Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý từ thực tiễn tỉnh phú thọ...

Tài liệu Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý từ thực tiễn tỉnh phú thọ

.PDF
100
146
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ VAI TRß CñA LUËT S¦ TRONG VIÖC B¶O VÖ C¤NG Lý - Tõ THùC TIÔN TØNH PHó THä LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ VAI TRß CñA LUËT S¦ TRONG VIÖC B¶O VÖ C¤NG Lý - Tõ THùC TIÔN TØNH PHó THä Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8380101.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG MINH TUẤN HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Ngọc Hà LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Đặng Minh Tuấn là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Hà MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƢ TRONG VIỆC BẢO VỆ CÔNG LÝ ......... 7 1.1. Khái niệm công lý, các phƣơng thức và ý nghĩa của bảo vệ công lý................................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm công lý ............................................................................... 7 1.1.2. Phương thức bảo vệ công lý .............................................................. 11 1.1.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ công lý ....................................................... 17 1.2. Khái niệm luật sƣ, quyền, nghĩa vụ và nguyên tắc hành nghề của luật sƣ ........................................................................................ 19 1.2.1. Khái niệm luật sư .............................................................................. 19 1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của luật sư .......................................................... 21 1.2.3. Nguyên tắc hành nghề luật sư ........................................................... 24 1.3. Khái niệm, đặc điểm, phƣơng thức và ý nghĩa của việc luật sƣ tham gia bảo vệ công lý .............................................................. 27 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm, phương thức của việc luật sư tham gia bảo vệ công lý .......................................................................................... 27 1.3.2. Ý nghĩa của việc luật sư tham gia vào bảo vệ công lý ...................... 34 1.4. Vai trò của luật sƣ trong việc bảo vệ công lý theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam .............................. 35 1.4.1. Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý theo quy định của pháp luật quốc tế................................................................................ 35 1.4.2. Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý theo quy định của pháp luật Việt Nam ........................................................................... 39 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 50 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA LUẬT SƢ TRONG VIỆC BẢO VỆ CÔNG LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ .... 51 2.1. Khái quát về hoạt động của luật sƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...... 51 2.2. Thực trạng tham gia bảo vệ công lý của luật sƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .................................................................................... 54 2.2.1. Thực trạng vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý trong lĩnh vực tố tụng.................................................................................. 54 2.2.2. Thực trạng vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật ................................................................... 61 2.2.3. Thực trạng vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý ................................................................... 63 2.2.4. Thực trạng vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật......................................... 67 2.2.5. Thực trạng vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý trong công tác tham gia xây dựng pháp luật ............................................... 69 2.3. Những nguyên nhân, khó khăn, thách thức với luật sƣ trong việc tham gia bảo vệ công lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............. 71 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 76 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LUẬT SƢ TRONG BẢO VỆ CÔNG LÝ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ................................................................... 77 3.1. Quan điểm nâng cao vai trò của luật sƣ trong việc bảo vệ công lý từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ .................................................. 77 3.1.1. Phát huy vai trò của luật sư dựa trên quan điểm xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa................................... 77 3.1.2. Phát huy vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng phải luôn gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế .......................................................................... 78 3.1.3. Nâng cao vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng nhằm đảm bảo cơ chế dân chủ xã hội chủ nghĩa......................................... 80 3.1.4. Nâng cao vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng phải được đặt trong bối cảnh nâng cao vị thế của nghề luật sư trong xã hội ................................................................................................. 81 3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của luật sƣ trong bảo vệ công lý từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ ............................................................... 82 3.2.1. Xây dựng chương trình tổng thể để toàn xã hội nhận thức đúng đắn vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý .............................. 82 3.2.2. Hoàn thiện thể chế về luật sư hành nghề luật sư và triển khai có hiệu quả các văn bản pháp luật hiện hành về luật sư và hành nghề luật sư.... 83 3.2.3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư ............................................................................... 84 3.2.4. Nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn của luật sư ........ 85 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT: Cơ quan điều tra CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng ĐTV: Điều tra viên MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó “bảo vệ công lý” được coi là một trong những mục tiêu cơ bản của cải cách tư pháp. Cùng với đó, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những biện pháp nhằm đảm bảo cơ sở chính trị cho hoạt động cải cách tư pháp để từ đó xây dựng cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa vững chắc trong hoạt động bảo vệ công lý và quyền con người cho nhân dân. Cụ thể, về mục đích và lộ trình thực hiện, Văn kiện xác định: Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Phân định rành mạch thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp [11]. Có thể thấy, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công lý và bảo vệ công lý đã trở thành một trong những mục tiêu cơ bản, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta, được xem như là một giá trị tiến bộ xã hội nhân văn, bền vững được toàn xã hội thừa nhận và hướng tới [20]. Công lý là một khái niệm rộng, về khía cạnh ngôn ngữ, khái niệm công lý cũng đã xuất hiện trong một số từ điển, ví dụ như: Công lý là lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị [15]. 1 Hay công lý là: Sự công bằng hay chính nghĩa, sự đúng đắn, lẽ phải. Thường được dùng trong đời sống pháp lý và đặc biệt là trong hoạt động tư pháp [2]; Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi ích chính đáng của mọi người [22]. Trong lĩnh vực luật học, công lý có thể được hiểu là sự công bằng trong việc bảo vệ các quyền và trừng phạt các hành vi vi phạm. John Rawls, một trong những đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa tự do của Mỹ, đã định nghĩa, công lý là lẽ phải, điều thiện và là phẩm hạnh tối cao của con người, là sự công bằng và công lý chính là chuẩn mực của một xã hội lý tưởng. Chuẩn mực của công bằng trong một thể chế xã hội cụ thể chính là nguyên tắc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ cho mỗi cá nhân [34]. Bởi lẽ đó, bảo vệ công lý có thể hiểu là bảo vệ giá trị nhân văn, nhân đạo, dân chủ, công bằng, lẽ phải, cũng như các yêu cầu về bảo đảm và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, thì công lý và đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả công dân của quốc gia đó là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra. Luật sư với sứ mệnh và chức năng xã hội của mình luôn được đặt niềm tin là người góp phần bảo vệ cán cân công lý, giúp đỡ những người yếu thế, đảm bảo để tất cả mọi người làm được hưởng sự công bằng. Khi luật pháp là phương tiện để đạt được những kết quả công bằng, thì luật sư cũng là một trong những nhân tố hỗ trợ, là người giúp sức điều khiển phương tiện ấy đi tìm lẽ phải. Với tư cách là thành tố quan trọng trong thực hành tư pháp với đặc thù hoạt động nghề nghiệp với 3 tính chất cơ bản: phản biện, tư vấn và trợ giúp, luật sư có nhiệm vụ lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ phải trái, đúng sai…từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ cái sai, bảo vệ 2 công lý. Có thể nói, luật sư chiếm một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ công lý trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, do quan niệm không đúng về vai trò của luật sư nên đôi khi CQTHTT, người tiến hành tố tụng vẫn còn có những hành vi gây khó khăn, cản trở luật sư khi tham gia tố tụng. Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của luật sư chưa toàn diện, sâu sắc; nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư còn ít. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý - Từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ” để thực hiện khóa luật tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề vai trò của luật sư ở nước ta đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Một số công trình tiêu biểu có thể kể như sau: - Các công trình nghiên cứu về vai trò của luật sư có: “Giáo trình luật sư và nghề luật sư” (GVC.ThS. Nguyễn Hữu Ước, TS. Nguyễn Văn Điệp, TS Nguyễn Văn Tuân, TS. Đặng Vũ Huân, ThS. Tống Thị Thanh Thanh, TS. Trần Huy Liệu. LS Nguyễn văn Chiến, PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, ThS. Nguyễn Thị Minh Huệ - NXB Tư pháp, 2016); “Bàn về khái niệm và đặc điểm nghề luật sư” (Phan Trung Hoài -Tạp chí khoa học pháp lý số 7/2018, thành phố Hồ Chí Minh); “Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự” (TS. Nguyễn Văn Tuân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001); “Vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” (Nguyễn Đăng Khoa, luận văn thạc sĩ luật học, 2008); “Vai trò của luật sư – người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” (Nguyễn Văn Phương, Luận văn thạc sĩ luật học, 2014); “Vai trò của luật sư bảo chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự” (Cao Thị Ngọc Hà, Luận văn thạc sĩ luật học, 2015) … Các công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng kiến thức, thông tin lớn về vai trò của luật sư nói chung và vai trò của luật sư trong từng 3 lĩnh vực nói riêng. Đây là những nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả khi thực hiện luận văn này. Mặc dù vậy, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý ở Việt Nam nói chung cũng như ở tỉnh Phú Thọ nói riêng. Chính vì vậy, có thể khẳng định luận văn này có tính cấp thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó đánh giá chính xác nhất về giá trị và tầm quan trọng của luật sư trong việc bảo vệ công lý, để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của luật sư trong trong việc bảo vệ công lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, đồng thời làm tư liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư trên địa bàn tỉnh nói chung và trên cả nước nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận như: khái niệm của công lý, ý nghĩa của việc bảo vệ công lý, khái niệm luật sư, vị trí, vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý. - Phân tích đánh giá thực trạng vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý, từ đó phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ. Thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và các luật chuyên ngành như: Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài bao gồm phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê. Ngoài ra, để thực hiện đề tài, tác giả còn tham khảo ý kiến của một số nhà chuyên môn. 6. Tính mới và đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thiết thực cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Luận văn đã nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận, pháp lý về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý nói riêng và vai trò của luật sư trong đời sống xã hội nói chung; đánh giá đúng những kết quả đã đạt được của luật sư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cũng như phát hiện những khó khăn, hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến thực trạng này của luật sư; từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao giá trị của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự. 5 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tuyên truyền, phổ biến đến người dân. Đồng thời, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu. 7. Kết cấu luận văn Ngoài danh mục lục, phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý Chương 2: Thực trạng vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò của luật sư trong bảo vệ công lý từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƢ TRONG VIỆC BẢO VỆ CÔNG LÝ 1.1. Khái niệm công lý, các phƣơng thức và ý nghĩa của bảo vệ công lý 1.1.1. Khái niệm công lý Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, khái niệm “công lý” đã được nhiều nhà tư tưởng đề cập đến. Khái niệm “công lý” được xác định dựa trên nhiều khía cạnh, góc độ tiếp cận khác nhau, thể hiện những khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau, giữa các thời điểm lịch sử tư tưởng nhà nước và pháp luật khác nhau. Xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại, công lý được Bộ luật Hammurabi của Nhà nước Lưỡng Hà khắc họa khá rõ nét bằng sự trả thù cá nhân, bằng luật báo thù, dĩ oán báo oán. Công lý lúc này được hiểu là yêu cầu áp dụng hình phạt ngang bằng với thiệt hại mà kẻ phạm tội gây ra, đó chính là nguyên tắc báo thù Talion (mắt đền mắt, răng đền răng). Ví dụ, một người thợ xây làm chết con của chủ nhà thì con của người thợ xây phải bị giết theo nguyên tắc báo thù Talion Theo đánh giá, đây là một bộ luật mà nguyên tắc Talion được áp dụng một cách triệt để, tàn khốc và cứng nhắc một cách cực đoan [24]. Ở giai đoạn thứ hai, nhận thức về khái niệm “công lý” không theo nguyên tắc báo thù, mà thay vào đó là sự bồi thường, phạt vạ, để nhằm giữ yên ổn, hoà hảo trong nội bộ các bộ tộc, bộ lạc. Một ví dụ sinh động về cách phạt vạ khá cẩn thận, tỉ mỉ của người Abysinie trong giai đoạn này như sau: “Nếu một đứa nhỏ trên cây té xuống đúng vào một đứa bạn của nó, làm cho đứa này chết thì mẹ của đứa chết có quyền sai một đứa khác leo lên cây rồi buông tay cho rớt xuống đúng đầu đứa phạm tội”. Đến giai đoạn thứ ba, để ngăn chặn các cuộc trả thù cá nhân, toà án đã được thành lập để thẩm định, đánh giá các 7 mức độ thiệt hại, từ đó hoà giải, điều đình, phân xử các xung đột giữa các cá nhân trong xã hội. Công lý và tư pháp xét xử đã vững bước song hành từ những bước phát triển của lịch sử văn minh nhân loại như vậy [33]. Trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại - cái nôi của văn minh phương Tây, công lý được cho rằng bắt nguồn từ trật tự xã hội, một xã hội ổn định, có trật tự sẽ thúc đẩy sự phát triển của công lý và ngược lại, một nền công lý mạnh mẽ sẽ thúc đẩy một xã hội trật tự, ổn định. Theo Plato - nhà triết học Hy Lạp nổi tiếng, người đã đặt những luận giải của mình về công lý chủ yếu trong các tranh luận về vấn đề đạo đức, công lý là một khái niệm thể hiện phẩm hạnh và sự hài hoà của cộng đồng, là kết quả của sự đồng tâm hợp tác giữa những cá nhân có đức hạnh tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng và quốc gia. Công lý liên quan trực tiếp đến sự tiết chế và khả năng tự kiểm soát của mỗi cá nhân. Công lý là một vấn đề giản dị nếu con người cũng giản dị, rời xa lòng tham lam và sự xa hoa và sống theo đúng chức phận của mình. Công lý xuất phát từ sự hài hoà và nó hướng tới những người khác thông qua những hành vi nhân hậu và tử tế [31]. Còn theo Aristotle, một trong những người thầy có ảnh hưởng nhất đối với bộ môn triết học chính trị, thì công lý cốt ở việc đối xử bình đẳng với những người ngang nhau và bất bình đẳng với những người không ngang hàng, tương xứng với sự khác nhau về địa vị của họ. Theo ông, công lý được chia thành “công lý cải tạo” - nơi mà toà án sửa chữa một lỗi lầm do một bên phạm phải đối với bên khác và “công lý phân phối” - cách thức, nỗ lực cố gắng để công bằng với mỗi người, đúng theo những gì mà người đó xứng đáng. Theo Aristotle, công lý phân phối chính là mối quan tâm chủ yếu, hàng đầu của các nhà lập pháp. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng luật pháp và công lý là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất, thậm chí, trong một số xã hội, luật pháp đôi khi đi trệch hướng hoặc đối nghịch với công lý [25]. 8 Trong xã hội hiện đại, những giải thích về công lý có khuynh hướng tập trung vào công lý phân phối với mục tiêu làm thế nào để xã hội có thể phân phối một cách công bằng nhất những gánh nặng và phúc lợi của đời sống xã hội, từ đó đã đưa khái niệm công lý mang tính thực tiễn và chính trị hơn là một quan niệm siêu hình trước đây. F.A. Hayek, một trong những kiến trúc sư chính của cuộc xây dựng lại chủ nghĩa tự do, khẳng định sự tương đồng giữa tính “mù” của công lý và cạnh tranh, theo ông, công lý và cạnh tranh đều không thiên vị ai và pháp luật chính là công lý hình thức [14]. Còn John Rawls, đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa tự do của Mỹ, đã định nghĩa công lý là lẽ phải, điều thiện và là phẩm hạnh tối cao của con người. Công lý là sự công bằng và công lý chính là chuẩn mực của một xã hội lý tưởng. Chuẩn mực của công bằng trong một thể chế xã hội cụ thể chính là nguyên tắc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ cho mỗi cá nhân. Theo ông, công bằng chỉ có được khi con người tự nguyện cùng tham dự vào quá trình hợp tác xã hội để làm sao mỗi cá nhân giành được lợi ích nhiều hơn so với khi họ sống đơn lẻ [35]. Nhìn chung, người phương Tây quan niệm công lý là một khái niệm triết lý, pháp luật, đạo đức đặt ra trên cơ sở tôn trọng pháp luật và sự công bằng. Về mặt đạo đức: Công lý là thái độ, cách ứng xử tôn trọng chân lý và tự do của người khác, thái độ này là có nguồn gốc bẩm sinh và phổ biến trong ý thức mỗi con người. Dưới góc độ pháp luật, công lý là sự công bằng bình đẳng. Công lý là nền tảng của cuộc sống xã hội dân sự. Trong truyền thống và văn hóa của người châu Phi và châu Á cũng có quan niệm khác nhau về công lý. Theo quan niệm của người châu Phi, công lý là sự ứng xử phù hợp với truyền thống của tiền nhân. Ở Ấn Độ, người Hindous coi công lý là sự tôn trọng và chấp nhận trật tự, đẳng cấp trong xã hội. Còn giáo lý đạo Ki-tô thì cho rằng công lý là sự công bằng, sự liêm khiết, 9 sự phán quyết công minh phù hợp với pháp luật và trên hết là phù hợp với lề luật thiên chúa và luật tự nhiên [27]. Trong cuốn từ điển Luật Black, “công lý” đã được định nghĩa là “sự công bằng và hợp lý, với ba ý niệm cơ bản: sự nhấn mạnh về tầm quan trọng cá nhân, yêu cầu các cá nhân phải được đối xử một cách phù hợp, không thiên vị và bình đẳng” [33]. Ở Việt Nam, những tư tưởng, khát vọng về một nền công lý đích thực đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá từ năm 1925 trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Chương VIII - Công lý). Bằng ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra một hình ảnh về chế độ phi pháp quyền, vô nhân đạo và phản tiến hoá mà người Pháp áp đặt tại Việt Nam: Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa quá, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả người vô tội, và nhất là người vô tội [26]. Ngày nay, khái niệm công lý đã được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu gần đây của một số tác giả như: Nguyễn Đăng Dung (Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền) [6]; Nguyễn Văn Hiển (Bàn về hệ thống pháp luật) [17], Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Mối quan hệ giữa pháp luật và công lý – Lý luận và thực tiễn”), Vũ Công Giao (Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền) [31] … Bên cạnh đó, về khía cạnh ngôn ngữ, khái niệm công lý cũng đã xuất hiện trong một số từ điển, ví dụ như: 10 Công lý là lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị. Chế độ nào cũng coi tòa án là tượng trưng cho công lý, là cơ quan công lý của chế độ ấy [30]. Hay công lý là: Sự công bằng hay chính nghĩa, sự đúng đắn, lẽ phải. Thường được dùng trong đời sống pháp lý và đặc biệt là trong hoạt động tư pháp [2]; Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi ích chính đáng của mọi người [22]. Tóm lại, các quan niệm trên đều đã phần nào tiếp cận đến một khía cạnh nào đó của công lý như công bằng, tôn trọng trật tự xã hội và pháp luật, nhưng suy cho cùng, công lý vẫn mang một ý nghĩa nội dung chung nhất là việc bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa con người với con người đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, người này không được phép làm phương hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nếu có sự vi phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm và trả giá cho những phương hại mà mình đã gây ra. Công lý đã, đang và sẽ xuất hiện như một khát vọng về tự do, công bằng, chính nghĩa, lẽ phải, lòng nhân ái và những phẩm hạnh cao quý trong mỗi con người, mỗi xã hội. 1.1.2. Phương thức bảo vệ công lý Các tư tưởng, học thuyết về công lý đều khẳng định công lý là điều kiện tiên quyết cho cuộc sống tốt đẹp, là một hình thức luân lý đạo đức phổ biến mà bất cứ ai cũng phải tuân thủ, là một phẩm hạnh giúp mỗi người được hưởng những gì mà họ xứng đáng. Với cách tiếp cận này thì quyền là cái có trước, công lý là điều xuất hiện sau. Khi các quyền được công nhận, thừa nhận thì công lý sẽ xuất hiện nếu các quyền bị vi phạm. Nói cách khác, công lý chính là nghĩa vụ với người khác. Từ ý nghĩa đó, có thể khẳng định bảo vệ công lý chính là bảo vệ các quyền cơ bản của người dân. Bảo vệ công lý có 11 nghĩa là hoàn lại, trả lại cho mọi người cái mà họ có quyền được hưởng và là mệnh lệnh để ngăn chặn một người chiếm đoạt thứ mà thuộc về người khác hoặc ngăn chặn việc chiếm đoạt những thứ gì thuộc về mình, là góp phần xây dựng một xã hội và một hệ thống pháp luật trong sạch, vững mạnh. Bảo vệ công lý là bảo vệ sự công bằng, lẽ phải được xã hội thừa nhận phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội, việc giải quyết tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng và đảm bảo lòng tin của nhân dân vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật. Trên thế giới cũng như Việt Nam, bảo vệ công lý được thể hiện qua nhiều phương thức khác nhau. Trong đó có thể nói đến việc bảo vệ công lý thông qua con đường Tòa án, hòa giải, trọng tài, tư vấn, trợ giúp pháp lý, thương thuyết,… Một trong những phương thức phổ biến nhất khi nói đến bảo vệ công lý đó là Tòa án, nói một cách rộng hơn là cơ chế tư pháp. Trên cơ sở học thuyết tam quyền phân lập, các nhà lập hiến Hoa Kỳ cho rằng việc thiết lập công lý phải được giao cho một cơ quan có tính ổn định, lâu dài và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu tố chính trị thoáng qua, nhất thời như các cơ quan được hình thành trên cơ sở bầu cử, đó chính là hệ thống các cơ quan xét xử. Nếu như lập pháp và hành pháp là những cơ quan chính trị có trách nhiệm đề ra những chủ trương, chính sách trong việc giải quyết những yêu cầu, đòi hỏi thường nhật của dân chúng, thì Tòa án, với tư cách là một cơ quan tư pháp, phải ở một cương vị khác hơn, ở đó đòi hỏi thái độ bình tĩnh, suy xét để phán quyết sự đúng sai của các vụ việc đã qua. Mặc dù các thẩm phán ở một mức độ nào đó vẫn phải quan tâm đến các xu hướng chính trị và nguyện vọng của cử tri nhưng khác với cơ quan lập pháp, hành pháp, Tòa án đại diện cho công lý chứ không hoàn toàn đại diện cho cử tri. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan