Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của asean trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015...

Tài liệu Vai trò của asean trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015

.PDF
182
39
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- Lê Lêna VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á TỪ SAU 1991 ĐẾN 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- Lê Lêna VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á TỪ SAU 1991 ĐẾN 2015 Chuyên ngành: Mã số: Quan hệ quốc tế 62 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ PGS.TS. Hoàng Khắc Nam GS. Vũ Dương Ninh HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Các kết luận của luận án chưa từng được cá nhân hoặc tổ chức nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Lêna MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4 5. Ý nghĩa của luận án................................................................................................. 7 6. Bố cục luận án ......................................................................................................... 8 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 9 1.1. Các công trình lý luận về vai trò trong quan hệ quốc tế ...................................... 9 1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong khu vực Đông Á ....... 19 1.2.1. Công trình của các tác giả nước ngoài .................................................... 19 1.2.2. Công trình của các tác giả trong nước .................................................... 25 1.3. Nhận xét, đánh giá ............................................................................................. 27 Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ ................................................................................................................ 31 2.1. Quan niệm về vai trò chủ thể trong các lý luận quan hệ quốc tế ....................... 31 2.1.1. Chủ nghĩa Hiện thực ................................................................................ 31 2.1.2. Chủ nghĩa Tự do ....................................................................................... 33 2.1.3. Chủ nghĩa Kiến tạo .................................................................................. 35 2.2. Các lý thuyết về vai trò ...................................................................................... 38 2.2.1. Lý thuyết Vai trò (Role theory) ................................................................. 38 2.2.2. Cách tiếp cận trên cơ sở Phân tích Mạng lưới Xã hội ............................. 42 2.3. Các cách thức thực thi vai trò của ASEAN dưới góc nhìn Phân tích Mạng lưới Xã hội ........................................................................................................................ 47 2.3.1. Mở rộng liên kết ....................................................................................... 48 2.3.2. Giữ khả năng điều phối ............................................................................ 49 2.3.3. Duy trì tính trung lập để đảm bảo khả năng kết nối .............................. 50 2.3.4. Tăng cường liên kết nội khối .................................................................... 52 2.3.5. Đảm bảo tính chính danh cho các hoạt động của Hiệp hội ..................... 52 2.4. Nhận xét ............................................................................................................. 53 2.4.1. Nhận xét chung ......................................................................................... 53 2.4.2. Khung phân tích về vai trò của ASEAN ................................................... 54 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 58 CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á TỪ SAU 1991 ĐẾN 2015 ......... 60 3.1. Giai đoạn thứ nhất (1991 - 1997): định hình vai trò .......................................... 63 3.1.1. Các yếu tố tác động tới vai trò của ASEAN ............................................. 63 3.1.2. Các hoạt động nhằm định hình vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á giai đoạn 1991-1997 ..................................................... 68 3.2. Giai đoạn thứ hai (1998-2007): củng cố vai trò................................................. 75 3.2.1. Các yếu tố tác động tới vai trò của ASEAN ............................................. 76 3.2.2. Các hoạt động nhằm củng cố vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị Đông Á giai đoạn 1998-2007 ..................................................................... 79 3.3. Giai đoạn thứ ba (2008-2015): đẩy mạnh vai trò trung tâm .............................. 97 3.3.1. Các yếu tố tác động tới vai trò của ASEAN ............................................. 97 3.3.2. Nỗ lực đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị Đông Á giai đoạn 2008-2015 ................................................................... 102 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 111 CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO VỀ VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ AN NINH CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á ................................................................................................................. 113 4.1. Đánh giá quá trình thực hiện vai trò an ninh của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á từ sau 1991 đến 2015................................................... 113 4.1.1. Đối với khu vực Đông Nam Á ................................................................ 115 4.1.2. Đối với khu vực Đông Á và các nước đối tác đối thoại có liên quan tới khu vực ............................................................................................................... 117 4.2. Dự báo về khả năng thực hiện vai trò của ASEAN đến 2025 ......................... 122 4.2.1. Các yếu tố tác động tới vai trò của ASEAN đến 2025 ........................... 122 4.2.2. Dự báo về vai trò của ASEAN đến năm 2025 ........................................ 136 4.3. Khuyến nghị đối với ASEAN nhằm duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các hợp tác an ninh - chính trị khu vực Đông Á đến 2025 ............................ 139 4.3.1. Khuyến nghị chung ................................................................................. 139 4.3.2. Khuyến nghị đối với Việt Nam ............................................................... 143 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 145 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Tiếng Việt Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ 1. CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương 2. CNHT Chủ nghĩa Hiện thực 3. CNKT Chủ nghĩa Kiến tạo 4. CNTD Chủ nghĩa Tự do 5. QHQT Quan hệ Quốc tế STT 2. Tiếng Anh STT Từ viết tắt Tên tiếng Anh đầy đủ Nghĩa tiếng Việt 1. AC ASEAN Community Cộng đồng ASEAN 2. ACFTA ASEAN-China Free Trade Hiệp định Khu vực Mậu dịch Area tự do ASEAN - Trung Quốc 3. ADB The Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á 4. ADMM ASEAN Defence Ministers Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Meeting ASEAN ASEAN Defence Ministers Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Meeting Plus ASEAN Mở rộng ASEAN Economic Cộng đồng Kinh tế ASEAN 5. 6. ADMM+ AEC Community 7. AFTA ASEAN Free Trade Area Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do đa phương của ASEAN 8. AMF ASEAN Maritime Forum Diễn đàn Hàng hải ASEAN 9. AMM Aceh Monitoring Mission Uỷ ban Thực thi Giám sát Aceh 10. APSC ASEAN Political -Security Cộng đồng Chính trị - An ninh Community ASEAN 11. APT ASEAN Plus Three (ASEAN+3) Hợp tác ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc 12. ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN 13. ASCC ASEAN Socio-Cultural Cộng đồng Văn hoá - Xã hội Community ASEAN 14. ASA Association of Southeast Asia Hiệp hội Đông Nam Á 15. ASEAN+1 ASEAN Plus One Hợp tác ASEAN và từng bên đối thoại 16. ASEAN+6 ASEAN Plus Six Hợp tác ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand 17. ASEAN ASEAN Post Ministerial Hội nghị Sau Hội nghị PMC Conference Bộ trưởng Ngoại giao 18. ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á - Âu 19. ASPAC Asian and Pacific Council Hội đồng Châu Á và Thái Bình Dương 20. CARAT Cooperation Afloat Chương trình Phối hợp Readiness and Training Huấn luyện và Sẵn sàng Chiến đấu trên Biển 21. 22. 23. 24. CICA CSIS COC DOC Conference on Interaction Hội nghị về Tương tác và Các and Confidence - Building biện pháp Xây dựng Lòng tin tại Measures in Asia Châu Á Center for Strategic and Trung tâm Nghiên cứu International Studies chiến lược quốc tế Code of Conduct for the Bộ quy tắc ứng xử của các bên South China Sea ở Biển Đông Declaration on the Conduct Tuyên bố về Ứng xử của of Parties in the South China các Bên ở Biển Đông Sea 25. EAMF Expanded ASEAN Maritime Diễn đàn Hàng hải ASEAN Forum mở rộng 26. EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á 27. EAEC East Asian Economic Caucus Nhóm kinh tế Đông Á 28. EASG East Asian Study Group Nhóm Nghiên cứu Đông Á 29. EAVG East Asian Vision Group Nhóm Tầm nhìn Đông Á 30. EPG Eminent Persons Group Nhóm người nổi tiếng 31. EU European Union Liên minh Châu Âu 32. FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do 33. GAM Free Aceh Movement Phong trào Giải phòng Aceh (Gerakin Aceh Merdeka) 34. HLTF High Level Task Force Nhóm Đặc trách Cao cấp 35. HTTF Haze Technical Task Force Nhóm Hoạt động Kỹ thuật về Khói bụi 36. 37. 38. 39. 40. IMT INTERFET MILF NAPCI NATO International Monitoring Lực lượng Giám sát quốc tế tại Team Mindanao Mindanao International Forces East Lực lượng Quốc tế cho Timor Đông Timor Moro Islamic Liberation Mặt trận giải phóng Hồi giáo Front Moro Northeast Asia Peace and Sáng kiến Hoà bình và Hợp tác Cooperation Initiative Đông Bắc Á North Atlantic Treaty Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Organization 41. RIMPAC Rim of Pacific Chương trình diễn tập chống lại chủ nghĩa khủng bố trên biển 42. SAARC South Asian Association for Hiệp hội Nam Á vì Sự Hợp tác Regional Cooperation Khu vực 43. SARS Severe acute respiratory Hội chứng hô hấp cấp tính nặng syndrome 44. SCO Shanghai Cooperation Tổ chức Hợp tác Thượng Hải Organization 45. 46. SEACAT SEATO Southeast Asia Cooperation Hợp tác chống khủng bố ở Against Terrorism Đông Nam Á Southeast Asia Treaty Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á Organization 47. SNA Social Network Analysis Phân tích Mạng lưới Xã hội 48. SPT Six Party Talks Toạ đàm Sáu bên 49. TAC Treaty of Amity and Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Cooperation ở Đông Nam Á United States Dollar Đồng đô la Mỹ 50. USD MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thành lập vào năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đƣợc biết tới nhƣ một cơ chế hợp tác khu vực tƣơng đối thành công và có ảnh hƣởng nhất định trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. ASEAN đƣợc ghi nhận với những thành quả trong việc duy trì ổn định khu vực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nhất là quá trình thể chế hoá hợp tác khu vực. Đặc biệt, từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hiệp hội dần đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nên kiến trúc an ninh khu vực Đông Á. Năm 1994, ASEAN lập ra Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), một cơ chế đa phƣơng cho phép các quốc gia lớn, nhỏ trong khu vực cùng nhau thảo luận, tìm kiếm và thực hiện các giải pháp xây dựng lòng tin. Sau ARF, Hiệp hội tiếp tục cùng các đối tác xây dựng nên một loạt các cơ chế khác nhƣ Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) (2005), Hội nghị Bộ trƣởng Quốc phòng các nƣớc ASEAN mở rộng (ADMM+) (2010), Diễn đàn An ninh Biển mở rộng (EAMF) (2012). Dù chỉ với mƣời nƣớc thành viên vừa và nhỏ trong khu vực Đông Nam Á và chịu nhiều tác động của các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, và Ấn Độ, ASEAN đã dần khẳng định đƣợc vai trò của mình trong hợp tác an ninh chính trị khu vực. Cũng từ sau Chiến tranh Lạnh, trong các nghiên cứu QHQT và phát biểu của giới chính khách trên thế giới, vai trò của Hiệp hội bắt đầu đƣợc quan tâm và đề cập tới. ASEAN xuất hiện với một loạt thuật ngữ nhƣ vị trí "lãnh đạo" (leader), “trung tâm” (centrality), “ngƣời cầm lái” (driver), "ngƣời quản lý" (manager), thậm chí là nhóm "thay đổi giá trị" (norm entrepreneur, norm brewery), hay là “ngƣời đối thoại” (interlocutor). Các nghiên cứu đƣa ra nhiều lập luận từ nghi ngờ cho tới ủng hộ và phần nào lý giải cho các vai trò này của ASEAN. Nhƣng phần lớn các bài viết này không cung cấp một cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh nào giúp hiểu rõ đặc điểm vai trò của Hiệp hội, cơ sở hình thành nên vai trò này, và sự thay đổi theo thời gian của vai trò ấy trong bối cảnh một Đông Á đầy biến động. Không chỉ các học giả nghiên cứu về ASEAN, bản thân Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á cũng không hề có 1 một văn bản chính thức nào luận giải một cách rõ ràng về vai trò mà Hiệp hội này muốn hƣớng tới ngoài việc sử dụng những từ, cụm từ nhƣ “ngƣời cầm lái”, “trung tâm” hay “lãnh đạo”. Chính sự không rõ ràng về mặt thuật ngữ, thiếu tính hệ thống và toàn diện trong việc xem xét vai trò của ASEAN trong các hợp tác an ninh chính trị khu vực Đông Á kể từ sau Chiến tranh Lạnh cũng nhƣ sự biến đổi trong vai trò của ASEAN trên thực tế khiến chủ đề nghiên cứu về vai trò của ASEAN luôn đƣợc quan tâm. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, tới thời điểm này đã có một số những công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN nhƣng chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vai trò cụ thể của thể chế này trong các hợp tác an ninh khu vực Đông Á. Các nghiên cứu chủ yếu xem xét về vai trò của ASEAN trong các hợp tác nói chung trong khu vực. Công trình đề cập tới ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị thì còn nhiều ý kiến khác nhau. Trong khi đó, ASEAN có một ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực an ninh - chính trị. ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất của Đông Nam Á, là cơ chế giúp duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. ASEAN đồng thời là kênh hợp tác quốc tế cả trong và ngoài khu vực, góp phần đem lại thêm nhiều sự ủng hộ quốc tế đối với an ninh của Việt Nam. Về định hƣớng tham gia trong ASEAN, Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: Việt Nam “…chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” (Ban tuyên giáo Trung Ƣơng, 2011). Với định hƣớng này, việc tham gia trong ASEAN trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực Đông Á tăng lên, QHQT của khu vực ngày một phức tạp, vai trò của ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị ngày càng trở nên thiết yếu đối với Đông Nam Á và Việt Nam. Vì thế, một nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của ASEAN cùng cơ sở hình thành và những yếu tố tác động tới vai trò đó là cần thiết và có tính cấp thiết. Việc nghiên cứu này giúp nhận biết vị trí và khả năng của tổ chức này đối với an ninhchính trị khu vực Đông Á cũng nhƣ Việt Nam. 2 Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á từ sau 1991 đến 2015” là đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án phân tích và làm rõ vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị khu vực Đông Á từ sau năm 1991 đến 2015. Trên cơ sở đó, đƣa ra dự báo về vai trò của Hiệp hội đến năm 2025 và các khuyến nghị cho ASEAN cũng nhƣ Việt Nam nhằm duy trì vai trò của Hiệp hội trong các hợp tác an ninh - chính trị khu vực Đông Á. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và các quan điểm lý thuyết về cơ sở hình thành, đặc điểm, và sự thể hiện của vai trò của một chủ thể QHQT trong hợp tác an ninh chính trị. Thứ hai, tìm ra khung lý thuyết phù hợp với việc nghiên cứu về vai trò của riêng trƣờng hợp ASEAN. Thứ ba, phân tích sự thay đổi của vai trò này qua thời gian, trong sự thay đổi của bối cảnh trong nƣớc, khu vực và thế giới. Thứ tƣ, đánh giá mức độ vai trò của ASEAN và xác định những thuận lợi và khó khăn đối với vai trò này. Thứ năm, phân tích và dự báo về vai trò của ASEAN tới năm 2025. Trên cơ sở đó, đƣa ra khuyến nghị cho ASEAN và Việt Nam trong việc duy trì vai trò của tổ chức này đối với hợp tác an ninh-chính trị Đông Á. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh-chính trị Đông Á. 3.2. Phạm vi của đề tài Phạm vi không gian: Khu vực Đông Á. Trong đó, “Khu vực Đông Á” đƣợc hiểu trong Luận án bao gồm Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Tuy nhiên, khi phân 3 tích các nhân tố tác động tới ASEAN và hợp tác an ninh - chính trị ở khu vực Đông Á, luận án có mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số nƣớc liên quan nhƣ Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nga,... Phạm vi thời gian: Từ sau năm 1991 đến năm 2015. Trong đó, mốc sau 1991 đƣợc lấy làm mốc mở đầu căn cứ vào thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh khi toàn bộ QHQT thế giới, trong đó có ASEAN và Đông Á đều thay đổi mạnh mẽ. Mốc 2015 đƣợc lấy làm thời điểm kết thúc luận án là khi ASEAN bƣớc vào thời kỳ phát triển mới với việc ra đời Cộng đồng ASEAN. Phạm vi nội dung: Tập trung vào ASEAN với tƣ cách là một chủ thể quan hệ quốc tế cùng các thể chế do ASEAN xây dựng. Phạm vi lĩnh vực: Luận án tập trung vào các hoạt động của ASEAN trong lĩnh vực hợp tác an ninh - chính trị. Trong đó, hợp tác an ninh ở đây tập trung vào các quan hệ an ninh truyền thống. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Lý thuyết Phân tích Mạng lƣới Xã hội (Social Network Analysis - SNA) đƣợc tác giả luận án lựa chọn là cơ sở lý luận chính. Dựa trên các luận giải về vai trò của một chủ thể trong một mạng lƣới của SNA, luận án phân tích và làm rõ vai trò của ASEAN, cơ sở hình thành nên vai trò này cũng nhƣ đặc điểm của nó. Đồng thời, SNA đƣợc sử dụng để luận án đánh giá đƣợc cách thức trong việc nâng cao vai trò của Hiệp hội và đƣa ra các khuyến nghị giúp Hiệp hội duy trì đƣợc vai trò này. Tuy nhiên, SNA không phải là lý thuyết duy nhất đƣợc áp dụng trong luận án. Dù chọn SNA là khung phân tích chính, luận án đan xen sử dụng một số những luận điểm chính của các lý thuyết QHQT phổ biến nhƣ Chủ nghĩa Hiện thực (CNHT), Chủ nghĩa Tự do (CNTD), Chủ nghĩa Kiến tạo (CNKT) và một lý thuyết gần đây bắt đầu đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu chính sách là Lý thuyết Vai trò (Role theory). Các lý thuyết này một mặt hỗ trợ SNA trong việc làm sâu sắc hơn các cơ sở và đặc điểm trong vai trò của ASEAN, mặt khác đƣa ra những gợi ý để từ đó Luận án xây dựng các định hƣớng chính sách cho ASEAN và Việt Nam. 4 4.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Các cách tiếp cận chính: Cách tiếp cận các cấp độ phân tích trong QHQT nhằm tìm hiểu các nhân tố, điều kiện tác động tới sự hình thành và thay đổi vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á trong phạm vi thời gian nghiên cứu. Cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Để tìm hiểu về vai trò của Hiệp hội trong sự tác động qua lại tới hệ thống quốc tế khu vực cũng nhƣ cấu trúc của hệ thống đó. Cách tiếp cận này còn giúp làm rõ bối cảnh và tình hình hợp tác an ninh - chính trị khu vực Đông Á. Cách tiếp cận lịch sử: để giúp xem xét sự biến đổi vai trò ASEAN qua các giai đoạn khác nhau từ sau 1991 đến 2015. Cách tiếp cận Mác - Lênin: Luận án đƣợc xây dựng dựa trên cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách tiếp cận Phân tích Mạng lƣới Xã hội (Social Network Analysis - SNA): Đây là cách tiếp cận quan trọng của Luận án. SNA góp phần tìm ra nguồn lực tạo nên vai trò của ASEAN, làm rõ cách thức nâng cao vai trò của ASEAN và bổ sung cho các lý thuyết Quan hệ Quốc tế (QHQT) khác trong việc đánh giá vai trò của Hiệp hội. Là một công trình nghiên cứu QHQT, Luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu chung trong khoa học xã hội cũng nhƣ các phƣơng pháp riêng trong ngành QHQT. Phương pháp phổ biến trong Khoa học Xã hội Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Luận án phân tích đặc điểm an ninh chính trị của khu vực, và trong các quốc gia, từ đó tổng hợp để hình thành nên đặc điểm đặc trƣng của các yếu tố nội khối và ngoại khối tác động lên ASEAN trong từng giai đoạn. Phƣơng pháp này cũng hỗ trợ tác giả luận án trong việc tìm kiếm sự thay đổi về vai trò của Hiệp hội qua thời gian. Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp này ngoài việc đƣợc sử dụng để tìm kiếm sự khác biệt khi áp dụng các lý thuyết khác nhau tiếp cận tới đối tƣợng nghiên cứu là “vai trò của ASEAN” còn giúp Luận án nhận ra các yếu tố chính tác động tới vai trò của Hiệp hội qua các giai đoạn. Đồng thời, phƣơng pháp so sánh 5 cũng giúp tác giả hiểu đƣợc mức độ cần thiết của ASEAN trong chính sách đối ngoại các quốc gia khu vực, góp phần đƣa ra đánh giá và dự báo về vai trò của Hiệp hội. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực hiện Luận án, tác giả đã tiến hành phỏng vấn (trực tiếp và bút vấn) các chuyên gia QHQT trong nƣớc và quốc tế để làm rõ một số các khái niệm còn tranh cãi khi đề cập tới ASEAN. Đồng thời, trong quá trình tiến hành phỏng vấn này, tác giả Luận án cũng tìm hiểu quan điểm các học giả về tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của các quốc gia Đông Á. Phƣơng pháp dự báo: Phƣơng pháp dự báo cung cấp các kịch bản cho vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á tới năm 2025. Dựa vào các kịch bản này, luận án đƣa ra các khuyến nghị phù hợp cho ASEAN trong việc duy trì vai trò trung tâm kết nối của Hiệp hội trong các hợp tác an ninh - chính trị khu vực. Phương pháp cụ thể trong nghiên cứu QHQT: Phƣơng pháp lịch sử: Luận án kết hợp phƣơng pháp lịch đại, đồng đại và phân kỳ để xem xét, thể hiện một cách có logic tiến trình liên tục và sự thay đổi về vai trò của ASEAN qua thời gian cũng nhƣ các yếu tố tác động tới vai trò này trong từng giai đoạn cụ thể. Phƣơng pháp phân tích nội dung: Phƣơng pháp phân tích nội dung định lƣợng (xem xét tần số xuất hiện của đơn vị từ, cụm từ) và định tính (phân tích nội hàm khái niệm) đƣợc áp dụng một cách có hiệu quả. Phƣơng pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm các khái niệm và cách hiểu về vai trò của ASEAN đƣợc thể hiện trong các nghiên cứu đi trƣớc, phát biểu của chính khách, nhà nghiên cứu, và trong các văn bản chính thức của ASEAN. Phƣơng pháp S.W.O.T.: phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu để góp phần cùng phƣơng pháp dự báo đƣa ra triển vọng vai trò của ASEAN đến 2025. Phƣơng pháp này cũng là một cơ sở để xây dựng khuyến nghị chính sách cho ASEAN và Việt Nam nhằm hạn chế những bất lợi và phát huy những lợi thế của ASEAN nhằm duy trì vị trí của Hiệp hội trong bối cảnh biến đổi của tình hình an ninh - chính trị khu vực. 6 Phƣơng pháp sơ đồ hoá: Tác giả luận án xây dựng 02 sơ đồ về vị trí của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực1 và mối liên hệ giữa các biến trong nghiên cứu Lý thuyết Vai trò. 5. Ý nghĩa của luận án 5.1. Về khoa học Luận án tổng hợp các quan niệm về vai trò của chủ thể QHQT từ các lý thuyết QHQT khác nhau, cách tiếp cận khác nhau. Qua đó, luận án đóng góp cho việc nghiên cứu lý luận về vai trò của chủ thể trong QHQT. Bên cạnh đó, công trình góp phần đƣa ra cách tiếp cận mới có tính bổ sung để đánh giá vai trò chủ thể QHQT - đó là Phƣơng pháp Phân tích Mạng lƣới Xã hội (Social Network Analysis - SNA). Ngoài ra, luận án đóng góp thêm lý luận về tính chính danh nhƣ một yếu tố giúp làm nên vai trò của một chủ thể QHQT. Luận án tổng hợp và đánh giá sự chuyển biến về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á trong suốt giai đoạn từ sau 1991 đến 2015. Đây cũng là đóng góp của luận án vào việc nghiên cứu QHQT ở Đông Á và Đông Nam Á trong thời hiện đại. 5.2. Về thực tiễn Luận án là công trình tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về lý luận vai trò của chủ thể QHQT nói chung, vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á nói riêng và việc áp dụng lý thuyết Phân tích Mạng lƣới Xã hội trong nghiên cứu QHQT. Công trình này cũng có giá trị trong việc đƣa ra các khuyến nghị mới cho ASEAN và Việt Nam trong việc duy trì vai trò của Hiệp hội trong bối cảnh Đông Á có nhiều biến đổi. Khái niệm “Cấu trúc an ninh khu vực” đƣợc hiểu trong luận án là các cơ chế an ninh - chính trị đƣợc xây dựng nhằm góp phần điều chỉnh quan hệ quốc tế trong khu vực. 1 7 6. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn và phần phụ lục, luận án gồm 04 chƣơng. Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tổng quan tình hình nghiên cứu của Luận án bao gồm hai phần (1) Các công trình lý luận về vai trò của chủ thể QHQT; và (2) Các công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN. Chƣơng 2: CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ Chƣơng 2 của Luận án xem xét cơ sở lý luận về vai trò của chủ thể QHQT đƣợc tiến hành dựa trên một số các lý thuyết QHQT phổ biến nhƣ CNHT, CNTD, và CNKT. Bên cạnh đó, một số các lý thuyết có bàn về vai trò của chủ thể trong QHQT nhƣ Lý thuyết về Vai trò, Lý thuyết Phân tích Mạng lƣới Xã hội (SNA) cũng đƣợc phân tích nhằm tìm ra khung lý thuyết phù hợp nhất để hiểu về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị khu vực Đông Á từ sau 1991 đến 2015. Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á TỪ SAU 1991 ĐẾN 2015 Áp dụng khuôn khổ lý thuyết SNA, chƣơng ba của luận án chỉ ra cơ sở hình thành nên vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Đồng thời, dựa trên cách tiếp cận SNA, Luận án làm rõ sự thay đổi của vai trò này cũng nhƣ các cách thức Hiệp hội áp dụng nhằm duy trì đƣợc vai trò này qua từng giai đoạn. Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO VỀ VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ AN NINH CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC AN NINH-CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á Dựa trên khung lý thuyết xác định từ Chƣơng 2 Luận án, Chƣơng 4 của Luận án đánh giá về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á từ sau 1991 đến 2015. Đồng thời, thông qua việc xác định các yếu tố có tác động tới vai trò của Hiệp hội, Luận án phân tích các kịch bản có thể xảy ra đối với vai trò của ASEAN đến năm 2025. Trên cơ sở đó, luận án đƣa ra các khuyến nghị đối với ASEAN và Việt Nam nhằm duy trì vai trò này trong hợp tác an ninh - chính trị của Đông Á trong thời gian tới. 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tổng quan tình hình nghiên cứu của Luận án bao gồm hai phần (1) Các công trình lý luận về vai trò của chủ thể QHQT; và (2) Các công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN. Trong đó, đối với tình hình nghiên cứu lý luận về vai trò của chủ thể QHQT, luận án tập trung vào các công trình liên quan đến vai trò chịu ảnh hƣởng của các lý thuyết QHQT phổ biến (Chủ nghĩa Hiện Thực, Chủ nghĩa Tự do, Chủ nghĩa Kiến tạo) và một vài lý thuyết trong lĩnh vực khác có đề cập cụ thể tới vai trò trong quan hệ xã hội nhƣ Lý thuyết Vai trò (Role theory), lý thuyết về vai trò trung tâm trong Phƣơng pháp phân tích mạng lƣới xã hội (Social Network Analysis SNA). Phần nội dung này không có các công trình nghiên cứu trong nƣớc. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả luận án, chƣa có một nghiên cứu trực tiếp nào về lý thuyết vai trò trong QHQT. Đối với tình hình nghiên cứu về vai trò của ASEAN, các công trình đƣợc chia theo nhóm mức độ đánh giá vai trò của ASEAN cao hay thấp của các tác giả nƣớc ngoài và trong nƣớc. 1.1. Các công trình lý luận về vai trò trong quan hệ quốc tế “Vai trò” (role) là một khái niệm có nguồn gốc trong các nghiên cứu xã hội học và tâm lý học. Nghiên cứu về “vai trò” bắt đầu đƣợc quan tâm từ những năm 1930 với các công trình của tác giả Charles Horton Cooley (1922) với tựa đề “Human Nature and the Social Order” (Bản chất Con ngƣời và Trật tự xã hội), Linton (1936) với “The study of Man: An Introduction” (Nghiên cứu về con ngƣời: Giới thiệu chung), và Mead (1934) cùng “Mind, self and society” (Nhận thức, bản thân và xã hội). Các công trình đã xem xét thƣớc đo vai trò của một chủ thể thông qua quan điểm xã hội với “nhận thức”, “quyền” và “nghĩa vụ” liên quan. Trong các nghiên cứu này, Ralph Linton (1936) với định nghĩa về “vai trò” trong chƣơng sách có tựa đề “Status and role” (Vị thế và vai trò) đƣợc coi là xuất phát điểm cho tất cả các nghiên cứu tiếp theo của xã hội học về chủ đề này2.Theo sau Linton, một loạt các nghiên cứu khác bàn về “quyền” và “nghĩa vụ” của một cá 2 Theo Linton, vai trò đƣợc định nghĩa là một khía cạnh năng động của địa vị, là động lực cho địa vị và công cụ để biến địa vị thành hành động. Cũng theo định nghĩa này, địa vị đƣợc coi là vị trí của chủ thể trong xã hội và vai trò là tập hợp quyền và nghĩa vụ của chủ thể nắm giữ vị trí đó (Linton, 1936) 9 nhân với vai trò xác định nhƣ Newcomb (1950) với bài viết có tựa đề “Role behaviors in the study of individual personality and of groups” (Các cách cƣ xử của vai trò trong nghiên cứu về tính cách cá nhân và tính cách nhóm). Tuy nhiên, tới những năm 1960, có một sự chuyển hƣớng trong nghiên cứu về “vai trò” khi các học giả thay việc tập trung vào quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, bằng việc quan tâm tới vai trò chủ thể trong sự tƣơng tác với cấu trúc xã hội.3 Sự thay đổi này phần nào khiến khái niệm “vai trò” trở nên gần gũi hơn với nghiên cứu QHQT. Khái niệm này chính thức bắt đầu đƣợc bàn tới trong nghiên cứu của học giả K.J. Holsti (1970) với tựa đề “National Role Conceptions in the Study of Foreign Policy” (Các quan niệm về vai trò quốc gia trong Nghiên cứu chính sách Đối ngoại). Tuy vậy, cho đến nay, việc nghiên cứu vai trò trong QHQT vẫn chủ yếu nằm trong các lý thuyết QHQT nhƣ Lý thuyết Hiện thực, Tự do, Kiến tạo. Các bài nghiên cứu dựa trên các lý thuyết này không đƣa ra một hệ thống khái niệm về vai trò, khuôn khổ hay tiêu chí đánh giá về vai trò cũng nhƣ yếu tố cấu thành nên vai trò của một chủ thể nói chung. Vai trò của các chủ thể thƣờng đƣợc xem xét, phân tích và đánh giá xen kẽ trong các nghiên cứu về các vấn đề QHQT. Do không đồng nhất trong đối tƣợng, trọng tâm nghiên cứu, cách nhìn nhận QHQT, các lý thuyết này khác nhau ở đối tƣợng, đánh giá vai trò cũng nhƣ nhận thức về vai trò và mức độ thành công, thất bại của một chủ thể trong QHQT. Những điều này đƣợc thể hiện ở các công trình chịu ảnh hƣởng của các lý thuyết khác nhau nhƣ sau:  Các công trình liên quan đến vai trò chủ thể quan hệ quốc tế chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hiện thực Với Chủ nghĩa Hiện thực các tác giả thƣờng đồng nhất các khái niệm nhƣ vai trò, vị thế và quyền lực. Lý luận về vai trò trong QHQT tế dƣới góc độ phân tích của CNHT thƣờng tập trung vào chủ thể là các quốc gia, đặc biệt là các cƣờng quốc. Dựa trên các lý luận của CNHT, có thể nhận thấy yếu tố căn bản để tạo nên vai trò là quyền lực (CNHT Cổ điển) và/hoặc hệ thống quốc tế, cụ thể là vị trí 3 Theo Turner (2002) “vai trò” là khái niệm “thể hiện các giá trị (values) và khả năng một cá nhân có thể thực hiện hoặc đem tới trong các tương tác với các chủ thể khác”. 10 trong cấu trúc phân bố quyền lực (CNHT Mới). Hans Morgenthau (1947, 1948) trong hai cuốn sách nổi tiếng của mình là “Scientific Man versus Power Politics” (Con ngƣời khoa học đối lại Chính trị học Quyền lực) và “Politics Among Nations: Struggle for Power and Peace” (Nền chính trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh vì quyền lực và hòa bình) đã bàn tới vai trò và sự phát triển của các cƣờng quốc qua lăng kính của quyền lực. Tác giả này đồng thời phân chia vai trò của các quốc gia trong QHQT thành vai trò duy trì quyền lực (keep power) với chính sách duy trì hiện trạng (status quo), vai trò gia tăng quyền lực (increase power) với chính sách dựa trên nền tảng là chủ nghĩa đế quốc, và thể hiện quyền lực (demonstrate power) cùng chính sách tạo nên uy tín (policy of prestige). Ngoài Hans Mogenthau, không ít các nghiên cứu dựa trên CNHT có đề cập tới vai trò trong QHQT. Một số các công trình từ các học giả CNHT Mới theo thuyết Cân bằng Quyền lực (Balance of power theory) nhƣ các tác giả Stuart J. Kaufman, Richard Little và William C. Wohlforth (2007) với cuốn sách “The Balance of Power in World History” (Cân bằng quyền lực trong Lịch sử thế giới), Richard Little (2007) với “The balance of power in international relations: Metaphors, myths and models” (Cân bằng quyền lực trong QHQT: Phép ẩn dụ, những câu chuyện tƣởng tƣợng, và các mô hình), Cameron G. Thies (2014) cùng tác phẩm “The United States, Israel, and the Search for International Order Socializing States” (Mỹ, Israel và việc tìm kiếm các quốc gia đƣợc xã hội hoá theo trật tự quốc tế) và T.V. Paul, James J. Wirtz, Michel Fortmann với “Balance of power: theory and practice in the 21st century” (Cân bằng quyền lực: lý thuyết và thực tế trong thế kỷ 21). Các nghiên cứu này phân tích vai trò của chủ thể QHQT qua một số vai trò nhƣ vai trò cân bằng (balancer), gây hấn (aggressor), và bảo vệ (defender). Trong khi đó, một số khác các học giả Hiện thực khác thì luận bàn về vai trò bá quyền (hegemon), siêu cƣờng (superpower) hay lãnh đạo (leader) của các chủ thể QHQT với một số nghiên cứu nổi bật nhƣ: Robert Gilpin (1975) trong tác phẩm “US power and the multinational corporation: the political economy of foreign direct investment” (Quyền lực Mỹ và tập đoàn đa quốc gia: kinh tế chính trị thông qua đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài), John Mearsheimer (2001) với “The Tragedy 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan