Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử nhìn từ tienphong.vn và bbc.co.uk...

Tài liệu ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử nhìn từ tienphong.vn và bbc.co.uk

.PDF
126
689
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- NGUYỄN VĂN TUẤN ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ NHÌN TỪ TIENPHONG.VN VÀ BBC.CO.UK LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- NGUYỄN VĂN TUẤN ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ NHÌN TỪ TIENPHONG.VN VÀ BBC.CO.UK Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ NHÃ Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những trích dẫn từ các tài liệu khác đều có trích nguồn đầy đủ. Các số liệu khảo sát được đưa ra là do tôi nghiên cứu, tổng hợp, hoàn toàn chính xác và trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố trong và ngoài nước. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung thông tin mà luận văn trình bày Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2016 Nguyễn Văn Tuấn LỜI CẢM ƠN Tôi nhận được sự quan tâm của Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt quá trình học tập của mình tại khoa từ thời sinh viên đại học cho đến nay. Tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình, sâu sắc và hệ thống của TS. Lê Thị Nhã trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi nhận được sự hỗ trợ của các bạn đồng môn, các bạn đồng nghiệp, cơ quan và gia đình trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng thành kính tri ân tới mọi người vì tất cả sự quan tâm và giúp đỡ đó. Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè...để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tuấn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ................................... 9 1.1 Khái niệm, đặc điểm của báo điện tử .......................................................... 9 1.2. Khái niệm đa phương tiện, vai trò của việc ứng dụng các yếu tố đa phương tiện trên báo điện tử ........................................................................... 16 1.3. Cách thức sản xuất thông tin đa phương tiện trên báo điện tử ................ 23 1.4. Tình hình ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử hiện nay ..................... 25 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 32 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN TIỀN PHONG ONLINE VÀ BBC ONLINE.............................................. 33 2.1. Giới thiệu về Tiền phong online và BBC online ..................................... 33 2.2. Quy trình sản xuất của Tiền phong online và BBC online ..................... 35 2.3. Tần suất, mức độ ứng dụng đa phương tiện trong các tác phẩm báo chí của Tiền phong online và BBC online. ........................................................... 42 2.4 . Ứng dụng đa phương tiện trên Tiền phong online và BBC online thông qua 1 số sự kiện tiêu biểu ................................................................................ 51 2.5. Ưu điểm, nhược điểm của Tiền phong online và BBC online trong việc ứng dụng đa phương tiện................................................................................. 72 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 76 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ NHÌN TỪ TIỀN PHONG ONLINE VÀ BBC ONLINE ........................................................ 78 3.1. Đào tạo nhà báo đa phương tiện .............................................................. 78 3.2. Nâng cao nhận thức và hiệu quả của ứng dụng đa phương tiện đối với đội ngũ người làm báo ........................................................................................... 81 3.3. Xây dựng tòa soạn hội tụ ......................................................................... 82 3.4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật................................................ 82 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFP Agence France – Presse AP Associated Press BBC British Broadcasting Corporation ĐH Đại học BTV Biên tập viên GS Giáo sư PGS Phó Giáo sư PT-TH Phát thanh – Truyền hình PTTTĐC Phương tiện truyền thông đại chúng P.TBT Phó Tổng biên tập PV Phóng viên TBT Tổng biên tập TS Tiến sĩ TPO Tiền phong online WWW World wide web DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Ứng dụng đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự kiện “Khủng bố liên hoàn ở Paris” trên Tiền phong online .......................................... 51 Bảng 2.2: Ứng dụng đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự kiện “Khủng bố liên hoàn ở Paris” trên BBC online ...................................................... 52 Bảng 2.3: Ứng dụng đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự kiện “Bầu cử Tống thổng Mỹ 2016” trên Tiền phong online ....................................... 61 Bảng 2.4: Ứng dụng đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự kiện “Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016” trên BBC online ................................................... 63 Bảng 3.1: Số lượng tin bài về chủ đề “Euro 2016” trên Tiền phong online từ 30/5-8/6/2016. .................................................................................................................. 70 Bảng 3.2: Số lượng tin bài liên quan đến sự kiện “Euro 2016” trên BBC online từ ngày 30/5 - 8/6/2016. ................................................................................... 71 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Các yếu tố đa phương tiện tạo nên hiệu quả truyền thông ............. 18 Hình 2.1: Tổ chức hoạt động của Tiền phong online (đã được Phó Giám đốc Tiền phong online thẩm định, đồng ý) ............................................................ 37 Hình 2.2. Quy trình sản xuất tác phẩm báo chí đa phương tiện của Tiền phong online ............................................................................................................... 38 Hình 2.3 Tổ chức hoạt động của hãng thông tấn BBC ................................... 39 Hình 2.4: Tổ chức hoạt động tòa soạn của BBC online.................................. 40 Hình 2.5: Tần suất sử dụng các yếu tố đa phương tiện trong các tác phẩm báo chí của Tiền phong online từ 1/6/2015-1/6/2016 ............................................ 42 Hình 2.6: Tần suất sử dụng đa phương tiện trong các tác phẩm báo chí của bbc.co.uk từ ngày 1/6/2015-1/6/2016 ............................................................. 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Không phải ngẫu nhiên người ta ví sự xuất hiện của báo điện tử đã mở ra một cuộc cách mạng kỳ diệu trong đời sống xã hội nói chung và trong hệ thống truyền thông đại chúng nói riêng. Điều này xuất phát từ đặc điểm khu biệt quan trọng nhất của báo điện tử là khả năng đa phương tiện. Có thể coi khả năng đa phương tiện là ưu điểm mạnh nhất của báo điện tử. Ngày nay, xu hướng hội tụ truyền thông, thương mại hóa báo chí và sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới đang là những vấn đề đáng quan tâm của nền báo chí chuyên nghiệp. Những tòa soạn đa phương tiện hình thành, cùng với đó là sự thay đổi từ lối làm báo truyền thống sang phong cách chuyên nghiệp hơn, linh hoạt và đa năng hơn. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận thông tin của công chúng cũng thay đổi từ thụ động đến tiếp nhận và tham gia chủ động. Báo chí buộc phải chạy theo thị hiếu của số đông công chúng nhiều hơn. Việc hình thành các phương tiện truyền thông mới cũng như xu hướng cải tạo, đổi mới các loại hình truyền thông truyền thống đều hướng đến đa dạng hóa nội dung thông điệp, mở rộng dung lượng truyền bá và cung cấp dịch vụ tốt, mở rộng phạm vi lựa chọn cho nhiều đối tượng, cố gắng đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng. Tại Việt Nam, xu thế hội tụ truyền thông bước đầu có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các cơ quan báo chí. Đó là sự manh nha của mô hình tòa soạn hội tụ; sự xuất hiện của nhiều loại hình khác nhau trong cùng một cơ quan báo chí; sự ra đời của những sản phẩm, tác phẩm báo chí ứng dụng cùng lúc nhiều yếu tố đa phương tiện để chuyển tải thông tin. Trong đó, tác phẩm báo chí đa phương tiện là sản phẩm cuối cùng trong quá trình sản xuất báo chí đa phương tiện, chất lượng của các tác phẩm báo chí biểu hiện quá trình hoạt động của cơ quan báo chí và năng lực của phóng viên. 1 Tuy nhiên, đến nay, việc ứng dụng đa phương tiện dù đã được áp dụng ở hầu hết các trang báo điện tử nhưng vẫn còn manh mún, thụ động. Hệ thống đa phương tiện trên nhiều trang báo điện tử hiện vẫn chưa có một hệ thống rõ ràng và hợp lý. Bên cạnh đó, dù đã xuất hiện và vận dụng trên báo điện tử ở Việt Nam gần mười năm nay nhưng việc nghiên cứu về ứng dụng đa phương tiện trên các trang báo điện tử vẫn còn là một đề tài chưa được khai thác đúng mức độ. BBC là hãng thông tấn quốc gia của Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland, ra đời từ năm 1922. Sản phẩm của BBC bao gồm các chương trình và thông tin trên TV, đài phát thanh và internet. Đây là một trong những hãng truyền thông lớn nhất thế giới, với khoảng 23 ngàn nhân viên. Họ có nhiều chuyên trang tin tức và bằng nhiều thứ tiếng. BBB tiếng Trung và BBC tiếng Việt là hai trang bản ngữ lớn nhất của họ. Trong khi đó, Báo điện tử Tiền phong (Tiền phong online) ra đời trên cơ sở báo giấy, cơ quan chủ quản là Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ngày nay, Tiền phong online nói riêng và các trang báo điện tử nói chung không còn là một giải pháp thêm bên cạnh báo giấy như cách đây mấy chục năm người ta vẫn quan niệm nữa. Trong xu thế bùng nổ truyền thông và các phương tiện điện tử, sự đi xuống không cách gì cứu vãn của báo giấy, báo điện tử trở thành cứu cánh cho các tòa soạn. Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều báo điện tử khác, Tiền phong online không ngừng cải tiến, đổi mới để theo kịp xu thế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả. Bản thân tác giả luận văn là một phóng viên trưởng thành từ Tiền phong online. Việc nghiên cứu về tờ báo không chỉ vì thế mạnh trong kiến thức của người viết luận văn về đối tượng khảo sát mà còn là một cách để có thể góp phần thiết thực cải tiến những hạn chế trên trang báo mà mình đang công tác. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử nhìn từ tienphong.vn và bbc.co.uk làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt 2 nghiệp thạc sĩ báo chí của mình. Cũng trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin được dùng thống nhất các thuật ngữ sau: tienphong.vn => Tiền phong online, bbc.co.uk => BBC online. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, khi xu thế hội tụ truyền thông, báo chí đa phương tiện bắt đầu có những tác động rõ nét đến nền báo chí Việt Nam, đã có khá nhiều tác phẩm cũng như công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau cũng như những ảnh hưởng của xu thế này đến hoạt động báo chí trong nước. Có thể đó là bài viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu báo chí đăng trên các tạp chí truyền thông hoặc là những luận án, luận văn của nghiên cứu sinh, sinh viên chuyên ngành báo chí tại các trường đại học trong cả nước. Tiền phong online là đối tượng quen thuộc trên nhiều công trình nghiên cứu đã công bố. Rất nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, sách tham khảo, công trình nghiên cứu khoa học… đã lấy Tiền phong online làm đối tượng khảo sát và cho nhiều kết quả ý nghĩa. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có tác phẩm hay công trình nào đi sâu nghiên cứu ứng dụng đa phương tiện trên Tiền phong online và BBC online. Vì vậy, đề tài hoàn toàn đảm bảo được tính mới của vấn đề nghiên cứu. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu, các tác phẩm liên quan đến các khía cạnh của xu thế báo chí đa phương tiện là cơ sở quan trọng để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài này. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Sách “Báo chí truyền thông hiện đại: từ hàn lâm đến đời thường, của tác giả Nguyễn Văn Dững, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, tác giả đã đề cập đến một số vấn đề mới về truyền thông đại chúng; về báo chí, một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của báo chí; đặc điểm của báo chí hiện đại…[6] 3 Sách “Báo chí thế giới – xu hướng và phát triển” của Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Thông Tấn, năm 2008: Tác giả đã đi sâu phân tích những biến đổi của môi trường báo chí thế giới dẫn đến các xu hướng phát triển mới. Trong đó có chương 5, tác giả trình bày xu hướng hội tụ truyền thông và khẳng định đó là xu hướng phát triển của báo chí hiện đại [12] Sách “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, năm 2011: Trong cuốn sách này, tác giả đề cập đến sự hình thành, đặc điểm của mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin trên báo điện tử. Ngoài ra, cuốn sách này đề cập đến các yếu tố về hình thức, nội dung, đặc biệt là khả năng ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử hiện nay [8; tr49-219] Luận văn thạc sĩ “Tòa soạn hội tụ ở nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả La Thị Hoàn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Qua nghiên cứu, khảo sát mô hình tòa soạn hội tụ của một số tờ báo lớn trên thế giới, tác giả đưa ra một cái nhìn tổng thể và toàn diện về thực trạng hoạt động của tòa soạn hội tụ. Từ đó, tác giả đề xuất một số mô hình tòa soạn phù hợp với môi trường báo chí Việt Nam [13] Luận văn thạc sĩ “Truyền thông đa phương tiện – xu thế tất yếu của báo chí trực tuyến” của Nguyễn Xuân Hương nghiên cứu bao quát tất cả các yếu tố hình thành và phát triển của hệ thống truyền thông đa phương tiện, tham khảo và khảo sát trên 100 website có mô hình truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam và trên thế giới [16; chương 2 và 3] Luận văn “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của các đài phát thanh – truyền hình” của Trần Thị Thúy Bình, khảo sát trên báo trực tuyến của Đài tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh từ 2002 đến 2005 [2; chương 2 và 3] Luận văn “Phát thanh trên internet” của Nguyễn Sơn Minh – Giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4 ĐHQG Hà Nội) đề cập đến góc độ phát triển ứng dụng phát thanh trực tuyến trên mạng internet. [22] Khóa luận tốt nghiệp “Báo chí đa phương tiện thời truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đinh Hồng Anh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Từ việc khảo sát hoạt động sản xuất thông tin ở một số tòa soạn báo điện tử, tác giả đưa ra các đánh giá, kết luận về thực trạng hoạt động sản xuất thông tin ở một số tòa soạn báo điện tử, các đánh giá, kết luận về thực trạng hoạt động của cơ quan báo chí đa phương tiện ở Việt Nam. [1] Khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng đa phương tiện trên báo trực tuyến Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thanh Duyên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội): Tác giả đã khảo sát việc sử dụng multimedia trên báo VietNamNet và VnExpress. Qua đó, nhận xét về thực tế ứng dụng đa phương tiện trên hai tờ trực tuyến. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm khai thác tốt hơn nữa thế mạnh của multimedia để nâng cao chất lượng cho các trang báo trực tuyến. [3] Khóa luận “Ứng dụng đa phương tiện trong tác phẩm báo chí trên báo VnExpress”của tác giả Trần Nguyễn Thảo Sang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Từ việc khảo sát, đánh giá các tác phẩm báo chí đa phương tiện trên báo điện tử VnExpress, tác giả đã đưa ra những kết luận khách quan về chất lượng nội dung và hình thức, khả năng ứng dụng đa phương tiện trong các tác phẩm. Từ đó có những tổng kết về quy trình sáng tạo, tiêu chí đánh giá và những đề xuất đối với phóng viên, cơ quan báo chí và cơ quan đào tạo nhằm hạn chế những tồn tại, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí đa phương tiện trên báo điện tử VnExpress nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung. [25] 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Ứng dụng đa phương tiện trên tienphong.vn và bbc.co.uk. 5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai báo điện tử tienphong.vn và bbc.co.uk. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2015 đến tháng 06/2016. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Thông qua khảo sát thực trạng ứng dụng đa phương tiện trong tổ chức sản xuất và sáng tạo tác phẩm báo chí trên tienphong.vn và bbc.co.uk, đánh giá ưu nhược điểm từ đó rút ra những kinh nghiệm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất tác phẩm báo chí trên Tiền phong online nói riêng và báo điện tử nói chung. Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hình thành cơ sở lý thuyết về vấn đề ứng dụng các yếu tố đa phương tiện trên báo điện tử. - Khảo sát thực trạng ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất tác phẩm báo chí trên Tien phong online và BBC online thời gian từ 06/2015 06/2016. - Từ kết quả khảo sát, cũng như sự phân tích, đánh giá, luận văn sẽ chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của đối tượng khảo sát. Từ đó, đi tìm nguyên nhân của hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục vấn đề. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã vận dụng và kết hợp chặt chẽ các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc tìm kiếm và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả làm rõ lý luận về xu thế hội tụ truyền thông nói chung, báo chí đa phương tiện nói riêng, đặc biệt là đi sâu vào tác phẩm báo chí đa phương tiện. Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong chương 1 nhằm tạo lập cơ sở thực tiễn và lý luận, làm điểm tựa khảo sát, đánh giá trong chương 2 và chương 3. 6 - Phương pháp phân tích nội dung đối với các tác phẩm báo chí đăng tải trên Tiền phong online và BBC online nhằm đánh giá tần suất, mức độ và chất lượng của việc ứng dụng đa phương tiện qua các tác phẩm. - Phương pháp quan sát thực nghiệm đối với tòa soạn điện tử báo Tiền Phong để tìm hiểu quy trình sản xuất tác phẩm báo chí đa phương tiện. - Phương pháp phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo, biên tập viên và một số phóng viên của báo Tiền phong và báo nước ngoài nhằm tìm hiểu quan điểm của tòa soạn cũng như quá trình, cách thức sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện trên Tiền phong online, BBC online. - Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh để có cái nhìn hệ thống, đối chiếu giữa việc ứng dụng các yếu tố đa phương tiện trong sản xuất tác phẩm báo chí trên Tiền phong online và BBC online với một số tờ báo điện tử khác ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận văn tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của xu hướng báo chí đa phương tiện cũng như nền tảng lí luận liên quan. Trên cơ sở đó, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong việc sáng tạo và xuất bản tác phẩm báo chí đa phương tiện ở báo Tiền Phong và một số cơ quan báo chí hiện nay. - Làm một tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học khi nghiên cứu về báo chí, đặc biệt là báo điện tử. - Là tài liệu tham vấn tốt cho các tòa soạn trong việc nâng cao chất lượng trang báo điện tử. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Những đóng góp của đề tài sẽ là những gợi ý góp phần vào việc hoàn thiện hai trang báo điện tử Tiền phong online và BBC online. 7 7. Cấu trúc luận văn. - Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương cơ bản: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử. Chương 2. Thực trạng ứng dụng đa phương tiện trên Tiền phong online và BBC online. Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử nhìn từ Tiền phong online và BBC online. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm, đặc điểm của báo điện tử 1.1.1. Khái niệm báo điện tử Cho đến nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được chuyển tải và tiếp nhận thông qua mạng Internet vẫn chưa thống nhất, thậm chí còn tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Trên thế giới và Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau như: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử... Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta. Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”. Điều 3, Luật Báo chí (Luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X từ ngày 4/5 đến 12/6/1999) quy định: Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính. Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử: Những vấn đề cơ bản”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang đưa ra khái niệm: “Báo mạng điện tử”. Theo đó, báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet [8; tr49-54] Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin được dùng chung thuật ngữ “báo điện tử” để chỉ một hệ thống truyền thông đa phương tiện, hoạt động trên nền tảng Internet thực hiện chức năng báo chí. Thuật ngữ này phù hợp với đề tài luận văn: “Ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử...”. 1.1.2. Đặc điểm của báo điện tử 1.1.2.1. Khả năng tích hợp các yếu tố đa phương tiện Không phải ngẫu nhiên người ta ví sự xuất hiện của báo điện tử đã mở ra một cuộc cách mạng kỳ diệu trong đời sống xã hội nói chung và trong hệ 9 thống truyền thông đại chúng nói riêng. Điều này xuất phát từ đặc điểm khu biệt quan trọng nhất của báo điện tử là khả năng đa phương tiện. Có thể coi khả năng đa phương tiện là ưu điểm mạnh nhất của báo điện tử. Khả năng đa phương tiện của báo điện tử thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ hoạ, hình khối... Khi vào thăm một tờ báo trực tuyến, công chúng bắt gặp đồng thời sự có mặt của phát thanh, truyền hình và báo in. Không chỉ được đọc nội dung thông tin, họ còn có thể nghe một khúc nhạc, xem một đoạn phim hay ngắm một seri ảnh động hoặc tĩnh... Báo trực tuyến tích hợp sức mạnh riêng của các PTTTĐC truyền thống, khắc phục được sự khô khan của những hình thức trình bày, trang trí “chết” trên báo in, không buộc người đọc phải tưởng tượng ra diễn biến của sự kiện bằng những ân thanh “chay” của phát thanh, cũng không biến khán giá thành thụ động trước hệ thống chương trình cố định, tuần tự như truyền hình... Báo điện tử đem lại những thông tin đặc biệt sống động, hấp dẫn. Thông tin của báo điện tử có sự bổ trợ, nâng đỡ của các track âm thanh trung thực, cáco video clip sinh động và các seri ảnh báo chí rõ nét đến hoàn hảo... Tuy nhiên trong điều kiện còn nhiều hạn chế về kỹ thuật, khi đường truyền băng thông rộng chưa được ứng dụng rộng rãi như hiện nay thì khả năng đa phương tiện của báo điện tử chưa được khai thác, tận dụng triệt để. Khả năng đa phương tiện làm nên hiệu quả của thông tin báo điện tử nhưng nó cũng là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của trình duyệt khi hiển thị trang báo. Phần lớn người đọc báo điện tử hiện kết nối qua đường điện thoại với tộc độ tối đa chỉ đạt 56 kbps về mặt lý thuyết, còn thực tế tốc độ thấp hơn nhiều do phụ thuộc vào chất lượng đường truyền, số lượng người truy cập, tốc độ của máy chủ... Nghiên cứu khoa học cho hay, ngưỡng thất vọng của người đọc khi “download” (tải xuống) một trang web là 10 giây. Nếu nội dung 10 không xuất hiện trong vòng 10 giây tiếp theo thì 90% người đọc sẽ ấn nút Stop của trình duyệt để ngưng tải trang web đó. Vì vậy. một trang báo điện tử rườm rà nặng đồ hoạ, với quá nhiều track âm thanh, video clip hình ảnh... mà đường truyền kém đồng nghĩa với việc đánh mất bạn đọc. 1.1.2.2. Tính tức thời và phi định kỳ Với báo in, kỳ phát hành tối đa cũng chỉ dừng lại 3 lần/1 ngày, phát thanh - truyền hình, tiến xa hơn một bước, có thể truyền, phát thông tin trực tiếp song song với diễn biến của sự kiện nhưng lại đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, công phu về nhân lực và nhiều trang thiết bị kỹ thuật cồng kềnh, tốn kém. Báo điện tử đã vượt qua những rào cản này và tỏ rõ tính năng động, linh hoạt có một không hai. Báo điện tử không mất thời gian chuẩn bị kích rích, không bị chậm trễ trong khâu in ấn rồi tổ chức phát hành... Nội dung thông tin của báo điện tử không bị giới hạn trong khuôn khổ nhất định, hạn hẹp trên mặt giấy, cũng không bị chế ước bởi những nguyên tắc bất di bất dịch về thời lượng phát sóng. Thông tin của báo điện tử được lưu giữ dưới dạng tập dữ liệu trên đĩa từ nên có thể được bổ sung bất kỳ lúc nào, bất kể dung lượng bao nhiêu. Khả năng này khẳng định thông tin của báo điện tử là thứ thông tin nóng nhất, tươi mới nhất, đầy đủ nhất. Lấy ví dụ sự kiện 11/9. chỉ sau cú đâm vào toà tháp thứ nhất, truyền hình CNN đã có ngay những hình ảnh đầu tiên về thảm hoạ này vào 18 phút sau đó, CNN truyền hình trực tiếp cú đâm của chiếc Boeing thứ hai vào toà tháp còn lại. Đó là những hình ảnh “nóng” mà chỉ có truyền hình mới làm được. Tuy nhiên, cũng chỉ 15 phút sau khi sự kiện xảy ra, các tờ báo trực tuyến, trong đó nổi bật là www.cnn.com, cũng đã kịp cung cấp cho công chúng “khát” tin diễn biến của sự kiện. Điều đáng chú ý, ngoài việc thông tin những gì đang xảy ra, báo trực tuyến cho phép công chúng tiếp cận với nhiều thông tin mang tính tư liệu, lịch sử, và tất cả những 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan