Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (gis) trong quản lý các ...

Tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (gis) trong quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh khánh hòa

.DOC
7
62
122

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---------------o0o--------------- ĐỀ CƯƠNG THUYẾT TRÌNH GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG KHCN TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) TRONG QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (ATVSTP) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA” Khánh Hòa, tháng 9 năm 2013 I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Cơ quan chủ trì - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa. - Điện thoại: 058.3563531 Fax: 058.3563530. - E-mail: [email protected] - Website: www.snnptntkh.gov.vn - Địa chỉ: Số 04 Phan Chu Trinh, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. - Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Tấn Bản 2. Cán bộ tham gia thực hiện - Ông Ngô Công Châu – trưởng phòng KTTH, Trung tâm Điều tra khảo sát thiết kế Nông nghiệp và PTNT: Tổ trưởng. - Ông Chu Đức Hùng – chuyên viên, Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản: Thành viên. - Bà Nguyễn Thị Thùy Trang – chuyên viên, Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản: Thành viên. - Ông Phương Minh Nam – chuyên viên, Chi cục Nuôi trồng thủy sản: Thành viên. 3. Tên sáng kiến, giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ 2 “Ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý các Cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 1. Đặt vấn đề Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản được thành lập theo Quyết định số 158/QĐ-UBND, ngày 22/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu theo phân cấp. Theo số liê ̣u thống kê, hiê ̣n nay toàn tỉnh co khoảng 4629 cơ sở đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và các sản phẩm nông lâm thủy sản. Trong đo theo phân công của Sở Nông nghiệp và PTNT co khoảng 1493 cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản. Đến thời điểm hiện tại, Chi cục tiến hành đã kiểm tra, đánh giá phân loại được khoảng 700 cơ sở, trong đo co hơn 250 cơ sở được chứng nhận đủ điều kiê ̣n đảm bảo ATTP và cấp mã số cơ sở. 3 Ngay từ khi đi vào hoạt động, cùng với việc xây dựng và triển khai thực hiện Hệ thống Quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 nên công tác lưu trữ hồ sơ các cơ sở đã được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên do đơn vị mới thành lập, nhân sự, trang thiết bị còn thiếu nên việc tin học hoa trong các công đoạn để giải quyết công việc chưa nhiều, việc lưu trữ tra cứu thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản gặp không ít kho khăn. Do đo để từng bước hiện đại, tin học hoa dịch vụ hành chính công trực tuyến theo tinh thần Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 thì việc “Ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý các Cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” là thiết thực và hiệu quả. 2. Mục tiêu - Giảm bớt sử dụng giấy tờ trong việc tìm kiếm, tra cứu thông tin liên quan đến công việc hiện tại. - Tổ chức, sắp xếp lại cách lưu trữ dữ liệu số trên máy vi tính - Scan, lưu trữ các văn bản, tài liệu ở dạng số nhằm quản lý tài liệu dễ dàng hơn, chia sẻ thông tin nhanh chong. - Giúp tra cứu thông tin các cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản nhanh chong, chính xác, trực quan. 4 - Hỗ trợ công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của lãnh đạo phòng, lãnh đạo đơn vị đối với viê ̣c thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ của cơ quan. 3. Nội dung triển khai sáng kiến, giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ - Thiết kế hệ thống thư mục lưu trữ dữ liệu trên máy vi tính nhằm thuận tiện cho việc tìm kiếm, tra cứu thông tin. - Thiết kế cấu trúc dữ liệu thuộc tính để lưu trữ thông tin các cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản trên phần mềm GIS. - Triển khai thu thập thông tin các cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản. + Vị trí địa lý + Địa chỉ, thông tin liên lạc + Hồ sơ chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm + Các thông tin khác liên quan đến cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản. - Nhập, số hoa, lưu trữ các văn bản, giấy tờ liên quan đến cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản vào cơ sở dữ liệu và máy tính. - Cài đặt phần mềm GIS - Xây dựng các bản đồ nền, chuyên đề. - Xây dựng các module chương trình để thuận tiện cho việc truy vấn, tìm 5 kiếm thông tin. - Xây dựng bản đồ vị trí các cơ sở sản xuất kinh Nông lâm thủy sản. 4. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sáng kiến, giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn a) Kết quả - Quy trình việc thực hiện lưu trữ dữ liệu số trên máy tính - Bộ dữ liệu số các cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản được lưu trữ một cách thống nhất, khoa học. - Các loại bản đồ số được biên tập, lưu trữ trên phần mềm GIS b) Hiệu quả kinh tế - xã hội - Hiê ̣u quả quản lý: Là công cụ giúp lãnh đạo đơn vị, phòng ban quản lý, kiểm tra, giám sát viê ̣c thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ của cán bộ CCVC của mình một cách hiệu quả; Nâng cao trách nhiê ̣m của cán bộ CCVC trong cơ quan trong việc thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ và phối hợp thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ. - Hiê ̣u quả kinh tế: + Tiết kiê ̣m thời gian: Sau khi các tài liệu đã được số hoa và lưu trữ vào máy tính, thay vì phải trực tiếp vào kho, tủ sách lưu trữ tài liệu giấy để tra cứu, tìm kiếm thông tin thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ co thể tìm kiếm ngay trên máy tính của mình hoặc co thể sử dụng một số công vụ tìm kiếm co sẵn trên máy tính để tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chong. 6 + Tiết kiê ̣m chi phí: Tiết kiê ̣m chi phí cho việc gửi tài liệu, chi phí cho giấy in, mực in, mực photokkhi cung cấp các tài liệu, văn bản mang tính chất tham khảo. Đối với công việc này người thực hiện chỉ cần gửi file mềm thông qua các phương tiện lưu trữ hay qua emailk - Hiê ̣u quả xã hô ̣i: Việc ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ vào trong công việc hằng ngày của cán bộ CCVC giúp công viê ̣c được thực hiê ̣n được nhanh chong, đúng thời gian quy định, gop phần đảm bảo hoạt đô ̣ng cơ quan thông suốt, chính xác, gop phần đảm bảo tiến đô ̣ và chất lượng giải quyết công việc của cán bộ CCVC, đồng thời, nâng cao uy tín của cơ quan trong việc giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân, tránh phiền hà cho người dân. 5. Kết luận Việc ứng dụng giải pháp này vào trong công việc tại đơn vị đem lại hiê ̣u quả rất thiết thực, bên cạnh đo, giải pháp này rất hữu ích cho lãnh đạo cơ quan trong viê ̣c quản lý, điều hành công viê ̣c, gop phần vào mục tiêu chung của Chương trình cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2020. Giải pháp này co thể nhân rô ̣ng ở các cơ quan đơn vị co chức năng, nhiệm vụ tương tự như Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng