Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản vào dịch pháp việt...

Tài liệu ứng dụng lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản vào dịch pháp việt

.PDF
130
158
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÁO CÁO TỒNG KẾT KÉT QUẢ THựC HIỆN ĐÈ TÀI KH&CN CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tên đề tài: ứng dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản vào dịch Pháp-Việt Mã số đề tài: QG.13.14 Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Đinh Hồng Vân ĐA! H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ NỘI TRUNG TAM THÔN G TIN THƯ VIỆN 1 ũd£ũũũũJ3A ___________ [ __________________■ PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Tên đề tài: ứng dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản vào dịch Pháp-Việt 1.2. Mã số: Q G .13.14 1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài 1 Đinh Hồng Vân ĐHNN- ĐHQGHN Chủ trì đề tài 2 Đặng Kim Hoa ĐHNN- ĐHQGHN 3 Nguyễn Thanh Hoa ĐHNN - ĐHQGHN ủ y viên Uy viên 4 ĐcTLan Anh ĐHNN - ĐHQGHN Uy viên 5 Dương Thị Giang ĐHNN- ĐHQGHN ủ y viên TT Chức danh, học vị, họ và tên 1.4. Đơn vị chủ trì: 1.5. Thời gian thực hiện: 1.5.1. Theo hợp đồng: Từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2015. 1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 6 năm 2016 1.5.3. Thực hiện thực tế: Từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2016 1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): (về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhăn; Ý kiến của Cơ quan quàn lý) 1.7. Tổng kính phí được phê duyệt của đề tài: 130 triệu đồng. PHÀN n. TỎNG QUAN KÉT QUẢ NGHIÊN cứu Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần: 1. Đặt vấn đề Trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, mặc dù ngày càng có nhiều người sử dụng thành thạo ngoại ngữ ừong giao tiếp, nhu cầu về biên-phiên dịch vẫn còn lớn nếu không nói là ngày càng tăng cả ve số lượng lẫn chất lượng. Điều này khiến cho biên-phiên dịch ngày càng được quan tâm trên cả phương diện nghiên cứu lý thuyết cũng như đào tạo thực hành. Cho tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết dịch như "Les Problèmes théoriques de la traduction'', của MOUNĨN G. (1963), "A Linguistic Theory o f translation: An essai in applied linguistics" của CATFORD J. (1965), "The Theory and Pratice o f Translation" (1964), hay "Towards a Science o f Translating: With Special reference to Principes and procedures involved in Bible translating", của NDDA E.A. & Taber Ch. (1974), "Comment faut-il traduìre ?" của CARY Ed. (1985), "Theories contemporaines de la traduction" của LAROSE R (1989), v.v... Tất cả các công trình nghiên cứu này đều có cùng chung mục đích là tìm câu trà lời cho câu hỏi: Có thể dịch được không? Làm thế nào để dịch được? Nhiều kiến giải, biện pháp đã được nêu ra và được áp dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài những hạn chế riêng, các đường hướng lý thuyết này dường như đều có chung một đặc điểm là các tác già thường xây dựng lý thuyết dịch chủ yếu dựa trên các lý thuyết về ngôn ngữ học. Điều này được khắc phục khi các tác giả của Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản, Danica Séleskovitch và Marianne Lederer (Interpreter pour traduire, 1984 hay Pédagogie raisonnée de Vinterprétation, 1 1989) cùng các đồng nghiệp, đều là các phiên dịch chuyên nghiệp, xây dựng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các thể hệ đi trước và bằng những kinh nghiệm tích lũy được từ thực tiễn của các hoạt động biên-phiên dịch, các tác giả cùa Lý thuyết này đã đưa ra được nhiều giải pháp cho những vấn đề thường gặp trong dịch thuật nhưng chưa được giải quyết một cách thấu đáo theo những lý thuyết trước đây. Chính vì vậy, Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản đã được công nhận và đưa vào giảng dạy ở nhiều cơ sở đào tạo biên-phiên dịch lớn trên Thế giới (chẳng hạn như Trường Đại học Biên-Phiên dịch ở Paris - E.S.I.T. - là một trong các cơ sở đó và đã đào tạo được nhiều thế hệ biên-phiên dịch cho các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, ủ y ban châu Âu, UNICEF, UNESCO, ILO, ...). Nhiều khía cạnh, nội dung của Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bàn đã được nhiều tác giả nghiên cứu chuyên sâu như: HURTADO-ALBIR A. trong cuốn "La notion de/idélité en interpretation" (1990), LAPLACE c . với "Thẻorie du lcmgage et théorìe de la traduction", (1995), ISRAỀL F. (dir.) (1998), "Quelle formation pour le traducteur de Van 2000, Actes du colloque international tenu à VESTT (1996). ở Việt Nam, trong khi hoạt động dịch thuật đã xuất hiện từ rất lâu thì gần đây mới xuất hiện một vài trung tâm đào tạo biên-phiên dịch chuyên nghiệp. Đa số những người làm công tác biên phiên dịch hoặc là mày mò tự mình vừa làm vừa học hoặc là được học dịch qua một số giờ thực hành dịch ứong khuôn khô của các khóa học ngoại ngữ. Trong bối cảnh đó, việc dạy và học dịch không thể ừánh khỏi nhiều hạn chế như : người dạy không có kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động biên-phiên dịch, các cách thức giải quyết các khó khăn gặp phải ữong quá trình dịch chủ yếu là dựa theo cảm nhận chủ quan của người dạy và được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc hoặc lý thuyết ngôn ngữ phần nào là do quan niệm dịch thuật là một hoạt động chủ yếu dựa trên các kiến thức về ngôn ngữ . Trong thời gian gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về lý thuyết dịch của GS. Hoàng Văn Vân (Nghiên cứu dịch thuật, 2005), của các PGS. Vũ Văn Đại (Giáo trình lý thuyết dịch Aspect théorique de la tradution, 2003 và K ĩ năng dịch : cơ sở lí thuyết và phương Ị)háp rèn luyện 2004), Lê Hùng Tiến {Lý thuyết và thực tiễn dịch thuật Anh-Việt : Một số vấn đê vê lý luận và phương pháp cơ bản, 2008 hay Tương đương dịch thuật và tương đương trong dịch Anh - Việt, 2010), EỊinh Hồng Vân (Vai trò của phân tích và nhận biết thông tin trong dịch thuật,2008 và Nâng cao kỹ năng hiêu trong biên-phiên dịch, 2010). Gần đây, dịch giả Trịnh Lữ cũng đã dịch tác phẩm ''Nhập môn nghiên cứu dịch thuật - Lý thuyết và ứng dụng" của Jeremy Munday sang tiếng Việt. Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành như các Tạp chí Ngôn ngữ, Ngôn ngữ & Đời sống, Tạp chí Khoa học của ĐHQG HN, cũng đã đăng một số bài viết liên quan đến một số vấn đề về lý luận dịch thuật; một số luận văn và luận án cũng đề cập đến một số vấn đề đặt ra ừong dịch thuật. Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam vẫn còn ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết dịch. Ngay cả đối với dịch Anh-Việt, một hoạt động rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam, theo PGS. Lê Hùng Tiến, "hiện vẫn chưa cỏ cồng trình nào chuyên về lý luận và phương pháp dịch thuật giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt ở nước ta mà mới chỉ có các công trình nghiên cứu về thực hành dịch Anh Việt. Trong khi đó ở nước ngoài đã có nhiều công trình về lý luận và thực hành dịch thuật giữa tiếng Anh và các tiếng khác như của Nida, Newmark, Campbell, Baker, Bell, Hatim and Mason v.v. Những' công trình này đã góp phần to lớn trong việc phát triển lý luận dịch tiến rất xa tiệm cận với thực tế dịch thuật và thực sự giúp cho thực hành dịch chất lượng, hiệu quà hơn." (Lý thuyết và thực tiễn dịch thuật Anh-Việt : Một số vấn đề về lý luận và phương pháp cơ bàn, 2008). Đối với dịch Pháp-Việt, tình hình nghiên cứu lại càng khiêm tốn. Ngoài một vài công ừình nghiên cứu lẻ tẻ trên đây, thêm vào đó là một số bài báo, luận văn tốt nghiệp đại học ra, người ta không thấy có chuyên luận nào về lý thuyết dịch nói chung hoặc về ứng dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản vào dịch Pháp-Việt nói riêng. Thực trạng này cho thấy việc nghiên cứu để tìm giải pháp cho những khó khăn, hạn chế hiện nay của dịch thuật, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề, nhu cầu giao tiếp của cộng đồng trong giao dịch quốc tế là cần thiết. Việc nghiên cứu về lý thuyết là không thể thiếu để có thể làm rõ những gì diễn ra 2 trong auá trình biên dịch và phiên dịch, về mặt thực tiễn, công tác đào tạo và thực tiễn dịch thuật đang cần có những biện pháp, thủ pháp và kỹ thuật mới. 2. Mục tiêu Với kinh nghiệm cùa một phiên dịch viên chuyên nghiệp được chính các tác giả của phương pháp "Dịch nghĩa ngôn bản" đào tạo, chúng tôi muốn nghiên cứu và ứng dụng một cách rộng rãi cách tiếp cận này vào thực tiễn giảng dạy và dịch thuật ở Việt Nam và cụ thể là vào công tác biên-phiên dịch Pháp-Việt. về lý luận, trong bối cảnh chung về nghiên cứu lý luận dịch như được trình bày ứên đây, đề tài nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận dịch ở Việt Nam, một đóng góp quan ứọng cho lý luận dịch nói chung. Đề tài nghiên cứu khả năng ứng dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản vào dịch thuật ở Việt Nam nói chung và dịch Pháp-Việt nói riêng. v ề mặt thực tiễn, những đóng góp về lý luận ữên đây kết hợp với việc áp dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản để phân tích, tìm hiểu những khó khăn, hạn ché cũng như nguyên nhân của những thành công ứong biên-phiên dịch Pháp-Việt hiện nay. Đây sẽ là cơ sở để đề tài đưa ra các đê xuất nhăm ứng dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản để nâng cao chất lượng đào tạo và thực hành biên-phiên dịch Pháp-Việt. Mục đích cụ thể là : Đề tài sẽ tìm hiểu thực trạng lý thuyết, tình hình giảng dạy và thực hành biên-phiên. Công việc này sẽ làm sáng tỏ những khó khăn và những điểm cần thay đổi. Đề tài cũng áp dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bàn vào việc đánh giá chất lượng của một số tác phẩm dịch Pháp-Viẹt. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ nghiên cứu và trình bày khả năng ứng dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản vào đổi mới phương pháp và nội dung giảng dạy môn lý thuyết và thực hành dịch Pháp-Việt ở Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo v ề lý luận, đề tài nghiên cứu này sỗ làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận dịch sau đây ở Việt Nam. 1. Sự khác biệt giữa nghĩa ngôn ngữ và nghĩa ngôn bản, vai trò vai trò quan trọng của các loại phân tích đế tiếp cận nghĩa ngôn bản, vai ữò của các ừi thức bách khoa ừong dịch thuật. 2. Khả dịch và bất khả dịch để xác định đây chỉ là vấn đề thuần túy mang tính ngôn ngữ còn trên bình diện giao tiếp liên nhân thì không phải là một khó khăn đối với dịch thuật chuyên nghiệp theo đường hướng dịch nghĩa ngôn bản. 3. Cần trung thành với người tiếp nhận sản phẩm dịch. 4. Kỹ năng Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ: người dịch phải thực sự thoát khỏi vò ngôn từ của văn bản gốc để tri nhận được thực tế khách quan được phàn ánh ứong văn bản thì mới có thê thực sự hiêu được nội dung, ý nghĩa của văn bản để rồi chuyên tải nội dung đó một cách đầy đủ và chính xác đên người tiếp nhận. Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ còn giúp người dịch diễn đạt nội dung thông báo theo các chuẩn mực của ngôn ngữ đích mà không bị ảnh hưởng của ngôn ngữ nguồn. v ề thực tiễn, đề tài đưa ra các đề xuất cho thực tiễn hoạt động đào tạo và thực hành biên-phiên dịch Pháp-Việt 1. Đề tài đề xuất một quy trình phân tích để tiếp cận nghĩa ngôn bàn 2. Đề tài phân tích các biện pháp cần thiết để áp dụng các thao tác kỹ thuật dịch hữu hiệu như huy động một cách có hiệu quả kiến thức bách khoa để phục vụ việc xác định nghĩa ngôn bản, các thao tác cần thiết đế xác định nghĩa ngôn bản, kỹ năng Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ, v.v... 3 1. Đề tài sẽ đề xuất một quy trình phân tích để tiếp cận nghĩa ngôn bản. 2. Đề tài sẽ phân tích các biện pháp cần thiết để áp dụng các thao tác kỹ thuật dịch hữu hiệu như huy động một cách có hiệu quả kiến thức bách khoa để phục vụ việc xác định nghĩa ngôn bản, các thao tác cần thiết để xác định nghĩa ngôn bản, kỹ năng Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ, v.v... mà các tác giả của Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản đã đưa ra. 3. Phương pháp nghiên cứu Đê tài đã được thực hiện với các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu miêu tả, phân tích, đối chiếu và so sánh. Việc phân tích kết quả khảo sát các phương pháp và lý thuyết dịch đã cho thấy những mặt manh, những hạn chế của các lý thuyết dịch phổ biến, của các phương pháp dạy dịch hiện nay. Ngoài ra; để nghiên cứu thực trạng dạy dịch, đề tài sẽ phải sử dụng các phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp, phân tích các bài dịch của người học, phương pháp quan sát trực tiếp hoạt động phiên dịch. Kết quả của công việc này là một ngữ liệu phong phú về hiện thực đào tạo cũng như thực tiễn dịch thuật, làm cơ sở cho các đề xuất để cải thiện chất lượng đào tạo dịch ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội nói chung cũng như ở khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp nói riêng. 4. Tổng kết kết quả nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu dịch thuật đã có từ xa xưa. Sang thế kỷ 20, sự phát triển mạnh mẽ của Ngôn ngữ học đã góp phần làm xuất hiện của nhiều lý thuyết về dịch thuật. Do không thể giới thiệu được hêt nên phần này của chuyên khảo chi giới thiệu một số học giả thuộc hai khuynh hướng : các lý thuyêt ngôn ngữ và các lý thuyết chức năng và văn hóa về dịch thuật. Các lý thuyết ngôn ngữ về dịch thuật J-P Vinay và J. Darbelnet Nghiên cứu của Vinay và Darbelnet được xuất bản bằng tiếng Pháp lần đầu năm 1958 với nhan đề "Stylistìque comparée du ýranẹais et de Vanglais" và lần đầu bằng tiếng Anh năm 1995 với nhan đề "Comparative Stylistics o f French and English. A Methodology fo r Translation". Hai tác giả này muốn xây dựng một cách tiếp cận dịch thuật dựa trên việc đối chiếu tiếng Pháp với tiếng Anh và cho rằng : việc chuyển ngữ từ một thứ tiếng A sang một thứ tiếng B nằm trong khuôn khổ đối chiếu phong cách của hai ngôn ngữ. Mục đích của việc này là để lý giải cho các thủ pháp được sử dụng trong quá trình dịch và tạo thuận lợi cho quá trình này băng cách đặt ra các quy tăc có thể áp dụng được cho cả hai ngôn ngữ. Việc đối chiếu được thực hiện ừên cơ sở những hiểu biết về hai ngôn ngữ được dùng để phản ánh hiện thực khách quan theo cách khác nhau. Theo Vinay và Darbelnet, dịch thuật và đối chiếu phong cách là hai yếu tố không thể tách rời nhau : "Cách tiếp cận của các dịch giả và của các nhà ngôn ngữ học đối chiêu có quan hệ mật thiết và có thê nói là chéo nhau. Các nhà ngôn ngữ học đổi chiếu dựa vào dịch đê xây dựng các quy tăc đôi chiêu trong khi đó các dịch giả dựa vào quy tẳc đổi chiếu để dịch." [45: 5]. Theo các học giả này, một ừong những chức năng chính của dịch là đối chiếu giữa hai ngôn ngữ. Bằng dịch thuật, người ta có thể hiểu được sự vận hành của một ngôn ngữ, vì vậy mà nghiên cứu vê dịch thuật là một nhánh của ngôn ngữ học. Quan niệm của Vinay và Darbelnet vê dịch thuật dựa ừên cách phân biệt ngôn ngữ và lời nói của F. de Saussure: "Ngôn ngữ là vốn từ ngữ mà một người có được, nó không liên quan đến việc người đổ sử dụng vốn từ ngữ đó như thế nào, Chi khi chúng ta bắt đầu nói hoặc viết thì vốn từ ngữ này được coi là lời nói” [45: 15]. Hai học giả này đã đưa ra một loạt các thủ pháp dịch như: mượn từ, sao phỏng, bám từ, chuyển loại, cải biến, tương đương, tùy ứng. Tuy nhiên, các thủ pháp này đều được xây dựng chủ yếu tò góc độ ngôn ngữ, chứ không phải tò góc độ thực hành của dịch thuật. G. Mounin 4 Giống như Whorf, nhiều học giả cho rằng mỗi cộng đồng ngôn ngữ tri nhận và chia cắt thực tế khách quan theo cách riêng của mình. Với quan niệm này, một số người có thể kết luận rằng không thể dịch được. Xuất phát điểm của những quan niệm này là nội dung ngữ nghĩa của dịch thuật phụ thuộc ở mặt ngôn ngữ của phát ngôn, v ề phần mình, tuy cũng ủng hộ quan điểm cho rằng mỗi ngôn ngữ thể hiện một cách tri nhận khác nhau về thế giới khách C|uan, nhưng Georges Mounin đã chứng minh rằng dịch không đơn thuần là thao tác chuyển ngữ thuần túy. Ông không phủ nhận khía cạnh ngôn ngữ của dịch thuật nhưng chứng minh rằng hoạt động này còn bao hàm những khía cạnh phi ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ. Xuất phát từ những nhận xét về nghĩa của F. de Saussure, Mounin cho rằng "nắm bắt được ỷ nghĩa là một việc khó, có khi chỉ là tương đổi, tình cờ." [28:40]. Tuy nhiên, theo ông, điều đó không ngăn cản hoạt động dịch vì mặc dù có sự khác biệt trong thế giới quan nhung các cộng đồng ngôn ngữ-xã hội, luôn mang ứong mình những phổ niệm ngôn ngữ, nhân chủng hay văn hóa, tức là những nét chung có mặt ở các cộng đồng. Chính những phô niệm này là bệ đỡ cho những giá trị ngữ nghĩa tiềm tàng trong các ngôn ngữ và cơ sở cho dịch thuật. Mounin cho rằng vì hệ thong ngôn ngữ mang trong mình nhiều nét phổ quát nên chỉ cần người dịch biết cách các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ xã hội ừi nhận thể giới khách quan, cũng như nếu người dịch có kiến thức về nền văn hóa và văn minh thì hoàn toàn có thế dịch được từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia. Chính những hiểu biết về nền văn hóa được chuyển tải bằng ngôn ngữ nguồn sẽ góp phần làm rõ những điểm chung giữa hai cộng đồng và làm cho dịch thuật trở thành hiện thực. Tính hấp dẫn của quan niệm của Mounin về dịch thuật là ở chỗ ừong khi nhiều nhà nẹôn ngữ học cho rằng không thể dịch thì ông, với tư cách là một nhà ngôn ngữ học, đã chứnẹ minh răng người ta có thể dịch. Đóng góp của Mounin với dịch thuật còn nằm ở chỗ ông đã khăng định: ừong dịch thuật, văn hóa và ngôn ngữ đều có vai trò như nhau, nói cách khác là dịch thuật đòi hỏi không chỉ những kiến thức ngôn ngữ mà còn cả những hiểu biết về nền văn hóa đang được thể hiện bằng ngôn ngữ đó, J. c . Catford Theo Catford Dịch có thể được định như sau : đó là sự thay thế chất liệu ngôn bản cùa ngôn ngữ này (ngôn ngữ gốc) bằng chất liệu ngôn bản cùa ngôn ngữ kia.”) [5: 20]. Theo truyền thống, người ta phân -biệt giữa một bên là bối cảnh ngôn ngữ (le contexte linguistique) và bối cảnh ngoại ngôn ngữ (le contexte extralinguistique). Còn ừong cuốn ''Một lý thiỉyết ngôn ngữ về dịch thuật'' (A Linguistic theory o f translation), Catford đã đưa ra một đóng góp quan trọng vào lý thuyết dịch đó là sự phân biệt giữa ngôn cảnh (contexte) và ngữ cảnh (co-texte) -.''Chúng tôi dùng Ngôn cảnh (context) để chi hoàn cảnh xuất xứ của ngôn bản, bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài ngôn bản nhưng góp phần tạo nên nội dung tổng thể của ngôn bản. Còn Ngữ cành (co-text) thì được dùng để chi các đơn vị ngôn từ đi cùng với đơn vị đang được xem xét". Sự phân biệt này hết sức quan trọng vì để hiểu được một ngôn bản, thông dịch viên không những phải dựa vào các yếu tố có mặt trong ngôn bản, còn phải tính đến những gì nằm ngoài ngôn bản như chủ đề, người nói/viết, người nghe/đọc, các mối quan hệ giữa họ và các kênh ngôn bản. Các lý thuyết chức năng và văn hỏa về dịch thuật Những lý thuyết dịch thuật được phát ừiển ứên cơ sở của các cách tiếp cận về chức năng giao tiếp và văn hóa, đặc biệt là theo hướng lý thuyết truyền thông. Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua các lý thuyết của J. R. Firth, R. Jakobson, E. Nida, B. Hatim và I. Mason, J.-R. Ladmiral, K. Reiss và H. Vermeer. J. R. Ficth Theo J. R. Firth (1890-1960), ngôn ngữ cần được nghiên cửu trong một bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể. Đây là điểm khác biệt lớn nhất ẹiữa Firth và các nhà ngôn ngữ cùng thời với mình như F. Saussure hay N. Chomsky. Ông cho rằng nhiệm vụ cơ bàn của ngôn ngữ học là nghiên cứu nghĩa. Trong bài viết "The Technique o f semantics" công bố năm 1935, Firth cho rằng toàn bộ dịch thuật nằm ở lĩnh vực ngữ nghĩa học và dịch cũng là giải quyết những vấn đề ngữ nghĩa của một ngôn bản. Học giả này quan niệm: ý nghĩa bao gồm nghĩa ngữ âm, nghĩa âm vị học, nghĩa từ vựng, nghĩa tình 5 huổng và tất cả các kiểu ý nghĩa này đều là đối tượng của dịch. Firth phân biệt bốn kiểu dịch: dịch sáng tạo (dịch các tác phẩm văn học), dịch chính luận (dịch các hiệp ước, các hiệp định quốc tế), dịch như một thủ thuật trong ngôn ngữ học và dịch máy [11:54]. R. Jakobson R. Jakobson (1896-1983), một trong những người sáng lập nên trường phái ngôn ngữ học Praha, đã có những đóng góp có giá trị cho dịch thuật. Ông đặt dịch vào khuôn khổ của ngành tín hiệu học. Theo ông, về cơ bản, dịch là hoạt động ngôn ngữ học và đưa ra cách định nghĩa dịch nhu sau: - Dịch nội ngôn hay còn gọi là diễn dịch là việc giải thích các ký hiệu ngôn từ này bằng các ký hiệu ngôn từ khác của cùng một ngôn ngữ. Dịch liên ngôn hay còn gọi là dịch chính danh là việc giải thích các ký hiệu ngôn từ của ngôn ngữ này bằng các ký hiệu ngôn từ của ngôn ngữ khác. - Dịch liên tín hiệu còn gọi là dịch hoán đổi là việc giải thích các ký hiệu ngôn từ bằng các ký hiệu phi ngôn từ. [15] Chính vì vậy mà học giả này cho rằng: tất cả các kinh nghiệm nhận thức và sự phân chia chúng đều có thể chuyển dịch được sang bất kỳ một ngôn ngữ hiện hành nào. Căn cứ vào ý nghĩa của các ký hiệu ngôn ngữ, Jakobson phân biệt ba kiểu dịch : dịch nội ngôn hay dịch diễn giải (tức là giải thích các ký hiệu từ ngữ này băng các ký hiệu khác trong cùnẹ một ngôn ngữ), dịch liên ngôn hay dịch chính danh (tức là giải thích ký hiệu của ngôn ngữ này băng các ký hiệu của ngôn ngữ khác), dịch liên túi hiệu hay dịch hoán đổi (tức là giải thích các ký hiệu hữu ngôn bằng các ký hiệu phi ngôn). Theo Jakobson thường thì không có sự tương đương tuyệt đối nào trong dịch. Jakobson đã đưa ra sơ đồ giao tiếp với 6 yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau, ông cũng gắn cho mỗi yếu tổ này một chức năng. Người phát phát đi một Thông điệp hướng tới Người nhận. Để người nhận có thể hiểu được thông điệp, cần có một Ngữ cảnh. Ngữ cảnh này phải là ngôn ngữ hoặc có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ mà người tiếp nhận có thể hiểu được. Thông điệp đòi hỏi phải có một Bộ mã chung giữa người phát và người nhận. Và cuối cùng là Kênh tiep xúc có tính vật lý v ìm ộ t sự kết nối mang tính tâm lý để hai bên có thể tham gia và duy trì cuộc thoại. Giao tiếp, bao gồm cả dịch thuật phải tính đến tất cả các yếu tố này thì mới đạt được hiệu quả, mục tiêu đề ra. Cách tiếp cận theo hướng chức năng của ngôn ngữ này đã trở thành nền tảng lý thuyết cho một số lý thuyết chức năng và văn hóa của dịch thuật, chăng hạn như lý thuyết skopos hoặc những cách tiếp cận từ góc độ phân tích diễn ngôn, v.v... E. Nida E. Nida là một nhà ngôn ngữ học và một chuyên gia nổi tiếng thế giới với nhiều công trình nghiên cứu về dịch thuật. Ong đã xây dựng một lý thuyết ngôn ngữ về dịch thuật dựa ữên Ngữ pháp tạo sinh của N. Chomsky và có tính đến cả moi tương quan giữa ngôn ngữ và văn hóa. Điều này được thể hiện rõ nét qua tác phẩm The Sociolinguistics o f Interlingual Communication [36]. Lý thuyết dịch thuật của Nida băt nguồn từ việc ông dịch Kinh Thánh và được đúc kết vào hai công trình quan trọng là Toward a Science of Translating [34] và The Theory and Practice of Translation [34]. Theo ông, mọi thực tế khách quan, một khi đã được biểu đạt trong ngôn ngữ nào đó thì cũng có thể được biểu đạt băng một ngôn ngữ khác với độ chính xác hợp lí bằng việc thiết lập các điểm qui chiếu tương đương ứong văn hóa của người tiếp nhận và bằng việc so sánh khung nhận thức của người tiếp nhận thông qua việc cấu trúc lại các bộ phận cấu thành của thông điệp. Nida và Taber đã định nghĩa dịch thuật như sau: ''Dịch là tái tạo lại trong ngôn ngữ đích thông điệp của ngôn ngữ nguồn băng những tương đương gân nhât và tự nhiên nhất, trước tiên là về ngữ nghĩa, sau đỏ là về phong cách." [35:12]. Khái niệm dịch về cơ bản là mới của Nida thể hiện trong việc chuyển trọng tầm từ dịch theo hình thức sang dịch theo ý nghĩa. Nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của ý nghĩa so với hình thức trong dịch thuật, Nida cho rằng trong nhiều trường họp để duy trì ý nghĩa của ngôn bàn gốc thì phải thay đổi cấu trúc của ngôn bản dịch bởi vì trên thực tế, có khi một từ đơn lẻ đủ để biểu đạt một ý nghĩa nào đó ở ngôn bản gốc, nhưng ở ngôn bản dịch thì phải cần một hay nhiều cụm từ 6 đủ để biểu đạt ý nghĩa đó. Ông cho rằng mỗi ngôn ngữ có những đặc thù riêng về khả năng tạo từ, các kiểu cấu trúc cụm từ, các kỹ thuật nối các câu lại với nhau, các dấu hiệu ngôn bản, v.v... Ông cho rằng trong khi dịch, thông dịch viên phải tôn trọng những đặc điếm này của ngôn ngữ gốc, đồng thời phải tận dụng những tiềm năng của ngôn ngữ dịch để có thể thực hiện được những thay đổi cần thiết nhằm tạo ra các thông điệp trong các hình thức cấu trúc riêng biệt trong ngôn ngữ dịch. Điều này có thể bao gồm việc đưa vào bản dịch một cấu trúc không có trong ngôn bản gốc vì một khi thông điệp được diễn đạt một cách thấu đáo thì sự thay đổi về cấu trúc không ành hưởng đến việc chuyển tải ý nghĩa đã được thể hiện ở ngôn bản gốc. Thảo luận một số vấn đề liên quan đến ngôn ngữ dịch, Nida chỉ ra rằng trong khi dịch thông dịch viên phải cố gắng tái tạo ý nghĩa của thông điệp như khi nó được người viết ấn định. Đây là một điểm quan ứọng, bởi vì nó hàm ý rằng ừong khi dịch một ngôn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia, để đạt được cái mà các lý thuyết gia về dịch thuật gọi là sự "tương đương" thì phải xem xét dụng ý của chủ thể phát ngôn. Trong quá trình dịch, ông nhấn manh vào vai trò phân tích ngữ pháp trong ngôn bản gốc và cơ cấu lại trong ngôn bản dịch. Ông phê phán quan điểm cho rằng người ta có thể dịch được mà không cần phải có kiến thức ngôn ngữ học. Ông đề xuất một mô hình dịch gồm ba giai đoạn: phân tích, chuyển hóa và cơ cấu lại. Theo mô hình này, thông dịch viên trước hết phải phân tích thông điệp của ngôn bàn gốc thành các hình thức đơn giản nhất về cấu trúc, sau đó chuyển hóa ngữ liệu đã phân tích ở trong đầu từ ngôn bản gốc sang ngôn bản dịch mà mình cho là phù hợp nhất đối với người tiếp nhận bản dịch và sau cùng là cơ cấu lại thông điệp bằng ngữ liệu của ngôn ngữ dịch. B. Hatim & I. Mason Theo Hoàng Văn Vân [12], B. Hatim & I. Mason cho rằng dịch là một quá trình phức tạp và khó khăn, trong đó, thông dịch viên phải thực hiện các quyết định không hề đơn giản. Hatim & Mason định nghĩa dịch như là một "quá trình giao tiếp xảy ra trong một khung cành xã hội nhất định" và xem vai ừò của thông dịch viên như là người "trung gian giữa ngôn bản gốc và tác giả của nó với độc giả cùa ngôn bản dịch". Cái mới ở là ở chỗ Hatim & Mason đã làm sáng tỏ một thực tế là trong khi dịch thông dịch viên không dịch từ, cụm từ, hay câu mà họ dịch ngôn bản. Theo Hatim & Mason, để đạt được mục đích này, thông dịch viên phải vượt ra khỏi giới hạn của các từ ngữ cũng như các kết cấu của những từ ngữ đó để đi tới những ẩn ý nằm ở phía sau chúng. Do đó, điều dường như quan ứọng và có ý nghĩa ừong lý luận dịch của Hatim & Mason là ý nghĩa ngữ dụng phải được tính đến trong dịch. Hatim & Mason đã nhận ra rằng phân tích tình huống có vai trò quan trọng trong dịch thuật. Nó là cơ sở để giúp thông dịch viên ra những quyết định phù hợp với những mục đích riêng của mình. Với Hatim & Mason, tình huống là "chu cảnh bền ngoài ngôn bản tạo ảnh hưởng cỏ tính chất quyết định vào ngôn bản đang được sử dụng"(ảần theo Hoàng Văn Vân). Thảo luận về tầm quan trọng của dụng học đối với quá tìn h dịch, Hatim & Mason khẳng định rằng bất cứ một sự lựa chọn nào trong khi dịch cũng đều phải dựa vào việc duy trì hiệu quả dụng học cùa một ngôn bản. Hatim & Mason đưa ra ba bình diện của tình huống với các thành phần quan yếu cùa chúng trong mối quan hệ với dịch : 1. Bình diện giao tiếp (giao dịch): lĩnh vực (của ngôn bản); nội dung (của ngôn bản); phương thức (của ngôn bản). 2. Bình điện dụng học (tương tác): dụng ý, phối hợp hoạt động lời nói, hàm ngôn, suy diễn. 3. Bình diện tín hiệu học: tính liên ngôn bản, thể loại các ngôn bản. Với Hatim & Mason, ngôn cảnh văn hóa (context of culture) là một yếu tố quan trọng quyết định sự sắp xếp xấu trúc ngôn ngữ. Họ gợi ý rằng ở nơi nào mà hai ngôn ngữ không cùng chung các mẫu thức văn hóa, thì thông dịch viên phải xem xét mối quan hệ giữa tình huống và cấu trúc ngôn ngữ được sử dụng ừong tình huống đó. Hatim & Mason khẳng định rằng "việc sử dụng bất kì cấu trúc nào cũng đều bị thúc đấy bởi cái mà người sử dụng ngôn bản phản ứng lại tình huống". Lúc đó thông dịch viên j3hải cố gắng tìm ra mục đích tu từ của ngôn bản gốc và được phép thực hiện những thay đổi cần thiết để đạt được hiệu quả tương đương trong ngôn bản dịch. Hatim & Mason cho rằng dịch là một quá trình gồm ba giai đoạn: 7 1. Hiểu nội dung của ngôn bản gốc cần : (a) phân tích ngôn bàn (ngữ pháp và từ vựng); (b) tiếp cận kiến thức chuyên ngành; (c) tiếp cận dụng ý. 2. Chuyến dịch ý nghĩa nên: (a) sắp đặt nghĩa từ vựng; (b) sắp đặt nghĩa ngữ pháp: (c) sắp đặt nghĩa tu từ bao gom nghĩa ngữ dụng hay nghĩa suy diễn. 3. Đánh giá ngôn bản dịch buộc: (a) đàm bảo tính có thể đọc được (của bản dịch); (b) tuân theo quy ước về thể loại của ngôn bản dịch; (c) phán xét sự tương xứng của bản dịch cho các mục đích cụ thể. Những đóng góp của các lý thuyết này có tác dụng rất lớn, làm sáng tỏ nhiều vấn đề như vai trò của các yếu tố ngoài ngôn ngữ trong quá trình tiếp nhận nghĩa ngôn bản. Tuy nhiên, đây mới chi là những vấn đề vẫn chủ yếu mang tính lý thuyết. Nhiều khó khăn khác của dịch thuật vẫn tồn tại. Giải pháp cho những vấn đề đó có thể được đúc rút từ thực tiễn dịch thuật. D. SELESKOVITCH và M. LEDERER : Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản đã được hình thành và phát ừiển trên cơ sở các hoạt động thực tiễn của các phiên dịch viên. Lý thuyết dịch thuật này đã được Danica SELESKOVITCH và Marianne LEDERER khởi xướng. Trong khi đa số các học giả tập trung nghiên cứu khía cạnh ngôn ngữ của dịch thuật, hai chuyên gia này đã xây dựng cơ sở nghiên cứu của mình từ thực tế phiên dịch hội nghị, nói cách khác là từ khía cạnh giao tiếp. Trong khi nhiều học giả tập trung nghiên cứu dịch thuật thông qua đối chiếu các ngôn ngữ, D. SELESKOVITCH và M. LEDERER đã nghiên cứu quy trình dịch và ngôn ngữ được xem xét dưới góc độ là các công cụ tác nghiệp của các phiên dịch trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây chính là sự khác biệt của Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản so với các ly thuyet dịch thuật khác. Trong cuốn "Interpreter pour traduire", D. SELESKOVITCH và M. LEDERER đã đưa ra một trong những định nghĩa thể hiện rõ ràng các đặc trưng của quá trình dịch thuật và cũng cung cấp cách thức chung nhất để đánh giá một bản dịch: "Le traducteur, tantôt lecteur pour comprendre, tantôt écrivain pour faừe comprendre le vouloir dừe initial, sait fort bien qu’il ne ứaduit pas une langue en une autre, mais qu’il comprend une parole et qu’il la transmet à son tour en 1’exprimant de manière qu’elle sbit comprise. - Người dịch, lúc thì là độc giả để hiểu ý định nói năng của tác giả, lúc thì là nhà văn để làm cho người khác hiểu được ý định đó, biết rằng mình không dịch một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác mà hiểu một lời nói và chuyển lời nói đó sang một ngôn ngữ khác bằng cách diễn đạt lại nội dung đó sao cho lời nói đó được hiểu đúng." [39]. Thực vậy, định nghĩa này đã chỉ rõ quá trình dịch được chia làm hai giai đoạn : "hiểu" và sau đó "làm cho người khác hiểu". Mặt khác, định nghĩa cũng nhấn mạnh điều quan ữọng là dịch thuật không phải là dịch một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác mà là hiểu nghĩa và diễn đạt lại nghĩa đó. Như vậy về lý thuyết thì đã rõ ràng, nhưng vấn đề đặt ra với người dịch là:"Hiểu cái gì?" và"Làm thế nào để người khác hiểu?". Với câu hỏi thứ nhất, câu ữả lời có vẻ như đơn giản, đó chính là "Thông điệp". Theo Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản, điều quan trọng đối với dịch thuật đó là trung thành với ý định nói năng của tác giả, tức là nghĩa đích thực của thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người nhận. Nếu người dịch lấy đây là đối tượng của công tác dịch thì vấn đề đặt ra với họ là phải tìm ra ý định nói năng của tác giả từ những cái mà mình đọc được ừong bản gốc, nói cách khác là qua ý nghĩa của những ký hiệu ngôn ngữ, người dịch phải lột tả được ý nghĩa của văn bàn - đó chính là thông điệp cần chuyển tải. Tuy nhiện, điều này nói dễ hơn làm. Thực vậy, do thiếu một phương pháp đúng, có những dịch già không chuyên không xác định được nghĩa giao tiếp của ngôn bản mà chi hiểu đuợc nghĩa ngôn ngữ (signification) của ngôn bản, tức là nghĩa của câu chữ ngoài ngôn bản. Đối với những dịch giả này, nghĩa của thông điệp là kết quả của tập hợp từ nghĩa ngôn ngữ của các đơn vị ngôn ngữ có trong văn bản cần dịch. 8 Ngày nay, tất cả mọi người đều biết là các từ ngữ đứng riêng biệt chi có nghĩa ngôn ngữ, tức các nghĩa tiềm năng hay còn gọi là nghĩa ảo, các câu đứng tách khỏi ngữ cảnh cũng chỉ có những nghĩa ảo; còn nghĩa mà văn bản chuyển tải thì chưa hẳn đã là những nghĩa ngôn ngữ này. Theo Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản, nghĩa ngôn bản, cái mà thông điệp chuyển tải, không nằm một cách bí hiểm ừong mỗi từ, mỗi câu. Đúng là nghĩa của ngôn bản bắt nguồn từ nghĩa ngôn ngữ nhưng nó không chỉ bị gói gọn trong nghĩa ngôn ngữ của các đơn vị ngôn ngữ mà mở rộng ra toàn bộ văn bản, dịch giả sẽ dần dần hiểu được ý định nói năng của tác gia qua quá trình tiếp cận với toàn bộ văn bản. Mặt khác, lý thuyết này cũng cho chúng ta thấy rằng nghía ngôn bản (sens) luôn là sự kết hợp của hai phần: một phần nghĩa gắn với câu chữ và thêm vào đo là phần liên quan đến vốn kiến thức nền. Thực vậy, trước khi đưa ra một thông điệp, tác giả đã phải tính đến tình huống giao tiếp, đến việc người tiếp nhận thông điệp có cùng vốn kiến thức nền với mình hay không để cung cấp lượng thông tin vừa đủ so với nhu cẩu giao tiềp. Như vậy, để nắm được nghĩa của thông điệp hay nghĩa của ngôn bản, chi kiến thức về ngôn ngữ là không đủ, dịch giả phải có được một vốn kiến thức nền thích họp. Nói một cách khác, người dịch phải chú trọng đến hoàn cảnh ra đời của ngôn bản, tức là phải có thông tin đầy đủ về các yếu tố cận văn bản để hiểu được ý nghĩa của thông điệp. Nhưng đáng tiếc là rất nhiều dịch giả vẫn còn quá bám vào vỏ ngôn ngữ của thông điệp. Kinh nghiệm của những người làm công tác biên-phiên dịch chuyên nghiệp cho thấy răng: mọi thông tin cận văn bản đều cần cho việc giải nghĩa của câu chữ trong ngôn bản, để từ đó xác định được ý nghĩa của ngôn bản. Kiến thức càng rộng thì càng hiểu sát ý nghĩa thực của ngôn bản. Nói tóm lại, dịch giả có nhiệm vụ duy trì giao tiếp, cần phải xác định đối tượng cần chuyển tải là nghĩa ngôn bản và xác định nghĩa ngôn bản chính là ý đồ của tác giả. Nhưng như chúng ta đã thấy ở phần ừên, nhìn chung, quá trình dịch thuật được các học giả chia ra làm hai phần : phần hiểu nghĩa ngôn bản và phần diễn đạt lại nghĩa ngôn bản đã hiểu. Đê tài đã trả lời cho câu hỏi thứ nhất "Hiểu gì?". Vậy chúng ta còn phải ừả lời câu hỏi thứ hai, đó là "Làm gì để người khác hiểu?" Để dịch, hiểu không chưa đủ, cần phải làm cho người khác hiểu. Trong giai đoạn thứ hai này, người dịch có nhiệm vụ diễn đạt lại nội dung ý nghĩa giao tiếp mà mình đã nắm bắt được sau giai đoạn hiểu. Người dịch sẽ thay thế tác giả của ngôn bản gốc để thể hiện điều mà người này muôn truyền đạt tới người tiếp nhận ngôn bản dịch như thể tất cả mọi điều đều được diễn đạt cùng bằng một ngôn ngữ. Theo D. SELESKOVITCH và M. LEDERER, các tác giả của "Interpréter pour ừaduire" [39], dịch một cách trung thực và trung thành là phải làm cho người khác hiểu, và làm cho người khác hiểu là phải tìm được những từ ngữ, những cách diễn đạt chính xác. Công việc này yêu cầu dịch giả phải trừu tượng hóa được vỏ ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp của ngôn bản gốc và phải cố gắng diễn đạt lại ý nghĩa của ngôn bản goc đã nắm bắt được dưới hình thức mà độc giả của ban dịch có thể hiểu được, tức là sử dụng cách thức diễn đạt, các phương tiện ngôn ngữ của người tiếp nhận ngôn bản dịch. Nói cách khác là để độc giả có thể dễ dàng hiểu được bản dịch thì ngôn bản đó phải được ữình bày băng những phương tiện ngôn ngữ phù hợp với thói quen tiếp nhận ngôn ngữ của người tiếp nhận bản dịch. Thông điệp mà bản dịch chuyển tải có rõ ràng hay không, điều này phụ thuộc vào việc các phương tiện biểu đạt có phù hợp háy không với Iô-gíc của kết cấu lời noi của ngôn ngữ dịch. Bám sát ý nghĩa đã hiểu được, dịch giả có thể tách hai ngôn ngữ - ngôn ngữ ngôn bản gốc và ngôn ngữ ngôn bản dịch - điều này giúp dịch giả có thể ừở lại tình huống bình thường của giao tiếp (tức là có ý định giao tiếp rõ ràng) để diễn đạt ý nghĩa của ngôn bản gốc theo cách làm cho người khác hiểu. Đe xem một bản dịch tương đương với ngôn bản gốc không, các tác giả của Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản đã sử dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng một bản dịch do W. Koller đưa ra: 1. Bản dịch phải chuyển tải được thông tin của bản gốc về thực tế ngoài ngôn ngữ; 2. Bản dịch phải tôn trọng phong cách của bản gốc về: cấp độ ngôn ngữ, đặc tính ngôn ngữ xã hội (so c io le c te ), đ ặ c tín h đ ịa p h ư ơ n g c ủ a c á c c á c h d iễ n đạt, V.V...; 9 3. Bản dịch phải có cùng thể loại với văn bản gốc : không thể trình bày một công thức nấu ăn như một văn bản luật; 4. Bản dịch phải phù hợp với kiến thức của người tiếp nhận mới có thể được hiểu đúng; 5. Cuối cùng, hình thức của bản dịch phải tạo ra được giá trị mỹ học như bản gốc." [23] Nghiên cứu tổng quan này cho thấy : dịch là một hoạt động sống động trong đời sống xã hội và cùng với nó nghiên cứu ve dịch thuật cũng không kém phần sống động; dịch là một quá trình phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải tính đến các yếu tố như tác giả của ngôn bản gốc (nói/viết), ngôn bản gốc, độc giả của ngôn bản gốc, người dịch, ngôn bản dịch và độc giả của bản dịch. Người dịch phải có vốn kiến thức bách khoa toàn thư tương đối rộng và những kiến thức tương đối sâu không chỉ về ngôn ngữ học mà còn về cả các ngành khoa học có kiên quan khác như ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học xã hội, dụng học, lý thuyet thông tin. Sở dĩ người dịch phải có lượng kiến thức rộng và phong phú như vậy là v ì : Ngôn bản gốc phải có người tạo ra nó và nó phải được tạo ra trong một môi trường văn hóa xã hội nhất định. Vì vậy, nó mang đậm dấu ấn của người tạo ra ngôn bản và của môi trường văn hóa xã hội nơi nó được tạo ra. Muốn hiểu được bản gốc thì phai hiểu rõ các yếu tố này. Để chuyển các ý nghĩa của ngôn bản mà mình đã hiểu sang ngôn ngữ dịch, người dịch phải biết lựa chọn ứong ngôn ngữ dịch những phương tiện từ ngữ sao cho ý nghĩa được biểu đạt ứong ngôn bản gốc được tái hiện lại một cách trung thực nhất trong ngôn bản dịch và được người tiếp nhận ngôn bản dịch chấp nhận. Công việc này sẽ bắt đầu từ việc phân tích thông tin (ngôn cành tinh huống, ngôn cảnh văn hóa, ...) Trong thực tế giao tiếp, có nhiều tình huống mà người tiếp nhận thông tin có thể hiểu hết ý định cùa người nói cũng như toàn bộ nội dung thông tin ngay cả khi người nói chưa nói xong điều muốn nói. Lý do là vì lượng thông tin mà hai người cùng chia sẻ đã đủ lớn để người tiếp nhận có thể dự đoán được nội dung ý nghĩa của ngôn bản, hay nói cách khác là chính ngôn cảnh đã giúp nguời tiếp nhận phân tích và nắm bắt được thong tin cần thiết. Đối chiếu dịch Pháp-Việt với Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản Trong khuôn khổ của đề tài, các tác giả đã khảo sát một số tác phẩm dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt như La peau de chagrin của H. de Balzac, Peste & Cholẻra của Patrick Deville (Luận án của Nguyễn Thanh Hoa) và các bài tập dịch của sinh viên (luận án của Đỗ Lan Anh). Kết quả cho thấy những thành công trong việc giải quyết các khó khăn của dịch thuật minh họa cho Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản. Mặt khác, những hạn chế của các bản dịch hoàn toàn có thể khắc phục nếu áp dụng các nguyên tắc của Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản. Trên cơ sở của những kết quả phân tích và đối chiếu này, nhóm tác giả đã áp dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản vào dạy ở khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp. Điều này đã mang lại kết quả rõ rệt qua các bản dịch của sinh viên. Có thể khẳng định các giải pháp được áp dụng đã thực sự góp phần nâng cao chât lượng hoạt động biên-phiên dịch Pháp-Việt cũng như nâng cao chất lượng công tác dạy nghê này và dạy học tiếng Pháp nói riêng. Cụ thể là các tác giả đã khuyến n g h ị: từ khi bắt đầu học dịch, sinh viên cần được - - hướng dẫn để phân biệt o Nghĩa ngôn ngữ với nghĩa ngôn bản o dịch ngôn ngữ với dịch ngôn bản o các cấp độ dịch nắm được vai trò cùa các kiến thức bách khoa nền tảng và tầm quan trọng của công tác tìm kiếm tư liệu chuyên đề 10 hiểu được hiện tượng trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ : khi các ngôn từ bị mờ dần và chỉ để lại trong nhận thức của người đọc hoặc người nghe các ý niệm cấu thành nên thông điệp được phát đi. - hiểu được tầm quan trọng của năng lực tiếng mẹ đẻ để có ý thức rèn luyện năng lực này - nắm được các thao tác phân tích cơ bản để nắm bắt chính xác thông điệp được chuyển tải. 5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận Đề tài sẽ có những đóng góp mới sau đây: 1. Đề tài nhấn mạnh sự khác biệt giữa nghĩa ngôn ngữ và nghĩa ngôn bản, vai trò quan trọng của các loại phân tích để tiếp cận nghĩa ngôn bản, vai ừò của các tri thức bách khoa trong dịch thuật. 2. Đề tài sẽ bàn luận sâu về quan niệm về vấn đề khả dịch và bất khả dịch để xác định đây chỉ là khó khăn khi xét hoạt động dịch thuật trên phương diện ngôn ngữ thuần túy còn trên bình diện giao tiếp liên nhân thì không phải là một khó khăn đối với dịch thuật chuyên nghiệp theo đường hướng dịch nghĩa ngôn bản. 3. Khi bàn về tính trung thành trong dịch thuật, đề tài sẽ làm rõ tại sao cần trung thành với người tiếp nhận sản phẩm dịch. 4. Một trong những quan điểm tạo nên sự khác biệt lớn giữa Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bàn với các lý thuyết dịch khác đó là kỹ năng Trừu tượng hóa vỏ ngổn ngữ: người dịch phải thực sự thoát khỏi vỏ ngôn từ của văn bản gốc để tri nhận được thực tế khách quan được phản ánh trong văn bản thì mới có thể thực sự hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản để rồi chuyển tải nội dung đó một cách đầy đủ và chính xác đến người tiếp nhận. Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ còn giúp người dịch diễn đạt nội dung thông báo theo các chuẩn mực của ngôn ngữ đích mà không bị ảnh hưởng của ngôn ngữ nguồn. - Sản phẩm công nghệ/khả năng ứng dụng thực tiễn: Chuyên luận này có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và học viên cao học ngành ngôn ngữ học cũng như hỗ trợ việc đào tạo dịch Pháp-Việt cũng như dịch một số thứ tiếng khác ở trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được áp dụng để nâng cao hiệu quả của việc đào tạo dịch ở trình độ đại học, cụ the là với sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp cũng như là ở các khoa đào tạo khác của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh) Đề tài bắt đầu bằng một nghiên cứu tổng quan các lý thuyết dịch phổ biến trên thế giới hiện đang được áp dụng trong hoạt động đào tạo cũng như trong thực tiễn dịch thuật trong và ngoài nước. Kết quà cho thấy một thực tế là hầu hết các lý thuyết dịch thuật đều do các nhà ngôn ngữ học đưa ra, dựa trên các quan điểm ngôn ngữ. Qua trao đổi trực tiếp với các biên dịch và phiên dịch viên chuyên nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng những quan điểm lý thuyết do các nhà nghiên cứu xuất thân từ phiên dịch như Danica Séleskovitch được các biết đến hơn vì những lý thuyết đó thực sự mang lạixho những giải pháp cho những khó khăn trong công việc. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các tác phẩm dịch có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của độc giả khi dịch giả không chỉ dựa vào những kiến thức ngôn ngữ mà còn biết vận dụng vốn kiến thức bách khoa toàn thư mà bản thân đã tích lũy được để tiếp nhận một cách chính xác nhất thông điệp cần chuyến tải. Mặt khác, nghiên cứu đã phần nào lý giải được những hạn chế về chất lượng của một số bản dịch : do ảnh hưởng của cách dịch ngôn ngữ, được áp dụng trong các giờ học ngoại ngữ. Cách dịch này cổ tác dụng tốt để kiểm tra kết quà ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp của người học ngoại 11 ngữ. Nếu áp dụng cách dịch này thì khó tránh khỏi hiện tượng dịch bám từ (mot-à-mot/word for word), làm cho người tiếp nhận bản dịch khó hiểu, thậm chí còn hiểu sai Phần trọng tâm của đề tài là giới thiệu nội dung, quan điểm cơ bản của Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản. Đề tài đã làm nổi rõ những điểm khác biệt, những cái mới trong Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản như: phần biệt rõ nghĩa n|ôn ngữ và nghĩa ngôn bản, vai trò của các hàm ngôn, ẩn ý trong các cách biểu đạt của từng cộng đồng; vai trò của Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ, vai ứò quan trọng cùa các loại phân tích để tiếp cận nghĩa ngôn bản, vai trò cùa các tri thức bách khoa trong dịch thuật; quan niệm về vấn đề khả dịch và bất khả dịch; quan niệm về vai trò của người tiếp nhận sản phẩm dịch khi bàn về tính trung thành ứong dịch thuật. Bằng những luận điểm quan trọng của Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản, nhóm nghiên cứu đã đánh giá một số sản phẩm dịch Pháp-Việt. Cụ thể là nhóm nghiên cứu đã áp dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản để phân tích những trường hợp thành công ứong việc giải quyết các khó khăn của dịch thuật và một số lỗi trong một vài tác phẩm dịch Pháp-Việt. Thông qua các thử nghiệm ứong dạy môn dịch ở Trung tâm đào tạo Biên-Phiên dịch cùa Học viên Ngoại giao và ở khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, nhóm tác giả của đề tài cũng đã chứng tỏ khả năng ứng dụng Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản vào biênphiên dịch Pháp-Việt và đào tạo biên-phiên dịch ở Việt Nam và cụ thể là ở khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Tnrơng Đại học Ngòại ngữ, ĐHQGHN. Abstract This research begins with the overview of internationally recognized translation theories which are being broadly applied in training and translation activities in and out of the country. The results show that most of these theories are made by linguists based on language aspects. Through direct exchange with translators and interpreters, we consider that Danica Seleskovitch and Peter Newmark’s translation theories are more popular and broadly applied because they offer solutions to difficulties in the job. This study also shows that a translation is considered to be good and meet readers’ demands just only when ttanslators know how to mobilize their language and encyclopedia knowledge in order to understand the coưect message that should be conveyed to readers. On the other hand, this study has partly explained the weaknesses of some translations: linguistic translation approach applied in language classes. This translation method, efficient in evaluating the results of vocabulary and grammar rules memorizing, seems to be an obstacle to readers’ understanding, creates even misunderstanding because of the word-by-word trap. The study focuses on the presentation of basic notions of the Interpretive Theory of Translation by highlighting its differences in comparison with other theories: distinction between language meaning and context meaning, role of implicit meanings in each language community, role of discourse analysis in understanding context meaning, role of encyclopedia knowledge in translation, translatability and untranslatability, translation receiver’s role when discussing loyalty in translation. Thanks to the Interpretive Theory of Translation, we can assess the quality of some FrenchVietnamese ừanslations. In fact, based on this Theory, we analyzed the success of these translations in solving ừanslation difficulties in some French-Vietnamese translations. Through some experiences in translation training at the center of interpreters and ứanslators Ừaining-Diplomatic Academy of Vietnam and at French Department - University of Languages and International Studies (ULIS)- National University of Vietnam, we want do demonstrate that the Interpretive Theory of Translation could be applied in translation training in Vietnam in general and at French Department - ULIS - National University of Vietnam in particularly. 12 PHẢN m . SẢN PHẨM, CÔNG BÓ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐÈ TÀI 3.1. Kết quả nghiên cứu TT Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh t ế - k ỹ thuật Tên sản phẩm Đăng ký Đạt được 1 Bài báo khoa học 2 2 2 Báo cáo khoa học đăng trong kỳ yếu các hội thảo trong nước và ngoài nước 5 8 3 1 giáo trình Lý thuyết dịch cho khoa NN & VH Pháp 1 Đang dạy thử nghiệm 5 Báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội thảo ừong nước và ngoài nước 3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả Ghi địa chỉ và cảm ơn sự tài trợ Sảo phẩm TT của ĐHQGHN đúng quy định 1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus 1.1 1.2 2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản 2.1 2.2 3 Đăng ký sở hữu trí tuệ 3.1 3.1 4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus 4.1 4.2 5 Bài báo ứên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế 5.1 Phân tích diên ngôn và dịch thuật Chấp nhận in trong Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài - So 2 5.2 Đào tạo dịch chuyên ngành - Thách Châp nhận in trong Tạp chí thức và giải pháp Nghiên cứu Nước ngoài - số 4 5.3 Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ - Một Đã in kỹ năng cơ bản trong dịch thuật, Tình trạng (Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp đơn/ đã được chấp nhận đơn hợp lệ/ đã được cấp giấy xác nhận SHTT/ xác nhận sử dụng sản phẩm) Đánh giá chung (Đạt không đạt) 13 Hội thào ngữ học toàn quốc lần thứ II năm 2013 5.4 Les apports de Venseignement de la traduction à un enseignement/apprentissage efficace du ýranẹais dans Voptique plurilingue-pluriculturelle, Séminaire regional de rechercheaction, 2013 5.5 Vai trò và vị trí của dịch trong các phương pháp dạy ngoại ngữ, Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2013 5.6 L''evaluation dans une formation professionnalisante à la traduction, Joumees scientiflques régionales 2014 5.7 Dịch những điểu bất khả dịch, Hội Đã in Đã in Đã in Đã in thảo Ngôn ngữ học quốc tế lần thứ hai - năm 2015, "Ngôn ngữ học Việt Nam 30 năm đổi mới và phát triển" 5.8 Sự phát triển của tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ - Nhìn từ góc độ thể hiện ỷ nghĩa tiếp thụ bị động, Hội thào quốc gia Việt Namiìọc, 2015 Đã in 5.9 Những đỏng góp của dịch thuật vào dạy-học ngoại ngữ, Ngữ học toàn quốc 2015, Hội thảo ngữ học toàn quốc - 2015 "Thống nhất Phát triển - Hội nhập" Đã in 6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng 6.1 6.2 7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN 7.1 7.2 3.3. Kết quả đào tạo Thời gian và kinh phí tham gia đề Họ và tên tài (sổ tháng/sổ tiền) Công trình công bố liên quan (Sản phẩm KHCN, luận án, luận văn) Đã bảo vệ 14 ghiên cứu sinh Ị Nguyễn Thanh Hoa Ị Luận án tiến sĩ : "Les éueils culturels Đã bảo vệ dans la traduction - Une application à la traduction en vietnamien de Peste & Choléra de Patrick Deville Nghiên cứu những khó khăn về văn hóa trong dịch thuật - Trên ngữ liệu tác phẩm văn học Peste&Choléra của nhà văn Patrick Deviỉle" Luận án tiến sĩ : ''Étude d'erreurs en Đã bào vệ traduction duýranẹais en vietnamien (Le cas des étudiants des Dẻpartements de Frangais au Vietnam)" Đỗ Lan Anh ỌC viên cao học Nguyễn Thị Tuyết Anh Luận văn thạc sĩ : "L'influence de la Đã bảo vệ culture sur les prénoms franqais et vieừiamiens - Ảnh hường của yếu tố văn hóa đến tên riêng của người Pháp và người Việt11 Luận văn thạc sĩ : "L'expression du Đã bảo vệ temps dans le roman Sans famille d'Hector Malot et sa traduction en vieừiamien - Cách diễn đạt thời gian trong tiểu thuyết Không gia đình cùa Hector Mallot và việc dịch từ ngữ diễn đạt đó sang tiếng Việt" Luận văn thạc sĩ : Les problèmes Đã bảo vệ ỉinguistiques et cuỉturels dans la traduction du vietnamien en ỷanẹais (Étude de cas des traductions en franqais dans le Journal tẻlévìsẻ de ỉa chaĩne VTV4 de la Television nationale du Vietnam) > Nguyễn Thị Hồng Hạnh í Nguyễn Tuấn Anh Ghì chú: - Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chímg nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn; - Cột công trình công bố ghi như mục III. 1. PHẦN IV. TỎNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐÈ TÀI TT Sản phẩm 1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký họp đống xuất bản Đăng ký sở hữu trí tuệ Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuỵên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỳ yếu hội nghị quốc tế 2 3 4 5 Số lượng đăng ký Số lượng đã hoàn thành 7 10 15 6 7 8 9 Báo cáo khoa học kiến nghị, tu vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng Kểt quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS Đào tao thac sĩ 2 2 2 3 PHẦN V. TÌNH HÌNH s ử DỤNG KINH PHÍ Nội dung Kinh phí ST T Được duyệt 1 Xây dựng đề cương chi tiết 2 Thu thập và viết tổng quan tài liệu Thực hiện 2.000.000 2.000.000 4.000.000 4.000.000 2.000.000 2.000.000 Chi phí tàu xe, công tác phí 4.000.000 4.000.000 Chi phí thuê mướn 3.000.000 3.000.000 Chi phí hoạt động chuyên môn 63.000.000 63.000.000 Viết báo cáo tổng kết 10.000.000 10.000.000 Nghiệm thu 10.000.000 10.000.000 Thu thập tư liệu (mua, thuê) Ghi chú Dịch tài liệu tham khảo (số trang X đơn giá) Viết tổng quan tư liệu 3 4 Điều tra, khảo sát, thí nghiệm, thu thập số liệu, nghiên cứu... Chi phí cho đào tạo (Chi phỉ thuê mướn NCS, học viên cao học..Phù hơp với muc 25) 5 Thuê, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu Thuê trang thiết bị Mua trang thiết bị Mua nguyên vật liệu, cây, con 6 Hội thảo khoa học, viết báo cáo tông kết, nghiệm thu Hội thảo 7 Chi khác 16 8 Mua văn phòng phẩm 3.000.000 3.000.000 In ấn, photocopy 4.000.000 4.000.000 Quản lý phí 15.000.000 15.000.000 Thù lao 3 cộng tác viên 9.000.000 9.000.000 Tổng kinh phí 130.000.000 PHẦN V. KIÉN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp) PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sàn phẩm nêu ở Phần III) H à Nội, n g à y ........th á n g ......... năm 2016 Đơn vị chủ trì đề tài (Thủ trưởng đơn vị kỷ tên, đóng dấu) Chủ nhiệm đề tài (Họ tên, chữ ký) ĐAI H Ọ C Q U Ô C GIA HÀ MÔ! ] TRUNG TAM ĨH Ồ N G TIN THU VIỆN í ị 17 HỌITHAO NGỮ HỌC TOÀN QUỐC 2013 HUE, 2 6 / 4 / 2 0 1 3 Cơ QUAN TỒ CHỨC Hội Ngôn ngữ học Việt Nam Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế m m m M BAN TỒ CHỨC GS.TS Lê Quang Thiêm đồng Trưởng ban PGS.TS Trần Văn Phước đồng Trưởng ban TS Phạm Thị Hồng Nhung đồng phó Trưởng ban TS Dương Kỳ Đức đồng phó Trưởng ban Th.s Đỗ Thị Xuân Dung uỷ viên phụ trách đối ngoại Th.s Dương Minh Hùng uỷ viên phụ trách cơ sở vật chất Th.s Trần Quyết Chiến uỷ viên phụ trách hành chính tổng hợp Th.s Lê Nữ Minh Thảo ủy viên phụ trách tài chính PGS.TS Phạm Văn Hảo ủy viên Th.s Nguyễn Thị Băng Thanh ủy viên Đào M inh Phương ủy viên thư kí Đặng Kim Dung ủy viên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng