Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của cảnh sát biển việt namvới phát triển kinh tế biển...

Tài liệu Vai trò của cảnh sát biển việt namvới phát triển kinh tế biển

.DOC
107
70
82

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  BẾ MINH NGA VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  BẾ MINH NGA VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG TUẤN BIỂU HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC Trang 3 MỞ ĐẦU Chương 1 LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN 12 1.1. VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Những vấn đề lý luận chung về kinh tế biển, phát triển 12 1.2. kinh tế biển Quan niệm, nội dung vai trò của Cảnh sát biển Việt 26 Chương 2 Nam với phát triển kinh tế biển THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN 41 2.1. VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Những thành tựu và hạn chế về vai trò của Cảnh sát 41 2.2. biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về vai trò của 56 Chương 3 Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI 64 3.1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Quan điểm phát huy vai trò của Cảnh sát biển Việt 64 3.2. Nam với phát triển kinh tế biển Giải pháp phát huy vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển 75 96 98 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chữ viết tắt CNH, HĐH Cảnh sát biển CSB Khoa học công nghệ KHCN Kinh tế - xã hội KT - XH Kinh tế biển KTB Tìm kiếm cứu nạn TKCN Xã hội chủ nghĩa XHCN 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia ven biển nằm ở khu vực Đông Nam Á với diện tích lãnh thổ 330.000km2, có bờ biển dài 3.260km. Diện tích biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền với diện tích khoảng hơn 1 triệu km2, có trên 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông. Các hải đảo và quần đảo đã tạo thành một bộ phận thống nhất của lãnh hải Việt Nam, án ngữ các trục đường giao thông huyết mạch trên biển cùng với các nguồn lợi về tài nguyên, kinh tế biển (KTB), nên biển Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế (KT), chính trị, xã hội (XH), quốc phòng - an ninh, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Chiến lược KT - XH đến năm 2020 của nước ta đặt trọng tâm vào đẩy mạnh phát triển KTB, đảo, đưa tỷ trọng KTB, đảo trong thu nhập quốc dân tăng lên. Đồng thời gắn phát triển KT - XH với quốc phòng, an ninh trên biển, đảo vững mạnh, có bước phát triển nhảy vọt về tiềm lực và sức mạnh, nhất là lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên biển, đảo, bao gồm cả thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng có quan hệ đến chiến lược biển của một số nước trong khu vực, nhất là vào thời kỳ một số tài nguyên khoáng sản như dầu khí, các tài nguyên quý hiếm trên đất liền và ở nhiều nơi trên thế giới có nguy cơ cạn kiệt. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề phát triển KTB kết hợp với giữ gìn an ninh trên vùng biển, ngay từ những năm 90 của 6 thế kỷ XX, Đảng ta đã hạ quyết tâm chính trị chiến lược và tổ chức phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng biển và KTB, đảo, khẳng định phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước mạnh về KTB. Cụ thể: Năm 1990 Nhà nước ta đã đề ra chương trình Biển Đông - Hải đảo. Nghị quyết 03/NQ-TƯ ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ phát triển KTB trong những năm trước mắt” đã khẳng định: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển...” Chỉ thị 20/BCT ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh phát triển KTB theo hướng CNH, HĐH” đã chỉ ra rằng: “Vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát triển của đất nước và thế mạnh quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH... phát triển KTB phải nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [18, tr.97]. Đặc biệt, ngày 9-2-2007, Hội nghị Trung ương 4, khóa X, ra Nghị quyết số 09/NQ-TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định: “phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH, làm cho đất nước giàu mạnh”. “Trong thời kỳ phát triển KT - XH của đất nước ta, giai đoạn 2010-2020 sẽ là thời kỳ kinh tế tiếp tục phát triển thuộc loại trung bình trong khu vực, nhu cầu phát triển đòi hỏi phải tăng cường khai thác nguồn lợi trên biển. Do vậy, tiến ra biển, phấn đấu trở thành quốc gia biển sẽ là nhu cầu tất yếu khách quan, bức thiết. Qua đó yêu cầu làm chủ vùng biển, đảo, đảm bảo quốc phòng, an ninh ngày càng đòi hỏi có bước đột phá về phát triển mạnh tiềm lực quốc phòng, an ninh trên biển để đủ khả năng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải, bao gồm cả quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông”. 7 Tiếp tục chủ trương, đường lối phát triển KTB, đảo được xác định trong các văn kiện trước đây của Đảng, Chiến lược phát triển KT - XH 10 năm (2011-2020), được Đại hội XI của Đảng (tháng 2-2011) thông qua, nhấn mạnh: “Phát triển mạnh KTB tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển KTB với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển” [22, tr.121]. Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển KTB, trong đó lực lượng CSB, Hải quân, Biên phòng là nòng cốt. Thời gian qua, bằng những hoạt động cụ thể của mình, CSB Việt Nam đã tạo được những chuyển biến lớn trong nhận thức về tầm quan trọng đối với nhiệm vụ thực thi pháp luật, quản lý, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn biển, đảo nói chung và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, tội phạm trên biển nói riêng, đó chính là điều kiện để phát triển KTB của đất nước. Những năm qua CSB Việt Nam tham gia phát triển KTB, tuy đã có những đóng góp đáng kể nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động KTB của CSB chưa cao và còn nhiều bất cập. Thực tiễn phát triển KTB hiện nay đang đặt ra cấp thiết việc nghiên cứu, làm rõ lý luận, thực tiễn và giải pháp phát huy vai trò của CSB Việt Nam trong quá trình đó, góp phần phát triển KTB vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo đảm củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh trên biển. Với lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Phát triển KTB là vấn đề không mới, qua tìm hiểu ở phạm vi cả lý luận và thực tiễn, vấn đề phát triển KTB ở nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở mức độ và góc độ tiếp cận khác nhau, dưới các hình thức như: Đề tài khoa học các cấp, sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí... 8 * Các sách tham khảo và chuyên khảo Cuốn sách: “Tài nguyên biển đảo”, tác giả: Phùng Ngọc Dĩnh [13]. Trong cuốn sách này tác giả tiếp cận dưới góc độ đánh giá tính phong phú, đa dạng của tài nguyên biển, đảo của Việt Nam. Cuốn sách: “Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập”, tác giả: Ngô Lực Tài [61]. Tác giả đề cập đến vai trò quan trọng của KTB Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập. Công trình nghiên cứu: “Cơ sở cho phát triển kinh tế biển Việt Nam”. Kiên Long [42]. Công trình nghiên cứu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cho chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam trong thời kỳ mới. Cuốn sách: “Sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo”. PGS.TS Nguyễn Đình Chiến [12]. Cuốn sách được tác giả tiếp cận ở góc độ quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam XHCN. Những công trình khoa học trên đã đề cập một cách tương đối khái quát về xây dựng và phát triển KTB. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các công trình trên chỉ mới đề cập đến một khía cạnh của vấn đề. * Các luận án, luận văn nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, kinh tế biển Luận án phó tiến sỹ khoa học quân sự “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và vai trò Quân đội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tác giả: Nguyễn Minh Khải [34]. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam trình bày tương đối hệ thống về vai trò của Quân đội với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Luận án cho rằng, Quân đội phải có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, coi đó là sự đảm bảo bằng vàng cho quá trình CNH, HĐH được tiến hành trong môi trường hòa bình và ổn định: khẳng định rằng không có hòa bình và ổn định thì không thể CNH, HĐH theo định hướng XHCN được. Đồng thời, luận án cũng 9 cho rằng, với tư cách là một nguồn lực của quốc gia, Quân đội có thể và còn phải làm nhiều việc để trực tiếp tham gia vào quá trình CNH, HĐH; đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện vai trò đó của Quân đội. Luận án tiến sỹ kinh tế “Quân đội nhân dân Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế đất nước”, tác giả: Vũ Thanh Chế [11]. Luận án đề cập một cách toàn diện vai trò của Quân đội đối với sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước; phân chia hoạt động cơ bản của Quân đội ta thành các nhóm và phân tích hiệu quả các nhóm hoạt động cơ bản đó, chỉ rõ nâng cao hiệu quả các nhóm hoạt động cơ bản là biểu hiện tập trung của việc nâng cao vai trò của Quân đội đối với sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước; phân tích, khái quát một số thành tựu và tồn tại chủ yếu của các nhóm hoạt động cơ bản của Quân đội ta trên góc độ tác động qua lại của chúng đối với nền kinh tế, nêu lên phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả các nhóm hoạt động đó nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Quân đội đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Luận án tiến sỹ kinh tế “Vai trò Quân đội nhân dân Việt Nam trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế của nước ta”, tác giả: Trần Văn Lý [37]. Luận án phân tích làm rõ cơ sở lý luận vai trò của Quân đội trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và khái quát, phân tích nội dung vai trò Quân đội trong quá trình này; đồng thời, luận án phân tích tương đối toàn diện thực trạng thực hiện nội dung vai trò Quân đội trong hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua trên các lĩnh vực; đề xuất quan điểm, giải pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và phương thức hành động nhằm nâng cao vai trò của Quân đội trong hội nhập kinh tế của đất nước. Luận án tiến sỹ kinh tế “Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, tác giả: Đoàn Vĩnh Tường [53]. Luận án nêu lên tầm quan trọng của phát triển KTB, qua đó phân tích, đưa ra các giải pháp về 10 vốn đối với phát triển KTB của tỉnh Khánh Hòa. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển kinh tế biển với xây dựng quốc phòng - an ninh trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Khánh Hòa”, tác giả: Phan Thanh Hải [30]. Luận văn nêu lên tầm quan trọng của phát triển KTB, một hướng chiến lược phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh tỉnh Khánh Hòa. Đưa ra phương hướng, giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển KTB gắn với xây dựng quốc phòng, an ninh. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Vai trò của Hải quân nhân dân Việt Nam trong phát triển kinh tế biển hiện nay”, tác giả: Nguyễn Bá Nam [45]. Luận văn phân tích đặc điểm, nội dung phát triển KTB và luận giải cơ sở khoa học về vai trò của Hải quân nhân dân Việt Nam trong phát triển KTB. Đồng thời hệ thống hóa các đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bảo đảm cho Hải quân phát huy vai trò trong phát triển KTB. Đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hải quân nhân dân Việt Nam trong phát triển KTB hiện nay. * Các bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến phát triển KTB kết hợp với quốc phòng - an ninh Tiêu biểu như: “Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh ở các tỉnh ven biển”, Trần Văn Giới [27]; “Chiến lược biển Việt Nam tầm nhìn 2020”, Mạnh Hùng [28]; “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng an ninh để bảo vệ vững chắc các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền quốc gia”, Đặng Xuân Phương [52]; “Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển”, Nguyễn Bá Duyên [15]; “Phát triển kinh tế biển kết hợp với xây dựng chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, Nguyễn Quốc Khánh [36]; “Phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam”, Nguyễn Văn Yên [71]; “Phát triển kinh tế - 11 xã hội biển đảo phục vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Phan Tuấn Nam [46]; “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam”, TS Nguyễn Văn Ngừng [47]; “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm chủ quyền vùng biển quốc gia”, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi [33]; “Tình hình quốc phòng an ninh trên các vùng biển của nước ta thời gian gần đây”, Đỗ Minh Thái [59]; “Nghệ thuật ứng xử của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”, Trần Văn Thanh [60]; “Tranh chấp Biển Đông - Đặc điểm, xu thế và giải pháp”, Lê Văn Cương [9]; “Công tác phòng, chống tội phạm bảo vệ an ninh, trật tự trên biển của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam”, Trịnh Đình Xuyên [72]; “Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên biển của lực lượng Cảnh sát biển - những khó khăn, vướng mắc và giải pháp nâng cao hiệu quả”, Phạm Đức Lĩnh [39];“Tình hình an ninh, trật tự trên các vùng biển Việt Nam và hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển trong thời gian gần đây”, Trần Phương Linh [40]; “Hoạt động phòng, chống tội phạm trên biển của lực lượng Cảnh sát biển”, Nguyễn Giang Đông [26]; “Một số vấn đề về đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Đức Bình [6]; “Công tác đào tạo cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển Việt Nam hiện nay”, Lê Ngọc Minh [43], “Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền hạn, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển”, Nguyễn Hồng Thanh [58]; “Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biển Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Ngọc Anh [2]; “Nghiên cứu xây dựng thế trận quốc phòng trên vùng biển, đảo nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyển quốc gia trong giai đoạn mới”, Viện Chiến lược Quân sự [70]... Các công trình, bài viết trên trực tiếp đề cập một cách cơ bản cơ sở lý 12 luận và thực tiễn về phát triển KTB, đảo; phát triển KTB gắn với quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự biển, đảo; đề xuất lý luận xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên vùng biển, đảo, làm cơ sở nâng cao sức mạnh, hiệu quả đấu tranh quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các công trình trên chỉ mới đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề. Các công trình, bài viết trên đã giúp cho tác giả luận văn tiếp cận nhiều thông tin bổ ích, nhiều lập luận khoa học về một số vấn đề liên quan tới phát triển KTB. Tuy nhiên, trong quân đội ở phạm vi lực lượng CSB, theo nhận biết của tác giả, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống vấn đề vai trò của CSB Việt Nam đối với phát triển KTB. Do đó, đề tài tác giả lựa chọn không trùng với các công trình nghiên cứu khác. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của CSB Việt Nam đối với phát triển KTB; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của CSB Việt Nam trong quá trình đó. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích làm rõ lý luận về vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB. - Đánh giá thực trạng vai trò của lực lượng CSB với phát triển KTB. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu 13 Vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB. * Phạm vi nghiên cứu Vai trò của CSB với phát triển KTB ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, thời gian từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận nghiên cứu Vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về phát triển KTB, đảo; phát triển KTB, đảo gắn với quốc phòng - an ninh của các tác giả trong nước, để vận dụng vào thực tiễn của lực lượng CSB Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác-Lênin là phương pháp trừu tượng hóa khoa học và một số phương pháp khác: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm một số lý luận và thực tiễn về vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể vận dụng ở các mức độ khác nhau trong phát triển KTB, gắn phát triển KTB với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển hiện nay ở nước ta. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, đề tài gồm 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 14 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1.1. Những vấn đề chung về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển 1.1.1. Kinh tế biển Kinh tế biển là gì? Theo các nhà kinh tế, KTB là tổng hợp các hoạt động kinh tế thông qua việc tận dụng tối đa các nguồn lực của biển - đại dương để mang lại lợi ích cho các chủ thể kinh tế với mục tiêu phát triển KT- XH của một quốc gia Đa số các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cho rằng, ở mỗi nước KTB là một ngành tổng hợp của nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động kinh tế thông qua việc tận dụng các lợi thế về điều kiện địa lý, tài nguyên và con người liên quan đến biển theo sự quản lý thống nhất, nhằm mục đích đem lại lợi ích cho người lao động, đóng góp vào thu nhập quốc dân và phát triển chung của đất nước. Với quan niệm trên, KTB gồm những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, KTB là tổng hợp các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển Các hoạt động phát triển KTB gắn bó chặt chẽ với các hoạt động kinh tế ở trên đất liền. Kinh tế đất liền tăng trưởng nhanh, mạnh sẽ tạo điều kiện hỗ trợ đắc lực cho KTB phát triển và cho phép các hoạt động KTB ngày càng trở nên đa dạng. Ngược lại, chính sự phát triển KTB tạo động lực lôi kéo và bảo đảm cho sự phát triển bền vững, ổn định của kinh tế đất liền. Bởi vì, biển là cửa ngõ mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và đối ngoại với quốc gia bên ngoài. KTB không chỉ là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân mà còn là bộ phận hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đối với nền kinh tế nước ta. Đó là các ngành, lĩnh vực kinh tế ven biển và trên biển, đảo như khai thác dầu khí, khoáng sản; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến 15 thủy hải sản; du lịch biển; xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất ven biển gắn với phát triển khu đô thị ven biển. Biển không chỉ mang lại nguồn lợi to lớn về tài nguyên, thiên nhiên phong phú, đa dạng, hình thành nhiều ngành nghề KTB, thu hút lao động, tăng thu nhập cho người lao động và cho xã hội Thứ hai, nói đến KTB phải nói đến cả hai mặt: lực lượng sản xuất thuộc KTB và quan hệ sản xuất nảy sinh từ các hoạt động KTB. Lực lượng sản xuất thuộc KTB bao gồm: tư liệu sản xuất và người lao động. Trong ngành KTB, tư liệu sản xuất cũng bao gồm cả công cụ lao động và đối tượng lao động; công cụ lao động và đối tượng lao động của KTB là ở biển hoặc trên bờ sát biển. Con người lao động trong ngành KTB là người lao động hoạt động trong lĩnh vực thuộc ngành KTB. Thực tế cho thấy, lực lượng sản xuất trong ngành KTB thường ở trình độ cao hơn, lao động trong môi trường cũng phức tạp hơn, chịu nhiều rủi ro hơn các ngành kinh tế khác. Vì vậy, lực lượng sản xuất trong ngành KTB đạt trình độ tương đối cao so với các ngành kinh tế khác. Quan hệ sản xuất nảy sinh từ các hoạt động KTB bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối trong hoạt động KTB, biểu hiện ở các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức kinh tế trong tất cả các ngành KTB. 1.1.2. Phát triển kinh tế biển Khái niệm về phát triển kinh tế biển Phát triển KTB là sự tăng trưởng về số lượng, chất lượng của KTB đồng thời là sự hoàn chỉnh về cơ cấu và thể chế của KTB. Muốn đánh giá sự phát triển KTB phải xem xét mức tăng trưởng của các ngành KTB, mà tiêu chí là sự tăng lên về thu nhập từ các ngành KTB đem lại. Cùng với sự phát triển chung của KT-XH, KTB ngày càng phát triển mạnh mẽ tăng về cả số lượng, chất lượng các ngành nghề. Phát triển KTB là sự thay đổi theo hướng công nghiệp sản xuất, khai 16 thác và dịch vụ ngày càng tăng, làm cho tổng giá trị sản lượng hàng hóa tăng lên, lao động nặng nhọc được giảm nhẹ, giá trị ngày công được đảm bảo tốt hơn do ứng dụng được những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, chất lượng mọi mặt các ngành KTB ngày cành tăng về thu nhập, giá trị dịch vụ và công nghệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản lượng. Phát triển KTB là nhấn mạnh đến giá trị của các ngành KTB tăng nhanh hơn, bền vững hơn chiếm tỷ trọng GDP đáng kể. Điều này thể hiện rõ ở tất cả các ngành KTB nhất là khai thác đánh bắt, chế biến thủy, hải sản. Cùng với sự tăng trưởng KTB là hoàn chỉnh về cơ cấu và thể chế của KTB. Sự đa dạng các ngành KTB là bộ phận hợp thành trong nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành KTB bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau như: nuôi trồng, khai thác, chế biển thủy, hải sản, khai thác dầu khí, đóng tàu, vận tải biển, du lịch biển, dịch vụ hàng hải và một số ngành nghề khác. Cơ cấu đa dạng đó đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH nhằm xây dựng cơ cấu KTB hợp lý, từng bước hiện đại và hội nhập với KTB quốc tế. Nội dung phát triển kinh tế biển KTB là một lĩnh vực kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Bao gồm nhiều ngành, nghề, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trên biển nhưng có quan hệ và tác động lẫn nhau. Quá trình phát triển của KTB phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về địa lý, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển, thời tiết, khí hậu... đây là ngành kinh tế chủ yếu nhờ vào việc khai thác tài nguyên, khoáng sản là chính. Hoạt động KTB mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua việc khai thác thủy, hải sản, khai thác dầu khí... không chỉ dừng lại trong phạm vi vùng biển của địa phương mà diễn ra trên phạm vi thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam, do đó phát triển KTB phải chú trọng về số lượng, chất lượng và chuyển dịch cơ cấu KTB theo 17 hướng hợp lý, hiện đại. Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 thể hiện rõ các nội dung sau: Về KT - XH: Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển; phát triển KHCN biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về KTB, ven biển gồm: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển Trước mắt, sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển, đảo và ở những vùng thường bị thiên tai. Về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là Cảnh sát biển, Hải quân, Không quân, Biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển 18 Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Về phát triển KHCN biển: Xây dựng tiềm lực KHCN biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình CNH, HĐH đất nước Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng KHCN, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm lực KHCN cho nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước. Về xây dựng kết cấu hạ tầng biển: Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền của đất nước, tạo những của mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật - công nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hóa, giảm thiểu tối đa chi phí, bảo đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển, xây dựng tuyến đường cao tốc chạy dọc theo bờ biển, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành một hệ thống KTB liên hoàn… Sự cần thiết phát triển KTB Xuất phát từ vai trò KTB, khả năng và điều kiện, yêu cầu khai thác tiềm năng biển cho phát triển KT - XH đất nước Nước Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan trọng của khu vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì Việt Nam hiện nay không chỉ có phần lục địa tương đối 19 nhỏ hẹp “hình chữ S” mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km 2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Dọc bờ biển có hơn 44 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Tuyến biển có 28 tỉnh, thành phố gồm: 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) có khoảng 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo, với trên 122 nghìn tàu cá các loại, cùng với việc thành lập các nghiệp đoàn nghề cá, như tỉnh Quảng Nam (ở 3 huyện Núi Thành, Duy Xuyên, Thanh Bình) có 7 nghiệp đoàn nghề cá làm điểm tựa cho ngư dân ra khơi bám biển, bám ngư trường. Khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển KT - XH của nước ta. Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam. Bước vào thế kỷ 21, giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang hướng mạnh về biển để tăng cường tiềm lực kinh tế của mình. Đây là hướng đi đúng đắn, bởi lẽ biển Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, trong đó nổi bật lên các lợi thế: Một là, vị trí chiến lược của biển - nhân tố địa lợi đặc biệt của sự phát triển Việt Nam nằm ở rìa Biển Đông, vùng biển có vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca, là một trong những tuyến có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới. Bờ biển Việt Nam lại rất gần các tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triển giao thương quốc tế. 20 Hai là, các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong số các nguồn tài nguyên biển, trước tiên phải kể đến dầu khí, một nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội của vùng biển Việt Nam. Trên vùng biển rộng hơn l triệu km2 của Việt Nam, có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông. Năm 2013 khai thác 340.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỉ tấn quy dầu. Mặc dù so với nhiều nước, nguồn tài nguyên dầu khí chưa phải là thật lớn, song đối với nước ta nó có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế đi vào CNH, HĐH. Bên cạnh dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng 3.000 tỉ m3/năm [68]. Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta còn có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti-tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng-gan, đồng, kiềm và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m 2. Vùng ven biển nước ta cũng có nhiều loại khoáng sản có giá trị và tiềm năng phát triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3- 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5- 1,8 triệu tấn/năm. Với tiềm năng trên, trong tương lai có thể phát triển mạnh ngành nuôi, trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại với sản lượng hàng chục vạn tấn/ năm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan