như thế nào. Báo cáo trước hết nhìn lại quá trình di cư của con người – ai đi đâu, khi nào và tại sao - rồi phân tích những tác động lớn của việc di cư đối với người di cư, gia đình của họ, nơi họ ra đi và nơi họ đến. Từ đó, báo cáo đưa ra tình huống chính phủ giảm bớt sự hạn chế đối với di cư ra ngoài biên giới quốc gia nhằm mở rộng sự lựa chọn và tự do cho con người. Lập luận rằng các biện pháp cải thiện cơ hội thành công cho người di cư sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho cả cộng đồng nơi họ đi và đến. Báo cáo đưa ra những đề xuất với chính phủ cả nước đi, nước đến, và cả các khu vực khác - đặc biệt là khu vực tư nhân, các nghiệp đoàn và các tổ chức phi chính phủ và cá nhân những người di cư với mong muốn tối đa hóa những lợi ích mà di cư mang lại trong một thế giới ngày càng phức tạp. - Một số tài liệu khác như “International Migration Outlook” hàng năm đưa ra những thống kê và ước lượng về số lượng người di cư quốc tế. Các báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đọc tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng thường niên cũng thường nhắc tới di cư quốc tế . Các báo cáo này tuy tập trung nhiều vào vấn đề di cư và lao động nhưng cũng có nhắc tới những tác động về mặt an ninh chính trị. Ngoài ra, trong kho dữ liệu tại các website của những tổ chức quốc tế lớn kể trên như www.un.org, www.unhcr.org, www.wb.org, www.iom.int, www.gcim.org... cũng lưu trữ một số lượng lớn những tài liệu và báo cáo liên quan đến vấn đề di cư quốc tế. Một số công trình nghiên cứu về du cư quốc tế đã được thực hiện bằng tiếng Việt. Vấn đề di cư và tị nạn mới chỉ được đề cập trong hai công trình đã xuất bản thành sách là “Những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay” của bộ đôi tác giả Đỗ Minh Hợp và Nguyễn Kim Lai cùng “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” do Nguyễn Trọng Chuẩn làm chủ biên. Hai cuốn sách trên tập 7 trung mô tả tình hình và một số xu thế lớn của hiện tượng di cư quốc tế, chủ yếu là trong nửa cuối của thế kỷ XX, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của vấn đề này. Trong đó, những nước đang phát triển là nguồn của người di cư, đặc biệt là di cư lao động kể từ những năm cuối thế kỷ XX, ngược lại, các nước phát triển của phương Tây và Trung Đông thu hút nhiều người di cư quốc tế. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu lao động, du học của một số quốc gia trên thế giới cũng được phân tích, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Những vấn đề liên quan đến di cư quốc tế cũng đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. - Bài viết như “An ninh con người và vấn nạn buôn người: Các khái niệm chính và một số vấn đề liên quan đến nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế và Chính trị thế giới (số 11, 2006) giải thích khái niệm và những vấn đề liên quan đến an ninh con người cùng tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam. - Bài viết “Tệ nạn buôn người trên thế giới” của Đỗ Trọng Quang trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay (số 8, 2008) tập trung vào thực trạng vấn đề buôn người, di cư bất hợp pháp trên thế giới và đưa ra một số giải pháp phòng chống tệ nạn này dựa trên kinh nghiệm của nước Mỹ. - Võ Thị Minh Lệ với bài viết “Tổng quan lý luận về di chuyển lao động quốc tế” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (số 9, 2009) lại tập trung vào phân tích những nguyên nhân của di cư lao động quốc tế dưới góc nhìn của một số học thuyết kinh tế cổ điển và hiện đại. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu thu thập từ Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam và Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu do Viện Thông tin Khoa học xã hội phát hành đôi lúc cũng có đề cập đến di cư quốc tế. 8 Hiện nay, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đang triển khai thực hiện một đề tài nghiên cứu về di cư lao động quốc tế 2 thập niên đầu thế kỷ 21 nhưng vẫn còn chưa hoàn thành và cũng chỉ tập trung vào vấn đề di chuyển lao động. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trước hết, luận văn sẽ được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành của khoa học xã hội, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và so sánh… Tiếp theo, những phương pháp nghiên cứu của ngành quốc tế học, cách tiếp cận dựa trên các cấp độ phân tích cũng sẽ được áp dụng. Thực tế, có hai hướng tiếp cận trong hoạt đông nghiên cứu di cư quốc tế. Những học giả tập trung nhiều vào khía cạnh an ninh, chính trị của vấn đề này; tức là cố gắng phân tích động cơ, nguyên nhân, hành vi và kết quả của chủ thể thực hiện hành vi dựa trên quan điểm về chính trị. Ngoài ra, những tổ chức quốc tế như UNHCR không chỉ thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ người tị nạn trên thế giới mà còn tập trung nghiên cứu vấn đề dựa trên góc nhìn chính trị. Hướng nghiên cứu thứ hai tập trung nhiều vào khía cạnh kinh tế. Hướng nghiên cứu này được các học giả nghiên cứu về kinh tế áp dụng. Bên cạnh đó, những tổ chức quốc tế như ILO, WB cũng tập trung phân tích hiện tượng di cư dựa trên góc nhìn kinh tế. Luận văn sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu trên để tiếp cận, phân tích vấn đề di cư quốc tế cùng những tác động của nó dưới một góc nhìn đầy đủ, toàn diện hơn. Nói cách khác, vấn đề di cư quốc tế sẽ được phân tích từ góc nhìn quan hệ quốc tế. 6. Cấu trúc của luận văn Nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: - Chương một giới thiệu khái quát về vấn đề di cư quốc tế. Cụ thể, chương này sẽ đề cập tới khái niệm hiện tượng di cư và người di cư, phân loại người di cư, khái 9 quát hiện tượng di cư trong lịch sử (trước Chiến tranh Lạnh), và tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy hiện tượng di cư. - Chương hai đề cập tới những điều kiện mới cho hiện tượng di cư phát triển; tình hình cùng một số đặc điểm của vấn đề di cư trên thế giới và các khu vực. - Chương ba bước đầu nêu lên, phân tích và đánh giá những tác động của hiện tượng di cư, bao gồm những tác động tích cực và tiêu cực đối với con người, quốc gia và quan hệ quốc tế. CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ DI CƢ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và phân loại 1.1.1. Khái niệm Di cư là hiện tượng mang tính lịch sử. Đó là kết quả tổng hợp của sự tương tác giữa các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội. Đây cũng là một hiện tượng đặc trưng trong lịch sử loài người bởi hoạt động này gần như gắn với lịch sử phát triển của nhân loại. Có nhiều quan niệm khác nhau về di cư nói chung và di cư quốc tế nói riêng. Theo quan niệm thông thường, với nghĩa rộng, di cư có thể được hiểu là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian, thời gian nhất định kèm theo sự di chuyển nơi cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa di cư là “dời, chuyển đến nơi khác để sinh sống”.[19, tr. 533] Tương tự như vậy, “Oxford Concise Dictionary of Politics” cho rằng di cư là sự di chuyển vĩnh viễn của các cá nhân hoặc nhóm người từ nơi này đến nơi khác.[39, pg. 347] Cùng quan niệm đó nhưng ở một góc hẹp hơn (vì đề cập đến thời gian), di cư là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định. Từ điển “Oxford Advanced Learner’s Dictionary” định nghĩa di cư là sự di chuyển một số lượng lớn người từ nơi này đến 10 nơi khác, người di cư là một người chuyển từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt là để tìm kiếm công việc.[50, pg. 968] Những khái niệm này nêu lên hoạt động di cư nói chung nên không làm nổi bật lên tính quốc tế của hiện tượng. Theo Từ điển tiếng Việt, di cư là “dời đến ở một miền hay một nước khác để sinh sống”[16, tr. 409]. Đại từ điển tiếng Việt cho rằng người di cư là “những người vì lý do khác nhau phải rời nơi cư trú có quốc tịch sang thường trú ở một nước khác”[19, tr. 519]. Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) cho rằng người di cư quốc tế là “bất cứ ai thay đổi đất nước nơi mình thường xuyên cư trú”[46, pg. 17], sự chuyển dịch nơi ở tạm thời như thăm viếng, buôn bán, du lịch kể cả qua lại biên giới không phải là di cư, di cư còn gắn với sự di chuyển các quan hệ xã hội. Sự chuyển dịch trong phạm vi hẹp (bên trong biên giới) không được tính là di cư quốc tế. Quan niệm này đã góp phần làm rõ hơn tính quốc tế của hiện tượng. Tuy nhiên, tính quốc tế của hoạt động di chuyển không phải lúc nào cũng rõ ràng bởi có những khu vực lãnh thổ chỉ có một số đặc điểm của nhà nước. Do vậy, sự chuyển dịch của người dân trong giữa “mẫu quốc” và lãnh thổ hải ngoại như Mỹ với Puerto Rico, Pháp với Guyan vừa có thể được coi là di cư quốc tế, cũng có thể coi là di cư nội địa. Hoạt động di cư quốc tế chỉ được thực hiện với chủ thể là con người. Nhận thấy tầm quan trọng của hiện tượng này, Liên Hợp Quốc đã phát triển định nghĩa về người di cư quốc tế. Nhìn từ góc độ chủ thể, trong báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tháng 9/2006: “Nói một cách đơn giản nhất, người di cư quốc tế là những người di chuyển từ một quốc gia này sang một quốc gia khác với mục đích hoặc có khả năng ở lại nước đó một thời gian, có thể là một năm hoặc lâu hơn” [43], có nghĩa là người di cư phải ở lại nơi ở mới trong thời gian ít nhất một năm thì đó mới được coi là nơi cư trú thường xuyên. Nhìn chung, những định nghĩa trên nêu lên những đặc thù của hoạt động di cư và người di cư quốc tế: Thứ nhất, hoạt động di cư cần có một chủ thể xác định là con người; Thứ hai, di cư quốc tế là hoạt động mang tính xuyên biên giới; Thứ ba, chủ thể của hoạt động di cư phải thực hiện hành vi với mục đích xác định; Thứ tư, 11 chỉ những cá nhân hoặc nhóm người sống ngoài lãnh thổ nước mình trong một khoảng thời gian không quá ngắn mới được coi là người di cư quốc tế. Từ đó, ta có thể hiểu khái niệm về hoạt động di cư quốc tế và người di cư quốc tế như sau: Di cư quốc tế là hoạt động di chuyển qua biên giới quốc gia của con người với mục đích xác định trong một khoảng thời gian tương đối dài. Người di cư quốc tế là những cá nhân hoặc nhóm người di chuyển từ nước này sang nước khác với mục đích xác định trong khoảng thời gian ít nhất là một năm. 1.1.2. Phân loại Dựa trên những tiêu chí riêng biệt, chúng ta có thể phân chia người di cư thành những dạng khác nhau. Trong cuốn sách “Migration in World History” (2005), tác giả Patrick Manning dựa trên tiêu chí về cộng đồng ngôn ngữ trong lịch sử, đã phân chia di cư làm bốn dạng chính. Thứ nhất là di cư trong cộng đồng (Home– community migration), bao gồm sự di chuyển của các cá nhân từ nơi này đến nơi khác nhưng không vượt ra ngoài khuôn khổ cộng đồng. Đây là trường hợp một người trong gia đình này đến một gia đình khác để tìm bạn đời. Dạng di cư này là cần thiết cho hoạt động tái sinh, duy trì nòi giống. Trong chế độ phụ hệ, người phụ nữ phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác, ngược lại với chế độ phụ hệ khi người di chuyển là đàn ông. Dạng di cư thứ hai là di cư lấn chiếm (Colonization). Dạng di cư này là sự rời đi của những cá nhân trong một cộng đồng nhằm xây dựng một cộng đồng khác ở những khu vực chưa có người cư trú. Những người đi xây dựng cộng đồng mới có xu hướng duy trì những gì thuộc về cộng đồng gốc để người di cư duy trì ngôn ngữ và phong tục cũ. Dạng di cư thứ ba là di cư cả cộng đồng (Whole–community migration). Có những cộng đồng người du canh du cư thường xuyên thay đổi nơi cư trú của mình, nay đây mai đó, khi di chuyển sẽ mang theo tất cả đồ đạc, tài sản hay bất cứ thứ gì thuộc về họ. Dạng thức di cư này chỉ tồn tại ở những cộng đồng lạc hậu. Dạng di cư cuối cùng, theo Manning, là di chuyển tới cộng đồng khác (Cross–community migration), tức là một vài cá nhân hoặc nhóm 12 người thuộc cộng đồng này di chuyển đến và gia nhập một cộng đồng khác dựa trên khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. [35, pg. 4-5] Bên cạnh đó còn có nhiều cách phân chia khác. Xét theo tính chất của hiện tượng di cư, người di cư có thể được chia ra làm người xuất cư và người nhập cư. Nước nào có người di cư sẽ là nước di cư (original/home/emigrating countries); ngược lại, những nước tiếp nhận người di cư sẽ là nước nhập cư (receiving/host/immigrating countries). Theo số lượng, di cư có thể được chia thành di cư cá thể (individual) và di cư tập thể/di cư nhóm (group). Di cư cá thể là hoạt động được thực hiện bởi cá nhân. Di cư tập thể được thực hiện bởi một nhóm người hoặc một số lượng người tương đối lớn. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng di cư diễn ra ồ ạt với số lượng người rất lớn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Hiện tượng này xảy ra khi có những biến động lớn về chính trị, kinh tế hay xảy ra thảm họa trong môi trường tự nhiên. Khi đó, sự di cư ồ ạt này còn được gọi là di cư cấp tính. Chinh phục, xâm lược, thực dân hóa, di cư cưỡng ép và một phần nào đó là tị nạn được xếp vào dạng di cư hàng loạt. Chinh phục, xâm lược là ví dụ rõ ràng cho dạng di cư hàng loạt và không yên bình của một nhóm người hoặc một dân tộc, ví dụ như cuộc xâm lăng Ba Lan của người Đức vào năm 1939 hay cuộc xâm lược Kuwait của người Iraq năm 1990. Tư tưởng dân tộc, chủng tộc là một nguyên nhân dẫn đến sự di cư hàng loạt của nhóm sắc tộc, nhóm dân tộc, ví dụ như những cuộc di cư của người nô lệ da đen đến tây bán cầu trong thế kỉ 18, hoạt động di cư của hàng triệu người Do Thái tới các trại tập trung của phát xít Đức trong Thế chiến 2. Chiến tranh và những bất ổn chính trị khác dẫn tới sự xuất hiện của hiện tượng di cư hàng loạt và tị nạn, ví dụ như những cuộc di cư giữa Ấn Độ và Pakistan khi hai nước này tách ra năm 1947 hay trường hợp tương tự giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu những năm 1920. Sự chuyển dịch của các quân nhân theo mệnh lệnh quân đội cũng có thể được xếp vào một dạng của di cư cưỡng ép. Thực dân hóa được coi là hoạt động trong đó bao gồm sự chuyển dịch dân cư (một nhóm, gia đình hoặc cá nhân) nhằm mục đích bình định và khai thác những khu vực “mẫu quốc” mới phát hiện ra hoặc mới chinh phục 13 được, ví dụ như hoạt động di dân của người châu Âu đến tây bán cầu trong thời kỳ thực dân hay sự di cư của người Anh đến lục địa Úc đầu thế kỷ 20. Trong lịch sử, còn có dạng di cư khác liên quan tới chủ nghĩa thực dân là những người di cư lao động, vế lý thuyết là tự nguyện, đến những vùng đất thực dân và thường dẫn tới hoạt động định cư lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn. Hiện tượng này nở rộ trong thế kỷ 19 với nỗ lực của các đế quốc khi đó, đặc biệt là Anh, Pháp và Mỹ. Ví dụ, chính quyền Anh tuyển dụng công nhân người Ấn đi lao động tại các đồn điền hoặc khu mỏ tại Miến Điện, Sri Lanka, Fiji, khu vực Đông Phi, các đảo ở Ca–ri–bê; chính quyền Pháp đưa người Đông Dương đến New Caledonia; chính quyền Mỹ tuyển công nhân Trung Quốc, Nhật, Phi-lip-pin và các nước châu Á khác đến làm việc ở Hawai, người Mê-hi-cô đến làm việc ở các bang phía Tây Nam nước Mỹ. Dựa trên khía cạnh pháp lý, người di cư có thể là di cư hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Người di cư hợp pháp là người được phép xuất cảnh khỏi nước nhà và được nước nhập cư tiếp nhận. Đưa người di cư bất hợp pháp và buôn bán người là những loại hình tội phạm đẩy người di cư vào tình trạng nguy hiểm. Dù cùng có thể gọi những người di cư theo bọn tội phạm và người bị buôn bán là người di cư bất hợp pháp nhưng vẫn có một sự phân biệt của 2 loại hình di cư này1. Điều 3 (a) “Nghị định thư về kìm giữ, ngăn chặn và trừng phạt tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em” của Liên Hợp Quốc định nghĩa “buôn bán người là hành động lôi kéo, vận chuyển, trao nhượng, che giấu hoặc nhận tiền của người khác, bằng cách đe doạ hoặc sử dụng vũ lực hay những cách ép buộc khác, lừa gạt về lợi nhuận thu được so với số tiền bỏ ra, lợi dụng điểm yếu để người khác đồng ý nhằm mục đích bóc lột. Hành động bóc lột có thể bao gồm bóc lột về thể chất và tinh thần, cưỡng ép lao động, nô lệ hoặc những dạng tương tự, buộc người di cư phải phụ thuộc mà không có quyền ngôn luận”. Điều 3 (a) “Nghị định thư chống lại nạn đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không” của Liên Hợp Quốc định nghĩa “đưa người di cư trái phép là hành động đưa người xâm nhập vào một quốc 1 Để ngắn gọn, thuật ngữ di cư trái phép (hoặc di cư bất hợp pháp) sẽ được sử dụng để chỉ chung cả hai dạng di cư kể trên. 14 gia có chủ quyền một cách bất hợp pháp, nơi mà người nhập cư không phải là công dân hoặc có quyền cư trú lâu dài, nhằm mục đích trực tiếp hay gián tiếp thu lợi nhuận về kinh tế hoặc vật chất” [33, pg. 203-204]. Hiện tượng di cư trái phép, bất hợp pháp diễn ra song song với di cư hợp pháp, thậm chí còn có phần lấn lướt và gây ra nhiều vấn đề cùng hậu quả nghiêm trọng hơn. Dựa trên tiêu chí điểm đến của quá trình di cư, người di cư được phân loại thành người di cư trong nước, di cư trong khu vực và di cư quốc tế. Luận văn này không đề cập đến hiện tượng di cư trong nước mà chỉ tập trung vào hiện tượng di cư thoát khỏi biên giới quốc gia. Hiện nay, hoạt động di cư trong phạm vi khu vực địa lý (như Đông Á, châu Âu…) diễn ra tương đối phổ biến. Hoạt động di cư vượt ra ngoài phạm vi khu vực được thực hiện chủ bởi những người di chuyển từ các nước thuộc bán cầu nam tới các nước ở bán cầu bắc. Dựa trên thời gian di cư, Liên Hợp Quốc phân chia hai dạng thức của di cư là di cư dài hạn và di cư ngắn hạn. Những người di cư dài hạn đã được đề cập trong định nghĩa ở trên. Người di cư ngắn hạn được coi là sinh sống ngoài đất nước cư trú trong khoảng thời gian trên 3 tháng nhưng không quá 1 năm, đồng thời, những hoạt động như đi buôn bán, giao dịch, chữa bệnh, thăm viếng người thân không được tính là di cư. Di cư dài hạn mang tính ổn định cao thường là kết quả của những áp lực về chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, chính trị và kinh tế hoặc sự kết hợp của những vấn đề trên. Hiện tại, hầu hết người di cư quốc tế là di cư lao động, chủ yếu là mang tính chất tạm thời. Người di cư lao động có thể không được tính vào số liệu về di cư vĩnh viễn nhưng chiếm một tỉ lệ lớn của di cư tạm thời. Điều này đặc biệt chính xác trong trường hợp của châu Âu khi hàng ngày, hàng tuần hay hàng quý người dân nơi dân thực hiện hoạt động dịch chuyển qua biên giới quốc gia với số lượng đáng kể. Ta cũng có thể nhận thấy trường hợp tương tự ở Bắc Mỹ, nơi hoạt động di cư mang tính thời vụ xảy ra giữa Mỹ và Mê-hi-cô hay sự dịch chuyển hàng ngày giữa người dân qua biên giới Mỹ và Canada. 15 Dựa theo mục đích di cư. Các quốc gia đều đưa ra những điều kiện theo đó người nước ngoài có thể nhập cư vào, sinh sống hay hoạt động kinh tế trong lãnh thổ các nước. Điều đó tạo nên những dạng khác nhau của người di cư. Người di cư đến các nước thường tham gia vào thị trường lao động, nhưng điều đó không có nghĩa là người di cư chỉ là người lao động. Luận văn này sử dụng cách phân chia theo chính sách nhập cư của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD – Organization of Economic Cooperation and Development). Cách phân chia này dựa trên mục đích của di cư. – Di cư vì mục đích định cư: Australia, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ cùng một số nước phát triển khác ở châu Âu là những nước tiếp nhận người nước ngoài với tư cách là người nhập cư và cho phép họ quyền được cư trú vĩnh viễn. Người nhập cư thường được ban cho những quyền lợi kinh tế – xã hội tương đương với công dân sở tại và có thể được nhập quốc tịch sau một thời gian cư trú liên tục. Ở những nước này, tỉ lệ người nhập cư đến từ những nước đang phát triển rất cao. Hầu hết người nhập cư vào những nước phát triển đều phải đạt được những tiêu chuẩn chính như: có người thân đã và đang sinh sống tại nước đó (bảo lãnh để đoàn tụ gia đình), có trình độ / tay nghề cao hoặc những lý do về nhân đạo. – Di cư vì mục đích kinh tế – lao động: Nhiều nước cho phép người nước ngoài được nhập cư vào nước mình chỉ với mục đích duy nhất là lao động hoặc tham gia vào hoạt động kinh tế. Thông thường, người lao động di cư được phép ở lại và làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Những dạng công việc mà người nhập cư làm thường bị giới hạn. Người lao động nhập cư thường chỉ gắn với một công việc cụ thể và một người thuê lao động trong suốt thời gian họ có mặt ở đất nước đó. Những người lao động đơn giản chỉ được cư trú tạm thời và không được phép mang theo người thân hay gia đình đi cùng. Những người lao động có trình độ và những người lao động được cư trú dài lâu thì được phép mang theo những người thân nhất, ví dụ như vợ / chồng và con cái (chưa đến tuổi vị thành niên). Trong nhiều năm qua, các 16 nước đã đưa ra những chương trình phát triển nhiều loại hình của lao động di cư. Bên cạnh loại hình di cư lao động theo hợp đồng như truyền thống còn có những loại hình khác như: những thực tập sinh (nước ngoài) được đào tạo ngay tại nơi làm việc; những người làm việc theo chu kỳ dưới một năm nhưng nhiều hơn 1 tháng mỗi năm; những người được phép làm việc (trong một khoảng thời gian nhất định) tại nước nhập cư mỗi khi họ đến nước đó; những người làm việc cho các công ty xuyên quốc gia phải thường xuyên thay đổi địa bàn làm việc. – Di cư vì mục đích học tập – nghiên cứu: Rất nhiều nước trên thế giới thu hút người nước ngoài vào các chương trình giáo dục và đào tạo. Số lượng du học sinh đang thực hiện các khoá học ở nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Anh, Pháp, Hoa Kỳ… là những nước có nền giáo dục đào tạo phát triển và có truyền thống lâu năm trong việc thu hút du học sinh nước ngoài. Từ những năm 1990, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc… đang được cho là địa điểm du học mới phát triển và được du học sinh ưa thích. Những cách phân loại nêu trên tuy không hoàn toàn đầy đủ nhưng cũng giúp chúng ta hiểu thêm về vấn đề phức tạp này. Mỗi học giả, quốc gia hay tổ chức quốc tế lại đưa ra một cách phân loại riêng, dựa trên những tiêu chí khác nhau để tìm ra các loại hình thích hợp. Sự phân loại chỉ mang tính chất tương đối và có nhiều điểm đan xen lẫn nhau. Xác định được những loại hình phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung tìm ra cách quản lý, giúp đỡ và bảo vệ người di cư một cách hiệu quả nhất. 1.2. Đôi nét về hiện tƣợng di cƣ quốc tế trong lịch sử Trong suốt chiều dài lịch sử loài người, sự di cư luôn là sự thể hiện ý chí vượt khó của con người để tìm tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong chiều dài lịch sử loài người, có thể tạm chia hoạt động di cư ra làm 5 giai đoạn lớn: trước thế kỷ XV, từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, từ đầu thế kỷ XIX đến 1945, giai đoạn Chiến tranh Lạnh, và thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. 17 Hiện tượng di cư của loài người bắt đầu từ khoảng một triệu năm trước đây khi người đứng thẳng (Homo Erectus) di chuyển từ châu Phi sang lục địa Á – Âu. Giống người tinh khôn (Homo Sapiens) xuất hiện ở châu Phi 150 nghìn năm trước đây và di chuyển sang những khu vực khác ở châu Á, châu Âu và châu Úc cách đây khoảng 40 nghìn năm. Sự di chuyển sang châu Mỹ diễn ra cách đây khoảng 15 đến 20 nghìn năm. Vào khoảng 2 thiên niên kỷ trước thì các đảo trong khu vực Thái Bình Dương đã có người sinh sống. Những cuộc di cư sau này đáng chú ý có những cuộc di cư trong thời kỳ đồ đá; hoạt động du canh du cư, những cuộc săn bắn; những cuộc di cư của người Barbarians ở châu Âu (năm 300–700 sau Công nguyên), những cuộc di cư của người Thổ (Turkic) ở khu vực châu Âu, châu Á và Trung Đông (thế kỷ VI – thế kỷ XI), những cuộc di cư của người Ả–rập cùng sự mở rộng của Đế quốc Ả-rập ra khắp Á – Âu – Phi (năm 632–732). Những cuộc di cư trong thời Trung cổ thường gắn với các cuộc viễn chinh của nhiều đạo quân trong các cuộc chiến tranh lớn ở các khu vực Trung Đông, Trung Á, Tây La Mã hay quá trình mở rộng lãnh thổ của đế quốc Mông Cổ. Nhiều chứng cứ lịch sử cho thấy người Hungary ngày nay có một phần nguồn gốc xa xưa gắn với người Mông Cổ. [11, tr. 98] Từ cuối thế kỷ XV, “những cuộc thám hiểm và chủ nghĩa thực dân châu Âu đã dẫn tới những bước đi đầu tiên của di cư thời tiền hiện đại” [60]. Trong thời kỳ từ khoảng thế kỷ XVI đến XIX, người di cư trên thế giới xuất hiện cùng những những thương nhân hoạt động thương mại thoát ra khỏi phạm vi châu Âu, cùng sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong thời kỳ kéo dài 300 năm, người châu Âu đã đi đến những vùng đất rộng lớn chưa được khai phá tại châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Đại dương. Mặc dù hiện nay chúng ta không rõ số lượng người di cư khỏi châu Âu trong thời gian đó là bao nhiêu nhưng có thể thấy rõ rằng những luồng di cư từ châu Âu ra là đủ để người châu Âu gây ảnh hưởng đáng kể lên phần còn lại của thế giới. Trong thời gian này, những người di cư thường được chia ra làm các loại: người đi khai hoang, người đi cai quản các vùng đất, thợ thủ công, những doanh nhân đi tìm nguồn nguyên liệu thô cho nền kinh tế và những người 18 phạm tội bị đày đến các nước thuộc địa. Mặc dù số lượng người di cư tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu không nhiều nhưng người châu Âu lại tạo ra ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân tộc ở châu Mỹ. Mang theo những kỹ thuật thời kỳ tiền công nghiệp, những trang trại mà người châu Âu dựng lên đòi hỏi một số lượng lớn nhân công giá rẻ. Lực lượng lao động quan trọng nhất là những người nô lệ từ châu Phi. Trong hơn 3 thế kỷ, có khoảng hơn 10 triệu nô lệ châu Phi được đưa sang các nước châu Mỹ [37, pg. 2], nguồn gốc của hơn 20 triệu người Mỹ da đen bắt nguồn từ những đợt di dân lớn từ nhiều thế kỷ trước [11, tr. 98]. Thời kỳ di cư tiếp theo bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX và kết thúc với sự chấm dứt của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Thời kỳ di cư này gắn với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá ở châu Âu, sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản cùng chủ nghĩa thực dân và sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc. Trong khoảng thời gian đầu thời kỳ công nghiệp hóa, có khoảng 48 triệu người (tương đương 12% dân số trong thời điểm đó) đã rời châu Âu. Vào khoảng năm 1900, những nước có nhiều người di cư nhất có thể kể đến Anh (41% dân số), Na–uy (36%), Bồ Đào Nha (30%), Ý (29%), Tây Ban Nha (23%).[37, pg. 2] Trong khoảng từ 1846 đến 1940, những cuộc di cư diễn ra ồ ạt trên toàn thế giới. Tốc độ và số lượng của những cuộc di dân trong thời gian này chưa từng có trong lịch sử. Có khoảng 55 triệu người đã di chuyển từ châu Âu sang châu Mỹ và khoảng 2,5 triệu người châu Á cũng di cư sang châu Mỹ. Trong những cuộc di dân xuyên Đại Tây Dương thì 65% đến Hoa Kỳ, còn lại chủ yếu người di cư tìm đến Canada, Bra-xin, Argentina… Cũng trong thời kỳ này thì có một số lượng tương tự người di cư trong khu vực châu Á. Khu vực Đông Nam Á đón khoảng 50 triệu người, chủ yếu đến từ Ấn Độ và miền Nam Trung Quốc. Khu vực Bắc Á (bao gồm miền bắc Trung Quốc, vùng Siberia), Trung Á và Nhật Bản cũng đón nhận khoảng 50 triệu người.[60] Nguồn di cư lao động xuyên quốc gia đạt mức đỉnh 3 triệu người/năm trong những năm đầu của thế kỷ XX. Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sự phát triển của Chủ nghĩa Sô–vanh trong những năm 1920 và cuộc đại khủng hoảng kinh tế những năm 1930 đã dẫn tới sự đóng cửa biên giới các nước và sự suy giảm của các luồng di cư quốc tế. 19 Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, những điều khoản trong Hiệp định Postdam giữa các nước phe Đồng minh và Liên Xô, trong đó có việc phân định lại biên giới giữa các nước ở châu Âu cũng đã dẫn tới việc di chuyển và tái định cư cho hàng chục triệu người. Từ những năm 1960, số lượng các nước là điểm đến của người di cư cũng tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh những nước có truyền thống về nhập cư như các nước châu Mỹ và châu Đại dương, các nước ở Tây Âu cũng thu hút một số lượng lớn người nhập cư như Đức, Pháp, Ý, Hà Lan…[37, pg. 4] Đến những năm 1970, những nước có nhiều người di cư ở châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… thậm chí đã bắt đầu nhận những người di cư đến từ Trung Đông và châu Phi. Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973, những vùng Vịnh đã bắt đầu thu hút người lao động di cư. Trong những năm 1980, hiện tượng di cư quốc tế đã lan rộng ra khắp châu Á, người di cư không chỉ đến Nhật Bản mà còn đến những nền kinh tế mới phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông … Từ 1965 đến 1990 thì số lượng dân di cư tăng thêm khoảng 45 triệu người với tỉ lệ trung bình là 2,1%/năm. Như vậy, tính đến trước những năm 1990, quá trình di cư quốc tế trải qua bốn thời kỳ lớn: thời kỳ tiền thực dân, thời kỳ xuất hiện của chủ nghĩa thực dân và kinh tế tư bản, thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa cùng ra đời của chủ nghĩa đế quốc, thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Độ dài của các thời kỳ di cư nói trên giảm dần nhưng hiện tượng di cư tăng dần cả về số lượng và mật độ. Trong từng thời kỳ, hiện tượng di cư đều có những tác động khác nhau lên tình hình quốc tế. Có thể nói đó là các bước đầu tiên của hiện tượng di cư quốc tế, là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của hiện tượng này và những ảnh hưởng của nó đến quan hệ quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh sẽ được đề cập trong chương 2 và chương 3. 1.3. Những nguyên nhân cơ bản của hiện tƣợng di cƣ quốc tế Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự di cư của con người. Theo vấn đề, người di cư có thể di chuyển nơi cư trú bởi những nguyên nhân như kinh tế, đoàn tụ gia đình, học tập, môi trường… Nhìn chung, trong mỗi nguyên nhân đó thường chứa đựng những nhân tố đẩy và thu hút con người di cư. Nhân tố thúc đẩy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan