Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng mô hình ipa đề xuất giải pháp giúp tăng cường sự tham gia của nhân viên...

Tài liệu ứng dụng mô hình ipa đề xuất giải pháp giúp tăng cường sự tham gia của nhân viên trong triển khai erp tại công ty cổ phần giấy sài gòn

.PDF
108
145
143

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - - - - - - - - - - NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI ỨNG DỤNG MÔ HÌNH IPA ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NHÂN VIÊN TRONG TRIỂN KHAI ERP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Tp Hồ Chí Minh, năm 2019 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - - - - - - - - - - NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI ỨNG DỤNG MÔ HÌNH IPA ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NHÂN VIÊN TRONG TRIỂN KHAI ERP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành : 62 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỲNH MAI Tp Hồ Chí Minh, năm 2019 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Ứng dụng mô hình IPA đề xuất giải pháp giúp tăng cường sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 Người thực hiện NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI iii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quỳnh Mai, cùng các quý thầy, cô giảng dạy tại khoa đào tạo sau đại học, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn về lý thuyết cũng như triển khai thực tế để em có thể hoàn thành đề tài “Ứng dụng mô hình IPA đề xuất giải pháp giúp tăng cường sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn”. Đồng thời, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị/em đã dành thời gian hỗ trợ và tham gia khảo sát cũng như cung cấp những ý kiến đóng góp hỗ trợ em trong quá trình thực hiện luận văn. Trong suốt quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, tham khảo tài liệu ở nhiều nơi và hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn song vẫn không tránh khỏi sự sai sót vì vậy rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện một cách tốt nhất. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 Người thực hiện NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI iv TÓM TẮT Với các mục tiêu như ban đầu đã đề ra, luận văn đã nghiên cứu và thực hiện được các nội dung chính sau đây: − Tập trung nghiên cứu các tài liệu về yếu tố nhân sự và tổ chức, trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm áp dụng trong thực tiễn của Công ty Giấy Sài Gòn. − Đánh giá mức độ thực hiện và xác định tầm quan trọng của các yếu tố nhân sự, tổ chức kết hợp với việc thu thập, phân tích các số liệu cần thiết để có cái nhìn tổng quát về sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn. − Tiến hành điều tra, phỏng vấn các nhà lãnh đạo và nhân viên để so sánh sự khác biệt giữa mức độ thực hiện và tầm quan trọng của các yếu tố nhân sự, tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng sự hợp tác, tham gia của nhân viên vào việc thực thi hệ thống ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, các yếu tố nhân sự và tổ chức tại Công ty Giấy Sài Gòn ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP bao gồm: (i) Yếu tố Lãnh đạo: Bao gồm các Định hướng chiến lược của nhà lãnh đạo về ERP; Sự cam kết của nhà lãnh đạo. (ii) Yếu tố tổ chức: Bao gồm Phạm vi và kế hoạch mục tiêu ngắn hạn dài hạn rõ ràng; Giáo dục và Đào tạo người dùng; Quản lý thông tin; Quản trị thay đổi; Văn hóa tổ chức; Tái cấu trúc doanh nghiệp. Đây là cơ sở thiết thực để tác giả đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm gia tăng sự hợp tác, tham gia của nhân viên vào việc thực thi hệ thống ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn. Tuy nhiên luận văn chỉ dừng lại ở việc phân tích các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn. Các ý kiến đánh giá mới mang tính chất chủ quan của các cán bộ nhân viên tại Công ty Giấy Sài Gòn chưa phản ánh cục diện cho toàn ngành. v Trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp bên cạnh việc điều chuyển công việc của nhân viên sẽ dẫn đến sự đào thải, có thể nói sức ép lên mỗi nhân viên là rất lớn, những phản ứng của lãnh đạo có thể ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo cần phải đảm bảo sự cam kết của mình trong thực hiện ERP trong tổ chức nhằm tránh những ảnh hưởng và suy nghĩ tiêu cực đối với dự án ERP đang triển khai. Do đó rất cần sự định hướng chiến lược về ERP rõ ràng, nhất quán của cấp lãnh đạo, đảm bảo mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp và những lợi ích của quy trình mới phục vụ cho phát triển doanh nghiệp cũng như từng thành viên của nó, đảm bảo mục tiêu của dự án phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty. vi SUMMARY According to the initial objectives, the thesis has studied and implemented the following main contents: - Focusing on researching documents on personnel and organizational factors, based on that, some experiences are applied in practice of Saigon Paper Company. - Evaluate the level of implementation and determine the importance of personnel and organizational factors associated with the collection and analysis of necessary data in order to have an overview of the participation of employees in ERP implementation in Saigon Paper Company. - Conducting surveys and interviews with leaders and employees to compare the difference between the performance level and the importance of human and organizational factors affecting the participation of employees in development. ERP preparation at Saigon Paper Company, thereby proposing solutions to increase the cooperation and participation of employees in implementing ERP systems at Saigon Paper Company. The results from the study show that the personnel and organizational factors in Saigon Paper Company influence the participation of employees in ERP implementation including: (i) Leadership: Including Dinh direction of the ERP strategy of leaders; The commitment of the leader. (ii) Organizational factors: Include clear long-term short-term goal and plan; Education and Training users; Information manage; Governance changes; Organizational culture; Corporate restructuring. This is a practical basis for the author to propose solutions to increase the cooperation and participation of employees in implementing ERP systems at Saigon Paper Company. However, the thesis only stops at analyzing the personnel and organizational factors affecting the participation of employees in ERP implementation at Saigon Paper Company. The new assessment opinions are vii subjective of the staff at the Saigon Paper Company has not reflected the situation for the whole industry. In the process of corporate restructuring in addition to the transfer of employees' work will lead to elimination, it can be said that the pressure on each employee is huge, the reaction of the leadership can affect the mind. Working principles of employees, leaders need to ensure their commitment to ERP implementation in the organization to avoid negative influences and thoughts on the ongoing ERP project. Therefore, it is necessary to have clear and consistent orientation of ERP strategy of the leaders, to ensure the aim of the business and the benefits of the new process to serve the business development as well as each member. of it, ensuring the project's objectives are in line with the company's strategic objectives. viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................iii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iv SUMMARY ................................................................................................................... vi MỤC LỤC ....................................................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................. x DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ xii Chương 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.5.1 .. Nghiên cứu định tính ................................................................................... 4 1.5.2 .. Nghiên cứu định lượng ................................................................................ 5 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................. 6 1.7 Bố cục của nghiên cứu ........................................................................................ 6 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 8 2.1 Một số khái niệm về ERP và các module của ERP ............................................ 8 2.1.1 .. Định nghĩa về ERP ...................................................................................... 8 2.1.2 .. Các module của ERP ................................................................................... 8 2.2 Các yếu tố dẫn đến sự thành công và thất bại khi thực hiện ERP ...................... 9 2.2.1 .. Các yếu tố ngoài sự tham gia của nhân viên dẫn đến sự thành công và thất bại khi thực hiện ERP ...................................................................................... 9 2.2.2 .. Sự tham gia của nhân viên tác động đến sự thành công của ERP ............. 12 ix 2.3 Các yếu tố nhân sự và tổ chức liên quan đến sự tham gia của nhân viên (qua đó tác động đến thành công ERP) ............................................................................. 13 2.4 Phương pháp IPA (Importance Performance Analysis) ................................... 27 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 33 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 33 3.2 Mô tả dữ liệu ..................................................................................................... 34 3.3 Nghiên cứu định tính trước nghiên cứu định lượng ......................................... 34 3.4 Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 40 3.4.1 .. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 40 3.4.2 .. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 41 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 42 4.1 Thống kê mô tả mẫu ......................................................................................... 42 4.2 Đo lường đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn 44 4.3 Đo lường đánh giá về mức độ thực hiện của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn ...................................................................................................................... 47 4.4 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha................................. 50 4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................... 53 4.6 Sự khác nhau giữa tầm quan trọng và mức độ thực hiện của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn ............................................................................................... 56 4.7 Mô hình IPA ..................................................................................................... 61 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 66 5.1 Kết luận ............................................................................................................. 66 5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 68 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC x DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Khung IPA ..................................................................................................... 29 Hình 2.2 Khung phân tích ............................................................................................. 30 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 33 Hình 4.1 Mô hình IPA – mô hình chiến lược................................................................ 62 xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các yếu tố khung phân tích ............................................................... 31 Bảng 3.1: Thang đo các thành phần .............................................................................. 37 Bảng 4. 1. Bảng phân bố mẫu theo giới tính ................................................................. 42 Bảng 4.2. Tầm quan trọng của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn ...................... 44 Bảng 4.3. Mức độ thực hiện của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn ...................... 47 Bảng 4. 4. Kết quả phân tích thang đo trước khi phân tích EFA .................................. 51 Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 54 Bảng 4.6 Sự khác nhau giữa tầm quan trọng và mức độ thực hiện của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn .............................................................................................. 56 xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ERP: Enterprise Resource Planning SGP:Công ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 1 Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh nghiệp phải nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong tổ chức. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, doanh nghiệp đã có công cụ hữu hiệu là các giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp mà điển hình là hệ thống ERP. Việc áp dụng hệ thống ERP ngày càng trở nên phổ biến và thiết yếu với doanh nghiệp. Nhiều lợi ích đã được nhận ra từ việc sử dụng các hệ thống ERP mang đến cho doanh nghiệp sự giảm thiểu chi phí do loại bỏ được các công việc, các quy trình thừa, không tạo ra giá trị gia tăng, đồng thời nâng cao hiệu quả nguồn lực, tăng cường giám sát hoạt động, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài, đồng thời thúc đẩy quản lý quan hệ khách hàng nhằm tăng cường lòng trung thành, sự hài lòng của khách hàng và đạt được thị phần lớn hơn. (Anderegg, 2000; Larson, Carr, và Dhariwal, 2005). Công ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn (SGP) được thành lập vào năm 1997 đến nay SGP đã phát triển thành công ty giấy hàng đầu Việt Nam. Đối với thị trường miền Nam, công ty Giấy Sài gòn chiếm 20% thị phần, cạnh tranh với New Toyo Pulppy chiếm 34% là 2 công ty dẫn đầu ngành giấy tiêu dùng. Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường ngoài đầu tư xây dựng nhà máy mới và hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất thì năm 2006, SGP đã triển khai hệ thống ERP và chính thức đưa vào sử dụng vào cuối năm 2007. Đây là một bước tiến lớn cho SGP đồng thời cũng mang lại khó khăn thách thức cho công ty. Bởi hệ thống ERP, tương tự như các hệ thống thông tin quản lý khác, thường rất phức tạp và khó thực hiện (Leung, 2001). Đối với SGP, hệ thống ERP là hệ thống thông tin quản lý lớn nhất mà công ty đã từng đầu tư tài chính cũng như có số người tham gia và quy mô thực hiện. 1 2 Trong quá trình triển khai hệ thống ERP gần đây SGP đã gặp nhiều khó khăn. Trong số các trở ngại thì ngoài các vấn đề về kỹ thuật thì những trở ngại về con người đã được đề cập đến như những rào cản chủ yếu tại SGP. Do đó sự tham gia của nhân viên là điều cần thiết để ERP thành công tại SGP. Thực tế sau gần 10 năm triển khai, tốn rất nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại từ hệ thống ERP đối với SGP là chưa nhiều bởi công ty đánh giá chưa đầy đủ tầm quan trọng của nhân viên trong việc thay đổi cách làm việc phù hợp với quy trình chuẩn hóa của ERP, nhà lãnh đạo bỏ qua yếu tố quan trọng này trong khi nhân viên thực hiện công việc hàng ngày là người tiếp cận gần nhất và dễ dàng mang đến sự thành công trong việc tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên ERP. Việc yêu cầu sự thay đổi để thích nghi phương pháp làm việc mới phù hợp với hệ thống quản lý mới làm gia tăng khối lượng công việc nhưng lợi ích của nhân viên không được gia tăng, dẫn đến sự thiếu hợp tác, thái độ không chấp nhận tuân thủ theo quy trình của nhân viên. Kết quả dẫn đến một bộ phận không nhỏ nhân viên trong công ty tỏ ra chán nản, làm việc thiếu động lực, không hiệu quả thậm chí rời bỏ tổ chức. Cụ thể từ khi triển khai ERP đến nay đã có khoảng 10% nhân viên khối văn phòng được đánh giá là có năng lực kinh nghiệm về quản lý và thực hiện công việc tốt, trong đó một phần không nhỏ là những nhân viên có độ tuổi cao vì áp lực và khó khăn trong việc áp dụng ERP đã xin chuyển công tác (SGP, 2018). Đối với việc tổ chức triển khai phần mềm ERP, con số này đặc biệt đáng lo ngại cho SGP. Như vậy, làm thế nào để nhân viên, những người thậm chí không quan tâm đến công việc của họ chấp nhận thay đổi cách thức làm việc theo phương pháp mới khi tổ chức áp dụng ERP là một vấn đề cần được SGP quan tâm. Tóm lại, để áp dụng thành công hệ thống ERP có thể nói vai trò của sự tham gia của mỗi nhân viên trong toàn bộ doanh nghiệp và yếu tố tổ chức là rất lớn. Nếu công ty không quan tâm đến vấn đề sự tham gia của nhân tố con người và yếu tố tổ chức trong định hướng thay đổi khi vận dụng giải pháp phần mềm ERP thì khó có thể thành công. Vì vậy, để hiểu thêm về vai trò của yếu tố con người mà cụ thể là sự tham gia của nhân viên khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống ERP và trên cơ sở đó 2 3 đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng tính hiệu quả của hệ thống ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn thì đề tài “Ứng dụng mô hình IPA đề xuất giải pháp giúp tăng cường sự tham gia của nhân viên trong việc triển khai ERP tại công ty Giấy Sài Gòn” của tác giả là hết sức cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát: đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp giúp tăng cường sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Cổ phần giấy Sài Gòn Mục tiêu cụ thể: − Đánh giá mức độ thực hiện của từng yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viêntrong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn. − Xác định tầm quan trọng của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn. − So sánh sự khác biệt giữa mức độ thực hiện và tầm quan trọng của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn − Đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng khả năng triển khai hệ thống ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu − Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn? − Mức độ khác biệt giữa mức độ thực hiện và tầm quan trọng của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn − Khuyến nghị nào để gia tăng sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn? 3 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: sự tham gia của nhân viên trong triển khai erp tại Công ty Giấy Sài Gòn − Đối tượng khảo sát: + Với khảo sát chuyên gia thì đối tượng được chọn là các chuyên gia từ các công ty tư vấn triển khai ERP và nhân viên quản lý cấp trung tại công ty Giấy Sài Gòn. Vì họ là nhóm nhân sự có trình độ, có sự am hiểu, nắm bắt nhanh về vấn đề nghiên cứu. + Bên cạnh đó là khảo sát nhân viên tại tại công ty Giấy Sài Gòn vì đây là nhóm lao động đã chịu tác động mạnh mẽ trong việc thay đổi cách thức làm việc khi công ty triển khai ERP và sự tham gia hợp tác của họ trong quá trình triển khai ERP là nhân tố tích cực tạo nên hiệu quả cho triển khai ERP trong tổ chức. Do đó những ý kiến đánh giá từ họ là phản ánh thiết thực về vấn đề nghiên cứu. − Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Các yếu tố về nhân sự, tổ chức, không bao gồm các vấn đề về hạ tầng và công nghệ. + Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện năm 2018. Cụ thể, cuộc khảo sát nghiên cứu định lượng đối với nhân viên công ty Giấy Sài Gòn được thực hiện năm 2018. Riêng các thông tin về việc triển khai ERP và kết quả thực hiện triển khai ERP được thu thập từ các báo cáo tại công ty Giấy Sài Gòn từ năm 1997 – 2017. 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính trước và sau khi hoàn tất định lượng: (1) Nghiên cứu định tính trước nghiên cứu định lượng nhằm xác định mức độ quan trọng của các yếu tố nhân sự và tổ chức ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân 4 5 viên trong triển khai ERP và đánh giá độ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Công ty Giấy Sài Gòn (2) Nghiên cứu định tính sau nghiên cứu định lượng nhằm: − Hiểu, diễn dịch kết quả. − Tìm kiếm thêm ý tưởng cho giải pháp và đánh giá tính khả thi các giải pháp. Phương pháp thực hiện nghiên cứu định tính: - Sử dụng phỏng vấn (đối tượng chuyên gia) để xác định tầm quan trọng của các yếu tố. Tiếp cận theo phương pháp phỏng vấn sâu: sử dụng thảo luận tay đôi theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn. Nội dung thảo luận: (1) Sự phù hợp của các yếu tố nhân sự và tổ chức trong triển khai ERP Công ty Giấy Sài Gòn (2) Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nhân sự và tổ chức đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là những cán bộ quản lý tại Công ty Giấy Sài Gòn và chuyên gia trong lĩnh vực ERP. Họ là những người thường xuyên quản lý, thực hiện các hoạt động ERP nên những ý kiến từ họ sẽ là thông tin thực tế hết sức quan trọng. 1.5.2 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đánh giá việc thực hiện của các yếu tố nhân sự và tổ chức bao gồm Lãnh đạo, Văn hóa tổ chức, Đào tạo trong triển khai ERP tại GSG. − Công tụ thu thập thông tin trong nghiên cứu này là bảng câu hỏi cấu trúc với thang đo đánh giá: cao .... thấp; tốt .... kém. 5 6 − Trước tiên, khảo sát sơ bộ, tiến hành phỏng vấn 10 đáp viên để phát hiện những sai sót trong bảng câu hỏi sơ bộ chắt lọc từ nghiên cứu định tính. Sau tiếp tục điều chỉnh những sai sót để có bảng phỏng vấn chính thức và tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. − Tiến hành khảo sát chính thức với 145 bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê, phân tích dữ liệu dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát. 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu − Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu bổ sung các thực tiễn về các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên đối với việc áp dụng ERP trong tổ chức. Ngoài ra, nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hành vi của nhân viên trong việc áp dụng ERP, góp một phần cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. − Ý nghĩa thực tiễn: Gợi ý các nhà quản trị của công ty Giấy Sài Gòn nhận biết mức độ quan trọng cũng như mức độ thực hiện của các yếu tố nhân sự và tổ chức tác động đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP. Trên cơ sở đó, công ty Giấy Sài Gòn sẽ tập trung nguồn lực cần thiết để điều chỉnh hoặc xây dựng các chính sách về nhân sự cho phù hợp. Đồng thời đưa ra những phương thức khuyến khích động viên nhân viên đúng đắn, nhằm gia tăng sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERPgiúp công ty Giấy Sài Gòn vận hành hiệu quả hệ thống ERP. 1.7 Bố cục của nghiên cứu Bố cục luận văn này được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: MỞ ĐẦU. Để bắt đầu bài nghiên cứu, Chương 1 tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài. Cụ thể, tác giả nêu tính cấp thiết của đề tài qua đó nêu mục tiêu mà đề tài hướng 6 7 đến, phạm vi nghiên cứu đồng thời cũng nêu lên phương pháp và giới thiệu bố cục đề tài. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN. Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về ERP, những cơ sở lý luận về sự tham gia của nhân viên tác động đến sự thành công của ERP cùng các yếu tố tổ chức và con người liên quan thế nào đến sự tham gia của nhân viên. Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày những cơ sở lý luận về phương pháp IPA (Importance Performance Analysis). Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả dữ liệu, phương pháp nghiên cứu định tính (mục tiêu, phương pháp, kết quả nghiên cứu định tính), nghiên cứu định lượng (mẫu nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu) được sử dụng để phân tích và đo lường các khái niệm nghiên cứu, đồng thời, xây dựng thang đo của bài nghiên cứu từ khung nghiên cứu đã được đề xuất ở chương 2 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Chương 4 trình bày kết quả phân tích đánh giá mức độ quan trọng cũng như mức độ thực hiện của các yếu tố nhân sự và tổ chức tác động đến sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại công ty Giấy Sài Gòn dựa trên đánh giá của các nhân viên trong tổ chức. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Chương 5 trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu và kiến nghị giải pháp để gia tăng sự tham gia của nhân viên trong triển khai ERP tại Công ty Giấy Sài Gòn giúp công ty vận hành hiệu quả hệ thống ERP. Đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng