Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hà...

Tài liệu ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng chế độ thanh toán bằng thẻ thanh toán.

.DOC
19
284
110

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ BÀI..........................................................................................................................1 NỘI DUNG....................................................................................................................1 A. Khái quát về các hình thức thanh toán..............................................1 B. Ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành..................................................................................2 I. Ưu và nhược điểm của hình thức thanh toán dùng tiền mặt.........2 II. Ưu và nhược điểm của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt...................................................................................................4 1. Thanh toán qua séc........................................................................4 2. Thanh toán qua ủy nhiệm chi – chuyển tiền.................................7 3. Thanh toán qua ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu................................8 4. Thanh toán qua thẻ ngân hàng......................................................9 C. Thực tiễn áp dụng chế độ thanh toán bằng thẻ thanh toán...........14 1. Thực tiễn áp dụng chế độ thanh toán bằng thẻ thanh toán...........14 2. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán bằng thẻ thẻ thanh toán.......................................................................16 KẾT LUẬN..................................................................................................................17 MỞ BÀI Lịch sử ra đời và phát triển của sản xuất lưu thông hàng hóa gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ và lưu thông tiền tệ. Tiền tệ ra đời với vai trò trung gian trao đổi giữa các loại hàng hóa khác nhau làm cho việc lưu thông và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển. Quá trình phát sinh và phát triển của các quan hệ thanh toán tiền tệ phục vụ các giao dịch dân sự và thương mại gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của các hình thức tiền tệ trong nền kinh tế. Các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các trung quan thanh toán. Mỗi hình thức thanh toán đều có những ưu, nhược điểm riêng tùy thuộc vào bản chất của từng hình thức thanh toán cũng như thực tế và pháp luật ở mỗi quốc gia, mỗi thời kì. Do đó, em xin chọn đề tài: “Ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng chế độ thanh toán bằng thẻ thanh toán.” NỘI DUNG A. Khái quát về các hình thức thanh toán Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thức thanh toán mà người có nghĩa vụ chi trả (người mua hàng hóa, người nhận cung ứng dịch vụ…) sử dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hưởng (người bán hàng hóa, người cung ứng dịch vụ…). Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt phụ thuộc vào sự phát triển của của nền kinh tế đó và tính tiện lợi của phương tiện thanh toán, đồng thời phụ thuộc vào trình độ dân trí của mỗi quốc gia. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng phương tiện thanh toán, trong khi tỉ lệ này ở các nước đang phát triển như Việt Nam thường chiếm từ 30 - 40%. Đây là hình thức thanh toán truyền thống, quen thuộc, đơn giản do các bên trực tiếp chi trả tiền mặt cho 1 nhau, không qua trung gian. Hiện nay, hình thức thanh toán này chủ yếu được điều chỉnh bởi Nghị định của Chính phủ số 161/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt; Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 01/2007/TT-NHNN ngày 07 tháng 3 năm 2007 Hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 Nghị định số 161/2006/NĐ-CP của Chính phủ,… Thanh toán qua các trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian thực hiện (ngân hàng, kho bạc nhà nước, …) Hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng. Thanh toán không dùng tiền mặt giúp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, từ đó làm tăng vòng quay của đồng tiền trong nền kinh tế; góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, chi phí vận chuyển, bảo quản tiền mặt; thuận lợi cho việc thanh toán quốc tế và những giao dịch ở xa. Hình thức thanh toán này còn tạo được nguồn vốn cho ngân hàng với chi phí thấp; tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện chức năng kiểm soát bằng đồng tiền đối với hoạt động của nền kinh tế, giúp cho Nhà nước có kế hoạch điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền. Hiện nay, các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán bao gồm: - Thanh toán qua séc. - Thanh toán qua ủy nhiệm chi – chuyển tiền. - Thanh toán qua ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu. - Thanh toán qua thẻ ngân hàng. - Thanh toán bằng hối phiếu, lệnh phiếu,… B. Ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành. 2 I. Ưu và nhược điểm của hình thức thanh toán dùng tiền mặt. Đây là hình thức thanh toán lâu đời, truyền thống và quen thuộc nhất, do đó, nó có những ưu điểm như: - Phù hợp với thói quen thanh toán, thích hợp với những giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ, hàng ngày. - Các bên trực tiếp thanh toán cho nhau bằng tiền mặt mà không qua trung gian thanh toán dẫn đến những thủ tục, cách thức thanh toán rất nhanh chóng, đơn giản. Các bên cảm thấy yên tâm hơn khi trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, hình thức thanh toán này có nhiều hạn chế, không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, hợp tác quốc tế phát triển, nơi mà không chỉ có những giao dịch trên phạm vi nhỏ hẹp, giá trị thấp nữa, mà xuất hiện nhiều những giao dịch trên phạm vi toàn cầu với giá trị lớn. Nhược điểm của hình thức thanh toán bằng tiền mặt là: - Tính an toàn không cao, nguy cơ rủi ro, mất mát lớn. Việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt dẫn đến việc các chủ thể lúc nào cũng phải mang theo tiền mặt bên mình, với những khoản tiền lớn, địa điểm thanh toán ở xa thì độ an toàn không được đảm bảo. - Lãng phí thời gian, vật chất vào việc phát hành, bảo quản, sử dụng tiền măt. - Tốn kém chi phí vận chuyển, khó khăn khi thực hiện thanh toán quốc tế, không đảm bảo an toàn khi khoảng cách giao dịch xa. - Giảm vòng quay của vốn, khiến sản xuất chậm lại, ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế. - Hiện nay, để tăng cường các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, pháp luật còn quy định hạn mức thanh toán bằng tiền mặt. Theo đó, các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà 3 nước khi trả tiền cho bên thụ hưởng phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả (Điều 3 NĐ của Chính phủ số 161/2006/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt). Do đó, hiện nay, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được thúc đẩy phát triển, nhằm lợi dụng tối đa những ưu điểm của các hình thức thanh toán này. II. Ưu và nhược điểm của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 1. Thanh toán qua séc. Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật công cụ chuyển nhượng: “Séc là giấy tờ có giá do người kí phát lập, ra lệnh cho người bị kí phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.” Hiện nay, hình thức thanh toán qua séc được quy định tại Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 7 năm 2006 ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc. a. Về ưu điểm - Người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng kí chuyển nhượng để nhờ thu tờ séc đó cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người thu hộ) để nhờ thu theo thỏa thuận giữa các bên. Quy định này tạo điều kiện cho các chủ thể thụ hưởng séc khi không có điều kiện trực tiếp thanh toán séc, hơn nữa, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên nghiệp, do đó, quyền lợi của người thụ hưởng sẽ được đảm bảo. - Để đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng, các bên có thể tiến hành bảo đảm thanh toán séc. Đây là biện pháp duy trì khả năng cho người thụ hưởng 4 được thanh toán số tiền ghi trên séc. Có hai hình thức bảo đảm thanh toán séc là bảo lãnh séc và bảo chi séc. - Trong các trường hợp mất, hư hỏng séc, bên kí phát kí phát séc không đủ khả năng thanh toán, pháp luật đều có các quy định bảo vệ quyền lợi của các bên. Trong trường hợp người kí phát làm mất tờ séc trắng thì người làm mất séc thông báo bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị kí phát. Nếu người thụ hưởng làm mất séc, người thụ hưởng phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị kí phát, người kí phát, yêu cầu người kí phát ra thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đã mất cho người bị kí phát. Người bị kí phát khi nhận được thông báo về tờ séc bị mất, phải kiểm tra ngay các thông tin về tờ séc bị mất, và vào sổ theo dõi séc đã được thông báo mất. Người bị kí phát không được thanh toán séc đã được báo mất. Trường hợp hư hỏng séc, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát ký phát lại tờ séc có cùng nội dung để thay thế. Trường hợp người ký phát ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, người bị kí phát có trách nhiệm gửi thông báo tới người kí phát để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả số tiền ghi trên séc. Người kí phát chậm trả séc, sẽ phải chịu phạt chậm trả, lãi suất phạt chậm trả séc bằng 200% lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm áp dụng. Nếu người bị kí phát không nhận được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền kèm tờ séc đã được thanh toán thì người bị kí phát có trách nhiệm đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền kí phát séc của người vi phạm. Tùy từng mức độ vi phạm người kí phát sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. - Một ưu điểm khác của séc đó là séc chỉ có giá trị khi có chữ kí bằng tay trực tiếp trên tờ séc của người kí phát bằng bút mực hoặc bút bi, theo đúng 5 chữ kí mẫu đã đăng kí tại người bị kí phát. Do đó, người kí phát có thể kiểm soát được việc kí phát và sử dụng séc, hạn chế các trường hợp giả mạo chữ kí trục lợi. b. Về nhược điểm - Khác với thanh toán qua thẻ ngân hàng, người thanh toán cần có thẻ ngân hàng và mã PIN của thẻ đó, với việc thanh toán bằng séc, bất cứ ai chỉ cần chiếm hữu được tờ séc là đã có thể tiến hành thanh toán. Đặc điểm này dẫn đến việc cung ứng, kí phát, chuyển nhượng, nhờ thu séc, xuất trình và thanh toán séc đều phức tạp hơn, do các bước phải hết sức chặt chẽ nhằm bảo đảm quyền lợi cho các bên. Theo quy định tại Điều 5 Quy chế cung ứng và sử dụng séc, tổ chức cung ứng séc tự quyết định về thiết kế mẫu séc trắng do mình cung ứng, nhưng giấy in séc, kích thước séc, yếu tốc và vị trí các yếu tố trên séc trắng phải được thiết kế theo các điều kiện do pháp luật quy định. Trong quá trình xuất trình, tiếp nhận và thanh toán séc, các bên tiếp nhận phải kiểm tra đầy đủ tất cả các yếu tố trên tờ séc như chữ ký và dấu của người kí phát séc hoặc người được ủy quyền kí phát séc; tính liên tục của dãy chữ kí chuyển nhượng, số séc, số tiền bằng chữ, số tiền bằng số,… Bất cứ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên. - Như đã đề cập ở trên, quy định về chữ kí trực tiếp giúp người kí phát kiểm soát được việc kí phát và bảo đảm quyền lợi cho người kí phát, tuy nhiên, điều này gây bất lợi đối với những giao dịch thanh toán thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của người kí phát mà vắng mặt người kí phát. - Khác với các loại hình thanh toán khác, việc xuất trình séc để thanh toán chỉ được coi là hợp lệ khi séc được người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền, người thu hộ xuất trình séc đúng địa điểm, đúng thời hạn theo quy định. Nếu tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ 6 ngày kí phát và người kí phát có đủ khả năng thanh toán để chi trả số tiền ghi trên séc thì người bị kí phát có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng hoặc người được thụ hưởng ủy quyền ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó. Nếu tờ séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày kí phát thì người bị kí phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị kí phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người vị kí phát có đủ khả năng thanh toán. Như vậy, nếu xuất trình séc sau thời hạn quy định, người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền, người thu hộ có thể không được người bị kí phát thanh toán. - Hiện nay hoạt động thanh toán bằng séc được điều chỉnh bởi Luật Công cụ chuyển nhượng 2005 và Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc. Tuy nhiên, cho đến nay, Luật Các công cụ chuyển nhượng chưa có văn bản hướng dẫn, gây khó khăn cho các chủ thể khi tiến hành thanh toán bằng séc. NHNN chưa thành lập được các trung tâm bù trừ séc theo quy định của luật này. Đó là lí do khiến hình thức thanh toán này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta. 2. Thanh toán qua ủy nhiệm chi – chuyển tiền. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi là hình thức ủy nhiệm thanh toán qua ngân hàng, kho bạc nhà nước theo đó chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng, kho bạc phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng thông qua giấy ủy nhiệm chi. Ủy nhiệm chi – chuyển tiền dùng để trả tiền mua bán hàng hóa, dịch vụ cho người thụ hưởng, dùng để chuyển tiền cầm tay (séc chuyển tiền) và chuyển tiền mặt giữa các tỉnh, thành phố qua ngân hàng đối với các đơn vị, cá nhân có yêu cầu thông qua thể thức chuyển tiền nhanh bằng điện đến địa chỉ người lĩnh tiền. 7 Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, kho bạc nhà nước yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.1 Các chủ thể tham gia vào quan hệ thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền bao gồm bên trả tiền; ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền; ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên thụ hưởng. Hình thức thanh toán này có một số những ưu điểm như: - Hình thức thanh toán này khá nhanh chóng, ít phụ thuộc hơn vào máy móc thiết bị do đó cũng hạn chế được những rủi ro do hỏng hóc, sự cố của máy móc, thiết bị như trong thanh toán bằng thẻ ngân hàng. - Giống với hình thức thanh toán bằng séc, với hình thức thanh toán này, người thụ hưởng không cần có tài khoản tại ngân hàng như hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Người thụ hưởng có thể đến trực tiếp ngân hàng, kho bạc nhà nước để được thanh toán. - So với thanh toán bằng séc, do ít chủ thể tham gia vào quan hệ thanh toán hơn nên hình thức thanh toán này đơn giản hơn. Bên trả tiền chỉ cần lập giấy ủy nhiệm chi theo quy định của ngân hàng và nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình. Ngân hàng, kho bạc nhà nước sẽ trích tài khoản trả cho bên thụ hưởng. 3. Thanh toán qua ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu là hình thức thanh toán qua ngân hàng, kho bạc nhà nước trong đó đơn vị bán (đơn vị thụ hưởng) yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình thu hộ số tiền về hàng hóa đã chuyển giao, dịch vụ đã cung ứng cho người khác. Ủy nhiệm thu là lệnh thu tiền của chủ tài khoản lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, kho bạc nhà nước yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ 1 Trang 351, Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Trường ĐH Luật Hà Nội. 8 mình thu hộ số tiền theo các chứng từ về việc đã chuyển giao hàng hóa, đã cung ứng dịch vụ cho người khác.2 Việc thu hộ của ngân hàng không phải là công việc đòi nợ mà chỉ đơn giản là nhận tiền của bên trả tiền và hoàn trả lại cho bên thụ hưởng. Cũng tương tự như hình thức thanh toán qua ủy nhiệm chi – chuyển tiền, hình thức thanh toán qua ủy nhiệm chi hoặc nhờ thu cũng đơn giản, hạn chế những rủi ro do máy móc, hệ thống, bên trả tiền không nhất thiết phải có tài khoản ngân hàng. Ủy nhiệm thu được lập theo mẫu của NHNN, trong đó bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố và kí tên, đóng dấu của đơn vị lên tất cả các ủy nhiệm chi. Khi nhận được ủy nhiệm chi trong thời hạn 1 ngày làm việc, ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên mua trả tiền ngay cho người thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán. 4. Thanh toán qua thẻ ngân hàng. Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Giao dịch thẻ là việc sử dụng thẻ để gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng. Với vai trò là công cụ để thực hiện thanh toán, thẻ ngân hàng có thể được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thực hiện thông qua nghiệp vụ kế toán của ngân hàng. Căn cứ vào nguồn vốn của chủ thẻ, thẻ ngân hàng được chia làm hai loại: thẻ thanh toán và thẻ tín dụng. Thẻ thanh toán là loại thẻ được chủ thể sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số dư trên tài khoản của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận theo hợp đồng. 2 Trang 353, Giáo trình Luật Ngân hàng nhà nước, Trường ĐH Luật Hà Nội 9 (Điều 2 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN) Quan hệ thanh toán bằng thẻ ngân hàng phát sinh trên cơ sở hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ thanh toán giữa ngân hàng phát hành thẻ và người có đủ điều kiện sử dụng thẻ thanh toán. Ngân hàng phát hành thẻ là ngân hàng được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, cấp thẻ cho các chủ thể là cá nhân sử dụng, chịu trách nhiệm thanh toán và cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc sử dụng thẻ. Các chủ thể tham gia thanh toán thẻ bao gồm: Ngân hàng phát hành thẻ, Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ, chủ sở hữu thẻ và cơ sở tiếp nhận thẻ (bên bán hàng). Đối với mỗi chủ thể trong quan hệ này, hình thức thanh toán bằng thẻ ngân thanh toán lại có những ưu, nhược điểm riêng. a. Ưu điểm Những ưu điểm khi thanh toán bằng hình thức này là: + Chủ thẻ có quyền sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không bị phân biệt giá so với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt; không phải trả thêm tiền hoặc phụ phí cho đơn vị chấp nhận thẻ (Điều 21, 26 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN); có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt và chuyển sang hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi cần thiết; khi thẻ hết thời hạn sử dụng hoặc khi chủ thể không muốn tiếp tục sử dụng thẻ, chủ thẻ có thể hoàn trả lại thẻ cho Ngân hàng phát hành thẻ. Để bảo vệ cho quyền lợi của mình, chủ thẻ còn được quyền khiếu nại trong một số trường hợp. So với hình thức thanh toán bằng tiền mặt, chủ thẻ không phải trực tiếp mang theo tiền mặt bên người, đặc biệt tiện dụng với những giao dịch giá trị lớn. + Đối với cơ sở tiếp nhận thẻ, thay vì phải tiếp nhận, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt, khi sử dụng hình thức thanh toán này, công việc kế toán sẽ đơn 10 giản hơn, đơn vị chấp nhận thẻ được tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ thanh toán đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng vào chính tài khoản ngân hàng của cơ sở tiếp nhận thẻ. Khi phát hiện có các trường hợp như thẻ giả; người sử dụng không chứng minh được mình là chủ thẻ; chủ thẻ không thực hiện đúng các quy định của tổ chức phát hành thẻ (hoặc của tổ chức thẻ quốc tế mà thẻ mang nhãn hiệu thương mại) về việc sử dụng thẻ; khi có yêu cầu của tổ chức phát hành thẻ (hoặc của tổ chức thẻ quốc tế mà thẻ mang nhãn hiệu thương mại), cơ sở tiếp nhận thẻ được quyền thu giữ thẻ theo quy định tại Điều 31 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân cũng như cho các chủ thể khác. b. Nhược điểm Tiện dụng, phù hợp với nền kinh tế thị trường, với phương hướng phát triển thương mại điện tử ngày nay nhưng hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng không phải không có những hạn chế. Những hạn chế này chủ yếu do các quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng, dẫn đến những hạn chế trong thanh toán bằng thẻ ngân hàng trên thực tế: - Hiện nay theo quy định của pháp luật, hợp đồng sử dụng thẻ hoặc thanh toán thẻ tín dụng được lập dưới hình thức hợp đồng sử dụng thẻ theo mẫu do ngân hàng phát hành thẻ quy định. Quy định này bảo đảm tương thích với pháp luật các nước khác và tạo thuận lợi cho Ngân hàng phát hành thẻ trong việc quản lí, theo dõi hồ sơ khách hàng. Nhưng lại khiến các chủ thể khác gặp rất nhiều khó khăn trong việc thương lượng, chỉnh sửa các điều khoản cụ thể của hợp đồng, không đảm bảo được nguyên tắc tự do ý chí khi tham gia giao kết hợp đồng. Thiết nghĩ, pháp luật cần có quy định mềm dẻo hơn trong việc xây dựng hợp đồng mẫu để các bên giao kết hợp đồng được thể hiện ý chí của mình hoặc phải có quy định các nội dung cụ thể cần được 11 thể hiện vào hợp đồng mẫu nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho chủ thẻ hoặc cơ sở chấp nhận thẻ. - Theo quy định tại Điều 11 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN thì đối với chủ thẻ chính là cá nhân, chủ thẻ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; đối với chủ thẻ phụ, chủ thẻ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc có năng lực hành vi dân sự và từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận về việc sử dụng thẻ. Theo quy định tại Điều 18, 19 BLDS, người đủ 18 tuổi trở lên là người có đủ điều kiện về năng lực hành vi để được cấp thẻ. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 20 BLDS, người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng, đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện GDDS mà không phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Những quy định trên của Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN đã hạn chế quyền tham gia của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong việc sử dụng thẻ. - Pháp luật chưa có những biện pháp thật răn đe để xử lí các hành vi vi phạm có liên quan đến thẻ thanh toán. Điều 30 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN mới đưa ra các hành vi bị nghiêm cấm, Điều 32 khẳng định các tổ chức cá nhân vi phạm các quy định trong quy chế này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lí vi phạm hành chính, trường hợp nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, BLHS lại chưa quy định về tội danh, hình phạt cho hành vi tạo và sử dụng thẻ tín dụng giả. Điều này khiến công tác phòng chống tội phạm trong hoạt động thẻ chưa 12 cao, gây lo lắng, băn khoăn cho người sử dụng. Ngoài ra, chủ thẻ còn có thể gặp những rủi ro liên quan đến chất lượng của máy móc, thiết bị. - Khoản 5 Điều 21 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN quy định, chủ thẻ có quyền khiếu nại, yêu cầu tổ chức phát hành thẻ tra soát trong những trường hợp: Sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót về các giao dịch thẻ do tổ chức phát hành thẻ thông báo cho chủ thẻ theo thỏa thuận; đơn vị chấp nhận thẻ nâng giá hàng hòa, dịch vụ hoặc phân biệt giá khi nhận thanh toán bằng thẻ so với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt; đơn vị chấp nhận thẻ yêu cầu chủ thẻ trả thêm phụ phí cho các giao dịch thẻ thực hiện để mua hàng hóa, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ; và các vi phạm hợp đồng sử dụng thẻ khác của tổ chức phát hành thẻ. Thời hạn khiếu nại, yêu cầu tra soát là 7 ngày làm việc kể từ ngày chủ thẻ nhận được thông báo hoặc từ ngày quyền và lợi ích của chủ thẻ bị vi phạm. Như vậy, pháp luật hoàn toàn chưa có quy định về nội dung, thời gian giải quyết khiếu nại, các trách nhiệm của ngân hàng phát hành thẻ trong việc bồi thường thiệt hại cũng như các trách nhiệm vât chất khác nhằm bảo đảm thực chất quyền lợi của chủ thẻ khi khiếu nại. Hơn nữa, thời hạn khiếu nại quá ngắn, không đủ thời gian cho các chủ thẻ xem xét, thực hiện việc khiếu nại. Do đó, trên thực tế, các ngân hàng thường chây ỳ, đùn đẩy trong việc giải quyết khiếu nại, khiến các chủ thẻ khi quyền lợi và nghĩa vụ bị xâm phạm phải rất khó khăn, vất vả mới có thể đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bản thân. - Thẻ tín dụng quốc tế phát triển giúp xóa nhòa ranh giới địa lí trong hoạt động thanh toán của chủ thẻ, các giao dịch thanh toán tại nước ngoài ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng thẻ tín dụng ở nước ngoài phải được thực hiện bằng ngoại tệ, tạo nên áp lực lớn trong việc cung ứng ngoại tệ của các ngân hàng phát hành thẻ trong nước. 13 - Theo quy định tại Điều 9 NĐ 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối, căn cứ vào tình hình thực tế từng thời kì mà NHNN quy định cụ thể mức ngoại tệ, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng mang theo người phải khai báo với Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh. Tuy nhiên, với những cá nhân xuất nhập cảnh sử dụng thẻ thì lại không hề phải chịu một sự kiểm tra, khai báo hoặc cấp phép nào từ cơ quan quản lí nhà nước. Quy định này có vẻ như là ưu điểm với các chủ thẻ nhưng điều này lại gia tăng khó khăn cho các ngân hàng thương mại như đã đề cập đến ở trên, ngoài ra còn dẫn đến nguy cơ chảy máu ngoại tệ cho đất nước. C. Thực tiễn áp dụng chế độ thanh toán bằng thẻ thanh toán. 1. Thực tiễn áp dụng chế độ thanh toán bằng thẻ thanh toán. a. Những thành quả đạt được - Bước đầu hình thành một thị trường thanh toán thẻ đầy đủ. Sau một thời gian tiếp cận công nghệ thẻ hiện đại, các ngân hàng Việt Nam đã tiến đến trực tiếp phát hành thẻ cho khách hàng. Tuy nhiên, chất lượng thẻ phát hành chưa thật tốt do công nghệ in thẻ, dập thẻ chưa tốt. Dịch vụ thẻ cung cấp cho khách hàng đôi khi còn chưa thông suốt, nhiều trường hợp không thể thanh toán do trục trặc, hỏng hóc máy móc, kĩ thuật. - Những năm gần đây, thẻ ngân hàng đã trở nên rất quen thuộc nhờ chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Nhà nước, người sử dụng có nhiều sự lựa chọn hơn, nhiều máy ATM hơn, tuy nhiên chưa có nhiều đơn vị chấp nhận thẻ. b. Những hạn chế - Tỷ lệ thanh toán thẻ chưa cao trong tổng thanh toán toàn xã hội. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của cả nước đang giảm liên tục từ mức 23,7% năm 2001 xuống 14,6% năm 2008 và năm 2009 vẫn duy trì 14 được xu hướng tích cực này.Tính đến hết quý I/2010, tỷ lệ thanh toán không bằng tiền mặt đã chiếm đến 85%, riêng thanh toán qua điện tử chiếm trên 60%. Những con số này là về sự đích sớm so với đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo đề án này tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2010 không quá 18%; đến năm 2020 khoảng 15%.3 Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mới tập trung ở khu vực các tổ chức kinh tế còn ở khu vực dân cư, diễn biến này phát triển rất chậm chạp. Trong 4 phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng chủ yếu là ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và séc thì việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng được sử dụng ít nhất, chỉ chiếm hơn 1% tổng giá trị thanh toán. 4 - Phần lớn người dân sử dụng thẻ ngân hàng như một tài khoản tiết kiệm, sử dụng thẻ để rút tiền mặt. TS.Dương Hồng Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, theo thống kê, khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt.5 - Tình trạng làm, tiêu thụ thẻ giả, ăn cắp thẻ, lấy trộm thông tin cá nhân ngày càng trở nên phổ biến, đáng báo động. c. Nguyên nhân - Thói quen dùng tiền mặt của người dân. Người Việt Nam gần như vẫn coi tiền mặt là phương tiện không thể thay thế trong thanh toán tiêu dùng, cảm nhận việc yên tâm, thuận tiện khi thanh toán và nhận thanh toán bằng tiền mặt. 3 http://dddn.com.vn/2010052503140867cat93/thanh-toan-khong-tien-mat-xoa-bo-cac-rao-can.htm Theo VietNam Investment Review. 5 http://luattaichinh.wordpress.com/2009/11/08/thanh-ton-khng-dng-ti%E1%BB%81n-m%E1%BA%B7tth%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-nguyn-nhn-v-gi%E1%BA%A3i-php/ 4 15 - Hiện nay chưa có nhiều đơn vị chấp nhận thẻ. Mặc dù người dân có ý thức thanh toán bằng thẻ nhưng nếu không có các tổ chức chấp nhận thẻ thì việc thanh toán bằng thẻ vẫn không thể thực hiện. - Vốn đầu tư công nghệ quá cao. Từ công đoạn sản xuất thẻ đến các tác nghiệp thanh toán đều đòi hỏi các trang thiết bị hiện đại. Khoản chi này khiến nguồn lợi thu từ thanh toán, phát hành thẻ hiện tại không được là bao, thậm chí còn không đủ bù đắp với một thị trường sử dụng thẻ thanh toán còn hạn hẹp như hiện nay. - Khả năng đảm bảo giao dịch chưa cao. Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật như sử dụng thẻ giả, trộm cắp thẻ ATM,… đang xuất hiện ngày càng nhiều, gây thiệt hại cho ngân hàng, chủ thẻ, và xã hội. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật lại chưa đưa ra được những chế tài đủ nghiêm khắc để nâng cao công tác phòng chống tội phạm trong hoạt động thẻ. Bộ luật Hình sự vẫn chưa có các quy định về tội danh, hình phạt cho tội làm, tiêu thụ thẻ giả, lừa đảo,… 2. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán bằng thẻ thẻ thanh toán. - Xây dựng khung pháp lí hoàn thiện về hoạt động thanh toán bằng thẻ thanh toán. - Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật thanh toán bằng thẻ thanh toán, đặc biệt là những hành vi làm, tiêu thụ thẻ giả, trộm cắp thẻ, mã PIN,… - Tăng số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ bằng các biện pháp như khuyến khích trang bị máy móc thiết bị, có quy chế trích thưởng hoặc chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích cơ sở chấp nhận thẻ đạt doanh thu lớn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ thẻ cho các cơ sở chấp nhận thẻ,… Mở rộng các cơ sở chấp nhận thẻ sang các ngành khác không chỉ trong lĩnh vực kinh 16 doanh nhà hàng, khách sạn truyền thống như hiện nay, xây dựng một mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ vệ tinh phục vụ nhu cầu thanh toán như bưu điện, hãng bảo hiểm, taxi, trạm bán xăng,…Cần làm cho các cơ sở chấp nhận thẻ nhận thức được rằng chấp nhận thanh toán thẻ là để tăng doanh thu bán hàng, không được phân biệt đối xử khách hàng, thu thêm phụ phí,… - Có chính sách tuyên truyền về lợi ích của thanh toán bằng thẻ ngân hàng, vận động nhân dân tham gia thanh toán bằng thẻ tại bất kì cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ nào, khuyến khích thanh toán bằng thẻ. - Nâng cao chất lượng thẻ, chất lượng máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trang thiết bị đồng bộ, thiết lập hệ thống dự phòng cho dịch vụ thẻ. Hạn chế tình trạng máy móc hư hỏng, gây thiệt hại đến các lợi ích hợp pháp của các bên. KẾT LUẬN Mỗi hình thức thanh toán đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường, hợp tác quốc tế đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm séc, ủy nhiệm chi – chuyển tiền, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng. 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật các công cụ chuyển nhượng 2005. 2. Quy chế cung ứng và sử dụng séc của NHNN. 3. Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN. 4. Giáo trình Luật Ngân hàng, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân năm 2010. 5. Và một số văn bản pháp luật khác. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan