Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tật tại trường...

Tài liệu ứng dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non thăng long kidmart

.PDF
96
45
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THỊ MAI ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC HỖ TRỢ DẠ HỌC CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRƢỜNG MẦM NON THĂNG LONG KIDSMART LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THỊ MAI ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC HỖ TRỢ DẠ HỌC CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRƢỜNG MẦM NON THĂNG LONG KIDSMART Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng ến Năm 2015 LỜI CẢM ƠN Để luận văn tốt nghiệp được hoàn thành, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nguồn động viên lớn lao từ gia đình, từ phía nhà trường mầm non Thăng Long Kidsmart, từ phía gia đình có trẻ khuyết tật đang theo học tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, bộ môn Công tác xã hội, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Yến đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác của các gia đình có trẻ khuyết tật đang theo học tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart đã tạo điều kiện để tôi thực hành, ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non. Đặc biệt tôi xin trân thành cảm ơn tới sự kết hợp, hợp tác của các em học sinh khuyết tật, các cô giáo viên chuyên biệt, phụ huynh trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hành, ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm Trong quá trình thực hiện luận văn này, mặc dù cá nhân tôi đã luôn nỗ lực để hoàn thành tốt, nhưng do chưa có nhiều điều kiện để ứng dụng, thực hành công tác xã hội, chưa có nhiều kinh nghiệm khi làm việc nhóm với trẻ khuyết tật nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vây, tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, Tháng 4 năm 2015 Học viên: Đinh Thị Mai LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giác luận văn Đinh Thị Mai DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTXH : Công tác xã hội GD : Giáo dục GDHN : Giáo dục hoà nhập GV : Giáo viên GDTKT : Giáo dục trẻ khuyết tật KN : Kĩ năng KNGT : Kĩ năng giao tiếp PH : Phụ huynh PP : Phương pháp TKT : Trẻ khuyết tật GDMN : Giáo dục mầm non GDĐB : Giáo dục đặc biệt GVCB : Giáo viên chuyên biệt MN : Mầm non MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2.Tổng quan về đề tài nghiên cứu .......................................................................... 2 3.Ý nghĩa của nghiên cứu ...................................................................................... 4 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 4 6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 5 7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 4 8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 9. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC TRỢ GIÚP TRẺ KHUYẾT TẬT TRƢỜNG MN THĂNG LONG KIDSMART ............................................................................. 7 1.1.Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ...................................................... 7 1.1.1.Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1908 – 1970) ............................. 7 1.1.2.Lý thuyết hệ thống ........................................................................................ 9 1.2.Trẻ khuyết tật, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non ........ 9 1.2.1.Trẻ khuyết tật ................................................................................................ 9 1.2.1.1.Khái niệm trẻ khuyết tật ............................................................................ 9 1.2.1.2.Phân loại trẻ khuyết tật ............................................................................ 10 1.2.1.3.Một số nguyên nhân gây khuyết tật ở trẻ em........................................... 12 1.2.1.4.Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non ............. 13 1.2.2.Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non ................................... 14 1.2.2.1.Khái niệm giáo dục hòa nhập .................................................................. 14 1.2.2.2.Bản chất của giáo dục hòa nhập .............................................................. 15 1.2.2.3.Đặc điểm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non ................ 16 1.3.Phương pháp công tác xã hội nhóm............................................................... 17 1.3.1.Khái niệm công tác xã hội và công tác xã hội nhóm .................................. 17 1.3.2.Tiến trình công tác xã hội nhóm ................................................................. 18 1.3.3.Mô hình giáo dục tâm lý trong công tác xã hội nhóm ................................ 24 1.4.Ứng dụng CTXH nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật ............................ 24 1.4.1.Mục tiêu ứng dụng CTXH nhóm trong việc trợ giúp TKT ........................ 24 1.4.2.Nội dung ứng dụng CTXH nhóm trong trợ giúp TKT ............................... 24 1.4.3.Ứng dụng Công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật ........... 25 1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật……………………………………………………26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRỢ GIÚP TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRƢỜNG MẦM NON THĂNG LONG KIDSMART .................................. 27 2.1.Vài nét về địa bàn và đối tượng khảo sát ....................................................... 27 2.1.1.Cơ sở vật chất của Thăng Long Kidsmart .................................................. 27 2.1.2.Sơ đồ hoạt động của trường ........................................................................ 28 2.2.Thực trạng ứng dụng CTXH nhóm trong việc hỗ trợ trẻ KT học HN tại trường MN Thăng Long KidSmart ...................................................................... 29 2.2.1.Giới thiệu khái quát về quá trình khảo sát .................................................. 29 2.2.2.Kết quả khảo sát thực trạng và phân tích kết quả ....................................... 30 2.2.2.1.Thực trạng về mức độ phát triển của trẻ khuyết tật tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart .......................................................................................... 30 2.2.2.2.Thực trạng nhận thức của giáo viên, phụ huynh về việc hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart .................................................... 31 2.2.2.3.Thực trạng trợ giúp trẻ khuyết tật tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart………………………………………………………………………...32 2.2.3.Nhận xét kết quả khảo sát ........................................................................... 34 2.2.4.Đánh giá chung về thực trạng biện pháp phát triển phương pháp công tác xã hội cho trẻ khuyết tật....................................................................................... 35 2.2.4.1.Về mặt tích cực ........................................................................................ 35 2.2.4.2.Về mặt hạn chế ........................................................................................ 35 2.2.5.Nguyên nhân của thực trạng ....................................................................... 36 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP Ở TRƢỜNG MẦM NON ........................................ 37 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp công tác xã hội nhóm……………………....37 3.2. Đề xuất biện pháp ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart ........................................ 37 3.2.1.Biện pháp 1: Đánh giá mức độ phát triển hiện tại của trẻ .......................... 37 3.2.2.Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiện ..................................................... 54 3.2.3.Biện pháp 3: : Thành lập nhóm chuyên gia hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trường mầm non thông qua tiến trình công tác xã hội nhóm .......................................... 59 3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................... 61 3.4.Thử nghiệm biện pháp công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart ......................................................... 62 3.4.1.Mục đích của thử nghiệm ........................................................................... 62 3.4.2.Phương pháp thử nghiệm ............................................................................ 62 3.4.3.Chuẩn bị thử nghiệm................................................................................... 62 3.4.3.1.Xác định khó khăn và nhu cầu cần hỗ trợ của trẻ khuyết tật tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart .......................................................................... 62 3.4.3.2. Các hệ thống tác động đến trẻ khuyết tật đang học tại trường mầm non .............................................................................................................................. 59 3.4.4.Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 65 3.4.4.1.Điều kiện thực nghiệm ............................................................................. 65 3.4.4.2.Chuẩn bị thực nghiệm .............................................................................. 65 3.4.4.3.Tiến trình và theo dõi thực nghiệm.......................................................... 66 3.4.4.4.Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 67 3.5.Đánh giá kết quả của thực nghiệm................................................................. 67 3.6.Các kỹ năng đã sử dụng trong quá trình hoạt động nhóm ............................. 68 KẾT LUẬN ết luận ............................................................................................................. 70 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 71 BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH TRẺ KHUYẾT TẬT ĐANG HỌC HÒA NHẬP TẠI TRƢỜNG MẦM NON THĂNG LONG KIDSMART ....................................................................................................... 74 BẢNG TÌM HIỂU KHẢ NĂNG HÕA NHẬP TẠI LỚP CỦA TRẺ GDĐB NĂM HỌC 2014-2015………………………………………………………..79 BI N BẢN PHỎNG VẤN S U SỐ 01 BI N BẢN PHỎNG VẤN S U SỐ 2 ................................................................ 81 BI N BẢN PHỎNG VẤN S U SỐ 3 ................................................................ 83 DENVER II……………...…………………………………………………....85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 86 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Chính vì vậy, trẻ cần được chăm sóc và giáo dục ngay từ lứa tuổi đầu đời để tiếp bước cha anh làm chủ xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi trẻ em sinh ra đều có cuộc sống bình thường, bên cạnh những ―Bé khoẻ, bé ngoan‖ vẫn còn những em bé khuyết tật, sinh ra với những khiếm khuyết về thể chất, tinh thần khiến các em gặp nhiều khó khăn,bất hạnh trong cuộc sống. Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, hiện nay ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, trong đó có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật và chỉ có 66,5% trẻ khuyết tật trong độ tuổi đi học được tới trường, trong khi tỷ lệ bình quân của trẻ em trên toàn quốc là 97%. Các cơ sở chăm sóc ở Việt Nam vẫn chưa được trang bị tốt để chăm sóc cho trẻ khuyết tật. Hệ thống hiện hành chủ yếu tập trung vào chăm sóc tại các cơ sở tập trung. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục, hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Hiện nay, trẻ khuyết tật đã được tạo điều kiện học tập cùng các trẻ bình thường trong lớp hòa nhập. Đã có nhiều phương pháp giáo dục đặc biệt được áp dụng cho trẻ khuyết tật trong các trường học, trung tâm và cũng đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc tạo cơ hội cho các trẻ khuyết tật ở các dạng tật khác nhau được học, được chơi cùng nhau và được chơi cùng với các bạn bình thường vẫn là một trong những khó khăn lớn của các giáo viên tại các trường học và trung tâm đó. Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Như đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập còn thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục đặc biệt, vấn đề điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục cho trẻ khuyết tật còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ đặc thù cho trẻ khuyết tật học hòa nhập chưa đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, từ thực trạng nêu trên có thể thấy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đang là vấn đề cấp thiết cần được xã hội quan tâm, nhất là những trẻ em đang ở lứa tuổi mầm non. Giáo dục hòa nhập không chỉ là đưa trẻ khuyết tật vào một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường mà là thiết lập những kế hoạch hoạt động rõ ràng để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học, việc làm này có vai trò rất quan trong trong việc tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được tham gia, được công nhận như những trẻ em khác. Tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart, việc tổ chức chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật mang ý nghĩa nhân văn to lớn nhằm giúp đỡ những trẻ khuyết tật có khả năng học hòa nhập. Tuy nhiên đây là trường học mới thành lập, đội ngũ giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt còn mỏng, trong khi giáo viên mầm non lại chưa có nhiều kinh nghiệm, phương pháp làm việc với trẻ khuyết tật, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động chuyên biệt còn thiếu, số trẻ khuyết tật cùng độ tuổi còn chưa tập trung vào một lớp, những phụ huynh có trẻ khuyết tật vẫn 1 chưa nhận rõ vai trò và trách nhiệm của mình, nhiều phụ huynh của trẻ bình thường cũng tỏ thái độ không hài lòng khi con của họ học cùng các bạn khuyết tật. Bắt nguồn từ những thực trạng khó khăn của trẻ khuyết tật nói chung và những khó khăn của trẻ khuyết tật tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart nói riêng, là một người được đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội, tôi xin lựa chọn đề tài: ― Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart” nhằm tìm ra những phương pháp phù hợp hỗ trợ cho trẻ trong các hoạt động tại trường hòa nhập từ đó có những giải pháp kịp thời giúp cho trẻ khuyết tật học hòa nhập ngày càng có cơ hội hơn trong chính môi trường xã hội mà trẻ đang sống. 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Nghiên cứu về TKT nói chung và công tác xã hội nhóm với trẻ khuyết tật nói riêng ở Việt Nam hầu như mới chỉ được bắt đầu vào khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề TKT đã được nhiều ngành quan tâm nghiên cứu như tâm lý học, giáo dục học, y học... Một loạt các trung tâm nuôi dạy TKT ra đời, các bệnh viện mở ra các khoa để can thiệp cho TKT, các Trường học mở ra các lớp học chăm sóc – GDTKT là những điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu này. - Nghiên cứu về GDHN cho trẻ khuyết tật Năm 2000, tác giả Trịnh Đức Duy trong cuốn ―Dạy học hoà nhập cho trẻ khuyết tật” đã nhấn mạnh: Trong GDHN, gia đình, nhà trường, xã hội và cộng đồng cần tạo ra sự hợp tác và giúp đỡ trẻ trong mọi hoạt động. Trẻ khuyết tật là trung tâm của quá trình giáo dục, được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong mọi công việc của Nhà trường, Gia đình, Xã hội và cộng đồng [7]. Năm 2003, tác giả Hoàng Thị Phương [17] trong công trình ―Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi‖, đã khai thác giao tiếp dưới góc độ hành vi văn hóa sơ đẳng nhưng là cơ bản, phổ biến, đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo lớn. Đó là những kỹ năng mang tính nền tảng làm cơ sở để giáo dục và phát triển sau này cho trẻ ở cấp tiểu học. Từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 5 năm 2008 Đề tài câp bộ ―Xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật‖ Mã số: B200637-22 của Nhóm nghiên cứu: CNĐT- TS. Lê Văn Tạc thực hiện với Mục đích nghiên cứu là xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục trẻ khuyết tật. Đề tài cấp bộ ―Xây dựng chương trình bồi dưỡng kĩ năng đặc thù cho giáo viên dạy học các nhóm trẻ khuyết tật khác nhau‖ Mã số: B2006-37-24 Nhóm nghiên cứu: CNĐT- ThS. Phạm Minh Mục; Thời gian thực hiện: 6/2006 đến 6/2008 Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật, nghiên cứu thực trạng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy trẻ khuyết tật, thực trạng giáo viên sử dụng kỹ năng đặc thù của giáo viên 2 đang trực tiếp dạy trẻ khuyết tật, kết quả học tập của học sinh khuyết tật nhằm định hướng và đề xuất xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng đặc thù cho giáo viên dạy học các nhóm trẻ khuyết tật khác nhau. Năm 2007, Năm 2008, tác giả Đào Thu Thủy với đề tài ―Xây dựng bài tập phát triển giao tiếp tổng thể cho trẻ Tự kỷ tuổi mầm non‖ [24]. Đề tài đã thiết kế 20 bài tập phát triển giao tiếp cho trẻ Tự kỷ 24 – 36 tháng dành cho phụ huynh. Tuy nhiên chưa tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của các bài tập phát triển giao tiếp tổng thể. Năm 2012, Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến trong cuốn ―Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản”, cũng đã nghiên cứu về Giáo dục hòa nhập (GDHN) và đưa ra định nghĩa giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ bình thường, trong trường phổ thông ngay tại nơi mình sinh sống [28, trg.221]. Giáo dục hòa nhập nhìn nhận trẻ khuyết tật dựa trên quan điểm xã hội, khi cho rằng khiếm khuyết không phải chỉ do khiếm khuyết của bản thân cá thể mà còn là khiếm khuyết của xã hội. Mọi trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất định, do đó mà trẻ khuyết tật được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận các tác động giáo dục. GDHN có bản chất riêng so với các phương thức giáo dục khác như: Giáo dục cho mọi đối tượng trẻ. Đây là tư tưởng chủ đạo, yếu tố đầu tiên thể hiện bản chất của GDHN. Trong giáo dục hoà nhập không có sự tách biệt giữa trẻ khuyết tật với trẻ không khuyết tật. Mọi trẻ đều được tôn trọng và đều có giá trị như nhau [28, trg.221]. - Nghiên cứu về phương pháp công tác xã hội nhóm Trong bài viết của T.S. Trần Văn Kham: ―Mô hình xã hội về khuyết tật và áp dụng trong công tác xã hội với người khuyết tật ở Việt Nam” đăng gửi tạp trí nhân lực xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Số 2/2015 cũng đã nói lên được thực trạng người khuyết tật trên thế giới và ở Việt Nam, mặc dù điều kiện sống của xã hội có nhiều biến đổi mạnh mẽ nhưng người khuyết tật vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức để hướng tới cuộc sống hòa nhập. Đề tài luận văn thạc sĩ: ―Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật” của ThS. Nguyễn Thị Huyền, tìm hiểu về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tìm hiểu những khó khăn của người khuyết tật và gia đình người khuyết tật và giải quyết những khó khăn đó thông qua việc tìm kiếm cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người khuyết tật và gia đình của họ. Đề tài luận văn thạc sĩ: ―Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập Gia Lâm)” của ThS. Nguyễn Thị Trang, chuyên ngành công tác xã hội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2014) cũng đã phân tích rõ những khó khăn của trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật đang gặp phải và đề xuất những biện pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ cho gia đình, ứng dụng trong trường hợp cụ thể tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập Gia Lâm. 3 Như vậy, nghiên cứu ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ cho trẻ khuyết tật học hòa nhập ở trường mầm non vẫn còn đang là đề tài mới chưa có nhiều nghiên cứu ứng dụng thực tiễn,Việc phân tích thực trạng trợ giúp trẻ khuyết tật tại trường mầm non hòa nhập ở trường mầm non và những đề xuất biện pháp ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non Thăng Long KidSmart là một đề tài mới và có ý nghĩa rất quan trong trong việc tìm kiếm nguồn hỗ trợ cho trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non có được cơ hội được tham gia học hỏi, tham gia hoạt động nhóm như các bạn học cùng lứa tuổi khác. 3. 3.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Biện pháp ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non Thăng Long KidSmart 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình trợ giúp trẻ khuyết tật trong trường mầm non hòa nhập 4. Ý nghĩa của nghiên cứu 4.1. Về mặt lí luận Nghiên cứu công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart nhấn mạnh tới việc nhìn nhận vấn đề khả năng tiếp cận cơ hội học hòa nhập của trẻ khuyết tật dựa trên năng lực của trẻ và những rào cản xã hội mà trẻ đang gặp phải trong quá trình tiếp cận với giáo dục hòa nhập. Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa các khái niệm, quan điểm liên quan đến ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập. Đây là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành công tác xã hội. 4.2. Về mặt thực tiễn - Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin giá trị về thực trạng việc trợ giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non Thăng Long KidSmart. - Nghiên cứu này đề xuất các biện pháp ứng dụng CTXH nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật tại trường mầm non hòa nhập, từ đó giúp trẻ khuyết tật tự tin và phát triển tốt 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp cho trẻ khuyết tật học hòa nhập ở trường mầm non, phân tích thực trạng việc trợ giúp trẻ khuyết tật tại trường mầm non hòa nhập, đề tài đề xuất biện pháp ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập tại 4 trường mầm non Thăng Long KidSmart nhằm hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp cho trẻ khuyết tật học hòa nhập ở trường mầm non. Nghiên cứu thực trạng việc trợ giúp trẻ khuyết tật tại trường mầm non hòa nhập Thăng Long KidSmart. - Đề xuất biện pháp ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non Thăng Long KidSmart 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu - Việc trợ giúp cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non hòa nhập được diễn ra như thế nào? - Trẻ khuyết tật gặp khó khăn gì trong quá trình học hòa nhập tại trường mầm non? - Đã có những phương pháp trợ giúp giáo dục nào dành cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non? -Công tác xã hội nhóm có thể hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non như thế nào? 6.2. Gỉa thuyết nghiên cứu Việc trợ giúp cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non hòa nhập Thăng Long KidSmart đã được quan tâm, tuy nhiên còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nếu đề xuất được biện pháp ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non Thăng Long KidSmart phù hợp và đưa vào áp dụng sẽ giúp trẻ khuyết tật phát triển các khả năng và hòa nhập được với các trẻ bình thường. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu này sử dụng các nguồn tài liệu khác nhau, các sách về công tác xã hội, công tác xã hội nhóm …Các bài viết đăng trên tạp chí xã hội, Internet đề cập đến những cách thức tương tác với trẻ khuyết tật đặc biệt là phương pháp công tác xã hội nhóm. Các tài liệu về Công tác xã hội Mặt khác, đề tài cũng sử dụng những thành quả nghiên cứu của các đề tài đi trước về vấn đề công tác xã hội nhóm với trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng những tài liệu đề cập đến công tác xã hội nhóm với trẻ khuyết tật trong trường học hiện nay không nhiều, vẫn còn rất hạn chế. Từ trước đến nay, mọi 5 nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào người khuyết tật cũng như cách thức hỗ trợ họ trong việc giúp đỡ về thể chất mà không tìm hiểu khía cạnh tương tác nhóm cũng như làm việc nhóm với trẻ khuyết tật để mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ khuyết tật Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát sử dụng trong luận văn nhằm thu thập những thông tin có liên quan đến thái độ, hành vi, nhận thức của người chăm sóc trực tiếp cho trẻ khuyết tật 7.2. Việc quan sát được tiến hành thông qua những buổi phỏng vấn sâu diễn ra với người chăm sóc trực tiếp. Cụ thể như sau: -Mẹ của trẻ - Giáo viên chăm sóc trẻ tại trường học -Ban giám hiệu trường mầm non Thăng Long Kidsmart Trong quá trình quan sát, các sự kiện, hiện tượng quan sát được đều được ghi chép lại. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, những hành vi của người được phỏng vấn cũng được ghi chép lại cẩn thận nhằm đánh gia các thông tin thu được, bổ trợ cho những thông tin thu được từ phương pháp khác. 7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp đặc thù để thu thập thông tin trong nghiên cứu Xã hội học. Thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Phỏng vấn sâu các đối tượng cụ thể như sau: -Mẹ của trẻ - Giáo viên chăm sóc trẻ tại trường học -Ban giám hiệu trường mầm non Thăng Long Kidsmart Phân tích ,tổng hợp, so sánh, khái quát hóa tài liệu 8. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên 17 trẻ khuyết tật đang học hòa nhập tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart. Nghiên cứu chỉ ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật có khó khăn về giao tiếp đang học hòa nhập tại trường mầm non đồng thời tìm hiểu thêm về các phương pháp giáo dục mà nhà trường đang thực hiện để có cái nhìn bao quát hơn về đề tài 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC TRỢ GIÖP TRẺ KHU ẾT TẬT TRƢỜNG MN THĂNG LONG KIDSMART 1.1. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1908 – 1970) Abraham Maslow (1908 – 1970) nhà tâm lí học người Mỹ được thế giới biết đến như là tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn bởi hệ thống lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.[12] Sơ đồ 1: lý thuyết Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs – Maslow Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con 7 người sẽ không thể tiến thêm nữa. Với trẻ khuyết tật cũng vậy, trẻ có nhu cầu cao hơn về dinh dưỡng và các thành phần vi lượng so với các trẻ bình thường. Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác. Với trẻ khuyết tật Trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và trong sinh hoạt, trong đó có nhiều hạn chế trong việc quan sát và phát hiện rủi ro và phòng tránh những rủi ro đó. Vì vậy nhu cầu an toàn của trẻ khuyết tật cũng cao hơn trẻ em khác. Nhu cầu xã hội: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại. Ở một số trẻ khuyết tật có thể không được gia đình chấp nhận và yêu thương như những trẻ em bình thường bởi vì có thể do quan niệm sai lầm về sự sinh ra đứa trẻ tật nguyền trong cuộc đời. Nhu cầu được tôn trọng:Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người. Thái độ của gia đình và hàng xóm có thể giúp đỡ hoặc làm trẻ chậm tiến. Điều quan trọng là phải thấy được năng lực của trẻ, đánh giá được cái mà trẻ đóng góp, đánh giá được vai trò của trẻ trong gia đình hơn là nhìn đứa trẻ như một gánh nặng, tỏ lòng thương hại. Nhu cầu được thể hiện mình: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân. Trẻ khuyết tật cần được đi học, vì nhà trường là một môi trường hòa nhập tốt nhất, nơi có điều kiện cần thiết để trẻ có thể phát triển. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để trẻ khuyết tật trở thành những thành viên đầy đủ của cộng đồng và sự có đóng góp cho cộng đồng đó phát triển. Đối với nhóm học sinh đang theo học hòa nhập tại trường mầm non Thăng Long KidSmart, nhìn chung các cá nhân được đáp ứng đầy đủ về các nhu cầu. 8 1.1.2. Lý thuyết hệ thống Theo định nghĩa của Lý thuyết công tác xã hội hiện đại: ―Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất‖. Một hệ thống có thể gồm nhiểu tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của tiểu hệ thống lớn hơn. Trọng tâm là hướng đến những cái ― tổng thể‖ và nó mang tính ―hòa nhập‖ trong công tác xã hội. Pincus và Minahan áp dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành công tác xã hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống. Ba hình thức hệ thống tổng quát đó là: Hệ thống chính thức, hệ thống không chính thức và hệ thống xã hội.  Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự, đồng nghiệp.  Hệ thống chính thức: Các nhóm cộng đồng, các tổ chức công đoàn,…  Hệ thống xã hội: Bệnh viện, cơ quan, tổ chức đoàn thể nhà nước, trường học,… Tuy nhiên sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối vì với cá nhân này hệ thống trợ giúp có thể là hệ thống chính thức nhưng với cá nhân khác lại là hệ thống xã hội. Vì thế, cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối. Lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động, ảnh hưởng của các tổ chức, cộng đồng, các nhóm lên cá nhân. Việc vận dụng lý thuyết này, giúp cho nhân viên CTXH có thể thấy được các hệ thống tồn tại xung quanh thân chủ và phận tích được mức độ ảnh hưởng của các hệ thống đó lên thân chủ.[15,tr 23] 1.2. Trẻ khuyết tật, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trƣờng mầm non 1.2.1. Trẻ khuyết tật 1.2.1.1. Khái niệm trẻ khuyết tật Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khái niêm khuyết tật gắn với 3 yếu tố sau - Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể và sự suy giảm các chức năng - Những hạn chế trong hoạt động của cá thể - Môi trường sống: những khó khăn, trở ngại do môi trường sống mang lại cho họ không thể tham gia đẩy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động trong cộng đồng.[21,Tr34-35] Trẻ khuyết tật là những trẻ có những khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến trẻ gặp khó khăn 9 nhất định và không theo được chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục – dạy học và những trang thiết bị hỗ trợ cần thiết.[21,Tr34-35] Trong khuôn khổ nghiên cứu, khái niệm trẻ khuyết tật đề tài sử dụng là khái niệm theo luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam (2001): Trẻ khuyết tật là trẻ bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho sinh hoạt học tập và lao động gặnhiều khó khăn[22] 1.2.1.2. Phân loại trẻ khuyết tật Tuỳ theo những tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân loại khuyết tật như cách phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (1989), Hội đồng giáo dục Hoa Kỳ (1997).v.v... Mỗi đất nước, mỗi dân tộc thậm chí mỗi một địa phương lại có những tiêu chí rất riêng và rất khác nhau để xác định và phân loại khuyết tật. Có những trường hợp, ở nước này thì bị coi là khuyết tật nhưng cũng là cá nhân ấy khi sang lãnh thổ của một nước khác theo quy định luật pháp của nước đó thì lại được coi là bình thường. Hơn nữa, mỗi ngành khoa học có liên quan đến khiếm khuyết cũng có những tiêu chí rất riêng và rất khác nhau để phân loại khuyết tật, chẳng hạn như trong ngành y tế, giáo dục, xã hội cộng đồng.v.v... Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết, khuyết tật được xác định ở ba dạng là: khuyết tật nặng, khuyết tật mức trung bình và khuyết tật nhẹ. Căn cứ vào phạm vi và tỉ lệ mắc khiếm khuyết, khuyết tật được chia theo hai nhóm là: nhóm khuyết tật có tỉ lệ mắc phải thấp (low incidence disabilities) và nhóm khuyết tật có tỉ lệ mắc phải cao (high incidence disabilities). Những dạng khuyết tật thuộc nhóm khuyết tật có tỉ lệ mắc phải thấp như là: Chậm phát triển trí tuệ vừa và nặng, đa tật, khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật thể chất và sức khoẻ, điếc mù, tự kỷ, chấn thương sọ não. Những dạng khuyết tật thuộc nhóm khuyết tật có tỉ lệ mắc phải cao bao gồm: những khuyết tật về học, khuyết tật ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ nhẹ, rối loạn cảm xúc và hành vi.v.v... Theo điều tra của Bộ Giáo dục Hoa Kì năm 1996 thì những trẻ thuộc nhóm này chiếm khoảng 90% tổng số trẻ khuyết tật được thống kê năm 1993-1994. Như vậy, có thể khẳng định khuyết tật về học; chậm phát triển trí tuệ; rối loạn hành vi; khó khăn về ngôn ngữ và lời nói là những dạng khuyết tật phổ biến; còn khuyết tật về thể chất và sức khỏe; khuyết tật về giác quan (khiếm thị, khiếm thính); chấn thương sọ não và đa tật thì ít phổ biến hơn. Theo mức độ, khuyết tật ở mức độ trung bình phổ biến hơn khuyết tật nặng. Căn cứ vào các dạng khiếm khuyết, theo Hội đồng giáo dục Hoa Kỳ, khuyết tật gồm 11 dạng. Đó là: Tự kỉ, Điếc mù, Điếc, khiếm thính, khiếm thị, rối loạn cảm xúc, chậm phát triển trí tuệ, có khó khăn về học, đa tật, khuyết tật thể chất, khuyết tật sức khoẻ. Tại Việt Nam, dựa trên những khó khăn mà trẻ mắc phải, khuyết tật bao gồm 7 dạng sau: (1) Khiếm thị; (2) Khiếm thính; (3) Khuyết tật vận động; (4) Chậm phát triển trí tuệ trong đó bao gồm cả tự kỉ và tăng động giảm tập trung; (5) Khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp; (6) Rối loạn hành vi, cảm xúc và (7) Đa tật. Trải qua nhiều thập kỉ của giáo dục đặc biệt, Việt Nam đã phát triển được hệ thống giáo dục đặc 10 biệt hỗ trợ cho trẻ khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ; đã bắt đầu quan tâm đến đối tượng khuyết tật về ngôn ngữ và giao tiếp. Tuy nhiên, cũng có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng thuật ngữ chậm phát triển trí tuệ với khuyết tật về học và trong nhóm chậm phát triển trí tuệ thì bao gồm cả nhiều dạng khuyết tật khác như tăng động giảm tập trung, tự kỉ.vv Trẻ khiếm thị Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 18 tuổi có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt. Trẻ khiếm thị có những mức độ khác nhau về thị lực và thị trường cùa thị giác. Người bình thường, có thị lực bằng 1 Vis; thị trường ngang (góc nhìn bao quát theo chiều ngang) một mắt là 150°; cả hai mắt là 180°; thị trường dọc (góc nhìn bao quát theo chiều đứng) là 110°. - Trẻ khiếm thính Trẻ khiếm thính là trẻ bị suy giảm sức nghe ở những mức độ khác nhai dẫn tới khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình nhận thúcl và các chức năng tâm lí khác. Tuỳ theo mức độ suy giảm thính lực, trẻ khếm thính được phân chia ra các mức độ khác nhau. Trẻ khuyết tật vận động Là những trẻ cố sự tổn thất các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt và học tập,... Trẻ khuyết tật vận động cố thế phân ra làm hai dạng: + Trẻ bị hội chứng não nặng dẫn đến khuyết tật vân động. Những trẻ thuộc loại này thường là trẻ gập rất nhiều khó khăn trong học tập. + Trẻ khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bênh bại liệt gây ra làm khoèo, liệt chân, tay,... nhưng não bộ của trẻ vẫn bình thường, trẻ vẫn học tập tốt, chỉ cần giúp trẻ các phương tiện tới trường. Ngay từ lúc nhỏ nếu trẻ được rèn luyện và phát triển các chức năng vận động vẫn có thể cho kết quả phục hồi nhanh chóng. [21, tr35-39] Trẻ chậm phát triển trí tuệ trong đó bao gồm cả tự kỉ và tăng động giảm tập trung Trẻ chậm phái triến trí tuệ là trẻ có: Là những trẻ có chức năng trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chữ ít nhất 2 lĩnh vực hành vi thích ứng như: Giao tiếp liên cá nhân,tự phuc vụ, sống tại gia đình, xã hội, sử dụng các tiện ích tại cộng đổng, tự đinh hướng, kĩ nãng học đường, giải trí, lao động, sức khoe và an toàn. Trẻ khuyết tật ngồn ngữ và giao tiếp Trẻ khuyết tật ngôn ngữ - giao tiếp là những trẻ có sự phát triển lệch lạc về ngôn ngữ. Đánh giá này dành cho các trẻ có những biểu hiện như: nói ngọng nói lắp, nói không rõ, không nói được (câm không điếc) không kèm theo các dạng khó khăn khác như chậm phát triến trí tuệ, đao. bại não,... 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất