Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện cần giờ, thành phố hồ c...

Tài liệu ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh

.DOC
204
164
89

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN HỌC XÃ HỘI LỜIKHOA CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Trịnh Duy Luân. Các số liệu NGUYỄN khảo sát xã hội học của luận án là trung MINH thực. CácNHỰT số liệu và tài liệu khác được trích dẫn nguồn tham khảo rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA Nghiên cứu sinh VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Nhựt Ngành: Xã hội học Mã số: 9310301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS Trịnh Duy Luân HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Trịnh Duy Luân. Các số liệu khảo sát xã hội học của luận án là trung thực. Các số liệu và tài liệu khác được trích dẫn nguồn tham khảo rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Nhựt MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................. 8 1.1 Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu................................ 8 1.2 Các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng và ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.................................................................................................................... 15 1.3 Các nghiên cứu về vai trò của chính quyền trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng..........................................................................................21 1.4 Các nghiên cứu về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................29 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài luận án................................................................................ 29 2.1.1 Các khái niệm được sử dụng trong luận án.............................................................. 29 2.1.2 Các lý thuyết được sử dụng trong luận án................................................................38 2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 46 2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu................................................................................. 47 2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi........................................................................ 47 2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu..................................................................................... 50 2.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung................................................................... 51 2.3 Cơ sở thực tiễn............................................................................................................ 51 2.3.1 Những cơ sở pháp lý................................................................................................. 51 2.3.2 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu............................................................................. 54 Chương 3: NHẬN THỨC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................................................... 59 3.1 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu và phong tục, tập quán của người dân huyện Cần Giờ 59 3.1.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu bất thường và những biểu hiện của BĐKH tại huyện Cần Giờ.............................................................................................................................. 59 3.1.2 Một số phong tục, tập quán thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân huyện Cần Giờ 62 3.2 Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu......................................................... 63 3.2.1 Nhận thức về những biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu..........63 3.2.2 Các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu mà người dân tiếp cận..............................65 3.2.3 Nhận thức về tác hại của biến đổi khí hậu tới các hộ gia đình.................................. 67 3.3 Nhận thức của người dân về sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu........................................................................................................................ 69 3.3.1 Nhận thức về sự cần thiết của sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu............................................................................................................................... 69 3.3.2 Nhận thức về mức độ sẵn sàng tham gia của người dân ứng phó với biến đổi khí hậu 71 3.3.3 Nhận thức về những thuận lợi và khó khăn khi người dân tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương 75 3.4 Nhận thức của chính quyền địa phương về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng................................................................................................................... 77 3.4.1 Nhận thức về sự cần thiết của ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng......77 3.4.2 Nhận thức về các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại địa phương......................................................................................................................... 80 3.5 Nhận thức của các tổ chức xã hội trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ........................................................................................................................................... 88 Chương 4: THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................................................... 93 4.1 Sự tham gia của người dân và cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu...........93 4.1.1 Các hình thức tham gia của người dân và cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung............................................................................................................... 93 4.1.2 Các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại địa bàn khảo sát.. 103 4.2. Vai trò tổ chức và tham gia của chính quyền địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ........................................................................................................................................... 115 4.2.1 Cách thức chính quyền địa phương tổ chức và huy động người dân chuẩn bị và ứng phó với biến đổi khí hậu ........................................................................................................................................... 115 4.2.2 Sự tham gia của chính quyền địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ........................................................................................................................................... 121 4.3 Sự tham gia của các tổ chức xã hội (đại diện là Hội Chữ thập đỏ) trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở huyện Cần Giờ ........................................................................................................................................... 124 4.3.1 Các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trong ứng phó với biến đổi khí hậu .................................................................................................................................. 125 4.3.2 Mối liên hệ với cộng đồng của Hội Chữ thập đỏ trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ........................................................................................................................................... 133 4.4 Hiệu quả hoạt động và những triển vọng thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong thời gian tới ........................................................................................................................................... 135 4.4.1 Hiệu quả của các hình thức tổ chức ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ........................................................................................................................................... 135 4.4.2 Những dự định tham gia ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng trong thời gian tới 137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................................................... 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................................................................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................................... 152 PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát ý kiến hộ gia đình về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng (Huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh). ........................................................................................................................................... 163 PHỤ LỤC 2: Nội dung phỏng vấn sâu ........................................................................................................................................... 176 PHỤ LỤC 3: Nội dung thảo luận nhóm tập trung ........................................................................................................................................... 180 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á BĐKH : Biến đổi khí hậu BCH PCLB và TKCN: Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn CS PCCC&CHCN: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn CBA : Tiếp cận dựa vào cộng đồng CTĐ : Chữ thập đỏ HGĐ : Hộ gia đình IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu NĐH : Người được hỏi NGOs : Tổ chức phi chính phủ NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PV : Phỏng vấn TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc UNFCCC : Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu UBND : Ủy ban nhân dân VNGO&CC : Mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu WB : Ngân hàng Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng phân bố mẫu nghiên cứu tại 33 ấp/khu phố của huyện Cần Giờ............48 Bảng 2.2: Đặc điểm nhân khẩu xã hội của mẫu khảo sát................................................49 Bảng 3 : Tầm quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức khác trong ứng phó với thiên tai/biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng............89 Bảng 4.1: Hình thức ứng phó với biến đổi khí hậu của gia đình phân theo nghề nghiệp người trả lời....................................................................................................94 Bảng 4.2: Những công việc chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính tức thời trong những năm vừa qua tại địa phương ........................................................................................................................ 108 Bảng 4.3: Những công việc chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính lâu dài trong những năm vừa qua tại địa phương ........................................................................................................................ 110 Bảng 4.4: Những công việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua tại địa phương......................................................................................................112 Bảng 4.5: Những công việc chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua tại địa phương...................................................................................116 Bảng 4.6: Những công việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua tại địa phương......................................................................................................119 Bảng 4.7: Người tham gia tích cực nhất trong các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương trong những năm gần đây...................................................121 Bảng 4.8: Đánh giá về hiệu quả của cách thức tổ chức ứng phó với biến đổi khí hậu trong 5-10 năm qua tại địa phương ........................................................................................................................ 136 Bảng 4.9: Những giải pháp của HGĐ có tầm quan trọng trong vòng 5 năm tới để ứng phó với hiện tượng thời tiết bất thường/ biến đổi khí hậu...............................139 Bảng 4.10: Những dự định cụ thể nhằm ứng phó với thiên tai/biến đổi khí hậu, trong vòng 5 năm tới của các hộ gia đình ........................................................................................................................ 140 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Nhận thức của người dân về các biểu hiện của biến đổi khí hậu....................63 Hình 3.2: Những vấn đề nghiêm trọng theo nhận thức của người dân địa phương hiện nay ........................................................................................................................ 64 Hình 3.3: Các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu mà người dân tiếp cận được tại địa phương hiện nay.......................................................................................66 Hình 3.4: Nhận thức của người dân về tác hại của thời tiết bất thường/BĐKH tới các hộ gia đình......................................................................................................67 Hình 3.5: Biến đổi khí hậu có xu hướng ảnh hưởng xấu đến hộ gia đình trong 5 năm tới.................................................................................................................... 68 Hình 4.1: Các hình thức ứng phó với biến đổi khí hậu được các hộ gia đình thực hiện trong thời gian qua ........................................................................................................................ 94 Hình 4.2: Hai phương thức ứng phó với BĐKH của các HGĐ trong thời gian qua, theo mức sống (%) ........................................................................................................................ 95 Hình 4.3: Các hình thức ứng phó với BĐKH được các HGĐ thực hiện trong thời gian qua, theo nguồn gốc dân cư (%) ........................................................................................................................ 96 Hình 4.4: Lý do không tham gia vào hình thức tổ chức liên kết giữa hộ gia đình, cộng đồng và chính quyền ........................................................................................................................ 97 Hình 4.5: Những đóng góp của hộ gia đình trong chương trình liên kết giữa hộ gia đình, cộng đồng và chính quyền để ứng phó với biến đổi khí hậu ........................................................................................................................ 98 Hình 4.6: Những đóng góp của HGĐ trong chương trình liên kết giữa HGĐ, cộng đồng và chính quyền để ứng phó với BĐKH, theo mức sống (%) ........................................................................................................................ 99 Hình 4.7: Những đóng góp của HGĐ trong chương trình liên kết giữa HGĐ, cộng đồng và chính quyền để ứng phó với BĐKH, theo nghề nghiệp (%)..............100 Hình 4.8: Cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu quan trọng cần được đầy mạnh tại địa phương trong 5 năm tới............................................................................101 Hình 4.9: Cách thức ứng phó với BĐKH quan trọng cần được đẩy mạnh tại địa phương trong 5 năm tới, theo học vấn (%).....................................................102 Hình 4.10: Các nhóm hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu mà các hộ gia đình có tham gia trong 5-10 năm qua...................................................................................103 Hình 4.11: Các nhóm hoạt động ứng phó với BĐKH mà các HGĐ có tham gia trong 5 năm qua, theo nghề nghiệp (%) .....................................................................104 Hình 4.12: Các nhóm hoạt động ứng phó với BĐKH mà các HGĐ có tham gia trong 5 năm qua, theo mức sống (%) .........................................................................106 Hình 4.13: Các nhóm hoạt động ứng phó với BĐKH mà các HGĐ có tham gia trong 5 năm qua, theo học vấn (%) ............................................................................107 Hình 4.14: Những công việc chuẩn bị ứng phó với BĐKH mang tính lâu dài trong những năm vừa qua tại địa phương, theo mức sống (%) ................................111 Hình 4.15: Những công việc ứng phó với BĐKH trong những năm vừa qua tại địa phương, theo mức sống (%) ...........................................................................115 Hình 4.16: Biết về sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ trong các hoạt động ứng phó thiên tai/biến đổi khí hậu tại địa phương trong thời gian qua .........................125 Hình 4.17: Hoạt động chuẩn bị ứng phó của Hội Chữ thập đỏ trước khi ứng phó thiên tai/biến đổi khí hậu ........................................................................................127 Hình 4.18: Hoạt động ứng phó của Hội Chữ thập đỏ khi có thiên tai/biến đổi khí hậu . . .129 Hình 4.19: Hoạt động khắc phục hậu quả của Hội Chữ thập đỏ sau khi có thiên tai/biến đổi khí hậu ........................................................................................131 Hình 4.20: Sự sẵn sàng của người dân tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới ..............................................................................138 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu đang từng ngày làm thay đổi thế giới của chúng ta rất nhanh theo chiều hướng xấu đi, và là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biểu hiện dễ thấy nhất của BĐKH là nhiệt độ trung bình ở nhiều nơi trên thế giới có chiều hướng gia tăng, lượng mưa thay đổi bất thường, các loại hình thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng cường độ và vị trí, tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội. Trong các loại hình, phương thức ứng phó với BĐKH, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) cho rằng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng là biện pháp hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Lý do là cơ chế hoạt động và định hướng của phương pháp này phù hợp với điều kiện văn hóa, phong tục tập quán của địa phương nên nó sẽ thúc đẩy khả năng thích nghi và góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH được đánh giá có hiệu quả cao. Các mô hình này, có nhiều lợi ích đã thu hút được cộng đồng cùng tham gia một cách chủ động vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và phát triển bền vững mang tính chất dài hạn với chi phí không cao. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều diễn biến khí hậu bất thường đã xuất hiện thường xuyên hơn khiến mọi người bắt đầu chú ý và đã có những hoạt động nhằm đối phó và thích ứng với hoàn cảnh mới như đầu tư vào nhiều lĩnh vực để làm cho cả xã hội, đặc biệt là những người nghèo khó và dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhất, có khả năng chống chịu cao hơn trước những tác động của BĐKH. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất, có diện tích rừng ngập mặn chiếm 50% tổng diện tích của huyện, chịu tác động của BĐKH và nước biển dâng của khu vực hạ lưu sông Mê - Kông. Đây cũng là địa bàn xung yếu, có nhiều hộ dân sống ở ven sông, ven biển trong rừng phòng hộ, vùng trũng thấp, luôn có nguy cơ bị sạt lở, nhà cửa đơn sơ không đảm bảo an toàn,…và nhìn chung luôn có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của BĐKH. Trong các cuộc diễn tập hay thực hành ứng phó với BĐKH, các sở - ngành, đơn vị, chính quyền các cấp của thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng ứng phó tại chỗ, trong đó có các hoạt động của người dân/ cộng đồng, của chính quyền và của các tổ chức xã hội. 1 Từ đây có thể thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá một cách khách quan về mức độ nhận thức và hành động của người dân, cán bộ (chính quyền, các cơ quan chức năng), các tổ chức xã hội cũng như sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH của huyện Cần Giờ ở nhiều chiều cạnh xã hội khác nhau. Qua đó, giúp chỉ ra các hoạt động cần thiết để cộng đồng nơi đây thích ứng BĐKH trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các hoạt động giảm nhẹ, khắc phục hậu quả đối với BĐKH. Đồng thời, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng, những vấn đề đặt ra trong các hoạt động ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng. Từ đó đề xuất các khuyến nghị định hướng chính sách, giải pháp ứng phó với BĐKH hiện nay thông qua việc phát huy sức mạnh của cộng đồng dân cư tại huyện Cần Giờ và các cộng đồng dân cư ven biển có chung đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như huyện Cần Giờ. Từ những luận giải trên, NCS đã quyết định lựa chọn đề tài “Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ xã hội học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích Tìm hiểu nhận thức và hành động của người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội trong ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm phát huy các nguồn lực cộng đồng và nâng cao hiệu quả ứng phó với BĐKH tại địa phương. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. - Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho đề tài luận án. - Đánh giá nhận thức của người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. - Phân tích thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội. - Đề xuất các khuyến nghị chính sách cho các chủ thể tham gia ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại địa phương được nghiên cứu. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nhận thức và hành động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của các chủ thể: người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội. 3.2 Khách thể nghiên cứu Các đại diện hộ gia đình được chọn mẫu tại các cộng đồng dân cư thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện cán bộ lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực tại các sở ngành có liên quan của thành phố. Đại diện chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng huyện Cần Giờ. Đại diện cán bộ Hội Chữ thập đỏ thành phố và các cơ sở Hội tại huyện Cần Giờ. 3.3 Phạm vi nghiên cứu (nội dung, không gian, thời gian) Nghiên cứu giới hạn tìm hiểu một số khía cạnh nhận thức, thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ trong khoảng thời gian 5 năm gần đây. 4. Phương pháp luận 4.1 Câu hỏi nghiên cứu Một là, nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội huyện Cần Giờ về các vấn đề có liên quan đến ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng hiện nay như thế nào? Hai là, người dân, chính quyền địa phương và tổ chức xã hội tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần giờ như thế nào? Ba là, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ? 4.2 Giả thuyết nghiên cứu Một là, nhận thức về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội huyện Cần Giờ còn chưa đầy đủ. Hai là, sự tham gia ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội tại huyện Cần Giờ còn nhiều yếu tố tự phát, chưa đầy đủ, toàn diện nên chưa tận dụng được hết ưu thế và sức mạnh của cộng đồng. 3 Ba là, các yếu tố mức sống, nghề nghiệp, học vấn, nguồn gốc cư trú có ảnh hưởng nhất định đến sự tham gia của người dân trong ứng phó với BĐKH tại huyện Cần Giờ. 4.3 Khung phân tích Dựa trên những phân tích tổng quan về biến đổi khí hậu, luận án tiến hành xây dựng một lược đồ phân tích bao gồm: - Biến phụ thuộc cơ bản của nghiên cứu này là “ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng” - được hiểu như một cách tiếp cận đang được triển khai trên thực tế tại huyện Cần Giờ. Biến số này được thao tác hóa theo 3 chủ thể (người dân/ cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội). Sẽ phân tích theo hai chiều cạnh: 1) “Nhận thức BĐKH, ứng phó BĐKH và ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng của 3 chủ thể và 2) Hành động tham gia ứng phó BĐKH, ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng, hiệu quả và triển vọng của 3 chủ thể trong các hoạt động ứng phó dưới 3 hình thức tổ chức chính là: i) cá nhân/ HGĐ tự làm; ii) các nhóm HGĐ/ cộng đồng cùng làm; và iii) cộng đồng cùng làm dưới sự tổ chức chỉ đạo của chính quyền / cơ quan chức năng. Các hành động tham gia này cũng tính tới theo 2 giai đoạn: thích ứng (giai đoạn chuẩn bị) và giảm nhẹ (giai đoạn khắc phục hậu quả); Bên cạnh đó, vai trò tham gia của Hội Chữ thập đỏ như là đại diện của các tổ chức xã hội (chủ thể thứ 3) trong ứng phó BĐKH cũng được chỉ ra, với các hoạt động chính như tuyên truyền, cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo...qua ý kiến người dân. - Nhóm các biến độc lập hay trung gian có tác động đến việc vận dụng cách tiếp cận ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng bao gồm: mức sống, học vấn, nghề nghiệp, nguồn gốc cư trú (dân gốc, dân nhập cư),… 4 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỊA PHƯƠNG 5 Mức sống Học vấn Nghề nghiệp Nguồn gốc cư trú ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Theo 3 chủ thể) N g ư NHẬN THỨC -BĐKH -Ứng phó BĐKH -Ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng HÀNH ĐỘNG - Ứng phó BĐKH - Ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng - Hiệu quả & triển vọng C h í Tổ c h ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI, TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Thứ nhất, luận án phân tích thực trạng nhận thức về cách ứng phó và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. - Thứ hai, luận án phân tích hành động của các chủ thể (người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội) tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH trong ngắn hạn và dài hạn, trong đó nhấn mạnh đến chủ thể người dân/cộng đồng. - Thứ ba, luận án chỉ ra sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ, như là đại diện cho các tổ chức xã hội, phục vụ các nhu cầu của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH. - Thứ tư, luận án đã đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách, quy định của pháp luật về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận Đây là đề tài được phân tích từ góc nhìn xã hội học để làm rõ nhận thức của người dân về BĐKH, sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó BĐKH, nhận thức của chính quyền địa phương về ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng. Nghiên cứu cũng xác 6 định được thực trạng ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng ở nhiều chiều cạnh khác nhau như: sự tham gia của người dân và cộng đồng, vai trò tổ chức và tham gia của chính quyền địa phương, sự tham gia của các tổ chức xã hội (đại diện Hội Chữ thập đỏ), hiệu quả hoạt động và những triển vọng thực hiện ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng đóng góp vào sự hiểu biết khoa học về những khác biệt của các đối tượng nghiên cứu tại địa bàn dân cư. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần đánh giá nhận thức, thực trạng của người dân, chính quyền địa phương và sự tham gia của các tổ chức xã hội (trường hợp Hội Chữ thập đỏ) về ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở rất quan trọng tạo điều kiện cho chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện về thực trạng đã và đang diễn ra để có hướng điều chỉnh chính sách và đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp nhằm thực hiện tốt công tác ứng phó BĐKH tại địa phương trên cơ sở dựa vào cộng đồng. Cần Giờ là huyện biển duy nhất của TP.HCM, có thể có những đặc điểm tương đồng với các khu vực duyên hải ở các địa phương khác nên nghiên cứu về ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng ở đây cũng có thể chia sẻ với các tỉnh thành khác. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng; các dự án hỗ trợ cộng đồng; là tài liệu tham khảo trong đào tạo về xã hội học môi trường và phát triển cộng đồng, về sự tham gia của người dân và của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và phụ lục, luận án bao gồm 4 chương nội dung, cụ thể là: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương này tập trung phân tích các nghiên cứu đã có trên thế giới và Việt Nam về BĐKH, ứng phó với BĐKH và ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng, vai trò tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động ứng phó BĐKH, từ đó tìm ra các chiều cạnh/ vấn đề chưa được đề cập để luận án tập trung tìm hiểu và nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong chương này đề tài sẽ phân tích những khái niệm, lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để làm cở sở lý luận; cơ sở pháp lý và các đặc điểm tự nhiên-xã hội của địa bàn nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan