Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vài khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng hồ chí minh...

Tài liệu Vài khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng hồ chí minh

.PDF
109
156
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Hồ Chí Minh học HÀ NỘI – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học Mã số: 60 31 02 04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Văn Lệ HÀ NỘI – 2013 -2- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Ngọc Trang, học viên cao học khóa 01 chuyên ngành Hồ Chí Minh học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nêu trong luận văn là trung thực Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang -3- LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Thầy hướng dẫn – GS.TS. Ngô Văn Lệ, quý Thầy cô giảng dạy tại Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, quý Thầy cô công tác tại Bộ môn Hồ Chí Minh học cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành công trình này! Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang -4- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. ............................................................................ 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................... 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. ................................................. 10 6. Đóng góp của luận văn. .................................................................................. 11 7. Kết cấu của luận văn....................................................................................... 12 Chương 1.MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ................................................................................. 13 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ............................................................................... 13 1.1.1.Khái niệm về giáo dục ...................................................................... 13 1.1.2. Mục tiêu giáo dục ............................................................................ 14 1.1.3. Triết lý và Triết lý giáo dục ............................................................. 15 1.1.4. Triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh.................................................. 18 1.1.5. Tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục............................ 22 1.2. MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ................................................................................... 34 1.2.1. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu ................................................. 34 1.2.2. Xây dựng một nền giáo dục của một nước độc lập, đào tạo những công dân hữu ích cho nước........................................................................ 47 1.2.3. Giáo dục làm người (Giáo dục nhân văn) ....................................... 53 1.2.4. Dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy tốt, học tốt, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” ........... 59 Chương 2.VẬN DỤNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINHTRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TA HIỆN NAY .... 73 2.1. Thực trạng về tình hình giáo dục của đất nước ta trong bối cảnh hiện nay ... 73 -1- 2.2. Vận dụng triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục ở Việt Nam ta hiện nay .......................................................................................... 85 2.2.1. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu ................................................. 85 2.2.2. Xây dựng một nền giáo dục của một nước độc lập, đào tạo những công dân hữu ích cho đất nước. ................................................................. 90 2.2.3. Giáo dục làm người (Giáo dục nhân văn) ....................................... 92 2.2.4. Dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy tốt, học tốt, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” ........... 95 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 102 -2- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Giáo dục là một ngành nghề then chốt, quan trọng nhất trong toàn xã hội. Bởi lẽ, muốn phát triển đất nước, muốn đất nước trở nên giàu có và hùng mạnh thì đòi hỏi mọi công dân phải được nâng cao trình độ tri thức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thời đại. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, mọi quốc gia đều quan tâm đến giáo dục, quan tâm đến việc đào tạo những con người hữu ích cho xã hội. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển nên đòi hỏi mỗi con người Việt Nam phải có nền tảng tri thức. Khi ta có tri thức ta mới có thể nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, phát triển xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đất nước Việt Nam ta cũng mong muốn đào tạo được một đội ngũ trí thức vừa hồng vừa chuyên, vừa rèn luyện cả đức lẫn tài. Một đất nước có được sự hùng mạnh sánh với năm châu hoặc đứng vững trên trường quốc tế hay không đều dựa vào bản lĩnh cũng như kiến thức vững vàng của chính dân tộc đó. Phát triển giáo dục là cơ sở để phát triển mọi ngành nghề khác. Cho nên, ngành giáo dục có một tầm quan trọng rất lớn. Chính vì những lẽ trên, để xây dựng một xã hội phồn vinh, một đất nước giàu đẹp văn minh, Việt Nam ta nâng giáo dục và đào tạo lên một tầm quan trọng lớn và nó được xem là quốc sách hàng đầu của đất nước. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân ta. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là nâng cao chất lượng và hiệu quả, phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập. -3- Ngay sau khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến giáo dục. Theo quan điểm của Người, mọi người dân phải có một sự hiểu biết nhất định, hiểu biết về nhiệm vụ và quyền lợi của bản thân và của dân tộc mình, quốc gia mình. Nhân dân càng hiểu biết càng có đủ bản lĩnh và trí tuệ để tham gia vào công cuộc chung của đất nước. Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ ra con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn, chính là con đường phát triển giáo dục. Người kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ. Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm rất lớn đối với đối với ngành Sư phạm và sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Nền giáo dục của nước nhà trong thời đại Hồ Chí Minh đã có những khẩu hiệu thật sự ý nghĩa như: Gắn nhà trường với cuộc sống, trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, hai tốt: dạy tốt, học tốt. Mọi lời dạy của Người, nhất là đối với việc giáo dục, đều vừa giản dị, gần gũi với người dân vừa mang một tính triết lý sâu xa. Triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải chỉ thể hiện ở lời nói mà là cơ sở định hướng cho hoạt động thực tiễn giáo dục và xây dựng con người của toàn xã hội. Triết lý giáo dục của Người nhằm đào tạo cho xã hội những con người toàn diện, có năng lực, có đạo đức, đồng thời cũng phải có trách nhiệm lớn lao đối với đất nước, xã hội. Triết lý giáo dục chi phối, chỉ đạo toàn bộ các khâu, các lĩnh vực cụ thể của giáo dục, từ nội dung giáo dục, phương châm giáo dục, phương pháp giáo dục, tổ chức giáo dục…, ảnh hưởng quyết định đến tất cả các cấp của nền giáo dục, từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, trên đại học. Kiểu triết lý giáo dục nào thì đưa đến kiểu nội dung, phương châm, phương pháp, tổ chức giáo dục đó. -4- UNESCO cũng đã đưa ra triết lý giáo dục: “ Phải coi giáo dục là then chốt hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống xã hội”; “Học, học mãi, học suốt đời” ; “Giáo dục có bốn cái trụ là: học để biết - học để làm học để chung sống - học để tồn tại”. Trong cuộc sống của đất nước hôm nay, không một ngành nào lại được xã hội, báo chí, đặc biệt các bậc học giả quan tâm, bàn luận nhiều như ngành giáo dục. Sở dĩ như vậy vì giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bởi giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mọi nhà, của toàn dân. Nguyện vọng chung rất chính đáng của nhân dân là đưa được nền giáo dục của nước nhà vượt qua yếu kém, vươn lên ngang tầm các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và thế giới. Chúng ta thường phê phán nền giáo dục dưới thời phong kiến là sách vở, giáo điều. Điều đó có phần đúng. Nhưng sự thật là, chính nền giáo dục đó đã thuộc về một phương thức tối ưu cho mọi quốc gia, cho muôn đời, tạo hệ thống chấp chính cho quốc gia bằng con đường học vấn là cơ bản, dựa trên nguyên tắc tối thượng “nhân bất học bất tri lý”. Cái thiếu nhất ở cấp độ vĩ mô nhất trong nền giáo dục hiện thời của đất nước chính là thiếu một nền tảng khoa học xã hội nhân văn thực sự vững chắc. Một đất nước muốn phát triển bền vững nhất thiết phải có một nền tảng khoa học xã hội nhân văn bền vững. Một nền giáo dục muốn phát triển cũng phải có một nền tảng khoa học xã hội nhân văn vững chắc. Thành tựu khoa học giáo dục hiện có ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này. Trong nội dung giáo dục, với thời hiện đại, tất nhiên phải coi khoa học tự nhiên công nghệ là mũi nhọn, là động lực chính nhưng rõ ràng nó không phải là nền tảng mà khoa học xã hội nhân văn mới là nền tảng và đóng vai trò điều tiết trong phát triển. Hiện nay, đất nước ta đã xây dựng được hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, khá hoàn chỉnh bao gồm đủ các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, -5- các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục. Mạng lưới cơ sở giáo dục đã được mở rộng đến khắp các xã, phường, tạo điều kiện tăng trưởng rõ rệt về số lượng học sinh, sinh viên. Việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình nhà trường (bán công, dân lập, tư thục) và phát triển các hình thức giáo dục không chính quy đã tạo thêm cơ hội học tập cho nhân dân, trước hết là thanh thiếu niên, góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân và bước đầu hình thành xã hội học tập. Tuy nhiên, ở tất cả các cấp học, bậc học, cách dạy, cách học trong các nhà trường chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa phát huy tinh thần tự học và tư duy sáng tạo của người học. Cách thức đánh giá, tổ chức thi cử chậm được đổi mới, tạo ra tâm lý dạy và học để đối phó với thi cử, gây căng thẳng cho người học, người dạy, cho xã hội, làm chậm quá trình đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường. Dù đã trải qua một thời gian khá dài – gần một thế kỷ nhưng triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn mang một giá trị thực tiễn lớn lao vì xã hội nào, thời đại nào con người cũng cần phải tích cực học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng thực hành để góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Từ những lẽ trên, tác giả nhận thấy cần phải có một phương pháp tích cực nhằm đổi mới giáo dục, do đó tác giả chọn đề tài: " Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh" làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Từ trước đến nay, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và triết lý giáo dục đã được nhiều tác giả nghiên cứu và nhiều công trình được công bố. Khi đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có các công trình sau: -6- Công trình nghiên cứu: “ Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc” của giáo sư Song Thành, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, xuất bản năm 2005. Công trình nghiên cứu này gồm 20 chương chia ra thành 3 phần. Tư tưởng Hồ Chí về giáo dục – đào tạo nằm trong chương 15 thuộc phần thứ 2. Chương này đề cập đến những tư tưởng lớn của Bác Hồ về giáo dục – đào tạo và những vấn đề có ý nghĩa thời sự trong thời điểm hiện nay. Đồng thời trong chương này cũng bàn về tư tưởng Hồ Chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau đề thấy rõ bác luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ đối với công cuộc cách mạng của dân tộc và luôn có những phương thức, biện pháp bồi dưỡng thế hệ đời sau phù hợp vá hiệu quả. Công trình nghiên cứu của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh “Hồ Chí Minh tiểu sử”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – xuất bản năm 2006, do PGS.TS Vũ Đình Hòe chịu trách nhiệm xuất bản. Công trình này gồm 13 chương. Trong đó chương 8 và chương 9 bản về việc mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân (giai đoạn 1945 – 1954), giáo dục là nền tảng, được xem là một trong những nhiệm vụ chủ chốt quan trọng tạo sức mạnh mới cho cuộc kháng chiến, đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị và tư tưởng cho bộ đội. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – xuất bản năm 2008 do TS. Nguyễn Duy Hùng chịu trách nhiệm xuất bản. Giáo trình này gồm 12 chương, trong đó chương 11 bàn về văn hóa giáo dục. Giáo trình này nói rõ: theo quan điểm Hồ Chí Minh, Giáo dục phong kiến là xa rời thực tế, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao tri thức; nền giáo dục thực dân là giáo dục ngu dân, là nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát; Nhiệm vụ của nền giáo dục mới Xã hội chủ nghĩa là phải làm cho dân tộc ta trở thành dũng cảm, yêu nước, yêu lao động và phải có thực học. -7- Công trình nghiên cứu của Giáo sư Phạm Minh Hạc "Triết lý Giáo dục Việt Nam và Thế Giới" . Cuốn sách này được Giáo Sư viết liền mạch trong 6 tháng, không nghỉ. Nhiều luận điểm, đường lối, tư tưởng, chính sách phát triển giáo dục – đào tạo được chứa đựng trong cuốn “Triết lý giáo dục Việt Nam và Thế Giới” sẽ giúp ích cho những người làm giáo dục, các thầy cô giáo và sinh viên sư phạm trong tương lai. “Để xứng đáng là dân tộc thông thái, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, xây dựng nền giáo dục nhân văn và công nghệ, thực học, thực nghiệm, giúp mỗi người học hình thành, phát triển, phát huy giá trị bản thân – nhân cách đượm tính nhân văn và năng lực, thành người, làm người và ở đời, có tay nghề và lương tâm nghề, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Ngoài các công trình trên còn có các công trình khác như sau: - Một số vấn đề giáo dục Việt Nam của Giáo sư Phạm Minh Hạc, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010. - Hơn 50 năm diệt dốt do Giáo sư Phạm Minh Hạc chủ biên, Ủy ban Quốc gia chống nạn mù chữ xuất bản, Hà Nội, 1996. - Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường đưa đất nước đến phồn vinh, nghiên cứu văn kiện Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1992. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục của Đặng Quốc Bảo, nhà xuất bản Giáo dục, 2008. - Triết học giáo dục ở Việt Nam của Thái Duy Tuyên, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2007. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, Tiến sĩ Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2001 -8- - Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên của Văn Tùng do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 1999 tại Hà Nội - Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Trần Quy Nhơn, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2005 - Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bồi dưỡng giáo dục và tổ chức Thanh niên trong thời kỳ mới của Quang Vinh, Nhà xuất bản Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. Phần lớn các tác giả của các công trình trên đã nghiên cứu “ Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ chí Minh và trong giai đoạn hiện nay” nhưng chưa toàn diện, chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể khía cạnh vấn đề. Đặc biệt, đất nước ta đang tiến hành xã hội hóa giáo dục, tạo mọi điều kiện cho người dân có thể học tập dưới mọi hình thức, nhiều loại hình đạo đào tạo mở rộng. Nền giáo dục của nước ta hiện nay đã có những thành tựu rất đáng tự hào. Tuy vậy, trong giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém, khuyết điểm đang gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu kỹ vấn đề này nhằm phát huy các mặt tích cực, khắc phục nhanh chóng những bất cập, yếu kém và khuyết điểm, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt để giáo dục tiếp tục phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đề tài này, người viết kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu các công trình trên. Từ đó, tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ chí Minh và trong giai đoạn hiện nay, rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong hoàn cảnh thực tế diễn ra trên đất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: Đề tài tìm hiểu và làm rõ những khái niệm về giáo dục, hoạt động giáo dục và một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư -9- tưởng Hồ chí Minh và trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong trong công tác giáo dục hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát quá trình hình thành, nội dung triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ chí Minh. Rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng trong thực tiễn giáo dục hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ chí Minh - Phạm vi nghiên cứu: Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ chí Minh và trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. * Cơ sở lý luận: Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ... Có thể nói, tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành qủa của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. * Phƣơng pháp nghiên cứu: Về phương pháp luận, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và công tác giáo dục. - 10 - Phân tích tài liệu: phân tích các nguồn tài liệu, số liệu sẵn có về các công trình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng, hoạt động giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phương pháp lịch sử: là tập hợp, sưu tầm, xử lí các nguồn tư liệu về giáo dục có liên quan đến một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Các nguồn tư liệu như: các văn kiện, các bài viết, bài phát biểu, công trình khoa học, các bài hồi kí có liên quan. Phương pháp lôgic: là nghiên cứu sự vật, hiện tượng nhằm tìm ra bản chất sự vật, hiện tượng, từ đó khái quát thành lý luận, vạch ra quy luật phát triển. trình bày có hệ thống các vấn đề trong mối quan hệ có tính tương tác với nhau Phương pháp thống kê: thống kê số liệu về tình hình giáo dục của đất nước. 6. Đóng góp của luận văn. Dựa trên cơ sở phân tích một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến giáo dục. Người có tư tưởng xuyên suốt về giáo dục. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa "chuyên" trong thời đại mới. Và như vậy, "con người xã hội chủ nghĩa", con người toàn diện, "nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày. Luận văn sẽ cung cấp những tư tưởng giáo dục cũng như phương pháp giáo dục hiệu quả, thiết thực của Hồ Chí Minh nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước góp phần phát triển đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. - 11 - Đồng thời, luận văn sẽ cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến công tác giáo dục của Hồ Chí Minh và dùng làm tài liệu phục vụ cho giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minhvề công tác giáo dục. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có hai chương: Chương 1: " Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh" (từ trang 11 đến trang 79), giới thiệu một số khái niệm về giáo dục, mục tiêu giáo dục , triết lý và triết lý giáo dục, triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh, tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, một số triết lý về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương 2: “Vận dụng triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục ở Việt Nam ta hiện nay” (từ trang 80 đến trang 107), trình bày nhận thức chung về tình hình giáo dục của đất nước ta trong bối cảnh hiện nay và vận dụng triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục ở Việt Nam ta hiện nay. - 12 - Chƣơng 1. MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm về giáo dục Giáo dục là nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội ” [32,tr.110] Giáo dục là “đào tạo và phát triển con người về mặt trí tuệ, tình cảm, trau dồi cho con người ý thức trọng sự thật, yêu cái đẹp, làm điều hay; phát triển ở con người và có hệ thống, một khả năng hay một tình cảm” [31,tr330] Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội. - 13 - Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh. Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh giá. 1.1.2. Mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mục tiêu giáo dục là vấn đề quan trọng nhất trong triết lý giáo dục. Đó là vấn đề dạy ai, dạy cái gì và dạy để làm gì. Cho nên, nói tới đổi mới hay cải cách giáo dục, trước hết là bàn ngay đến mục tiêu giáo dục, lấy đó làm tư tường chỉ đạo quan trọng nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giáo dục. Chất lượng giáo dục đạt đến mức nào cũng lấy việc thực hiện mục tiêu làm căn cứ đầu tiên. Mục tiêu giáo dục thể hiện chức năng, vị trí, vai trò của giáo dục trong xã hội. Dân chủ và công bằng là những đặc trưng quan trọng của Chủ nghĩa xã hội, bởi vậy cần phải được coi là những nguyên tắc chủ chốt của giáo dục Việt Nam. Giáo dục Việt Nam là nền giáo dục nhân dân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tạo môi trường trao đổi, thảo luận thẳng thắn, không mang tính áp đặt, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến sự quan tâm và lợi ích chung của xã hội, cộng đồng tập thể. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo nhân lực, nhân tài phục vụ phát triển đất nước. Vì thế, chương trình giáo dục phải toàn diện, chủ trương đào tạo kiến thức, kỹ năng và giáo dục phẩm chất đạo đức, cân đối giữa lý thuyết và thực hành, chú trọng tự học… - 14 - 1.1.3. Triết lý và Triết lý giáo dục a. Triết lý Trong hệ ngôn ngữ La tinh, xuất phát từ tiếng Hy lạp, có một chữ “Philosophy” (có nghĩa là yêu thông thái, anh minh), chuyển sang Tiếng Việt thành “Triết học”. Trong tiếng Trung Quốc và Tiếng Việt bên cạnh thuật ngữ “Triết học” còn có thuật ngữ “Triết lý”. Trung Quốc có khi dùng thuật ngữ “Triết lý” để chỉ một vấn đề lớn, có khi đến tầm cỡ quốc gia, cho đến một vấn đề cụ thể. Nhìn chung, “triết học” và “triết lý” đều bắt đầu bằng chữ “triết” nhằm chỉ sự an hiểu, tri thức đại quát, bản chất thông thái, chỉ khác nhau ở từ ngữ phía sau: “ học” là học thuyết, khoa học, môn học, khoa đào tạo; “lý” là lý lẽ, lý giải, ý sâu xa, một câu tất yếu, một câu châm ngôn, rất khái quát. Có thể hiểu, “triết lý là triết học đã được vận dụng vào một trường hợp cụ thể gắn với cuộc sống thực ở cấp độ nào đó, trong một phạm vi nào đó”[34, tr.117]. Theo Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì “Triết lý là là triết học mang lại thực tế nào đó cho con người, cộng đồng, xã hội ( có thể dùng thuật ngữ: philosophy – triết lý). Triết lý là “quan niệm về cuộc sống và cách giải quyết những vấn đề mà nó nêu lên” [31, tr.854]. Có thể hiểu cách khác: Triết lý quan niệm chung về những vấn đề nhân sinh, xã hội. b.Triết lý giáo dục Triết lý giáo dục là “thực tế giáo dục đã được con người, cộng đồng, xã hội trải nghiệm được đúc kết lại thành một giá trị được biểu đạt trong câu ngắn gọn, ca dao, tục ngữ, cụm từ…nhằm truyền đạt, tiếp thu và thể hiện trong cuộc sống, mang lại một giá trị nhất định cho con người, cộng đồng, xã hội, duy trì và làm nảy nở cái đúng, tốt, đẹp, ngăn ngừa, sửa chữa, loại trừ cái sai, cái ác, cái xấu” [31, tr.17]. - 15 - Triết lý giáo dục có thể có ở các cấp độ khác nhau: một cá thể, một tập thể, cả một quốc gia cho cả hệ thống giáo dục bao gồm đường lối chiến lược, chính sách... phát triển giáo dục, thái dộ đối với nhà giáo, với học trò, vận dụng vào xác định mục tiêu, kế hoạch giáo dục, chỉ đạo phát triển chương trình, sách giáo khoa dến một trường, một lớp học, một nhà giáo, một gia đình. Triết lý giáo dục coi giáo dục là giá trị sống, và giáo dục mang lại cho con người cách thức để thực hiện các giá trị sống. Ở nước ta, từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 có triết lý giáo dục rất sáng suốt. Nhiều người khẳng định: từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới chế độ Dân chủ Cộng hòa, nước nhà có một triết lý giáo dục có hệ thống, từng bước hoàn chỉnh. Toàn dân với nồng cốt là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã tích cực thực hiện suốt hơn nửa thế kỷ, đã đạt kết quả tốt đẹp, nhưng đến nay cần xem xét, bổ sung cho phù hợp với thời đại mới, hoàn cảnh mới. Tiến bộ xã hội gắn liền với giáo dục. Với con người lại càng rõ, học hành đem lại cuộc sống tốt đẹp. Tiến hóa nhân loại, tiến bộ xã hội, hạnh phúc con người có tới mấy triệu năm gắn liền với nhau. Theo đó, tư tưởng lý luận, triết lý giáo dục được xây dựng, các thời tiếp nối nhau phát triển, đáp ứng nhu cầu của xã hội và trước hết của các triều đại, chính thể các nước và ngày nay, cả phạm vi toàn cầu. chính quyền dù theo hình thái nào cũng quan tâm mở trường, có chính sách nuôi dưỡng học sinh giỏi, đào tạo và trọng dụng người tài, vị thế của nghề và người dạy học ngày được nâng cao…chẳng những để có những người phục vụ đắc lực cho chế độ và cải thiện sản xuất, đời sống mà còn cần đông đảo người dân trong cộng đồng xã hội thực thi ngày một tốt hơn nền cai trị của chính quyền và tham gia quá trình nâng cao trình độ lực lượng sản xuất. Vì thế, trong các chính sách giáo dục, chú ý hơn cả là chính sách mở rộng giáo dục. - 16 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan