Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của cán bộ chính sách cơ sở trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho người n...

Tài liệu Vai trò của cán bộ chính sách cơ sở trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho người nghèo ( nghiên cứu trường hợp tại quận long biên, thành phố hà nội)

.PDF
143
846
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ LÊ BÍCH TRANG VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ CHÍNH SÁCH CƠ SỞ TRONG HỖ TRỢ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI NGHÈO (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Long Biên, thành phố Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ LÊ BÍCH TRANG VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ CHÍNH SÁCH CƠ SỞ TRONG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI NGHÈO (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Long Biên, thành phố Hà Nội) Chuyên ngành : Công tác xã hội Mã số : 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hồi Loan Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các thày cô giáo, cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Nguyễn Hồi Loan, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân của tôi đối với những điều mà thày đã dành cho tôi. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô trong Khoa Xã hội học, Công tác xã hội – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014 Học viên Lê Bích Trang LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Lê Bích Trang, học viên lớp Cao học Công tác xã hội, chuyên ngành Công tác xã hội, khoá 2010-2013. Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Học viên Lê Bích Trang MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ..................................................................... 89 PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1113 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1113 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 2022 1.2.1 Ý nghĩa khoa học. ..............................................................................2022 1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. ............................................................2022 1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 2123 1.3.1 Mục đích nghiên cứu ..........................................................................2123 1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................................2123 1.4 Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ......................................... 2224 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: ........................................................................2224 1.4.2 Khách thể nghiên cứu: ......................................................................2224 1.4.3 Phạm vi nghiên cứu. ..........................................................................2224 1.5 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 2325 1.6 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 2325 1.7 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 2426 1.7.1 Phƣơng pháp luận..............................................................................2426 1.7.2 Cách tiếp cận ......................................................................................2426 1.7.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................2527 1.7.4 Phƣơng pháp xử lý thông tin ............................................................2729 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ............. 2830 1.1 1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài. .................................................................. 2830 Quan điểm Mác xít về lao động, việc làm. ....................................3430 1.1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động…. ..........................................................................................................3531 1.1.3 Văn bản pháp lý về an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm cho ngƣời nghèo và chức năng, nhiệm vụ của cán bộ công chức. .............................................3935 1.1.4 Các lý thuyết áp dụng .....................................................................4137 1.1.5 Khái niệm công cụ của đề tài. ........................................................4642 1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 5752 1.2.1 Thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam trong những năm qua. ..........5752 1.2.2 Đặc trƣng của ngƣời nghèo đô thị. ...................................................5854 1.2.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu. ................................................6055 CHƢƠNG 2. VAI TRÒ CÁN BỘ CHÍNH SÁCH TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI NGHÈO TẠI QUẬN LONG BIÊN ............................... 6359 2.1 Thông tin về đối tƣợng đƣợc khảo sát ................................................... 6459 2.2 Nhận thức của cán bộ chính sách về vai trò và nhiệm vụ của mình trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời nghèo.................................................................... 6661 2.3 Nhận thức của cán bộ chính sách về chính sách hỗ trợ việc làm. ...... 7570 2.3.1 Nhận thức về những chủ trƣơng, chính sách đã đƣợc ban hành. ..7570 2.3.2 Tuyên truyền, chỉ đạo và tham vấn khi ban hành chính sách. .......7772 2.3.3 Nhận thức của cán bộ chính sách về một số đặc thù địa phƣơng khi ban hành chính sách. ...................................................................................8075 2.4 Các hình thức hỗ trợ việc làm cho ngƣời nghèo đã đƣợc áp dụng và đánh giá điều kiện sống của ngƣời nghèo. .................................................... 8479 2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò, nhiệm vụ của cán bộ chính sách và những thuận lợi, khó khăn trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời nghèo. ......... 9286 2.5.1 Mức độ tăng trƣởng kinh tế ...............................................................9286 2.5.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng .............................9388 2.5.3 Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và chủ trƣơng ban hành chính sách an sinh xã hội .......................................................................................9488 2.5.4 Điều kiện tự nhiên tại địa phƣơng ....................................................9489 2.5.5 Nhân tố con ngƣời: ............................................................................9589 2.5.6 Nhân tố quản lý, điều hành cán bộ..................................................9690 2.5.7 Chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm chính sách ......................................9690 2.5.8 Chính sách quản lý thị trƣờng lao động .........................................9791 6 2.6 Một số biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ chính sách, cũng nhƣ hiệu quả hỗ trợ việc làm cho ngƣời nghèo tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. ......................................................................................... 10195 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................... 109103 3.1 Kết luận .............................................................................................. 109103 3.2 Khuyến nghị mô hình nhằm nâng cao vai trò cán bộ cơ sở và hiệu quả hỗ trợ việc làm. ............................................................................................ 111105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 115109 7 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội CĐ/ĐH Cao đẳng/Đại học CB Cán bộ CTXH Công tác xã hội ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo HVCH Học viên cao học HĐND Hội đồng nhân dân ILO Tổ chức lao động Quốc tế LHQ Liên Hiệp Quốc KHXH Khoa học xã hội NXB Nhà xuất bản TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân 8 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Giới tính, trình độ học vấn và tuổi của cán bộ được khảo sát. ...... 6458 Bảng 2: Nhận thức của cán bộ chính sách về vai trò của mình trong việc hỗ trợ việc làm cho người nghèo. .......................................................................... 6660 Bảng 3. Nhiệm vụ cán bộ chính sách đảm nhiệm. ...................................... 7164 Bảng 4. Nhu cầu cần hỗ trợ việc làm của người nghèo. ............................. 7468 Bảng 5: Nhận thức của cán bộ chính sách về chủ trương, chính sách được ban hành. ............................................................................................................ 7670 Bảng 6: Nhận thức của cán bộ chính sách về quá trình tuyên truyền, chỉ đạo khi ban hành ban hành................................................................................. 7872 Bảng 7: Nhận thức của cán bộ chính sách về một số đặc thù địa phương khi ban hành ban hành. ...................................................................................... 8175 Bảng 8. Đánh giá của cán bộ chính sách về nhu cầu việc làm của người nghèo. ..................................................................................................................... 8377 Bảng 9. Các hình thức hỗ trợ việc làm cho người nghèo . ......................... 8478 Bảng 10. Đánh giá của cán bộ chính sách về điều kiện sống của hộ nghèo. ..................................................................................................................... 8781 Bảng 11. Đánh giá của cán bộ chính sách về hỗ trợ việc làm cho người nghèo. ..................................................................................................................... 9083 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow.............................................. 4539 DANH MỤC BIỂU Biểu 1. Vai trò của cán bộ chính sách. ....................................................... 6761 Biểu 2. Các hình thức hỗ trợ việc làm cho người nghèo tại các phường... 8579 9 Biểu 3. Đánh giá của cán bộ chính sách về điều kiện/hoàn cảnh sống của hộ nghèo. .......................................................................................................... 8882 Biểu 4. Đánh giá của cán bộ chính sách về hỗ trợ việc làm cho người nghèo. ..................................................................................................................... 9084 Biểu 5. Giải pháp để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ việc làm cho người nghèo. ........................................................................................................ 10195 DANH MỤC HỘP Hộp 1 : Ý kiến của cán bộ phường về vai trò của cán bộ chính sách. ........ 6862 Hộp 2: Ý kiến của hộ nghèo về vai trò của cán bộ chính sách. .................. 6963 Hộp 3 : Ý kiến của cán bộ phường về nhiệm vụ của cán bộ chính sách. ... 7165 Hộp 4. Ý kiến của người nghèo về quá trình tuyên truyền, phổ biến thông tin chính sách hỗ trợ việc làm........................................................................... 7367 Hộp 5. Ý kiến của cán bộ chính sách về những chủ trương, chính sách hỗ trợ người nghèo. ................................................................................................ 7670 Hộp 6: Ý kiến của cán bộ chính sách cơ sở về các chính sách ban hành. .. 7973 Hộp 7: Ý kiến của cán bộ chính sách về những đặc thù địa phương khi ban hành chính sách. .......................................................................................... 8275 Hộp 8. Đánh giá của cán bộ chính sách về vấn đề hỗ trợ việc làm cho người nghèo. .......................................................................................................... 9285 Hộp 9. Ý kiến người dân về chế độ tiền lương, phụ cấp cho cán bộ chính sách tại các phường. ............................................................................................ 9790 Hộp 10. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc hỗ trợ việc làm cho người nghèo. ................................................................................................................... 10396 Hộp 11. Ý kiến hướng đến những giải pháp hỗ trợ việc làm tốt hơn. ...... 10599 10 Hộp 12. Ý kiến hướng đến những giải pháp hỗ trợ việc làm tốt hơn. .... 107100 11 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xóa đói giảm nghèo đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Trong những năm gần đây, tác động hiệu quả từ chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được cải thiện. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn đang chịu cảnh nghèo đói và chưa đảm bảo được những điều kiện sống tối thiểu. Trong khi đó, phân hóa giàu nghèo ở nước ra đang diễn ra gay gắt và là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Vì những lý do nêu trên mà chương trình xóa đói giảm nghèo được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Việc làm cho người lao động là một vấn đề xã hội mang tính cấp thiết, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thực tế đã chứng minh, nếu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm thường xuyên xảy ra sẽ làm lãng phí nguồn nhân lực và tác động xấu đến đời sống xã hội. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay được các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và mọi thành phần trong xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để trợ giúp người lao động, đặc biệt là lao động thuộc diện hộ nghèo, nhằm tạo việc làm phù hợp với nhu cầu và khả năng cho nhóm đối 12 tượng này. Bên cạnh đó, việc huy động các nguồn lực của Nhà nước, xã hội và người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương nhằm hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững cũng được quan tâm đặc biệt. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu là: “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo”. Đại hội lần này cũng nhấn mạnh các mục tiêu: "Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài” [2, tr 42]. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, hướng tới tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp như hiện nay, Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã đạt được những một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì nguy thất nghiệp của người lao động, nhất là người nghèo đang ngày càng trở thành sức ép không nhỏ trong nền kinh tế nước ta. Đặc biệt, trong quá trình tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, không thể thiếu việc quy hoạch lại thị trường lao động và cơ cấu việc làm cho người lao động. Quá trình này càng không thể không nhắc đến những người nghèo và vấn đề tạo việc làm cho những đối tượng nêu trên được đánh giá là nhu cầu cấp thiết trong mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội ở nước ta hiện nay. 13 Vấn đề tạo việc làm cho người lao động được coi như đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển đô thị và là chủ trương chung của thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng và phát triển thủ đô. Cán bộ chính sách cơ sở có vai trò quan trọng, là cầu nối để chính sách hỗ trợ việc làm đến trực tiếp với người nghèo. Nếu vai trò này được phát huy tốt và hiệu quả của công việc trợ giúp này đến được với người nghèo, sẽ góp phần to lớn trong cải thiện đời sống người nghèo, duy trì ổn định xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Quận Long Biên, thành phố Hà Nội là đơn vị hành chính mới được thành lập. Đây là quận được tách ra từ huyện Gia Lâm, người dân sống chủ yếu dựa vào buôn bán và sản xuất nông nghiệp. So với một số quận nội thành như Đống Đa, Hoàn Kiến, Ba Đình… thì Long Biên không phải là quận có tiềm lực kinh tế mạnh. Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ quận Long Biên khóa I (tháng 8/2010) thì tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 của quận là 1,16% và đến cuối năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,85%. Là một quận của thành phố Hà Nội, tỷ lệ hộ nghèo của Long Biên vẫn được đánh giá là tương đối cao. Trên thực tế, thu nhập của người nghèo là khá thấp và chưa đảm bảo những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Đa phần người lao động thuộc diện hộ nghèo tại quận đều chưa được đào tạo/tập huấn về những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, trong khi nhu cầu việc làm của nhóm đối tượng này là khá cao. Với vai trò là người trợ giúp đối tượng yếu thế trong xã hội (đối tượng dễ bị tổn thương - trợ giúp việc làm cho người nghèo), đội ngũ cán bộ chính sách có vai trò to lớn trong tìm kiếm, giới thiệu, xúc tiến việc làm và đào tạo, tăng cường kỹ năng nghề nghiệp cho những hộ nghèo tại địa phương. Vì vậy, đội ngũ cán bộ chính sách ở cơ sở ở đây đã, đang và sẽ làm gì để phát huy vai trò của mình trong việc trợ giúp người nghèo tìm kiếm việc làm để 14 đảm bảo cuộc sống của họ? Đây cũng là câu hỏi mà nghiên cứu này hướng đến trả lời. Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu của các cơ quan, nhà hoạch định chính sách, tổ chức, cá nhân… về hiệu quả của chính sách hỗ trợ việc làm cho người nghèo. Nhưng ở lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành công tác xã hội, số lượng đề tài nghiên cứu về chủ đề này vẫn ở mức hạn chế. Vai trò của cán bộ chính sách nói chung cũng như vấn đề việc làm cho người nghèo nói riêng đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học thuộc nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Năm 2011, luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Anh Tuấn với đề tài “Cho vay hỗ trợ người nghèo tại tỉnh Tiền Giang, thực trạng và giải pháp" nghiên cứu về vấn đề cho các hộ nghèo vay vốn để cải thiện cuộc sống. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: (i) Công tác hỗ trợ cho người nghèo vay vốn đã góp phần to lớn trong giải quyết việc làm cho người nghèo ở địa phương (ii) Người nghèo vay vốn thường tập trung đầu tư sản xuất, chăn nuôi, gắn với đặc thù nghề nghiệp của họ; (iii) Việc tổ chức cho người dân vay vốn vẫn còn thiếu tính hệ thống, chưa thực sự phát huy hiệu quả của vốn vay; (iv) giải pháp cải thiện vấn đề vốn vay thường tập trung vào mức vốn vay và cải thiện vấn đề lãi suất để tạo hấp dẫn hơn cho những đối tượng được vay vốn. Năm 2011, luận văn thạc sỹ kinh tế của Trần Ngọc Hoàng với đề tài “Giải pháp xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum". Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Kon Tum đã đạt được những thành tựu cơ bản trong xóa đói, giảm nghèo, đời sống người dân đã được cải thiện nhiều nhờ những chính sách hỗ trợ hộ nghèo trong những năm qua. Nguyên nhân nghèo của Kon Tum là do quy mô của hộ lớn, số người phụ thuộc ñông, hạn chế của người dân tộc thiểu số, bất bình đẳng giới tính và trình ñộ học vấn. Các giải pháp xóa đói, giảm 15 nghèo bao gồm: (i) Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả chương trình xóa, đói giảm nghèo; cải thiện đời sống của hộ nghèo nhằm thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào các dân tộc. Sắp xếp ổn định dân cư, tái định cư cho nhân dân ở vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất do lũ quét, ngập úng; các điểm dân di cư tự do gắn với Quy hoạch nông thôn mới. Năm 2011, luận văn thạc sỹ kinh tế của Lưu Thị Bích Ngọc với đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động là giải pháp quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Việc làm cho lao động nữ là những công việc mà pháp luật cho phép, mang lại thu nhập và giúp họ có khả năng độc lập về kinh tế trong cả công việc ở khu vực chính thức (xí nghiệp, nhà máy, trường học, bệnh viện…) và khu vực phi chính thức (chăm sóc trẻ, nội trợ, sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ). Cuối cùng, nghiên cứu khẳng định, trợ giúp việc làm cho lao động nữ đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Năm 2012, luận văn thạc sỹ kinh tế của Trần Trung Kiệt với đề tài “Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đói nghèo đang là vấn đề cấp bách mà các quốc gia trên thế giới quan tâm. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thường do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, bệnh tật. Việc triển khai cho vay tín dụng đối với các hộ nghèo, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như hộ nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn, hộ nghèo cho vay dàn trải, mức cho vay thấp, công tác hỗ trợ sau cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Những kiến nghị mà nghiên cứu đưa ra gồm: Nâng cao mức vay vốn cho người nghèo, mở rộng đối tượng vay vốn, mức lãi suất cho vay cần duy trì ở mức hợp lý nhằm đảm bảo kinh phí cho ngân hàng trong quá trình vận hành 16 và cho người dân vay vốn, phát huy vai trò của lãnh đạo chính quyền địa phương trong hoạt động vay vốn cho các hộ nghèo. Năm 2011, luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Hồng Nam với đề tài “Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum” Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số đang là vấn đề cấp bách ở nước ta nhằm tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững. Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Đồng bào dân tộc thiểu số thường có xuất phát điểm thấp, cách thức sản xuất còn mang tính chất tự phát, phần nhiều dựa vào sản phẩm tự nhiên. Phong tục tập quán và lối canh tác xưa cũ vẫn chi phối đến cách thức sản xuất của bà con. Công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số cần đối mới về nhận thức, giảm nghèo phải đảm bảo cơ sở vật chất, cần nâng cao dân trí, cải thiện trình độ học vấn cho bà con nhằm phát triển một cách toàn diện lực lượng sản xuất ở địa phương. Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số là công việc khó khăn, lâu dài, phải thực hiện trong thời gian dài. Công việc này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của chính bản thân người nghèo mà sự quan tâm, đầu tư giúp đỡ không ngừng nghỉ của cộng đồng xã hội, kết hợp với lồng nghèo các chương trình phát triển nhằm tạo ra hiệu quả to lớn trong việc giảm nghèo nhanh và bền vững cho bà con. Người dân cần nâng cao sự tự chủ trong đời sống và sản xuất cho bà con. Phát huy đại đoàn kết trong cộng đồng, giúp đỡ nhau trong quá trình xóa đói, giảm nghèo. Năm 2010, công trình dự thi của nhóm nghiên cứu khoa học sinh viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM với đề tài “Ngân hàng cho người nghèo, hướng đi cần thiết nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo tại Việt Nam” nghiên cứu về nhu cầu cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng của các hộ gia đình, nghiên cứu cơ cấu nghề nghiệp của người đi vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng đáp ứng vốn của tổ chức ngân hàng, thời 17 gian vay vốn, phương thưc trả nợ. Hiệu quả sử dụng vốn vay và những tác động đến đời sống của người được vay vốn. Đồng thời đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Ngoài các đề tài nghiên cứu về hiệu quả của các chính sách, nghiên cứu còn tham khảo những đề tài liên quan đến vai trò của cán bộ, nhằm làm cơ sở để phân tích, đánh giá vai trò của cán bộ chính sách trong hỗ trợ việc làm cho người nghèo. Các nghiên cứu cụ thể như sau: Nghiên cứu của Phùng Thị Sửu về "Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại UBND quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng" đã chỉ ra thực trạng năng lực cán bộ quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Nâng cao năng lực cán bộ công chức là điều kiện tiên quyết tạo ra cách thức làm việc hiệu quả tại địa bàn nghiên cứu, trình độ đội ngũ cán bộ công chức ngày càng được cải thiện, những cán bộ có thâm niên làm việc thì thường trình độ thấp và tầng lớp cán bộ trẻ lại có năng lực cao hơn. Nhiều cán bộ, sau thời gian làm việc đã nhiễm thói vô cảm và thiếu trách nhiệm với công việc họ đang đảm nhiệm. Nghiên cứu cũng chỉ ra, điều kiện kinh tế xã hội cũng có tác động đến năng lực cán bộ công chức tại quận. Cán bộ công chức đang làm việc đa phần trong độ tuổi từ 30 đến 50. Về năng lực của cán bộ, đa phần có trình độ đại học, tiếp đến là trung cấp và chỉ có tỷ lệ nhỏ cán bộ có trình dộ thạc sỹ. Năng lực ngoại ngữ của cán bộ cũng đủ để sử dụng theo yêu cầu công việc. Thực trạng về kỹ năng, thái độ của công chức: Việc chỉ đạo điều hành chủ yếu dựa vào kinh nghiệm làm việc chứ ít qua các lớp tập huấn, đào tạo, kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế, trong cuộc họp họ thường đọc và phát biểu báo cáo đã chuẩn bị sẵn, có ít trường hợp có khả năng diễn thuyết linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. 18 Kỹ năng nghiệp vụ hành chính, thường soạn văn bản theo những mẫu đã có sẵn, soạn văn bản chưa thành thạo. Về thái độ, cơ bản cán bộ có trách nhiệm với công việc của mình, nhưng không ít cán bộ thiếu tinh thần tự giác, giọng điệu quan quyền, hách dịch. Các nguyên nhân và nghiên cứu đã chỉ ra: Hệ thống văn bản quản lý cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập. Điều kiện làm việc hạn chế, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Công tác quy hoạch cán bộ còn bất cập, chênh lệch giữa trình độ và vị trí còn có nhiều vấn đề. Công tác tuyển dụng còn nhiều bất cập, bản thân người công chức cũng tự bằng lòng với trình độ mình đang có. Thời gian làm việc thực sự của công chức còn chưa đủ 8 tiếng. Công tác phát triển đổi ngũ cán bộ quản lý giáo dục: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ. Quan tầm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công tác kiểm tra, đánh giá được chú trọng thực hiện . Công tác khen thưởng hay chế độ dãi ngộ cũng được thực hiện, tuy nhiên, nguồn vốn còn nhiều hạn chế và chưa tạo thành phong trào sâu rộng trong quần chúng cán bộ. Nghiên cứu cũng chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ tại huyện Hiệp Hòa. Luận văn nghiên cứu "Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức Việt Nam và bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của các nước". Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, hầu hết cán bộ công chức có tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định, trung thành với tổ quốc, nhân dân. Đa số cán bộ công chức cần cù, chịu khó vươn lên trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, trình độ năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức về quản lý kinh, kinh tế thị trường, về pháp luật, ngoại ngữ, tin học và hành chính nên năng suất lao động còn thấp. Đội ngũ công chức ngày càng tăng về số lượng 19 nhưng vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, thiếu cán bộ quản lý giỏi và thừa cán bộ thiếu phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Tinh thần hợp tác và phong cách làm việc còn chậm đổi mới. Công tác quy hoạch cán bộ chưa có tầm nhìn xa, chủ yếu vẫn theo tình huống, thiếu cán bộ nòng cốt. Công tác đào tạo cán bộ còn nhiều điểm hạn chế và cần khắc phục, nội dung bồi dưỡng và đối tượng bồi dưỡng ở một số cơ qua đơn vị chưa hợp lý, thiếu sự đánh giá, kiểm tra sau mỗi khóa đào tạo. Trang thiết bị, cơ sở vật chất làm việc còn nhiều hạn chế, kìm hãm sự năng động của cán bộ công chức. Chế độ tiền lương cho cán bộ công chức còn thấp, chậm đổi mới, chưa đủ nuôi sống bản thân và mức sống trung bình trong xã hội, đặc biệt so với các khu vực làm việc khác. Những nghiên cứu nêu trên chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá vấn đề năng lực, chất lượng cán bộ công chức trong quá trình phát huy chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đề cập vấn đề hỗ trợ việc làm cho người nghèo nhằm hướng đến mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cho các vùng nông thôn, miền núi ở nước ta. Tất cả những nghiên cứu nêu trên đều chỉ rõ thực trạng nội dung được nghiên cứu và đề ra giải pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò của cán bộ công chức, cũng như hướng đến mục tiêu giảm nghèo cho người dân ở nước ta hiện nay. Những nghiên cứu nêu trên đã trang bị cơ sở lý luận quan trọng cho tác giả luận văn trong quá trình phân tích chức năng, nhiệm vụ của cán bộ chính sách, đánh giá tác dụng của những chính sách giảm nghèo được áp dụng và đề ra giải pháp nâng cao vai trò của cán bộ chính sách trong hỗ trợ việc làm cho người nghèo tại địa bàn nghiên cứu. Để làm rõ hơn vai trò của cán bộ chính sách cơ sở trong việc hỗ trợ việc làm cho người nghèo tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội, cùng những cơ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan