Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ước tính mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của người dân xã hòa an...

Tài liệu ước tính mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của người dân xã hòa an huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang

.PDF
77
822
100

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD NGUYỄN THỊ KIỀU PHỤNG ƯỚC TÍNH MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HÒA AN HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Mã số ngành: 52850102 Tháng 12 – Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD NGUYỄN THỊ KIỀU PHỤNG MSSV: 4105677 ƯỚC TÍNH MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HÒA AN HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Mã số ngành: 52850102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. HUỲNH THỊ ĐAN XUÂN Tháng 12 – Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô của Trường Đại học Cần Thơ nói chung và thầy, cô của Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh nói riêng đã truyền đạt những kiến thức hữu ích cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là cô Huỳnh Thị Đan Xuân đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Em xin cảm ơn rất nhiều về sự hỗ trợ nhiệt tình của các cô chú, anh chị ở Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hậu Giang. Em xin cám ơn các anh chị ở UBND xã Hòa An. Em xin cảm ơn tất cả người dân trên địa bàn xã Hòa An huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang đã hợp tác và giúp đỡ em trong suốt quá trình thu thập số liệu điều tra. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức nên chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Cuối cùng, Em xin gửi lời chúc đến tất cả quý thầy cô của Trường Đại học Cần Thơ, các cô chú, anh chị đang công tác tại Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hậu Giang và toàn thể người dân đang định cư trên địa bàn xã lời chúc tràn đầy sức khỏe và thành công. Trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Kiều Phụng i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Kiều Phụng ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Hậu Giang, ngày……tháng……năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3.1 Phạm vi về không gian ......................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi về thời gian ............................................................................. 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 4 2.1 Cơ sở lý luận............................................................................................ 4 2.1.1 Một số khái niệm liên quan .................................................................. 4 2.1.2 Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước.......................... 9 2.1.3 Phương pháp luận về sự sẵn lòng chi trả............................................ 10 2.1.4 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên và các bước thực hiện ................. 10 2.1.5 Cơ sở xác định mức giá ...................................................................... 16 2.1.6 Lược khảo tài liệu............................................................................... 16 2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 18 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 18 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 20 Chương 3: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG Ở XÃ HÒA AN iv HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG ............................................ 24 3.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24 3.1.1 Vị Trí địa lý ........................................................................................ 24 3.1.2 Đặc điểm tình hình ............................................................................. 24 3.1.3 Khí hậu ............................................................................................... 24 3.1.4 Thủy văn ............................................................................................. 25 3.1.5 Cảnh quan môi trường ........................................................................ 25 3.1.6 Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 25 3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 26 3.2.1 Dân sô và nguồn lao động .................................................................. 26 3.2.2 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng ..................................................... 26 3.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế .............................................................. 27 3.3 Tình hình chung về hệ thống cung cấp nước xã Hòa An ...................... 27 3.3.1 Hiện trạng hệ thống cung cấp nước.................................................... 27 3.3.2 Hệ thống cung cấp nước sạch của địa phương ................................... 28 3.3.3 Khó khăn gây cản trở trong việc cung cấp nước sạch hiện nay ......... 28 Chương 4: PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ ƯỚC MUỐN SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH........ 30 4.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu .................................................................. 30 4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................ 30 4.1.2 Sự quan tâm của người dân về các vấn đề ô nhiễm môi trường......... 34 4.2 Thực trạng của nguồn nước và mức độ ô nhiễm nguồn nước............... 36 4.2.1 Các nguồn rác thải sinh hoạt .............................................................. 36 4.2.2 Các nguồn rác thải từ hoạt động chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp.... 37 4.2.3 Các nguồn khác .................................................................................. 38 4.2.4 Mức độ ô nhiễm nguồn nước.............................................................. 38 4.2.5 Thực trạng sử dụng nước của người dân hiện nay trên địa bàn xã..... 39 v 4.2.6 Nhu cầu sử dụng nước sạch thay thế nước sông của người dân......... 41 4.3 Phân tích ước muốn sẵn lòng chi trả trong việc sử dụng nước sạch của người dân ..................................................................................................... 41 4.3.1 Thống kê WTP cho việc sử dụng nước sạch của người dân .............. 41 4.3.2 Nguyên nhân mong muốn và không mong muốn tham gia sử dụng nước sạch ..................................................................................................... 43 4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân trong việc sử dụng nước sạch ............................................................... 46 4.4.1 Kết quả chạy hồi quy logistic ............................................................. 46 4.4.2 Ước tính mức Giá sẵn lòng trả trung bình của đáp viên..................... 48 Chương 5: Kết luận và kiến nghị................................................................. 49 5.1 Kết luận.................................................................................................. 49 5.2 Kiến nghị ............................................................................................... 50 Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 52 Phụ lục ......................................................................................................... 53 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Số lượng bảng câu hỏi nhận lại.................................................... 19 Bảng 2.2 Dấu kỳ vọng các biến ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả cho việc sử dụng nước sạch ............................................................................................ 22 Bảng 4.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu......................................................... 31 Bảng 4.2 Tỷ lệ % trình độ học vấn của đáp viên......................................... 31 Bảng 4.3 Thống kê mức thu nhập của đáp viên .......................................... 33 Bảng 4.4 Sự hài lòng về chất lượng nước sinh hoạt hiện tại của hộ gia đình ..................................................................................................................... 34 Bảng 4.5 Mức độ ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình .................................................................................................................. ..................................................................................................................... 35 Bảng 4.6 Tỷ lệ % các hộ nhận định nguyên nhân ô nhiễm do nước thải từ rác thải trực tiếp ........................................................................................... 36 Bảng 4.7 Tỷ lệ % các hộ nhận định nguyên nhân ô nhiễm do nước thải từ hoạt động chăn nuôi..................................................................................... 37 Bảng 4.8 Tỷ lệ % các hộ nhận định nguyên nhân ô nhiễm do phân bón .... 37 Bảng 4.9 Tỷ lệ % các hộ nhận định nguyên nhân ô nhiễm do thuốc trừ sâu .. ..................................................................................................................... 38 Bảng 4.10 Chất lượng nước sông hiện nay ................................................. 38 Bảng 4.11 Thống kê sự thay đổi của nước sông hiện nay........................... 39 Bảng 4.12 Thống kê ước muốn sử dụng nước máy của người dân............. 41 Bảng 4.13 Các câu trả lời cho câu hỏi WTP ............................................... 42 Bảng 4.14 Thống kê giá sẵn lòng trả của hộ ............................................... 43 Bảng 4.15 Nguyên nhân mong muốn tham gia sử dụng nước sạch trong sinh hoạt....................................................................................................... 44 vii Bảng 4.16 Nguyên nhân không mong muốn tham gia sử dụng nước sạch trong sinh hoạt ............................................................................................. 45 Bảng 4.17 Kết quả hồi quy mô hình Logistic.............................................. 46 Bảng 4.18 Cách tính mức giá sẵn lòng trả trung bình của người dân xã Hòa An ................................................................................................................ 48 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Số lượng bảng phỏng vấn được khảo sát tại các ấp ..................... 20 Hình 4.1 Thống kê số thành viên trong gia đình ......................................... 32 Hình 4.2 Cơ cấu giới tính của đáp viên ....................................................... 33 Hình 4.3 Thống kê nghề nghiệp của đáp viên ............................................. 33 Hình 4.4 Loại nước sử dụng chủ yếu của hộ gia đình................................. 39 Hình 4.5 Cách thức làm sạch nước sinh hoạt của hộ gia đình .................... 40 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QCVN : Quy chuẩn Việt nam BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường UNEP : United Nations Environment Programme WTP : Willingness To Pay CVM : Contigent Valuation Method GTVT : Giao thông vận tải BCH : Bảng câu hỏi MTQG : Môi trường Quốc gia UBND : Ủy ban nhân dân VND : Việt nam đồng HVS : Hợp vệ sinh x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, nhiều địa phương chưa có điều kiện tiếp xúc với nước sạch một phần là do ảnh hưởng về giá và một phần là do người dân chưa nhận thức được việc ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, chăn nuôi,…Nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, chợ, khu dân cư đô thị, nước thải sinh hoạt… chưa qua xử lý được thải ra môi trường ngày càng nhiều đã gây tác động xấu đến môi trường, nhất là chất lượng nguồn nước mặt. Vấn đề ô nhiễm sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai nếu như tình trạng này vẫn tiếp diễn. Chất lượng nước mặt tại các điểm quan trắc có chiều hướng xấu đi thể hiện qua hàm lượng chất ô nhiễm ngày càng có xu hướng gia tăng đặc biệt là tại các khu vực trung tâm đô thị, chợ và khu công nghiệp, theo kết quả quan trắc năm 2012 thì hầu hết các điểm quan trắc đều có hàm lượng BOD, COD vượt QCVN 08:2008/BTNMT. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có tầm quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển bền vững đối với người dân nông thôn. Thực hiện tốt chương trình này là mục tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, vẫn còn hơn 60% dân số nông thôn sử dụng nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và một nửa số hộ ở nông thôn không có nhà tiêu, thành phần thiết yếu của môi trường là nguồn nước, nhưng nguồn nước này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất xấu đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mức sống và tiềm lực kinh tế người dân từng bước được cải thiện thì mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, đặc biệt là môi trường nước ngày càng lan rộng và nguy hiểm, ở vùng nông thôn với sự gia tăng ô nhiễm môi trường do sử dụng các hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu, các hoạt động sản xuất của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề thủ công truyền thống chưa có hệ thống thoát và xử lý chất thải. Do sử dụng nước không đảm bảo tiêu chuẩn nên số người bị mắc bệnh do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm ở nông thôn khá cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế hộ gia đình mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của địa phương. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vẫn đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Trong những năm qua, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã cải thiện đáng kể môi trường và giải quyết tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt 1 của một số địa phương. Hiện nay, huyện Phụng Hiệp cũng đang chú trọng đến vấn đề cung cấp nước sạch trong sinh hoạt cho người dân nông thôn tại địa bàn. Hiện nay, các con sông tại xã Hòa An huyện Phụng Hiệp đang bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân và những con sông đó cũng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người dân địa phương với tình trạng hiện nay thì đời sống của người dân đang bị đe dọa trầm trọng do người dân chưa nhận thức được mức độ ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt hang ngày gây ra và họ chưa có điều kiện tiếp xúc với việc sử dụng nước sạch. Vì vậy, với những lý do trên tôi chọn đề tài tốt nghiệp cho mình là: “ Ước tính mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của người dân xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” để thực hiện. Hầu như các hộ gia đình ở đây đều có mong muốn sử dụng nước sạch để sinh hoạt thay thế cho nước sông đã sử dụng từ lâu, nay đã bị ô nhiễm bởi mọi người không nhận thức được sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống như rác thải sinh hoạt, các chất thải do các nhà máy sản xuất thải ra dòng sông và ảnh hưởng từ các chiếc tàu thuyền được chạy bằng dầu thải ra dòng sông,… Đề tài cho chúng ta thấy được hiện trạng chất lượng nước của các con sông đang thay đổi theo chiều hướng xấu đi nên nhu cầu sử dụng nước sạch là hết sức cần thiết. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Ước tính mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của người dân xã Hòa An huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang nhằm giúp cho người dân địa phương có điều kiện tiếp cận hơn với nguồn nước sạch. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Thực trạng nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã. Mục tiêu 2: Phân tích nhu cầu sử dụng nước sạch thay thế nước sông của người dân trên địa bàn xã. Mục tiêu 3: Xác định mức sẵn lòng chi trả và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân trong việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt trên địa bàn xã. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Hòa An huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài được tiến hành thực hiện từ 12/8/2013 đến 18/11/2013. Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến năm 2012. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Là các hộ gia đình ở xã Hòa An huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang và các số liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm liên quan 2.1.1.1 Tài nguyên nước Theo luật tài nguyên nước quy định (sửa đổi và bổ sung 2012): Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển trên lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Trong đó: Nguồn nước: là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. Lưu vực sông: là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển. Nước sinh hoạt: là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người. Nước sạch: là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam. Nguồn nước sinh hoạt: là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử lý thành nước sinh hoạt. Ô nhiễm nguồn nước: là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Suy thoái nguồn nước: là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó. Cạn kiệt nguồn nước: là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử 4 dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh. Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước: là khả năng nguồn nước có thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng. Chức năng của nguồn nước: là những mục đích sử dụng nước nhất định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước. 2.1.1.2 Ô nhiễm nguồn nước * Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: Nước thải sinh hoạt: là nước được sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh nhà cửa,…của các khu dân cư, công trình công cộng, cơ sở dịch vụ, vùng nông thôn và thành thị,…Như vậy, nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch vụ hoặc công cộng như bệnh viện, trường học, nhà ăn,…cũng tạo ra loại nước thải có thành phần và tính chất giống như nước thải sinh hoạt. Nước thải công nghiệp: Trong sản xuất công nghiệp, nước được sử dụng như nhiên liệu, phương tiện sản xuất, để giải nhiệt, làm nguội thiết bị, làm sạch bụi và khí độc hại. Ngoài ra nó còn được sử dụng để vệ sinh công nghiệp, cho nhu cầu tắm rửa, ăn ca…của công nhân. Nước mưa chảy tràn: nước mưa từ các khu dân cư, đô thị và khu công nghiệp cuốn trôi các chất bẩn trên bề mặt và khi chảy vào sông, hồ sẽ gây nhiễm bẩn lưu vực. Sản xuất nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp tiêu thụ một lượng nước rất lớn. Nước sử dụng trong nông nghiệp chủ yếu là tưới tiêu, còn lại là thất thoát do bay hơi và thấm. Các loại tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp có thể chảy tràn ra sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước. Các hoạt động kinh tế khác: sự phát triển kinh tế, tập trung khu dân cư, đô thị hóa…là những áp lực đối với môi trường nước. Giao thông đường thủy là một hình thức vận tải rẻ tiền. tuy nhiên trong quá trình hoạt động tại bến cảng hay trên luồng, lạch, vô tình hay hữu ý, người ta đã xả các chất thải như rác, nước thải, dầu mỡ,…ra sông, biển. 5 2.1.1.3 Khả năng tự làm sạch nguồn nước Khả năng khử được các chất ô nhiễm của nguồn nước được gọi là hả năng tự làm sạch của nguồn nước. Khả năng đó được thể hiện qua 2 quá trình: Quá trình xáo trộn (pha loãng) giữa nước thải với nguồn nước. Quá trình khoáng hoá các chất hữu cơ nhiễm bẩn rong nguồn nước. Khả năng tự làm sạch nguồn nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố: quan trọng nhất là lưu lượng của nguồn nước, mặt thoáng nguồn nước, độ sâu của nguồn nước, nhiệt độ. 2.1.1.4 Các thông số đánh giá chất lượng nước pH pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, chất lượng nước ngầm, nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn,…và trong nhiều tính chất ăn mòn axit – bazơ. pH có giá trị từ 0 đến 14. Giá trị của nó chỉ ra mức độ axit (khi pH < 7) hoặc kiềm (khi pH > 7), thể hiện ảnh hưởng của hóa chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thủy sinh. Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam quy định giá trị pH của một số nguồn nước nằm trong khoảng từ 5,5 đến 9. Nhiệt độ Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự hòa tan ôxy, đến khả năng tổng hợp quang hóa của tảo và các thực vật thủy sinh, trong đó ao, hồ, nhiệt độ nước phụ thuộc vào độ sâu. Hoạt động của con người cũng có thể làm tăng nhiệt độ nước và gây ra các tác động sinh thái nhất định. Việc chặt cây cối ven bờ làm cho ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp xuống nước, sự xói mòn đất, phá rừng, xây dựng nhà cửa…gây đục nước làm cho khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời tăng lên, xả nước thải làm nguội thiết bị nhiệt điện…làm tăng nhiệt độ nước sông, hồ. Thông số nhiệt độ được dùng để tính các dạng độ kiềm, để nghiên cứu mức độ bảo hòa ôxy, cacbonat, tính toán độ muối và các hoạt động thí nghiệm khác. Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids – SS) Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn trong nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thủy sinh. Các chất rắn lơ lửng có 6 thể làm tắt nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn đến làm giảm khả năng sinh trưởng của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và ấu trùng. Hàm lượng chất lơ lửng lớn gây khó khăn cho việc sử dụng nước. Phân tích chất lơ lửng để kiểm soát các hoạt động sinh học, đánh giá quá trình xử lý nước cấp và nước thải, sự phù hợp của nước đối với các tiêu chuẩn môi trường. Độ đục Nguyên nhân gây ra độ đục của nước là do sự có mặt của các chất lơ lửng, các hạt keo sét, cát hoặc các chất vô cơ, hữu cơ phân tán tinh, xác sinh vật, phù du, tập đoàn vi sinh…nguồn gốc từ các quá trình xói mòn, rửa trôi đất, xã nước thải và phú dưỡng sông hồ. Nước có độ đục cao làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng do đó làm tăng nhiệt độ nước dẫn đến làm mất tính đa dạng thủy sinh, đồng thời làm giảm khả năng truyền qua của ánh sáng dẫn đến làm giảm quá trình tổng hợp quang hóa, gây làm giảm ôxy hòa tan. Ôxy hòa tan (DO) Ôxy có mặt trong nước do hòa tan từ không khí và do các phản ứng tổng hợp quang hóa của tảo và thực vật sống trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan ôxy vào nước là nhiệt độ, thời tiết, áp suất khí quyển, dòng chảy, đặc điểm địa hình…giá trị ôxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hóa học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Nguyên nhân làm giảm ôxy hòa tan trong nước là do xả cá loại nước thải, nước mưa chảy tràn từ khu đô thị, khu công nghiệp và đồng ruộng phân bón hữu cơ… Nhu cầu ôxy hóa học (COD) Nhu cầu ôxy hóa học là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ khi mẫu nước được xử lý với chất ôxy hóa mạnh (K2Cr2O7) trong những điều kiện nhất định. COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước kể cả chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học. Nhu cầu sinh hóa (BOD) Nhu cầu oxy sinh hóa là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải hữu cơ của công nghiệp và là thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước đô thị và khu công nghiệp. BOD được định nghĩa là lượng oxy, tính bằng miligam hoặc gam, dùng để oxy hóa các chất hữu cơ nhờ vi khuẩn hiếu khí ở nhiệt độ 200C. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các sinh vật. Trong 7 thực tế, người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian (mất 20 ngày), mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 200C, kí hiệu BOD5 vì lúc này đã có khoảng 70 đến 80% các chất hữu cơ đã bị oxy hóa. Đơn vị tính là mg/l. Hàm lượng Nitơ trong nước Nitơ là nguyên tố chính cần thiết cho các sinh vật nguyên sinh và thực vật phát triển, chúng được biết đến như là chất dưỡng hoặc kích thích sinh học. nitơ có thể tồn tại ở các dạnh chính như sau: Nitơ hữu cơ, ammoniac, nitrit, nitrat. Vì nitơ là nguyên tố chính xây dựng tế bào tổng hợp protein nên số liệu về chỉ tiêu nitơ sẽ rất cần thiết để xác định khả năng có thể xử lý một loại nước thải nào đó bằng quá trình sinh học. Trong trường hợp không đủ nitơ có thể bổ sung thêm để chất thải đó trở nên có khả năng xử lý bằng sinh học. Chỉ tiêu hàm lượng nitơ trong nước cũng được xem như là chất chỉ thị tình trạng ô nhiễm của nước vì NH3 tự do là sản phẩm phân hủy các chất protein, nghĩa là ở điều kiện hiếu khí xảy ra quá trình oxy hóa theo trình tự sau: Protein=> NO3- => NO2- =>NH3 Nitơ không những chỉ có thể gây ra các vấn đề về eutrophication (phì hoặc vượt quá 45mg NO3/l) cũng có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, loại vi khuẩn ở ruột có thể chuyển hóa nitrat thành nitrit. Nitrit có áp lực với hồng cầu trong máu mạnh hợ oxy sẽ tạo thành methomoglobin. Hợp chất này gây bệnh xanh xao, thiếu máu, thậm chí có thể gây tử vong. Coliform Vi khuẩn nhóm coliform có mặt trong ruột non và phân động vật máu nóng. Qua con đương tiêu hóa chúng xâm nhập vào môi trường và phát triển mạnh mẽ nếu có điều kiện thuận lợi. Bản than các loại vi khuẩn coliform không gây bệnh nhưng số liệu về chúng cung cấp thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện môi trường xung quanh nơi lấy mẫu. Trong môi trường coliform phát triển mạnh thì các loại vi khuẩn khác sẽ có mặt và cũng phát triển rất nhanh. 2.1.1.5 Chất thải rắn và các vấn đề ô nhiễm Chất thải rắn còn gọi là rác, là các chất loại bỏ trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất của con người và động vật. Trong đó rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất, phát sinh từ hộ gia đình, khu công nghiệp, khu thương mại à các công trình xây dựng chiếm tỷ lệ cao. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng