Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện cần giờ, thành phố hồ c...

Tài liệu ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh tt

.PDF
28
61
93

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Minh Nhựt ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Xã hội học Mã số: 9310301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI, 2019 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trịnh Duy Luân Phản biện 1: GS.TS. Đặng Cảnh Khanh Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Thị Nga Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đức Vinh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: ............................................................................... .................................................................................................... Vào hồi.......giờ........ngày........tháng ......... năm......... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thế giới của chúng ta thay đổi rất nhanh theo chiều hướng xấu đi, và được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều diễn biến khí hậu bất thường đã xuất hiện thường xuyên khiến mọi người bắt đầu chú ý và ứng phó với hoàn cảnh mới. Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất, của thành phố Hồ Chí Minh, đang chịu tác động nhiều nhất từ BĐKH. Luận án“Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh”nhằm đi sâu vào chủ đề nghiên cứu gắn với thực tiễn này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích Tìm hiểu nhận thức và hành động của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội trong ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ hiện nay. Từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm phát huy nguồn lực cộng đồng và nâng cao hiệu quả ứng phó với BĐKH tại địa phương. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. - Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Đánh giá nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. - Phân tích thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội. - Đề xuất các khuyến nghị chính sách cho các chủ thể tham gia ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. -2- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nhận thức và hành động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của các chủ thể: người dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội. 3.2 Khách thể nghiên cứu Đại diện các hộ gia đình được chọn mẫu tại huyện Cần Giờ; đại diện cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các sở ngành có liên quan của thành phố; đại diện chính quyền và cơ quan chức năng huyện Cần Giờ; đại diện Hội Chữ thập đỏ thành phố và các cơ sở Hội tại huyện Cần Giờ. 3.3 Phạm vi nghiên cứu (nội dung, không gian, thời gian) Nghiên cứu giới hạn tìm hiểu một số khía cạnh nhận thức, thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ trong khoảng thời gian 5 năm gần đây. 4.Phương pháp luận 4.1 Câu hỏi nghiên cứu - Nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội huyện Cần Giờ về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng hiện nay như thế nào? - Người dân, chính quyền địa phương và tổ chức xã hội tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ như thế nào? - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ? 4.2 Giả thuyết nghiên cứu - Nhận thức về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội huyện Cần Giờ còn chưa đầy đủ. - Sự tham gia ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội tại huyện Cần Giờ -3- còn nhiều yếu tố tự phát, chưa đầy đủ nên chưa tận dụng được hết ưu thế và sức mạnh của cộng đồng. - Các yếu tố mức sống, nghề nghiệp, học vấn, nguồn gốc cư trú có ảnh hưởng nhất định đến sự tham gia của người dân trong ứng phó với BĐKH tại huyện Cần Giờ. 4.3 Khung phân tích ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỊA PHƯƠNG Mức sống Học vấn Nghề nghiệp Nguồn gốc cư trú ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Theo 3 chủ thể) Người dân / Cộng đồng Chính quyền địa phương Tổ chức xã hội (Hội CTĐ) NHẬN THỨC -BĐKH -Ứng phó BĐKH -Ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng HÀNH ĐỘNG - Ứng phó BĐKH - Ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng - Hiệu quả & triển vọng ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI, TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Phân tích thực trạng nhận thức của các chủ thể (người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội) về cách ứng phó và các hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. - Phân tích hành động của các chủ thể tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH trong ngắn hạn và dài hạn. -4- - Đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án phân tích từ góc nhìn xã hội học về thực trạng ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng ở các chiều cạnh: sự tham gia, vai trò tổ chức, hiệu quả hoạt động và những triển vọng hoạt động ứng phó với BĐKH. Nó giúp mở rộng sự hiểu biết khoa học về vai trò khác nhau của các chủ thể theo định hướng “dựa vào cộng đồng”. Luận án chỉ ra nhận thức, thực trạng tham gia của các chủ thể trong ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó có cái nhìn toàn diện về thực trạng để điều chỉnh chính sách và đưa ra các giải pháp để phát huy sức mạnh cộng đồng và ứng phó có hiệu quả với BĐKH tại địa phương. 7. Cấu trúc của luận án Bố cục luận án gồm: gồm 4 chương và các phụ lục. Luận án có 196 trang, 20 biểu đồ và 13 bảng số liệu. -5- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu Đã có nhiều nghiên cứu về BĐKH, và ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp phân tích giữa hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng đặt trong bối cảnh địa phương một thành phố ven biển, chịu nhiều tác động của BĐKH như thành phố Hồ Chí Minh. 1.2 Các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng và ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Các bài viết dưới góc nhìn xã hội học đã có những đóng góp bước đầu trong nghiên cứu các vấn đề về BĐKH tại Đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà nhân học cũng có những điểm chung trong cách tiếp cận thích ứng hiệu quả với BĐKH như tiếp cận dựa trên tổn thương, dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái. 1.3 Các nghiên cứu về vai trò của chính quyền trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Đã có sự vận dụng, tuy chưa có tính hệ thống và đầy đủ cách tiếp cận “dựa vào cộng đồng” trong các tình huống cụ thể và cung cấp nhiều thông tin phục vụ việc hoạch định chính sách và các hoạt động của người dân và cộng đồng trong ứng phó với BĐKH. 1.4 Các nghiên cứu về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở từng địa phương. Các tổ chức xã hội cũng đang dần được công nhận bởi các hoạt động cam -6- kết phối hợp triển khai các hoạt động ứng phó BĐKH. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu liên quan đến chiều cạnh này. Nhìn chung, vẫn còn khá ít các nghiên cứu đề cập tới vấn đề ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng từ tiếp cận xã hội học, và tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là “khoảng trống” trong nhận thức và ứng dụng chính sách mà luận án sẽ đi sâu nghiên cứu . Tiểu kết chương 1 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài luận án 2.1.1 Các khái niệm được sử dụng trong luận án Khí hậu, Các loại khí nhà kính, Nước biển dâng; Biến đổi khí hậu, Ứng phó với biến đổi khí hậu, Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng 2.1.2 Các lý thuyết được sử dụng trong luận án 2.1.2.1 Lý thuyết xã hội học về rủi ro và quản lý rủi ro Được vận dụng để lý giải cách thức con người tác động tới môi trường và ngược lại, môi trường gây ảnh hưởng tới hoạt động của con người. Những tương tác đó về mặt xã hội được thực hiện bằng những cách thức và phương thức khác nhau trong từng giai đoạn bởi các chủ thể. 2.1.2.2 Lý thuyết phát triển cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng Được vận dụng để lý giải sự tương tác giữa các chủ thể trong quá trình ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại địa phương trong thời gian qua. -7- 2.1.2.3 Lý thuyết lựa chọn duy lý Được vận dụng để luận giải cả 2 chiều cạnh nhận thức và hành động của 3 chủ thể một cách có chủ đích, để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng cách kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. 2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài luận án như: các báo cáo, kết quả thực hiện các dự án, các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, các văn bản chính sách, pháp luật, v.v…Các tài liệu được phân tích theo các hướng tiếp cận khác nhau, đặc biệt tập trung vào hướng tiếp cận dựa vào cộng đồng. 2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Nghiên cứu đãphỏng vấn bằng bảng hỏi 614 đại diện HGĐ, được chọn ngẫu nhiên tại toàn bộ 6 xã và 1 thị trấn của huyện Cần Giờ. 2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Tiến hành 18 cuộc phỏng vấn sâu đối với các đại diện chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị xã hội và người dân địa phương. 2.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung Tổ chức 3 cuộc thảo luận nhóm ở 2 địa bàn nghiên cứu đặc trưng như: đảo, bán đảo (vùng duyên hải) của huyện Cần Giờ. 2.3 Cơ sở thực tiễn 2.3.1 Những cơ sở pháp lý 2.3.2 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu Tiểu kết chương 2 -8- -9- Chương 3 NHẬN THỨC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH 3.1 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu và phong tục, tập quán của người dân huyện Cần Giờ Tại Cần Giờ, BĐKH được biểu hiện như: nhiệt độ bề mặt tăng cao, mưa bão diễn ra bất thường, các hiện tượng thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng cao làm cho nhiều vùng bị ngập hay xâm nhập mặn tiến sâu vào nội đồng…Những biểu hiện này ngày càng rõ nét và đang diễn tiến theo chiều hướng tiêu cực. Người dân Cần Giờ có thói quen đi lại bằng đường thủy, có tâm lý, thói quen “sống chung với lũ”, sống hòa hợp với tự nhiên, tạo ra một tâm lý chủ quan, ít quan tâm và làm hạn chế mức độ hiểu biết của người dân. Do điều kiện sống và sinh kế gặp nhiều khó khăn, cộng với tâm lý tiểu nông, nên người dân thường coi trọng các giá trị tài sản vật chất hơn là các giá trị về bảo vệ con người. 3.2 Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu 3.2.1 Nhận thức về những biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu Người dân khẳng định sự “thất thường” của thời tiết đang trở nên rõ rệt, khó lường và có hai hiện tượng là “Bão nhiều hơn”, “Mưa nắng trái mùa” là các biểu hiện của BĐKH được phần lớn người dân nhận biết. Theo nhận thức của người dân thì thiên tai, thời tiết bất thường đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh kế, ô nhiễm môi trường, nghèo đói của người dân ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau tạo nên sự lo lắng và xem đây là vấn đề nghiêm trọng mà chính quyền địa phương, cộng đồng, dân cư nơi đây rất quan tâm. - 10 - 3.2.2 Các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu mà người dân tiếp cận Chỉ có một bộ phận người dân quan tâm và nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng và một phần từ chính quyền địa phương. Sự chia sẻ thông tin tại cộng đồng còn khá rời rạc, thụ động. Từ đó, hành động của người dân còn mang tính tự phát, đơn lẻ và chưa tạo được sức mạnh của cộng đồng. 3.2.3 Nhận thức về tác hại của biến đổi khí hậu tới các hộ gia đình Ý kiến người dân cho thấy tác hại của BĐKH tới các HGĐ đang có xu hướng tăng và gây ảnh hưởng tới sinh kế, làm tăng thêm gánh nặng đối với các hộ gia đình thu nhập thấp. Xu hướng này tăng lên khá rõ so với các ảnh hưởng khác và đây là vấn đề nghiêm trọng mà người dân cảm nhận được qua thực tiển. Chính quyền địa phương cũng nhận thấy hoạt động sản xuất của người dân đã và đang bị tổn thương trực tiếp khá nặng nề từ BĐKH . 3.3 Nhận thức của người dân về sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu 3.3.1 Nhận thức về sự cần thiết của sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu Người dân/ cộng đồng là chủ thể bị tác động và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai/BĐKH cho nên họ hiểu được những thách thức của BĐKH tại Cần Giờ. Và họ cũng xác định được những giải pháp, sáng kiến ứng phó BĐKH phù hợp nhất đối với họ, là các giải pháp ứng phó bền vững hơn các giải pháp áp đặt từ bên ngoài. 3.3.2 Nhận thức về mức độ sẵn sàng tham gia của người dân ứng phó với biến đổi khí hậu 3.3.2.1 Mức độ sẵn sàng tham gia của người dân ứng phó với biến đổi khí hậu - 11 - Mỗi HGĐ có ý thức tự giác trong việc ứng phó cho riêng mình, và tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận dân cư ở tâm thế bị động, chưa sẵn sàng có phản ứng tiêu cực, không hợp tác với cộng đồng và chính quyền về sự tham gia bởi những hành động tạo ra sự gắn kết trong cộng đồng chưa được phổ biến sâu rộng. 3.3.2.2 Mong đợi của người dân tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu Mặc dù lo lắng về ảnh hưởng tới sinh kế, người dân/ cộng đồng vẫn còn thiếu sự chủ động, ỷ lại vào chính quyền hơn là tin cậy vào chính cộng đồng của mình. Vấn đề sử dụng nguồn lực cộng đồng để phát triển và tạo nên sự cố kết bền vững, năng động hơn thì chính quyền các cấp và địa phương còn lúng túng. 3.3.3 Nhận thức về những thuận lợi và khó khăn khi người dân tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương Trước những thách thức về cuộc sống mưu sinh, hạn chế về học vấn, cùng với nhận thức chưa tích cực sẽ dẫn đến có thái thái độ và hành vi thiếu hiệu quả đối với cộng đồng. Khi nhận thức của người dân đã thông suốt và ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội được ghi nhận thì dù khó khăn mấy cũng trở nên thuận lợi. 3.4 Nhận thức của chính quyền địa phương về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng 3.4.1 Nhận thức về sự cần thiết của ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Nhiều cách thức ứng phó BĐKH của chính quyền địa phương hiện chưa phù hợp với cộng đồng nên chưa tạo được sự đồng thuận và sự tham gia của người dân còn bị hạn chế. Chính quyền địa phương đã nhận thức được vai trò của người dân trong ứng phó thiên - 12 - tai/BĐKH, bởi vì không ai hiểu rõ được các vấn đề mà cộng động đang phải đối mặt bằng chính các thành viên trong cộng đồng. 3.4.2 Nhận thức về các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại địa phương 3.4.2.1 Mức độ nhận thức Nhìn chung, chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ về cách thức, kỹ thuật ứng phó với thiên tai/BĐKH và về mặt xã hội, nhất là yếu tố “dựa vào cộng đồng” thì sự hiểu biết của họ vận dụng trong thực tế thì vẫn còn nhiều “khoảng trống”. 3.4.2.2 Thiếu sự chủ động trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Chính quyền địa phương chủ yếu tập trung vào các phần việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Những phần việc đi sâu vào bản chất “dựa vào cộng đồng” vẫn chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng. Cách tiếp cận “ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng” đã được lồng ghép trong các chính sách của thành phố. Song các cơ quan chuyên môn của chính quyền vẫn chưa triển khai rộng rãi, chính thức đến cấp cơ sở, nên khả năng nhận thức của mỗi cán bộ chưa có sự đồng bộ và hiểu thống nhất. 3.4.2.3 Khó khăn và thuận lợi trong ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng Khó khăn lớn nhất là vấn đề bảo đảm sinh kế. Vẫn còn một bộ phận chính quyền địa phương có tâm lý chủ quan và việc “sơ tán, di dời dân” của chính quyền địa phương chưa phải là giải pháp tối ưu. Chính quyền địa phương dựa vào dân, dựa vào cộng đồng trong ứng phó BĐKH là phù hợp với phương châm “4 tại chỗ” mà chính quyền đang triển khai. Trong đó, nhiệm vụ “nâng cao trách nhiệm cộng đồng và năng lực cho cán bộ địa phương” là hai mục tiêu gắn - 13 - liền với nhiệm vụ xây dựng “lực lượng tại chỗ” và “chỉ huy tại chỗ” từ địa phương. 3.5 Nhận thức của các tổ chức xã hội trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Tổ chức xã hội với đại diện Hội Chữ thập đỏ có nhận thức về sự tham gia hỗ trợ cộng đồng tốt hơn các đơn vị khác. Mặt khác, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội vẫn giữ được vai trò then chốt, không thể thiếu trong công tác ứng phó thiên tai/BĐKH tại địa phương so với các tổ chức khác dưới góc nhìn của người dân. Tiểu kết chương 3 - 14 - Chương 4 THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH 4.1 Sự tham gia của người dân và cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu 4.1.1 Các hình thức tham gia của người dân và cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung Vai trò của cộng đồng, xóm/ấp trong hoạt động ứng phó với BĐKH còn khá thụ động và mờ nhạt, trong khi “các hộ gia đình và cá nhân tự xoay sở” vẫn là phương cách chủ đạo trong hoạt động ứng phó với BĐKH hiện nay. Định chế gia đình, nhà nước và các cơ quan chức năng vẫn là những lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc ứng phó với BĐKH trong hiện tại và tương lai. Điều này có hàm ý chính sách quan trọng trong việc xây dựng và phát huy cộng đồng nhằm ứng phó với BĐKH. Lý do người dân không tham gia vào các hoạt động phối hợp, liên kết cộng đồng và gia đình trong ứng phó với BĐKH phần lớn là do người dân không có khả năng tham gia, hay không phù hợp, trong khi những lý do về hình thức tổ chức và nội dung chương trình không phải là những cản trở sự tham gia của họ. Kết quả phân tích này cho thấy cần thay đổi cách tiếp cận, xây dựng các kế hoạch phản ánh đúng nhu cầu người dân, gần với khả năng và điều kiện của họ. Khi đó, người dân sẽ thể hiện vai trò tham gia thực chất, hiệu quả hơn vào các hoạt động huy động cộng đồng của chính quyền. 4.1.2 Các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại địa bàn khảo sát 4.1.2.1 Theo các nhóm hoạt động - 15 - Trong ba cách thức tổ chức chuẩn bị và ứng phó với BĐKH như: riêng từng hộ gia đình, liên kết bà con xóm ấp (cộng đồng), chính quyền địa phương tổ chức và huy động người dân; và hai hình thức: tự các gia đình lo liệu xoay sở, và chính quyền địa phương làm nòng cốt đứng ra tổ chức hướng dẫn người dân và cộng đồng - là những cách thức tổ chức chủ yếu, đóng vai trò quan trọng nhất trong thời gian qua và trong tương lai gần. 4.1.2.2 Theo hoạt động cụ thể trong giai đoạn chuẩn bị ứng phó và ứng phó Trong phạm vi hộ gia đình thì những biện pháp ứng phó chủ yếu là hoạt động bảo vệ con người, tài sản vật chất của từng hộ gia đình. Trong khi đó, những biện pháp mang tính bền vững, lâu dài, chủ động như chuyển đổi sinh kế, cơ cấu sản xuất rất ít được người dân quan tâm thực hiện. 4.2. Vai trò tổ chức và tham gia của chính quyền địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng 4.2.1 Cách thức chính quyền địa phương tổ chức và huy động người dân chuẩn bị và ứng phó với biến đổi khí hậu 4.2.1.1 Đối với các hoạt động chuẩn bị ứng phó biến đổi khí hậu Chính quyền cần nghiên cứu, xem xét đánh giá một cách toàn diện, đưa ra các giải pháp bền vững và thiết thực hơn về chiến lược phát triển của vùng, đồng thời quy hoạch, chỉnh trang lại toàn bộ khu vực dân cư đang sinh sống đảm bảo đến các yếu tố ảnh hưởng của thiên tai/BĐKH. Đối với các vùng trọng yếu, cần xác định rõ ràng các giải pháp nhằm đảm bảo cuộc sống an toàn và bền vững cho người dân. 4.2.1.2 Đối với các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu Chính quyền địa phương nên có sự thay đổi về cách thức và lộ trình thực hiện các công việc ứng phó thiên tai như: khuyến khích, - 16 - phát huy vai trò của cộng đồng, xây dựng lực lượng nồng cốt từ cộng đồng và lấy “cộng đồng” làm mục tiêu trọng tâm để điều chỉnh, thay đổi chính sách phù hợp, còn chính quyền địa phương chỉ đóng vai trò hỗ trợ, điều phối, định hướng, không nên tham gia trực tiếp vào công việc điều hành chung của cộng đồng mà hãy để cộng đồng tự thực hiện tất cả các công việc ứng phó đó. 4.2.2 Sự tham gia của chính quyền địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Những chính sách chủ động với những thông điệp mạnh mẽ và việc thực thi có phần cứng nhắc từ phía chính quyền cấp cơ sở đã vô tình tạo nên sự “lệ thuộc chính sách”, hay nói cách khác là tâm lý “trông chờ ỷ lại” từ phía người dân. Quy trình hoạch định và thực thi chính sách gần đây đã có sự dịch chuyển sang tư duy “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tuy nhiên, tư duy bao cấp “để nhà nước lo” vẫn còn ảnh hưởng đậm nét và tạo nên tâm lý dựa dẫm, thụ động của người dân. 4.3 Sự tham gia của các tổ chức xã hội (đại diện là Hội Chữ thập đỏ) trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở huyện Cần Giờ 4.3.1 Các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trong ứng phó với biến đổi khí hậu 4.3.1.1 Hoạt động chuẩn bị ứng phó trước khi có thiên tai/biến đổi khí hậu Hoạt động chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo do Hội, phối hợp với các tổ chức, cá nhân thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy, các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ đã được thực hiện tương đối hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH. Trong 5 hoạt động chuẩn bị/phòng ngừa BĐKH thì hoạt động “Tập huấn kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu cho người dân” là hoạt - 17 - động đặc trưng của Hội Chữ thập đỏ, nhằm trang bị thêm những kỹ năng mềm giúp người dân tự tin hơn khi tham gia các hoạt động ứng phó thiên tai/BĐKH. 4.3.1.2 Hoạt động ứng phó khẩn cấp khi có thiên tai/ biến đổi khí hậu Trong gia đoạn ứng phó với BĐKH, sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ được người dân đánh giá cao ở vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo, như cứu trợ, cứu hộ-cứu nạn, chăm sóc sức khỏe,…Tuy nhiên, việc xây dựng hình ảnh và khẳng định vai trò của Hội Chữ thập đỏ đối với các hoạt động dựa vào cộng đồng chưa được thực hiện tốt. Các hoạt động này còn mang tính phong trào, chưa được phổ biến rộng rãi. Mặt khác, lực lượng hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ tại cơ sở còn đóng nhiều vai trò ở các Hội, Đoàn thể khác nhau sự tham gia cũng bị hạn chế. 4.3.1.3 Hoạt động khắc phục hậu quả sau khi có thiên tai/biến đổi khí hậu Các hoạt động khắc phục sẽ giúp người dân ổn định được cuộc sống về vật chất và tinh thần sau thiên tai, nhưng tỷ lệ hỗ trợ còn thấp. Các hoạt động khắc phục được triển khai rộng rãi, được xem như là một phép thử đối với nhận thức xã hội về hoạt động dựa vào cộng đồng của Hội Chữ thập đỏ tại địa phương. 4.3.2 Mối liên hệ với cộng đồng của Hội Chữ thập đỏ trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu 4.3.2.1 Hoạt động của Hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ Hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ chính là người dân địa phương có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm kinh tế - xã hội và được trao dồi kỹ năng ứng phó, có mối quan hệ gắn kết chặc chẽ với cộng đồng và đóng vai trò ngày càng quan trọng khi thực hiện các - 18 - nhiệm vụ ứng phó với BĐKH ở các lĩnh vực về: cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo và chăm sóc sức khỏe,… 4.3.2.2 Hoạt động thu hút sự tham gia của cộng đồng Hầu hết các hoạt động ứng phó BĐKH của Hội Chữ thập đỏ đều dựa vào nguồn lực chính là cộng đồng nên mang tính chất đại chúng, phần lớn thu hút được mọi đối tượng người dân tham gia. Tuy nhiên, có những hoạt động yêu cầu có tính chuyên môn cao và cũng có những loại công việc có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và áp dụng được ngay vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp ích cho cộng đồng và xã hội. 4.4 Hiệu quả hoạt động và những triển vọng thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong thời gian tới 4.4.1 Hiệu quả của các hình thức tổ chức ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Điều này giúp khẳng định tính hữu dụng của những hình thức ứng phó phổ biến tại địa phương, nhưng đồng thời cũng cho thấy người dân đang không có nhiều lựa chọn và họ vẫn mong muốn có thêm các giải pháp khác đa dạng hơn. Hiệu quả của các hình thức này cũng được ghi nhận thông qua dữ liệu phỏng vấn sâu. Các ý kiến đánh giá của người dân về những biện pháp ứng phó với BĐKH đang được thực hiện để có những nhận định tích cực cho thấy tính kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. 4.4.2 Những dự định tham gia ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng trong thời gian tới Xây dựng và phát triển cộng đồng còn dư địa và tiềm năng rất lớn. Người dân sẵn sàng tham gia thực hiện ứng phó với BĐKH bằng cách xây dựng và phát triển cộng đồng trong tương lai. Đây là một cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng trong việc xây dựng một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan