Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở việt nam...

Tài liệu Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở việt nam

.PDF
178
20
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  THÁI PHÚC THÀNH VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  THÁI PHÚC THÀNH VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ LAO ĐỘNG MÃ SỐ: 62340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. PHẠM THÚY HƯƠNG 2. PGS. TS. NGUYỄN VĨNH GIANG HÀ NỘI - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Luận án này đã được Nghiên cứu sinh thực hiện và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Thuý Hương và PGS. TS. Nguyễn Vĩnh Giang. Nghiên cứu sinh cam đoan là không có bất kỳ sự vi phạm quyền tác giả nào trong luận án. Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2014 Nghiên cứu sinh Thái Phúc Thành ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB BTXH CMKT ĐH ĐHKTQD GDP VKHLĐXH/ ILSSA LĐTBXH /MOLISA NCS Nxb OECD TCTK/GSO TH THCN THCS THPT TTCP UNDP VHLSS VP CTMTQG GN WB Ngân hàng Phát triển Châu Á Bảo trợ xã hội Chuyên môn kỹ thuật Đại học Đại học Kinh tê quốc dân Tổng sản phẩm trong nước Viện khoa học Lao động và Xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nghiên cứu sinh Nhà xuất bản Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Tổng cục Thống kê Tiểu học Trung cấp chuyên nghiệp Trung học cơ sở Trung học phổ thông Thủ tướng Chính phủ Chương trình phát triển Liên hiệp quốc Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo Ngân hàng thế giới iii MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................i Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................... ii Danh mục Bảng..........................................................................................................vi Danh mục Hình và Đồ thị.......................................................................................viii MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Các câu hỏi nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 4. Tổng quan các công trình nghiên cứu vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng, thu nhập và giảm nghèo.................................................................. 3 5. Đóng góp của Luận án..................................................................................... 11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG......................................... 13 1.1. Vốn con người................................................................................................ 13 1.1.1. Khái niệm vốn con người......................................................................... 13 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của vốn con người................................................. 15 1.1.3. Các yếu tố tác động đến vốn con người................................................... 17 1.1.4. Các tiêu chí phản ánh và đo lường vốn con người...................................19 1.2. Nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững............................................. 21 1.2.1. Khái niệm nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.........................21 1.2.2. Các yếu tố phản ánh giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.....................27 1.2.3. Các yếu tố tác động đến giảm nghèo và giảm nghèo bền vững...............27 1.2.4. Đo lường nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững......................... 29 1.3. Vị trí và mối quan hệ của vốn con người với giảm nghèo trong lý thuyết sinh kế.....................................................................................................................31 1.4. Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững............................ 35 1.4.1. Vai trò của vốn con người đối với tình trạng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, thoát nghèo và không tái nghèo.................................................................. 36 1.4.2. Vai trò của vốn con người đối với thu nhập.............................................43 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 46 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................46 2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................46 2.3. Phương pháp tiếp cận và phân tích............................................................. 47 iv 2.3.1. Phương pháp tiếp cận................................................................................47 2.3.2. Phương pháp phân tích............................................................................. 48 2.4. Nguồn dữ liệu nghiên cứu.............................................................................53 2.4.1. Nguồn dữ liệu sơ cấp................................................................................ 53 2.4.2. Nguồn dữ liệu thứ cấp.............................................................................. 60 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010................................................................................................................... 63 3.1. Thực trạng nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010........ 63 3.1.1. Nghèo và giảm nghèo............................................................................... 63 3.1.2. Rủi ro.........................................................................................................65 3.1.3. Tài sản sinh kế ở nông thôn......................................................................66 3.1.4. Thực trạng về mối quan hệ giữa vốn con người và mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản.................................................................................................... 69 3.1.5. Nguyên nhân nghèo.................................................................................. 71 3.2. Vai trò của vốn con người đối với thu nhập............................................... 72 3.2.1. Vai trò của trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn kỹ thuật đối với thu nhập..................................................................................................................... 72 3.2.2. Vai trò của kiến thức cụ thể và kỹ năng cần thiết đối với thu nhập........ 81 3.3. Vai trò của vốn con người đối với thoát nghèo bền vững......................... 88 3.3.1. Vai trò của trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn kỹ thuật đối với thoát nghèo bền vững..........................................................................................88 3.3.2. Vai trò của kiến thức, kỹ năng cụ thể đối với thoát nghèo bền vững...... 98 CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020107 4.1. Bối cảnh và định hướng.............................................................................. 107 4.1.1. Cơ hội và thách thức............................................................................... 107 4.1.2. Định hướng về giảm nghèo.................................................................... 110 4.1.3. Định hướng về hỗ trợ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm nâng cao vốn con người............................................................113 4.2. Quan điểm về nâng cao vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững...................................................................................................................... 115 4.3. Các giải pháp nâng cao vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững...................................................................................................................... 118 4.3.1. Đổi mới cách tiếp cận nghèo và giảm nghèo......................................... 119 v 4.3.2. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để nâng cao vai trò vốn con người trong giảm nghèo bền vững.............................................................................. 121 4.3.3. Nâng cao vốn con người của người nghèo.............................................123 4.4. Khuyến nghị................................................................................................. 131 4.4.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ............................................................. 131 4.4.2. Khuyến nghị đối với Bộ LĐTBXH, cơ quan quản lý nhà nước về giảm nghèo................................................................................................................. 132 4.4.3. Khuyến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.............................. 133 4.4.4. Khuyến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo....................................... 133 4.4.5. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức cung cấp tín dụng ưu đãi chính thức đối với hộ nghèo.........................................................134 4.4.6. Kiến nghị đối với các tổ chức chính trị xã hội: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản HCM................................134 KẾT LUẬN............................................................................................................. 136 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA NCS............................................................. 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 139 PHỤ LỤC................................................................................................................ 143 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2000-2015.............................................23 Bảng 1.2: Chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê.......................................................24 Bảng 2.1: Cơ mẫu và phân bổ mẫu điều tra thực tế...................................................55 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp về phương pháp, quy mô, đối tượng khảo sát..................59 Bảng 2.3: Các nội dung, phương pháp và nguồn dữ liệu phân tích thực trạng.........61 Bảng 3.1: Chỉ số khoảng cách nghèo.........................................................................64 Bảng 3.2: Trình độ của chủ hộ và tình trạng nhà ở, nhà vệ sinh, nước sạch, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, năm 2010............................................................ 71 Bảng 3.3: Trình độ giáo dục và khu vực làm việc, năm 2010...................................74 Bảng 3.4: Cơ cấu lao động phân theo khu vực việc làm........................................... 76 Bảng 3.5: Tóm tắt kết quả ước lượng hệ số tương quan giữa bằng cấp CMKT với thu nhập của lao động làm công hưởng lương...........................................................76 Bảng 3.6: Tóm tắt kết quả ước lượng hệ số tương quan giữa bằng cấp CMKT với thu nhập của lao động tự làm phi nông nghiệp..........................................................78 Bảng 3.7: Tóm tắt kết quả ước lượng hệ số tương quan giữa bằng cấp CMKT với thu nhập của lao động nghèo tự làm phi nông nghiệp...............................................79 Bảng 3.8: Tóm tắt kết quả ước lượng hệ số tương quan giữa bằng cấp CMKT với thu nhập của lao động tự làm nông nghiệp................................................................ 80 Bảng 3.9: Quá trình mở rộng quy mô sản xuất của gia đình bà Đinh Vre................84 Bảng 3.10: Mối quan hệ giữa bằng cấp của dân số từ 15 tuổi trở lên và thu nhập, năm 2010.................................................................................................................... 89 Bảng 3.11: Trình độ giáo dục phổ thông và tình trạng nghèo...................................90 Bảng 3.12: Trình độ chuyên môn kỹ thuật và tình trạng nghèo................................90 Bảng 3.13: Kết quả ước lượng mô hình đánh giá tác động của trình độ giáo dục tới khả năng nghèo...........................................................................................................91 Bảng 3.14: Trình độ của chủ hộ và tình trạng nghèo, năm 2010.............................. 93 Bảng 3.15: Trình độ nghề của lao động và tình trạng nghèo, năm 2010.................. 94 Bảng 3.16: Trình độ của người tham gia lao động thực tế và tình trạng nghèo, năm 2010............................................................................................................................ 94 Bảng 3.17: Đặc điểm của hộ và tình trạng nghèo......................................................96 Bảng 3.18: Tình trạng việc làm của lao động sau học nghề......................................97 Bảng 3.19: Tập huấn, ứng dụng khoa học kỹ thuật và tình trạng nghèo...................99 Bảng 3.20: Kế hoạch sản xuất, phân công lao động và tình trạng nghèo................. 99 Bảng 3.21: Kiến thức, kỹ năng chi tiêu và tình trạng nghèo................................... 101 Bảng 3.22: Hiểu biết về rủi ro và tình trạng nghèo................................................. 102 Bảng 3.23: Kỹ năng ứng phó rủi ro và tình trạng nghèo......................................... 102 Bảng 3.24: Hiểu biết, kỹ năng cụ thể và tình trạng nghèo...................................... 105 Bảng 4.1: Khía cạnh và chỉ báo nghèo đa chiều tiếp cận theo sinh kế................... 120 vii DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành vốn con người..........................................................14 Hình 1.2: Các tiêu chí phản ánh giảm nghèo bền vững.............................................27 Hình 1.3: Tài sản sinh kế............................................................................................32 Hình 1.4: Mô hình sinh kế giản đơn.......................................................................... 34 Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu................................................................................... 45 Hình 4.1: Nâng cao vốn con người của người nghèo để giảm nghèo bền vững.....124 Hình 4.2: Đánh giá nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng.......................................128 Đồ thị Đồ thị 3.1: Tỷ lệ nghèo chung và nghèo LTTP toàn quốc, 1998-2010.....................63 Đồ thị 3.2: Trình độ của chủ hộ và thu nhập............................................................. 73 Đồ thị 3.3: Tỷ lệ nghèo và trình độ của chủ hộ......................................................... 88 Đồ thị 3.4: Cơ cấu nghèo năm 2010 theo trình độ của chủ hộ.................................. 88 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Con người có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Con người vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình tăng trưởng và giảm nghèo. Vốn con người có vai trò định hướng, khai thác, kết hợp, sử dụng các tài sản sinh kế khác như vốn tài chính, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất để tạo ra kết quả sinh kế, tăng trưởng và phát triển. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vốn con người tác động tích cực và là một trong những yếu tố quyết định năng suất lao động, cải thiện tình trạng việc làm, tăng thu nhập. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người có trình độ giáo dục, chuyên môn kỹ thuật cao hơn vẫn có thu nhập thấp hơn, vẫn nghèo hơn; nhiều người nghèo được tập huấn, đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục nhưng thu nhập vẫn không được cải thiện, vẫn không thoát nghèo; nhiều người được đào tạo nghề vẫn tái nghèo hay thu nhập bị giảm; tình trạng rơi vào nghèo vẫn có thể xảy ra đối với những người có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật,... Chương trình giảm nghèo ở nước ta sẽ tiếp tục được triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo với những yêu cầu mới về tính bền vững – thể hiện rất rõ trong Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và được tái khẳng định trong Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020. Hỗ trợ người nghèo về giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong khuôn khổ chương trình giảm nghèo không chỉ là hỗ trợ giảm chi tiêu mà có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vốn con người cho người nghèo để giảm nghèo. Hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề đã được nhìn nhận là “đột phá” trong giảm nghèo ở nông thôn – thể hiện rất rõ trong Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của TTCP phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 phê duyệt chiến lược dạy nghề thời kỳ 2011-2020. Câu hỏi đặt ra trong thực tiễn triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo ở Việt Nam là: Hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề có thể nâng trình độ giáo dục, bằng cấp chuyên môn kỹ thuật, cải thiện vốn con người của người nghèo, nhưng mức độ tác 2 động của vốn con người đến giảm nghèo bền vững như thế nào? Cần phải làm gì hay làm như thế nào để nâng cao vai trò của vốn con người của người nghèo để giảm nghèo bền vững? Mặc dù những câu hỏi trên vừa là câu hỏi đối với quản lý, thực hiện chương trình giảm nghèo vừa là những câu hỏi có tính khoa học, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào giải quyết. Đó chính là lý do NCS lựa chọn và đề xuất nghiên cứu đề tài “Vai trò c a v˨n con ngɵ i trong giʱm nghèo b˒n v ng Vi˞t Nam”. 2. Các câu hỏi nghiên cứu 1) Vốn con người là gì, bao gồm những nội dung gì? và những yếu tố tác động đến vốn con người? 2) Nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là gì? những yếu tố phản ánh giảm nghèo bền vững? và yếu tố tác động đến giảm nghèo bền vững? 3) Vốn con người có vai trò như thế nào trong giảm nghèo bền vững? 4) Thực trạng vai trò của vốn con người trong giảm nghèo ở Việt Nam như thế nào? 5) Làm thế nào để phát huy vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững? 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng vai trò của vốn con người trong giảm nghèo và đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò vốn con người để giảm nghèo bền vững. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận về vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam; phát triển mô hình phân tích định lượng về tác động của trình độ giáo dục đến khả năng thoát nghèo ở Việt Nam; 3 - Phân tích thực trạng vai trò của vốn con người, cụ thể là phân tích tác động của trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn kỹ thuật và một số kiến thức, kỹ năng cụ thể đối với giảm nghèo bền vững; - Hình thành các quan điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của vốn con người trong giảm nghèo để giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. 4. Tổng quan các công trình nghiên cứu vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng, thu nhập và giảm nghèo Trước những năm 50 của thế kỷ XX, những phân tích lý thuyết về đầu tư vào giáo dục và đào tạo như là vốn của Adam Smith, Alfred Marshall và Milton Freeman đã không được đưa vào các cuộc thảo luận về năng suất lao động. Khái niệm ban đầu về vốn con người không được thuyết phục bởi lẽ đã coi con người như máy móc. Nhìn nhận việc đến trường theo hướng đầu tư hơn là văn hóa bị coi là “tàn nhẫn” và hạn hẹp [63]. Trong khoảng thời gian 1980-1990, vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng, thu nhập được thảo luận nhiều hơn và có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn con người với thu nhập, tăng trưởng được công bố; và vốn con người được thừa nhận là một “yếu tố” quan trọng của sản xuất. 4.1. Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng và thu nhập Schultz trong “Investment in Human Capital” [76, tr.1-17], giáo dục được xem là một khoản đầu tư vào con người và nó cũng có vai trò như một loại vốn – “vốn con người”. Denison, Edward F. (1962) trong “Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Mỹ” và Schultz (1963) trong “Giá trị kinh tế của giáo dục” khẳng định: Đầu tư vào vốn con người là yếu tố đóng góp quan trọng và cơ bản cho tăng trưởng kinh tế. Từ đó khuyến khích loại bỏ các rào cản đối với đầu tư vào vốn con người nhất là đầu tư cho giáo dục để tạo ra các lợi ích cho xã hội và đầu tư vào vốn con người là lời giải cơ bản cho sự chênh lệch giữa tăng trưởng đầu ra và tăng trưởng các đầu vào vốn vật chất và lao động. Waines trong “The Role of Education in the Development of Developed Countries” [77, tr.437-445] đã nhận thấy tốc độ tăng trưởng không hoàn toàn phụ thuộc vào mức vốn vật chất hay tài chính mà phụ thuộc vào cả yếu tố vốn con người – chính yếu tố vốn con người sẽ quyết định việc sử dụng hiệu quả hay không vốn vật chất và tài chính. Việc thay đổi quan điểm về vai trò của vốn con người sẽ giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển. 4 Lucas trong “On the Mechanics of Economic Development” [68, tr.3-42] đã khẳng định vốn con người đóng góp vào tăng trưởng kinh tế theo hai phương thức. Trước hết, vốn con người tồn tại trong mỗi cá thể sẽ làm tăng năng suất cá nhân, dẫn đến tăng năng suất chung và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, vốn con người bao hàm trong mỗi cá thế cũng ảnh hưởng tới năng suất của các nhân tố sản xuất khác. Hai phương thức tác động này được gọi là các hiệu ứng “nội sinh” và “ngoại sinh” của vốn con người; khẳng định tăng trưởng bền vững là kết quả của quá trình tích lũy vốn con người theo thời gian. Lau, Jamison, Liu và Rivkin nghiên cứu về các bang của Brazil [66, tr.45-70] cho thấy: trình độ học vấn của lực lượng lao động có ảnh hưởng lớn, tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với sản lượng. Tăng thêm 1 năm đi học bình quân đầu người sẽ làm tăng sản lượng thực tế khoảng 20%. Trong bốn nguồn tăng trưởng cơ bản, vốn con người giải thích được 25% tăng trưởng sản lượng ở Brazil trong những năm 1970. “Labor Market in Asia: Promoting full, productive and decent employment” [55, tr.76-77] đã chỉ ra 3 "cái bẫy" tăng trưởng kinh tế liên quan đến vốn con người thấp đối với các nước đang phát triển. Thứ nhất cố gắng khai thác lợi thế so sánh của mình dựa trên chi phí lao động thấp (tiền lương thấp) và rơi vào vòng luẩn quẩn: Năng suất lao động thấp - ít đào tạo - thiếu những công việc yêu cầu kỹ năng cao năng lực cạnh tranh thấp đối với những thị trường sản phẩm yêu cầu nhiều kỹ năng. Tình huống này được gọi là bẫy "kỹ năng thấp, công việc tồi" gắn với tiền lương thấp và ít cơ hội để tích luỹ vốn con người. Thứ hai, xuất phát từ sự kết hợp giữa vốn và lao động, gọi là "kỹ năng thấp, công nghệ thấp". Công nhân không có đủ kỹ năng để vận hành những máy móc hiện đại, sẽ không có động lực để đầu tư vào công nghệ mới. Điều này tiếp tục làm giảm năng suất lao động của công nhân. Thứ ba "kỹ năng thấp, không có sáng kiến". Ý tưởng mới và sáng kiến là cơ sở để phát triển những năng lực công nghệ nhưng điều này đòi hỏi nhân viên cần được đào tạo tốt hơn. Một nền kinh tế có thể rơi vào vòng luẩn quẩn, không có sáng kiến do lực lượng lao động kỹ năng thấp và công nhân không có động cơ để đầu tư vào giáo dục - đào tạo vì không có nhu cầu cho những kiến thức, kỹ năng này. Việc tồn tại khoảng cách giữa kiến thức, kỹ năng mà thị trường yêu cầu và vốn con người thực tế có thể tạo nên vòng luẩn quẩn: Thiếu kỹ năng - Thất nghiệp và thiếu việc làm Nghèo đói. Những phát hiện này khá thống nhất với quan điểm Ljungqvist [67, tr.219-239] trong “The case of a missing market of humal capital” khi chứng minh 5 sự kém trong tăng trưởng và phát triển về kinh tế là do thị trường vốn con người không hoàn hảo. Ở Việt Nam, “Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam” [37] đã sử dụng mô hình hồi quy với các thước đo vốn con người là số năm đi học bình quân của lực lượng lao động, chi phí giáo dục hay thu nhập của lao động; mặc dù sau đó, nghiên cứu nhận định sử dụng các thước đo vốn con người dựa trên chi phí và thu nhập chưa phù hợp với thực tế của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: tỉnh nào có mức vốn con người cao hơn thì sẽ có mức GDP cao hơn trong các điều kiện yếu tố khác không thay đổi. Tuy nhiên hiệu ứng của vốn con người thay đổi theo vùng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đồng nhất khái niệm vai trò với tác động hay ảnh hưởng. Những nghiên cứu của các tác giả nêu trên, tuy có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau nhưng đều cho thấy tác động rất rõ ràng và quan trọng của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế. “The Economic Way of Look at Life” [64] đã nhận định: Mọi người có thu nhập khác nhau cơ bản là do vốn con người khác nhau. Trong nhiều nghiên cứu khác Becker [62] [63, tr.9-49] [65] cũng đã đưa ra nhiều bằng chứng về mối tương quan giữa vốn con người và thu nhập: học vấn càng cao, thu nhập càng cao, đồng thời chỉ ra nhiều cách thức đầu tư nâng cao vốn con người; tỷ lệ hoàn trả đầu tư giáo dục có thể khác đối với các nhóm khác nhau (nam, nữ, da mầu, da trắng); khẳng định vai trò ngày càng cao của vốn con người trong tăng trưởng và giảm nghèo cả ở cấp cá nhân, doanh nghiệp hay cấp quốc gia; trong “Human Capital”, Becker khẳng định [62]: Không có đầu tư nào mang lại lợi nhuận lớn hơn như đầu tư vào con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng điều đó cũng có tính tương đối vì định lượng trình độ giáo dục của một người không chỉ đơn giản là xem bao nhiêu bằng cấp mà người đó có được. Becker cũng chứng minh do khác nhau về giới tính, đặc điểm dân tộc, nên dù có cùng trình độ thì thu nhập trung bình của những người lao động khác nhau cũng khác nhau. Nhờ các phát hiện của Becker qua phân tích về vốn con người đã giải thích nhiều cơ chế hay nguyên tắc trong thị trường lao động và kinh tế quy mô lớn, hình thành nền tảng để phát triển lý thuyết vốn con người. Mincer trong “Schooling, Experience and Earnings” [69] đã phát triển một hàm hồi quy phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và số năm đi học với quan điểm cho rằng thời gian tiêu tốn cho việc đi học tại trường lớp hay đào tạo nghề sẽ làm 6 chậm lại tiến trình tạo ra thu nhập và làm giảm thời gian làm việc trong đời nếu tuổi nghỉ hưu được xem là cố định. Để tính toán hiệu quả của đầu tư vào việc đi học và tính toán khoảng thời gian làm việc, Mincer giả định rằng mỗi năm đầu tư vào việc học sẽ làm giảm đúng bằng một năm làm việc và chi phí thời gian cộng với số tiền chi trực tiếp trong thời gian này cho việc đi học được xem là tổng chi phí đầu tư. Vì những chi phí này, việc đầu tư sẽ không diễn ra nếu như không có khả năng đem lại những khoản thu nhập lớn hơn trong tương lai được biểu thị thông qua tỉ suất thu hồi nội bộ. Mô hình phân tích của Mincer sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau với tư cách là một mô hình phân tích. Cai trong “Internal and External Effects of Education on the Growth of National Product” [57] đã tổng hợp các kênh hiệu ứng nội sinh của giáo dục bao gồm: gia tăng năng suất lao động cá nhân trong sản xuất các loại hàng hóa và dịch vụ; gia tăng năng suất cá nhân trong việc sản xuất thêm vốn con người; giảm thời gian làm việc tại nhà của phụ nữ và tăng chất lượng sản phẩm; thay đổi giá trị của thời gian nghỉ ngơi thông qua tác động của nó vào mức tiền lương. Các hiệu ứng ngoại sinh của giáo dục bao gồm: trình độ của con cái; năng suất lao động trong gia đình; sức khỏe cá nhân; sức khỏe các thành viên trong gia đình; giảm tỷ lệ sinh; hiệu quả lựa chọn tiêu dùng; hiệu quả tìm kiếm thị trường lao động; hiệu quả lựa chọn hôn nhân; tỷ lệ tiết kiệm; giảm tội phạm; liên kết xã hội; thay đổi công nghệ. Schultz trong “Education Investment and Returns” [75] cho thấy mối quan hệ giữa thu nhập và vốn con người là mối quan hệ nhân - quả; đầu tư vào giáo dục có nghĩa là làm tăng vốn con người và sẽ làm tăng năng suất của mỗi cá nhân trong tương lai; việc tăng thu nhập liên quan đến cải thiện giáo dục ở những nước nghèo cao hơn gấp hai lần ở những nước giàu. Như vậy có thể hiểu ảnh hưởng của giáo dục đến năng suất lao động, thu nhập chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có môi trường kinh tế vĩ mô (sự khác biệt giữa nước giàu và nước nghèo). Mặt khác tác động của giáo dục đến thu nhập không phải là “tức thì” mà cần có thời gian hay còn gọi là “độ trễ”. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 2001) trong “The well-being of nations, the role of Human and Social capital, education and skills” [73] trích dẫn kết quả nghiên cứu của Krueger và Lindahl (1999) cho thấy nếu trình độ học vấn cao hơn một cấp thì thu nhập trung bình một năm tăng từ 5 - 15%; và OECD (2007) trong “Lifelong Learning and Human Capital” [74] đã đưa ra kết quả nghiên cứu cụ thể tại New Zealand và Ðan Mạch rằng thu nhập của những người có bằng cấp 7 đại học cao hơn 15% so với thu nhập của những người chỉ tốt nghiệp phổ thông trong suốt quãng đời làm việc của họ. Coulombe và Tremblay [59, tr.154-180] nghiên cứu về các tỉnh ở Canada giải thích một phần tăng trưởng đáng kể của thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh là do các chỉ số vốn con người – Vốn con người (mà chủ yếu là chỉ số về giáo dục) giải thích được gần 50% tăng trưởng tương đối của thu nhập bình quân đầu người ở các tỉnh của Canada kể từ năm 1951 và giải thích được trên 80% mức thu nhập tương đối. Các ước lượng về tỷ trọng của vốn con người trong thu nhập quốc dân xấp xỉ 0,5. Kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên cho thấy rất nhiều các yếu tố thuộc về vốn con người tác động đến thu nhập và khẳng định vai trò tích cực của vốn con người đối với thu nhập và cải thiện thu nhập. 4.2. Vai trò của vốn con người đối với giảm nghèo Một số nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của vốn con người đối với giảm nghèo, nhưng chủ yếu là đề cập đến khía cạnh thu nhập, nổi bất là “Rural Poverty in Development Countries: An Empirical Analysis” của Dao [60, tr.80-154] đã chứng minh vai trò của vốn con người thông qua đào tạo cũng giống như tăng cường vốn vật chất đối với cải thiện năng suất lao động của nông dân và giảm nghèo ở khu vực nông thôn các nước đang phát triển. Và đặc biệt trong “Human Capital, Poverty and Income Distribution in Development Countries” [61, tr.294303], Dao cũng đã chỉ ra rằng tăng cường cơ hội giáo dục cơ sở sẽ làm giảm bất bình đẳng về thu nhập ở các nước đang phát triển. Một số nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết sinh kế để phân tích nghèo đói ở Việt Nam [21 & 22 & 23] đã phát hiện mối liên hệ giữa vốn con người và tình trạng nghèo của hộ gia đình – về cơ bản người nghèo luôn có vốn nhân lực cụ thể là trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hơn người không nghèo. Sinh kế đã được đề cập trong một số nghiên cứu [27] của R. Chambers những năm 1980, sau đó là các nghiên cứu của F. Ellis (1998), Barrett, Reardon, Morisson, Batterbury (2001); Conway (1992); Carney (1998); Bernstein (1992); Francis (2000, 2002); Radoki (2002); Andrew Dorward và Nigel Poole (2003);... Sinh kế có thể được tiếp cận và định nghĩa khác nhau. Nhưng có sự thống nhất căn bản, các hoạt động sinh kế là do cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định trên cơ sở năng lực và khả năng của chính họ được gọi là các tài sản hay vốn sinh kế, bao gồm vốn con người, vốn tài 8 chính, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn xã hội. Đồng thời sinh kế chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như các thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội mà chính các cá nhân hay hộ gia đình đã thiết lập. Thu nhập thấp hay nghèo đói được xem là kết quả sinh kế tồi. Báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á [56] [30] nhận định rằng dù Việt Nam là một ví dụ điển hình về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, có nhiều chứng cứ cho thấy sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập, trong khi đó thì rất ít nghiên cứu xem xét về vấn đề vốn con người. Vốn con người được hiểu là trình độ giáo dục và sức khỏe của mỗi cá nhân, hai yếu tố được thừa nhận một cách rộng rãi là loại tài sản sản xuất của người nghèo và là kết quả của một quá trình đầu tư dài hạn. Bất bình đẳng về thu nhập có thể được giải quyết trong một thời gian ngắn, nhưng bất bình đẳng về vốn con người có thể để lại các hệ quả nghiêm trọng cho nhiều thế hệ. Đầu tư vào vốn con người vì thế rất quan trọng trong việc phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo mà các tác giả của báo cáo này cho rằng: người nghèo nghèo vì họ thiếu vốn con người, người nghèo thiếu vốn con người vì họ nghèo. Phân tích thực trạng ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu như Moock [70], Nguyễn Nguyệt Nga [72], Nguyễn Đức Thành [71], Nguyễn Xuân Thành [31] đã sử dụng mô hình hàm thu nhập của Mincer trong phân tích mối quan hệ giữa trình độ giáo dục với thu nhập. Khá nổi bật trong số đó và có tính lý thuyết cao là nghiên cứu “Trends of the education sector from 1993-1998” của Nguyễn Nguyệt Nga, nghiên cứu đã sử dụng cơ sở dữ liệu VHLSS 92-93 và 97-98 để phân tích, kết quả cho thấy nâng cao trình độ giáo dục lên cấp trung học cơ sở sẽ tạo ra các cơ hội cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người nghèo. Tuy nhiên nghiên cứu cũng nhận định rằng ảnh hưởng của dạy nghề không có ý nghĩa thống kê đối với thu nhập trong khu vực tư nhân. “Ước lượng suất sinh lời của giáo dục ở Việt Nam” của Vũ Trọng Anh đã sử dụng biến số năm đi học hay bằng cấp cao nhất của lao động trong VHLSS để tính toán tỷ suất sinh lời của giáo dục ở Việt Nam năm 2004. Một số công trình nghiên cứu khác có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn; như “Mô hình giảm nghèo vùng Tây Bắc” [2], “Vốn con người và thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên” [5] hay “Việt Nam: Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng” [20] cũng đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích ảnh hưởng của trình độ (trình độ kỹ năng, số năm đi học, kinh nghiệm,…) đến thu nhập, năng suất lao động, tỷ lệ thu hồi. “Việt Nam: Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng” đã chỉ ra rằng: đầu tư thêm một năm đi học hay đào tạo sẽ làm tăng từ 9 1,2% đến 2,4% năng suất lao động và tăng 1% số lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học sẽ tăng được từ 0,44% đến 0,67% năng suất lao động. “Vốn con người và thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên” [5] cho thấy: Thu nhập của hộ sản xuất phụ thuộc vào trình độ giáo dục và kinh nghiệm của chủ hộ với hệ số tương quan lần lượt là 0,0246 và 0,0577. Đóng góp rất có ý nghĩa của các nghiên cứu này là đã ứng dụng thành công các mô hình kinh tế lượng, đặc biệt là mô hình hàm thu nhập của Mincer và chỉ ra mối tương quan giữa các biến về giáo dục, đào tạo, kiến thức với năng suất lao động, thu nhập đối với một số vùng, một số nhóm đối tượng trong một khoảng thời gian cụ thể ở Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế rõ ràng của các công trình này là phạm vi bị giới hạn ở một số vùng cụ thể, ví dụ như ở vùng Tây Bắc đối với “Mô hình giảm nghèo vùng Tây Bắc” hay chỉ xem xét chủ yếu ảnh hưởng ở trình độ giáo dục cao (trình độ đại học) đối với “Việt Nam: Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng” hay “sản xuất cà phê ở Tây Nguyên” đối với “Vốn con người và thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên”,… Ngoài ra, một số nghiên cứu không dựa trên mô hình hàm thu nhập của Mincer mà tiếp cận dựa vào hàm Cobb–Douglas hay một mô hình khác để giải thích quan hệ vốn con người với thu nhập - như Đinh Phi Hổ [14] áp dụng hàm Cobb – Douglas để nghiên cứu ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp tới thu nhập của nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long, kết quả cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức độ kiến thức và thu nhập với hệ số tương quan là 0,272; Nguyễn Chí Thiện trong “Chi tiêu và thu nhập của người dân nông thôn miền núi ở tỉnh Thái Nguyên” [28] chỉ ra ảnh hưởng của cách tiếp cận thị trường của nông dân tới thu nhập, với hệ số tương quan là 0,09 hay trong “Mô hình giảm nghèo vùng Tây Bắc” chỉ ra hệ số tương quan về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật với tăng thu nhập là 0,016 (năm 2002) và 0,158 (năm 2004).... Indu, Erik, Thắng và Hữu (2001) trong “Vốn nhân lực của người nghèo ở Việt Nam tình hình và các lựa chọn về chính sách” [24] đã sử dụng các thước đo tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ đi học, tỷ lệ đạt điểm khá giỏi, số năm đi học, chi tiêu cho giáo dục để phản ánh vốn con người trong khía cạnh giáo dục. Mặc dù không sử dụng các mô hình kinh tế lượng nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng: giáo dục là chìa khóa để nâng cao vốn nhân lực và ảnh hưởng của các yếu tố cộng đồng, môi trường, đặc điểm của hộ gia đình (thu nhập, chi tiêu, kiến thức, sở thích) lên hành vi nâng cao vốn con người của hộ gia đình. Bản thân vốn nhân lực lại có tác động trở lại thu nhập, chi tiêu, kiến thức và sở thích của hộ gia đình. 10 Lê Bạch Dương và các đồng tác giả trong “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” [25, tr.94-95] khẳng định trình độ giáo dục, cụ thể là lớp học và cấp học là biến số quan trọng lý giải tình trạng nghèo và khả năng rủi ro của hộ gia đình. Thu nhập của các hộ có trình độ trung học hoặc cao hơn của bất kỳ thành viên nào sẽ cao hơn 30-70% thu nhập của các hộ có trình độ học vấn tiểu học hoặc thấp hơn. Việc tham gia vào các lớp tập huấn nâng cao trình độ ở các xã nghiên cứu cũng làm cho thu nhập của các hộ tăng lên 14%. Xác suất rủi ro kinh tế của những hộ có trình độ học vấn cao thấp hơn 26% so với hộ chỉ có học vấn tiểu học. ADB và Bộ LĐTBXH/ILSSA trong nghiên cứu “Markets for the Poor” [21] [23] sử dụng mô hình sinh kế trên cơ sở mô hình sinh kế của Andrew Dorward và Nigel Poole (2003) trong nghiên cứu về các cơ hội thị trường đối với người nghèo, nhận định: Mối quan hệ giữa vốn con người và mục tiêu tăng thu nhập, giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua đã không được nhìn nhận và giải quyết một cách tốt nhất. Vốn con người có thể là một trong những tài sản duy nhất và tốt nhất của người nghèo. Nó có thể tăng trưởng và hỗ trợ để gia tăng các nguồn tài sản khác của chính hộ nghèo. Mặc dù không đưa ra những kết luận có tính định lượng nhưng đây có thể là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình sinh kế, tài sản sinh kế để lý giải sự “chuyển đổi” các vốn sinh kế của người nghèo ở Việt Nam và định hướng giảm nghèo thông qua nâng cao vốn con người cho người nghèo. Action Aid và Oxfam trong báo cáo “Tác động của giá cả đến đời sống và sinh kế của người nghèo” [32] cho thấy: Ngay trong một địa bàn tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số cũng cao hơn nhóm người Kinh do có sự khác nhau về vốn con người, vốn xã hội, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sử dụng ngôn ngữ. Như vậy vốn con người là yếu tố quan trong đối với tình trạng nghèo, nhưng bản thân vốn con người không tác động một cách độc lập đến tình trạng nghèo đói mà còn có mối quan hệ với nhiều yếu tố khác như vốn xã hội,… Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, mặc dù vai trò của vốn con người có thể được xem xét theo 3 nhóm vấn đề lớn - vốn con người với tăng trưởng, vốn con người với thu nhập và vốn con người với nghèo và giảm nghèo. Trong đó vai trò của vốn con người với giảm nghèo là một nội dung chưa được nhiều nghiên cứu đề cập, giải quyết một cách độc lập mà thường được đề cập kết hợp trong các nghiên cứu về thu nhập hay tăng trưởng. 11 Các nghiên cứu đã cho thấy: Vốn con người là khái niệm mở. Vai trò của vốn con người đối với thu nhập, tăng trưởng và giảm nghèo được xem xét chủ yếu thông qua tác động chủ yếu của trình độ giáo dục, đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm thu nhập và tăng trưởng ở cả cấp quốc gia cũng như cá nhân. Tăng cường giáo dục và đào tạo là những phương thức quan trọng và cơ bản để nâng cao vốn con người. Tuy nhiên không phải khi nào tăng cường giáo dục và đào tạo cũng tác động tức thời hay mạnh mẽ đến tăng trưởng, cải thiện thu nhập hay giảm nghèo vì ngoài giáo dục, đào tạo còn có các yếu tố có tính tiết chế khác như: vùng, vốn xã hội, đặc điểm hộ hay cá nhân... Tính đến năm 2010, chưa có những nghiên cứu riêng về tác động của vốn con người đối với giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Mặt khác, một số phát hiện về tác động của trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với thu nhập, giảm nghèo còn một vài điểm chưa thống nhất, chưa rõ nét cần phải nghiên sâu cứu thêm. 5. Đóng góp của Luận án Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp 1) Kết hợp các lý thuyết về vốn con người với khái niệm vốn con người là tài sản sinh kế trong quá trình nghiên cứu lý luận về vốn con người; khẳng định vốn con người có vai trò quyết định đối với các tài sản sinh kế khác; 2) Phát triển khái niệm giảm nghèo bền vững trên cơ sở khái niệm nghèo, giảm nghèo và “bền vững“ được xem là một tiêu chuẩn; giảm nghèo bền vững được khái niệm là tình trạng dân cư đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn (nghèo) và duy trì được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên mức chuẩn đó ngay cả khi gặp phải các cú sốc hay rủi ro. Giảm nghèo bền vững là một kết quả sinh kế; có thể được phản ánh thông qua thu nhập, hay mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, hay thoát nghèo và không tái nghèo; 3) Phát triển lý thuyết về vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam trên cơ sở lý thuyết sinh kế. Vốn con người có vai trò quyết định chiến lược sinh kế, các hoạt động sinh kế, điều phối các tài sản sinh kế khác trong các hoạt động sinh kế, điều chỉnh để thích ứng với tác động từ bên ngoài nhằm tạo ra và duy trì các kết quả sinh kế; 4) Ứng dụng mô hình Mincer trong phân tích mối quan hệ giữa trình độ CMKT với thu nhập của lao động trong khu vực tự làm nông nghiệp và tự làm phi nông nghiệp;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan