Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Mỹ thuật vài nét về kiến trúc Pháp...

Tài liệu vài nét về kiến trúc Pháp

.DOC
23
425
100

Mô tả:

NỘI DUNG 1.VÀI NÉT VỀ KIẾN TRÚC PHÁP 1.1. Kiến trúc Pháp qua các thời kỳ Thời kỳ La Mã đô hộ (thế kỷ I trước Công Nguyên – thế kỷ V sau Công Nguyên), nghệ thuật La Mã đã để lại ở xứ Gaule (Gô-lơ) nhiều công trình kiến trúc công cộng, nhất là ở miền Nam: đấu trường, rạp hát ngoài trời, đền đài, cổng, khải hoàn môn, cổng dẫn nước, mộ xây… Đến thế kỷ XI và XII, tinh thần Thiên Chúa giáo đã phát triển cùng với sự ra đời của nhiều dòng tu và những cuộc Thập tự chinh. Từ đó, nghệ thuật kiến trúc tôn giáo đã đẻ ra hai phong cách trong xã hội phong kiến Trung cổ Châu Âu phong cách rô-măng (Style roman) và phong cách gô-tích (Style gothique). Thế kỷ XVI là thế kỷ Phục Hưng nghệ thuật cổ Hy Lạp qua con đường Ý. Do chiến tranh liên miên với Anh, những vua Pháp phải bỏ Paris và lui xuống phía Nam sông Loire (Loa-rơ). Trong 100 năm, các vương triều xây dựng một loạt lâu đài mỗi ngày một nguy nga hơn và gần Paris hơn. Trào lưu kiến trúc Phục Hưng được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gotic và phục hưng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục công trình rõ ràng, khúc triết, dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển, dựa trên nguyên tắc “Cổ điển” là “Chuẩn mực”, nó tái hiện một cách khoa học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại. Khác với kiến trúc Gotic coi trọng kết cấu, kiến trúc Phục Hưng thời kỳ này chỉ chú ý đến tổ hợp công trình, như Dục Anh Viện và lâu đài Medici chẳng hạn. Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng: Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt. Cuối thời kỳ Phục Hưng, chống lại tinh thần khắc khổ của Cải cách tôn giáo, nghệ thuật Ba-rốc xuất hiện. Nó chủ trương một phong cách phóng túng, để mặc tình cảm chi phối sáng tạo: tìm cái đồ sộ, cái động, đường cong, xoáy ốc hơn là đường thẳng, thích trang trí dồi dào. Thế kỷ XVII và XVIII kiến trúc của Pháp vẫn tiếp tục phát triển theo khuynh hướng nghệ thuật Phục Hưng. Chủ nghĩa cổ điển chú trọng phục hồi tinh thần và hình thức cổ Hy Lạp - La Mã, đề cao lý tính, đòi hỏi hài hoà, trong sáng. Nghệ thuật cổ điển thịnh hành vào thời kỳ quân chủ chuyên chế, nó tìm cái uy nghi, đường bệ, sự cân đối, đối xứng, đường thẳng. Tiêu biểu là lâu đài Versailles (Vec-xai-ơ) do vua Louis XIV xây và thế kỷ XVII. Trong 50 năm, một đội ngũ kiến trúc, nghệ sĩ, kiến trúc sư và 35.000 công nhân đã hoàn thành một cung điện ở vị trí trung tâm một thành phố và một khu vườn thành hình ngôi sao, cung điện chứa 1.000 quan lại và 4.000 người hầu, là nơi thờ phụng “Đức vua Mặt trời”. Hành lang các gương là nơi thiết đại triều. Khu vườn mênh mông do Le Notre (Lơ Nôt-trơ) vẽ kiểu thật điển hình cho “vườn kiểu Pháp”: hai bên một trục trung tâm (sông đào, thảm cây xanh, cỏ) là những đường đi thẳng tắp, những bồn cây, tượng, luống hoa, vòi nước, bậc thang…bố trí hài hoà, đối xứng. Sang thế kỷ XVIII, cái trịnh trọng, nguy nga của đường thẳng bớt dần. Phong cách thời vua Louis XV đề cao đường cong, uốn lượn, vận động, trở lại Ba-rốc. Phong cách thời vua Louis XVI cố gắng hoà giải cái duyên dáng với đường thẳng và được đối xứng cổ điển. Thời kỳ cách mạng 1978 ít xây dựng. Đế chế I của Napoléon I muốn xây dựng một Paris đồ sộ, người ta theo những mẫu của thời cổ La Mã: Khải Hoàn Môn – hệ thống cột. Tiêu biểu ở Paris có: Khải Hoàn Môn Ngôi sao (trung tâm là cửa vào của 12 đại lộ, lưu danh quân đội Hoàng đế, có ghi tên 600 tướng lên tường, có mộ người lính vô danh). Khải Hoàn Môn nhỏ hơn Carrousel (Ca-ru-den), đền Pathéon (Păng-tê-ông) có một số danh nhân, nhà thờ Madelêin (Ma-đơ-le-nơ), công giáo mà lại có dáng dấp đền cổ Hy Lạp với nhiều cột. Sau khi Đế chế I sụp đổ, trường phái lãng mạn đề cao lại phong cách gô-tích thời Trung cổ. Dưới thời Đế chế II, Haussmann (Ôxman), tỉnh trưởng, hiện đại hoá Paris, phá những phố cổ, xây những đại lộ để dễ hành quân khi có biến, làm lại hệ thống nước và cống ngầm. Sang thế kỷ XX, ba chục năm đầu, sự kết hợp nghệ thuật và kỹ thuật công nghiệp, sự công tác chặt chẽ giữa kiến trúc sư (có khi một kỹ sư làm luôn nhiệm vụ kiến trúc sư) được thực hiện do sử dụng hai nguyên liệu mới: sắt và bê tông cốt sắt, từ đó đã xuất hiện “phong cách hiện đại” (Modern style). Sắt làm cho không còn tường, sử dụng xà bằng sắt. Trường phái Mỹ Chicago đi tiên phong. Cuộc triển lãm 1889 ở Paris đưa ra một tổng thể kiến trúc sắt, đặc biệt với Tháp Effeil. Sắt đoạn tuyệt với kiến trúc chiết trung thế kỷ XIX, đi vào những đường cong mềm mại và hoa lá. Nhưng bê tông, cốt sắt chặn sự phát triển của đường cong và hoa lá, đề cao cái đẹp trần trụi của đường nét lý tính, sự giản dị, khối hộp vuông sẽ là ý tưởng xây dựng cho đến Đại chiến II. Bê tông dùng làm xà, sàn nhà, lanh-tô, bờ cửa sổ. Hai anh em Perret (Pe-rê) là bậc thầy kiến trúc bê tông. Sau Đại chiến II (chống lại sự phát triển đô thị “vô chính phủ”), “Phong cách quốc tế”, “Phong cách hiện đại” của Le Corbusier (Lơ Coocbuy-đi-ê) (1887 – 1963), rất thịnh hành. Ông đề cao tính chức năng, thống nhất mỹ học, hình thức và chức năng. Ông cho rằng có thể tạo ra một trật tự xã hội và con người mới bằng cách tạo ra một môi trường tổng thể thoả mãn được nhu cầu về ánh sáng, trật tự, vui chơi. Xây dựng công nghiệp hoá kèm theo những yếu tố ánh nắng, cây cỏ. Ông tạo ra một “đơn vị ở” tại Marseille (Mac-xây-ơ) có đủ tiện nghi, các cửa hàng riêng, bãi thể thao trên mái nhà, ông vẽ kiến trúc nhà thờ Ronchamp (Rông-săng); Thủ đô xứ Punjab (Pungiap) - Ấn Độ, là Chandighar (Sang-đi-ga) có những phố riêng cho khách bộ hành. Ông chủ trương dùng đường thẳng, bê tông trần trụi, xây lên cao một cách táo bạo để có nhiều bãi xanh. Triển lãm Bruxelles (Bruych-xe-lơ) năm 1958 thể hiện một khuynh hướng chống lại khuynh hướng này vì kiến ấy đưa đến buồn tẻ do quá ư lý tính. Guillaume Gillet (Guy-ô-mơ Gi-lê) (đã làm nhà thờ Royan) gạt bỏ những khối vuông bất động – đưa vào những hình hipebon động. Không tán thành quan niệm xây thành phố theo “tính chức năng” của Perret và Le Corbusier, xây dựng những “đảo nhỏ” không hồn, E.Aillaud (Elô) tiếp tục đưa ra một mẩu đô thị mới, chủ trương có những nơi để được cô đơn, mơ mộng. Hiện nay, được canh tân từ những năm 70 sau cuộc nổi dậy 1968, nền kiến trúc Pháp đang biến chuyển: tôn trọng ý kiến người ở, nó muốn là một nền kiến trúc đô thị hoá (80% dân số ở thành phố), sử dụng công nghệ và kỹ thuật vào những mục đích khác trước đây (không chạy theo xây dựng nhà ở nhiều, nhanh, rẻ). Làm thế nào ở có chất lượng, chứ không tiếp tục xây hoài những cao ốc (tour) hay những nhóm nhà lớn (barre). Tháng hai năm 1986, người ta phá toà cao ốc khổng lồ ở La Courneuve (La Cuôc-nơ-vơ), Lyon (Ly-ông), thuộc loại HLM (nhà xây cho thuê rẻ tiền); đó là sự kiện điển hình chống lại khuynh hướng chạy theo lợi nhuận thuần. Kiến trúc Pháp hiện nay có rất nhiều khuynh hướng phát triển, nhất là cá nhân xây nhà riêng ngày một nhiều. Trào lưu “hậu-hiện đại chủ nghĩa” có tính chất quốc tế, phản ứng lại tính kỹ trị của “chủ nghĩa hiện đại” và “phong cách quốc tế” ngự trị trong nửa thế kỷ. Nó được người Mỹ Ch.Jencks (Gienx) đưa thành lý luận. Nó có nhiều hướng đi: hướng chiết trung và lịch sử, “tân cổ điển” (làm sống lại cột trụ tường, hình cung, vòm, cuốn, các môtip địa phương…), hướng quay trở lại những đặc trưng của đô thị theo tầm người và đặt trong quan hệ lân cận. Một vài kiến trúc sư Pháp tiêu biểu ngày nay: Roland Castro (Rô-lăng Ca-xtrô), Henri Gaudin (Ăngri Gô-danh), Christian de Portzamparc (Cri-xtiăng đơ Pooc-dăng-pac), Henri Ciriani (Ăng-ri Xi-ri-a-ni). Tổng thống Mitterand (Mit-tơ-răng) có đưa ra chín đề tài kiến trúc lớn cho Paris bước vào thế kỷ XXI, trong đó 4 đề tài được giao cho người nước ngoài. Rạp Opéra ở Bastille (Ba-xti) giao cho một kiến trúc sư U-ru-goay, “Tête-Défense” giao cho một kiến trúc sư Đan Mạch – bố trí nội thất Viện bảo tàng Orsay (Ooc-xây) giao cho một kiến trúc sư Ý, Kim tự tháp thuỷ tinh ở sân Viện bảo tàng Louvre (Lu-vrơ) giao cho một kiến trúc sư Mỹ gốc Trung Quốc (Ming Pei). 1.2. Một số phong cách kiến trúc tiêu biểu 1.2.1. Kiến trúc Roman Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha... khi các thành phố đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ. * Đặc điểm và loại hình kiến trúc Vào giai đoạn Roman tiền kỳ, mái nhà được làm bằng gỗ và rất dễ cháy nên thời kỳ này không còn để lại nhiều vết tích cho đời sau. Thời gian tiếp theo, kiến trúc Roman dần dần tiến thêm một số bước mới, để nhận biết được kiến trúc Roman ta có thể căn cứ những đặc điểm sau: * Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantyne, do một số khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây. * Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương. * Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện và các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến. * Kiến trúc không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ. * Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thập La tinh. * Phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang. * Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc. * Kỹ thuật xây dựng Cái tên kiến trúc Roman nói nên phong cách kiến trúc của người đương thời hơi giống và muốn tìm đến chút ít cách thức của kiến trúc La Mã cổ đại. Tuy vậy về quy mô cũng như hình thức, kiến trúc Roman còn xa mới đạt trình độ của người La Mã cổ đại, thiết kế thi công còn thô sơ, vật liệu có lúc lấy từ những công trình đã hoang phế của kiến trúc La Mã. Về mặt dùng kết cấu cuốn cửa trụ, kiến trúc Roman học tập cách làm của người La Mã. Tuy vậy kiến trúc Roman không phải là không có những bước tiến nhất định về mặt loại hình và kết cấu, góp phần đáng kể vào việc hình thành kiến trúc Gothic sau này. Kỹ thuật xây tường, xây cuốn có sống và xây cột trụ dần dần làm cho kiến trúc trở nên tốt hơn. Tường đá dày, các lớp vữa còn dày, cửa sổ mở nhỏ và ít ánh sáng, một mặt thể hiện trình độ xây dựng chưa chín muồi nhưng mặt khác lại phù hợp với tư tưởng cấm dục của tôn giáo. Sự phát triển của kỹ thuật kết cấu của kiến trúc Roman là dựa trên tay nghề của những người thợ dân gian. Cùng với việc dùng nhiều các loại hình kết cấu thường, cuốn có sống và cột, kiến trúc Roman lại không nhất quán trong việc dùng thức cột. Việc sử dụng đại trà tường và vách ngăn đã đưa đến một kết quả là phải tìm tòi một sức biểu hiện mới cho những bức tường và vách ngăn đó, do vậy, đã dẫn đến việc trang trí gắn với công việc nề. Những bức tường đấu tiên xây dựng bằng đá mảnh và đá cuội trộn lẫn với vữa, sau đó dùng tường gạch, giai đoạn sau cùng dùng đá tấm với vẻ đẹp mộc mạc được bộc lộ trung thực ra phía ngoài. Hậu quả là tường rất dày, nhằm mục đích chịu lực hơn là mục đích bảo vệ. Tường dày như vậy dùng để chống đỡ các cuốn. Mỗi một tầng có cuốn tương ứng, tầng dưới cuốn to tầng trên hẹp dần, làm thành những cửa sổ ghép đôi hoặc ghép ba, có nghĩa là lỗ mở của cuốn được chia làm hai hay ba phần, đỡ bởi những cột hình tròn hoặc hình nhiều cạnh. Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường có hình cái đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học cuộn vào nhau, cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người hay thú. Hệ thống kết cấu Roman sở dĩ có những bước tiến sơ khởi là do tính chất thế tục, dân gian của kiến trúc nhà thờ đã mạnh lên, tính chất này do những người thợ ở nông thôn ra tạo nên, do tư tưởng của họ đã được giải phóng ở mức độ nhất định. Những kỹ năng dân gian này trái ngược với tư tưởng bảo thủ của tầng lớp tăng lữ, muốn nghiêm ngặt tuân theo quan điểm của tôn giáo. Mặt cắt điển hình của một nhà thờ Roman gồm một nhịp giữa cao hơn và hai nhịp biên thấp hơn, nhịp biên có hai tầng để tầng sàn góp phần gia cường kết cấu. Do ánh sáng phải xuyên qua cửa sổ của hai tầng ở hai nhịp biên mới vào nhịp giữa nên nội thất nhà thờ không được sáng sủa. Nhà thờ ở Knechtsteden (1038-1165) cho thấy quy cách điển hình của hệ thống kết cấu vòm Roman, vì dùng vòm cuốn cửa trụ, nên các là chiếu của mặt bằng đều có dạng hình vuông. Cho đến giữa thế kỷ 12, tuy có những tiến bộ nhất định, kiến trúc Roman trông vẫn thiếu vẻ nhẹ nhàng và kết cấu chưa thuần thục, ví dụ bài toán xây vòm có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật, phải kiến trúc Gothich mới giải quyết được. 1.2.2. Kiến trúc Gô-tích Thế kỷ XII, Paris trở thành trung tâm văn hoá phương Tây Thiên Chúa giáo. Nghệ thuật gô-tich xuất phát từ miền Ile-de France (I-lơ đơ Phrăng-xơ) với thủ đô Paris, lan khắp châu Âu. Nghệ thuật gô-tích trải qua 3 giai đoạn: gô-tich thuần tuý, giản dị, hài hoà (thế kỷ XII - XIII), gô-tích toả tia, nhẹ nhàng, đường dọc (thế kỷ XII - XIV), gô-tích hình lửa, loè loẹt (thế kỷ XV). Ta có thể nhận biết kiến trúc gô-tich bằng những đặc điểm chính sau đây: - Các công trình thường có chiều cao lớn từ 38 - 42 mét, nếu có tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8 - 12m. - Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng. - Các cửa sổ Hoa Hồng rất lớn và giàu tính trang trí, thường đặt ở đầu hồi cánh Nam và Bắc. - Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc cũng như kính màu được sử dụng rộng rãi. - Kiểu mặt bằng cơ bản là kiểu mặt bằng chữ thập Latinh, mặt đứng ở phía Tây có cửa vào được trang trí lộng lẫy nhất; ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian thờ nửa đường tròn. - Hình thức bên ngoài phản ánh trung thực hình thức kết cấu bên trong. - Công trình cao lớn, đồ sộ và các bộ phận chi tiết kiến trúc vượt quá sự phù hợp với tỷ xích của con người. - Cảm giác về chiều cao của các công trình theo phong cách gô-tích là do chiều cao thật của nó quyết định và một phần nữa là do ảo giác quyết định, ảo giác này là do cột cuốn, gờ sống và vòm trần gây nên. Trong các công trình kiến trúc Gotic, khi xây dựng vòm mái bằng hình chữ nhật, thông thường người ta gặp mái cong hai chiều rất phức tạp, như vậy khi mặt chiếu bằng của nó là hình chữ nhật, chiều cao của cuốn vẫn bằng nhau, nên xử lý kiến trúc vòm có múi đơn giản hơn rất nhiều. Hệ thống kết cấu của vòm gô-tich không còn có một gắn bó nào với kết cấu của kiến trúc La Mã cổ đại, tính chất cách tân của kiến trúc gô-tich có được là nhờ những cuộn nhọn (đến từ kiến trúc phía Đông, mái vòm có bốn cuộn nhọn có múi đỡ). Vòm mái hình múi có sống trong kiến trúc gô-tich chia ra làm các loại: - Vòm có sống bốn mũi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật. - Vòm có sống sáu mũi có hình chiếu hình chữ nhật. - Vòm có nhiều sống và nhiều múi hình sao có mặt chiếu hình chữ nhật (loại vòm mái phức tạp này là sản phẩm của kiến trúc Gotic hậu kỳ). Bốn chân vòm của kiến trúc truyền tải xuống cột và một phần của tải trọng xuống cuốn bay. (Cuốn bay là một thành phần quan trọng của hệ thống trong kết cấu của phong cách gô-tich, chia xẻ với cột tải trọng của vòm, làm giảm tiết diện của cột kiến cho công trình có thể mở cửa sổ lớn được và làm cho đường nét kiến trúc thêm thanh thoát). Cuốn bay (Flying buttess) bao gồm những cái cuốn nghiêng trong không trung và những bệ cột đứng, là một sáng tạo lớn khác cho kiến trúc gô-tich. Cuốn bay, cũng giống như những cột bổ trụ, được xây dựng dùng để đỡ những lực đạp ở mặt bên, nhưng vì cấu tạo thì khác xa cột bổ trụ. Cuốn bay cũng góp phần làm cho gắn bó hơn mối liên kết giữa nhịp lớn ở giữa và nhịp biên, khiến cho kích thước cột của hai bộ phận này giảm nhỏ. Chúng ta có thể thấy, cả hai phong cách rô-măng và phong cách gô-tích đều để lại những công trình kiến trúc rất đẹp. Nếu phong cách rô-măng ghép những đơn vị không gian vào nhau, nó gắn với trần thế, nặng tính chức năng với những khung vòm hình bán nguyệt, cột to chắc nịch, trang trí nhiều khi trừu tượng thì phong cách gô-tích bao giờ cũng có một bố cục thống nhất, thể hiện một không khí thần bí, vươn lên Chúa với những tháp hình chóp gian giữa cao vút, kính màu, những vòm hình cung nhọn vút lên, những cột nhỏ ghép với nhau. 2. DI SẢN KIẾN TRÚC PHÁP - CÁC GIÁ TRỊ VÀ ẢNH HƯỞNG Trong 80 năm thuộc địa, người Pháp đã làm được hai việc có giá trị cho nền kiến trúc và xây dựng của chúng ta: Thứ nhất, năm 1925 thành lập Khoa Kiến trúc trong Trường đại học Đông Dương. Trường này có những giáo viên là kiến trúc sư giỏi của Pháp cử sang, hầu hết là trí thức tiến bộ. Trong suốt 20 năm từ 1925 đến 1945 Trường đã đào tạo được 150 hoạ sĩ và nhà điêu khắc cùng 50 kiến trúc sư, chương trình đại học như tại chính quốc. Thứ hai, người Pháp đã mang đến nước ta nhiều loại kiến trúc mới mà từ xưa tới lúc đó chúng ta chưa hề biết. Những thể loại nghệ thuật kiến trúc này đã đạt đến đỉnh cao ở châu Âu và đang trong xu thế phổ biến ra toàn thế giới. Có khá nhiều công trình kiến trúc của Việt Nam chịu ảnh hưởng của các phong cách kiến trúc Pháp: Kiến trúc Cổ điển. - Kiến trúc Rômăng : Phong cách này đã xuất hiện từ thế kỷ thứ V, phổ biến trong kiến trúc nhà tu, nhà dòng và nhà thờ. Công trình Rômăng đẹp nhất xây dựng ở nước ta là Nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn, sau này vào năm 1960 được Toà thánh La Mã phong cho tên gọi là Vương Cung Thánh Đường. Nhà thờ do kiến trúc sư Jules Bourard thiết kế năm 1880. - Kiến trúc Gôtích : Điển hình nhất là Nhà thờ Lớn Hà Nội có những vòm cuốn nhọn. Nhà thờ này Cha Puginier tự thiết kế và lãnh đạo thi công vào năm 1886. Nhưng ngôi nhà thờ Gôtích lớn nhất ở nước ta lại là nhà thờ Phú Nhai xây dựng năm 1911 tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. - Kiến trúc cổ điển Phương Tây : Gọi chung cho các phong cách Hy Lạp, La Mã, Phục hưng, Chủ nghĩa Cổ điển Pháp, Barốc, Rôcôcô. Các công trình kiến trúc cổ điển này rất nhiều và hầu hết là những toà lâu đài công quyền đồ sộ, hoành tráng, sử dụng cho quan chức cao cấp trong chính quyền thuộc địa. Tiêu biểu như: Tại Hà Nội, nơi có nhiều công trình lớn nhất do người Pháp xây dựng. Toà án tối cao ở đường Lý Thường Kiệt là một tác phẩm mang phong cách Hy Lạp, hệ cột đôrich, kiến trúc sư Henry Vildieu xây dựng năm 1906. Phủ Toàn quyền, nay là Phủ Chủ tịch, theo phong cách Chủ nghĩa Cổ điển Pháp, kiến trúc sư Charles Lichtenfelder xây dựng năm 1907. Toà Bắc Bộ phủ trên đường Ngô Quyền, kiến trúc sư Adolphe Bussy xây dựng năm 1919 theo phong cách Cổ điển Pháp, mái măngxác, mái đơn hình lưỡi trai bằng kính và thép theo kiến trúc Môđéc của Hector Guimard. Viện Radium nay là Bệnh viện K, là một tác phẩm Cổ điển với hàng cột Toscan do kiến trúc sư Charles Delpech xây dựng năm 1927. Ở Hà Nội cũng có một công trình mang phong cách Barốc, thật là hiếm hoi nhưng nay đã được sửa chữa khôi phục lại sau vài chục năm tàn tạ và để làm nhà hàng phở! Hay biệt thự Schneider được xây dựng năm 1898 ở Hồ Tây, trong đó có một số chi tiết chiết trung, như trang trí hoa chanh bằng gốm Bát Tràng, tuy nhiên ngôi nhà này rất gần gũi. Còn một công trình quý giá hơn nữa mang phong cách Rôcôcô hiếm hoi trên đất nước ta, đó là toà thị chính Sài Gòn, nay là Trụ sở UBND thành phố Hồ Chí Minh do kiến trúc sư Paul Gardès xây dựng vào năm 1907. Toà nhà là một công trình lộng lẫy sang trọng và diêm dúa với nhiều trang trí cầu kỳ, một tài sản quý giá cho kho tàng kiến trúc. Nhưng công trình kiến trúc đẹp nhất là Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, kiến trúc sư Francois Lagisquet xây dựng năm 1911, đến nay vẫn là niềm kiêu hãnh của Thủ đô. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình được xây dựng theo phong cách Cổ điển tại các thành phố khác của nước ta. Kiến trúc mới. Ở đây chủ yếu nói đến trào lưu Modernisme. Ở Pháp còn có tên là Art Nouvean hay Art Deco. Chủ yếu diễn đạt một trào lưu kiến trúc từ chối các phong cách Cổ điển phương Tây, để tiến dần đến hình thành Chủ nghĩa Công năng ở châu Âu. Lúc đó vật liệu mới như sắt thép, xi măng và bê tông cốt thép đã được người Pháp mang sử dụng ở Việt Nam. Đơn giản nhất là những ngôi nhà kiểu trại lính hay nhà sĩ quan, cao hai tầng có hành lang bao quanh cho mát và dễ vận động khi có sự cố. Ví dụ rõ rệt nhất là nhà Bảo tàng Quân đội ở cạnh Cột cờ trong Hoàng Thành Hà Nội. Sắt thép bắt đầu được dùng xây dựng cầu Long Biên năm 1902, cây cầu dài nhất thế giới đầu thế kỷ XX, do Gustave Eiffel thiết kế và hãng Daydé et Pillé xây dựng. Chợ Đồng Xuân với khung sắt cao 19m, dài 52m, kiến trúc sư Adolphe Debussy xây dựng năm 1906. Trong những công trình kiến trúc mới, có tác phẩm Tân Cổ điển tuyệt đẹp là Ngân hàng Quốc gia, do kiến trúc sư Felix Dumail xây dựng năm 1930. Một công trình mang phong cách Môđéc là nhà Bưu điện tại góc phố Đinh Tiên Hoàng và Đinh Lễ ngay bờ hồ Hoàn Kiếm Phong cách kiến trúc Đông Dương Tất cả những loại trên đều là kiến trúc có sẵn của nước Pháp và của châu Âu. Riêng kiến trúc gọi là phong cách Đông Dương là một loại kiến trúc mới do người Pháp ở nước ta sáng tác. Có ba lý do cho sự ra đời của phong cách kiến trúc này: Thứ nhất, những kiến trúc mang từ Pháp sang sau một số năm thì bộc lộ nhiều bất cập, nhất là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mạnh… Sau nữa là lúc đó, vào những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, ảnh hưởng của Nhật Bản với thuyết Đại Đông Á đang lan tràn, ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam giảm sút. Để tranh thủ được lòng dân, để thân thiện hơn với Việt Nam, một số kiến trúc sư Pháp dạy tại Trường Mỹ thuật Đông Dương nghĩ cách thiết kế những công trình mang tính chất Việt Nam để lấy lại lòng tin của dân Việt. Người có công nhất trong việc sáng lập ra phong cách kiến trúc này là Ernest Hébrard, giáo sư của Trường Mỹ thuật Đông Dương, một viên chức cao cấp được chính phủ Pháp đưa sang để phụ trách công việc quy hoạch và kiến trúc của ba nước Đông Dương. Ông là kiến trúc sư nổi tiếng đã có giải thưởng Prix de Rome. Ông gọi phong cách kiến trúc này là phong cách kiến trúc Đông Dương (Style indochinois). Thực chất đây là một phong cách chiết trung châu Á, không chỉ có chi tiết của ba nước Đông Dương mà có cả chi tiết kiến trúc Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Hérbrard sử dụng phong cách kiến trúc Đông Dương rất sáng tạo và đã để lại những công trình rất có giá trị nghệ thuật, như: Bảo tàng Louis Finot nay là Bảo tàng Lịch sử, Trụ sở Tài chính (nay là Bộ Ngoại giao), Trường đại học Đông Dương (nay là Đại học Dược), nhà thờ Cửa Bắc ở Hà Nội, hay Viện Pasteur… đây đều là những công trình đồ sộ mang phong cách kiến trúc của Pháp, do người Pháp xây dựng nhưng lại có rất nhiều chi tiết mang đậm kiến trúc Việt Nam Một giáo sư khác của Trường Mỹ thuật Đông Dương, kiến trúc sư Arthur Kruze, cũng để lại một số công trình kiến trúc ở Hà Nội làm theo phong cách Đông Dương rất đặc sắc. Đó là Trụ sở UBTDTT ở phố Trần Phú; Toà soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội ở số 4 Lý Nam Đế; Nhà biệt thự của bá tước Didelot tại dốc Ngọc Hà… Hệ thống bốn ngôi nhà ba tầng lớn trong Đại học Bách Khoa của các kiến trúc sư Louis Chauchon, Gilles và Masson làm năm 1942 cũng gây ảnh hưởng rất lớn trong giới kiến trúc, vì đó là những ngôi nhà nhiều tầng nhưng lại lợp mái ngói có dáng dấp Việt Nam mà lại hiện đại. Những giá trị tích cực 1. Trước hết, lần đầu tiên chúng ta có Trường đại học đào tạo kiến trúc sư theo chương trình hiện đại của nước Pháp. Số kiến trúc sư này chừng 50 người đã phát huy thế mạnh của mình là thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam, đặt nền móng cho việc thiết kế và xây dựng đất nước một cách khoa học. 2. Lần đầu tiên, chúng ta có thiết kế bản vẽ kiến trúc, có thiết kế quy hoạch đô thị, có thiết kế hạ tầng kỹ thuật đô thị. Chúng ta có những bài học sống động về quy hoạch đô thị, về kiến trúc công trình và được tiếp xúc với một nền văn minh lúc đó vào bậc nhất thế giới. 3. Các kiến trúc sư Pháp đã để lại một số lượng đáng kể những công trình kiến trúc có giá trị to lớn, chúng trở thành tài sản quý giá của nhân dân ta. Cũng qua những công trình kiến trúc này, chúng ta tiếp xúc được với nền văn minh chung của nhân loại. 4. Người Pháp đã để lại cho chúng ta những khu phố đẹp, như phố Phan Đình Phùng toàn nhà biệt thự nhỏ trong vườn cây xanh ở Hà Nội, một thành phố Đà Lạt với rất nhiều biệt thự mang phong cách địa phương nước Pháp và những biệt thự hiện đại. Họ để lại những bài học tế nhị khi xử lý các công trình quanh Hồ Gươm. Với quyền lực Toàn quyền Đông Dương hay Công sứ Bắc Kỳ, họ có quyền làm những công trình rất đồ sộ, vậy mà toà Thị chính Hà Nội chỉ là một ngôi nhà 2 tầng nhỏ bé lùi sâu vào trong, xa bờ Hồ. Còn công trình Ngân hàng Đông Dương và Bắc Bộ phủ hay khách sạn Metropolitain thì nằm sâu tận phố Ngô Quyền sau vườn hoa Chí Linh. Tất cả để tránh phương hại đến hồ Hoàn Kiếm mà khi ấy đã bị thu nhỏ lại. Một bài học nữa, họ không phá các phố cổ Hà Nội mà để nguyên nó như vậy, làm một hệ thống đường phố mới kẻ ô vuông theo quy hoạch Hy Lạp Hypodamus về phía Nam thành phố. 5. Người Pháp đã đưa vào nước ta vật liệu và kỹ thuật xây dựng hiện đại như cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân. Nhiều công trình lớn ở Hà Nội, lăng Khải Định ở Huế được xây dựng bằng bê tông cốt thép. 6. Phong cách kiến trúc Đông Dương là một sáng tạo của các kiến trúc sư Pháp, đã để lại cho chúng ta rất nhiều công trình đẹp. Phong cách này đã góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc, mặc dù nó còn nhiều điểm chiết trung, pha trộn (vì người Pháp không sành kiến trúc cổ điển Việt Nam), nhưng nó đã khích lệ các kiến trúc sư Việt Nam, sinh viên của Trường Mỹ thuật Đông Dương tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật dân tộc. Những mặt tiêu cực Trong kiến trúc người Pháp không chỉ toàn làm điều tốt: - Họ đã phá thành Hà Nội, phá tất cả mọi công trình, chỉ để lại cổng phía Bắc với một vết đạn đại bác để “răn đe”. Làm một con đường chéo qua thành (nay là đường Điện Biên Phủ) may mà chưa phá Cột cờ và Đoan Môn. - Các phường của phố cổ, khu “36 phố phường”, có đến 19 cổng ngăn các phường với nhau, họ đã phá toàn bộ không để lại một vết tích gì với lý do để cho ô tô đi được. Rất đáng tiếc vì những cổng này vô cùng thú vị và đặc sắc. * Người Pháp đã để lại trên đất nước ta một di sản kiến trúc có giá trị, đó là một tài sản quý. Thái độ của chúng ta là trân trọng, giữ gìn và sử dụng chúng phù hợp trong tình hình mới. Cần phát huy tác dụng của những công trình kiến trúc này sao cho có lợi nhất Những công trình công sở, các lâu đài tráng lệ dành cho những công việc trọng đại của đất nước và của bộ máy chính quyền hoặc dành cho toàn dân. Tránh thay đổi chức năng quá lớn đối với những công trình do Pháp để lại. Ví dụ: biệt thự thì vẫn nên dùng làm biệt thự, hoặc cho cán bộ cao cấp thuê làm nhà ở, chứ không biến biệt thự thành trụ sở cơ quan để rồi xây ngăn tường vụn vặt Sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp tới kiến trúc Hà Nội Trong quá trình hình thành và phát triển, kiến trúc Hà Nội có dấu ấn rõ nét của các công trình kiến trúc Pháp, ảnh hưởng trong các vấn đề tổ chức không gian, kỹ thuật - vật liệu xây dựng và hình thái biểu hiện. Kiến trúc và văn hóa có quan hệ khăng khít, nhân quả. Điều đó thể hiện khá rõ trong kiến trúc Pháp ở Hà Nội. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ thực dân là sự áp đặt văn hóa Pháp thông qua kiến trúc du nhập. Ở giai đoạn sau, chính sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây đã tạo ra những điều kiện và cơ sở thuận lợi cho quá trình chuyển hóa của kiến trúc Pháp ở Hà Nội với nét riêng, trong đó đặc trưng văn hóa, xã hội và môi trường tự nhiên bản địa có vai trò quan trọng. Đặc điểm kiến trúc Pháp ở Hà Nội giai đoạn 1900 – 1920 Giai đoạn từ 1900 đến 1920, thời kỳ tiến hành khai thác Đông Dương lần thứ nhất, các công trình của Pháp tại Hà Nội được thiết kế theo phong cách Tân cổ điển. Đây là phong cách hàn lâm thịnh hành cùng thời ở Pháp. Nguyên tắc bố cục dựa trên quy luật đối xứng nghiêm ngặt với sự chú ý nhấn mạnh diện trung tâm hay hai khối nhô ở hai bên và dựa trên cách thức, chi tiết trang trí kiến trúc theo tinh thần cổ điển. Trong giai đọan này, KTS nổi bật nhất là Henri-Auguste Vildieu. Những công trình tiêu biểu là: Phủ Chủ Tịch Phủ Toàn Quyền (nay là Phủ Chủ tịch) xây dựng năm 1902. Công trình mang phong cách cổ điển Châu Âu do KTS Vildieu thiết kế, xây dựng mất hơn 5 năm. Nhà hát lớn Hà Nội Nhà hát lớn Hà Nội khởi công năm 1901 và xây dựng mất 10 năm, theo đồ án thiết kế của các KTS Broger và Harioy. Công trình có quy mô lớn với phòng khán giả gần 900 chỗ ngồi và một hệ thống các không gian phụ rất phong phú theo kiểu các nhà hát châu Âu đương thời, phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu. Nhà Khách Chính Phủ Dinh thống sứ, (Bắc bộ Phủ và nay là Nhà Khách Chính Phủ) trên đường Ngô Quyền, là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng rất cân xứng cùng với những chi tiết kiến trúc thuần túy châu Âu. Gần đó là Phủ Thống Sứ (nay là Bộ Thương binh Xã hội) và khách sạn Mêtrôpôn. Đây là những công trình xây dựng cùng thời tạo thành một quần thể kiến trúc đẹp mang dáng vẻ châu Âu. Toà án tối cao Tòa án tối cao: Trên đường Lý Thường Kiệt, có khối tích uy nghi đồ sộ thể hiện rõ sức mạnh của quyền lực, công trình gây ấn tượng ở tỷ lệ hài hòa của thức kiến trúc cổ điển châu Âu, cầu thang chính đặt ở bên ngoài và đối xứng nhấn mạnh cảm cảm giác bề thế, bộ mái lợp đá phiến (Aridoise) màu xám tạo ra bên trong một tầng áp mái cũng là hình thức kiến trúc tiêu biểu của Pháp. Công trình được thực hiện theo thiết kế của KTS Vildieu, xây dựng cùng thời với nhà hát thành phố. Ở giai đạn này, các ảnh hưởng mang tính cưỡng bức, chưa có tính dung hòa thích nghi. Những công trình xuất hiện một cách mới lạ từ hình thái cho tới cấu trúc và các giá trị về thẩm mỹ tuân theo quy hoạch chặt chẽ đã khiến cho Hà Nội có những biến đổi căn bản về hệ thống các công trình công cộng và không gian đô thị. Dù chưa có được sự thích nghi với các điều kiện bản địa, nhưng sự thống nhất và triệt để trong việc sử dụng một xu hướng kiến trúc chung là phong cách cổ điển đã tạo ra cho Hà Nội một quần thể các công trình trung tập đẹp mới lạ là cơ sở cho quá trình phát triển sau này. Tuy nhiên, việc không tôn trọng các giá trị văn hóa bản địa khiến cho quần thể này cách biệt, thiếu sự hài hòa trong tổng thể không gian cũng như tổng thể xã hội của Hà Nội, đòi hỏi phải có những thay đổi thích ứng. Đặc điểm kiến trúc Pháp ở Hà Nội giai đọan 1920 – 1954 Từ năm 1920 đến năm 1954, người Pháp tiến hành khai thác Đông Dương lần thứ hai, mối giao lưu về kiến trúc và văn hóa giữa hai nước Pháp và Việt Nam trở nên thường xuyên hơn, làm xuất hiện một phong cách kiến trúc mới - phong cách kết hợp. Đó là phong cách hướng về những đặc điểm văn hóa, kiến trúc và điều kiện thiên nhiên, khí hậu của địa phương trong sáng tác kiến trúc. KTS E. Hebrard là một trong những người tiên phong trong xu hướng kiến trúc này. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của một số công trình mang phong cách kiến trúc hiện đại do các KTS Pháp thiết kế, phần nào thể hiện sự hòa nhập của kiến trúc bản địa với thế giới. Các công trình để lại dấu ấn của giai đọan này là: Đại học tổng hợp Hà Nội Trường đại học Đông Dương: Phảng phất dấu hiệu của sự tìm tòi một hình ảnh kiến trúc phương Đông. Công trình được xây dựng trong 4 năm (1923 - 1926). Tác giả KTS E. Hebrard Bộ ngoại giao Năm 1931 KTS E. Hebrard cho xây dựng Trụ sở Tài chính, nay là Bộ Ngoại giao. Công trình này có hệ thống mái phức tạp, phong phú làm theo kiểu mái Việt Nam, nhưng có hệ thống ống thông hơi và ống khói lò sưởi rất đa dạng. Ngôi nhà được giải quyết thông gió tốt, nên ngay cả trong những ngày nóng bức nhất, ở đây vẫn mát mà không hề có hệ thống điều hoà khí hậu. Đây là công trình tiêu biểu cho xu hướng tìm tòi một phong cách kiến trúc Á Đông những năm 1925 - 1930, gây được ấn tượng tốt về loại kiến trúc phù hợp với đặc điểm khí hậu nhiệt đới. Bảo tàng lịch sử Bảo tàng Louis Finot nay là Bảo tàng Lịch sử là một công trình đẹp. Từ rất xa, trên cầu Long Biên đi từ Gia Lâm sang Hà Nội đã thấy toà tháp của Bảo tàng. Ở đây có sự pha trộn kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, nhưng rất nhuần nhuyễn như một loại phong cách châu Á thuần nhất, nhiều chi tiết sáng tạo như hệ thống mái hắt hạ thấp xuống tạo hệ thống thông gió sát trần. Hệ thống mái chồng diêm thấp như là cổ diêm nhưng lại dùng để thông gió… Bảo tàng Viễn Đông Bác Cổ, KTS E. Hebrard, là một công trình văn hóa vào loại tiêu biểu nhẩt và là một công trình kiến trúc được đánh giá là có nhiều thành công trong xử lý không gian kiến trúc gây ấn tượng sâu sắc về một kiểu kiến trúc phù hợp với phương Đông. Công trình được xây dựng trong 4 năm (1928 - 1932). Viện Pasteur Viện Pasteur là Viện vệ sinh dịch tễ do KTS E. Hébrard xây dựng năm 1924, là công trình có phong cách kiến trúc Phương Đông rõ rệt nhờ ở bộ mái có kết cấu phong phú với nhiều lớp mái chính, mái phụ cũng như sự phân đoạn và phân mảng hài hòa giữa phần đặc và phần rỗng với nhiều chi tiết trang trí hài hòa và tinh tế… Viện Pasteur có một chi tiết khác thường là một gác chuông treo ba quả chuông nhỏ đặt trên một mái ngói gập đầu (chi tiết kiến trúc dân gian Pháp) dưới đó là cái đồng hồ hình tròn. Nhà thờ Cửa Bắc Nhà thờ Cửa Bắc ở Hà Nội là sự kết hợp khéo léo hệ thống mái ngói Việt Nam với những cột và vòm cuốn Rômăng tạo thành một nhà thờ Thiên chúa giáo có nhiều tính chất kiến trúc Việt Nam và châu Á. Với tổ hợp không gian kiến trúc không nhấn mạnh sự đối xứng mà có sự biến hóa rất hài hòa với không gian xung quanh, nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm và có phần tĩnh mịch, gây được ấn tượng về một sự siêu thoát. Như nhiều sáng tác khác của Hebrard, kiến trúc nhà thờ Cửa Bắc thể hiện sự hòa hợp với khung cảnh nhiệt đới, với văn hóa phương Đông. Đây là một công trình của kiến trúc thời kỳ 1925 - 1930. Câu lạc bộ Thủy quân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan