Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở việt nam hiện na...

Tài liệu Vai trò của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở việt nam hiện nay

.PDF
156
401
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ===================== TRƢƠNG THỊ THANH QUÝ VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ===================== TRƢƠNG THỊ THANH QUÝ VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62.22.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS,TS. Trần Phúc Thăng Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận trong luận án chưa từng được công bố trên bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận án Trƣơng Thị Thanh Quý MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 5 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ......................................................... 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 8 5. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận án .............................................. 8 6. Kết cấu tổng quát của luận án: ................................................................ 9 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .....................................................................................................................10 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sức khỏe cộng đồng và những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng ...................................... 10 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận và thực trạng vai trò của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ........................... 17 1.3. Những công trình nghiên cứu đề cập đến các giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ........................... 26 Chƣơng 2: VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG - MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN ......................................37 2.1. Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cộng đồng ......................................... 37 2.1.1. Khái niệm sức khỏe .......................................................................................37 2.1.2. Sức khỏe cộng đồng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng ..............................44 2.2. Vai trò của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ........ 48 2.2.1. Tính tất yếu của việc nhà nước thực hiện vai trò chăm sóc sức khỏe cộng đồng ............................................................................................ 48 2.2.2. Nội dung và phương thức thực hiện vai trò của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ................................................................................53 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng .................................................................................. 61 2.3.1. Những yếu tố khách quan .............................................................................61 2.3.2. Những yếu tố chủ quan .................................................................................65 1 Chƣơng 3: VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...............................................................70 3.1. Thành tựu và nguyên nhân những thành tựu của Nhà nước trong việc thực hiện vai trò chăm sóc sức khỏe cộng đồng ......................................... 70 3.1.1. Thành tựu .................................................................................. 70 3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu ..............................................................88 3.2. Hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của Nhà nước trong việc thực hiện vai trò chăm sóc sức khỏe cộng đồng ................................................. 95 3.2.1. Hạn chế ..........................................................................................................95 3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ...............................................................107 3.3. Những vấn đề đặt ra với Nhà nước trong việc thực hiện vai trò chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở nước ta hiện nay ............................................................................112 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................ 119 4.1. Những quan điểm cơ bản .................................................................. 119 4.2. Một số giải pháp chủ yếu ................................................................. 123 KẾT LUẬN ............................................................................................................143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................146 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNH Công nghiệp hóa, CNXH Chủ nghĩa xã hội CTQG Chính trị Quốc gia GDP Tổng sản phẩm nội địa HĐH Hiện đại hóa KTTT Kinh tế thị trường Nxb Nhà xuất bản Tr Trang XHCN Xã hội chủ nghĩa WHO Tổ chức Y tế thế giới WTO Tổ chức Thương mại thế giới 3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1: Tổng chi công cho y tế tính theo % tổng chi ngân sách nhà nước và theo GDP quốc gia ............................................................................................................76 Hình 3.2. Tài chính y tế tính theo đầu người ............................................................77 Hình 3.3: Bao phủ bảo hiểm y tế từ 1993 đến 2013 .................................................78 Hình 3.4: Thay đổi về nhân lực y tế từ 1985 đến 2012 .............................................80 Hình 3.5: Tỷ lệ bác sĩ và dược sĩ có trình độ đại học trở lên trên một vạn dân ........81 Hình 3.6: Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ sản nhi hoặc hộ sinh .........................................81 Hình 3.7: Chi công và tư cho y tế từ 1995 đến 2012 ................................................99 Hình 3.8: Tỷ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho y tế ...............................................100 Hình 3.9: Chi y tế trung bình của hộ gia đình 2002 đến 2010 ................................100 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỉ XXI, con người trở thành mục tiêu quan trọng của sự phát triển xã hội. Do vậy, vấn đề con người, tâm lý con người, tiềm năng con người và sức khỏe con người, nguồn lực con người lại nổi lên mạnh mẽ. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đặt con người vào vị trí trung tâm, thậm chí coi phát triển con người là cốt lõi của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Cộng đồng quốc tế và công ước quốc tế đều cho sức khỏe là một trong những “nhu cầu cơ bản bậc nhất” của cuộc sống con người, và cao hơn nữa sức khỏe được xem là một trong những quyền con người, có nghĩa là sức khỏe của mỗi người được tôn trọng, mỗi cá nhân và nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện quyền này. Chính phủ các nước đã xây dựng chính sách trong cung ứng dịch vụ y tế bằng việc tạo lập các cơ hội bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong nền kinh tế và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong việc cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã góp phần nâng cao hiệu quả, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực và tạo thêm nhiều cơ hội lựa chọn và tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân. Khẳng định con người, sức khỏe con người luôn là vấn đề trọng tâm, nóng bỏng của hiện thực xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “… con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển”[42, tr.30]. Xuất phát từ quan điểm đó, sức khỏe con người, sức khỏe cộng đồng luôn được hết sức chú trọng. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: “phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân”[42, tr.128]. Coi công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng là nhiệm vụ và trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, quyết định nhất. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường (KTTT) ở nước ta hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách cũng như tổ chức thực hiện trong ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân. 5 Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và đa dạng, vai trò của Nhà nước trong chăm sóc sức khỏe nhân dân còn bộc lộ nhiều hạn chế: Hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập, nguồn lực đầu tư lớn nhưng hiệu quả sử dụng nguồn lực này để cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Ngành y tế Việt Nam chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ y tế là rất khó khăn, nhất là người nghèo, cận nghèo và dân cư vùng sâu, vùng xa. Sự bất bình đẳng trong việc cung ứng và thụ hưởng các dịch vụ y tế có xu hướng gia tăng. Sự thay đổi mô hình và cơ cấu bệnh tật theo hướng gia tăng các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích, trong khi tỷ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm vẫn còn cao. Cơ chế chính sách trong quản lý điều hành lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập. Hệ thống thông tin quản lý về y tế còn thiếu đồng bộ, trùng chéo. Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ y tế cũng như thanh tra chất lượng dịch vụ y tế ở cả khu vực nhà nước và tư nhân còn yếu. Công tác quản lý giá thuốc tại các bệnh viện còn nhiều bất cập đẩy giá thành thuốc tăng cao tạo áp lực về phí bệnh viện cho người bệnh… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kể trên. Ngoài những nguyên nhân quan trọng bắt nguồn từ nguồn gốc lịch sử phát triển của hệ thống y tế, trình độ non yếu về cơ sở vật chất và chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế, một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là chính sách, cơ chế cung ứng và việc tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách để nhân dân tiếp cận dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là Nhà nước phải phát huy vai trò chủ đạo của mình như thế nào để bảo đảm quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Trong những năm qua, ở nước ta và trên thế giới đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng dưới nhiều góc độ khác nhau và có những giá trị 6 đáng kể. Tuy nhiên, dưới góc độ triết học, nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhằm phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe con người Việt Nam chưa có nhiều và đang là vấn đề có tính cấp thiết cần được quan tâm nghiên cứu. Đây là vấn đề cơ bản cần được nhận thức và giải quyết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Vai trò của Nhà nƣớc đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1- Mục đích Trên cơ sở lý luận về sức khỏe cộng đồng, vai trò của nhà nước và thực trạng vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam hiện nay. 2.2- Nhiệm vụ Để đạt mục đích nêu trên, từ góc độ triết học, luận án có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về sức khỏe cộng đồng và vai trò của nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hai là, phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra. Ba là, đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1- Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam hiện nay từ góc độ triết học. 3.2- Phạm vi nghiên cứu Chăm sóc sức khỏe cộng đồng bao quát rất nhiều phương diện khác nhau, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần, từ điều kiện ăn, mặc ở đến môi trường 7 sống… Trong giới hạn của đề tài, luận án không có điều kiện nghiên cứu tất cả những phương diện trên mà chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên phương diện y tế, thông qua việc ban hành khung khổ pháp lý, xây dựng mạng lưới y tế, đầu tư ngân sách, xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực, kiểm tra, giám sát xử lí vi phạm, tuyên truyền, vận động, cũng như huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1- Cơ sở lý luận Luận án dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đồng thời luận án cũng kế thừa các công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đề tài ở những góc độ khác nhau đặc biệt là triết học, y tế , xã hội học và một số văn bản quốc tế có liên quan… 4.2- Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp của khoa học chung như: phân tích, tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, khái quát hóa, so sánh ... nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà luận án đặt ra. 5. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận án 5.1- Đóng góp mới về khoa học - Luận án góp phần làm rõ quan điểm mác xít về vai trò của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong điều kiện KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. - Luận án góp phần làm rõ một số ưu điểm và hạn chế trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Nhà nước Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đang đặt ra. - Luận án luận chứng, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 8 5.2- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn cuả luận án - Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ thêm chức năng xã hội của nhà nước trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN. - Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy vấn đề nhà nước trong triết học; triết học trong các trường y, dược; một số chuyên đề của chủ nghĩa xã hội khoa học trong chương trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin dành cho các trường cao đẳng, đại học ở nước ta và góp phần làm cơ sở lý luận cho việc xác định một số nhiệm vụ của ngành y tế Việt Nam. 6. Kết cấu tổng quát của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 9 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Ở nước ta, trong thời kỳ đổi mới, phát triển KTTT định hướng XHCN, Đảng hết sức chú trọng nhiệm vụ xây dựng, kiện toàn Nhà nước và khẳng định rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”[42, tr.246]. Trong thực tiễn đổi mới, chúng ta nhận thức rằng phát triển xã hội và quản lý xã hội đều vì hạnh phúc con người, phục vụ con người. Trong quá trình ấy, Nhà nước có vai trò nòng cốt, là người xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược và các chương trình quốc gia về việc huy động, quản lý và phân phối các nguồn lực vật chất, nâng cao chất lượng các dịch vụ giáo dục, y tế và tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng các thành quả đó, cũng như được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Trước yêu cầu đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về chăm sóc sức khỏe cộng đồng và đặc biệt là vai trò của nhà nước đối với chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang được đặt ra cấp thiết. Trong những năm qua, có khá nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm lý luận ở các góc độ tiếp cận khác nhau về chăm sóc sức khỏe cộng đồng và chức năng của nhà nước đối với lĩnh vực y tế. Đã có nhiều đề tài khoa học, sách, tạp chí khoa học, kỷ yếu khoa học, luận án, luận văn và bài viết cả trong và ngoài nước đề cập tới vấn đề này. 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sức khỏe cộng đồng và những yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng Có khá nhiều tác giả nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng và các yếu tố tác động đến sức khỏe cộng đồng, trong số đó là: Bài viết “Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu khía cạnh xã hội của sức khỏe, bệnh tật và y tế để đổi mới công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2003, trang 67-72 của tác giả Trần Văn Thụy không chỉ đề cập đến quan niệm sức khỏe mà còn phân tích mối quan hệ giữa sức khỏe và bệnh tật của con người trên cơ sở tư tưởng triết học Trung 10 Hoa cổ đại, Ấn Độ cổ đại, triết học Phương Tây từ thế kỉ XVII đến thể kỉ XIX. Tác giả phân tích quan điểm của Ăngghen, coi bệnh tật là biểu hiện, là hậu quả trực tiếp của việc chạy theo lợi nhuận bất chấp cả an toàn công nghiệp và chất lượng sản phẩm. Bài viết phân tích định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới, từ đó khẳng định sức khỏe, bệnh tật liên quan đến các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội, tác giả phân tích thực trạng và những thách thức của nền y tế Việt Nam. Tác giả khẳng định: “Mục tiêu nghiên cứu khía cạnh xã hội của sức khỏe, bệnh tật và y tế nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý ngành y tế soạn ra được những biện pháp ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe công dân, xây dựng hệ thống y tế phù hợp nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và khả năng sáng tạo của mỗi thành viên trong xã hội”[96, tr.71]. Bài “Vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Lý luận chính trị(2), tr.77-80, năm 2007 của tác giả Đỗ Văn Thống cho rằng, quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), nhất là ở nông thôn cùng với việc xuất hiện nhiều làng nghề, một mặt đã cải thiện đáng kể đời sống vật chất của người dân. Mặt khác, việc khai thác, tiêu hủy các cánh rừng tự nhiên, chất thải độc hại không được xử lý, ô nhiễm môi trường đã tác động rất lớn đến đời sống và sức khỏe của nhân dân. Từ việc khảo sát thực trạng sức khỏe người dân từ các làng nghề ở nông thôn Việt Nam, tác giả đưa ra những dẫn chứng và khẳng định, sức khỏe cộng đồng ở những làng nghề rất đáng lo ngại, họ thường gặp một số bệnh dị ứng, bệnh liên quan đến hô hấp, mắt, cơ khớp, xương…. “Kết quả nghiên cứu cho biết hiện nay môi trường không khí ở các khu vực đô thị và các khu công nghiệp đang bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người”[94, tr.79]. Những thách thức về môi trường và sự phát triển bền vững là không nhỏ trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam. Nhà nước có trách nhiệm giải quyết vấn đề này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cuốn sách “Sức khỏe toàn cầu” Nxb Y học, năm 2008 do Nguyễn Thị Kim Chúc(dịch), đã phân tích các khái niệm sức khỏe và các yếu tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng và tác động rất lớn đến tình trạng sức khỏe của người dân ở mỗi quốc gia: 11 thu nhập, công bằng, về hỗ trợ giáo dục, văn hóa, dân tộc, thực phẩm, điều kiện vệ sinh, các yếu tố môi trường, hành vi và đặc biệt là dịch vụ y tế. Tác giả của cuốn sách khẳng định muốn nâng cao sức khỏe cộng đồng cần tác động vào nhiều yếu tố trên. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng không phải cứ chi tiêu nhiều thuốc có nghĩa là sẽ dẫn đến sức khỏe cộng đồng tốt, “Nhật Bản chi 6,5% GDP cho chăm sóc sức khỏe, trong khi Mỹ chi tiêu nhiều gấp đôi. Nhưng người Mỹ vẫn có tuổi thọ trung bình thấp hơn người Nhật”[23, tr.311] và khẳng định “có nhiều bằng chứng về phương thức tốt nhất sử dụng tiền và nguồn lực trong lĩnh vực y tế hơn là phương thức phân phối nguồn lực tối ưu nhất cho y tế”[23, tr.312]. Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, tác giả cho rằng, việc chi nhiều cho y tế không đồng nghĩa với việc sẽ đem lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng, mà cần phải tác động một cách đồng thời vào các yếu tố trên, hơn nữa là cần phải sử dụng nguồn lực ấy như thế nào, tức là phân phối nguồn lực ấy một cách tốt nhất, hợp lý nhất mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Quan trọng hơn là phải xây dựng một chính sách hợp lý cho việc xây dựng hệ thống y tế của mỗi nước. Cuốn sách “Chi phí y tế và đói nghèo ở Việt Nam”, Nxb Lao động, năm 2012 của tập thể tác giả do Đào Văn Dũng (chủ biên) đã nêu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí y tế của cộng đồng: chính sách, cung ứng dịch vụ y tế…; thực trạng chăm sóc sức khỏe người nghèo trên thế giới và ở Việt Nam. Đồng thời, nêu lên sự khác biệt giữa chi phí y tế với các dịch vụ khác, việc không được “mặc cả”, tâm lý “còn nước còn tát” khi bị bệnh, chi phí y tế cao làm cho những người nghèo càng nghèo hơn, người cận nghèo rơi xuống nghèo đói. Trong khi nguồn lực cho y tế còn hạn hẹp thì việc nghiên cứu chi phí y tế có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, vừa góp phần củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống y tế. Từ đó, tác giả phân tích một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của chi phí y tế lên tình trạng nghèo hóa: hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ y tế; tăng cường củng cố cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ y tế cho các cơ sở y tế đặc biệt ở tuyến xã để người dân tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ y tế…. 12 Cuốn sách “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân”, NXB CTQG, Hà Nội, năm 2012 của tác giả Đào Văn Dũng nêu khái niệm sức khỏe, yếu tố tác động tới sức khỏe, khái niệm chăm sóc sức khỏe. Tác giả không phân tích một cách trực diện vai trò của Nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà tiếp cận ở một góc độ khác tới vấn đề này. Có thể nói chăm sóc sức khỏe nhân dân chỉ được coi là hoàn thiện khi quốc gia đó tạo điều kiện cho đông đảo người dân tiếp cận được với các dịch vụ y tế. Tác giả chỉ ra sự khác biệt của công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe là hoạt động cung cấp dịch vụ trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, nhóm người bệnh, gia đình người bệnh, cộng đồng dân cư là những đối tượng bị tổn thương về mặt thể chất, tâm lý, xã hội. Những đối tượng này gặp vấn đề với các cơ sở y tế, và họ không tự hòa nhập được với cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe. Với phương thức hoạt động như vậy, có thể nói công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe đang chia sẻ trách nhiệm của Nhà nước đối với nhân dân trong lĩnh vực y tế. Cuốn sách “Y xã hội học và xã hội học về sức khỏe”, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2013 của tác giả Đào Văn Dũng và Đỗ Văn Dung (đồng chủ biên), trên cơ sở phân tích khái niệm sức khỏe bằng cách tiếp cận khái niệm này dưới nhiều góc độ: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tác giả nêu khái niệm sức khỏe cộng đồng và khẳng định có 3 nhóm cơ bản: yếu tố sinh học, yếu tố thiên nhiên khí hậu và các yếu tố kinh tế-xã hội quyết định đến sức khỏe cộng đồng. Từ đó, đi đến phân tích bối cảnh tác động đến chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, phân tích những thời cơ, thuận lợi: Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến chăm sóc sức khỏe nhân dân; kinh tế phát triển, có điều kiện đầu tư cho chăm sóc sức khỏe; giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao dân trí, tăng cường hiểu biết về chăm sóc sức khỏe trong nhân dân, đội ngũ cán bộ y tế ngày càng đông đảo với trình độ ngày càng cao; mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế…cũng như những thách thức, khó khăn đối với chăm sóc sức khỏe cộng đồng: lúng túng và thiếu triệt để trong thực hiện các chính sách trong lĩnh vực y tế; phân hóa giàu nghèo; cơ cấu bệnh tật có nhiều thay đổi; nhu cầu và chi phí chăm sóc sức 13 khỏe tăng trong khi tỷ lệ chi tiêu công cho y tế còn hạn chế; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế thấp… Bên cạnh đó, cuốn sách chỉ ra khái niệm những nội dung của chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tiêu chí công bằng trong chăm sóc sức khỏe, công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân ở Việt Nam và trên thế giới; mối quan hệ và ảnh hưởng của chi phí y tế và đói nghèo. Từ đó, các tác giả đã phân tích tác động của các chính sách nhằm hỗ trợ người nghèo trong khám chữa bệnh và đưa ra các giải pháp đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Luận án Triết học “Khía cạnh triết học-xã hội của vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay”, Viện Triết học, Hà Nội, năm 1996 của tác giả Nguyễn Hiền Lương đã làm sáng tỏ khía cạnh triết học xã hội của vấn đề sức khỏe và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay cả từ góc độ tiếp cận lẫn giải pháp. Tác giả đã phân tích những quan niệm khác nhau trong lịch sử về sức khỏe và những thay đổi bệnh tật trong tiến trình lịch sử, những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và những giải pháp nhằm chăm sóc sức khỏe con người ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ triết học “Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người ở Việt Nam hiện nay” (2013), Đại học Quốc gia Hà Nội của Trần Quang Tuynh đã phân tích rất sâu yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội và vai trò của hai yếu tố này đối với sức khỏe con người, đặc biệt, khẳng định yếu tố xã hội: hệ thống y tế, chính sách y tế và nhân lực y tế là những nhân tố quan trọng tác động rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Từ góc độ triết học, tác giả khẳng định, muốn nâng cao sức khỏe con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cần sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp: tổ chức tốt mạng lưới y tế theo chức năng, nhiệm vụ mới; đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch; đổi mới và tăng cường vai trò của Nhà nước đối với hệ thống y tế; hoàn thiện hệ thống chính sách y tế; chú trọng tới đội ngũ cán bộ y tế về số lượng và chất lượng…. Không chỉ ở Việt Nam, nhiều tác giả trên thế giới đã sớm bàn đến lý luận về sức khỏe và những nhân tố tác động đối với chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tác phẩm “On the structural constrains to state Intervention in Health”, Internationnal Journal of Health services, năm 1975 của Renaud đã giải thích việc 14 chăm sóc và chữa bệnh trong xã hội Phương Tây như là một bộ phận của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Rằng phương thức hành động của y học cận đại là hợp pháp hóa nó trong mục đích là tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Với ngành y học, việc chăm sóc sức khỏe đã lớn mạnh thành một ngành công nghiệp đóng góp cho việc duy trì tính hợp pháp của trật tự xã hội, cũng như góp phần tạo ra một lĩnh vực sản xuất mới[115, tr.546]. Theo tác giả, bệnh tật và cả những cách chữa trị của nó, vốn là những hành động chính trị. Bởi vì, mỗi giai đoạn trong sự phát triển của nền kinh tế lại tạo ra những điều kiện cho sự phát triển những bệnh tật đặc thù và cũng đưa ra một cách chữa bệnh đặc thù. Cuốn “Sociology”, Nxb New York năm 1987 của tác giả Ian Robeetson cho rằng, giữa thế kỉ XIX, thuyết Vi trùng học của Louis Pasteur thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y học. Nó chấm dứt cách nhìn siêu thực về bệnh tật, mở ra một khả năng nghiên cứu về sức khỏe không phải chỉ từ phía các bác sĩ, mà từ cả các nhà tâm lý học, tâm thần học, nhân chủng học và các nhà văn hóa[114, tr.432]. Thuyết Vi trùng học là cơ sở khoa học cho việc xem xét bệnh tật và sức khỏe trong mối quan hệ với các nhân tố xã hội và văn hóa trong nhiều thập kỉ giữa thế kỷ XIX. Tiếp đó, tác giả cũng đưa ra thuyết xung đột về y học và sức khỏe, trong đó nhấn mạnh rằng, sự không bình đẳng trong xã hội ảnh hưởng rất lớn đến mô hình bệnh tật và chăm sóc sức khỏe. Sự mất cân đối, không bình đẳng về sức khỏe chính là hậu quả của phân tầng xã hội, sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Sức khỏe cũng là một nguồn giá trị như mọi nguồn giá trị khác, còn hệ thống chăm sóc sức khỏe thì được hình thành trên cơ sở sự chạy đua của con người để dành lấy sức khỏe tốt. Hệ thống này có thể là giảm bớt hoặc giữ nguyên, hoặc làm tăng lên những bất bình đẳng về sức khỏe vốn đã có trong xã hội [114, tr.493-450]. Dựa trên quan điểm này, các nhà dịch tễ học ở Phương Tây thời kì đó đã kết luận rằng các loại bệnh của người da đen ở Mỹ đều bắt nguồn từ sự định kiến và tệ phân biệt chủng tộc. Quan điểm xung đột về y tế, về sức khỏe và bệnh tật cho đến nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số nước Tây Âu. “The solid facts; Social determinants of health” của tác giả Richard Wilkison và Micheal Marmot, năm 1998 đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. 15 Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng, để tăng cường sức khỏe, ngoài việc đảm bảo mọi điều kiện cuộc sống, sinh hoạt xã hội như: đô thị, trường học, chỗ làm, cộng đồng nhà ở… thì các chính sách và giải pháp về sức khỏe phải được xây dựng theo hướng tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhằm giải quyết những nguyên nhân gây bệnh trước khi xảy ra vấn đề. Cần có những chính sách hỗ trợ thu nhập, chính sách can thiệp của y tế công cộng nhằm loại bỏ những rào cản tiếp cận dịch vụ y tế…Đây là một nhiệm vụ khó khăn cho cơ quan các cấp, các tổ chức y tế công cộng. Cuốn sách “Social and cultural contribution to health, diference and inequality”, Social Medicine Reader Vol 2, pp.4-26, 2005 của tác giả Sue E. Estroff và Gail E. Henderson đã phân tích và khẳng định văn hóa, sức khỏe và bệnh tật có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ này đã tạo ra và sẽ tiếp tục tạo ra những thách thức đòi hỏi các thầy thuốc cần phải có kiến thức sâu rộng cũng như các nhà quản lý, những nhà hoạch định chính sách phải có cái nhìn tổng thể, đa ngành, đa chiều nhằm tiếp tục cải thiện sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Từ các góc độ khác, còn có nhiều bài viết bàn đến vấn đề sức khỏe, hướng tiếp cận những yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam: “Nhân học y tế- hướng tiếp cận nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở các vùng dân tộc người thiểu số Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”của tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân trong Kỷ yếu Tọa đàm khoa học “Nhân học trong bối cảnh toàn cầu hóa” năm 2013 tổ chức tại Trường Đại học KHXH&NV, Thành phố Hồ Chí Minh. “Cơ sở lý luận quan điểm sức khỏe là vốn quý”, Tạp chí Công tác Khoa giáo, số 5 năm 2003. “Mấy vấn đề công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 8/2003, tr48-52 của tác giả Lê Hồng Khánh, “Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và các nhu cầu tác động đến sức khỏe của người cao tuổi tại huyện An Hải, Hải Phòng” Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, năm 2005 của Đặng Xuân Tín, “Toàn cầu hóa và một số ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe người lao động”, Nxb Y học, Hà Nội, năm 2005 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú …đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề sức khỏe ở nhiều khía cạnh khác nhau. 16 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận và thực trạng vai trò của nhà nƣớc đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trên thế giới, đối với cả những nước phát triển và đang phát triển, vấn đề chức năng xã hội của nhà nước được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: kinh tế, pháp luật, chính trị, văn hóa…. Không chỉ dừng lại ở đó, ngày nay, chức năng xã hội của nhà nước còn thể hiện ở nhiều phương diện khác, phong phú và đa dạng hơn: thiết lập hệ thống bảo hiểm, an sinh, phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp…đặc biệt, trong lĩnh vực y tế nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này: Trong cuốn sách “Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công-nhận thức, thực trạng và giải pháp”, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, năm 2002 của tập thể tác giả do Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên gồm nhiều bài viết bàn về dịch vụ công, đã luận giải vai trò của nhà nước trong cung ứng các dịch vụ công như: giáo dục; y tế… xuất phát từ chức năng của nhà nước. Trong công trình này, có nhiều bài viết của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài luận án: Bài viết “Dịch vụ công và vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công” (trang 9-20) của tác giả Nguyễn Ngọc Hiến khẳng định, xuất phát từ chức năng phục vụ, Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm cung ứng cho nhân dân những dịch vụ công cộng, thiết yếu, tối cần thiết của cả cộng đồng: y tế, giáo dục…bởi những dịch vụ này tư nhân không muốn cung ứng vì không có lợi nhuận hoặc không đủ quyền lực và vốn liếng để tổ chức cung ứng (tiêm chủng, cứu hỏa, an ninh…). Tác giả nhấn mạnh: “Cũng có những loại dịch vụ mà tư nhân có thể cung cấp, nhưng cung cấp không đầy đủ, hoặc thị trường tư nhân tạo ra sự bất bình đẳng, gây ra tình trạng độc quyền, đẩy giá lên cao, làm ảnh hưởng tới lợi ích người tiêu dùng như: dịch vụ y tế, giáo dục, điện nước, sinh hoạt…Khi đó, Nhà nước phải có trách nhiệm cung ứng, hoặc điều tiết, kiểm soát thị trường tư nhân”[52, tr.13]. Ngay cả khi Nhà nước chuyển giao cho tư nhân cung ứng, thì Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ công, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của thị trường. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan