Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Tự truyện V3_bao cao de tai phan qlcl tong hop (8 11)...

Tài liệu V3_bao cao de tai phan qlcl tong hop (8 11)

.DOC
33
696
147

Mô tả:

hay
CHƯƠNG 1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VIỄN THÔNG Nội dung nhiệm vụ: - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông và quản lý chất lượng sản phẩm, thiết bị viễn thông tại Việt Nam; - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chất lượng dịch vụ và sản phẩm, thiết bị viễn thông của một số nước trong khu vực và thế giới; - Đề xuất các nội dung hoàn thiện về chính sách, hệ thống văn bản pháp quy, công tác xây dựng quy chuẩn. 1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng viễn thông 1.1. Cơ sở pháp lý chung - Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009. - Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23/11/2009. - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007. - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006. - Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông. - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Tổng hợp về các nội dung quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau: - Công bố tiêu chuẩn áp dụng. - Công bố sự phù hợp. - Đánh giá sự phù hợp. - Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra. - Thanh tra. - Giải quyết tranh chấp. - Bồi thường thiệt hại. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Xử lý vi phạm. Nội dung quản lý chất lượng viễn thông quy định tại Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện và Nghị định số 25/2011/NĐ-CP bao gồm: - Quản lý chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông: công bố hợp quy đối với hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, kết nối mạng viễn thông, dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng. - Quản lý chất lượng sản phẩm, thiết bị viễn thông: chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy đối với thiết bị thuộc Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn. - Kiểm định: đo kiểm và chứng nhận hoặc đo kiểm và công bố sự phù hợp đối với thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính giá cước, đài vô tuyến điện. Trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu về nội dung quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông và quản lý chất lượng sản phẩm, thiết bị viễn thông. 1.2. Hiện trạng công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông 1.2.1. Các văn bản do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Trên cơ sở các Luật, Nghị định liên quan đến quản lý chất lượng viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản sau: - Thông tư số 08/2013/TT-BTTTT ngày 26/3/2013 quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông. - Thông tư số 35/2015/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2015 Quy quy định Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng. Danh mục bao gồm: + Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất. + Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ FTTH/xPON (dịch vụ truy nhập Internet cáp quang). + Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ Modem cáp truyền hình (dịch vụ truy nhập Internet cáp truyền hình). + Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ xDSL (dịch vụ truy nhập Internet xDSL). + Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất. + Dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT2000. - Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ viễn thông: + QCVN 34:2014/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất. + QCVN 35:2011/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất. + QCVN 36:2015/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất. + QCVN 81:2014/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000. + QCVN 82:2014/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ tin nhắn ngắn trên mạng viễn thông di động mặt đất. + QCVN 84:2014/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch IPTV trên mạng viễn thông công cộng cố định. 1.2.2. Công tác thực thi Theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BTTTT ngày 26/3/2013 quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông, các nội dung quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông bao gồm: - Công bố chất lượng dịch vụ: Doanh nghiệp viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép có trách nhiệm công bố chất lượng dịch vụ theo quy chuẩn bắt buộc áp dụng đối với các dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng; tự công bố chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đối với các dịch vụ không thuộc Danh mục nêu trên. - Báo cáo chất lượng dịch vụ: + Báo cáo định kỳ: Hàng quý, doanh nghiệp viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép có trách nhiệm báo cáo Cục Viễn thông chất lượng dịch vụ do mình cung cấp trong quý trước đó theo từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. + Báo cáo đột xuất: Doanh nghiệp viễn thông, đại lý viễn thông báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Cục Viễn thông và Sở Thông tin và truyền thông. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo cáo Cục Viễn thông và Sở Thông tin và Truyền thông về sự cố mạng lưới gây ảnh hưởng đến liên lạc việc sử dụng dịch vụ trên địa bàn một hay nhiều tỉnh, thành phố hoặc trên hướng liên tỉnh, liên mạng, quốc tế không thực hiện được trong khoảng thời gian từ 2 giờ trở lên của dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng. - Đo kiểm chất lượng dịch vụ: + Hàng năm Cục Viễn thông ban hành kế hoạch đo kiểm đối với các dịch vụ thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng. + Nội dung đo kiểm bao gồm thử nghiệm, lấy mấumẫu, đo kiểm và đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. + Việc đo kiểm một dịch vụ viễn thông có thể thực hiện tại một hoặc nhiều địa bàn tỉnh, thành phố. Việc đo kiểm có thể thực hiện đồng thời đối với nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. + Trong trường hợp cần thiết, Cục Viễn thông có thể tiến hành đo kiểm đột xuất chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. - Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ: + Việc kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước: Hàng năm Cục Viễn thông xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiến hành kiểm tra đối với doanh nghiệp viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép; các Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiến hành kiểm tra đối với doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn quản lý của Sở. Nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ như: công bố, báo cáo, tự kiểm tra, tự giám sát và tự công khai thông tin về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp + Việc tự kiểm tra của doanh nghiệp: doanh nghiệp viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép có trách nhiệm ban hành “Quy chế tự kiểm tra chất lượng dịch vụ” và hàng quý tự tiến hành kiểm tra về việc tuân thủ các quy định của Thông tư và đo kiểm, đánh giá tại 03 tỉnh, thành phố đối với các dịch vụ thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng. - Giám sát chất lượng dịch vụ: Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định dịch vụ và thời gian giám sát đối với các dịch vụ thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng. Cục Viễn thông tổ chức thực hiện việc giám sát, lựa chọn tổ chức đo kiểm thực hiện đo giám sát chất lượng dịch vụ tại địa bàn bất kỳ. Doanh nghiệp thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép có trách nhiệm thường xuyên giám sát chất lượng dịch vụ thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng. - Công khai thông tin về chất lượng dịch vụ: + Cục Viễn thông: công khai thông tin trên website của Cục về kế hoạch và kết quả kiểm tra, đo kiểm của Cục; công khai thông tin về chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp trên website của Bộ Thông tin và Truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng. + Sở Thông tin và Truyền thông: công khai thông tin trên website của Sở về kế hoạch và kết quả kiểm tra của Sở. + Doanh nghiệp được cấp phép: công khai thông tin trên website của doanh nghiệp về các dịch vụ cung cấp; các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng, báo cáo định kỳ đã gửi Cục Viễn thông, kết quả tự kiểm tra, đo kiểm; địa chỉ, số điện thoại và quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng; các thông tin hỗ trợ khách hàng. Ngoài ra Thông tư còn quy định các mẫu biểu phục vụ công tác công bố và báo cáo chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp. Mô hình tổ chức thực thi: Để tổ chức thực thi các nội dung quản lý chất lượng theo quy định tại Thông tư, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao trách nhiệm tổ chức thực hiện như sau: - Cục Viễn thông: chủ trì, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các nội dung quản lý quy định tại Thông tư. Việc tổ chức triển khai công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông được giao cho 04 đơn vị thuộc Cục Viễn thông với khoảng 25 cán bộ: + Phòng Chất lượng: phụ trách tổng thể công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông, chủ trì triển khai công tác công bố, báo cáo, đo kiểm, kiểm tra, giám sát và công khai thông tin về chất lượng dịch vụ viễn thông. + Trung tâm Đo lường: nghiên cứu và phối hợp với Phòng Chất lượng, các Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2, và Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 3 xây dựng và triển khai kế hoạch đo kiểm chất lượng dịch vụ hàng năm. + Các Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2, 3 phối hợp với Phòng Chất lượng, Trung tâm Đo lường thực hiện đo kiểm theo kế hoạch đã được phê duyệt. - Các Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông trên địa bàn quản lý theo các nội dung được phân công trong Thông tư 08/2013/TT-BTTTT; phối hợp với Cục Viễn thông trên cơ sở kế hoạch đo kiểm, kiểm tra được đăng trên website của Cục Viễn thông. - Các doanh nghiệp: hiện tại có 05 doanh nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất là Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Tổng công ty viễn thông Mobifone, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam - VNPT (mạng Vinaphone), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội - HTC Hanoi Telecom (mạng Vietnammobile) và Tổng công ty viễn thông toàn cầu - Gtel (mạng G-Mobile); 04 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại cố định là VNPT, Viettel, FPT, Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn - SPT; 06 doanh nghiệp được cấp phép dịch vụ truy nhập Internet ADSL là VNPT, Viettel, FPT, SPT, Netnam và cCông ty Sao Bắc Đẩu. Các doanh nghiệp được cấp phép nêu trên đã cử cán bộ lãnh đạo làm đầu mối và phân công các đơn vị trực thuộc để tổ chức thực hiện các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ nêu trong Thông tư 08/2013/TT-BTTTT. 1.3. Hiện trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm, thiết bị viễn thông 1.3.1. Các văn bản do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành - Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông. - Thông tư 05/2014/TT-BTTTT ngày 19/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông tư quy định 02 danh mục sản phẩm hàng hóa như sau:  Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy,. Danh mục này bao gồm 03 nhóm sản phẩm là thiết bị đầu cuối, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị khuếch đại trong hệ thống phân phối truyền hình cáp với khoảng trên 60 chủng loại sản phẩm, hàng hóa.  Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy,. Danh mục này bao gồm 17 chủng loại sản phẩm, hàng hóa. - Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, thiết bị viễn thông: , bao gồm 79 quy chuẩn, chia theo các lĩnh vực sau: TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Lĩnh vực Yêu cầu về vô tuyến (RF) Thiết bị đầu cuối Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC) Yêu cầu về RF&EMC Thiết bị mạng Thiết bị IPv6 Thiết bị thu truyền hình số Yêu cầu về Pin Cộng Số lượng quy chuẩn 35 21 8 6 4 2 2 1 79 Ngoài ra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng quy định bắt buộc áp dụng một số tiêu chuẩn Việt Nam như: TCVN 7189:2009, TCVN 8666:2011, TCVN 7600:2010.… 1.3.2. Công tác thực thi Công tác thực thi quản lý chất lượng sản phẩm viễn thông dựa trên các quy định tại Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT, bao gồm các nội dung sau: - Chứng nhận hợp quy. - Công bố hợp quy. - Sử dụng dấu hợp quy. - Quản lý sản phẩm sau chứng nhận và công bố hợp quy. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuộc đối tượng áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành trước khi lưu thông trên thị trường. - Các tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy” ban hành kèm theo Thông tư 05/2014/TT-BTTTT phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy. - Các tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy” phải thực hiện công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy. Cục Viễn thông đã xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác chứng nhận, công bố hợp quy, bao gồm: - Quyết định số 190/QĐ-CVT ngày 29/12/2011 của Cục trưởng Cục Viễn thông ban hành “Hướng dẫn phương thức chứng nhận hợp quy, hồ sơ chứng nhận và công bố hợp quy”. - Quyết định số 519/QĐ-CVT ngày 30/10/2012 của Cục trưởng Cục Viễn thông ban hành “Quy trình giám sát đối với sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy”. - Quyết định 193??? a) Về phương thức chứng nhận hợp quy: Phương thức chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm phù hợp với quy định quản lý tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Theo Quyết định số 190/QĐ-CVT ngày 29/12/2011 công tác chứng nhận hợp quy tại Cục Viễn thông áp dụng các phương thức sau: Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình Áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và sản phẩm nhập khẩu. Nội dung và trình tự thực hiện: Bước 1. Kiểm tra, niêm phong mẫu sản phẩm: Tổ chức chứng nhận tiến hành kiểm tra, niêm phong mẫu sản phẩm. Số lượng mẫu phải đủ theo yêu cầu của phép đo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp sản phẩm đã được đo kiểm tại các đơn vị đo kiểm được thừa nhận theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định hoặc Cục Viễn thông thừa nhận thì thực hiện từ bước 3. Bước 2. Đo kiểm mẫu sản phẩm: Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chuyển mẫu sản phẩm đã được niêm phong đến đơn vị đo kiểm được chỉ định hoặc thừa nhận để thực hiện việc đo kiểm mẫu sản phẩm. Các đặc tính của sản phẩm cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Bước 3. Đánh giá sự phù hợp: Tổ chức chứng nhận đánh giá sự phù hợp của mẫu sản phẩm trên cơ sở kết quả đo kiểm hợp lệ với quy chuẩn kỹ thuật áp dụng để chứng nhận. Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị chưa có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Nội dung và trình tự thực hiện: Bước 1. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất: Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận. Nội dung đánh giá căn cứ vào quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng trong hồ sơ đề nghị chứng nhận. Bước 2. Kiểm tra, niêm phong tra mẫu sản phẩm: Tiến hành như quy định tại bước 1 của phương thức 1. Bước 3. Đo kiểm mẫu sản phẩm: Tiến hành như quy định tại bước 2 của phương thức 1. Bước 4. Đánh giá sự phù hợp: Tổ chức chứng nhận đánh giá sự phù hợp của mẫu sản phẩm trên cơ sở kết quả đo kiểm hợp lệ với quy chuẩn kỹ thuật áp dụng để chứng nhận và kết quả đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất. b) Về công bố hợp quy: Đối với các sản phẩm thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy”, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký Bản công bố hợp quy sau khi có Giấy chứng nhận hợp quy được cấp bởi Tổ chức chứng nhận hợp quy. Đối với các sản phẩm thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy”, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký Bản công bố hợp quy sau khi tự đánh giá sự phù hợp dựa trên cơ sở kết quả đo kiểm sản phẩm của đơn vị đo kiểm được chỉ định hoặc thừa nhận hoặc công nhận. Các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký công bố hợp quy và hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy. Trong thời gian bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ có Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy. Trường hợp không tiếp nhận Bản công bố hợp quy cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký công bố hợp quy về những nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện lại việc đăng ký công bố hợp quy. Hiện nay các Trung tâm Kiểm định và chứng nhận 1, 2, 3 là đơn vị được Cục Viễn thông ủy quyền tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân. c) Về sử dụng dấu hợp quy Dấu hợp quy là dấu hiệu thể hiện sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Dấu hợp quy bao gồm 02 mẫu: Dấu hợp quy cho sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy và Dấu hợp quy cho sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy. Kích thước và màu sắc của dấu hợp quy do doanh nghiệp tự quyết định nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép sử dụng dấu hợp quy sau khi đã đăng ký mẫu dấu hợp quy tại cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy. Tổ chức, cá nhân sau khi công bố hợp quy tự thể hiện dấu hợp quy bằng cách in, gắn hoặc dán dấu hợp quy trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời có thể được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo. d) Hoạt động giám sát đối với sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy Giám sát của Tổ chức chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy là hoạt động định kỳ hoặc đột xuất nhằm mục đích kiểm tra, theo dõi việc duy trì chất lượng sản phẩm của các tổ chức, cá nhân chịu giám sát. Kết quả giám sát là một trong những cơ sở để Tổ chức chứng nhận hợp quy quyết định tiếp tục duy trì hiệu lực hoặc thu hồi Giấy chứng nhận hợp quy. Thời hạn thực hiện giám sát định kỳ là không quá mười hai (12) tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận hợp quy hoặc từ ngày thực hiện giám sát trước đó. Việc giám sát do các Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện theo kế hoạch giám sát định kỳ hoặc giám sát đột xuất: - Giám sát định kỳ: Các Tổ chức chứng nhận hợp quy xây dựng kế hoạch giám sát đối với sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy theo từng quý. - Giám sát đột xuất: Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện giám sát đột xuất theo yêu cầu của các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khi có khiếu nại từ người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy. Trình tự thực hiện giám sát của Tổ chức chứng nhận được thực hiện như sau: - Đối với sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy theo Phương thức 2:  Tổ chức chứng nhận hợp quy tiến hành đánh giá lại quá trình sản xuất, niêm phong mẫu sản phẩm tại cơ sở sản xuất; kho hàng; cửa hàng, đại lý hoặc trên thị trường của tổ chức, cá nhân chịu giám sát. Tổ chức, cá nhân chịu giám sát chuyển mẫu sản phẩm đã được niêm phong đến các đơn vị đo kiểm được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định để đo kiểm.  Đánh giá quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm trên cơ sở so sánh với quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đánh giá cấp Giấy chứng nhận hợp quy hoặc khi đánh giá tại kỳ giám sát trước đó.  Tổ chức chứng nhận hợp quy đánh giá kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm so với quy chuẩn kỹ thuật đã áp dụng chứng nhận hợp quy. Trường hợp kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã được áp dụng để chứng nhận hợp quy thì Tổ chức chứng nhận hợp quy thông báo cho tổ chức, cá nhân và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, báo cáo bằng văn bản cho Tổ chức chứng nhận hợp quy và đề xuất thời điểm thực hiện lại việc niêm phong mẫu sản phẩm để đo kiểm lại. Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện lại việc niêm phong mẫu sản phẩm để tổ chức, cá nhân chịu giám sát đo kiểm lại. Trường hợp tổ chức, cá nhân chịu giám sát không có báo cáo khắc phục hoặc không đề xuất việc niêm phong mẫu và đo kiểm lại mẫu sản phẩm thì kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm do Đoàn giám sát niêm phong ban đầu được sử dụng làm cơ sở cho việc báo cáo kết quả giám sát.  Báo cáo kết quả giám sát: Trên cơ sở kết quả đánh giá việc duy trì chất lượng sản phẩm, Đoàn giám sát có báo cáo và đề xuất kết luận giám sát. - Đối với sản phẩm sản xuất trong nước đã được chứng nhận hợp quy theo Phương thức 1:  Trường hợp tổ chức, cá nhân chịu giám sát vẫn duy trì chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng như khi đánh giá cấp Giấy chứng nhận hợp quy hoặc như khi đánh giá tại kỳ giám sát trước đó thì Tổ chức chứng nhận hợp quy thông báo kết luận tiếp tục duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận.  Trường hợp tổ chức, cá nhân chịu giám sát không duy trì chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng như khi đánh giá cấp Giấy chứng nhận hợp quy hoặc như khi đánh giá tại kỳ giám sát trước đó thì Tổ chức chứng nhận hợp quy tiến hành thủ tục huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy đã cấp, thu hồi Giấy chứng nhận hợp quy và quyền sử dụng dấu hợp quy trong các trường hợp sau: Kết quả giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm cho thấy tổ chức, cá nhân chịu giám sát đã không duy trì được quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm; Kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm có cho thấy chất lượng sản phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng như đã được chứng nhận hợp quy; Tổ chức, cá nhân chịu giám sát không phối hợp với Tổ chức chứng nhận hợp quy để thực hiện việc giám sát. Mô hình tổ chức thực thi: Để tổ chức thực thi các nội dung quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định tại Thông tư, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao trách nhiệm tổ chức thực hiện như sau: - Cục Viễn thông: Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các Tổ chức chứng nhận hợp quy và tổ chức, cá nhân liên quan; hướng dẫn phương thức, quy trình, thủ tục chứng nhận và công bố hợp quy, quy trình giám sát đối với sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; hướng dẫn áp dụng các thay đổi liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật và quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện; ban hành và thực hiện thủ tục đơn phương thừa nhận các đơn vị đo kiểm nước ngoài để phục vụ chứng nhận hợp quy,… - Các Sở Thông tin và Truyền thông: Thanh tra và kiểm tra việc thực hiện các quy định về chứng nhận và công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân trên địa bàn và lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý; thực hiện giám sát việc sử dụng dấu hợp quy và duy trì chất lượng sản phẩm của tổ chức, cá nhân tại địa bàn quản lý. - Các Tổ chức chứng nhận hợp quy: là đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật được Bộ Thông tin và Truyền thông giao trách nhiệm thực hiện công tác chứng nhận hợp quy. Hiện tại Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ cho 03 đơn vị thuộc Cục Viễn thông là Tổ chức chứng nhận hợp quy, bao gồm: Trung tâm kiểm định và chứng nhận 1, 2 và 3 tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. - Đơn vị đo kiểm:  Đơn vị đo kiểm được chỉ định: đơn vị đo kiểm được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định để thực hiện đo kiểm phục vụ chứng nhận và công bố hợp quy. Hiện tại có 06 phòng thử nghiệm là đơn vị đo kiểm được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định, gồm: 03 phòng thử nghiệm thuộc Cục Viễn thông, 01 phòng thử nghiệm thuộc Cục Tần số vô tuyến điện, 01 phòng thử nghiệm thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện và 01 phòng thử nghiệm Quatest 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.  Đơn vị đo kiểm được thừa nhận: là đơn vị đo kiểm nước ngoài được Bộ Thông tin và Truyền thông thừa nhận trong khuôn khổ thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau. Cục Viễn thông thừa nhận kết quả đo kiểm để phục vụ hoạt động chứng nhận hợp quy đối với các phép đo mà năng lực đo kiểm trong nước chưa đáp ứng được. Hiện tại Cục Viễn thông đã thừa nhận kết quả đo kiểm của khoảng 90 đơn vị đo kiểm nước ngoài.  Đơn vị đo kiểm được công nhận: là đơn vị đo kiểm đủ năng lực thực hiện đo kiểm phục vụ công bố hợp quy và được công nhận bởi Tổ chức công nhận có thẩm quyền. Hiện tại 5/6 phòng đo được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định cũng đã được Văn phòng công nhận chất lượng công nhận. 1.4. Nhận xét, đánh giá Công tác quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ, sản phẩm viễn thông đã được thực hiện tại Việt Nam trong khoảng thời gian dài, từ năm 2000 đến nay, trải qua nhiều giai đoạn, việc đổi mới chính sách, phương pháp quản lý cho phù hợp với năng lực thiết bị đo kiểm, tình hình thực tiễn của mạng lưới, dịch vụ,… được thường xuyên rà soát, cập nhật với mục tiêu mang lại hiệu quả quản lý nhà nước cao nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản phục vụ cho các nội dung quản lý chất lượng bao gồm Thông tư hướng dẫn, các quy chuẩn kỹ thuật, các mẫu biểu,…. Các nội dung hướng dẫn, quy định chi tiết, cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng. Bên cạnh những mặt tích cực và hiệu quả đạt được, công tác quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm viễn thông hiện tại cũng vẫn còn có một số thách thức, bất cập, cụ thể như sau: 1.4.1. Về công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông - Về tình hình triển khai các nội dung quản lý trên thực tế so với các nhiệm vụ, nội dung quản lý được giao trong Luật, Nghị định có liên quan và năng lực quản lý:  Đối chiếu với Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa và Nghị định 132/2008/NĐ-CP, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định 127/2007/NĐ-CP: Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật và triển khai 04 nội dung quản lý: công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng dịch vụ, thanh tra, xử lý vi phạm; về cơ bản do dịch vụ viễn thông có đặc thù riênng nên các nội dung quản lý chưa sát với các quy định trong các văn bản này.  Đối chiếu với Luật Viễn thông và Nghị định 25/2011: Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai đầy đủ các nội dung về quản lý chất lượng dịch vụ quy định trong các văn bản này, bao gồm: ban hành Danh mục dịch vụ bắt buộc quản lý chất lượng, ban hành Thông tư quy định về quản lý chất lượng, tổ chức thực hiện các nội dung công bố hợp quy, báo cáo chất lượng, kiểm tra chất lượng, thanh tra, xử lý vi phạm.  Cục Viễn thông là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức, thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông, được trang bị các hệ thống thiết bị đo kiểm hiện đại, bộ máy tham gia công tác quản lý chất lượng tinh gọn, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ, làm chủ được thiết bị máy móc, có nhiều kinh nghiệm và có tính chuyên nghiệp cao, việc thực hiện được tổ chức một cách bài bản, khoa học, công khai và minh bạch.  Phạm vi quản lý chất lượng tập trung đối với các dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng hiện nay là phù hợp về tính phổ cập, số lượng người sử dụng và mức độ ảnh hưởng đến người sử dụng,… của dịch vụ, tương đồng với các nước trong khu vực. - Về mặt tích cực, công tác quản lý chất lượng có hiệu quả cao, mang lại cho nhiều lợi ích cho xã hội như:  Công tác quản lý chất lượng dịch vụ đã đi vào nề nếp, các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư nguồn lực một cách thỏa đáng cho việc cải thiện mạng lưới.  Thông tin về quản lý chất lượng dịch vụ như công bố chất lượng, báo cáo chất lượng của doanh nghiệp, kết quả đo kiểm, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được cung cấp một cách công khai, đầy đủ, kịp thời cho người dân, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp.  Hiệu quả của các công tác quản lý chất lượng đã dẫn đến kết quả cuối cùng là chất lượng dịch vụ cung cấp cho người sử dụng được cải thiện và không ngừng nâng cao. - Về những thách thức:  Dịch vụ viễn thông có tính chất phức tạp là có sự kết nối đa chiều giữa nhiều mạng, nhiều doanh nghiệp với nhau, khách hàng sử dụng dịch vụ cả liên mạng và nội mạng. Tuy nhiên việc đo kiểm, đánh giá hiện nay mới dừng lại ở mức độ đánh giá chất lượng dịch vụ nội mạng, chưa đánh giá được chất lượng dịch vụ liên mạng.  Đối với việc đo kiểm nội mạng, hiện nay công tác đo kiểm chỉ phản ánh một góc độ rất nhỏ của thực tế chất lượng dịch vụ với xuất phát điểm rằng công tác đo kiểm chỉ là mô phỏng và lấy mẫu xác suất để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế, diễn biến chất lượng dịch vụ rất đa dạng, đặc biệt là dịch vụ thoại có nhiều kịch bản cuộc gọi khác nhau dựa trên các công nghệ và tính năng không ngừng được cải tiến của mạng lưới. Do vậy, mặc dù kết quả đo kiểm đều cho thấy sự phù hợp (ở mức tốt, rất tốt) của chất lượng dịch vụ nhưng lại chưa phản ánh được toàn diện, chính xác thực tế cảm nhận về chất lượng dịch vụ của khách hàng.  Số lượng nhân sự, thiết bị còn ít, trong khi đó số lượng tỉnh thành khá nhiều, địa bàn cung cấp dịch vụ rộng, nhiều nơi có địa hình phức tạp nên việc đo kiểm, đánh giá chưa toàn diện tất cả các vùng cung cấp dịch vụ mà chỉ tập trung ở các vùng đông dân cư như thành phố, thị xã, vùng đồng bằng.  Nội dung giám sát chất lượng chưa được triển khai do nguồn lực còn thiếu. Với mục tiêu minh bạch, bảo vệ quyền lợi người sử dụng, hỗ trợ thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bằng chất lượng dịch vụ, cơ quan quản lý cần thúc đẩy biện pháp giám sát chất lượng dịch vụ. Việc cần được dần dần triển khai, bước đầu có thể được thực hiện bằng biện pháp đơn giản như tăng cường tần suất đo kiểm đột xuất kèm theo đa dạng hoá kịch bản đo kiểm; hoặc thu thập số liệu báo hiệu của cuộc gọi,… và tiến tới tự động thu thập số liệu từ cuộc gọi thực phát sinh trong mạng lưới hoặc thiết lập mạng lưới thiết bị đo giám sát hàng ngày, số liệu giám sát được cập nhật liên tục thông qua nhiều hình thức như trên website, phần mềm ứng dụng trên thiết bị đầu cuối của khách hàng,…  Chưa làm chủ được công nghệ thiết kế, sản xuất thiết bị đo, do đó việc trang bị hệ thống thiết bị đo chủ yếu là mua sắm thiết bị, mua dịch vụ nâng cấp, sửa chữa thiết bị từ các hãng cung cấp của nước ngoài. - Một số bất cập:  Công nghệ viễn thông phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các dịch vụ thông tin di động, dịch vụ truy nhập Internet như dịch vụ thoại, dịch vụ truy nhập Internet trên mạng 4G, đo dịch vụ truyền hình IPTV,… nên hệ thống thiết bị đo cũng cần phải thường xuyên nâng cấp, cập nhật. Tuy nhiên, thủ tục đầu tư, mua sắm thiết bị phải theo các bước quy định trong Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu,… nên việc cập nhật năng lực thiết bị đo đáp ứng công nghệ mới còn chậm, hoặc chưa được trang bị thiết bị đo mặc dù các dịch vụ này đã được các doanh nghiệp triển khai cung cấp cho khách hàng.  Dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng là một sản phẩm đặc thù, biến động theo thời gian, địa điểm,… nên việc áp dụng các nội dung quản lý đúng như quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là khiên cưỡng, không phù hợp  Thông tư 08/2013/TT-BTTTT: quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông. Nhìn chung các nội dung của thông tư 08 đã có tiền đề thực hiện tốt từ trước nên công tác quản lý tương đối thuận lợi. Tuy nhiên có một vấn đề: nội dung đo kiểm nằm ngoài phạm vi kiểm tra chất lượng dịch vụ. Nếu căn cứ theo quy định của pháp luật về chất lượng SPHH thì việc thử nghiệm, lấy mẫu để đánh giá (nếu cần thiết) cần được đặt trong nội dung kiểm tra của đoàn kiểm tra (điều 27 Luật CLSPHH). Do vậy việc đặt riêng nội dung Đo kiểm nằm ngoài nội dung kiểm tra như hiện nay sẽ phần nào không đúng như trình tự của Luật quy định.  Danh mục mạng bắt buộc phải quản lý chất lượng: Điều 52 Luật Viễn thông có quy định về danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc phải quản lý chất lượng. Tuy nhiên từ thực tế quản lý hiện nay cho thấy việc quản lý chặt chẽ chất lượng mạng là không cần thiết nếu theo quan điểm quản lý chỉ từ phía người sử dụng cuối cùng. Tuy vậy, với xu thế ảo hoá dịch vụ trên mạng băng rộng, nhu cầu kết nối giữa các mạng lõi và mạng truy nhập sẽ tăng lên, bước đầu có một số dịch vụ ứng dụng viễn thông có nhu cầu có Class of Service cao hơn bình thường, có khả năng mâu thuẫn với nguyên tắc net neutrality mà một số regulator trên thế giới đã bắt đầu áp dụng. Do đó cũng nên xem xét thêm về nhu cầu quản lý chất lượng mạng, hay nói cách khác là chất lượng kết nối.  Kinh phí còn hạn chế, các thủ tục về tài chính như lập và phê duyệt dự toán chi phí phục vụ cho công tác đo kiểm chất lượng còn rườm rà, phức tạp nên việc tổ chức triển khai còn chậm, đặc biệt trong giai đoạn đầu năm. 1.4.2. Về công tác quản lý chất lượng sản phẩm viễn thông - Về tình hình triển khai các nội dung quản lý trên thực tế so với các nhiệm vụ, nội dung quản lý được giao trong Luật, Nghị định có liên quan:  Đối chiếu với Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa và Nghị định 132/2008/NĐ-CP: trong 10 nội dung quản lý chất lượng sản phẩm quy định tại Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai 05 nội dung được giao trong Luật, bao gồm: công bố hợp quy, đánh giá sự phù hợp, thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp, thanh tra, xử lý vi phạm; 01 phần của nội dung kiểm tra được giao nhưng chưa triển khai là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất do sản phẩm viễn thông có đặc thù là số lượng nhập khẩu cao, ít sản xuất trong nước và trong quá trình sản xuất thì không gây ảnh hưởng đến vấn đề mất an toàn như quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật. 01 nội dung về công bố tiêu chuẩn do doanh nghiệp tự thực hiện. 03 nội dung chưa triển khai là giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại, giải quyết khiếu nại, tố cáo và một phần của nội dung kiểm tra là kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng.  Đối chiếu với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định 127/2007/NĐ-CP: Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện đầy đủ các quy định, đã xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, xây dựng Thông tư quy định về chỉ định phòng thử nghiệm, giao nhiệm vụ cho các Tổ chức chứng nhận.  Đối chiếu với Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện và Nghị định 25/2011: Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai đầy đủ các nội dung về quản lý chất lượng sản phẩm quy định trong các văn bản này, bao gồm: ban hành Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, tổ chức thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy, thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp. - Về mặt tích cực, công tác quản lý chất lượng có hiệu quả cao, mang lại cho nhiều lợi ích cho xã hội như:  Bộ Thông tin và Truyền thông đã thiết lập được 03 Tổ chức chứng nhận và chỉ định 06 phòng thử nghiệm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đo kiểm, chứng nhận, phù hợp với đặc điểm là các tổ chức, cá nhân tập trung chủ yếu tại 3 địa bàn này và một số địa bàn lân cận. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tham gia MRA với Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Singapore,… hoặc thừa nhận một số phòng thử nghiệm của một số nước như Mỹ, Canada,… nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm viễn thông.  Công tác quản lý chất lượng dịch vụ đã đi vào nề nếp, đảm bảo sản phẩm đưa vào lưu thông trên thị trường có chất lượng tốt, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại cho mạng lưới viễn thông.  Phạm vi quản lý chất lượng tập trung đối với các sản phẩm viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng chủ yếu về các yêu cầu tối thiểu đối với các lĩnh vực như tương thích điện từ trường (EMC), chất lượng phát xạ (RF),… đảm bảo giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và cũng phù hợp với thông lệ của các nước. - Những thách thức:  Chủng loại sản phẩm viễn thông rất đa dạng, phong phú và việc quản lý chất lượng phải dựa trên các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Hiện tại Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và ban hành 79 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định một số tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, qua tìm hiểu công tác tiêu chuẩn hóa của một số nước, đặc biệt là liên minh châu Âu, Mỹ thì các nước này có hệ thống rất nhiều tiêu chuẩn áp dụng cho công tác quản lý chất lượng về các lĩnh vực như EMC, an toàn điện, an toàn bức xạ của thiết bị đầu cuối, hạn chế sử dụng vật liệu nguy hại, … Vì vậy, Việt Nam cũng cần phải xây dựng thêm nhiều quy chuẩn phục vụ công tác quản lý về các lĩnh vực nêu trên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan