Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của nhà nước trong điều tiết thu nhập - thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Vai trò của nhà nước trong điều tiết thu nhập - thực trạng và giải pháp

.PDF
26
243
98

Mô tả:

1 CHƯƠNG I: ĐIỀU TIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐIỀU TIẾT ĐỐI VỚI THU NHẬP 1.1 Điều tiết thu nhập: Điều tiết thu nhập là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Thuế thu nhập cá nhân điều tiết trực tiếp thu nhập nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của cá nhân bị giảm, làm cho cầu hàng hoá, dịch vụ giảm và sẽ tác động đến sản xuất. Đối với nước ta, trong tương lai, khi mà diện đánh thuế được mở rộng, vai trò điều tiết thu nhập của thuế thu nhập cá nhân sẽ được phát huy có hiệu quả hơn. (2. trang 110) Điều tiết thu nhập là một dạng phân phối lại, khi quá trình phân phối không mang lại lợi ích cho đời sống của nhân dân thì việc điều tiết là điều đương nhiên. Điều tiết giúp cho quá trình phân phối được hoàn thiện hơn, tuy nhiên các vấn đề trong xã hội luôn biến động không ngừng chính vì vậy việc điều tiết lại rất quan trọng và cần có nhiều thời gian để việc điều tiết được toàn dân chấp nhận, bởi khi một luật ra đời thì có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề được đặt ra và cần có thời gian để giải quyết. Vì thế ta phải tìm hiểu về phân phối khi đó ta mới biết được rằng phân phối đã làm được những gì và điều tiết mang lại những ích lợi gì khi mà việc phân phối không đạt hiệu quả. Phân phối thu nhập trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề vô cùng quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định tình hình kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. 2 1.2 Bản chất và vai trò của phân phối: a) Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội: Trong quá trình tái sản xuất xã hội, phân phối và trao đổi là các khâu trung gian nối sản xuất và tiêu dùng, vừa phục vụ, vừa thúc đẩy sản xuất, vừa phục vụ tiêu dùng. Phân phối bao gồm: phân phối cho tiêu dùng sản xuất (phân phối tư liệu sản xuất, sức lao động của xã hội vào các nghành sản xuất) là tiền đề, điều kiện và là một yếu tố sản xuất, nó quyết định qui mô, cơ cấu và tốc độ phát triển của sản xuất. Ph.Ăng ghen viết: “ Phân phối không phải đơn thuần là kết quả thụ động của sản xuất và trao đổi: nó cũng tác động trở lại đối với sản xuất và trao đổi”. Như vậy, phân phối là phân phối tổng sản phẩm xã hội và phân phối thu nhập quốc dân; nó được thực hiện dưới các hình thái: phân phối hiện vật và phân phối dưới hình thái giá trị ( phân phối qua quan hệ tài chính, quan hệ tín dụng…). b) Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất: C.Mác đã nhiều lần nêu rõ quan hệ phân phối cũng bao hàm trong phạm vi quan hệ sản xuất: “quan hệ phân phối về thực chất cũng đồng nhất với quan hệ sản xuất ấy, rằng chúng cấu thành mặt sau của quan hệ sản xuất ấy”. Xét về quan hệ giữa người và người thì phân phối do quan hệ sản xuất quyết định. Quan hệ sản xuất như thế nào thì quan hệ phân phối như thế ấy. Cơ sở của quan hệ phân phối là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ trao đổi hoạt đông cho nhau. Quan hệ phân phối có tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu và do đó đối với sản xuất: có thể làm tăng hoặc giảm qui mô sở hữu, hoặc cũng có thể làm biến dạng tính chất của quan hệ sở hữu. Các quan hệ phân phối vừa có tính đồng nhất, vừa có tính lịch sử: 3 Tính đồng nhất thể hiện ở chỗ, trong bất cứ xã hội nào, sản phẩm lao động cũng được phân chia thành: một bộ phận cho tiêu dùng sản xuất, một bộ phận để dự trữ và một bộ phận cho tiêu dùng chung của xã hội và cho tiêu dùng cá nhân. Tính lịch sử của quan hệ phân phối là mỗi xã hội có quan hệ phân phối riêng phù hợp với tính chất của quan hệ sản xuất của xã hội đó, nghĩa là quan hệ phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất và cũng như quan hệ sản xuất, quan hệ phân phối có tính chất lịch sử. C.Mác viết: “ Quan hệ phân phối nhất định chỉ là biểu hiện của một quan hệ sản xuất lịch sử nhất định”. Phân phối có tác động rất lớn đối với sản xuất nên nhà nước cách mạng cần sử dụng phân phối như là một công cụ để xây dựng chế độ mới, để phát triển kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa. 1.3 Các hình thức phân phối thu nhập: a) Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập: Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập là do: Thứ nhất, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Thứ hai, trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều phương thức kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất, kinh doanh tham gia vào nền kinh tế đều có sự khác nhau về sở hữu của cải, tiền vốn, trình độ chuyên môn, tay nghề, năng lực sở trường, thậm chí khác nhau cả sự may mắn…Do đó, khác nhau về thu nhập. Vì vậy, không thể có một hình thức phân phối thu nhập thống nhất, trái lại có nhiều hình thức khác nhau. 4 b) Các hình thức phân phối thu nhập: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng địng và đại hội đảng lần thứ IX cũng tiếp tục khẳng định điều đó: “ thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất – kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội”.1 Một là, phân phối theo lao động: Phân phối theo lao động là phân phối trong các đơn vị kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất ( kinh tế nhà nước) hoặc các hợp tác xã cổ phần mà phần góp vốn của các thành viên bằng nhau ( kinh tế hợp tác). Các thành phần kinh tế này đều dựa trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ở các trình độ khác nhau. Người lao động làm chủ tư liệu sản xuất, nên tất yếu cũng làm chủ phân phối thu nhập. Vì vậy, phân phối phải vì lợi ích của người lao động. Tất yếu phải thực hiện phân phối theo lao động trong các đơn vị kinh tế thuộc thành phần kinh tế dựa trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất là vì: - Lực lượng sản xuất phát triển chưa cao, chưa đến mức có đủ sản phẩm để phân phối theo nhu cầu. C.Mác viết: “ Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”.2 - Sự khác biệt về tính chất và trình độ lao động dẫn đến việc mỗi người có sự cống hiến khác nhau, do đó phải căn cứ vào lao động đã cống hiến cho xã hội của mỗi người để phân phối. - Lao động chưa trở thành một nhu cầu của cuộc sống, nó còn là phương tiện để kiếm sống, là nghĩa vụ và quyền lợi. Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của từng người đã đóng góp cho xã hội. Theo 5 quy luật này, người làm nhiều hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít, có sức lao động mà không làm thì không hưởng; lao động kỹ thuật cao, lao động ở những nghành nghề độc hại, trong những điều kiện khó khăn đều được hưởng những thu nhập thích đáng. Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là: - Số lượng lao động được đo bằng thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra; - Trình độ thành thạo lao động và chất lượng sản phẩm làm ra; - Điều kiện và môi trường lao động; lao động nặng nhọc, lao động trong hầm mỏ, lao động ở những vùng có nhiều khó khăn, xa xôi hẻo lánh như miền núi, hải đảo…; - Tính chất của lao động; - Các nghành nghề cần được khuyến khích; Phân phối theo lao động được thực hiện qua những hình thức cụ thể, như: - Tiền công trong các đơn vị sản xuất – kinh doanh; - Tiền thưởng; - Tiền phụ cấp; - Tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; Phân phối theo lao động có tác dụng: - Thúc đẩy mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng suất lao động, xây dựng tinh thần và thái độ lao động đúng đắn, củng cố kỷ luật lao động… - Thúc đẩy mọi người nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ văn hóa, ổn định lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lao động xã hội. 6 - Tác động mạnh đến đời sống vật chất và văn hóa của người lao động, vừa đảm bảo tái sản xuất sức lao động, vừa tạo mọi điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện. Phân phối theo lao động là hợp lý nhất, công bằng nhất so với các hình thức phân phối đã có trong lịch sử. Mặt khác, phân phối theo lao động còn có những hạn chế nhưng đó là những hạn chế không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Cơ sở của sự công bằng xã hội của sự phân phối đó là sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Hai là các hình thức phân phối khác: Ở nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế với sự đa dạng của các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất- kinh doanh. Do đó, ngoài hình thức phân phối theo lao động, trong thời kì quá độ còn tồn tại các hình thức phân phối thu nhập khác, đó là: - Trong các đơn vị kinh tế tập thể bậc thấp có sự kết hợp phân phối theo vốn và phân phối theo lao động. - Trong thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ thì thu nhập phụ thuộc vào sở hữu tư liệu sản xuất, vốn đầu tư sản xuất và tài năng sản xuất, kinh doanh của chính những người lao động. - Trong kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước, việc phân phối ở đây dựa trên cơ sở sở hữu vốn cổ phần, sở hữu sức lao động, sở hữu tư bản… Ba là, phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội. Sự phân phối này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó góp phần: - Phát huy tính tích cực lao động cộng đồng của mọi thành viên trong xã hội. - Nâng cao thêm mức sống của toàn dân, đặt biệt đối với những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn… 7 - Giáo dục ý thức cộng đồng, xây dựng chế độ xã hội mới. - Quỹ phúc lợi tập thể và xã hội là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình phân phối . Tính hợp lý của quỹ phúc lợi tập thể và xã hội được biểu hiện như sau: - Quỹ phúc lợi tập thể, xã hội không thể mở rộng quá khả năng của nền kinh tế cho phép. - Tốc độ tăng trưởng thu nhập trực tiếp của cá nhân trong cộng đồng phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng phúc lợi tập thể và xã hội. - Trong giới hạn đã xác định, cần sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý các quỹ phúc lợi và xã hội. - Quỹ phúc lợi xã hội là bộ phận của chính sách xã hội cần được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU TIẾT THU NHẬP 2.1 Thực trạng điều tiết thu nhập trong những năm qua: Bàn về vấn đề điều tiết thu nhập chúng ta không thể bỏ qua vấn đề đang nóng bỏng hiện nay đó chính là việc điều tiết thu nhập cá nhân.Nhà nước thông qua công cụ là thuế đánh vào thu nhập của người dân để điều tiết nền kinh tế khi mà có những cá nhân lại có mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với những cá nhân khác. Mặt khác việc đánh thuế vào các cá nhân này tạo ra cho nhà nước một khoản thu nhập mà từ đó có thề chi tiêu cho những vấn đề khác cần thiết cho xã hội chẳng hạn như là: Trợ cấp, học bổng, xây nhà tình thương, xoá đói giảm nghèo… Nói chung hiện nay các chính phủ sử dụng chủ yếu 2 công cụ là tín dụng chính sách lãi suất ngân hàng và chính sách thuế, nhưng đặt biệt là công cụ thuế. 8 Ngoài các vấn đề liên quan đến thu nhập cá nhân thì trên thị trường còn có những vấn đề khác cũng khá sôi nổi và cần phải có sự điều tiết của nhà nước, chẳng hạn như là:  Thị trường xe máy: khan hàng ảo để tăng giá (21/11/2007, 01:41 am) Theo các đại lí, cửa hàng kinh doanh xe máy tại tp HCM, sức mua đối với nhiều xe đang tăng đáng kể, đặt biệt có một số loại xe được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng đang tăng vọt lượng hàng bán ra. Tuy sức mua tăng vọt, nhưng tình hình cạnh tranh ở thị trường này khá gay gắt, các công ty sản xuất xe máy đều ráo riết đưa ra thị trường thêm sản phẩm mới và kích cầu bằng biện pháp cho mua trả góp đối với các loại xe có nguồn hàng phong phú. Mặt khác, tuy nhu cầu và sức mua tăng vọt, nhưng tín hiệu lạc quan này chỉ dành cho các công ty có vốn nước ngoài với thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện các doanh nghiệp xe máy 100% vốn nước ngoài vẫn đang chật vật trong việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.  Thuế nhập khẩu 0% vẫn không thể giảm giá gas (Thứ Tư, 21/11/2007 4:54 PM): Từ ngày 20/11, quyết định giảm thuế nhập khẩu gas xuống 0% của bộ Tài chính chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, ghi nhận từ thị trường cho thấy vẫn chưa có động thái nào về việc điều chỉnh giá bán lẻ gas. Hiện, giá gas bán lẻ của các hãng SP gas, Vina gas, Gia Định gas, petro VN gas, VT gas đang ở mức 9 225.000 đồng/bình 12kg. Elf gas 250.000 đồng/bình 12kg; petrolimex gas 255.000 đồng/bình 13kg. ( dantri.com.vn)  Thuế thu nhập chứng khoán: chưa có lời kết (12/07/2007, 06:12 am): Thời gian gần đây dư luận trong giới đầu tư đang lo lắng về dự thảo áp chế thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của Bộ tài chính. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu không nhắc tới con số 25% trên tổng thu nhập – một con số mà đa số các nhà đầu tư cho là quá cao, trong khi đó cơ quan ban hành thì đánh giá ngược lại. ( dantri.com.cn) 2.2 Những tác động tích cực: Ưu điểm của thuế thu nhập là động viên trực tiếp vào thu nhập của từng tổ chức, cá nhân có thu nhập cho nên đảm bảo được tính công bằng xã hội: người có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều, người có thu nhập vừa thì phải nộp thuế ít hơn, người không có thu nhập thì không phải nộp thuế. Ngoài ra còn cho phép tính đến những yếu tố có tính độc lập với thu nhập của người nộp thuế như: hoàn cảnh bản thân ( bệnh, tật…), tình trạng hôn nhân (đã có hay chưa có gia đình), hoàn cảnh gia đình (số người phải nuôi dưỡng)… (3. trang 22)  Thuế thu nhập: không phân biệt người Việt Nam hay nước ngoài.( Thứ Bảy, 13/05/2006, 12:23) Ngày 12/5, một quan chức của Bộ Tài chính thừa nhận: Chúng ta đang tiến hành hội nhập, vì thế phải theo chuẩn mực chung, không 10 thể cứ “ một mình một chợ”! Sự thống nhất sẽ làm cho luật thuế thu nhập cá nhân tiến bộ hơn. Luật thuế thu nhập cao hiện hành phân biệt rõ công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại VN. Vì thế, người VN chỉ cần có thu nhập tới 40 triệu đồng/tháng là đã phải chịu mức thuế cao nhất (40%), trong khi người nước ngoài phải đến 80 triệu đồng/tháng mới phải chịu mức thuế này… Mức khởi điểm chịu thuế thu nhập hiện hành đối với người VN là 5 triệu đồng/tháng, người nước ngoài là 8 triệu đồng/tháng. Đánh giá sau hơn 10 năm thực hiện chính sách thuế đối với thu nhập cao của cá nhân và hộ gia đình, Bộ Tài chính cho rằng, một trong những kết quả lớn nhất mà chính sách này đạt được là đã tạo lập được thói quen người dân thu nhập là phải nộp thuế. (www.tienphongonline.com.vn)  Xin ý kiến nhân dân đối với dự án Luật thuế thu nhập cá nhân: Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc xin ý kiến nhân dân với dự án Luật thuế thu nhập cá nhân. Nhằm chủ động hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, phù hợp với thông lệ quốc tế, việc ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân là cần thiết. Thông qua thuế thu nhập cá nhân, nhà nước sẽ nắm bắt thông tin về thu nhập của dân cư, tiến tới kiểm soát, điều tiết hợp lý thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội, hạn chế chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, đây là dự án Luật liên quan trực tiếp tới từng người dân nên cần được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân nhằm góp phần nâng cao nhận thức của công dân về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước và đảm bảo quyền lợi của người dân. (WWW.THANHNIENKHCN.ORG.VN)  Căn cứ vào gia cảnh để giảm trừ thuế thu nhập (lao động điện tử cập nhập: 3:37 pm, 09/11/2006): 11 Mức giảm trừ gia cảnh gồm hai phần: Đối với người nộp thuế và phần đối với những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Theo dự luật có 2 phương án: phương án 1 là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm) đối với người nộp thuế, phương án 2 là 5 triệu đồng/tháng (60 triệu đồng/năm). Mặt khác, cần xác định rõ người phụ thuộc phải nuôi dưỡng trong gia đình như: bố, mẹ, con dưới 18 tuổi…, để không mâu thuẫn với bộ luật lao động ( người vị thành niên dưới 18 tuổi, người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên…). Thực tế người phụ thuộc trên 18 tuổi vẫn còn đi học hoặc chưa có việc làm thì vẫn thuộc diện phải nuôi dưỡng, nên cần phải qui định vấn đề này cụ thể. (WWW.LAODONG.COM.VN) 2.3 Những tác động tiêu cực:  Phải kiểm soát được thu nhập: Cột mốc quan trọng của sắc Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, được kỳ họp thứ 8, Quốc hội (QH) khóa X thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-7-2001. Trong khi 180 quốc gia trên thế giới đã có và đã áp dụng hiệu quả từ rất sớm loại thuế này, thì 7 năm sau (kể từ năm 2001), Việt Nam vẫn chưa có Luật Thuế TNCN hoàn chỉnh.  Chỉ nắm “người có tóc” : Trước khi có hiệu lực thi hành, các chính sách về thuế TNCN luôn đặt ra mục tiêu là điều tiết được TNCN, căn cứ trên các nguyên tắc “lợi ích”, “công bằng” và “khả năng nộp thuế”. Với loại thuế trực thu này, nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ: Người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít 12 hơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau đều được điều chỉnh thống nhất trong một chính sách thuế; người có thu nhập thấp chưa phải nộp thuế. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sửa đổi) có hiệu lực vào tháng 7-2004 một lần nữa cho thấy nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu nói trên. Lý thuyết là vậy, nhưng thực tế chính sách thuế TNCN hiện hành có lỗ hổng lớn là không kiểm soát được thu nhập của thành phần có thu nhập cao và rất cao. Chẳng hạn, một bác sĩ “ruột” của bệnh viện C. có thu nhập kê khai hằng tháng là 300 triệu đồng. Mỗi ngày, ngoài công việc chính ở bệnh viện C., bác sĩ này chạy sô các ca mổ ở bệnh viện V., bệnh viện H. vào chiều và tối. Các bệnh viện mà bác sĩ này “thỉnh mổ” không thực hiện khấu trừ tại nguồn (vì sợ mất quan hệ). Tổng thu nhập tính đúng của bác sĩ này hằng tháng khoảng 1 tỉ đồng. Theo mức này, số thuế phải nộp khoảng 400 triệu đồng; nhưng do ngành thuế chỉ nắm được thu nhập của bác sĩ này tại bệnh viện C. là 300 triệu đồng, nên chỉ thu được số thuế là khoảng 75 triệu đồng (40%). Một cán bộ thuế Cục Thuế TPHCM nói rằng những trường hợp như vậy xảy ra rất nhiều, tập trung vào nhóm có thu nhập cao như bác sĩ, giảng viên, luật sư, kiến trúc sư... Cơ quan thuế biết nhưng đành chịu vì không thể kiểm tra từng trường hợp riêng rẽ. Một ví dụ khác đối với nhóm đối tượng nộp thuế là nghệ sĩ. Năm 2005 (nộp cho năm 2004), tổng thuế thu nhập phải đóng của 144 nghệ sĩ tại TPHCM là 1,2 tỉ đồng, thì năm 2006 (nộp cho năm 2005), con số này giảm còn 888,6 triệu đồng; tổng thu nhập khai báo cũng giảm từ hơn 15 tỉ đồng (năm 2004) xuống còn 13,1 tỉ đồng (năm 2005). Trong khi đó, số nghệ sĩ thuộc diện chịu thuế ngày càng nhiều hơn, tổng thu nhập lẽ ra phải cao hơn. 13  Vá trước khi thủng: Về giảm trừ gia cảnh, dự luật đưa ra mức 4 triệu đồng/tháng đối với cá nhân nộp thuế và 1,6 triệu đồng đối với cá nhân phụ thuộc. QH có thể sẽ đồng ý với mức 4 triệu đồng hoặc nâng lên 5 triệu đồng cho phù hợp với tình hình năm 2009. Nhưng, tính khả thi của nó là cơ sở nào xác định điều kiện để được giảm trừ gia cảnh lại không thấy đề cập. Đại biểu Hồ Quốc Dũng (Bình Định) minh họa rất cụ thể: “Ví như gia đình tôi có 3 anh em. Tôi đang sống ở Bình Định, 2 em tôi đang sống ở TPHCM, cả 3 người đều xin xác nhận gia cảnh có cha, mẹ già yếu đang sống ở quê. Sau khi xác nhận, phần tôi thì nộp ở Chi cục Thuế của Bình Định, 2 em tôi nộp ở TPHCM, cả 3 đều được giảm trừ gia cảnh (nuôi mẹ, cha). Vậy thì ngành thuế kiểm chứng cách nào để bảo đảm sự công bằng?”. Từ thực tế này, theo nhìn nhận của Cục Thuế TPHCM đơn vị có số thu thuế TNCN cao nhất nước - rất có thể sẽ diễn ra cảnh “chạy chứng nhận gia cảnh”. Ngành thuế không đủ người và thẩm quyền để xác minh các trường hợp giảm trừ gia cảnh, trong khi các cấp chính quyền địa phương (có thể được giao thẩm quyền xác nhận) lại độc lập với ngành thuế, nên tình hình sẽ rối. Và ai, đơn vị nào đứng ra chứng nhận, xác minh hoàn cảnh của từng cá nhân nước ngoài để tính mức giảm trừ? Có đại biểu so sánh với mức giảm trừ tại một số nước và kết luận ở Việt Nam như vậy là cao hơn nhiều. Một chuyên viên thuế tại TPHCM “thưa” lại rằng: “So sánh như vậy là không đúng bản chất. Ở các nước, sau khi trừ trước các sinh hoạt phí cho cá nhân nộp thuế (như tiền cấp cho con cái ăn học, nuôi dưỡng cha mẹ, khám chữa bệnh...), cơ quan thuế còn trừ tiếp một khoản ấn định nữa và khoản này mới là giảm trừ gia cảnh. Còn ở ta, tất tần tật chi phí đều khoán trọn trong 4 triệu đồng, thì không thể gọi là cao hơn so với các nước”. 14  Tính già hóa non? Thêm hai nét mới trong dự luật lần này là đưa hộ kinh doanh (đang chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 28%) vào diện chịu thuế TNCN; đánh thuế thu nhập 25% từ chuyển nhượng bất động sản. Tưởng như sự công bằng với mọi đối tượng nộp thuế đang dần được thiết lập, nhưng theo các chuyên gia, quy định này có nguy cơ phản tác dụng. Năm 2005, cả nước có 1,3 triệu hộ cá thể kinh doanh nộp thuế (môn bài, thu nhập doanh nghiệp). Đến năm 2009, số hộ ước tăng lên hơn 3 triệu. Nếu dự luật có hiệu lực thi hành vào ngày 1-1-2009, hơn 3 triệu hộ cá thể này phải chuyển sang đóng thuế TNCN và lúc này, ngành thuế sẽ phải đối đầu nhiều khó khăn trong việc kiểm soát thu nhập cá nhân. Về phương pháp đánh thuế chuyển nhượng bất động sản, theo dự luật, số thuế phải nộp được tính 25% trên số tiền chênh lệch giữa bên mua và bên bán (nhà, đất) và cơ quan thuế chỉ thu được nếu xác định được giá mua gốc. Trong trường hợp không xác minh được giá mua gốc thì áp thuế “đại trà” 4% theo giá trị mua bán bất động sản (thuế chuyển quyền sử dụng đất). Vậy là, nếu không bít kẽ hở này, những người đầu cơ đất thừa sức ém giá gốc để lách thuế. Ngành thuế không có công cụ để kiểm tra. Điều này đồng nghĩa rằng phương án đánh thuế 25% rất dễ phá sản. Suy cho cùng, công cụ cơ bản giúp việc thu thuế TNCN hiệu quả là phải nắm được nguồn thu để điều tiết thu nhập một cách công bằng. Với một đất nước có hơn 80% giao dịch bằng tiền mặt như Việt Nam, điều dễ nhận thấy là phải nhanh chóng chuyển đổi các hình thức thanh toán, chi trả từ tiền mặt sang hệ thống tín dụng. Vậy thì ngành thuế và ngân hàng còn chần chừ gì mà không sớm bắt tay để đôi bên và toàn dân cùng có lợi? ( WWW.NLD.COM.VN) 15  Về thị trường xe máy: giá tăng 3-7 triệu đồng: Mặc dù có mặt trên thị trường từ khoảng tháng 4 nhưng đến nay, xe Air Blade vẫn khan hàng tại các cửa hàng, đại lí chính hãng. Khi mới xuất hiện, loại xe này đã được các cửa hàng kinh doanh xe máy bên ngoài đẩy giá lên khoản 33-34 triệu đồng ở thời điểm tháng 5, tăng 3-4 triệu/xe (giá chính hãng chỉ 28.5 triệu đồng và khoảng 30 triệu khi đã hoàn tất thủ tục đănh kí). Việc khan hiếm hàng bán ra trên thị trường đã đẩy gía xe Air Blade tại các cửa hàng tư nhân khu Lý Tự Trọng, Nguyễn Tri Phương hiện nay lên 36-38 triệu đồng/xe tùy màu, tăng 6-8 triệu đồng/xe so với giá chính hãng. CÁC LOẠI XE ATTILA ELIZABETH, HAYATE CỦA CÁC CTY SYM, SUZUKI CŨNG XẢY RA TÌNH TRẠNG KHAN HÀNG ẢO TẠI CÁC CỬA HÀNG CHÍNH HÃNG VÀ TĂNG GIÁ THÊM 2-3 TRIỆU ĐỒNG TẠI CÁC CỬA HÀNG KINH DOANH TƯ NHÂN. TÌNH TRẠNG KHAN HÀNG ẢO VÀ TĂNG GIÁ THÊM VÀI TRIỆU ĐỒNG CHIẾM TỈ LỆ 10 - 20% TRỊ GIÁ CỦA XE - ĐÃ KHIẾN NTD - THIỆT THÒI KHI PHẢI TRẢ THÊM CHI PHÍ CHO GIỚI KINH DOANH TRUNG GIAN.  Về thị trường gas: Đại diện Công ty phân phối gas Bình Điền cho biết: “Thời điểm này đang là đầu đông, nhu cầu năng lượng sưởi ấm tăng nên thị trường gas thế giới đang tiêu thụ mạnh. Hơn nữa, nguồn gas nhập khẩu từ Thái Lan bị cắt hẳn khiến gas trong nước khan hàng”. Giá gas thế giới đang tăng cao kỷ lục ở mức 800 USD/tấn - tăng 57 USD/tấn so với đầu tháng 11. Theo tính toán của doanh nghiệp, mức giá trên cho dù thuế nhập khẩu 0% thì giá gas vẫn tăng thêm 20 USD/tấn so với đầu tháng 11. 16 Như vậy, mức giảm thuế suất vừa ban hành cũng không “thấm vào đâu” so với mức tăng giá gas trên thị trường thế giới. Dự báo nếu giá gas thế giới vẫn giữ mức cao như hiện nay thì giá gas bán lẻ trong nước không những không giảm mà còn tiếp tục tăng thêm 4.000 đồng/kg vào đầu tháng tới.  Về thị trường chứng khoán: tâm lí lo ngại. TTCK NƯỚC TA MỚI CHẬP CHỮNG TỪNG BƯỚC PHÁT TRIỂN, DÂN TRÍ THẤP, KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ ÍT, VÌ VẬY QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ THEO TÂM LÝ, THEO BẦY ĐÀN CÒN KHÁ PHỔ BIẾN. CŨNG BÀN TÁN. TỪ ĐIỀU ĐÂU ĐÂU CŨNG XUẤT HIỆN TIN ĐỒN, ĐÁNG NÓI LÀ CHÚNG TA CỨ NGHĨ ĐẾN THUẾ LÀ SỢ!? NGƯỜI DÂN ĐẾN DOANH NGHIỆP ĐỀU CÓ TÂM TRẠNG CHUNG, HỌ LO SỢ KHI PHẢI NGHĨ ĐẾN THUẾ. CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU KHÓ HIỂU, HẦU HẾT CHÚNG TA ĐỀU KINH DOANH, LÀM ĂN, BUÔN BÁN NHỎ LẺ, THU NHẬP CHƯA CAO. ĐIỂN HÌNH LÀ CÂU KHẨU HIỆU “XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO”, ĐÓI VÀ NGHÈO THÌ LÀM SAO MÀ KHÔNG SỢ ĐÓNG THUẾ? NHƯNG NHÌN ĐÚNG ĐẮN, KHÁCH QUAN HƠN. THUẾ LÀ CỦA DÂN VÀ PHỤC VỤ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA DÂN. CHẮC TIỀN CŨNG CẦN PHẢI CÓ CÁI CHẮN NHỮNG ĐỒNG TIỀN THUẾ NÀY SẼ LẠI QUAY VÒNG VÀ PHỤC VỤ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CHÍNH CHÚNG TA. NHÌN THẲNG VÀO VẤN ĐỀ: VÌ THẾ HÃY CÓ NÊN ĐÓNG THUẾ HAY KHÔNG?  Còn nhiều tranh cãi về thuế thu nhập cá nhân:  Chỉ “đánh” lao động mà không “đánh” tư bản: Ông Trần Đình Thiên, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng dự thảo đã dựa trên những quan điểm không chính xác rằng thuế thu nhập cá nhân được soạn thảo xuất phát từ việc tạo nguồn thu cho Nhà nước. Thay vào đó, ông Thiên cho rằng nó phải được xem là cơ sở để xác lập quyền con người của người nộp thuế chứ không chỉ là nghĩa vụ của công dân. Từ đó, 17 ông cho rằng Luật phải bảo đảm quyền đóng thuế và quyền giám sát khoản thuế mà họ đóng. Tuy nhiên, dự thảo chưa thể hiện được điều này. Tương tự như vậy đối với người nộp thuế là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp đã chịu rất nhiều loại thuế và phí như thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi luật áp dụng họ lại đóng thuế thu nhập cá nhân và theo ông Bá Khoát, Giám đốc Công ty Tư vấn doanh nghiệp K như thế chẳng khác chuyện thuế chồng thuế. Bất động sản và chứng khoán là hai khu vực được dự thảo thuế thu nhập cá nhân nhắm vào nhiều hơn những khu vực khác vì thu nhập được cho là thuộc hạng siêu lợi nhuận. (WWW.VNCHANNEL.NET)  Chưa khuyến khích người nạp thuế khai thật: Một vấn đề cũng quan trọng và được nhà đầu tư quan tâm là khấu trừ chi phí. Dự thảo cho khấu trừ chi phí để xác định thu nhập của các giao dịch, chuyển nhượng nhưng liệu các khấu trừ đó có được công nhận, nhất là những chi phí không dễ nhìn thấy của các nhà đầu tư như chi phí mua thông tin, chi phí đầu tư nghiên cứu giá cả, chi phí đào tạo, giao dịch... Mua bán chứng khoán đang là một nghề kiếm sống của nhiều nhà đầu tư và họ cũng phải đầu tư cho những chi phí liên quan nói trên. Khoảng 2,5-3 triệu người là đối tượng của Luật thuế thu nhập cá nhân, trong đó có khoảng 1,3 triệu hộ kinh doanh cá thể. Có rất nhiều tranh cãi về thuế thu nhập cá nhân từ khi dự thảo đầu tiên được đưa ra vì sự phức tạp và ảnh hưởng của nó. Thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng đã từng như thế khi được góp ý dự thảo. Tuy nhiên, VAT đã phát huy hiệu quả kể từ khi áp dụng hồi năm 1997 mặc dù còn một số hạn chế. Nhiều người tin rằng thuế thu nhập cá 18 nhân sẽ thành công như VAT nếu được hoàn thiện trước khi áp dụng và hoàn thiện trong quá trình áp dụng. (WWW.VNCHANNEL.NET) CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 3.1 Giải pháp phát huy mặt tích cực: Để công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đạt kết quả tốt, trước hết phải quản lý nguồn thu nhập phải chịu thuế. Đây là một công tác hết sức quan trọng vì nó góp phần hạn chế hiện tượng trốn, tránh nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng nộp thuế. Thông thường, người ta thực hiện quản lý nguồn thu nhập chịu thuế bằng cách quản lý từ các cơ sở chi trả thu nhập như các công ty, cơ quan hành chính… tại các cơ quan này, cơ quan thuế thiết lập các tổ chức uỷ nhiệm thu với nhiệm vụ kiểm soát thu nhập phát sinh từ tiền lương, tiền công, tiền trúng thưởng…của các cá nhân, sau đó thay mặt cơ quan thuế khấu trừ lại phần thuế thu nhập cá nhân phải nộp để nộp vào ngân sách. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều khoản thu nhập phát sinh không thể kiểm soát được hoặc bị bỏ sót. Vì thế, cũng cần phải quản lý nguồn thu nhập chịu thuế từ người có thu nhập. Song để làm được việc đó không phải là dễ vì người nộp thuế thường tìm cách trốn thuế và do vậy cần phải có các quy định có tính pháp lí cao để có thể thực hiện được nghiêm túc việc kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân.Thông thường, các nước bắt buộc các cá nhân phải kê khai thu nhập của mình để Chính phủ đánh thuế, các trường hợp không kê khai hoặc gian lận trong kê khai bị xử lí rất nặng với cả các hình phạt tù. 19 Tùy đặc điểm của từng nước mà hệ thống cơ quan đó sẽ được tổ chức cho phù hợp. Đối với các nước có tỷ trọng về thuế thu nhập cá nhân chiếm trong tổng số thu về thuế lớn thì ở mỗi cơ quan thuế các cấp từ trung uơng đến địa phương đều có một bộ phận chuyên quản lí thu thuế. Còn với những nước hiện có tỷ trọng loại thuế này thấp thì thường được kết hợp với một bộ phận quản lý thu khác ( chẳng hạn như Việt Nam, Trung Quốc) (2. trang 129) Thuế thu nhập và điều tiết thu nhập: Thuế thu nhập là trường hợp điển hình của việc chính quyền dùng thuế để điều tiết thu nhập vì mục đích công bằng. Thông qua áp dụng thuế suất lũy tiến, chính quyền buộc người có thu nhập cao hơn phải chịu gánh nặng thuế lớn hơn ( đánh thuế theo khả năng). Cơ quan thu sẽ đặt ra các bật thuế, mỗi bậc tương ứng với một phạm vi thu nhập. Đối với mỗi bậc sẽ có một thuế suất riêng. Bậc thuế cho phạm vi thu nhập cao hơn, sẽ có thuế suất cao hơn. Bậc thuế tương ứng với phạm vi thu nhập thấp nhất có thể có thuế suất là 0%. Thông thường, trong luật thuế thu nhập, chính quyền sẽ không nói là miễn thuế cho đối tượng nộp thuế ở bậc này, mà thay vào đó nói rằng họ phải chịu thuế suất 0%. Chính quyền còn dùng thuế thu nhập để điều tiết thu nhập bằng cách khấu trừ ( trừ vào tổng số thuế phải nộp thông thường) khi người đóng thuế là nhười tàn tật dẫn đến khả năng lao động khiến thu nhập của anh ta bị hạn chế, khi người đóng thuế có con nhỏ hơn một độ tuổi nhất định. Ở một số nước, nếu vợ hoặc chồng của người đóng thuế không đi làm, người đóng thuế cũng được chính quyền khấu trừ. Khoản thu nhập không phải đóng thuế gọi là thu nhập miễn thuế. 20 Ở Việt Nam, nhằm mục đích điều tiết chênh lệch về khả năng thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trung ương thường nhượng lại một phần ( nhiều khi là toàn bộ) tiền thuế thu nhập được cho ngân sách cấp tỉnh. ( HTTP://VI.WIKIPEDIA.ORG) Giải pháp hạn chế mặt tiêu cực: 3.2 Đánh thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập thực tế của từng cá nhân có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, thu kịp thời cho ngân sách, nhưng lại có nhược điểm là chưa đảm bảo được yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế, chưa đáp ứng được tính công bằng xã hội. Các nước đánh thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập của từng cá nhân là Anh, Nhật, Thuỵ Điển, Áo, Đan Mạch. Ngược lại, ở các nước Mỹ, Pháp, Hà Lan, lại sử dụng thu nhập của các hộ gia đình để đánh thuế thu nhập cá nhân. Cách đánh thuế này sẽ đảm bảo sự công bằng hơn về đạo đức xã hội nhưng mất tính kịp tời trong động viên thuế cho Ngân sách nhà nước vì trong một gia đình, mỗi cá nhân thường có việc làm và thu nhập với các nguồn khác nhau, do đó, việc thống kê theo dõi từng nguồn thu nhập rồi đối chiếu với nơi phát sinh là rất phức tạp. Tuy nhiên, dựa vào đặc thù của mỗi nước với các truyền thống, nếp sống khác nhau và đặc biệt là mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn của thuế thu nhập cá nhân mà có nước đánh vào cá nhân riêng biệt, nước khác lại đánh giá vào hộ gia đình. (2. trang 128)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan