Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại tỉnh an gia...

Tài liệu ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang

.PDF
66
543
57

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH ANH KHOA ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 – Năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH ANH KHOA MSSV: C1200122 ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHAN ĐÌNH KHÔI Tháng 11 – Năm 2014 LỜI CẢM TẠ Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất em xin chân thành gửi cảm ơn đến thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong suốt thời gian em theo học tại trường, tạo điều kiện cho em có một nền tản cơ bản và kinh nghiệm cũng như hành trang bước ra ngoài cuộc sống. Bên cạnh đó em cũng xin cảm ơn thầy Phan Đình Khôi người đã tận tình hướng dẫn và sửa chữa những sai sót cho em trong suốt quá trình làm luận văn để bài làm của em được tốt hơn. Ngoài ra em cũng xin cảm ơn cô Khưu Thị Phương Đông đã nhiệt tình hỗ trỡ cũng như giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Hứa Quang Lập, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở NN&PTNT Tỉnh An Giang và các cô, chú, anh, chị làm ở Cục Thống kê An Giang, đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại học Cần thơ, quý thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh thật nhiều sức khỏe và thành công trên mọi lĩnh vực. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực hiện Huỳnh Anh Khoa i LỜI CAM KẾT Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả thu thập và nghiên cứu của em. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của em. Các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Nếu như luận văn này trùng với luận văn nào khác thì em sẽ bị xử lý theo đúng quy định của Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực hiện Huỳnh Anh Khoa ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN • Họ và tên người nhận xét: Phan Đình Khôi • Học vị: Tiến Sĩ • Chuyên ngành: • Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ • Tên sinh viên: Huỳnh Anh Khoa • MSSV: C1200122 • Lớp: Tài chính ngân hàng liên thông khóa 38 • Tên đề tài: Ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa Tỉnh An Giang NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ............................... ........................................................................................................................ 2. Hình thức trình bày: ................................................................................ ........................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ........................ ........................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .............................. ........................................................................................................................ 5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu): ................... ........................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác: ................................................................................... ........................................................................................................................ 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…): ............................................................................ ........................................................................................................................ Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014 Giáo viên hướng dẫn iii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN • Họ và tên người nhận xét: • Học vị: • Chuyên ngành: • Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Cần Thơ • Tên sinh viên: Huỳnh Anh Khoa • MSSV: C1200122 • Lớp: Tài chính ngân hàng liên thông khóa 38 • Tên đề tài: Ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa Tỉnh An Giang NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ............................... ........................................................................................................................ 2. Hình thức trình bày: ................................................................................ ........................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ........................ ........................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .............................. ........................................................................................................................ 5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu): ................... ........................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác: ................................................................................... ........................................................................................................................ 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…): ............................................................................ ........................................................................................................................ Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014 Cán bộ phản biện iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................i LỜI CAM KẾT .................................................................................................ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...............................................iii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN .......................................................iv MỤC LỤC ........................................................................................................v DANH SÁCH BIỂU BẢNG ..........................................................................viii DANH SÁCH HÌNH........................................................................................ix DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................................x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................3 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................3 1.3.1 Phạm vi không gian..........................................................................3 1.3.2 Phạm vi thời gian .............................................................................3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................3 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................3 1.4.2 Phương pháp phân tích.....................................................................3 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...........................................................................4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................5 2.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ .........................................5 2.1.1 Khái niệm về nông hộ ......................................................................5 2.1.2 Các nguồn lực trong hộ ....................................................................5 2.1.3 Khái niệm và nguyên tắt của bảo hiểm .............................................7 2.1.4 Bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm cây lúa......................................8 v 2.1.5 Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 20112013........................................................................................................10 2.1.6 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết maketing............12 2.1.7 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết kinh tế học.........14 2.1.8 Các phương pháp xác định mức sẵn lòng chi trả.............................15 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..........................................................................16 2.3 MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG NGẪU NHIÊN (CVM)....................................17 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI TỈNH AN GIANG ............................................ 23 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH AN GIANG...................................................................................23 3.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................23 3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên...................................................................24 3.1.3 Tình hình kinh tế xã hội .................................................................24 3.2 THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH AN GIANG ...........................................................................................................25 3.2.1 Thực trạng về sản xuất nông nghiệp tại Tỉnh An Giang..................25 3.2.2 Thực trạng triển khai chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại Tỉnh An Giang ...............................................................27 CHƯƠNG 4 ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI TỈNH AN GIANG .......................... 31 4.1 TỔNG QUAN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU..................................................31 4.1.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu........................................................31 4.1.2 So sánh các đặc điểm giữa các những hộ sẵn lòng và không sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nông nghiệp....................................................36 4.2 ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA.....39 4.2.1 Kết quả mô hình hồi qui Probit ......................................................39 4.2.2 Kết quả ước lượng mức sẵn lòng trả...............................................42 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN VÀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM CÂY LÚA .................................................... 43 vi 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM CÂY LÚA TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................43 5.1.1 Thuận lợi........................................................................................43 5.1.2 Khó khăn .......................................................................................43 5.2 GIẢI PHÁP ...............................................................................................44 5.2.1 Đối với nông hộ tham gia bảo hiểm................................................44 5.2.2 Đối với công ty bảo hiểm Bảo Minh...............................................45 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 46 6.1 KẾT LUẬN...............................................................................................46 6.2 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................47 6.2.1 Đối với cơ quan nhà nước ..............................................................47 6.2.2 Đối với công ty bảo hiểm Bảo Minh...............................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 51 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 52 vii DANH SÁCH BIỂU BẢNG Trang Bảng 2.1: Mô tả các biến trong mô hình CVM nhị phân................................ 20 Bảng 3.1 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành qua 3 năm.................................................................................................................. 26 Bảng 3.2 Diện tích sản xuất lúa Tỉnh An Giang từ năm 2011 đến năm 2013................................................................................................................. 27 Bảng 3.3 Diện tích tham gia bảo hiểm năm 2012 của Tỉnh An Giang........... 28 Bảng 3.4 Diện tích tham gia bảo hiểm năm 2013 của Tỉnh An Giang........... 29 Bảng 4.1.1 Đặc điểm của nông hộ trồng lúa được phỏng vấn ....................... 31 Bảng 4.1.2 Thống kê các đăc điểm của nông hộ............................................. 33 Bảng 4.1.3 Đặc điểm diện tích giữa hộ sẵn lòng và không sẵn lòng.............. 36 Bảng 4.1.4 Đặc điểm trình độ học vấn giữa hộ sẵn lòng và không sẵn lòng.. 36 Bảng 4.1.5 Đặc điểm kinh nghiệm giữa hộ sẵn lòng và không sẵn lòng........ 37 Bảng 4.1.6 Đặc điểm thu nhập giữa hộ sẵn lòng và không sẵn lòng ............. 37 Bảng 4.1.7 Đặc điểm tiết kiệm giữa hộ sẵn lòng và không sẵn lòng.............. 38 Bảng 4.1.8 Đặc điểm đê bao giữa hộ sẵn lòng và không sẵn lòng.................. 38 Bảng 4.2.1 Kết quả mô hình hồi quy Probit.................................................... 39 Bảng 4.2.2 Kết quả ước lượng mức sẵn lòng trả............................................. 42 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính Tỉnh An Giang..................................... 23 Hình 4.1 Mức sẵn lòng trả ở các mức giá...................................................... 35 ix DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT BH : Bảo hiểm BHNN : Bảo hiểm nông nghiệp STBH : Số tiền bảo hiểm DTLĐBH : Diện tích lúa được bảo hiểm NSBQ : Năm suất bình quân ĐGL : Đơn giá lúa ĐVT : Đơn vị tính UBND : Ủy ban Nhân Dân WTP : Mức sẵn lòng trả ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long CVM : Contigent Valuation Method x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được biết đến là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời. Nền nông nghiệp Việt Nam không chỉ sản xuất đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Trong đó xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới. Việt Nam có diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2012 là 10.151,1 nghìn ha trong đó diện tích đất trồng lúa là 4092,8 nghìn ha chiếm 40,32% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản lượng lúa cả năm 2013 ước đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với năm trước. Trong đó diện tích đất gieo trồng ước đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha, đạt năng suất 55,8 tạ/ha. Nói về diện tích đất trồng lúa thì nước ta có hai vùng đồng bằng lớn đó là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2013 vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích canh tác là 626,4 nghìn ha, tăng 99 nghìn ha so với năm 2012, về năng suất đạt 51,7 tạ/ha tăng 1,3 tạ/ha và sản lượng đạt 3,2 triệu tấn tăng 578,8 nghìn tấn so với năm 2012. Khi nói về Đồng bằng Sông Cửu Long thì người ta sẽ nghĩ ngay đến các tỉnh như: Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long nhưng nổi bật hơn cả là An Giang, nơi được mệnh danh là “vựa lúa đồng bằng”. Theo Tổng cục thống kê, An Giang có diện tích đất trồng lúa là 262.286,21 ha chiếm khoảng 93,7% đất sản xuất nông nghiệp. Năm 2013 sản lượng lúa của cả tỉnh đạt gần 4 triệu tấn tăng 1,11% so với năm 2012. An Giang là một tỉnh có sản lượng lúa lớn, nhưng việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và quá trình cơ giới hóa nông nghiệp diễn ra rất chậm chạp, thiếu tính đồng bộ làm cho năng suất cũng như chất lượng lúa giảm đáng kể. Ngoài những yếu tố khoa học kỹ thuật thì điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, sâu bệnh, dịch bệnh cũng là nguyên nhân làm giảm năng suất lúa và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người sản xuất luôn phải đối mặt với rất nhiều các loại rủi ro khác nhau với cơ chế ảnh hưởng hết sức đa dạng và phức tạp. Những đặc điểm trên cho thấy, tính chất ổn định trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là rất thấp. Do đó, để chủ động đối phó và có quỹ dự trữ, dự phòng bồi thường kịp thời những tổn thất do các rủi ro gây ra. Nhà nước ta đã ra Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 – 2013. 1 Theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp hỗ trợ 90% cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN và 60% cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro nên từ trước đến nay rất ít công ty bảo hiểm vào đầu tư. Bên cạnh đó, tập quán sản xuất nhỏ lẻ của nông dân gây khó khăn cho việc triển khai BHNN. Trên thực tế, rủi ro thường đến với cây trồng, vật nuôi nên những thiệt hại của nông dân rất cần được “chia sẻ” từ phía các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên để đến được với BHNN thì những quy định phía bảo hiểm đưa ra cũng không phải người nông dân nào cũng thỏa mãn được. Hiện tại với cách chia ruộng theo nhân khẩu như hiện nay, thì mỗi gia đình sở hữu số lượng ruộng đất không lớn, dẫn đến mức mua bảo hiểm thấp. Đây là điều các công ty bảo hiểm rất ngại vì rủi ro quá cao. Mặc khác, mức chi đền bù cao trong khi mức thu phí thấp khiến các doanh nghiệp bảo hiểm có phần dè dặt. Bên cạnh đó, thu nhập của người nông dân từ nông nghiệp không cao nên nhiều gia đình còn ngần ngại khi bỏ ra một khoảng tiền mua bảo hiểm mỗi năm. Hiện nay điều kiện hiểu biết về bảo hiểm của người nông dân còn rất thấp, mức sống chưa cao nên việc tham gia bảo hiểm của người dân là rất ít. Ngoài ra hoạt động bảo hiểm dựa trên cơ sở tự nguyện nên khó thuyết phục cũng như hỗ trợ người nông dân qua việc tham gia BHNN. Chính những vấn đề đó đề tài: “Ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại Tỉnh An Giang” được chọn để giải quyết vấn đề có nên đưa bảo hiểm nông nghiệp vào cuộc sống và giúp cho các nhà chính sách đưa ra một chương trình bảo hiểm phù hợp với người dân. 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung  Ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại Tỉnh An Giang 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại Tỉnh An Giang  Mục tiêu 2: Ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại Tỉnh An Giang.  Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp về giá phù hợp cho bảo hiểm cây lúa đối với nông hộ sản xuất lúa Tỉnh An Giang. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian  Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thu thập tại Tỉnh An Giang 1.3.2 Phạm vi thời gian  Thời gian thực hiện từ ngày 04/08/2014 đến ngày 17/11/2014 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu  Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các bảng báo cáo của các Sở Ban ngành có liên quan và các số liệu đáng tin cậy đã được công bố trên các tạp chí, báo đài.  Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập bằng cách sử dủng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014 tại địa bàn Tỉnh An Giang. 1.4.2 Phương pháp phân tích  Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp ước lượng ngẫu nhiên (CVM) để ước lượng mức sẵn lòng trả bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa Tỉnh An Giang. 3 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Cấu trúc luận văn bao gồm có 6 chương. Chương 1: Giới thiệu về tình hình sản xuất nông nghiệp trong nước và việc áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất lúa ở Tỉnh An Giang. Ngoài ra còn nêu lên tính cấp thiết của đề tài sau khi chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp kết thúc. Chương 2: Khái quát về cơ sở lý luận của đề tài, các nghiên cứu có liên quan và giới thiệu phương pháp nghiên cứu cũng như mô hình ước lượng ngẫu nhiên. Chương 3: Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu và nói về tình hình kinh tế xã hội, thực trạng triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở địa bàn. Chương 4: Nói về đặc điểm của các nông hộ được phỏng vấn và kết quả chạy mô hình hồi qui Probit và kết quả ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm nông nghiệp. Chương 5: Đề xuất giải pháp của đề tài cho các nông hộ tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Ngoài ra còn nêu lên thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai chương trình bảo hiểm cây lúa. Chương 6: Tổng kết lại những kết quả đạt được trong quá trình phân tích cũng như đánh giá và đưa ra những kiến nghị giúp cho chương trình bảo hiểm cây lúa ở địa bàn triển khai thuận lợi, hiệu quả và thiết thực hơn. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ 2.1.1 Khái niệm về nông hộ Nông hộ là các hộ có phương tiện sống dựa trên ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào trong sản xuất. Luôn nằm trong nền kinh tế lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia vào thị trường hoạt động với trình độ hoàn chỉnh không cao (Ellis,1993). Kinh tế nông hộ là cơ sở cho các phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động) được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình. Theo Nguyễn Sinh Cúc (2001) phân tích điều tra nông thôn cho rằng hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp. Sản xuất là một quá trình mà thông qua đó các nguồn lực hoặc là đầu vào của sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm (hạt lúa). Các yếu tố đầu vào như: Phân bón, giống, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất đều có mối quan hệ nhân quả với nhau và được thể hiện thông qua hàm sản xuất. Nông hộ lựa chọn trồng lúa thay vì trồng hoa màu hoặc chăn nuôi là trên cơ sở xem xét và so sánh các giữa đối tượng, sao cho mang lại hiệu quả tài chính kỳ vọng là tối ưu nhất, đồng nghĩa với việc phải xem xét mối quan hệ giá thành sản phẩm với các yếu tố đầu vào và cách thức sử dụng tổng hợp các nguồn lực sản xuất đó sao cho đạt mức chi phí tối thiểu nhất. 2.1.2 Các nguồn lực trong hộ a) Vốn Vốn được xem như là tập hợp các yếu tố bao gồm tất cả các trang thiết bị, máy móc được sử dụng trong quá trình sản xuất. Hơn nữa vốn còn được thể hiện thông qua sản phẩm của những hoạt động sản xuất trước đó, mà liên quan đến hoạt động sản xuất hiện tại. Nhìn chung, vốn được sử dụng kết hợp 5 với các yếu tố khác như lao động, nguyên liệu, nhiên liệu trong quá trình sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm cụ thể nào đó. Vốn được đo lường bằng giá trị mà chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất và được xem như là một thứ hàng hoá. Vì vậy trong mỗi giai đoạn sản xuất sẽ xuất hiện một số chi phí liên quan đến việc sử dụng vốn như chi phí khấu hao máy móc thiết bị và các khoảng chi phí mang tính thời kỳ cho việc sử dụng các nguồn lực như lãi suất. b) Lao động Lao động là một nguồn lực cần thiết trong bất kỳ hoạt động nào trong xã hội nói chung cũng như trong nền kinh tế nói riêng. Phạm vi tham gia của lao động vào trong các hoạt động sản xuất nhiều hay ít tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề cụ thể cũng như đồi hỏi người lao động phải đáp ứng trình độ nhất định. Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc đo lường giá trị của lao động là xuất phát từ sự khác nhau về chất lượng lao động của cá nhân khác nhau. Nhìn chung, với chất lượng lao động khác nhau thì sẽ tương ứng với mức tiền lương khác nhau và xuất hiện khái niệm gọi là nguồn nhân lực. Vì vậy, khoảng thu nhập của người lao động phải được bao gồm khoảng thanh toán cho việc sử dụng lao động và khoảng thu nhập đối với nguồn nhân lực. Những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo và trang bị trong quá khứ sẽ trở thành yếu tố để xác định năng suất công việc hiện tại nhưng đòi hỏi những kiến thức này phải được cập nhật trong xuất quá trình làm việc, nhằm tránh trường hợp kiến thức không phù hợp với thực tế. c) Đất đai Đất đai được xem như là một trong ba nguồn lực sản xuất. Giống như lao động, đất đai cũng là một nguồn lực đầu vào không đồng nhất. Chất lượng đất khác nhau phụ thuộc vào vị trí đặc điểm về địa lý. Vì vậy, có sự chênh lệch về thanh toán cho việc sử dụng đất trong quá trình sản xuất, bao gồm chi phí thuê đất để sản xuất. Hơn nữa, chất lượng của đất cũng ảnh hưởng đến phần nào đến hiệu quả, năng suất của công nghệ được áp dụng trong sản xuất. Bên cạnh các nguồn lực đầu vào vốn, lao động và đất đai, còn có các nguồn lực đầu vào khác như: Năng lượng, điện. Mỗi yếu tố có đặc điểm riêng mà chúng có thể trở thành nhân tố thiết yếu trong hoạt động sản xuất của hộ. 6 2.1.3 Khái niệm và nguyên tắc của bảo hiểm 2.1.3.1 Khái niệm về bảo hiểm Mặc dù bảo hiểm có nguồn gốc và lịch sử phát triển lâu đời nhưng do tính đặc thù của loại hình này nên cho đến nay bao hiểm vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Bảo hiểm hình thành do sự tồn tại các loại rủi ro và đòi hỏi con người phải có biện pháp đề phòng, ngăn chặn việc xảy ra rủi ro đó, đồng thời phải khắc phục và hạn chế hậu quả của rủi ro. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm. Theo Kessler (1994), bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. Trong khi đó theo Gaullier (1997), thì bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoảng tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoảng đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác, đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Các định nghĩa trên thì thiên về góc độ xã hội hoặc thiên về góc độ kinh tế, kĩ thuật nên ít nhiều gì cũng còn thiếu sót, chưa phải là một khái niệm bao quát và hoàn chỉnh. Còn theo Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm. Như vậy chúng ta có thể khái quát chung nhất về bảo hiểm: Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm về những rủi ro, mất mát hay thiệt hại của người được bảo hiểm do một lý do nào đó gây ra đã được thỏa thuận trước, người được bảo hiểm sẽ phải nộp cho người bảo hiểm một khoảng tiền, người ta gọi đó là phí bảo hiểm. 2.1.3.2 Nguyên tắt cơ bản của bảo hiểm Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn. Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối, cho rằng tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề. 7 Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm, quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường là khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Nguyên tắc thế quyền: Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình. 2.1.4 Bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm cây lúa Theo tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thì bảo hiểm nông nghiệp là bảo hiểm nhằm để bù đắp những thiệt hại về mùa màng do các rủi ro thiên tai hoặc bệnh và dịch bệnh. Bảo hiểm mang lại sự đảm bảo về tài chính khi hộ dân bị mất mùa. Theo Quyết định số 2114/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 24 tháng 08 năm 2012, ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm vụ BHNN. Chủ hợp đồng bảo hiểm: Là người được bảo hiểm và/hoặc là đại diện cho người được bảo hiểm hủy quyền được sự chấp nhận của Ủy ban nhân dân Xã. Đại diện cho người được bảo hiểm có thể là cán bộ chính quyền Xã, người đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong Xã. Người được bảo hiểm: Là các hộ nông dân/tổ chức trồng lúa tại địa bàn Xã đã đăng ký tham gia bảo hiểm và có quyền lợi hợp pháp đối với cây lúa trên diện tích lúa được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm: Là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép triễn khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Đơn vị được bảo hiểm: Là các Xã thuộc Tỉnh thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2011. Đối tượng bảo hiểm: Là bảo hiểm cây lúa theo chỉ số năng suất. Năng suất được bảo hiểm được tính bằng 90% năng suất bình quân của 3 vụ tương 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan