Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính từ thực tiễ...

Tài liệu Vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính từ thực tiễn thành phố hà nội

.PDF
114
123
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN HẢI LINH VAI TRß CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N TRONG GI¶I QUYÕT Vô ¸N HµNH CHÝNH Tõ THùC TIÔN THµNH PHè Hµ NéI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN HẢI LINH VAI TRß CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N TRONG GI¶I QUYÕT Vô ¸N HµNH CHÝNH Tõ THùC TIÔN THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 8380101.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÀ HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Hải Linh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ............ 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về vụ án hành chính ............................................................ 7 1.1.2. Khái niệm giải quyết vụ án hành chính ................................................ 9 1.1.3. Khái niệm về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính ................................................................................ 11 1.2. Khái quát cơ sở pháp lý về vai trò của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án hành chính ............................................................ 13 1.2.1. Cơ sở pháp lý theo Hiến pháp 2013 ................................................... 13 1.2.2. Cơ sở pháp lý theo luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 ......... 15 1.2.3. Cơ sở pháp lý theo luật tố tụng hành chính 2015............................... 16 1.3. Những đảm bảo cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện vai trò trong giải quyết vụ án hành chính ............................................ 19 1.3.1. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân phải được cụ thể hóa trong luật Tố tụng hành chính ...................................................................... 19 1.3.2. Năng lực của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trong việc giải quyết vụ án hành chính ........................ 22 1.3.3. Tạo ra điều kiện thuận lợi để Viện kiểm sát có thể thực hiện tốt vai trò của mình trong giải quyết vụ án hành chính ........................... 24 1.3.4. Việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia tố tụng hành chính ........ 26 Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 29 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................................................30 2.1. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong pháp luật Tố tụng hành chính ........................................................................................ 30 2.1.1. Giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính .................................... 30 2.1.2. Giai đoạn đối thoại và chuẩn bị xét xử vụ án hành chính .................. 34 2.1.3. Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ....................................... 38 2.1.4. Giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hành chính ................................... 46 2.2. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội trong giải quyết vụ án hành chính ............................................................ 53 2.2.1. Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ........... 53 2.2.2. Đánh giá thực tiễn việc thực hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội trong giải quyết vụ án hành chính ................ 58 2.3. Đánh giá vai trò của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội trong giải quyết vụ án hành chính ........................................... 67 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân ................................................................... 67 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế ............................................ 73 Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 79 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI THANH PHỐ HÀ NỘI .................. 80 3.1. Quan điểm để hoàn thiện vai trò của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án hành chính.................................................................... 80 3.1.1. Quan điểm của Đảng về vai trò của Viện kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hành chính....................................................................... 80 3.1.2. Quan điểm bảo đảm vai trò của Viện kiếm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong giải quyết vụ án hành chính .................................. 82 3.2. Kiến nghị đảm bảo vai trò của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án hành chính .............................................................................. 86 3.2.1. Kiến nghị chung: hoàn thiện pháp luật về Tố tụng hành chính ......... 86 3.2.2. Kiến nghị cụ thể để bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội trong giải quyết vụ án hành chính ....................... 94 Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................... 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 HVHC Hành vi hành chính 2 KSND Kiểm sát nhân dân 3 NXB Nhà xuất bản 4 QĐHC Quyết định hành chính 5 TAND Tòa án nhân dân 6 TTHC Tố tụng hành chính 7 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Bảng 2.1 Bảng số liệu so sánh tỷ lệ lượng án hành chính được thụ lý và tỷ lệ lượng án hành chính được giải quyết tại địa bàn thành phố Hà Nội so với cả nước từ năm 2011 - 2018 57 Tổng số thụ lý và số giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án hành chính tại thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến 2018 59 Tổng số thụ lý và số giải quyết theo thủ tục phúc thẩm các vụ án hành chính tại thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến 2018 64 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa đã đặt ra các yêu cầu cấp thiết đối với việc giải quyết khiếu kiện hành chính. Một trong những khác biệt giữa Nhà nước pháp quyền với Nhà nước phong kiến trong lịch sử thể hiện ở mối quan hệ giữa bộ máy công quyền và người dân. Trong Nhà nước hiện đại, khi pháp luật được đặt ở vị trí thượng tôn thì mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân là mối quan hệ qua lại hai chiều thể hiện ở quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trước người dân và luôn tiềm ẩn khả năng có thể bị công dân của mình khởi kiện ra Tòa án nếu các chủ thể quản lý nhà nước gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tòa án, Viện kiểm sát là hai cơ quan được Hiến pháp trao sứ mệnh bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Điều này được cụ thể hóa trong pháp luật tố tụng để giải quyết các vụ án hành chính. Riêng đối với Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp thì sự đóng góp và thể hiện vai trò có mang tính đặc thù, đặc biệt là trong việc giải quyết vụ án hành chính để đảm bảo về quyền và lợi ích của các bên. Cùng với tiến trình cải cách hành chính, thực hiện dân chủ thì tâm lý, nhận thức của người dân càng ngày càng cởi mở hơn đối với các QĐHC, HVHC. Pháp luật của nhà nước ta cũng mở ra các phương thức để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể phản ứng lại một cách hợp pháp trước các QĐHC, HVHC khi họ cho rằng các quyết định đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc lựa chọn phương thức khởi kiện QĐHC, HVHC ra Tòa án và yêu cầu Tòa án giải quyết đang được người dân và các tổ chức sử dụng ngày càng nhiều hơn. 1 Cùng với tâm lý nhận thức của người dân về các QĐHC, HVHC do cơ quan hành chính nhà nước ban hành được dần nâng cao thì các tranh chấp hành chính trở nên phức tạp hơn. Để đáp ứng việc được thực hiện quyền khiếu nại của công dân đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Quốc hội ban hành luật TTHC năm 2010 nay được thay thế bằng luật TTHC 2015. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền công dân và bảo vệ lợi ích của nhà nước thì vai trò của Viện kiểm sát đã được khẳng định trong pháp luật về luật TTHC. Luật TTHC 2015 đã có nhiều sửa đổi bổ sung quan trọng so với luật TTHC 2010, trong đó vai trò Kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện KSND đã được thể hiện tập trung hơn trong việc giải quyết các vụ án hành chính, thông qua việc thực hiện chức năng của Viện kiểm sát. Xuất phát từ đặc thù của thủ đô Hà Nội – Một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là một trong những đầu não về hành chính quan trọng bậc nhất của cả nước, tác giả luật văn mong muốn đi sâu nghiên cứu để từ đó có những đánh giá, và đưa ra những nhận định rõ ràng hơn về vai trò của Viện KSND trong giải quyết vụ án hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì những lý do trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính – Từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, tác giả luận văn hi vọng rằng kết quả nghiên cứu đề tài sẽ phần nào hoàn thiện pháp luật về TTHC, xác định rõ vai trò của Viện kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hành chính trên địa bàn thủ đô Hà Nội, nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước khi ra đời Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đến thời điểm hiện tại khi Luật TTHC 2015 có hiệu lực thi hành được 3 năm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giải quyết vụ án hành chính, Vai trò của 2 Viện KSND trong giải quyết vụ án hành chính như: Luận án, luận văn, sách chuyên khảo, bài báo khoa học, v.v... Trong đó có thể nêu ra một số công trình, bài viết sau: - PTS. Đinh Văn Mậu và PTS. Phạm Hồng Thái, Tài phán hành chính ở Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1995; - TS. Nguyễn Văn Thanh và LG. Đinh Văn Minh, Một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2004; - PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh, Hoạt động xét xử hành chính ở nước ta, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (1), 2016; - GS. TS. Phạm Hồng Thái và TS. Nguyễn Thị Minh Hà, Luật hành chính Việt Nam – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017; - ThS. Lê Việt Sơn và Đoàn Thị Vĩnh Hà, Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong Tố tụng hành chính theo luật Tố tụng hành chính 2015. Tạp chí Kiểm sát (3), 2016; - NCS. ThS. Lê Văn Hảo, Những vấn đề cần chú ý khi Kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Tạp chí kiểm sát (13), 2017; - TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam, Luận án Tiến Sỹ luật học, trường đại học Luật Hà Nội, 2013; Những công trình nói trên tập trung nghiên cứu ở khía cạnh có liên quan tới những vấn đề chung về TTHC, thẩm quyền xét xử án hành chính của Tòa án, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính... Tuy nhiên kể từ khi Luật TTHC 2015 được thông qua và có hiệu lực cho đến nay, có rất ít nghiên cứu thực sự đi sâu vào vai trò của Viện kiểm sát trong giải quyết án hành chính và đặc biệt là thông qua thực tiễn tại thành phố Hà Nội. Luật TTHC 2015 đã đặt ra rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nhất là trong bối 3 cảnh một địa bàn cụ thể khá phức tạp như thành phố Hà Nội, nơi mà hoạt động xét xử án hành chính đang gặp nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, đặt ra những thách thức cần phải quan tâm, giải quyết kịp thời. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là xác định vai trò của Viện KSND trong giải quyết vụ án hành chính trên cơ sở thực tiễn ở thủ đô Hà Nội. Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả luận văn chia ra các mục tiêu nhỏ như sau: - Nghiên cứu về lý luận, pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hành chính. - Phân tích và đánh giá thực trạng việc thực hiện vai trò của Viện KSND trong giải quyết các vụ án hành chính từ thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội. - Đưa ra những kiến nghị hoặc giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Viện KSND trong giải quyết vụ án Hành chính của thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận và pháp luật TTHC, cụ thể là luật TTHC năm 2015, vì đây là luật hiện hành và đang có hiệu lực pháp luật. Là cơ sở pháp lý về vai trò của Viện KSND trong giải quyết vụ án hành chính. Luận văn nghiên cứu thực tiễn việc giải quyết các vụ án hành chính của Viện KSND thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt tố tụng: Tác giả luận văn nghiên cứu về vai trò của Viện KSND bắt đầu từ giai đoạn nhận đơn đến giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án hành chính vì đây là những giai đoạn mang tính cơ bản và phổ biến nhất trong việc giải quyết vụ án hành chính. 4 Về mặt không gian, luận văn nghiên cứu về vai trò của Viện KSND trong giải quyết vụ án hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về mặt thời gian: luận văn nghiên cứu vào thời điểm bắt đầu từ khi luật TTHC năm 2015 có hiệu lực pháp luật (từ ngày 01/7/2016) cho đến nay. Việc xác định giới hạn và định hướng nghiên cứu này thực sự có ý nghĩa thiết thực và phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm sát án hành chính tại địa phương nơi tác giả luận văn đang công tác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng cộng sản chỉ đạo về cải cách tư pháp, về tổ chức hoạt động tư pháp, về giải quyết án hành chính. Phương pháp nghiên cứu cụ thể là các phương pháp: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. Đặc biệt là phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là công trình tác giả nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của Viện KSND trong việc giải quyết vụ án hành chính qua thực tiễn tại Thành phố Hà Nội. - Luận văn luận giải về vai trò của Viện KSND trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính; những đảm bảo cho việc thực hiện vai trò của Viện KSND trong công tác này; Trên cơ sở phân tích vai trò của Viện KSND để thấy được những điểm mới của Luật TTHC năm 2015 về tham gia TTHC, giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND, có đối chiếu với luật TTHC 2010; đánh giá thực trạng 5 pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết vụ án hành chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận văn đưa ra đề xuất, giải pháp để nâng cao hiệu quả vai trò của Viện KSND trong giải quyết vụ án hành chính tại địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND trong giải quyết vụ án hành chính. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn bao gồm những chương, mục sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính. Chương 2: Thực tiễn thực hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính tại thành phố Hà Nội. Chương 3: Quan điểm và kiến nghị bảo đảm Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính tại thành phố Hà Nội. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Trong chương này tác giả luận văn đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về các khái niệm, cơ sở pháp lý từ các định nghĩa vụ án hành chính, giải quyết vụ án hành chính, từ đó đưa ra đưa ra định nghĩa về Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính. Khái quát cơ sở pháp lý về Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính theo Hiến pháp 2013, luật tổ chức viện KSND 2014, và luật TTHC 2015. 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về vụ án hành chính Theo cách hiểu cơ bản nhất từ từ điển Tiếng Việt thì “Vụ án” nghĩa là “việc, sự việc không hay, rắc rối cần phải giải quyết”. [26, tr. 1130]. Còn dưới góc độ Luật học thì từ điển luật học định nghĩa vụ án là “Một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa ra Tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết…” [2, tr. 860] Trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, sự không đồng nhất hoặc mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý thường dẫn đến phát sinh các tranh chấp hành chính. Chủ thể quản lý trong quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước còn đối tượng quản lý là công dân, các tổ chức của công dân. Như vậy vụ án hành chính có thể được hiểu như thế nào? Để có thể trả lời được câu hỏi này, ta làm rõ vấn đề: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực thi quyền hành pháp. Đây là một lĩnh vực có phạm vi rất phức tạp, đa dạng và rất dễ phát sinh các tranh chấp. Trong quá trình các cơ 7 quan hành chính nhà nước điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội thì có thể xảy ra các xung đột liên quan đến lợi ích của công dân, tổ chức, nhà nước, hoặc xung đột về quan điểm áp dụng pháp luật. Đó là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hành chính, thông thường là tranh chấp giữa chủ thể quản lý hành chính nhà nước với đối tượng quản lý hành chính nhà nước… Để giải quyết các tranh chấp hành chính thì có hai phương thức: Phương thức thứ nhất: công dân có quyền khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước và được giải quyết theo thủ tục hành chính (Theo luật khiếu nại 2011). Phương thức thứ hai: công dân có quyền khởi kiện tại Tòa án. Và việc giải quyết tranh chấp sẽ do Tòa án thực hiện. Vậy vụ án hành chính chỉ phát sinh khi có tranh chấp giữa chủ thể quản lý hành chính nhà nước và đối tượng quản lý, khi các đối tượng quản lý khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Việc công dân khởi kiện đến Tòa án, yêu cầu Tòa án giải quyết và được Tòa án thụ lý thì khi đó tranh chấp hành chính trở thành vụ án hành chính. Nội dung của vụ án hành chính là việc xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi QĐHC, HVHC của chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Tòa án khi giải quyết vụ án hành chính sẽ đánh giá tính hợp pháp của QĐHC, HVHC đó. Mục đích của việc này là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng quản lý hành chính nhà nước trước các QĐHC, HVHC được cho là không đúng quy định của luật. Trong khi đó, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước lại có trách nhiệm bảo đảm tính hợp pháp và sự phù hợp với lợi ích nhà nước của QĐHC, HVHC mà các cơ quan này ban hành. Theo Giáo trình Luật TTHC Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội định nghĩa: “Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính được Toà án có 8 thẩm quyền thụ lí theo yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ” [3, tr. 217]. Còn theo giáo trình Luật TTHC Việt Nam – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội: vụ án hành chính là "Vụ việc tranh chấp hành chính được Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo yêu cầu khởi kiện hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. [4, tr. 250]. Như vậy, từ những phân tích và các định nghĩa đã đưa ra ở trên: vụ án hành chính có thể được hiểu là một tranh chấp hành chính do cá nhân, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và được Tòa án chấp nhận giải quyết. Nói cách khác, vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân tổ chức khởi kiện ra Tòa án và yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của QĐHC, HVHC của Cơ quan Nhà nước và được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Khái niệm giải quyết vụ án hành chính “Giải quyết” là một từ ghép được định nghĩa trong từ điển tiếng việt là “Làm cho không còn thành vấn đề nữa” [27]. Vậy “giải quyết” có nghĩa là làm sáng tỏ một việc gì đó và đưa ra những nhận định, phán quyết về vụ việc. Từ đó có thể hiểu giải quyết vụ án nghĩa là làm sáng tỏ, đưa ra nhận định, quyết định, đánh giá về vấn đề. Trong một vụ án hành chính thì người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện ra Tòa án hành chính và yêu câu Tòa án giải quyết về các QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân. 9 Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân đưa ra các QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Như vậy giải quyết vụ án hành chính là làm sáng tỏ, đưa ra nhận định, quyết định, đánh giá về một tranh chấp hành chính giữa cá nhân, cơ quan tổ chức với chủ thể thực hiện quyền quản lý hành chính nhà nước, cụ thể là tranh chấp giữa người khởi kiện và người bị kiện. Vậy định nghĩa giải quyết vụ án hành chính là: việc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét các vấn đề bị khởi kiện theo thẩm quyền của mình nhằm làm sáng tỏ, đưa ra những nhận định, quyết định, phán quyết về một tranh chấp hành chính bị kiện. Để giải quyết một vụ án hành chính thì cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau như: giai đoạn khởi kiện vụ án hành chính, giai đoạn thụ lý vụ án hành chính, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm… Về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính: Để đáp ứng ngày một đầy đủ hơn nhu cầu khiếu kiện hành chính trong xã hội, thì quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hành chính ngày càng được hoàn thiện trong pháp luật về TTHC, từ đó, việc giải quyết tranh chấp hành chính ngày càng khách quan hơn. Theo tác giả Trần Mạnh Hùng, thẩm quyền xét xử vụ án hành chính được hiểu là: Việc Tòa án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình nhân danh quyền lực nhà nước tiến hành việc xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực hành pháp [7, tr. 17 - 30]. 10 Hiến Pháp 2013 quy định thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính được trao cho TAND theo thủ tục tố tụng hành chính, luật TTHC hiện hành đã quy định cụ thể thẩm quyền xét xử vụ án hành chính tại điều 31 và 32. TAND cấp tỉnh ngoài thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính đã được quy định tại điều 32 của luật này, thì còn xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với các vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị. 1.1.3. Khái niệm về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính Theo giáo trình đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát: Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là một trong những hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết vụ án hành chính nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính tuân thủ đúng quy định của pháp luật [17, tr. 153]. Vai trò của Viện KSND trong giải quyết vụ án hành chính là sự tham gia, đóng góp của Viện kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hành chính để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chức năng kiểm sát hoạt động xét xử, trong đó có xét xử hành chính đã được khẳng định trong Hiến pháp, luật tổ chức Viện KSND và luật TTHC. Vụ án hành chính là loại án khá đặc biệt, tính chất đặc biệt của nó xuất phát từ chủ thể bị kiện là cơ quan công quyền còn người khởi kiện là người chịu ảnh hưởng bởi QĐHC, HVHC của chính cơ quan công quyền do vậy điều này đã hình thành ra một thế không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ TTHC. Bởi lẽ đó Vai trò của Viện KSND càng phải được tăng cường 11 để có thể tạo lập được sự công bằng giữa hai chủ thể là cơ quan công quyền và công dân. Một bên là tổ chức, cá nhân khởi kiện họ là chủ thể yếu thế hơn trong quan hệ pháp luật hành chính. Khi đó Viện KSND sẽ đứng ra để “bảo vệ” sự “cân bằng” trong quan hệ pháp luật hành chính giữa hai chủ thể nói trên. Thứ hai, Viện KSND là cơ quan kiểm sát hoạt động xét xử của TAND trong việc giải quyết vụ án hành chính nhằm bảo đảm cho việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động của Tòa án, cũng như để bảo vệ đối tượng bị kiện trong trường hợp người khởi kiện lợi dụng quyền khởi kiện của mình nhằm đòi hỏi những quyền và lợi ích không chính đáng. Trong việc giải quyết vụ án hành chính, Viện kiểm sát có nhiệm vụ theo sát đường hướng xét xử của Tòa án. Nếu xét thấy phán quyết của Tòa án không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính thì quyết định đó sẽ bị Viện KSND kháng nghị. Tuy nhiên sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại nhiều mặt để quan sát và vai trò này của Viện kiểm sát cũng không nằm ngoài quy luật, một mặt: chức năng Kiểm sát xét xử của Kiểm sát nhằm mục đích bảo đảm pháp chế và bảo vệ quyền lợi của người dân, đặc biệt là những đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội, việc xét xử của Tòa án công bằng khách quan, không thiên vị bất kì chủ thể nào. Nhưng mặt khác nếu quyền này bị sử dụng sai mục đích thì nó sẽ xảy ra nhiều hệ lụy vì thông qua quyền kháng nghị, Viện kiểm sát có thể gây áp lực trực tiếp đối với việc xét xử của Tòa án. Hơn nữa, những vấn đề mà Viện kiểm sát đề xuất, thông thường có ý nghĩa bắt buộc đối với các chủ thể liên quan. Việc này gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án trong giải quyết vụ án hành chính. Từ những điều đã phân tích ở trên ta có thể thấy vai trò của Viện kiểm sát gồm vai trò kiểm sát hoạt động giải quyết vụ án hành chính và là cơ quan 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan