Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng microsoft visual studio xây dựng giao diện quản lý sản xuất – công ty t...

Tài liệu ứng dụng microsoft visual studio xây dựng giao diện quản lý sản xuất – công ty tnhh minh tú

.PDF
83
160
69

Mô tả:

Nhận xét và đánh giá của cán bộ hướng dẫn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (CÔNG TY TNHH MINH TÚ – CẦN THƠ) CÁN BỘ HƢỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Ts. Võ Minh Trí Cn. Nghê Quốc Khải Phan Thành Thông (MSSV: 1081340) Ngành: Quản lý công nghiệp 2 – K34 . Tháng 5/2012 SVTH: Phan Thành Thông Nhận xét và đánh giá của cán bộ hướng dẫn TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cần Thơ, ngày 14 tháng 12 năm 2011. PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NĂM HỌC: 2011 – 2012 1. Họ và tên sinh viên: Phan Thành Thông MSSV: 1081340 Ngành: Quản lý công nghiệp Khóa: 34 2. Tên đề tài: “Ứng dụng Microsoft Visual Studio xây dựng giao diện quản lý sản xuất – Công ty TNHH Minh Tú” 3. Địa điểm thực hiện: CÔNG TY TNHH MINH TÚ Địa chỉ: 015/9 Quốc lộ 91, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn,TP Cần Thơ. 4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn:  Ts. Võ Minh Trí – Bộ môn Tự động hóa.  Cử nhân Nghê Quốc Khải – Bộ môn Quản lý công nghiệp. 5. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu công tác quản lý đơn đặt hàng tại công ty, phân tích và thiết kế ứng dụng quản lý sản xuất phù hợp với các yêu cầu thực tế tại công ty. 6. Các nội dung chính và giới hạn đề tài:  Phân tích hệ thống quản lý đơn đặt hàng.  Xây dựng ứng dụng trên nền tảng ứng dụng Visual Studio.Net 2010 kết hợp với Microsoft Access 2003 Giới hạn đề tài : Đề tài tập trung vào việc phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý theo các yêu cầu khả thi của công ty đề xuất. SINH VIÊN ĐỀ NGHỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ CƠ SỞ Ý KIẾN CỦA CBHD Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG LVTN SVTH: Phan Thành Thông Nhận xét và đánh giá của cán bộ hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... SVTH: Phan Thành Thông Nhận xét và đánh giá của cán bộ phản biện NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... SVTH: Phan Thành Thông Lời cảm ơn LỜI CẢM ƠN Sau khoảng thời gian 14 tuần thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích hệ thống, xây dựng ứng dụng quản lý đơn đặt hàng và kiểm soát hoạt động sản xuất cho xƣởng sản xuất cơ khí Minh Tú” đến nay đã được hoàn thành đúng với tiến độ cho phép. Để đạt được kết quả như trên đó không chỉ là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn có sự giúp đỡ, động viên từ phía thầy (cô), gia đình, bạn bè… Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến: Thầy Võ Minh Trí – Giảng viên bộ môn tự động hóa, Khoa Công nghệ, Trường đại học Cần Thơ – Người đã trực tiếp đề xuất đề tài, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Cô Phạm Thị Vân – Trưởng bộ môn Quản lý công nghiệp, Khoa Công nghệ, Trường đại học Cần Thơ –Người đã truyền dạy nhiều kiến thức quý báu trong những bài giảng giúp tôi có nền tảng cơ sở để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Thầy Nghê Quốc Khải – Giảng viên bộ môn Quản lý công nghiệp, khoa Công nghệ, trường đại học Cần Thơ – Người đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và tận tình hướng dẫn những kiến thức về lập trình ứng dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy Nguyễn Văn Cần – Giảng viên bộ môn Quản lý công nghiệp, khoa Công nghệ, trường đại học Cần Thơ – Người đã tận tính hướng dẫn và đóng góp những ý kiến cho đề tài của tôi. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH Minh Tú đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi có cơ hội được thực tập cũng như gặt hái nhiều kinh nghiệm trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Cuối cùng, tôi xin cám ơn tất cả bạn bè, gia đình và những người thân đã luôn bên cạnh tôi, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả ! Cần Thơ, ngày 02 tháng 5 năm 2012 Phan Thành Thông SVTH: Phan Thành Thông i Danh mục hình ảnh Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 3.1 Logo công ty ................................................................................................ 11 Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty ........................................................................... 13 Hình 3.3 Bồn chứa trong công nghiệp .......................................................................... 14 Hình 3.4 Chi tiết cho trạm nghiền xi măng ................................................................... 14 Hình 3.5 Thiết bị công nghiệp ..................................................................................... 14 Hình 3.6 Các loại băng tải ........................................................................................... 14 Hình 3.7 Sản phẩm thép xây dựng ............................................................................... 15 Hình 3.8 Sản phẩm dầu Bio Diesel .............................................................................. 15 Hình 4.1 Quy trình xử lý đơn hàng mới ........................................................................ 21 Hình 5.1 Quy trình quản lý và sản xuất đơn hàng .......................................................... 21 Hình 5.2 Sơ đồ Use case tổng quát ............................................................................... 24 Hình 5.3 Sơ đồ Use case ............................................................................................. 24 Hình 5.4 Sơ đồ trình tự ................................................................................................ 25 Hình 5.5 Sơ đồ lớp ...................................................................................................... 26 Hình 5.6 Các chức năng yêu cầu .................................................................................. 27 Hình 6.1 Giao diện Form chính ................................................................................... 29 Hình 6.2 Lưu đồ giải thuật "Load dữ liệu" .................................................................... 29 Hình 6.3 Lưu đồ giải thuật "Thêm đơn hàng mới" ........................................................ 30 Hình 6.4 Lưu đồ giải thuật "Chỉnh sửa thông tin đơn hàng ............................................ 31 Hình 6.5 Lưu đồ giải thuật "Xóa 1 đơn hàng" ............................................................... 32 Hình 6.6 Lưu đồ giải thuật "Xem đơn hàng đang làm" .................................................. 33 Hình 6.7 Lưu đồ giải thuật chức năng "Yêu cầu vật tư" ................................................ 34 Hình 6.8 Lưu đồ giải thuật chức năng "Lập kế hoạch" ................................................. 35 Hình 6.10 Lưu đồ giải thuật chức năng " Lập lịch bảo dưỡng" ...................................... 36 Hình 6.11 Lưu đồ giải thuật chức năng "Tạo tài khoản đăng nhập" ............................... 37 Hình 6.12 Lưu đồ giải thuật chức năng " Cập nhật nguồn lực" ...................................... 38 Hình 6.13 Giao diện Form Yêu cầu vật tư ................................................................... 39 Hình 6.13 Lưu đồ giải thuật chức năng "Thêm vật tư mới" ........................................... 40 Hình 6.15 Lưu đồ giải thuật chức năng "Sửa, xóa vật tư" ............................................. 41 SVTH: Phan Thành Thông ii Danh mục hình ảnh Luận văn tốt nghiệp Hình 6.16 Lưu đồ giải thuật chức năng "Tìm kiếm vật tư" ............................................ 42 Hình 6.17 Lưu đồ giải thuật chức năng "Lựa chọn vật tư" ............................................ 43 Hình 6.18 Mẫu phiếu đề nghị vật tư ............................................................................. 44 Hình 6.19 Giao diện Form Lập kế hoạch ...................................................................... 45 Hình 6.20 Lưu đồ giải thuật chức năng "Thêm công việc mới" ..................................... 46 Hình 6.21 Lưu đồ giải thuật chức năng "Sửa, xóa công việc" ....................................... 47 Hình 6.22 Giao diện Form Quản lý hình ảnh và bản vẽ ................................................. 48 Hình 6.23 Lưu đồ giải thuật chức năng "Xem và thêm bản vẽ" ..................................... 49 Hình 6.24 Lưu đồ giải thuật chức năng "Xem và thêm hình ảnh" .................................. 50 Hình 6.25 Giao diện Form Lập lịch bảo dưỡng ............................................................. 51 Hình 6.26 Lưu đồ giải thuật chức năng "Thêm công việc bảo dưỡng" ........................... 52 Hình 6.27 Lưu đồ giải thuật chức năng "Sửa xóa công việc" ........................................ 53 Hình 6.28 Mẫu phiếu đề nghị lịch bảo dưỡng ............................................................... 54 Hình 6.29 Giao diện Form Cập nhật nguồn lực ............................................................. 55 Hình 6.30 Lưu đồ giải thuật chức năng "Xem và cập nhật nguồn lực" ........................... 56 Hình 6.31 Giao diện Form xem báo cáo nguồn lực ....................................................... 57 SVTH: Phan Thành Thông ii Danh mục bảng Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Thống kê nhân lực tại công ty .................................................................. 13 Bảng 3.2 Danh mục các công trình đã thực hiện ..................................................... 17 SVTH: Phan Thành Thông iii Tóm tắt đề tài TÓM TẮT Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và quản lý không còn là mới lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt trong quá trình quản lý hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống công nghệ thông tin phát triển với sự trợ giúp đắc lực từ các phần mềm quản lý. Vậy làm thế nào để các ứng dụng quản lý giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn, truy xuất nhanh chóng các thông tin cần thiết và hỗ trợ cho việc đưa ra được các quyết định đúng đắn kịp thời cho sự phát triển của doanh nghiệp? Đề tài sẽ đưa chúng ta tiếp cận với các vấn đề nêu trên thông qua việc khảo sát phân tích một cách hệ thống tình hình quản lý, điều hành thực tế tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Tú và đó là nền tảng để tiếp tục xây dựng ứng dụng quản lý các hoạt động sản xuất của công ty trong giai đoạn hiện nay. Đề tài sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý đơn đặt hàng, sản phẩm và việc kiểm soát các hoạt động sản xuất hiện tại của công ty. SVTH: Phan Thành Thông Chương I: Mở đầu Luận văn tốt nghiệp CHƢƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề: Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất thì vai trò của thông tin và quản lý thông tin bằng tin học ngày càng có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp các đơn vị cải thiện chất lượng quản lý điều hành và qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và phát triển. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải trang bị hệ thống quản lý thông tin tiên tiến để kiểm soát các hoạt động sản xuất của mình. Vậy làm thế nào để áp dụng tin học một cách hiệu quả vào thực tế của công ty? Hiện nay trên thị trường có một vài phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu để thực hiện cho việc quản lý đơn đặt hàng nhưng khó để xác định hệ quản trị nào là phù hợp cho tình hình thực tế tại công ty và gần gũi với người sử dụng. Đặc biệt, đối với nước ta hiện nay thì việc nắm vững, thao tác và sử dụng vẫn còn khó khăn nên việc tạo ra một ứng dụng phần mềm như trên là rất quan trọng và cần thiết cho một công ty. Từ nhận định đó, tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng Microsoft Visual Studio xây dựng giao diện quản lý sản xuất – Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Tú” trên cơ sở nghiên cứu và phát triển. Đề tài được xây dựng dựa trên một số các yêu cầu thực tế tại công ty nhằm để hỗ trợ công tác quản lý tại công ty trong giai đoạn hiện nay. SVTH: Phan Thành Thông Trang 1 Chương I: Mở đầu Luận văn tốt nghiệp 1.2 Mục tiêu đề tài: Phân tích về công tác quản lý đơn đặt hàng tại công ty. Xây dựng ứng dụng với giao diện bằng tiếng Việt dễ sử dụng. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho ứng dụng. Xây dựng ứng dụng với các chức năng: - Quản lý đơn đặt hàng. - Quản lý sản phẩm đã sản xuất. - Lập lịch sản xuất cho đơn đặt hàng. - Báo cáo tình trạng sử dụng nhân lực tại các bộ phận sản xuất. 1.3 Phạm vi đề tài: Đề tài tập trung vào việc phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý dựa trên một số yêu cầu thực tế tại công ty. 1.4 Phƣơng pháp thực hiện:  Tham khảo lý thuyết về phân tích và thiết kê hệ thống  Khảo sát quy trình quản lý đơn đặt hàng tại công ty.  Thu thập các dữ liệu cho việc phân tích.  Khảo sát yêu cầu từ phía công ty.  Thiết kế ý niệm về hệ thống dựa trên các yêu cầu khả thi.  Xây dựng ứng dụng. SVTH: Phan Thành Thông Trang 2 Chương I: Mở đầu Luận văn tốt nghiệp 1.5 Nội dung thực hiện: Chƣơng I: Mở đầu. Chƣơng II: Cơ sở lý thuyết. Chƣơng III: Giới thiệu về công ty TNHH Minh Tú. Chƣơng IV: Thực trạng quản lý đơn đặt hàng tại công ty. Chƣơng V: Phân tích hệ thống quản lý đơn hàng. Chƣơng VI: Xây dựng ứng dụng. Chƣơng VII: Kết luận – kiến nghị. SVTH: Phan Thành Thông Trang 3 Chương II: Cơ sở lý thuyết Luận văn tốt nghiệp CHƢƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Một số khái niệm về hệ thống thông tin: 2.1.1 Khái niệm về hệ thống: Hệ thống được xem như là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Một số nhận xét: Phần tử bao gồm các phương tiện vật chất và nhân lực, mỗi phần tử đều có thuộc tính (đặc trưng) Giữa các phần tử luôn có mối quan hệ, các mối liên hệ quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ, mỗi khi thêm bớt phần tử sẽ làm biến đổi các mối liên hệ. Hệ thống luôn có mục tiêu, tổng thể phải hướng về mục đích chung cho tất cả các phần tử. Hệ thống có tính kiểm soát (cân bằng và tự điều chỉnh) điều đó đảm bảo tính thống nhất và để theo đuổi mục tiêu của mình. Hệ thống có giới hạn xác định những phần tử trong và ngoài hệ, tính giới hạn mang tính chất mở. Hệ thống nằm trong môi trường, trong đó có một số phần tử của hệ tương tác với môi trường bên ngoài. SVTH: Phan Thành Thông Trang 4 Chương II: Cơ sở lý thuyết Luận văn tốt nghiệp 2.1.2 Khái niệm quản lý:  Theo J.W.Forsester: quản lý xem như là một quá trình biến đổi thông tin đưa đến hành động, là một quá tương đương việc ra quyết định.  Theo F.Kast và J.Rosenweig: Quản lý bao gồm việc điều hòa các nguồn tài nguyên (nhân lực và vật lực) để đạt tới mục đích.  Theo đó thì khái niệm quản lý có 4 yếu tố cơ bản: Hướng tới mục đích. Thông qua con người. Sử dụng các kỹ thuật. Bên trong một tổ chức. 2.1.3 Khái niệm thông tin trong quản lý: Thông tin trong quản lý là thông tin mà nhà quản lý cần hoặc muốn sử dụng để thực hiện tốt các chức năng của họ. 2.3 Phân tích hệ thống hướng đối tượng: Phân tích hệ thống hướng đối tượng là tất yếu để phát triển cá hệ thống phần mềm: phức tạp, theo đà phát triển không ngửng của công nghệ và các nhu cầu ứng dụng trong thực tế. 2.3.1 Mục tiêu của phân tích hệ thống: - Khách hàng và nhà phát triển gặp nhau để thảo luận về yêu cầu của hệ thống phần mềm cần xây dựng. - Nhà phát triển tìm hiểu, phân tích và kiểm chứng lại yêu cầu và biểu diễn nó bằng mô hình phân tích. - Mô hình phân tích đặc tả toàn bộ nội dung: chức năng, dữ liệu nhập/xuất, các hoạt động của hệ thống cần phát triển. SVTH: Phan Thành Thông Trang 5 Chương II: Cơ sở lý thuyết Luận văn tốt nghiệp - Xây dựng các từ điển dữ liệu định nghĩa các khái niệm đặc thù của hệ thống, ý nghĩa, cấu trúc… - Thống nhất với khách hàng về mô hình và tính năng của hệ thống. 2.3.2 Phân tích hệ thống: Phân tích hệ thống là bước đầu tiên rất quan trọng cho dự án phát triển phần mềm. Công việc phân tích hệ thống bao gồm: - Thu thập yêu cầu và quy trình nghiệp vụ hiện tại. - Phân tích và xác lập các quy trình sẽ được phát triển/thay thế bằng máy tính - Xác thực các yêu cầu/tính năng của hệ thống. Kết quả của việc phân tích hệ thống là các tài liệu đặc tả tính năng của hệ thống với khách hàng. Kết quả này là đầu vào của quá trình tiếp theo là thiết kế hệ thống. Tùy thuộc vào công nghệ phát triển mà sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp. Những vấn đề trong phân tích hệ thống: - Các biệt về chuyên môn của lĩnh vực cần phân tích. - Sự hiểu biết của những người dùng cuối cùng về quy trình làm việc và khả năng ứng dụng của phần mềm cho công việc của họ. - Những vấn đề về điều kiện hạ tầng hỗ trợ hoạt động của hệ thống. - Tính sẵn sàng thông tin của các hệ thông đang có sẽ tương tác với hệ thống cần xây dựng. - Định hướng ứng dụng lâu dài chưa có/ chưa rõ ràng. - Công cụ/ngôn ngữ sử dụng để đặc tả hệ thống/kết quả phân tích. Quy trình phân tích hệ thống: - Thu thập thông tin hệ thống hiện tại: Các quy trình hoạt động/ nghiệp vụ, phương thức và ý nghĩa của các quá trình xử lý, điều kiện hạ tầng, cơ sở, thiết bị… - Thu thập yêu cầu: Các yêu cầu về chức năng của hệ thống, các yêu cầu về môi trường vận hành như thiết bị, côn người. SVTH: Phan Thành Thông Trang 6 Chương II: Cơ sở lý thuyết - Luận văn tốt nghiệp Phân tích yêu cầu: Phân tích các yêu cầu theo quy trình xử lý, bổ sung các quy trình cho phù hợp máy tính, yêu cầu bổ sung các thông tin. - Xác lập tính năng hệ thống, các lập các chức năng mà hệ thống sẽ bao gồm, xác lập các điều kiện và môi trường hoạt động. - Xác thực tính năng của hệ thống: Xác thực với người dùng về tính hợp lý và đầy đủ của các chức năng, xác thực các quy trình nghiệp vụ, xác thực các ràng buộc. 2.3.3 Phương pháp và công cụ: Để phân tích hệ thống chúng ta có thể tiếp cận theo phương pháp OOP bằng cách sử dụng lập trình hướng đối tượng (UML) thông qua các biểu đồ Use case (Usecase diagram), sơ đồ lớp (Class diagram), sơ đồ trình tự (Sequence diagram). 2.3.3.1 Mô hình hóa các trường hợp sử dụng – biểu đồ use case: Sự thiếu hiểu biết giữa khách hàng và nhà thiết kế hệ thông tin thường dẫn đến định nghĩa không chính xác các yêu cầu của khách hàng. Sự khác nhau giữa mô hình bài toán và lời giải, cũng như sự biến đổi giữa chúng thường là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong lúc giải thích vấn đề. Những sai sót đó là: hoàn toàn không hiểu yêu cầu của khách hàng hoặc hiểu không đến nơi đến chốn các yêu cầu đó. Phương pháp phổ biến để giải quyết vấn đề này là mô hình hóa các trường hợp sử dụng (mô hình use case) nhờ nó chúng ta có thể xác định được chức năng của hệ một cách đơn giản, dễ hiểu hơn. Phương pháp này cho phép xây dựng một ngôn ngữ để có thể trao đổi thông tin giữa các bên. Để hiểu yêu cầu của hệ thống chúng ta phải tìm ra người dùng sẽ sử dụng hệ thống như thế nào, từ quan điểm của người dùng ta phát hiện nhiều tình huống sử dụng khác nhau của người dùng, các tình huống này được thiết lập bởi các use case, tổng hợp các use case và tác nhận (actor) cũng mối quan hệ giữa chúng cho ta mô hình use case mô tả yêu cầu của hệ thống. SVTH: Phan Thành Thông Trang 7 Chương II: Cơ sở lý thuyết Luận văn tốt nghiệp Tiến trình xây dựng mô hình use case:  Xác định tác nhân của hệ thống (Ai đang sử dụng hệ thống/ ai sẽ sử dụng hệ thống?)  Phát triển use case (Tác nhân đang làm gì với hệ thống hoặc trong trường hợp hệ thống mới người dùng sẽ làm gì với hệ thống?)  Xây dựng sơ đồ use case ( Xác định mối quan hệ giữa các tác nhân – use case, xác định mối quan hệ giữa các use case)  Phân chia sơ đồ use case thành các gói Vậy use case và actor trong mô hình use case định nghĩa phạm vi hệ thống mà chúng ta đang xây dựng. Use case là bất cứ chức năng nào bên trong hệ thống, actor bao gồm những tác nhân bên ngoài hệ thống. Mô hình use case thể hiện mối quan hệ giữa actor và usercase (người dùng), nó chỉ ra tác nhân nào được dùng chức năng nào của hệ thống. Actor (tác nhân): là bất cứ cái gì tương tác với hệ thống mà chúng ta đang xây dựng. Có 3 loại actor là: Người dùng hệ thống, hệ thống tương tác với hệ thống và thời gian. 2.3.3.2 Sơ đồ lớp: Mục đích của sơ đồ lớp:  Được xem là mô hình quan trọng trong phân tích hệ thống hướng đối tượng.  Dùng để mô tả cấu trúc bên trong, cấu trúc tĩnh của hệ thống.  Không dùng để chỉ ra cách thức làm thế nào sử dụng các tác tử. Trách nhiệm đó sẽ do sơ đồ tương tác. Sơ đồ lớp cung cấp cho ta một ví dụ hoàn hảo về kiểu sơ đồ cấu trúc, và cung cấp cho ta tập hợp các phần tử ký pháp ban đầu mà tất cả các sơ đồ cấu trúc khác sử dụng. Các lớp thực thể để mô tả các đối tượng được lưu trữ trong hệ thống. Ta có thể tìm ra các lớp từ những danh từ liên quan đến lĩnh vực của bài toán đã được mô tả. Mục đích của sơ đồ lớp là để cho thấy các kiểu thành phần được mô hình hoá trong hệ thống. Trong hầu hết các mô hình UML, các thành phần này gồm có: lớp, giao diện, kiểu dữ liệu, thành phần. SVTH: Phan Thành Thông Trang 8 Chương II: Cơ sở lý thuyết Luận văn tốt nghiệp Hình thức biểu diễn của UML của một lớp là một hình chữ nhật gồm ba ngăn chồng lên nhau theo chiều dọc. Ngăn trên cùng cho thấy tên của lớp. Ngăn ở giữa liệt kê những phần cơ sở của UML: Các thuộc tính lớp của sơ đồ lớp. Ngăn dưới cùng liệt kê các hoạt động của lớp. Khi vẽ một phần tử lớp trong một sơ đồ lớp, bạn phải sử dụng ngăn trên cùng, hai ngăn phía dưới là tùy chọn. 2.3.3.3 Sơ đồ trình tự : Biểu đồ trình tự được sử dụng chủ yếu để thể hiện mối tương tác giữa các đối tượng trong thứ tự trình tự mà các mối tương quan này xảy ra. Giống như biểu đồ lớp, các chuyên viên phát triển thường nghĩ các biểu đồ trình tự là dành riêng đối với họ. Tuy nhiên, nhân viên kinh doanh của một tổ chức có thể tìm ra biểu đồ trình tự hiệu quả để trao đổi các công việc gần đây hoạt động thế nào bằng cách trình bày các đối tượng công việc đa dạng tác động với nhau thế nào. Bên cạnh tập hợp tài liệu các sự kiện của một tổ chức, một biểu đồ trình tự ở cấp độ kinh doanh có thể được sử dụng như là một tài liệu cần thiết để trao đổi các yêu cầu cho việc thực thi hệ thống trong tương lai. Một trong các sử dụng chính của biểu đồ trình tự là trong sự chuyển đổi từ các yêu cầu được thể hiện như là sử dụng các tình huống tới các cải tiến tiếp theo và mức chính thức hơn của sự cải tiến. Sử dụng các trường hợp được cải tiến thường xuyên hơn vào một hoặc nhiều biểu đồ trình tự. Ngoài các sử dụng trong việc thiết kế hệ thống mới, biểu đồ trình tự có thể được sử dụng để dẫn chứng các đối tượng trong một hệ thống đang tồn tại (gọi là "hợp lệ") gần đây tương tác thế nào. Sự dẫn chứng này rất hữu ích khi chuyển đổi một hệ thống tới nhân sự hoặc tổ chức khác. SVTH: Phan Thành Thông Trang 9 Chương II: Cơ sở lý thuyết Luận văn tốt nghiệp 2.4 Microsoft Visual Studio 2010 : Visual Studio 2010 và .NET Framework 4 đánh dấu thế hệ kế tiếp của các công cụ phát triển từ Microsoft. Visual Studio 2010 và .NET Framework 4 tập trung vào những cột trụ cốt lỗi trong trải nghiệm phát triển phần mềm, cung cấp những nền tản mới nhất, những trải nghiệm nhắm tới các loại ứng dụng nhất định, cùng nhiều cải thiện về kiến trúc lõi. Visual Studio là bộ công cụ hoàn chỉnh cho phép xây dựng cả các ứng dụng cho máy để bàn lẫn các ứng dụng web doanh nghiệp theo nhóm. Ngoài khả năng xây dựng những ứng dụng desktop tốc độ cao, bạn còn có thể sử dụng các công cụ phát triển mạnh mẽ dựa trên thành phần cùng các công nghệ khác nhằm đơn giản hóa thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp doanh nghiệp theo nhóm. Microsoft Visual Studio 2010 Ultimate đơn giản hóa quá trình phát triển giải pháp, giảm thiểu nguy cơ cũng như tăng cường kết quả trả về. Các công cụ cho mọi giai đoạn trong chu trình phát triển, từ thiết kế, phát triển đến kiểm định và triển khai, cho phép bạn thỏa sức thể hiện trí tưởng tượng và mang đến những giải pháp có ảnh hưởng lớn. Microsoft Visual Studio 2010 Ultimate cung cấp một môi trường tích hợp các công cụ và kiến trúc máy chủ nhằm đơn giản hóa toàn bộ tiến trình phát triển ứng dụng. Tạo ra những kết quả kinh doanh với những tiến trình hiệu quả, tùy biến và có thể dự đoán cũng như tăng cường khả năng làm việc liên thông cùng khả năng theo dõi trong suốt chu trình phát triển với các phân tích chi tiết. Hiện thực hóa hiệu quả làm việc nhóm bằng cách khai thác các tính năng cộng tác tiên tiến cũng như sử dụng các công cụ kiểm định và dò lỗi tích hợp nhằm vừa đảm bảo chất lượng giải pháp vừa giảm thiểu phí tổn phát triển. SVTH: Phan Thành Thông Trang 10 Chương III: Giới thiệu về công ty TNHH Minh Tú Luận văn tốt nghiệp CHƢƠNG III GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MINH TÖ Hình 3.1 Logo công ty Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Tú. Địa chỉ công ty: Số 015/9 Quốc lộ 91, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, cung cấp và chế tạo thiết bị máy công nghiệp. Hàn, tiện, phay, bào, gia công cơ khí, đúc thép các chi tiết máy. Cán thép, lắp đặt điện công nghiệp. Xây dựng công trình điện công nghiệp. Vận chuyển và lắp đặt các thiết bị công nghiệp. Sản xuất dầu sinh học Biodiesel. Kinh doanh xuất nhập dầu biodiesel và các hóa phẩm trong công nghệ sản xuất dầu sinh học, pha chế và đóng rót sản phẩm dầu mỡ nhờn. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học. 3.1 Giới thiệu: Công Ty TNHH Minh Tú là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo từ năm 1998 và chính thức được thành lập ngày 21 tháng 2 năm 2002 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 57022000153. Trụ sở chính đặt tại số 015/9 Quốc lộ 91, KV Bình Hưng, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Công Ty TNHH Minh Tú đã chế tạo và lắp đặt nhiều công trình, thiết bị trong dây chuyền sản xuất trong và ngoài tỉnh, đầu tư luyện thép, đúc các chi tiết cơ SVTH: Phan Thành Thông Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan