Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ứng dụng ELIS quản lý hồ sơ địa chính ...

Tài liệu Ứng dụng ELIS quản lý hồ sơ địa chính

.DOC
61
315
84

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ----------------------------------- NGUYỄN VŨ ANH ĐÀO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: “ỨNG DỤNG ELIS TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI PHƯỜNG CẨM THƯỢNG – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG - TỈNH HẢI DƯƠNG” Hà Nội - Năm 2017 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ------------------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: “ỨNG DỤNG ELIS TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI PHƯỜNG CẨM THƯỢNG – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG – TỈNH HẢI DƯƠNG” Người thực hiện Lớp Khóa Chuyên ngành Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN VŨ ANH ĐÀO : QLA : 58 : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI : TS. LÊ THỊ GIANG Hà Nội - Năm 2017 Lời cảm ơn Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân, bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Cô giáo TS. Lê Thị Giang – Giảng viên hướng dẫn trực tiếp, người đã giành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình chỉ dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Và tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chị tai Trung tâm công nghệ thông tin - Sở tài nguyên Môi trường Hải Dương; các cán bộ tại phường Cẩm Thượng – nơi tôi thực hiện đề tài, đã quan tâm giúp đỡ, tin tưởng và tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với công việc tại Trung tâm trong suốt quá trình thực tập được thuận lợi. Tiếp đến tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai nói riêng và Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung đã ân cần dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong những năm học tại trường. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, chăm sóc, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiên đề tài tốt nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức và năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên khóa luận khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô thông cảm, góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Nguyễn Vũ Anh Đào I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Vai trò của đất đai đối với con người và các hoạt động sống trên Trái Đất là rất quan trọng, nhưng đất đai lại giới hạn về diện tích và cố định về vị trí. Điều 4 Luật đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Vì vậy việc sử dụng, quản lý đất đai phải hết sức tiết kiệm và hợp lý trên cơ sở hiệu quả lâu bền. Trong công cuộc thực hiện đổi mới, nguồn tài nguyên đất đai đã từng bước được sử dụng hiệu quả và đang trở thành nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc quản lý đất đai lại chưa được hiệu quả; đặc biệt trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và quản lý hồ sơ địa chính. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Một số tỉnh như Đồng Nai, An Giang và một số quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành khác như Hải Phòng, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên ở nhiều địa phương còn lại việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở dữ liệu 1 địa chính hoàn chỉnh nên chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và không cập nhật biến động thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đây là do sự nhận thức về cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay chưa đầy đủ, việc đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở các địa phương chưa đồng bộ và các bước thực hiện chưa phù hợp. Các địa phương cần xác định sản phẩm cuối cùng là cơ sở dữ liệu địa chính không chỉ là đo đạc lập bản đồ hay cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu đo đạc xong mà không thực hiện cấp giấy chứng nhận và cập nhật biến động thì chỉ vài ba năm, số liệu đo vẽ bị lạc hậu, phải chỉnh lý hoặc đo vẽ lại sẽ rất lãng phí và tốn kém. Thiết nghĩ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tỉnh Hải Dương nói chung và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Hải Dương nói riêng sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương trong thời gian tới. Cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh, thống nhất, có tính liên kết cao sẽ không chỉ phục vụ tích cực cho việc quản lý đất đai mà còn là dữ liệu đầu vào quan trọng cho các ngành môi trường, thuế, xây dựng, giao thông, vv... Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em tiến hành thực hiên đề tài: “Ứng dụng ELIS trong công tác quản lý hồ sơ địa chính tại phường Cẩm Thượng – Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. - Khai thác dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. 2 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về dữ liệu đất đai 2.1.1. Khái niệm cở sở dữ liệu đất đai Cơ sở dữ liệu đất đại là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý, cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. 2.1.2. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính - Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng tập trung thông nhất từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( sau đây gọi tắt là cấp huyện). - Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai. + Cơ sở dữ liệu đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai của các xã thuộc huyện; đối với các huyện không có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì cấp huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai. + Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được tập hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của tất cả các huyện thuộc tỉnh. + Cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của tất cả các tỉnh trên phạm vi cả nước. - Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật sử dụng dữ liệu đất đai phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ( sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). 2.1.3. Nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai 3 Cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần sau: - Cơ sở dữ liệu địa chính; - Cơ sở dữ liệu quy hoạch sở dụng đất; - Cơ sở dữ liệu giá đất; - Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác. 2.1.4. Trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 2.1.4.1. Tổng cục Quản lý đất đai ( thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng cập nhật, cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai ở các địa phương. 2.1.4.1. Sở Tài nguyên và Môi trường - Xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi toàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; - Phân công đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai bảo đảm an toàn an ninh, bảo mật cơ sở dữ liệu; - Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh. 2.1.4.3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh - Xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính và cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai tỉnh; - Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính đối với các trường hợp đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh; đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu địa chính trong phạm vi toàn tỉnh đối với các trường hợp đăng ký 4 cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động của tất cả các đối tượng sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất; - Tích hợp cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện và tổng hợp bổ sung vào cơ sở dữ liệu thông kê, kiểm kê đất đai của tỉnh. 2.1.4.4. Đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường - Xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; - Tích hợp cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất của các cấp huyện, xã; - Xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu giá đất. 2.1.4.5. Phòng Tài nguyên và Môi trường Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất các cấp huyện, xã. 2.1.4.6. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện - Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính và cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện; - Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính đối với các trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biển động thuộc thẩm quyền của cấp huyện; - Tổng hợp cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã, huyện để bổ sung vào cơ sở dữ liệu thống kê kiểm kê đất đai của cấp huyện; - Cung cấp thông tin biến động đất đai đã cập nhật cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh để cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính cấp tỉnh; - Cung cấp dữ liệu địa chính và các thông tin biến động đất đai cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng cho quản lý đất đai ở địa phương. 2.2. Tổng quan về dữ liệu địa chính 2.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính là tập hợp thông tin có cấu trúc địa chính ( gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan) 5 được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. 2.2.2. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính - Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chính phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn la đơn vị cơ bản đề thành lập cơ sở dữ liệu địa chính. + Cơ sở dữ liệu địa chính của quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là tập hợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện; đối với các huyện không có đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc thì cấp huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu địa chính. + Cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tập hợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh. + Cơ sở dữ liệu địa chính cấp Trung ương là tổng hợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên phạm vi cả nước. Mức độ tổng hợp do Tổng cục Quản lý đất đai quy định cụ thể sao cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn. 2.2.3. Cấu trúc của cơ sở dữ liệu địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm: dữ liệu bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính. Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin: - Vị trí, hình dạng, kích thước, tọa độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng của các thửa đất; - Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thủy văn: sông, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ thống thủy lợi: hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao thông: 6 đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín; - Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình; - Điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh. Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm các thông tin: - Thửa đất gồm: mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính; - Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh giới khép kín trên bản đồ) gồm: tên gọi, mã của đối tượng, diện tích của hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín; - Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm: tên, địa chỉ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức; - Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm: hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai; - Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất. 2.2.4. Các quy định kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước đối với công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo thông tư 17/2010/TT-BTNMT, để quy định kỹ thuật về chuẩn hóa cho các hoạt động như: 7 - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu địa chính phải được xây dựng trên cơ sở một quy định chung, nhằm đảm bảo toàn bộ dữ liệu địa chính đều được xây dựng dựa trên các mô hình khái niệm và các quy tắc chung; - Trao đổi và chia sẻ dữ liệu địa chính: dữ liệu địa chính được trao đổi và chia sẻ trên cơ sở mọi dữ liệu địa chính được định nghĩa và xây dựng theo một quy định chuẩn dữ liệu địa chính chung được mã hóa theo quy định, độc lập nền tảng và được chia sẻ thông qua các dịch vụ về dữ liệu mở; - Cập nhật dữ liệu địa chính: các quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính được thiết kế sao cho có thể hỗ trợ tối đa cho các hoạt động cập nhật dữ liệu địa chính. - Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính gồm 6 quy định: + Quy định kỹ thuật về nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin dữ liệu địa chính; + Quy định hệ quy chiếu tọa độ áp dụng cho dữ liệu địa chính; + Quy định siêu dữ liệu địa chính; + Quy định chất lượng dữ liệu địa chính; + Quy định trình bày dữ liệu địa chính; + Quy định trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính. Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địac chính được xây dựng trên quan điểm kế thừa của chuẩn thông tin địac lý quốc gia, do đó, nó có quan hệ mật thiết với các thành phần: - Các chuẩn thông tin địa lý quốc tế đang được áp dụng để chuẩn hóa dữ liệu địa lý quốc gia; - Các quy phạm kỹ thuật và các quy định hiện hành có liên quan đến việc chuẩn hóa thông tin dữ liệu địa chính ( các loại danh mục đối tượng bản đồ, các quy phạm thành lập bản đồ địa chính, hướng dẫn thẩm định chất lượng sản phẩm bản đồ địa chính,...); 8 - Các sản phẩm dữ liệu địa chính có được từ việc áp dụng các quy định chuẩn hóa dữ liệu địa chính; - Các loại đối tượng sử dụng các sản phẩm dữ liệu địa chính cũng như các sản phẩm dẫn xuất từ dữ liệu địa chính; - Các quy trình kỹ thuật - công nghệ và công cụ phần mềm cần thiết nhằm thúc đẩy việc áp dụng và triển khai quy định chuẩn dữ liệu địa chính trong thực tiễn. 2.3. Khái quát về hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là hệ thống các tài liệu, bản đồ, sổ sách,... chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hôi, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc, thành lập bản đồ địa chính; đăng ký quyền sử dụng đất; đăng ký biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ địa chính bao gồm: + Bản đồ địa chính + Sổ địa chính + Sổ mục kê + Sổ theo dỗi biến động + Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.3.1. Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính - Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã; - Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục hành chính quy định của pháp luật đất đai; - Nội dụng thông tin trong hồ sơ địa chính phải đảm bảo thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất. 2.3.2. Bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai. 9 Nội dung thể hiện của bản đồ địa chính: - Thông tin về thửa đất: Vị trí; kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng, tài sản gắn liền với đất; - Thông tin về hệ thống thủy văn: sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hệ thống thủy lợi gồm công trình dẫn nước, đê, đập, cống; - Thông tin về đường giao thông: đường bộ , đường sắt, cầu; - Đất chưa sủ dụng có ranh giới khép kín trên bản đồ; - Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh. Trường hợp thửa đất qua nhỏ hoặc cần xác định rõ ranh giới thửa đất thì lập hồ sơ thửa đất đi kèm theo bản đồ địa chính để thể hiện chính xác hơn về ranh giới thửa đất, hình dạng, kích thước, chiều dài cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa, diện tích chiếm đất của tài sản gắn liền với đất, địa giới hành chính, chỉ giới quy hoạch, ranh giới bảo vệ hành lang an toàn công trình. 2.3.3. Sổ địa chính Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất cử người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của người sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai cps liên quan đến từng chủ sử dụng đất. Nội dung sổ địa chính bao gồm: - Người sử dụng đất gồm: tên, địa chỉ và thông tin chứng minh nhân dận, hộ chiếu, hộ khẩu, quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế, giấy phép đầu tư của nhà đầu tư nươc ngoài. - Các thửa đất mà người sử dụng gồm: mã thửa, diện tích, hình dáng, hình thức sử dụng đất (sử dụng riêng, sử dụng chung), mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, nguồn gốc sử dụng, sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. 10 - Ghi chú về thửa đất và quyền sử dụng đất gồm giá đất, tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình kiến trúc, cây lâu năm, rừng cây), nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính, những hạn chế về quyền sử dụng đất (thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa co quyết định thu hồi, thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, thuộc địa bàn có quy hoạch hạn chế đất xây dựng). - Những biến động về sử dụng đất trong qua trình sử dụng đất gồm: những thay đổi về thửa đất, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.3.4. Sổ mục kê Sổ mục kê là sổ ghi thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất, phục vụ thông kê, kiểm kê đất đai. Nội dung sổ mục kê đất đai: - Thửa đất gồm số thứ tự thửa đất, tên người sử dụng hoặc người được giao đất để quản lý, diện tích, mục đích sử dụng và những ghi chú về thửa đất (khi thửa đất có thay đổi, giao để quản lý, chưa giao, chưa cho thuê, đất công ích,...) - Đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thànhthuwart hoặc có hành lang bảo vệ an toàn như giao thông, hệ thống thủy lợi (dẫn nước phục vụ cấp nước, thoát nước,tưới nước, tiêu nước, đê, đập). Công trình khác theo tuyến, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến, khu vực đất đai chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên bản đồ gồm: tên đối tượng, diện tích trên tờ bản đồ; trường hợp đối tượng không có tên phải đặt tên hoặc ghi ký hiệu trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính. 11 Sổ mục kê được lập dưới dạng số, lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai, được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ và được sao để sử dụng đối với nơi chưa có điều kiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ kiệu đất đai được thực hiện sau khi hoàn thành viê Việc lập sổ mục kê đất đai được thực hiện sau khi hoàn thành việc biên tập mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính. 2.3.5. Sổ theo dõi biến động Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp thay đổi trong quá trình sử dụng đất gồm: thay đổi về kích thước, hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai gồm: tên, địa chỉ người đăng ký biến động; thời điểm đăng ký biến động; thứ tự thửa có biến động; nội dung biến động sử dụng đất trong quá trình sử dụng (thay đổi về thửa đất, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền của người sử dụng, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). 2.3.6. Bản lưu giấy chứng nhận Bản lưu Giấy chứng nhận dạng số được quét từ bản gốc Giấy chứng nhận trước khi trao cho người sử dụng đất để lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính. 2.3.7. Vai trò của hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai Hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý đất đai, điều này được thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống đối với các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thi hành các văn bản đó. Thông qua hệ thống hồ sơ địa chính mà trực tiếp là sổ đăng ký biến động đất đai, nhà quản lý sẽ nắm được tình hình biến động đất đai và xu hướng biến động đất đai từ cấp vi mô cho đến cấp vị mô. Trên cơ sở thông kê và phân tích xu hướng biến động đất đai kết hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng cấp, nhà 12 quản lý sẽ hoạch định và đưa ra được các chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại từng cấp. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Nếu như bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên thù nhà quản lý chỉ cần khái quát hóa là thu được nội dung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất với độ tin cậy rất cao; hơn thế nữa với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì công việc này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp công tác quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch sử dụng đất là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý sử dụng đất ở cả cấp vi mô và vĩ mô. 2.3.7. Thực trạng công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính ở nước ta Việc xây dựng hồ sơ địa chính ở Việt Nam có thể tóm tắt như sau: Từ năm 1989, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chính thức thực hiện; cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc xây dựng hồ sơ địa chính được chú trọng thực hiện trên cơ sở rà soát, hoàn thiện hồ sơ đăng ký ruộng đất trong giai đoạn 1981-1988. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, việc rà soát hồ sơ đăng ký ruộng đất lập theo chỉ thị 299/TTg đã phát hiện nhiều sai sót, tồn tại hạn chế; hơn nữa hệ thống chính sách đất đai lúc đó lại đang trong quá trình đổi mới làm cho hiện trạng sử dụng đất biến động rất mạnh mẽ so với bản đồ và sổ sách đăng ký đã lập trước đó. Vì vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng hồ sơ địa chính ở các địa phương trong thời gian này thực hiện rất chậm; hầu hết các địa phương phải tổ chức đo đạc chỉnh lý lại bản đồ giải thửa hoặc đo vẽ mới bản đồ giải thửa theo tọa độ độc lập; tổ chức kê khai đăng ký, xét duyệt lại để cấp giấy chứng nhận và lập lại hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính trong giai đoạn này chủ yếu lập theo mẫu quy định tạ Quyết định số 56/QĐTK; song bên cạnh đó, nhiều địa phương tự quy định các mẫu sổ sách mới dùng trong đăng ký đất để đáp ứng yêu cầu thay đổi của 13 tình hình thực tế. Các hồ sơ này đến nay nhiều địa phương đã chuyển đổi sang mẫu theo quy định mới, song vẫn cón một số xã, huyện vẫn đang tiếp tục sử dụng mẫu cũ. Việc đo vẽ bản đồ địa chính theo hệ tọa độ thống nhất bắt đầu được triển khai thực hiện theo Quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000 ban hành kèm theo Quyết định số 220/QĐ-TCQLRĐ ngày 01 tháng 7 năm 1991 của Tổng cục quản lý ruộng đất. Từ sau Luật đất đai 1993, ruộng đât nông, lâm nghiệp được giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình-cá nhân; người sử dụng đất được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê,.... Do đó, việc cấp giấy chứng nhận trở thành yêu cầu cấp bách phục vụ cho quản lý đất đai của Nhà nước và quyền lợi của người sử dụng đất. Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận bắt đầu được các địa phương tập trung chỉ đạo triển khai mạnh. Để phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai theo Luật Đất đai năm 1993, Tổng cục Địa chính đã sửa đổi hoàn thiện để ban hành chính thức 4 loại sổ mới: sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận và sổ theo dõi biến động đất đai; hệ thống đăng ký đất đai đã có sự thay đổi cơ bản về nội dung dữ liệu đất đai. Các tài liệu hồ sơ địa chính lập theo quy định này hiện vẫn đang được sử dụng ở hầu hết các địa phương và chiếm tỷ lệ chủ yếu trong hệ thống hồ sơ địa chính đã lập của cả nước hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu quản lý Tổng cục Địa chính ban hành Quy phạm thành lập bản đồ địa chính và Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000 1/2000, 1/5000, 1/10000 1/25000 theo Quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC và quyết định số 720/QĐ-ĐC (thay thế Quy phạm năm 1991) Khi Luật Đất đai năm 2003 ban hành có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Theo quy định này mẫu giấy chứng nhận mới đã có sự thay đổi căn bản: cấp theo từng thửa đất và được cấp thành 2 bản, để lưu 1 bản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, nội dung trên giấy chứng nhận có đầy đủ 14 thông tin như trên hồ sơ địa chính nhưng được ghi cụ thể bằng tên gọi đối với tất cả các nội dung mà không ghi trước đây. Hồ sơ địa chính vẫn bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và được lập 3 bộ, để sử dụng ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh như trước đây. Ngoài ra, việc xây dựng hồ sơ địa chính dạng số bắt đầu được chỉ đạo thực hiện với chủ trương để thay thế dần cho hồ sơ địa chính trên giấy; tuy nhiên tại thời điểm này, do điều kiện ứng dụng công nghệ chưa phát triển, nên Bộ vẫn chỉ đạo các địa phương tiếp tục lập hồ sơ địa chính dạng giấy. Giấy chứng nhận có thể được sử dụng để cấp chung một giấy cho nhiều thửa đất; đặc biệt bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định là một bộ phận và tài liệu pháp lý quan trọng trong hồ sơ địachisnhh. Ngoài ra theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT các địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (hồ sơ địa chính dạng số) sẽ không phải lập hồ sơ địa chính trên giấy chứng nhận để sử dụng ở các cấp tỉnh, huyện như trước.Một số Nghị định, Thông tư, đi kèm: -Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 28/10/2004 quy định về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; - Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Nghị định 88/2009/NĐ-CP NGÀY 25/05/2009 quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 quy định về việc hướng dẫn thực hiện thông kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 quy định về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; 15 - Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 quy định về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 quy định về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; - Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liện với đất; - Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 4/10/2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính; Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013. So với Luật Đất đai năm 2003 thì Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2013 có thêm chương IX (gồm 5 điều) quy định về hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai. Chương nêu rõ phạm vi thiết lập, mục tiêu, thành phần, trách nhiệm xây dựng, khả năng khai thác của hệ thống thông tin đất đai. Một số thông tư đi kèm về việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: - Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 04/04/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2104 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5//2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính - Thông tư 28/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2.4. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geogarphic Information System) 2.4.1. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan