Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nư...

Tài liệu Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới

.PDF
366
1018
67

Mô tả:

héi ®ång lý luËn trung −¬ng bé khoa häc vµ c«ng nghÖ ban chñ nhiÖm ch−¬ng tr×nh kx 02/06-10 b¸o c¸o tæng hîp kÕt qu¶ nghiªn cøu ®Ò tµi khoa häc cÊp nhµ n−íc VAI TRß CñA NHµ N¦íC §èI VíI PH¸T TRIÓN X· HéI Vµ QU¶N Lý PH¸T TRIÓN X· HéI ë n−íc ta TRONG TIÕN TR×NH §æI MíI m∙ sè: KX.02.22/06-10 Cơ quan chủ trì: VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HỌC VIỆN CT-HC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS. NGUYỄN VĂN MẠNH Thư ký đề tài: TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG HÀ ThS. TÀO THỊ QUYÊN 8452 HÀ NỘI - 11/2010 môc lôc Trang 1 MỞ ĐẦU PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI Ở NƯỚC TA TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI Chương 1: 12 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI 13 1.1. Khái niệm và nội dung phát triển xã hội 13 1.2. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của quản lý phát triển xã hội 24 Chương 2: QUAN ĐIỂM VÀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI 2.1. Quan điểm của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới 2.2. 36 36 Chủ trương, chính sách của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới Chương 3: 40 NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI 3.1. Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong điều kiện đổi mới 3.2. 86 86 Các điều kiện đảm bảo và yếu tố tác động đến việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới 3.3. 88 Vai trò của nhà nước đối với phát triển và quản lý phát triển xã hội trong các lĩnh vực 100 Chương 4: KINH NGHIỆM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM 4.1. 4.2. 125 Kinh nghiệm phát huy vai trò của Nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở một số nước trên thế giới 125 Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam 153 PHẦN II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI Ở NƯỚC TA TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI 156 Chương 1: THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI TRÊN CÁC LĨNH VỰC - THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 1.1. 157 Thực hiện vai trò của Nhà nước đối với phát triển con người và nguồn nhân lực 157 Thực hiện vai trò của Nhà nước đối với phát triển giáo dục, đào tạo 164 1.3. Thực hiện vai trò của nhà nước trong quản lý và phát triển y tế 171 1.4. Thực hiện vai trò của Nhà nước trong phát triển và quản lý phát triển an sinh xã hội 178 Thực hiện vai trò của nhà nước đối với quản lý phát triển dân số, kế hoạch hóa gia đình 186 Thực hiện vai trò của nhà nước đối với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 187 Thực hiện vai trò của Nhà nước trong phòng chống tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm 192 Thực hiện vai trò của Nhà nước đối với quản lý phát triển vấn đề dân tộc 195 1.2. 1.5. 1.6. 1.7. 1.8. 1.9. Thực hiện vai trò của Nhà nước đối với các vấn đề tôn giáo 198 Chương 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI Ở NƯỚC TA TRONG TIẾN TRÌNH 203 ĐỔI MỚI 2.1. Thành tựu và ưu điểm 203 2.2. Hạn chế, khuyết điểm 207 PHẦN III XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ Xà HỘI VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2020 212 Chương 1: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA CÁC VẤN ĐỀ Xà HỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 213 1.1. Xu hướng phát triển con người và biến động của nguồn nhân lực 213 1.2. Xu hướng phát triển của giáo dục, đào tạo và những vấn đề đặt ra 216 1.3. Xu hướng phát triển của y tế giai đoạn 2011-2020 217 1.4. Xu hướng phát triển an sinh xã hội trong giai đoạn 2011-2020 218 1.5. Xu hướng phát triển của gia đình, dân số, kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn 2011-2020 227 1.6. Xu hướng diễn biến của tội phạm và vi phạm pháp luật 228 1.7. Xu hướng diễn biến của tệ nạn ma túy, mại dâm cờ bạc 230 1.8. Xu hướng phát triển, biến động của vấn đề dân tộc 233 1.9. Xu hướng diễn biến của vấn đề tôn giáo trong giai đoạn 2011-2020 234 Chương 2: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2020 2.1. Quan điểm và giải pháp chung 238 238 2.2. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với các lĩnh vực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam 2.2.1. 243 Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với yêu cầu phát triển con người và nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020 2.2.2. 243 Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với yêu cầu phát triển giáo dục, đào tạo trong giai đoạn 2011-2020 2.2.3. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với yêu cầu phát triển y tế giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam 2.2.4. 248 Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với yêu cầu phát triển an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam 2.2.5. 246 257 Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với yêu cầu phát triển gia đình, dân số, kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam 2.2.6. 273 Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm chính trị, trật tự an toàn xã hội giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam 2.2.7. 275 Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với yêu cầu đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2011-2020 2.2.8. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với yêu cầu thực hiện chính sách về dân tộc giai đoạn 2011-2020 2.2.9. 278 281 Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với yêu cầu thực hiện chính sách về tôn giáo giai đoạn 2011-2020 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 288 293 296 DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh Thư ký khoa học: TS. Trương Thị Hồng Hà Thư ký hành chính: ThS. Tào Thị Quyên I. Cộng tác viên của Viện Nhà nước và Pháp luật Cộng tác viên chính của đề tài Tham gia nghiên cứu 1. PGS.TS. Trịnh Đức Thảo 1. ThS. Cao Bá Thành 2. PGS.TS. Quách Sĩ Hùng 2. ThS. Lê Thanh Bình 3. TS. Trần Đình Thắng 3. ThS. Hoàng Văn Hội 4. TS. Nguyễn Cảnh Quý 4. ThS. Lê Đinh Mùi 5. TS. Lê Văn Trung 5. ThS. Mai Thanh Tâm 6. ThS. Tào Thị Quyên 6. ThS. Trần Văn Quý 7. ThS. Đào Ngọc Báu 7. ThS. Tô Văn Châu 8. CN. Nguyễn Kim Đạt II. Cộng tác viên của cơ quan bên ngoài: Họ và tên Cơ quan công tác 1. GS.TS. Nguyễn Duy Quý Viện Khoa học xã hội Việt Nam 2. GS.TSKH. Đào Trí Úc Đại học Quốc Gia Hà Nội 3. GS.TS. Võ Khánh Vinh Viện Khoa học xã hội Việt Nam 4. GS.TS. Trần Ngọc Đường Viện Nghiên cứu lập pháp 5. GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm Học viện Cảnh sát nhân dân 6. GS.TS. Nguyễn Đình Tấn Viện Xã hội học, 7. PGS.TS. Lê Minh Thông Ban Tổ chức Trung ương 8. PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan Đại học Luật Hà Nội 9. PGS.TS. Trần Đình Nhã UB Quốc phòng – An ninh, Quốc hội 10. PGS.TS. Chu Hồng Thanh Bộ Giáo dục và Đào tạo 11. PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh Viện Gia đình và giới, Viện KHXHVN 12. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị Viện NN-PL,Viện KHXHVN 13. PGS.TS. Nguyễn Như Phát Viện NN-PL, Viện KHXHVN 14. PGS.TS. Bùi Xuân Đính Viện Dân tộc học, Viện KHXHVN 15. PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng NXB Từ điển, Viện KHXHVN 16. PGS.TS. Mạc Văn Tiến Cục dạy nghề, Bộ LĐTBXH 17. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ Viện CNXH, HV CT-HC QG HCM 18. PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng Viện Xã hội học, HV CT-HC QG HCM 19. TS. Ngô Đức Mạnh Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội 20. TS. Nguyễn Phong Hòa TC Cảnh sát phòng chống tội phạm 21. TS. Nguyễn Minh Phương Bộ Nội vụ 22. TS. Lê Thị Trâm Hội luật gia 23. TS. Lưu Bình Nhưỡng Bộ Tư pháp 24. TS. Lương Phan Cừ Ủy ban Văn hóa xã hội của Quốc hội 25. TS. Phạm Thúy Nga Viện NN-PL, Viện KHXHVN 26. ThS. Đào Thị Khánh Hòa Bộ Y tế 27. ThS. Nguyễn Văn Dọng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch 28. ThS. Mai Thế Bình Bộ Khoa học công nghệ 29. ThS. Đinh Ngọc Quý Văn phòng Quốc hội 30. TS. Lê Bạch Dương Viện nghiên cứu xã hội và phát triển 31. PGS.TS. Nguyễn Duy Đức Viện Văn hóa, HV CT-HC QG HCM MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự cần thiết, tính cấp bách của việc nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thể hiện trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Về lý luận: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã nhận định "chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc rằng, xã hội, văn hóa là những lĩnh vực thể hiện rõ nhất bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa"1 và mặc dù trong những năm đổi mới vừa qua "văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện"2 nhưng "cơ chế, chính sách về văn hóa - xã hội chậm đổi mới, nhiều vấn đề xã hội, bức xúc chưa được giải quyết tốt"3. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên đây, theo chúng tôi, là do chưa đầu tư nghiên cứu lý luận về các vấn đề xã hội, với tư cách là các yếu tố để "phát triển xã hội", từ đó lý luận về vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, sự biến đổi vai trò, chức năng của nhà nước trong điều kiện đổi mới; điều kiện, nội dung, các yếu tố tác động, các điều kiện bảo đảm vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội v.v... cũng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò, chức năng của nhà nước trong điều kiện đổi mới nhưng mới đề cấp những vấn đề chung, khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu có hệ thống về sự biến đổi vai trò của nhà nước trong từng lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Hơn nữa, có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, trang 32. 2. Sđd, trang 32. 3. Sđd, trang 33. 1 đề xã hội nhưng chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng của từng vấn đề riêng rẽ, chưa làm rõ vai trò của nhà nước là người có trách nhiệm xây dựng chiến lược, chính sách và tổ chức thực hiện đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, vì thế chưa đi sâu nghiên cứu biến đổi vai trò, quá trình thực hiện và thực trạng chức năng, vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong những năm đổi mới một cách có hệ thống. Trong giai đoạn 2011-2020, các vấn đề xã hội sẽ còn có những xu hướng vận động, biến đổi phức tạp, đòi hỏi phải tăng cường vai trò của nhà nước đối với các vấn đề này. Cần phải tổng hợp các kết quả nghiên cứu, dự báo xu hướng vận động, biến đổi của các vấn đề này để đi sâu nghiên cứu các yêu cầu đặt ra cũng như khả năng, điều kiện đảm bảo có tính khả thi đối với vai trò của nhà nước trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Chỉ trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận mới đề ra được những giải pháp đúng đắn, khả thi, có tầm chiến lược, có tính hệ thống nhằm phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội một cách chủ động, khắc phục tính bị động, chắp vá. Cần phải nhấn mạnh thêm rằng trên thế giới, từ năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển đề cập đến trong Báo cáo "Tương lai của chúng ta" đã thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, các đảng phái chính trị, các nhà tư tưởng, các phong trào xã hội, tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là giới khoa học. Nhiều quốc gia đã coi phát triển bền vững là chiến lược phát triển quốc gia trên cả phương diện kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường. Trong xu hướng đó, vai trò của nhà nước nổi lên như một yếu tố quyết định của sự phát triển bền vững. Ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường như Trung Quốc và Việt Nam thì vấn đề phát triển bền vững xã hội càng gay gắt, bức xúc. Quá chú trọng mục tiêu phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức đến phát triển xã hội, tài nguyên môi trường sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Để khắc phục những quan điểm, chủ trương phiến diện, thiếu tính chiến lược và căn cứ khoa học đó, việc nghiên cứu vai trò của nhà nước nói chung và vai trò của 2 nhà nước đối với phát triển xã hội một cách bền vững nói riêng đã trở thành yêu cầu cấp bách. Về thực tiễn: trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, các vấn đề xã hội như phân hóa giàu nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động dân cư, thất nghiệp, an sinh xã hội, tệ nạn xã hội v.v... ngày càng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, bức xúc. Đảng đã có nhiều chủ trương đúng đắn trong việc giải quyết các vấn đề nêu trên nhưng việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chủ trương đó của nhà nước còn bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết điểm. Nhà nước chưa phát huy được đầy đủ vai trò của mình đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Từ xây dựng chiến lược chính sách, pháp luật đến quản lý, điều hành đến nay còn có những biểu hiện bị động, lúng túng, chắp vá. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng để đề xuất những quan điểm, giải pháp phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ngày càng trở thành yêu cầu bức thiết. 2. Tình hình nghiên cứu A. Tình hình nghiên cứu trong nước * Những công trình nghiên cứu về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội có đề cập đến vai trò của nhà nước - Sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học Trịnh Duy Luân (chủ biên), Phát triển xã hội ở Việt Nam - Một tổng quan xã hội học năm 2000, Nxb KHXH, H. 2002 của Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, H.2003; PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ và ThS. Nguyễn Đắc Hưng: Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002; PGS.TS.Hồ Sĩ Quý, Con người và phát triển con người, Nxb Giáo dục, H. 2007; Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Từ chiến lược giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, 3 H. 2002; Nguyễn Thế Chi, Phát triển nguồn nhân lực lao động vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ, 2003; Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực: Niên giám nghiên cứu số 3, Nxb Khoa học xã hội, H.2004; Nguyễn Văn Trung, Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp nước ta, Nxb CTQG, H.1998; Trần Văn Tùng, Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb CTQG, H.1996; Lê Thị Ngân, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, 2005; Trần Văn Tùng, Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực: Kinh nghiệm của thế giới, Nxb Thế giới, H.2005; Nguyễn Tiệp, Nguồn nhân lực, Nxb Lao động xã hội, H. 2005; Lê Du Phong, Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, H. 2006; Lê Thị Ái Lâm, Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - Kinh nghiệm Đông Á, Nxb. Khoa học xã hội, H. 2003; Hồ Sỹ Quý, Con người và phát triển con người, Nxb Giáo dục, H. 2007; Hồ Sĩ Quý, Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội, Nxb Khoa học xã hội, H.2000; Hà Huy Thành, Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2001; Nguyễn Xuân Kính, Con người, môi trường và văn hóa, Nxb KHXH, H. 2003; Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Nông nghiệp, H. 2004; Phạm Thị Ngọc Trâm, Môi trường sinh thái - vấn đề và giải pháp, Nxb. CTQG, H. 1996; Trần Quốc Vượng, Môi trường, con người và văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, H. 2005; Đỗ Văn Sinh, Hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, năm 2005. - Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước: thuộc chương trình khoa học xã hội KX.01, KX.02, KX.05 nghiên cứu các đề tài có liên quan đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội như sau: PGS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Vụ Ngân sách nhà nước-Bộ Tài chính, KX.01.10. Vấn đề phân phối nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và thực hiện 4 công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; PGS.TS. Bùi Thế Cường, Viện Xã hội học - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, KX.02.10. Các vấn đề xã hội và môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; TS. Hồ Sĩ Quý, Viện Nghiên cứu con người - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, KX.05.01 Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế; PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo - Bộ Giáo dục và đào tạo, KX.05.05 Nghiên cứu, phân tích các chỉ số phát triển con người (HDI) của người Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005; GS.VS Phạm Minh Hạc, Ban Khoa giáo trung ương, KX.05.07. Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế; TS. Phạm Thành Nghị, Viện Nghiên cứu con người - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, KX.05.11 Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; GS.TSKH Lê Nam Trà, Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Giáo dục và đào tạo, KX.05.12. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thể, tình trạng sức khỏe của một số nhóm người lao động, xét dưới góc độ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Những bài viết trên các Tạp chí về các vấn đề phát triển và quản lý phát triển xã hội, trong đó có đề cập đến vai trò của nhà nước Phạm Hữu Nghị, Chính sách xã hội và vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm thực hiện chính sách xã hội, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 2, năm 2001;Vũ Đình Nam, Pháp luật cứu trợ xã hội Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 10, năm 2002; Nguyễn Hữu Dũng, Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 8, năm 2004; Song Thành, Chiến lược nhân tài - một số vấn đề cấp bách 5 của Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 8, năm 2004; Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thanh niên nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 10, năm 2004; Nguyễn Thị Miền, Hoàn thiện công tác đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động nước ta, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 12, năm 2004; Phạm Đi, Chương trình xóa đói giảm nghèo- một nhân tố mới trong quản lý của nhà nước ta, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 9, năm 2005; Trịnh Gia Ban, Phát triển nhân lực, đào tạo và trọng dụng nhân tài", Tạp chí Lý luận chính trị, Số 7, năm 2005; Hà Việt Hùng, Hà Thanh Thanh, Tác động của dự án lồng ghép dân số với phát triển bền vững, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 12, năm 2005; Nguyễn Minh Phương, Quản lý nguồn nhân lực hành chính nhà nước, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 1, năm 2004; Nguyễn Hải Hữu, Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, Số 21, tháng 11 năm 2006; Nguyễn Văn Phúc, Về vấn đề phát triển thị trường sức lao động có trình độ cao, Tạp chí Cộng sản, Số 21, tháng 11 năm 2006; Nguyễn An Lương, Cần có một chiến lược về an toàn và vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Số 10, tháng 4 năm 2002; Nguyễn Khắc Thanh, Một số vấn đề trong tư duy, nhận thức về phát triển thị trường sức lao động, Số 12 năm 2007. * Những công trình nghiên cứu vai trò, chức năng nói chung của nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế Diễn đàn Kinh tế - Tài chính Việt Pháp: Tiến đến xây dựng một nhà nước với vai trò là nhà hoạch định chiến lược, người đảm bảo cho lợi ích chung, Báo cáo của Ủy ban "Nhà nước, nền hành chính nhà nước và hoạt động dịch vụ công trước ngưỡng cửa năm 2000", Nxb CTQG, H. 2000; Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Nxb CTQG, H. 1998; Đinh Văn Ân, Võ Trí Thành (Chủ biên): Thể chế - cải cách thể chế và phát triển - Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê, H. 6 2002; Lê Minh Thông, Vai trò của nhà nước trong trật tự kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 10, năm 1998; Nguyễn Phước Thọ, Bàn thêm về quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 10, năm 2001; Đỗ Trung Hiếu, Vai trò của nhà nước trong thời đại toàn cầu hóa, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 4, năm 2002; Nguyễn Văn Mạnh. Nhận thức mới về vai trò, chức năng của nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 5, năm 2005; Mai Hữu Khuê, Vai trò, chức năng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 1, năm 1995; Văn Đức Thanh, Về mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đời sống xã hội dân sự", tạp chí Lý luận chính trị, Số 1, năm 2004; Đào Trí Úc, Mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự và vấn đề cải cách hành chính, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 4, năm 2004; Võ Khánh Vinh, Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - nhà nước trong nhà nước pháp quyền và vai trò của nó trong việc xác định mô hình tổng thể nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 2, năm 2003; Đoàn Trọng Truyến, Nhà nước pháp quyền Việt Nam với việc thực hiện quyền con người, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 2, năm 1999; Tường Duy Kiên, Nhà nước - cơ chế bảo đảm quyền con người, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003; Phan Ngọc Trung, Quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 56/2002; Lê Khoa, Mấy suy nghĩ về một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 3/1998; GS.TS, Chu Văn Cấp, Về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 9/2000; Lê Nguyễn Hương Trinh, Về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học, số 9 (148), tháng 9/2003; Vũ Ngọc Nhung, Vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản, số 8/1999; Phan Văn Phúc, Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế thị trường hiện đại, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 3/1998. 7 * Những công trình, bài viết trực tiếp nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội - Sách chuyên khảo, bài của tạp chí Phương Thế Nam: Trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng xã hội thân thiện với môi trường (2007), Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa Mác (Trung Quốc), số 7, đăng trên Thông tin những vấn đề lý luận của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh số 4-2/2008, trang 35; GS, TS Vũ Huy Từ (chủ biên): Quản lý khu vực công, Nxb. Khoa học kỹ thuật, H. 1998; Viện Nghiên cứu Hành chính, TS Lê Chi Mai (chủ biên): Chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở ngoài nhà nước - Vấn đề và giải pháp, Nxb. Lao động - Xã hội, H. 2002; Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục: Từ chiến lược giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, H. 2002; Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Nxb CTQG, H.2001; PGS.TS. Phạm Thành Nghị (chủ biên), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực, Nxb Khoa học xã hội, H.2006; PGS,TS Phạm Thị Ngọc Trầm (chủ biên), Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội - nhân văn, Nxb Khoa học xã hội, H. 2006; PGS,TS Mai Hữu Thực (chủ biên): Vai trò của Nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2004. * Những bài viết nghiên cứu trực tiếp về vai trò, chức năng xã hội của nhà nước và vai trò của nhà nước đối với những vấn đề cụ thể trong lĩnh vực phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội Ngô Ngọc Thắng: Sự biến đổi chức năng xã hội của nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 3, năm 2007; Ngô Ngọc Thắng: Đổi mới chức năng xã hội của nhà nước, Tạp chí Cộng sản, Số 779, tháng 9 năm 2007; Trần Kim Dung: Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, H.2005; Nguyễn Hồng Thao: Bảo vệ môi trường biển - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2004; 8 Bùi Văn Nhơn: Quản lý nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình - những vấn đề nhìn từ góc độ pháp luật, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 1, năm 1999; Mai Kỷ: Quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 5, năm 1995; Trương Tuấn Ngọc: Bảo vệ quyền trẻ em - mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 6, năm 2000; Trần Việt Trung: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 7 năm 2002; Hà Thị Thanh Vân: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới- thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 10, năm 2007; Phan Thị Cúc: Quản lý nhà nước dịch vụ công trong lĩnh vực y tế đã được xã hội hóa, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2, năm 2001; Trần Huy Quang: Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về hành nghề y dược tư nhân, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 4, năm 2001; Phan Nguyên Thái: Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh niên, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3, năm 2003; Nguyễn Thanh Tùng: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các hội, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 3, năm 2003; Lê Bạch Hồng: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 9, năm 2003; Tôn Thu Hiền: Vai trò nhà nước trong xã hội hóa giáo dục", Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 11, năm 2003; Trương Thị Thúy Thu: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm", Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 2, năm 2004. B. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài A.N.Ovcharenko (2006), Quản lý xã hội trong xã hội thông tin: những cách tiếp cận mới, Tạp chí Tri thức xã hội và nhân văn (Nga), số 6, đăng trên Thông tin những vấn đề lý luận, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 19-10/2007, trang 01; E.I.Glushenkova (2007), Quan niệm phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, số 6, đăng trên Những vấn đề chính trị xã hội của Viện Thông tin khoa học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 31/2008, trang 8; Douglas Zhihua Zeng, Báo cáo chính sách phát triển của 9 Ngân hàng thế giới tháng 2 năm 2005, "Một số vấn đề về lao động, việc làm của Trung Quốc trong chặng đường đầu gia nhập WTO", Thông tin tư liệu chuyên đề, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 1/2007, trang 61; Phân hóa giàu nghèo, mặt trái của sự phát triển ở Trung Quốc, Thông tin tư liệu chuyên đề, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 1/2007, trang 74; Lý Cường, Xu thế mới trong sự biến đổi cơ cấu xã hội Trung Quốc hiện nay, Tạp chí Tân hoa văn trích (Trung Quốc), số 10/2006, đăng trên Thông tin những vấn đề lý luận của Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 1+2-1/2008, trang 34; Vương Thu Văn, Nguyên tắc công bằng và cơ chế bảo đảm xã hội trong thời kỳ chuyển đổi mô hình kinh tế - xã hội, Tạp chí Thế giới đương đại và chủ nghĩa xã hội (Trung Quốc), số 6/2005, đăng trên Thông tin những vấn đề lý luận của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh số 5-3/2008, trang 34. Nhận xét chung: Những công trình, bài viết nghiên cứu nêu trên dù trực tiếp hay gián tiếp nghiên cứu đến vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đã đề cập sự biến đổi chức năng xã hội của nhà nước và vai trò của nhà nước đối với nhiều nội dung phát triển xã hội như quản lý nguồn nhân lực, dân số và kế hoạch hóa gia đình, công tác thanh niên, quyền trẻ em, bình đẳng giới, dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, bảo hiểm xã hội, giáo dục v.v... Tuy vậy, các bài viết trên đây tiếp cận các vấn đề xã hội chủ yếu từ góc độ quản lý nhà nước (hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước) mà chưa bao quát hết vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, bao hàm cả việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về phát triển xã hội và quản lý xã hội, giữ vai trò nòng cốt trong quá trình xã hội hóa, xử lý vi phạm (hoạt động của cả cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp v.v...). 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Đề xuất quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới (giai đoạn 2011 -2020). 10 - Nhiệm vụ: Một là: luận giải được cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Hai là: đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và thực tiễn hoạt động quản lý phát triển xã hội của nhà nước trong những năm đổi mới, đúc rút được những bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện để phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Ba là: dự báo xu hướng biến động của các vấn đề xã hội và quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận liên ngành triết học, chính trị học, xã hội học, lý luận về nhà nước và pháp luật; - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; - Phương pháp kết hợp logic với lịch sử; - Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, phương pháp tọa đàm, thảo luận nhóm, phương pháp chuyên gia; - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (tài liệu tham khảo trong và ngoài nước). 5. Kết cấu: Đề tài gồm có 3 phần. 11 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI Ở NƯỚC TA TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN Xà HỘI 1.1. Khái niệm và nội dung phát triển xã hội 1.1.1. Khái niệm phát triển xã hội Phát triển xã hội là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức phong phú, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội học, sử học, chính trị học và luật học v.v... Mỗi ngành khoa học có cách tiếp cận khác nhau song đều chung một mục đích là từ sự phân tích cơ sở lý luận, tiến hành đánh giá thực tiễn của hoạt động quản lý phát triển xã hội để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy vai trò của các chủ thể quản lý trong việc phát triển xã hội. Ở Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra sâu sắc, khi Nhà nước ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội được xem là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc bảo đảm sự ổn định chính trị, phát triển nguồn lực con người và các nhân tố xã hội khác như gia đình, cộng đồng, dân tộc v.v... tạo ra sự đồng thuận xã hội, bảo đảm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Như vậy, lý luận về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội mặc dù không phải là vấn đề mới song bản chất của vấn đề của sự phát triển là một quá trình nên cần phải tiếp cận trên cơ sở lịch sử, hiện tại và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai. Hơn thế nữa, sẽ mang tính thực tiễn hơn nếu gắn việc nghiên cứu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội với xác định vai trò của Nhà nước và các chủ thể trong xã hội đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Do đó, việc làm rõ cơ sở lý luận về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội là vấn đề hết sức cần thiết. Bản thân khái niệm phát triển xã hội cũng có sự phát triển không ngừng. Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển xã hội. Mỗi quan 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất