Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước ưu nhược điểm của chính sách thuế quan của việt nam...

Tài liệu ưu nhược điểm của chính sách thuế quan của việt nam

.DOCX
4
405
136

Mô tả:

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM Mỗi loại thuế quan lại có một mục đích khác nhau đối với nền kinh tế: - Thuế nhập khẩu: một trong những mục đích quan trọng của thuế nhập khẩu là tăng thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ mậu dịch Thuế xuất khẩu: là một công cụ mà các nước đang phát triển thường hay sử dụng để đánh vào các mặt hàng thường mang lại lợi ích cho quốc gia. Đồng thời, đối với các mặt hàng sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt của một quốc gia, hay các mặt hàng quan trọng đối với sự an toàn lương thực hoặc an ninh của quốc gia đó, thì thuế xuất khẩu có tác dụng là không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàngđó Thế giới là một thể thống nhất nên chỉ có thương mại tự do mới làm cho lợi ích của thế giới đạt cực đại. Do đó, thuế quan cũng có tác động không nhỏ tới nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. - - - Xét trên góc độ của quốc gia đánh thuế thì thuế quan sẽ mang lại thu nhập thuế cho quốc gia đánh thuế. Nhưng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế thì thuế quan lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới. Thuế quan có thể có những ảnh hưởng tiêu cực do thuế quan cao có thể ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa và do đó làm giảm sức tiêu thụ của hàng hóa, đồng thời cũng làm cho nạn buôn lậu tăng lên. Thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong bảo vệ thị trường nội địa. Đặc biệt là bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ. Thuế quan nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng hóa nước ngoài, do đó khích thích sản xuất trong nước. Tuy nhiên đó cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Thuế nhập khẩu có tác dụng cải thiện thương mại của nước đánh thuế. Có thể có nhiều sản phầm mà giá của chúng không tăng đáng kể khi bị đánh thuế. Đối với những loại hàng hóa này, thuế quan có thể khuyến khích các nhà sản xuất nước ngoài giảm giá, giúp chuyển một phần lợi nhuận cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thì nước nhập khẩu phải là nước có khả năng chi phối đáng kể đối với cầu thế giới của hàng hóa nhập khẩu. Và hiện nay, thuế quan của Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể hơn so với trước đây. Điều đó được thể hiện rõ ở một số điểm sau:  Thuế quan của Việt nam hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân loại hàng hóa dựa trên cấu tạo, đặc điểm của hàng hóa, giúp phần làm cho chính sách thuế quan ngày càng có hiệu quả hơn phù hợp với thông lệ quốc tế. - Căn cứ tính thuế: Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%), căn cứ tính thuế là: Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan; giá tính thuế từng mặt hàng; thuế suất từng mặt hàng. Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế là: số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan; mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hoá. Hay ví dụ: theo NGHỊ ĐỊNH của Chính phủ số 149/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2005 về Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu có ghi rõ: Đối tượng chịu thuế Hàng hoá trong các trường hợp sau : 1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Đối tượng không chịu thuế: 1. Hàng hoá vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật. 2. Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. 3. Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 4. Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.  Thuế suất của thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu cũng ngày càng được thiết kế hợp lí hơn. Hiện nay, đối với phần lớn hàng xuất khẩu đều có thuế suất bằng 0%, trừ một số mặt hàng như dầu thô, một số loại quặng và song mây. Thuế nhập khẩu thì được quy định có ba mức: thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt để áp dụng trong những trường hợp khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan hệ của Việt Nam với các nước, tạo thuận lợi trong đàm phán về thuế, phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta cam kết thực hiện. Hiện nay Việt nam đã có thỏa thuận về đối xử ưu đãi với một số nước trong khu vực như Lào, Singapore, Thái Lan, Mianma... Nước ta đã có thỏa thuận về quan hệ thương mại với 66 nước trên thế giới.  Mức thuế nhập khẩu tối đa có xu hướng giảm, ngoài việc giảm các mặt hàng chịu sự quản lí giá tối thiểu của Nhà nước xuống còn 15 mặt hàng, Nhà nước còn áp dụng giá tối thiểu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.  Công tác quản lí thực thi chính sách thuế xuất nhập khẩu được hoàn thiện hơn. Quy trình hành thu thuế xuất nhập khẩu mới được ban hành. Do đó, người khai báo hải quan khi làm thủ tục hải quan phải tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật  Do hệ thống chính sách, cơ chế quản lí trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản, thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất xuất khẩu tăng nhanh và hướng nhập khẩu phục vụ tốt cho đời sống và sản xuất. Có thể nói rằng, chính sách thuế quan của nước ta đã có tác động tích cực trong việc quản lí hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển, bảo vệ sản xuất trong nước, hướng dẫn tiêu dùng và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhược điểm:  Độ trễ khi mới thay đổi một chính sách thuế (giống bài k52)  Thuế tạo ra bộ máy hành chính thu cồng kềnh. Tuy đã áp dụng phương thức thu thuế điện tử nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong công tác thu thuế như: sự mất an toàn của chữ kí số, chất lượng dịch vụ còn hạn chế (hệ thống mạng internet còn nhiều yếu kém, phần mềm bị lỗi…)  Thu thuế gây ra hiện tượng gian lận thương mại, đặc biệt là với thuế xuất nhập khẩu: Điều 7 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT), đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho DN song trên thực tế nhiều DN đã lợi dụng chính sách đó để trốn, lậu thuế với các hình thức như:  + Khai giá thấp so với giá thực tế, khai sai tên hàng, sai kích thước của mặt hàng thực nhập, gian lận trong hàng khuyến mại...  + Lợi dụng việc được trừ các khoản được trừ: Đây chính là điểm để các DN lợi dụng tối đa khoản được trừ để khai báo hải quan.  + Chia nhỏ linh kiện, phụ tùng của sản phẩm nguyên chiếc để gian lận giá: Lợi dụng chính sách thuế hiện hành thuế suất đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp hơn hàng nguyên chiếc nhập khẩu do vậy thủ đoạn này được thực hiện bằng cách lập nhiều công ty khác nhau hoặc móc nối giữa các công ty với nhau và mỗi công ty nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong các thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan.  Khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN thì những hàng rào thuế quan bảo hộ ngoài mặt bảo vệ các doanh nghiệp VN khỏi các doanh nghiệp nước ngoài thì mặt khác lại có ý nghĩa tiêu cực trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp này thay đổi để phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Một thách thức lớn nữa được đặt ra đối với nước ta hiện nay là công tác tuyên truyền khi 72% doanh nghiệp được hỏi chưa biết hoặc chưa nắm rõ về AEC và về những chính sách thuế của VN trong thời gian tới.  Thuế tiêu thu đặc biệt được áp dụng với một số mặt hàng như: rượu, bia, thuốc lá lại gây ra hiện tượng buôn lậu những mặt hàng này qua biên giới do giá cả chênh lệch giữa VN và các nước láng giềng.  Thuế chống bán phá giá cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là vụ VN đang xem xét để áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng thịt gà nhập khẩu từ Mỹ khi giá nhà nhập khẩu quá rẻ so với giá gà công nghiệp được chăn nuôi trong nước làm bà con chăn nuôi gia cầm lao đao.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan