Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng mô hình logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp t...

Tài liệu ứng dụng mô hình logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng quốc tế chi nhánh hoàn kiếm

.PDF
106
183
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA : NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH HOÀN KIẾM Giáo viên hướng dẫn : Ths. Đinh Đức Thịnh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Hùng Mã sinh viên : 11A4010234 Lớp : NHTMG - K11 HÀ NỘI - 2012 2 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan nội dung và kết quả của bài khóa luận này do chính em nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu được sử dụng trong bài khóa này đều có nguồn trung thực và được phép công bố. Thành phố Hà Nội – 06/2012 Nguyễn Văn Hùng 3 DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN 1 XHTD Xếp hạng tín dụng 2 NHTM Ngân hàng thương mại 3 KH, DN Khách hàng, Doanh nghiệp 4 NH Ngân hàng 5 VIB Ngân hàng Quốc tế Việt Nam 6 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 7 BCTC Báo cáo tài chính 8 CIC Trung tâm thông tin tín dụng 9 C&R 10 CRV Công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 1.1 Bảng so sánh XHTD với chấm điểm tín dụng 6 Bảng 1.2 Các chỉ tiêu tài chính dùng trong XHTD 17 Bảng 1.3 Mô hình điểm số Z áp dụng với một số loại hình DN 28 Bảng 2.1 Các chỉ số tài chính sử dụng trong XHTD của Fitch 32 Bảng 2.2 Các chỉ số tài chính sử dụng trong XHTD của Moody 33 Bảng 2.3 Các chỉ số tài chính sử dụng trong XHTD của S&P 34 Bảng 2.4 Bảng phân loại XHTD của ngân hàng Agribank 38 Bảng 2.5 Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính 39 Bảng 2.6 Bảng trọng số áp dụng theo thông tin được kiểm toán 39 Bảng 2.7 Bảng phân loại XHTD DN của ngân hàng Quốc tế 50-51 Bảng 2.8 Bảng giả thiết về các biến sử dụng trong mô hình Logit 65 Bảng 2.9 Cơ cấu nhóm dữ liệu khách hàng sử dụng trong mô hình Logit 66 Bảng 2.10 Bảng chỉ số thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 68 Bảng 2.11 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Logit 72 Bảng 2.12 Kết quả ước lượng mô hình với đẩy đủ các biến 73 Bảng 2.13 Bảng so sánh kết quả của hai mô hình so với thực tế 76 Bảng 2.14 So sánh kết quả giữa mô hình hiện (VIB) và mô hình xây dựng 77 5 DANH MỤC HÌNH HÌNH NỘI DUNG TRANG Hình 1.1 Sơ đồ quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 6 Hình 2.1 Phần mềm XHTD sử dụng trong hệ thống XHTD nội bộ 52 Hình 2.2 Bảng kết quả chấm điểm và XHTD doanh nghiệp của NH Quốc tế - VIB 53 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động của Ngân hàng Quốc tế qua các năm 42 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ so sánh hoạt động tín dụng và huy động của các NH 43 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng VIB qua các năm 43 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nợ của ngân hàng VIB qua các năm 2010,2011 44-45 Biểu đồ 2.5 Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và ATM của 12 NH lớn trong 2010 46 Biểu đồ 2.6 Biểu đồ so sánh các mô hình với thực tế 75 Sơ đồ 2.1 Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng VIB 46 Sơ đồ 2.2 Các sản phẩm dành cho khách hàng DN của ngân hàng VIB 47 Sơ đồ 2.3 Quy trình chấm điểm sử dụng phần mềm chấm điểm tại VIB 52 6 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG .............................. 3 1.1 Xếp hạng tín dụng với hoạt động kinh doanh của NHTM ........................... 3 1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng ........................................................................... 3 1.1.2 Đối tượng của xếp hạng tín dụng .................................................................... 7 1.1.2.1 Xếp hạng tín dụng người đi vay ................................................................... 7 1.1.2.2 Xếp hạng tín dụng quốc gia .......................................................................... 8 1.1.2.3 Xếp hạng tín dụng công cụ đầu tư ................................................................ 8 1.1.3 Đặc điểm xếp hạng tín dụng ............................................................................ 9 1.1.4 Cơ sở của xếp hạng tín dụng ........................................................................... 9 1.1.4.1 Xác định các dấu hiệu nên đưa vào để lấy thông tin về KH ........................ 9 1.1.4.2 Xây dựng thang điểm cho các dấu hiệu........................................................ 10 1.1.4.3 Xác định trọng số (hay tham số) cho mỗi dấu hiệu ...................................... 10 1.1.4.4 Xây dựng mô hình ra quyết định tín dụng dựa trên hàm điểm tín dụng ...... 10 1.1.5 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng ......................................................................... 10 1.1.5.1 Kết hợp phân tích định lượng và định tính ................................................... 10 1.1.5.2 Tính khách quan của xếp hạng tín dụng ....................................................... 10 1.1.5.3 XHTD phải được thực hiện liên tục ............................................................. 11 1.1.6 Mục đích của XHTD đối với NHTM ............................................................... 11 1.1.7 Ý nghĩa của việc XHTD ................................................................................... 11 1.1.7.1 Đối với ngân hàng ........................................................................................ 11 1.1.7.2 Đối với nhà phát hành .................................................................................. 12 1.1.7.3 Đối với nhà đầu tư ........................................................................................ 14 1.1.7.4 Đối với cơ quan quản lý nhà nước ............................................................... 14 1.2 Quy trình và phương pháp xếp hạng tín dụng .............................................. 15 1.2.1 Quy trình xếp hạng tín dụng ............................................................................ 15 1.2.2 Các nhân tố cần được xem xét khi xếp hạng tín dụng ..................................... 16 1.2.2.1 Yếu tố về các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ....................................... 17 1.2.2.2 Yếu tố về các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp ................................. 18 1.2.2.3 Yếu tố về độ tin cậy của nguồn thông tin tín dụng....................................... 18 1.2.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng...................................................................... 19 7 1.2.3.1 Phương pháp chuyên gia .............................................................................. 20 1.2.3.2 Phương pháp xếp hang theo mô hình toán học ............................................ 21 1.2.3.3 Phương pháp XHTD theo mô hình kết hợp ................................................. 25 1.3 Một số kinh nghiệm và nghiên cứu về mô hình XHTD doanh nghiệp ........ 25 1.3.1 Một số nghiên cứu về XHTD doanh nghiệp ................................................... 26 1.3.2 Mô hình điểm số Z của Edward I. Altman ...................................................... 27 Tóm tắt Chương 1 ..................................................................................................... 28 Chương 2: THỰC TRẠNG XHTD TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ (VIB) – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM .......................................................................................... 30 2.1 Thực trạng hoạt động XHTD trên thế giới và tại Việt Nam ........................ 30 2.1.1 Thực trạng hoạt động XHTD trên thế giới ...................................................... 30 2.1.1.1 Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Fitch .............................................. 30 2.1.1.2 Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Moody’s ........................................ 32 2.1.1.3 Phương pháp XHTD doanh nghiệp của S&P ............................................... 33 2.1.1.4 Bài học kinh nghiệp rút ra đối với Việt Nam ............................................... 35 2.1.2 Thực trạng hoạt động XHTD tại Việt Nam ..................................................... 35 2.1.2.1 Hệ thống XHTD của trung tâm tín dụng CIC .............................................. 35 2.1.2.2 Hệ thống XHTD của một số công ty XHTD tại Việt Nam .......................... 36 2.1.2.3 Phương pháp XHTD doanh nghiệp của ngân hàng Agribank ...................... 38 2.2 Thực trạng hoạt động XHTD tại ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) ....... 40 2.2.1 Khái quát về Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) .......................................... 40 2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 40 2.2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược kinh doanh ........................... 41 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Quốc tế ..................... 41 2.2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng ................................... 41 2.2.2.2 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ ............................................................................. 42 2.2.2.3 Dịch vụ ngân hàng bán buôn – Khối KHDN ............................................... 47 2.2.2.4 Quản trị rủi ro ............................................................................................... 49 2.2.3 Thực trạng hoạt động XHTD doanh nghiệp tại ngân hàng Quốc tế (VIB) ..... 49 2.2.3.1 Văn bản quy định về XHTD của ngân hàng Quốc tế (VIB) ........................ 50 2.2.3.2 Hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm chấm điểm tín dụng ............... 51 2.2.3.3 Quy trình chấm điểm tín dụng tại ngân hàng Quốc tế (VIB) ....................... 52 8 2.2.4 Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động XHTD tại ngân hàng Quốc tế (VIB) – Chi nhánh Hoàn Kiếm .......................................................... 56 2.2.4.1 Những kết quả đạt được ............................................................................... 56 2.2.4.2 Những khó khăn và tồn tại ........................................................................... 57 2.2.4.3 Những nguyên nhân chủ yếu ........................................................................ 60 2.3 Kiểm định việc XHTD doanh nghiệp của ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) – Chi nhánh Hoàn Kiếm bằng mô hình Logit...................................................... 61 2.3.1 Lựa chọn mô hình ............................................................................................ 62 2.3.2 Lựa chọn biến số.............................................................................................. 62 2.3.2.1 Biến phụ thuộc .............................................................................................. 62 2.3.2.2 Biến độc lập .................................................................................................. 62 2.3.3 Chọn mẫu ......................................................................................................... 65 2.3.4 Tiến hành xây dựng mô hình Logit ................................................................. 67 2.3.4.1 Khái quát về mô hình Logit được áp dụng ................................................... 67 2.3.4.2 Các tiêu chuẩn được áp dụng trong mô hình Logit ...................................... 69 2.3.5 Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 70 2.3.6 So sánh độ chính xác với mô hình mà ngân hàng đang áp dụng .................... 74 Tóm tắt chương 2...................................................................................................... 75 Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NGÂN CAO CHẤT LƯỢNG XHTD TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM ................. 77 3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh và hoạt động XHTD tại VIB 3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh trong những năm tới của VIB ................. 77 3.1.2 Định hướng hoạt động XHTD tại VIB ............................................................. 77 3.2 Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng XHTD tại ngân hàng Quốc tế (VIB) – Chi nhánh Hoàn Kiếm ...................................................... 78 3.2.1 Giải pháp từ phía ngân hàng Quốc tế Việt Nam ............................................. 77 3.2.1.1 Nâng cao chất lượng nguồn thôn tin đầu vào ............................................... 77 3.2.1.2 Bổ sung chỉ tiêu: Mức độ chính xác của thông tin đầu vào ......................... 79 3.2.1.3 Nâng cao trình độ cán bộ ............................................................................. 80 3.2.1.4 Nâng cao tính liên tục trong xếp hạng tín dụng ........................................... 80 3.2.1.5 Thường xuyên đánh giá lại mô hình xếp hạng ............................................ 81 3.2.2 Giải pháp từ phía khách hàng ......................................................................... 82 9 3.2.2.1 Công tác kế toán ........................................................................................... 82 3.2.2.2 Vấn đề công bố thông tin.............................................................................. 82 3.2.3 Đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước ....................................................... 82 3.2.3.1 Tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển .................. 82 3.2.3.2 Thúc đẩy xây dựng các cơ quan xếp hạng tín nhiệm độc lập....................... 82 3.2.3.3 Nâng cao vai trò và thông tin từ trung tâm tín dụng CIC ............................. 83 3.2.3.4 Xây dựng hệ thống dữ liệu để cung cấp thông tin doanh nghiệp nhanh chóng, đầy đủ và chính xác .................................................................................................. 83 Tóm tắt chương 3...................................................................................................... 86 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 88 PHỤ LỤC 10 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính truyền thống và đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Nhưng tất nhiên đi kèm với lợi nhuận cao là rủi ro lớn. Rủi ro này không những chỉ ảnh hưởng đến NH cấp tín dụng mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nên kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng dành cho mọi đối tượng. Trong đó, các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp ngành càng đa dạng và phong phú. Nó luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ của ngân hàng và cũng mang lại tỷ trọng thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Song đây là mảng tín dụng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và khi rủi ro xảy ra thường có hậu quả rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Do đó khâu thẩm định, đánh giá xếp hạng tín dụng cho KH doanh nghiệp là một nhiệm vụ luôn luôn mang tính cấp thiết đối với hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Quốc tế (VIB) nói riêng. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu,em thấy hệ thống XHTD nội bộ của ngân hàng Quốc tế còn bộc lộ một số hạn chế. Việc đề xuất một mô hình thống kê định lượng để hoàn thiện hơn hệ thống XHTD tại NH Quốc tế (NH mà đề tài nghiên cứu) là một vấn đề mang tính tất yếu và chiến lược. Chính bởi vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Ứng dụng mô hình Logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng không có nợ đủ tiêu chuẩn của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng Quốc tế. Từ đó, ước lượng mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên xác suất KH có nợ đủ tiêu chuẩn là bao nhiêu bằng việc ứng dụng mô hình Binary Logistic ( Mô hình Logit).  Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng Quốc tế, đưa ra các mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế từ đó đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa hệ thống XHTD của ngân hàng. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 11 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống XHTD i. doanh nghiệp. Đối tượng khảo sát chính là những KH doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định ii. lượng, sử dụng thống kê mô tả mô hình Logit để phân tích dữ liệu. Dữ liệu được lấy từ tháng 01/2010 đến tháng 04/2012 về thông tin của 36 KH có quan hệ tín dụng với ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm. Do hạn chế trong cơ sở dữ liệu, nên đề tài chỉ dừng lại ở mức đánh giá XHTD với những tiêu chí cơ bản nhất, và kết quả của đánh giá còn ở mức kiêm tốn, mức ý nghĩa chưa cao. Tuy nhiên, mô hình vẫn cố gắng để đưa ra những thông số có ý nghĩa nhất trong những kết quả có được từ mô hình xây dựng. Ngoài phương pháp trên, đề tài còn kết hợp phương pháp duy vật biện chứng, vận dụng các nguyên tắc khách quan, toàn diện và thống nhất giữa lịch sử và logic, sử dụng các phương pháp đi từ cụ thể đến trừu tượng… ngoài ra đề tài còn sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan. 4. Ý nghĩa của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thêm cơ sở khoa học cho các tổ chức tài chính và các cá nhân liên quan, đặc biệt là ngân hàng Quốc tế (VIB) – Chi nhánh Hoàn Kiếm trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của mình. Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các chủ thể tham gia vào quá trình XHTD, cũng như cho những nghiên cứu liên quan đến XHTD doanh nghiệp. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần kết luận và các danh mục, phụ lục kèm theo, kết cấu của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng Chương II: Thực trạng hoạt động xếp hạng tín dụng tại ngân hàng Quốc tế (VIB) – Chi nhánh Hoàn Kiếm. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quốc tế (VIB). 12 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG Mục tiêu nghiên cứu của chương này nhằm tiếp cận một số cơ sở lý luận, các yếu tố liên quan và phương pháp tiếp cận lĩnh vực xếp hạng tín dụng nói chung, XHTD doanh nghiệp nói riêng. Từ đó, hình thành cơ sở và phương pháp luận để tiếp tục nghiên cứu trong các chương tiếp theo của đề tài. 1.1. Xếp hạng tín dụng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng Bắt đầu từ thập kỷ 70, dự báo rủi ro tài chính đã trở thành một hướng phát triển mạnh mẽ của mô hình hóa xác suất thống kê. Khi nhắc tới rủi ro tài chính gần như ngay lập tức người ta liên tưởng tới hoạt động quản lý danh mục đầu tư, định giá quyền chọn (option) và các công cụ tài chính khác. Công thức định giá quyền chọn (option) Black-Scholes, bài viết về định giá trái phiếu công ty của Merton, ... là những khái niệm quen thuộc. Và xếp hạng tín dụng cũng là một trong những hoạt động nhằm quản lý rủi ro tài chính mà các tổ chức tài chính trên thế giới, thậm chí cả quốc gia quan tâm và ứng dụng từ rất sớm. Xếp hạng tín dụng (credit ratings) là thuật ngữ do Moody đưa ra năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt”, khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín dụng đầu tiên cho 1500 trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ (AAA) đến (C). Hiện nay, những ký hiệu này trở thành chuẩn mực quốc tế. Ở Việt Nam thuật ngữ xếp hạng tín dụng đang tồn tại nhiều tên gọi như: xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng doanh nghiệp, định dạng tín dụng, xếp hạng KH, phân loại tín dụng... Trong đề tài này em dùng thuật ngữ “xếp hạng tín dụng” (XHTD). Cho đến nay, khó có thể đưa ra một khái niệm rõ ràng về xếp hạng tín dụng, tùy theo góc độ nghiên cứu mà chúng ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này. Một số định nghĩa về XHTD của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước:  Theo Moody’s: Xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá (opinions) về chất lượng tín dụng của các nghĩa vụ tài chính cá nhân hoặc khả năng trả nợ nói chung của tổ chức phát hành. Việc xếp hạng này dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C. 13  Theo Theo Standards & Poor: Xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá hiện tại (forward-looking opinions) về rủi ro tín dụng (credit risk), chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn (in full and on time).  Theo Fich Ratings: Xếp hạng tín dụng là các quan điểm đánh giá dựa trên các tiêu chí, dữ liệu có sẵn (established criteria) và các phương pháp mà Fich đang đánh giá và cập nhật liên tục. Vì thế, XHTD là kết quả công việc tập thể của Fich, không phải là thành quả của một cá nhân, hay nhóm cá nhân và Ficth chịu trách nhiệm về việc xếp hạng của mình.  Theo định nghĩa của công ty chứng khoán Merrill Lynch: XHTD là đánh giá hiện thời của công ty XHTD về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ, về một khoản nợ nhất định. Nói khác đi, đó là cách đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn. Trong kết quả XHTN chứa đựng ý kiến chủ quan của chuyên gia XHTD.  Theo nghiên cứu của đại học Virginia trong cuốn Overview of Credit Rating định nghĩa: XHTD là một quan điểm đánh giá tổng thể khả năng trả nợ hoặc của chủ thể phát hành hoặc của một sản phẩm cụ thể được phát hành bởi chủ thể phát hành. Việc xếp hạng được dựa trên bất cứ nhân tố rủi ro nào mà tổ chức định giá cho rằng nó có liên quan tới.  Chấm điểm tín dụng là một phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng của một yêu cầu xin vay. Sử dụng các dữ liệu lịch sử và công cụ thống kê, chấm điểm tín dụng cố gắng để cô lập các tác động khác nhau của các đặc điểm khác nhau của người xin vay dựa trên sự không trả nợ đúng hạn hoặc phá sản. (Loretta J. Mester – What’s the Point of Credit scoring? 2004)  Theo tiến sĩ Trần Đắc Sinh (Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh) trong cuốn “ Định mức tín nhiệm tại Việt Nam” thì: 14 XHTD là việc đưa ra các nhận định hiện tại về mức độ tín nhiệm của nhà phát hành đối với một trách nhiệm tài chính nào đó, hoặc là đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau. Các loại đầu tư có thể dưới dạng chứng khoán như là trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và giấy nhận nợ, hoặc các công cụ cho vay khác như vay và gửi tiền tại ngân hàng, các thương phiếu. Ta thấy rằng, các định nghĩa của Moody’s, S&P, Fitch, Merrill Lynch, viện nghiên cứu Nomura, cũng như một số chuyên gia Việt Nam về XHTD đều có điểm chung khi cho rằng XHTD là các quan điểm đánh giá hiện tại (opinions) về chất lượng tín dụng (creditworthiness), khả năng trả nợ của các chủ thể vay nợ một cách đầy đủ và đúng thời hạn.  Theo Agribank: Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH là một quy trình đánh giá xác suất một KH tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình với NH cho vay như không trả được nợ gốc và lãi vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác.  Theo Vietcombank: Hệ thống chấm điểm tín dụng là một phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của KH thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Các chỉ tiêu và thang điểm được áp dụng khác nhau đối với các loại KH khác nhau.  Theo ngân hàng VIB (Quy định số 203/2009/QĐ-VIB ngày 02/02/2009) đưa ra khái niệm XHTD: Xếp hạng tín dụng KH là việc xác định hệ số tín nhiệm về khả năng trả nợ và thực hiện các cam kết tài chính đối với các khoản vay tín dụng, khoản phải trả người cung ứng, các trách nhiệm thuế theo luật định, thông qua việc phân tích, đánh giá, cho điểm và tổng hợp điểm xếp hạng từ các tiêu thức thuộc hạng mục rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh, rủi ro quản lý và rủi ro uy tín. Tóm lại, từ các khái niệm về XHTD của các tổ chức và nhà nghiên cứu đã nêu ở trên, em đi đến một khái niệm chung về xếp hạng tín dụng, trên quan điểm ngân hàng, đó là: Xếp hạng tín dụng: là các quan điểm đánh giá hiện tại về khả năng trả nợ hiện tại và trong tương lai của KH khi thực hiện quan hệ tín dụng với ngân hàng nhằm sắp xếp, phân loại KH thành các nhóm KH khác nhau. Hệ thống xếp hạng tín dụng: là toàn bộ nhân tố tham gia vào quá trình đánh giá khả năng trả nợ của KH. Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên 15 quan đến rủi ro tín dụng, các NHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị người đi vay mà đơn thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tổ rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp. Chấm điểm tín dụng: là một phương pháp phân tích thống kê nhằm lượng hóa rủi ro tín dụng của KH tín dụng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Một sự xếp hạng cao của KH đi vay không phải là cơ sở chắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ của một KH đi vay, mà chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều chính theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên quan đến KH đi vay và tất cả các khoản vay của KH đó. Ta cần phân biệt xếp hạng tín dụng và chấm điểm tín dụng: Bảng 1.1 Bảng so sánh XHTD với chấm điểm tín dụng Xếp hạng tín dụng Chấm điểm tín dụng Là một phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng Là các quan điểm nhằm sắp xếp, phân của một khoản vay, bằng việc sử dụng các loại một đối tượng vào các nhóm KH dữ liệu lịch sử và kỹ thuật thống kê để đưa ra trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng. một thang điểm cho các đặc điểm của đối tượng chấm điểm. Dựa trên chủ yếu là phán đoán, kinh nghiệm của người xếp hạng, đồng Dựa trên kỹ thuật thống kê, nó là sử dụng thời có mang tính chủ quan. Nó công thức toán học để đưa ra một kết quả là điểm số tín dụng dựa trên các dữ liệu lịch sử không sử dụng công thức toán học để của đối tượng xếp hạng. đưa ra kết quả Kết quả xếp hạng tín dụng là hạng tín Kết quả chấm điểm tín dụng là điểm số tín dụng, được mã hóa bằng các ký hiệu, dụng, là các con số cụ thể. Nó là căn cứ để biểu tượng. Xếp hạng căn cứ vào xếp hạng tín dụng điểm tín dụng được chấm của KH. Trong phạm vi bài khóa luận này, em tập trung phân tích và nghiên cứu hệ thống XHTD dành cho nhóm KH doanh nghiệp. 1.1.2. Đối tượng của Xếp hạng tín dụng 1.1.2.1. Xếp hạng tín dụng người đi vay: XHTD người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm, cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ (PD Probability of Default). Cơ sở của xác suất này là dữ liệu về các khoản nợ quá khứ 16 trước đó của KH gồm: nợ đã trả, khoản nợ không thu hồi được. Dữ liệu phân theo ba nhóm: Nhóm dữ liệu tài chính liên quan tới hệ số tài chính của KH cũng như cá đánh giá của tổ chức xếp hạng; Nhóm dữ liệu phi tài chính liên quan tới trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển thị trường, sản phẩm mới, các dự liệu liên quan tới tăng trưởng ngành; Và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan tới hện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ như: tình hình số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi. Các nhóm dự liệu này được đưa vào mô hình từ đó tính ra xác suất không trả được nợ của KH. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Người đi vay gồm cá nhân và doanh nghiệp. Xếp hạng tín dụng cá nhân: Đây là hình thức xếp hạng được áp dụng đối với các KH cá nhân tham gia vào hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Việc XHTD cá nhân được thực hiện dựa trên những yếu tố đặc điểm của mỗi cá nhân (như tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số con cái...), yếu tố tài chính của cá nhân như thu nhập, tiết kiệm hằng tháng, số lượng và loại tài sản đảm bảo mà cá nhân đó đang sở hữu, những khoản thanh toán chậm hoặc nợ quá hạn…) và các yếu tố về hành vi cá nhân (như lịch sử vay – trả nợ, số lần trễ hẹn thanh toán, tính trung thực và hợp tác...).Tất cả những thông tin đó đều được thu thập và tổng hợp trong các hồ sơ XHTD về cá nhân đó. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: Đây là hình thức tập trung vào đối tượng xếp hạng là các doanh nghiệp. Việc XHTD doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp để đánh giá. Thông thường, các tổ chức tài chính, NHTM, công ty chứng khoán, các tổ chức nghiên cứu và ngay cả một vài cơ quan của NHNN (như CIC) cũng xây dựng hệ thống XHTD doanh nghiêp cho mình. 1.1.2.2. Xếp hạng tín dụng quốc gia Loại hình XHTD này đánh giá mức độ tin cậy của một quốc gia, để từ đó có thể so sánh môi trường đầu tư giữa các quốc gia. Quốc gia nào càng được XHTD cao thì càng nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài nên sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Việc XHTD các quốc gia dựa trên các chỉ số phát triển 17 chung như: chỉ số phát triển các ngành, chỉ số an toàn vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, mức độ bình ổn chính trị… 1.1.2.3. Xếp hạng tín dụng công cụ đầu tư Các công cụ được xếp hạng chủ yếu vẫn là các công cụ như: trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và các loại trái phiếu, kì phiếu của ngân hàng. Ở một số nước và một số tổ chức XHTD hiện này còn XHTD cả cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thưởng… Việc XHTD đối với các loại công cụ đầu tư được thực hiện dựa trên một số chỉ tiêu như: khả năng thanh khoản, kì hạn, lãi suất, mệnh giá, các rủi ro có thể gặp phải… Ở nước ta hiện nay mới chỉ tập trung xếp hạng các doanh nghiệp tham gia hoạt động tín dụng ở các NHTM, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, chưa có nhiều sản phẩm, công cụ đầu tư,… nên việc XHTD các công cụ đầu tư là chưa được chú ý. Xếp hạng quốc gia thì chúng ta chưa có khả năng thực hiện mà chỉ dành cho những tổ chức xếp hạng lớn như Moody’s, Stand & Poor hay Fitch,… xếp hạng. XHTD cá nhân thì do việc thu thập và tìm kiếm thông tin đối với những đối tượng này khá phức tạp và khó kiểm soát, nên việc XHTD cá nhân vẫn chưa tiến hành phổ biến. Trong phạm vi bài khóa luận, em đi tìm hiểu và nghiên cứu việc xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp 1.1.3. Đặc điểm của xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng có một số đặc điểm:  Thứ nhất, XHTD được tiến hành dựa trên những thông tin thu thập được từ những đối tượng được XHTD, và những nguồn thông tin được coi là đáng tin cậy.  Thứ hai, XHTD không phải là một sự giới thiệu để mua hay bán một đối tượng nào đó, nó cũng không phải là lời khuyên tài trợ, đầu tư hoặc nắm giữ các công cụ nợ, mà XHTD chỉ thực hiện chức năng độc lập là đánh giá mức độ rủi ro tín dụng hay mức độ tín nhiệm của một đối tượng được xếp hạng. Chúng chỉ là một trong những nhân tố mà nhà đầu tư và các nhà tài trợ nên tham khảo trước khi ra quyết định đầu tư, tài trợ.  Thứ ba, kết quả XHTD chỉ là một tiêu chí phục vụ cho quá trình đưa ra các quyết định và có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định. Xếp hạng tín nhiệm không đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai 18 Như vậy, XHTD là một nhân tố quan trọng, nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho việc thuyết minh về tính đáng tin cậy của đối tượng được XHTD. 1.1.4. Cơ sở của xếp hạng tín dụng Theo Vương Quân Hoàng (2006), một hệ thống XHTD cá nhân dựa trên cơ sở là việc giải đáp bốn vấn đề cơ bản là xác định thông tin cần lấy, xây dựng thang điểm, xác định trọng số và xây dựng mô hình. Từ nghiên cứu đó, ta có thể suy ra cơ sở cho việc xếp hạng doanh nghiệp theo thứ tự như sau: 1.1.4.1. Xác định các dấu hiệu nên đưa vào để lấy thông tin về KH, nên hay không nên đưa vào dấu hiệu nào? Từ đây, khi một KH đến giao dịch xin cấp tín dụng sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin bản thân KH (định tính và cả định lượng). Thông tin là một tập hợp các dấu hiệu như: đối với các nhân là tuổi tác, trình độ học vấn, thu nhập, trình trạng hôn nhân,… đối với doanh nghiệp là loại hình công ty, quy mô, lĩnh vực kinh doanh, uy tín, lịch sử tín dụng, các báo cáo tài chính…mà chúng ta quyết định đưa vào. Yêu cầu đầu tiên đặt ra về các dấu hiệu được đưa vào phải không tương quan với nhau. Tiếp theo là yêu cầu đưa vào các dấu hiệu sao cho đặc trưng được nhiều nhất như các dấu hiệu đó giúp KH dễ trả lời, ngân hàng dễ chứng thực tính đúng đắn 1.1.4.2. Xây dựng thang điểm cho các dấu hiệu Từng dấu hiệu của KH sẽ được so sánh với thang điểm hoặc phân loại theo thang điểm để đưa vào mô hình hay bảng chấm điểm tín dụng. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến việc giải quyết các vấn đề tiếp theo, đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp trong việc lập thang điểm cho mỗi dấu hiệu. 1.1.4.3. Xác định trọng số (hay tham số) cho mỗi dấu hiệu Trọng số này đặc trưng cho tầm quan trọng của dấu hiệu đó đối với khả năng thanh toán của KH 1.1.4.4. Xây dựng mô hình ra quyết định tín dụng dựa trên hàm điểm tín dụng Từ điểm tín dụng của mỗi KH, được tính ra từ hàm điểm tín dụng, chúng ta tiến hành phân loại (xếp hạng tín dụng) tín nhiệm cho KH đó.Trong các vấn đề được đặt ra nói trên có thể nói vấn đề (1.1.4.3) và vấn đề (1.1.4.4) là quan trọng nhất và cũng phức tạp nhất. 1.1.5. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng 1.1.5.1. Kết hợp phân tích định lượng và định tính 19  Phân tích định lượng là việc lượng hóa các yếu tố rủi ro của KH trên cơ sở tính toán, đánh giá và cho điểm từ các tiêu thức định lượng. Nó được đo lường bằng số.  Phân tích định tính là việc phân tích, đánh giá, cho điểm dựa trên đánh giá chủ quan của cán bộ xếp hạng tín nhiệm đối với các yếu tố rủi ro của KH không lượng hóa được  Xếp hạng tín dụng KH kết hợp các tiêu chí định tính và định lượng thông qua việc phân tích, đánh giá và cho điểm đối với từng tiêu chí. Phân tích định tính để bổ sung cho những phân tích định lượng. 1.1.5.2. Tính khách quan của xếp hạng tín dụng  Số liệu: Việc thu thập số liệu để đưa vào mô hình XHTD cần được thực hiện một cách khách quan, linh động, có kiểm chứng. Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có được cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của KH vay.  Phê duyệt kết quả: Kết quả của xếp hạng tín dụng phải được phê duyệt bởi cấp cao hơn của người chấm và xếp hạng, hoặc được xếp hạng tự động qua hệ thống máy tính, dưới sự phản biện của người chấm điểm.  Tính đơn giản, dễ hiểu và dễ so sánh: Kết quả xếp hạng tín dụng phải đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh: xây dựng thang điểm, các chỉ tiêu được cho điểm, sau đó tổng hợp lại và phản ánh qua biểu tượng xếp hạng theo mẫu ký tự Latin 1.1.5.3. Xếp hạng tín dụng phải được thực hiện liên tục: Mục đích của xếp hạng là đánh giá rủi ro hiện tại và dự báo rủi ro tương lai về khả năng trả nợ của KH. Song hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì diễn ra liên tục và biến đổi khôn lường, bởi vậy việc xếp hạng tín dụng phải được thực hiện liên tục theo các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 1.1.6. Mục đích của xếp hạng tín dụng đối với ngân hàng thương mại  Xây dựng hệ thống thông tin KH cập nhật thường xuyên và đa dạng giúp đánh giá toàn diện các KH của ngân hàng theo danh mục tín dụng.  Xây dựng công cụ quản lý rủi ro tín dụng, trong đó KH được xếp hạng theo các mức độ tín nhiệm khác nhau, nhằm đánh giá mức độ rủi ro hiện tại, dự đoán rủi ro tiềm tàng để đưa ra các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo tín dụng và chất lượng tín dụng tại từng Đơn vị kinh doanh. 20  Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách KH phù hợp với mức độ rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả cũng như bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng.  Là cơ sở để thực hiện phân loại nợ KH và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 06 và Điều 07, Quy định số 493/2005/QĐ-NHNN.  Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin rủi ro về KH, lĩnh vực cấp tín dụng nhằm hỗ trợ công tác cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. 1.1.7. Ý nghĩa của Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 1.1.7.1. Đối với ngân hàng Đối với một xếp hạng tín dụng đúng thì vai trò của nó được thể hiện như ở các mặt sau:  Là căn cứ để ra quyết định cấp tín dụng: các định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp tiền vay…Phân tích tài chính chỉ là một trong các nội dung đánh giá doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là hệ quả tổng hợp của nhiều phương diện tác động: môi trường kinh doanh, chất lượng đội ngũ nhân sự, chất lượng quản trị…Do đó XHTD cung cấp một đánh giá tổng quát trên các yếu tố giúp ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng chính xác. Từ các đánh giá này, ngân hàng xây dựng hạn mức, thời gian vay, mức lãi suất, biện pháp tiền vay… đối với KH.  Giám sát đánh giá KH, khi khoản tín dụng đang còn dư nợ. Thứ hạng KH cho phép ngân hàng dự báo chất lượng tín dụng và có biện pháp đối phó kịp thời. Từ đó hạn chế rủi ro tín dụng và những rủi ro khác của ngân hàng.  Hệ thống XHTD của NHTM nhằm cung cấp dự đoán về khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, có thể được hiểu là sự khác biệt về mặt kinh tế giữa những gì mà người đi vay hứa thanh toán với những gì mà NH thực sự nhận được. Đồng thời cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Khái niệm rủi ro được xét đến ở đây là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn có thể ước đoán được xác suất xảy ra. Khái niệm tín dụng được hiểu là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả. Quan hệ tín dụng dựa trên nền tảng sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thể. Nền tảng tin tưởng này rất dễ dàng bị phá vỡ và mang tính cảm tính, chính bởi vậy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan