Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở việt n...

Tài liệu Vai trò của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở việt nam

.PDF
202
126
94

Mô tả:

ĐẠIHỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------o0o------------o0o------- DƯƠNG QUỲNH HOA DƯƠNG QUỲNH HOA VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN Vai trß cña nhµ n-íc trong ph¸t triÓn nguån nh©n lùc khoa häc - c«ng nghÖ ë viÖt nam LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2017 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------o0o------- DƯƠNG QUỲNH HOA Vai trß cña nhµ n-íc trong ph¸t triÓn nguån nh©n lùc khoa häc - c«ng nghÖ ë viÖt nam Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62.31.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Dũng Hà Nội – 2017 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Dương Quỳnh Hoa 3 DANH MỤC VIẾT TẮT BCHTW Ban chấp hành Trung ương CCTT Cơ chế thị trường CLC Chất lượng cao CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTQG Chính trị Quốc gia GDĐH Giáo dục đại học GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo ILO Tổ chức Lao động Thế giới KH-CN Khoa học - công nghệ KHXH&NV Khoa học Xã hội và nhân văn KHTN Khoa học tự nhiên KT-XH Kinh tế - Xã hội KTTT Kinh tế thị trường LLSX Lực lượng sản xuất NNL Nguồn nhân lực NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao Nxb Nhà xuất bản OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế TCH Toàn cầu hóa TDH Tự do hóa R&D Nghiên cứu và triển khai công nghệ UNESCO XHCN Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc Xã hội chủ nghĩa 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Bảng 3.2 Số lượng nhân lực KH-CN làm việc hàng năm trong các ngành kinh tế…………………………………………………………...... Nhân lực NC&PT theo khu vực hoạt động và vị trí hoạt 79 80 động……. Bảng 3.3 Nhân lực NC&PT theo loại hình kinh tế và vị trí hoạt 81 động……… Bảng 3.4 Nhân lực KH&CN chia theo trình độ và khu vực hoạt động…..… Bảng 3.5 Số giáo viên các trường đại học và cao đẳng phân theo trình độ chuyên 81 môn………………………………………………………… Bảng 3.6 83 Số lượng công bố quốc tế có tác giả Việt Nam giai đoạn 2011 – 84 2015… Bảng 3.7 Thứ hạng của Việt Nam trên thế giới về công bố KH-CN qua các giai 85 đoạn…………………………………………………………... Bảng 3.8 Số lượng công bố quốc tế của Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 2011-2015 …………………………………………………………. Bảng 3.9 86 CBNC chia theo lĩnh vực hoạt động KH-CN…………………….. 88 5 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Cơ cấu tỷ lệ cán bộ nghiên cứu theo khu vực hoạt động………… 82 Hình 3.2 Chất lượng các văn bản pháp luật………………...……………… 106 Hình 3.3 Mức độ thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn của luật pháp.. 106 Hình 3.4 Mức độ nghiêm túc, hiệu quả trong thực thi chính sách…………. 107 Hình 3.5 Mức độ phù hợp của Chiến lược phát triển nguồn nhân lực KHCN với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội……………………… 108 Hình 3.6 Mức độ phù hợp với tiềm năng nguồn nhân lực KH-CN………... 109 Hình 3.7 Đánh giá các chính sách phát triển nguồn nhân lực KH-CN…….. 110 Hình 3.8 Mức độ phù hợp của các chính sách với thực tế…………………. 111 Hình 3.9 Đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực KH-CN ………….. 112 Hình 3.10 Mức độ phù hợp của sử dụng nguồn nhân lực KH-CN ………… 113 Hình 3.11 Mức độ phù hợp của đãi ngộ nguồn nhân lực KH-CN …………. 115 Hình 3.12 Mức độ trọng dụng nguồn nhân lực KH-CN …………………… 116 Hình 3.13 Mức độ đảm bảo điều kiện làm việc cho nguồn nhân lực KH-CN… 117 Hình 3.14 Mức độ hiệu lực của hoạt động kiểm tra, giám sát………………. 118 Hình 3.15 Mức độ nghiêm túc trong xử lý vi phạm ……………………….. 119 Hình 3.16 Năng lực của cán bộ kiểm tra, giám sát………………………….. 119 Hình 3.17 Khả năng phát hiện, khắc phục hạn chế, yếu kém……………….. 120 Hình 3.18 Khả năng phát hiện, khắc phục hạn chế, yếu kém……………….. 124 Hình 3.19 Đánh giá hạn chế về năng lực của nhà quản lý và các cơ quan chức năng trong phát triển nguồn nhân lực KH- CN …………… 6 127 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………….….. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN…………………………………………………….. 11 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực……………………………………………………………………………….... 11 1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực KH-CN và phát triển nguồn nhân lực KH-CN trong KTTT…………………………………...……. 16 1.3. Những nghiên cứu liên quan đến vai trò của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH-CN…………………………………………………..…… 25 1.4. Đánh giá chung…………………………………………………………… 29 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC 32 2.1. Phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong cơ chế thị trường……………... 32 2.1.1. Đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực khoa học – công nghệ………….. 32 TẾ……………………………………………. 2.1.2.Những ưu việt, khuyết tật của cơ chế thị trường trong phát triển nguồn nhân lực KH-CN…………………………………………………..…………… 47 2.2. Vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực khoa học – công nghệ trong kinh tế thị trường………………………………………………………… 50 2.2.1. Tính tất yếu can thiệp của nhà nước …………………………………… 50 2.2.2. Nội dung thực hiện vai trò của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH-CN ……………………………………………………………………..….. 51 2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện vai trò của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH-CN………………………………….………… 60 2.2.4. Tiêu chí đánh giá vai trò nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KHCN…………………………………………………………………………..… 2.3. Kinh nghiệm thực hiện vai trò của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH-CN ở một 7 số nước trên thế 63 giới…………………………………..…... 64 2.3.1. Kinh nghiệm tạo lập môi trường phát triển nguồn nhân lực KH-CN..…. 64 2.3.2. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực KH-CN… 64 2.3.3. Kinh nghiệm xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực KHCN …………………………………………………………………….………. 67 2.3.4. Những bài học rút ra cho Việt Nam…………………………………….. 77 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM ………… 79 3.1. Tình hình nguồn nhân lực KH- CN ở Việt Nam trong những năm qua….…… 79 3.1.1. Số lượng cán bộ KH-CN …………………………………………..…….. 79 3.1.2. Chất lượng nhân lực KH-CN……………………………………..…….. 84 3.1.3. Cơ cấu nhân lực KH-CN…………………………………………..……… 87 3.2. Tình hình thực hiện vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở Việt Nam………………………………………………………….. 90 3.2.1. Tạo lập môi trường phát triển nguồn nhân lực KH-CN…………………… 90 3.2.2. Xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KH-CN ……………………………………………………………….. 92 3.2.3. Các chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực KH-CN………………... 96 3.2.4. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm……………………………………… 103 3.3. Đánh giá vai trò nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH-CN ở nước ta ………………………………………………………………………..…… 104 3.3.1. Mức độ hoàn thiện của môi trường phát triển nguồn nhân lực KH-CN... 104 3.3.2. Sự phù hợp của chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KHCN …………………………………………………………………………….. 107 3.3.3. Đánh giá các chính sách phát triển và việc tổ chức thực hiện………….. 109 3.3.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm………………………... 118 3.3.5. Kết quả phát triển của nguồn nhân lực KH-CN………………………… 120 CHƯƠNG 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN ĐÚNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM……………………………………... 128 4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ……………………………………………………….. 128 4.1.1. Bối cảnh quốc tế………………………………………………………… 128 8 4.1.2. Những nhân tố trong nước……………………………………………… 130 4.1.3. Định hướng phát triển khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực KHCN của Đảng và Nhà nước Việt Nam………………………………………… 132 4.2. Những quan điểm cơ bản thực hiện đúng vai trò của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH-CN …………………………………………………. 133 4.2.1. Phát triển nguồn nhân lực KH-CN phải kết hợp sức mạnh nhà nước với sức mạnh của thị trường……………………………………………………….. 133 4.2.2. Tạo lập những điều kiện phát triển nguồn nhân lực KH-CN là nhiệm vụ căn bản, lâu dài………………………………………………………………... 134 4.2.3. Khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện vai trò Nhà nước đối với nguồn nhân lực Kh-CN là yêu cầu cấp thiết trước mắt……………….. 134 4.2.4. Thực hiện vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH CN phải đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ………..……… 135 4.3. Những giải pháp thực hiện đúng vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ…………………………………………………. 136 4.3.1. Nhóm giải pháp định vị vai trò Nhà nước và vai trò của thị trường trong phát triển nguồn nhân lực KH-CN……………………………………… 136 4.3.2. Nhóm các giải pháp tạo lập nền tảng kinh tế - xã hội cho phát triển nguồn nhân lực KH-CN……………………………………………………….. 142 4.3.3. Nhóm giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện vai trò nhà nước đối với nguồn nhân lực KH-CN hiện nay ………………………. 147 KẾT LUẬN……………..……………………………………………………. 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nguồn nhân lực (NNL) nói chung và nguồn nhân lực khoa học - công nghệ (KH - CN) nói riêng từ lâu đã được khẳng định là chủ thể và là nguồn lực quyết định phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Bởi vậy, phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực KH - CN được nhiều quốc gia quan tâm đặc biệt. Nhờ đó, KH - CN thế giới phát triển như vũ bão trong những năm qua và đang bước sang giai đoạn phát triển mới: cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ở nước ta, công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ trung tâm, quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rất rõ vai trò của khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực KH - CN: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [44, tr.112]. Trong giai đoạn phát triển mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…” [53, tr.87]. Với tư cách là nguồn lực con người, nguồn nhân lực KH - CN vừa mang những đặc điểm chung của nguồn nhân lực, vừa có những đặc thù riêng do lĩnh vực khoa học - công nghệ quy định. Do đó, để phát triển nguồn nhân lực này, để nguồn nhân lực KH - CN giữ vai trò quyết định cần phải sử dụng cơ chế thị trường. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có không ít khuyết tật nên không thể “phó mặc” cho thị trường mà phải có sự tham gia của Nhà nước. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã quan tâm phát triển bộ phận nhân lực này bằng việc xây dựng và thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực KH CN; ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách hỗ trợ… và đạt được những kết quả nhất định. Nguồn nhân lực KH - CN thời gian qua đã có sự phát triển nhất định cả về số lượng và chất lượng, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của 10 khoa học - công nghệ nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung. Bên cạnh những thành công, thực tiễn cho thấy, vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN chưa được phát huy đầy đủ, còn nhiều hạn chế bất cập: môi trường phát triển nguồn nhân lực KH - CN chưa thật sự phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; hệ thống luật pháp, cơ chế và chính sách phát triển nguồn nhân lực này còn chồng chéo, thiếu hiệu lực, chưa đồng bộ; quản lý Nhà nước nguồn nhân lực KH - CN có nhiều yếu kém… dẫn tới nguồn nhân lực KH - CN phát triển thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu không hợp lý. Vì vậy, phát minh khoa học của Việt Nam rất ít ỏi và có khả năng tụt hậu so với các nước trong khu vực; Việt Nam hiếm có các nhà khoa học tầm cỡ thế giới; khoa học - công nghệ phát triển chậm chạp, ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển đất nước… Thực tiễn thế giới và đất nước đòi hỏi phải nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và khoa học về đặc điểm nguồn nhân lực KH - CN; vai trò của thị trường và của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN; giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN; cần phải làm gì và làm thế nào để thực hiện đúng vai trò của Nhà nước... nhằm tháo gỡ, khắc phục những bất cập nêu trên, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực KH - CN phát triển. Với mong muốn góp phần luận giải, cung cấp những luận cứ khoa học về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở nước ta hiện nay, tác giả lựa chọn vấn đề: “Vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Câu hỏi nghiên cứu Nhà nước có vai trò như thế nào trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN trong kinh tế thị trường (KTTT)? Những hạn chế, bất cập chủ yếu của việc thực hiện vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở Việt Nam? Trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới, Nhà nước ta cần phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện đúng vai trò của mình trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 11 Từ việc làm rõ vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của nguồn nhân lực KH - CN trong KTTT; phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở Việt Nam trong những năm qua, luận án đưa ra những quan điểm và giải pháp thực hiện đúng vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở nước ta trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giải quyết vấn đề khoa học: Khái quát hóa, hệ thống hóa, bổ sung làm rõ hơn cơ sở luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực KH - CN trong KTTT, làm rõ cách thức, cơ chế thực hiện vai trò của Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực quan trọng này. - Giải quyết vấn đề thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở nước ta, chỉ ra những thành tựu và hạn chế chủ yếu; trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện đúng vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu làm rõ vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN dưới góc độ kinh tế chính trị. Để phát triển nguồn nhân lực KH - CN, Nhà nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực này trong điều kiện KTTT. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực KH - CN cần phải phát huy những ưu việt của KTTT; Nhà nước chỉ làm và phải làm những gì KTTT không làm được, khắc phục những thất bại của KTTT; định hướng, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực KH - CN. Nguồn nhân lực KH - CN bao gồm nhân lực trong lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và triển khai công nghệ. Trong ba bộ phận của nguồn nhân lực KH - CN, KTTT có thể đáp ứng được đến đâu và Nhà nước phải làm gì, làm như thế nào để giải quyết những vấn đề còn lại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: 12 Luận án sẽ tập trung vào những nội dung sau: (1) Những ưu việt và khuyết tật của KTTT trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN. (2) Vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN. (3) Những thành tựu và hạn chế của vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở nước ta trong những năm qua. (4) Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện đúng vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở nước ta trong thời gian tới. *Về không gian: Vai trò Nhà nước được thực hiện để phát triển nguồn nhân lực KH - CN trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện còn hạn chế, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN trong các cơ quan Nhà nước. *Về thời gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2015, đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn 2035. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung phân tích của luận án Vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN được tiếp cận theo các chức năng Nhà nước trong KTTT. Theo đó, vai trò của Nhà nước được thể hiện ở bốn nội dung: (1) tạo lập môi trường phát triển nguồn nhân lực KH - CN. (2) hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KH-CN. (3) xây dựng, thực thi các chính sách phát triển. (4) tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển nguồn nhân lực KH - CN. Thực hiện được những nội dung này chịu sự tác động của nhiều nhân tố: quan điểm của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực KH - CN; trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước; trình độ phát triển của thị trường; năng lực của hệ thống quản lý nguồn nhân lực KH - CN; mức độ hội nhập quốc tế với sự phát triển nguồn nhân lực KH - CN. Để đánh giá vai trò của Nhà nước với phát triển nguồn nhân lực KH - CN, năm nhóm tiêu chí sau được sử dụng: - Mức độ hợp lý, thông thoáng của môi trường phát triển nguồn nhân lực KH - CN. - Mức độ phù hợp của chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KH-CN. 13 - Tính phù hợp, hiệu quả, hiệu lực, công bằng và khả thi của các chính sách phát triển nguồn nhân lực KH - CN. - Mức độ hợp lý của công tác điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển nguồn nhân lực KH - CN. - Kết quả phát triển của nguồn nhân lực KH - CN. Xét đến cùng, nguồn nhân lực KH - CN ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, đóng góp tích cực vào sự phát triển KH - CN, sự phát triển KT-XH chính là tiêu chí đo lường tính hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện vai trò của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực KH - CN.Từ đó, mô hình nghiên cứu của luận án được thể hiện như sau: Khung phân tích Vai trò của Nhà nước trong phát triển NNL KH - CN Tạo lập môi trường pháp lý Nhân tố ảnh hưởng Quan điểm của Nhà nước Tiêu chí đánh giá 1. Mức độ thực hiện các nội dung của vai trò Nhà nước: - Mức độ hợp lý, thông Trình độ phát triển Khắc phục các kinh tế - xã hội khuyết tật của kinh tế thị trường Trình độ phát triển thoáng của môi trường phát triển nhân lực KH - CN. - Mức độ phù hợp của chiến  lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KH-CN. => kinh tế thị trường - Tính hiệu quả của việc thực Năng lực của hệ Xây dựng và thực thống quản lý nguồn thi các chính sách thi các chính sách. nhân lực KH - CN phát triển nguồn - Hiệu lực và hiệu quả của nhân lực KH - CN Mức độ hội nhập quốc tế Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, xử lý vi phạm 14 công tác kiểm tra, giám sát. 2. Kết quả phát triển của nguồn nhân lực KH - CN: số lượng, chất lượng, cơ cấu. 5.2. Phương pháp tiếp cận Để thực hiện mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu này, cách tiếp cận của Luận án trước hết xuất phát từ quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Kinh tế thị trường có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực KH CN. Đó là kích thích gia tăng cung - cầu về nguồn nhân lực KH - CN; huy động các nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực này… Tuy nhiên, do bản chất của kinh tế thị trường, tính tự phát trong phát triển nguồn nhân lực này rất cao. Thêm vào đó, thị trường không có khả năng đáp ứng nguồn nhân lực cho khoa học cơ bản. Đồng thời, thị trường cũng không thể đáp ứng được các nhu cầu nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển khoa học - công nghệ đặc thù của từng quốc gia. Như vậy, chỉ riêng có kinh tế thị trường sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển khoa học - công nghệ. Về nguyên tắc, Nhà nước chỉ làm những gì thị trường không làm được. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phát triển nguồn nhân lực KH - CN được nghiên cứu trong các mối quan hệ nhiều chiều: quan hệ giữa vai trò chủ quan của Nhà nước và tính khách quan của thị trường; quan hệ giữa mục tiêu phát triển nguồn nhân lực KH - CN với các giải pháp, điều kiện thực hiện; quan hệ giữa điều kiện kinh tế và điều kiện chính trị, xã hội; quan hệ giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực... Vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN còn được tiếp cận liên ngành. Nguyên nhân là vai trò đó liên quan tới nhiều lĩnh vực, cần được xem xét tổng thể, từ nhiều góc độ khác nhau. Do đó, vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN không chỉ được tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, mà còn được tiếp cận dưới góc độ giáo dục học, quản trị học. Tiếp cận liên ngành sẽ làm cho việc nghiên cứu mang tính toàn diện và sâu sắc hơn. 5.3. Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế chính trị là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung để nghiên cứu luận án. 15 5.3.1. Phương pháp thu thập thông tin Luận án sử dụng kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (dữ liệu đã được thu thập trước đó và đã được xuất bản) và nguồn dữ liệu sơ cấp (dữ liệu do chính nghiên cứu sinh thu thập được). Các nguồn dữ liệu thứ cấp. Nguồn số liệu, dữ liệu sử dụng trong luận án được thu thập từ các bài báo, báo cáo, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành và kết quả nghiên cứu của các luận án; Niên giám thống kê hàng năm của Bộ Khoa học & Công nghệ, của Tổng cục thống kê, của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương... Đồng thời, số liệu từ điều tra khảo sát sẽ được kết hợp để phân tích, đánh giá. Nguồn dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu sơ cấp trong luận án được thu thập thông qua phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Phương pháp định lượng được thực hiện bằng cách gửi phiếu điều tra khảo sát với hai đối tượng: (1) cán bộ quản lý và thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực KH - CN; (2) cán bộ khoa học - công nghệ của một số trường đại học, viện nghiên cứu khoa học lớn, với tư cách là người thực hiện và người thụ hưởng chính sách. Số phiếu được gửi khảo sát là 436 phiếu. Số phiếu thu về của cả hai nhóm đối tượng khảo sát là 397 phiếu: (trong đó có 132 phiếu của cán bộ trong lĩnh vực khoa học cơ bản, 168 phiếu của cán bộ trong lĩnh vực khoa học ứng dụng và 97 phiếu trả lời của cán bộ trong lĩnh vực triển khai công nghệ. Các câu hỏi khảo sát được thiết kế với 50 câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ: (1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) lưỡng lự, (4) đồng ý, (5) rất đồng ý. Để dễ phân tích, các câu hỏi được thiết kế theo các mệnh đề tích cực, theo đó, nếu người hỏi trả lời rất không đồng ý nghĩa là vấn đề đó đang yếu kém và ngược lại. Phương pháp định tính: được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các cán bộ KH - CN. Phương pháp này sử dụng để hiểu sâu hơn một số vấn đề không có trong phân tích định lượng như: những hiểu biết của các chuyên gia, cán bộ KH - CN về các chính sách của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH - CN 16 nói riêng; về khó khăn trong hoạt động nghề nghiệp của cán bộ KH - CN; lợi ích do chính sách mang lại và những bất cập của chính sách... 5.3.2. Phương pháp xử lý thông tin * Phương pháp phân tích kết hợp với phương pháp tổng hợp Đây là hai phương pháp được sử dụng trong toàn bộ luận án. Ở chương 1, tác giả sẽ phân tích kỹ các công trình khoa học liên quan đến luận án để xem xét các công trình đó đã nghiên cứu những vấn đề gì, cả về lý luận và thực tiễn. Phương pháp tổng hợp sẽ được sử dụng để đánh giá, hệ thống hóa những kết quả đã đạt được, những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương 2, phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét các yếu tố cấu thành cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN, nội dung vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN...Sau đó, phương pháp tổng hợp sẽ được sử dụng để khái quát những vấn đề đã phân tích để hình thành khung khổ lý luận và thực tiễn của luận án. Ở chương 3, phương pháp phân tích sẽ được sử dụng để phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN nước ta trong những năm qua, thông qua mục tiêu, các chính sách, công cụ, cơ chế tác động của Nhà nước theo khung khổ lý luận và thực tiễn đã xây dựng ở chương 2. Sau đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để chỉ ra những ưu nhược điểm của hoạt động này. Trên cơ sở những vấn đề được bàn ở chương 2 và 3, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để đề xuất các quan điểm và giải pháp ở chương 4. Sau đó, phương pháp phân tích được sử dụng để lý giải vì sao tác giả lại đưa ra các quan điểm và giải pháp đó. * Phương pháp lôgich và phương pháp lịch sử Để xây dựng khung khổ lý thuyết về vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN, phương pháp lô gich được sử dụng để làm rõ những mối quan hệ bên trong của các khái niệm, phạm trù liên quan đến vấn đề này. Phương pháp này còn được sử dụng để kết nối chương 1 với chương 2, chương 3 17 và chương 4: việc phân tích thực trạng ở chương 3 và đề xuất quan điểm ở chương 4 đều được dựa trên khung lý thuyết và thực tiễn ở chương 2. Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu ở chương 3, khi phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở nước ta. Thực tế của hoạt động này chính là những minh chứng cho các lập luận, nhận xét, đánh giá. * Phương pháp trừu tượng hóa khoa học Vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN liên quan đến rất nhiều vấn đề và có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Để tìm ra bản chất sự vận động của vấn đề này, tác giả luận án sẽ phải lược bỏ những biểu hiện, những mối quan hệ không bản chất, không ổn định, nhất thời; chỉ giữ lại những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, ổn định, lặp đi lặp lại…để nghiên cứu. Cụ thể, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN qua bốn nội dung: (1) tạo lập môi trường; (2) xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực KH - CN, (3) xây dựng các chính sách hỗ trợ; (4) kiểm tra, giám sát việc thiết lập các điều kiện và thực hiện chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực KH - CN. * Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã sử dụng hai phần mềm Googledocs và Microsoft Excel (gọi tắt là Excel) để phục vụ quá trình khảo sát đánh giá. Trong bộ phần mềm Googledocs có công cụ tạo phiếu khảo sát Google Form dùng để tổ chức các cuộc điều tra trực tuyến. Mọi số liệu về phản hồi của người dùng đều được lưu dưới dạng bảng biểu có thể chiết xuất thành tệp dữ liệu Excel để xử lý. Từ dữ liệu đã có, nghiên cứu sinh sử dụng các hàm thống kê dữ liệu của phần mềm Excel để lập bảng thống kê kết quả khảo sát hai chiều của từng câu hỏi; trục một là đối tượng khảo sát, trục hai là tổng số đánh giá của từng mức độ ứng với đối tượng khảo sát. Đồng thời xây dựng bảng thống kê hai chiều về tỉ lệ đánh giá từng mức độ ứng với các đối tượng khảo sát. Để thể hiện số liệu thống kê, đánh giá trực quan phục vụ đánh giá, nghiên cứu sinh đã sử dụng Excel để xây dựng biểu đồ hình cột đối sánh tương quan về tỉ lệ các nhóm đối tượng khảo sát đánh giá ứng với từng mức độ trên từng câu hỏi. 18 6. Những đóng góp mới của luận án - Về lý luận: Góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc xác định bản chất, nội dung vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN trong điều kiện KTTT; các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN. - Về thực tiễn: Thông qua hệ thống tài liệu thứ cấp từ các bộ, ngành và số liệu điều tra, khảo sát, luận án đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất hệ thống các quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện đúng vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực KH - CN ở nước ta trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực KH - CN; cho giảng dạy và học tập môn học Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; Quản lý khoa học - công nghệ ở Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ: cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 3: Thực trạng vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ ở Việt Nam Chương 4: Những quan điểm và giải pháp cơ bản thực hiện đúng vai trò Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ ở Việt Nam. 19 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực KH - CN nói riêng là tài sản quí báu của các quốc gia, là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Điều này thể hiện rất rõ ở các kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu các cấp, luận án, sách, tạp chí... đã được công bố. Có thể nhận thấy những nội dung và những đóng góp của các tác giả trong nước và ngoài nước ở một số công trình nổi bật sau: 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực Từ cuối thế kỷ 18, A.Dam.Smith (1776) với công trình “The Wealth of Nation” (Sự giàu có của dân tộc) đã nghiên cứu toàn diện về những phạm trù kinh tế cơ bản dưới chủ nghĩa tư bản. Theo tác giả, con người được giáo dục, đào tạo là nguyên nhân căn bản làm tăng sự giàu có của quốc gia. Vì vậy, “năng lực hữu ích và học được của tất cả mọi thành viên của xã hội” là một bộ phận của khái niệm “vốn cố định”. Nhóm tác giả Edward F. Denison (1985) [144] với công trình “Trends in American Economic Growth, 1929 - 1982” (Xu hướng tăng trưởng kinh tế Mỹ, 1929 - 1982), với quan điểm cho rằng “vốn con người” là quan trọng nhất, cùng con số thống kê đầu vào do lao động đóng góp chiếm tới 47%, trong đó do tăng trình độ giáo dục đối với nguồn nhân lực đã chiếm tới 13%, đã có bằng chứng đáng tin cậy để chứng minh sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong hơn 50 năm là phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực. Vì vậy, các quốc gia cần xây dựng các chính sách để phát triển nguồn nhân lực. Tác giả Kaufman Daniel (1998)[148] với “A mode of Human Capital Production and Evidence from LDCs, Word development” (Phát triển sản xuất 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan