Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vacxin phòng bệnh do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis...

Tài liệu Vacxin phòng bệnh do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis

.PDF
13
161
121

Mô tả:

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Hải Sinh viên : Quảng Ngọc Trinh MSSV : 06126168 Lớp : DH06SH 1 I. Đặt vấn đề : Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Tình hình bệnh lao - Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao đang là vấn đề khẩn cấp toàn cầu. - Bệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm nay. Mức độ nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con người của các quốc gia. Các nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy, mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động, làm giảm 20-30% thu nhập bình quân của gia đình. Bệnh lao đã tác động mạnh tới 70% đối tượng lao động chính của xã hội, làm lực lượng sản xuất bị giảm sút, năng suất lao động giảm. Diễn đàn các Đối tác chống lao lần thứ nhất diễn ra năm 2001 tại trụ sở của Ngân hàng thế giới ở Washington D.C đã nhận định, bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu làm nghèo đói dai dẳng và là trở ngại đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Sử dụng vaccine kết hợp với điều trị kháng lao lại trên những bệnh nhân mạn tính cho kết quả âm hóa đàm rất cao (90.9%) nhưng việc điều trị rất tốn kém vì phải dùng đến những loại thuốc đắt tiền (như capreomycine, cyclo-serin...) trong một thời gian khoảng hai năm. Ðây là một phương 2 pháp điều trị cho kết quả khá tốt cho các bệnh nhân lao mạn tính. II. Tổng quan : 1. Mycobacteriumtuberculosis (MBT): - Vào năm 1882, nhà vi sinh học người Đức Robert Koch đã phát hiện ra các khuẩn que u lao (Mycobacterium tuberculosis), là tác nhân gây bệnh lao và Louis Pasteur cũng nghiên cứu chúng. - Mycobacteriumtuberculosis là vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn này phân chia mỗi 16 đến 20 giờ, rất chậm so với thời gian phân chia tính bằng phút của các vi khuẩn khác. MTB không được phân loại Gram dương hay Gram âm vì chúng không có đặc tính hoá học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan. - Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể chịu đựng được chất sát khuẩn yếu và sống sót trong trạng thái khô trong nhiều tuần, nhưng trong điều kiện tự nhiên, chỉ có thể phát triển trong sinh vật ký chủ. Vi khuẩn Mycobacteriumtuberculosis gh 3 Vi khuẩn Mycobacteriumtuberculosis 4 Khuẩn lạc vi khuẩn Mycobacteriumtuberculosis 2. Phân loại : Phức hợp M. tuberculosis gồm 3 loài. Mycobacterium khác có khả năng gây lao: M. bovis, M. africanum và M.microti. Hai loài đầu rất hiếm gây bệnh và loài thứ 3 không gây bệnh ở người. Nó có sức đề kháng vì có vỏ bên ngoài chống được cồn và acide. Dưới ánh sáng mặt trời mất 2 ngày mới chết. Nước sôi 1000C mất 5-10 phút nó mới chết. Trong đờm thiếu ánh sáng nó sống được 7 tháng. Trong phân gà sâu 40cm sau 4 năm vẫn còn độc lực, các hóa chất diệt nó phải pha đặc. 3. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis: - Gồm 4 loại vi khuẩn lao chính là: ™ vi khuẩn lao người (Mycobacterium tuberculosis) ™ Vi khuẩn lao bò (Mycobacterium bovis) ™ Vi khuẩn lao chim (Mycobacterium avium) ™ Vi khuẩn lao không xếp hạng. Cần đặc biệt lưu ý là cả 4 loại vi khuẩn lao này đều gây bệnh cho người với mọi hình thức. 5 Mycobacterium bovis a. Gây bệnh trên người: - Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp. 6 b. Gây bệnh trên thú: - Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis bovis. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu trên trâu bò nhưng cũng có thể gây bệnh cho người (nhất là trẻ em), dê, heo cừu, mèo và các loài động vật hữu nhũ khác. - Không dùng vắc-xin cho trâu bò để phòng bệnh lao vì rất khó khăn để chẩn đoán bệnh. 7 Hạt lao trên gan bò 4. Vắc – xin phòng bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis: a. Vắc-xin BCG: - Năm 1906, nhà thú y và miễn dịch học Camille Guérin đã khẳng định rằng cơ chế miễn dịch chống lại bệnh lao gắn liền với số lượng khuẩn que u lao sống trong máu. Sử dụng cách tiếp cận của Pasteur, Calmette kiểm tra xem cơ chế miễn dịch đã phát triển như thế nào để phản ứng lại với khuẩn que lấy từ bò đã bị làm suy yếu, được tiêm vào các động vật khác. Cách điều chế này đã được đặt tên theo hai người phát hiện ra nó (Bacillum Calmette-Guérin, hay viết tắt là BCG). Sự làm suy yếu thu được nhờ việc nuôi cấy chúng trong chất môi trường chứa mật, dựa trên ý 8 tưởng của nhà nghiên cứu người Na Uy Kristian Feyer Andvord (1855-1934). - Từ năm 1908 đến năm 1921, Guérin và Calmette đã cố gắng sản xuất các mẫu dược phẩm ngày càng ít độc hơn của khuẩn que, bằng cách dịch chuyển chúng trong các môi trường nuôi dưỡng kế tiếp nhau. - Năm 1921, họ đã sử dụng BCG để chủng vắc xin thành công cho trẻ sơ sinh tại Charité ở Paris. Tuy nhiên, chương trình chủng vắc xin đã gặp phải cản trở nghiêm trọng khi 72 trẻ em đã mắc bệnh lao vào năm 1930 tại Lübeck (Đức) sau khi được tiêm chủng lô vắc xin bị sản xuất sai tại Viện Pasteur. Việc chủng vắc xin đại trà cho trẻ em ở nhiều nước chỉ được khôi phục trở lại sau năm 1932, khi công nghệ sản xuất mới và an toàn hơn đã được hoàn thiện - Bacille Calmette-Guerin hay BCG là loại vắc-xin phổ biến hiện nay. Nó có thể giúp phòng ngừa một số dạng bệnh lao nguy hiểm tuy nhiên nó không có hiệu quả tốt đối với bệnh lao phổi, dạng bệnh lao phổ biến nhất. Vắc-xin BCG 9 b. Vắc-xin MVA85A -Một loại vắc-xin mới có tác dụng ngừa bệnh lao do ĐH Oxford bào chế và đang thử nghiệm lâm sàng tại Nam Phi. Loại vắc-xin này rất an toàn và kích thích phản ứng miễn dịch ở mức độ cao. - Loại vắc-xin mới có tên gọi là MVA85A. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm loại vắc-xin này ở Gambia, một nước nhỏ ở Tây Phi. - Kết quả thử nghiệm cho thấy loại vắc-xin này rất an toàn và kích thích phản ứng miễn dịch ở mức độ cao, một nhân tố quan trọng đầu tiên nhằm phòng chống lây nhiễm lao. Hiện giờ các nhà khoa học nghiên cứu vắc-xin MVA85A ở giai đoạn II tại Western Cape, Nam Phi 10 nhằm xác định tính hiệu quả của nó so với loại vắc-xin cũ BCG. Loại vắc-xin mới (MVA85A) sẽ cùng tồn tại song song và hỗ trợ vắc-xin cũ (BCG) để phòng chống bệnh lao có hiệu quả hơn. Những thử nghiệm ở Gambia đã cho thấy loại vắc-xin mới tăng cường hệ thống miễn dịch mạnh hơn rất nhiều nhưng vấn đề còn cần phải xem xét tiếp theo chính là hiệu quả ngăn ngừa bệnh thực tiễn của nó như thế nào. Vắc-xin MVA85A III. Kết luận: - Cho đến nay việc sử dụng vắc-xin để phòng bệnh lao vẫn chưa gọi là phương pháp tối ưu. 11 - Chẳng hạn như vắc-xin BCG vẫn chưa hiệu quả đối với các loại bệnh lao chỉ có thể giúp phòng ngừa một số dạng bệnh lao nguy hiểm nhưng đối với lao phổi thì không hiệu quả. - Đối với vắc-xin MVA85A thì vẫn chưa thể sử dụng rộng rãi được vì chưa đảm bảo được hiệu quả thực tiễn. - Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin cũng rất cần thiết để phòng ngừa và hạn chế bệnh trong trường hợp những cách điều trị khác không được hiệu nghiệm( Vì dùng thuốc kháng lao đầu tiên có hiệu lực đến 99% nhưng hiệu lực đã bị giảm đáng kể do lờn thuốc lao). IV. Tài liệu tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Mycobacterium_tubercul osis http://www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=30 2&detail=16&ucat=43 12 http://www.sinhhocvietnam.com http://www.nhakhoalananh.com/vn/print.php?post=636 http://vietbao.vn/Khoa-hoc/MVA85A-Vac-xin-moi-nguabenh-lao/20724617/188/ 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng