Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Vai trò của hiệp định thương mại song phương trong việc xây dựng quan hệ đối tác...

Tài liệu Vai trò của hiệp định thương mại song phương trong việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược việt nam hàn quốc

.PDF
226
385
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI BÙI HUY SƠN VAI TRÒ CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM – HÀN QUỐC LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội – 2016 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI BÙI HUY SƠN VAI TRÒ CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM – HÀN QUỐC Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại Mã số: 62.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Đinh Văn Thành Hướng dẫn 2: GS. TS. Hoàng Đức Thân Hà Nội – 2016 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. v BẢNG CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ ........................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................... 6 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............................................................ 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƯƠNG TRONG XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC ................................................................................................. 13 1.1. Phân định một số khái niệm chủ yếu ............................................................. 13 1.1.1. Khái luận về hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................... 13 1.1.2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế và hiệp định thương mại tự do (FTA) ........................................................................................................ 25 1.1.3. Đối tác hợp tác chiến lược ....................................................................... 36 1.2. Cơ sở lý luận về vai trò của hiệp định thương mại tự do song phương trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược ...................................... 41 1.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các FTA ........................................ 41 1.2.2. Quá trình phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược ......................... 45 1.2.3. Vai trò của hiệp định FTA song phương trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược........................................................................ 53 1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược .. 61 1.3.1. Các nhân tố quốc tế .................................................................................. 61 1.3.2. Các nhân tố nội tại ở mỗi nước ................................................................ 63 1.3.3. Các nhân tố đặc thù của mỗi cặp quan hệ ............................................... 65 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM- HÀN QUỐC ..................................................... 66 2.1. Phân tích thực trạng quá trình phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc ................................................................... 66 2.1.1. Khái quát về thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước ... 66 2.1.2. Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc ..................... 76 2.1.3. Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc hiện nay ...... 81 2.2. Tổng quan về quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc ...................................................................................... 86 2.2.1. Khái quát tiến trình đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc .... 86 iv 2.2.2. Nguyên tắc chính trong đàm phán Hiệp định VKFTA ............................. 90 2.2.3. Các nội dung chính của Hiệp định VKFTA.............................................. 91 2.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc và vai trò của hiệp định FTA ................. 95 2.3.1. Những kết quả chính đạt được và nguyên nhân ....................................... 95 3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân............................................................... 99 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƯƠNG NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM – HÀN QUỐC ............. 102 3.1. Bối cảnh và dự báo tác động ........................................................................ 102 3.1.1. Bối cảnh tại Việt Nam ............................................................................ 102 3.1.2. Bối cảnh quốc tế ..................................................................................... 104 3.1.3. Dự báo tác động của Hiệp định VKFTA đối với quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc ............................................................................ 107 3.2. Quan điểm và định hướng phát huy vai trò của Hiệp định thương mại tự do trong việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc. ................................................................................... 116 3.2.1. Các quan điểm ........................................................................................ 116 3.2.2. Định hướng chung .................................................................................. 117 3.2.3. Định hướng cụ thể .................................................................................. 118 3.3. Các giải pháp huy vai trò của Hiệp định FTA song phương trong việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc. ....... 120 3.3.1. Chủ động chuẩn bị nội dung và triển khai đàm phán tiếp các cam kết về đầu tư và dịch vụ, đàm phán giải quyết những vấn đề phát sinh mới ... 120 3.3.2. Khẩn trương rà soát, nội luật hóa cam kết, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để thực hiện Hiệp định ............................................. 124 3.3.3. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm khai thác cơ hội, hạn chế thách thức từ Hiệp định ................................................ 125 3.3.4. Nâng cao hiệu quả toàn diện, lâu dài của Hiệp định VKFTA nhằm góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược .......................... 129 3.3.5. Thống nhất và nâng cao nhận thức và hành động, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp với doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng. ................................................. 149 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............................. 166 PHỤ LỤC v LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tư liệu nêu trong Luận án là trung thực. Nếu sai, tôi xin chịu mọi trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Bùi Huy Sơn vi BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AKFTA ASEAN-Korea Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc CEP Comprehensive Economic Partnership Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện CIEM Central Institute for Economic Management Viện Quản lý Kinh tế Trung ương EPA Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế EU European Union Liên minh châu Âu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do KIEP Korea Institute for International Economic Policy Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc PCA Partnership and Cooperation Agreement Hiệp định đối tác và hợp tác VKFTA Vietnam – Korea Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới vii DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ Bảng 1.1: Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế Bảng 1.2: Tỷ trọng đối tác FTA trong số các đối tác chiến lược của một số nước Bảng 2.1: Một số dự án đầu tư lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam (tính đến 1/2016) Bảng 2.2: Tỷ trọng sử dụng ưu đãi từ các Hiệp định FTA của Việt Nam Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu song phương năm 2015 Đồ thị 1.1: Tác động của thuế nhập khẩu đối với thương mại Đồ thị 1.2: Tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng và giảm nghèo Đồ thị 1.3: Số lượng và cơ cấu các Hiệp định RTA/FTA thông báo cho WTO xét theo cơ sở ký kết Đồ thị 1.4: Tỷ trọng các Hiệp định nội bộ vùng (intraregional) và các Hiệp định liên vùng (Cross-regional), đến năm 2006 Đồ thị 1.5: Số lượng các Hiệp định RTA thông báo với WTO Đồ thị 1.6: Tỷ trọng các Hiệp định FTA song phương, Hiệp định Liên minh thuế quan, Hiệp định từng phần, tính đến năm 2006 Đồ thị 2.1: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc, 20002015 Đồ thị 2.2: Tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (tính đến tháng 12 năm 2015) Đồ thị 2.3: Tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam của một số nước và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12 năm 2015) viii Đồ thị 2.4: So sánh tỷ trọng nguyên liệu trong cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sang Việt Nam (đơn vi:̣ %) Đồ thị 2.5: Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2005-2015 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) từ nhiều thập kỷ qua đã được các nước sử dụng nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Ngay cả khi các khuôn khổ hợp tác kinh tế khu vực và đa phương khác liên tiếp được hình thành thì các hiệp định FTA vẫn luôn khẳng định được vị trí của mình. Trên thực tế, những năm gần đây, các hiệp định FTA đang được ngày càng nhiều nước lựa chọn để làm sâu sắc hơn các mối liên kết với các đối tác. Việt Nam và Hàn Quốc không nằm ngoài xu thế chung đó. Cho đến trước khi đàm phán Hiệp định FTA với Hàn Quốc, Việt Nam đã ký kết và tham gia 10 hiệp định FTA, với 21 đối tác, trong đó có FTA giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc. Trong khi đó, Hàn Quốc đã ký kết hoặc đang đàm phán 21 Hiệp định FTA với các đối tác trên thế giới, đồng thời tiếp tục nghiên cứu khả năng đàm phán với các đối tác khác. Thực hiện chính sách đàm phán các FTA, Hàn Quốc đã trở thành một trung tâm liên kết các ưu đãi thương mại, đầu tư trong khu vực thông qua các FTA với các đối tác kinh tế lớn của thế giới. Tuy nhiên, đến tháng 8 năm 2012, hai nước mới chính thức khởi động đàm phán hiệp định FTA song phương. Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng, gắn bó. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, quan hệ hợp tác song phương đã phát triển toàn diện và ngày càng được mở rộng trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân. Riêng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc đã tăng 73 lần, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 36,5 tỷ USD năm 2015. Riêng Hàn Quốc chiếm 11,2% trong tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và thế giới năm 2015 (sơ bộ đạt 327,7 tỷ USD). Đồng thời, 2 Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Về đầu tư, đến tháng 12 năm 2015, Hàn Quốc đang dẫn đầu về số dự án và quy mô vốn đăng ký với gần 5000 dự án và 44,9 tỷ USD. [81] Hàn Quốc còn là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Việt Nam và các nước ASEAN khác thường xuyên duy trì đối thoại với Hàn Quốc theo nhiều cơ chế khác nhau như ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN Cộng 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và Đông Á (ASEAN với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Niu-Zi- Lân và Ấn Độ). Trên cơ sở quan hệ hợp tác ngày càng phát triển sâu rộng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai bên, nhân chuyến thăm Việt Nam vào tháng 10 năm 2009 của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Park, hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên thành quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược” vì hòa bình, ổn định và phát triển [7]. Cụ thể hóa định hướng chỉ đạo nêu trên, ngày 06 tháng 8 năm 2012, sau khi hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết, hai nước đã tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội. Phiên đàm phán đầu tiên đã được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc trong các ngày 03-04 tháng 9 năm 2012. Sau hơn hai năm đàm phán, ngày 10 tháng 12 năm 2014, hai Bên đã ký Biên bản thoả thuận về việc kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) tại Busan, Hàn Quốc. Ngày 28 tháng 3 năm 2015, toàn bộ nội dung Hiệp định VKFTA đã được rà soát kỹ thuật và ký tắt ở cấp Trưởng đoàn đàm phán tại Xơ-un, Hàn Quốc. Sau khi hoàn tất thủ tục nội bộ tại mỗi nước, ngày 05 tháng 5 năm 2015, đại diện Chính phủ hai nước đã chính thức ký kết Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc và Thỏa thuận thực thi các cam kết hợp tác kinh tế tại Hà Nội. Ngày 20 tháng 12 năm 2015, Hiệp định chính thức có hiệu lực. 3 Đến nay, Hàn Quốc là một trong các đối tác (hợp tác) chiến lược của Việt Nam trên thế giới. Việc tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Hàn Quốc sẽ góp phần đảm bảo các lợi ích căn bản, lâu dài của Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập khu vực và thế giới vì mục tiêu phát triển bền vững. Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược có nội hàm đa dạng, do đó, việc hiện thực hóa mối quan hệ này đòi hỏi thời gian và cần được thực hiện ở nhiều lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,.... Trong khi đó, tiến trình đàm phán một hiệp định FTA thông thường chỉ diễn ra từ 1-2 năm và sẽ được thực hiện trong nhiều năm, gần như đồng hành với tiến trình xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược. Với những đặc điểm trên, việc hiệp định FTA song phương được khởi động đàm phán chỉ 3 năm sau khi hai bên quyết định nâng tầm quan hệ thành đối tác hợp tác chiến lược là dịp thuận lợi để đánh giá, phân tích vai trò, tác động tương hỗ giữa hai tiến trình này. Quan trọng hơn, việc phân tích đánh giá vai trò của FTA với quan hệ đối tác chiến lược sẽ giúp xây dựng các định hướng, giải pháp điều chỉnh phù hợp để phát huy cao nhất đóng góp của Hiệp định FTA. Đối với Việt Nam, việc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược và ký kết Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc là hoàn toàn phù hợp với định hướng lớn về “chủ động hội nhập quốc tế” và các nhiệm vụ đã được cụ thể hóa trong Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong đó chỉ rõ việc “...khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định thương mại tự do…” .[26] Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, việc nghiên cứu “Vai trò của hiệp định thương mại song phương trong việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc” là cần thiết và cấp bách, không chỉ xuất phát từ yêu cầu thực tế, đáp ứng đòi hỏi trước mắt mà kết quả nghiên cứu còn 4 góp phần phục vụ mục tiêu lâu dài trong quá trình phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Hàn Quốc – một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong khu vực. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Hiệp định thương mại tự do trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc, luận án đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát huy vai trò của Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc trong việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước. Với mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau: (i) Hệ thống hóa, xây dựng khuôn khổ lý luận về vai trò của Hiệp định FTA nhằm xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước; (ii) Phân tích, đánh giá thực trạng tiến trình xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược và vai trò của Hiệp định VKFTA trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước; và (iii) Dự báo cơ hội, thách thức và đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của Hiệp định VKFTA trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung vào đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Hiệp định FTA trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược và những giải pháp vĩ mô để phát huy vai trò của Hiệp định VKFTA trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc. 5 Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, Luận án tập trung vào những vấn đề chủ yếu về vai trò của Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong đó bao gồm cả các nội dung trước, trong và sau khi ký kết nhằm phát huy vai trò của Hiệp định trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc. Về không gian, nghiên cứu những vấn đề song phương giữa hai nước trong mối quan hệ với hợp tác khu vực và hợp tác khác. Về thời gian, luận án đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn từ năm 2009 đến nay, đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của Hiệp định thương mại tự do nhằm xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược cho giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng trong nghiên cứu toàn bộ nội dung của luận án - Các phương pháp cụ thể được sử dụng như phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp; phân tích thống kê, so sánh; mô hình hóa tổng hợp, diễn giải. Mô hình sử dụng các phương pháp nghiên cứu đề tài luận án thể thiện như sau: Cơ sở lý luận: Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước, tổng hợp và diễn giải Thực trạng: Thu thập dữ liệu thứ cấp, tổng hợp, phân tích, mô hình hóa Bối cảnh, dự báo: Tổng hợp, phân tích, mô hình hóa Đề xuất, giải pháp, kiến nghị: Đối chiếu, so sánh và lựa chọn giải pháp, kiến nghị 6 5. Đóng góp mới của luận án - Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và góp phần bổ sung một số lý luận chủ yếu về vai trò của hiệp định FTA trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước. Trong đó, dựa trên các lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển quan hệ thương mại, luận án đã phân định rõ nội hàm của các khái niệm, luận giải rõ các vai trò của Hiệp định thương mại tự do trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước. - Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện về những kết quả đã đạt được, các hạn chế và nguyên nhân trong phát triển của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước, chỉ rõ những tác động tích cực và tiêu cực của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, đề xuất một số quan điểm, định hướng, hệ thống giải pháp nhằm phát huy vai trò của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt – Hàn bền vững giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Giá trị thực tiễn của luận án là đưa ra 5 nhóm giải pháp có tính mới và giá trị ứng dụng để giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài gắn với đặc thù quan hệ song phương Việt Nam – Hàn Quốc, gồm: 1. Chủ động chuẩn bị nội dung và triển khai đàm phán tiếp các cam kết về đầu tư và dịch vụ, đàm phán giải quyết những vấn đề phát sinh mới 2. Khẩn trương rà soát, nội luật hóa cam kết, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để thực hiện Hiệp định. 3. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm khai thác cơ hội, hạn chế thách thức từ Hiệp định 7 4. Nâng cao hiệu quả toàn diện, lâu dài của Hiệp định VKFTA nhằm góp phần củng cố Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược 5. Thống nhất và nâng cao nhận thức và hành động, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp với doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng. Đồng thời, các nhóm giải pháp này còn có giá trị tham khảo nhằm nâng cao vai trò của hiệp định FTA trong việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với các đối tác khác của Việt Nam. 8 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1. Các nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế và Hiệp định FTA Thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu về đề tài hội nhập kinh tế quốc tế, tác động của các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có một số tài liệu đề cập đến quan hệ hợp tác kinh tế với Hàn Quốc. Liên quan đến các Hiệp định FTA có thể kể đến cuốn Hướng tới chiến lược tham gia các FTA của Việt Nam của TS. Bùi Trường Giang do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 2010 [27]. Tài liệu này phân tích trào lưu đàm phán, ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do phát triển mạnh mẽ giữa các nước trong khu vực Đông Bắc Á trong những năm đầu của thập kỷ đầu tiên thế kỷ 20. Tài liệu có đề cập đến Hàn Quốc như một trong nhiều nền kinh tế trong khu vực nhưng không tập trung phân tích sâu, riêng về nền kinh tế này. Hơn thế nữa, tài liệu này phân tích chung về các FTA trong khu vực, không đề cập sâu về Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc do thời gian đó ý tưởng khởi động đàm phán Hiệp định này chưa được nêu ra. Đề tài Khoa học cấp Bộ, mã số 75.08.RD với chủ đề “Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc” do các nhà khoa học Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương chủ trì thực hiện năm 2008. Trong đề tài này, các tác giả phân tích quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài, kết hợp với đánh giá về Hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc để từ đó phân tích các tác động đối với quan hệ thương mại Việt – Hàn, các cơ hội và thách thức, cũng như đề xuất các giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt – Hàn trong bối cảnh thực hiện Hiệp định AKFTA. Ngoài ra, các nguồn dữ liệu có nội dung gần với nội dung dự kiến nghiên cứu của Luận án có thể kể đến các tài liệu đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN (trong đó có Việt Nam) do Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc (KIEP) và Ban thư ký ASEAN chủ 9 trì thực hiện [74] và Báo cáo chung đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc do Đại học In-ha, Hàn Quốc và Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) thực hiện dưới sự chủ trì của Bộ Ngoại giao Ngoại thương Hàn Quốc và Bộ Công Thương Việt Nam [4]. Đây là các tài liệu làm việc, phạm vi phân tích, đánh giá giới hạn trong các nội dung phục vụ mục tiêu chỉ đạo, điều hành, làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi động các cuộc đàm phán. Do đặc thù của các báo cáo đánh giá tác động được thực hiện trước khi đàm phán bắt đầu nên các nghiên cứu này chủ yếu phân tích tình hình dựa theo các kịch bản giả định của nhóm tác giả. Với chủ đề phân tích tác động của việc đàm phán, ký kết, thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, gần đây nhất có Đề tài khoa học với chủ đề Dự báo tác động của việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU tới nền kinh tế Việt Nam do TS. Nguyễn Bình Dương cùng tập thể các nhà khoa học Trường Đại học Ngoại thương với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu Thương mại và một số đơn vị khác thực hiện vào tháng 12 năm 2014 [19]. Đề tài này trình bày lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do và các phương pháp dự báo tác động, các tiêu chí đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do. Trên cơ sở phân tích quan hệ kinh tế Việt Nam – EU, quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA, đề tài sử dụng nghiên cứu định lượng (áp dụng mô hình lực hấp dẫn, mức độ tập trung xuất khẩu/nhập khẩu, hê số co giãn xuất khẩu/nhập khẩu) và các nghiên cứu định tính để đánh giá tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam trong các lĩnh vực như xuất khẩu, nhập khẩu, việc làm, tăng trưởng kinh tế, chuyển hướng thương mại, đầu tư,… và một số ngành được phân tích cụ thể gồm điện tử, công nghiệp ôtô, cơ khí, và dịch vụ ngân hàng. Cũng liên quan đến chủ đề các Hiệp định FTA, các tác giả Nguyễn Tiến Hoàng, Lê Ngọc Kim Ngân trong tạp chí Vietnam Logistics Review, 2015 đã bàn về “Việt Nam trong xu hướng FTA thế hệ mới”. Tác giả Nguyễn 10 Thị Thu Trang, cũng phân tích về “Hiệp định thương mại tự do với EU – kinh nghiệm từ những người đi trước” vào năm 2014. Tiến sỹ Đoàn Thị Thanh Nhàn trong Luận án tiến sỹ kinh tế về Quan hệ thương mại ASEAN- Trung Quốc giai đoạn 2001-2010 cũng đã phân tích khái quát các lý thuyết về quan hệ thương mại quốc tế, các điều kiện và thực trạng quan hệ thương mại ASEAN- Trung Quốc phân theo từng giai đoạn để từ đó đánh giá triển vọng quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc và định vị Việt Nam trong mối quan hệ thương mại với ASEAN, với Trung Quốc và quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Tiến sỹ Lê Quang Lân trong Luận án tiến sỹ kinh tế về Mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam năm 2003 [38] đã phân tích các khái niệm của tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cơ sở lý luận xử lý mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do hóa thương mại, kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này của một số nước trên thế giới, cũng như thực tiễn tại Việt Nam để đề xuất các giải pháp xử lý mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do hóa thương mại tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Các nghiên cứu về quan hệ đối tác chiến lược Liên quan đến chủ đề quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, tác giả Trần Việt Thái đã phân tích về Đối tác chiến lược: Khuôn khổ quan hệ đối ngoại thời đại toàn cầu hóa [54]. Trong đó, tác giả đề xuất một số yếu tố cơ bản để tìm cách luận giải khái niệm quan hệ đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, các thực tiễn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược trên thế giới và ở Việt Nam thời gian qua cũng được tổng hợp, phân tích để tạo cơ sở rút ra một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình phát triển quan hệ đối tác chiến lược. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã phân tích và đánh giá việc “Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện: nguồn sức mạnh mềm của Việt Nam” [45]. Bài viết điểm lại những cơ sở 11 hình thành các quan hệ đối tác chiến lược cũng như sự phát triển của các mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với vai trò công cụ hữu hiệu trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. Tác giả cũng đã đánh giá những lợi ích, những mặt được và hạn chế của quá trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam. Từ đó, khẳng định tính đúng đắn của chủ trương mở rộng có chọn lọc các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện nhằm củng cố nguồn sức mạnh mềm của dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trong bài viết về “Đường lối đối ngoại Đại hội XI và những phát triển quan trọng trong tư duy đối ngoại của Đảng ta” [44], Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đánh giá vai trò tích cực của việc phát triển các quan hệ đối tác chiến lược như một bước phát triển mới trong chính sách đối ngoại của Đảng vì mục tiêu hội nhập và phát triển của đất nước. Trực tiếp đề cập đến quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt – Hàn, có thể kể đến Luận án tiến sỹ của ông Park Nowan, hiện là Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc” [75]. Luận án tập trung đánh giá các kịch bản, định hướng và giải pháp phát triển quan hệ hợp tác chính trị, đối ngoại giữa hai nước trên cơ sở phân tích bối cảnh khu vực và quốc tế cũng như điều kiện phát triển tại mỗi nước. Tác giả Ngô Xuân Bình trong tác phẩm Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới (The Relations between Vietnam and South Korea in the New International Context) đưa ra những ý tưởng mới nhằm nâng cấp quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, cuốn sách không đề cập đến những định hướng chiến lược cụ thể và không đề xuất những nguyên tắc, định hướng trong bối cảnh quốc tế đang thay đổi. Liên quan đến chủ đề của Đề tài luận án cũng cần phải kể đến các bài báo, bài phát biểu, tài liệu luận điểm của các cán bộ lãnh đạo, các nhà nghiên 12 cứu trong và ngoài nước, bài viết của Lãnh đạo các Bộ, ngành hữu quan trên các ấn phẩm kỷ niệm 15 năm và 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc. 3. Các khoảng trống về lý luận và thực tiễn Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu, tài liệu đề cập đến các nội dung liên quan hoặc giải quyết từng phần riêng lẻ có liên quan đến đề tài Luận án. Nghiên cứu sinh có thể kế thừa một số kết quả nghiên cứu để giải quyết các nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế, về tiến trình xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược. Tuy nhiên, các nguồn dữ liệu này đều chỉ đề cập đến từng nội dung riêng lẻ, không trực tiếp đề cập đến các nội dung chi tiết của Luận án là vai trò của hiệp định FTA trong việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, nhất là giữa hai đối tác cụ thể là Việt Nam và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, do quá trình đàm phán hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc mới được kết thúc gần đây nên có thể khẳng định chưa có báo cáo, nghiên cứu nào được thực hiện với nội dung trùng khớp với nội dung của Luận án. Đặc biệt, chưa có công trình nghiệp cứu nào về vai trò của hiệp định thương mại tự do song phương trong việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc dưới giác độ của chuyên ngành kinh doanh thương mại như định hướng nghiên cứu của Luận án. Đây là khoảng trống rõ nhất để luận án tập trung nghiên cứu và có đóng góp mới về lý luận và thực tiễn so với các công trình nghiên cứu trước đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan