Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ứng dụng basel iii trong quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mạ...

Tài liệu Ứng dụng basel iii trong quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại

.PDF
62
3814
156

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH BÙI ĐÌNH PHƢƠNG DUNG ỨNG DỤNG BASEL III TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh tháng 09/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH BÙI ĐÌNH PHƢƠNG DUNG ỨNG DỤNG BASEL III TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng Mã số 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. MAI THANH LOAN TP Hồ Chí Minh tháng 09/2012 MỤC LỤC Mục lục. Lời cam Ďoan. Lời cảm ơn. Danh mục các từ viết tắt. Danh mục bảng và hình vẽ. Tóm tắt……………………………………………………………………………. 1 1. Giới thiệu……………………………………………………………………… 2 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc Ďây…………………………………. 6 3. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………… 10 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu………………………………………………. 13 Lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản …………………………………. 13 4.1.1 Rủi ro thanh khoản ……………………………………………………… 13 4.1.2 Quản trị thanh khoản ……………………………………………………. 14 4.1.3 Các nguyên nhân dẫn Ďến thanh khoản có vấn Ďề ………………………. 14 4.1.4 Các phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản …………………………… 14 4.2 Các quy Ďịnh của Basel III trong việc tính LCR và NSFR…………………... 15 4.2.1 Quy Ďịnh của Basel III trong việc tính LCR……………………………… 15 4.2.2 Quy Ďịnh của Basel III trong việc tính NSFR……………………….......... 19 4.3 Mô hình Stress-testing thanh khoản của Van Den End ………………............ 22 4.3.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình …………………………………………….. 22 4.3.1.1 Dữ liệu……………………………………………………………….. 22 4.3.1.2 Mô hình Stress-testing thanh khoản của Van Den End……………… 22 4.3.1.3 Những bƣớc chạy của mô hình……………………………………….. 26 4.4 Đánh giá hoạt Ďộng quản trị thanh khoản của câc ngân hàng thƣơng mại theo hai tiêu chí thanh khoản của Basel III ……………………………………………….. 38 4.5 Kết quả chạy mô hình cho ACB và VCB…………………………………….. 39 4.5.1 Phân loại tài sản và nợ của ……………………………………………….. 39 4.5.2 Kết quả…………………………………………………………………. 40 5. Kết luận……………………………………………………………………………. 49 5.1 Tổng kết………………………………………………………………………. 49 5.2 Một số kiến nghị ……………………………………………………………... 49 5.3 Thảo luận và hƣớng phát triển……………………………………………… 50 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: 100 mô phỏng cho VCB Phụ lục 2: Bảng cân Ďối kế toán hợp nhất năm 2011 của Ngân hàng ACB Phụ lục 3: Bảng cân Ďối kế toán hợp nhất năm 2011 của Ngân hàng VCB Phụ lục 4: Mẫu B05/TCTD-HN: Thuyết minh báo cáo tài chính Hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011 của ngân hàng ACB Phụ lục 5: Mẫu B05/TCTD-HN: Thuyết minh báo cáo tài chính Hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011 của ngân hàng VCB LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam Ďoan nội dung và số liệu phân tích trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu Ďộc lập của tác giả với sự giúp Ďỡ của Cô hƣớng dẫn. Số liệu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, Ďáng tin cậy và kết quả nghiên cứu của Luận văn chƣa Ďƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 năm 2012. Tác giả Bùi Đình Phƣơng Dung LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp Ďã tạo Ďiều kiện tốt cho tôi học và hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn TS. Mai Thanh Loan, vì những gì Cô hƣớng dẫn và giúp Ďỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi gửi lời cảm ơn Ďến những ngƣời bạn luôn Ďộng viên, lắng nghe, và dành cho tôi những giây phút trải lòng quý giá mỗi lúc tôi thấy mệt mỏi. Tôi dành tặng cho ba mẹ và tất cả những ngƣời tôi yêu thƣơng! Bùi Đình Phƣơng Dung I would like to thank Van Den End at De Nederlandsche Bank, Chantal Comanne at Zanders, Treasury and Finance Solutions for the helpful discussions about liquidity stress testing, Basel III, LCR and NSFR. Bui Dinh Phuong Dung DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LCR Tỷ số Ďảm bảo khả năng thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio). NSFR Tỷ lệ Ďảm bảo của nguồn tài trợ ổn Ďịnh (Net Stable Funding Ratio). ASF Nguồn tài trợ ổn Ďịnh hiện có (Available stable funding). RSF Nguồn tài trợ ổn Ďịnh cần phải có (Required stable funding). LA Tài sản có tính thanh khoản cao (stocks of hight-quality Liquid assets). CO Dòng tiền ra theo Basel III (Cash outflow). CI Dòng tiền vào theo Basel III (Cash inflow). ACB Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Á Châu. VCB Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Ngoại Thƣơng Việt Nam. DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Bảng 4.1 Trọng số của dòng tiền vào (cash inflow) ………………………… 17 Bàng 4.2 Trọng số của dòng tiền ra (cash outflow). ……………………....... 18 Bảng 4.3 Trọng số của ASF và RSF. .……………………………………….. 20 Bảng 4.4 Tóm tắt các tham số trong stress-testing.………………………….. 36 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp tính thanh khoản của một số ngân hàng………….. 38 Bảng 4.6 Tài sản của VCB. . ……………………………………………….. 41 Bảng 4.7 Nợ của VCB. ……………………………………………………… 41 Bảng 4.8 Tài sản của ACB. . ……………………. ……………………......... 41 Bảng 4.9 Nợ của ACB. . . . ………………………………………………….. 42 Bảng 4.10 Các giá trị trọng số của tài sản theo Basel III cho ACB . ……........ 42 Bảng 4.11 Các giá trị trọng số của nợ theo Basel III cho ACB. . . ….………... 43 Bảng 4.12 Giá trị của các trọng số cho tài sản của VCB.. . …………………... 43 Bảng 4.13 Các giá trị trọng số của nợ theo Basel III cho VCB. ……………… 43 Bảng 4.14 Các giá trị St2, Rt2 của ngân hàng ACB. . . ……….. . . …………... 44 Bảng 4.15 Các giá trị St2, Rt2 của ngân hàng VCB. . . . ………. . . ………….. 44 Bàng 4.16 100 kịch bản mô phỏng cho ACB. . . ……….. . . ………………… 45 Hình 4.1 Mô hình Stress-testing thanh khoản của Van Den End …………… 23 1 TÓM TẮT Trong luận văn này, tác giả tìm hiểu và ứng dụng các quy Ďịnh của Basel III Ďối với vấn Ďề thanh khoản của Ngân hàng. Qua Ďó, tác giả bƣớc Ďầu kiểm tra mức Ďộ Ďáp ứng các tiêu chí thanh khoản Basel III của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam dựa trên 2 biến LCR và NSFR. Tác giả sử dụng mô hình stress-testing thanh khoản Ďƣợc Ďề xuất bởi Van den End1 Ďể khảo sát Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu và Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thƣơng dựa trên các bảng cân Ďối kế toán năm 2011 của chúng. Quan trọng hơn, tác giả dùng mô hình Ďể Ďánh giá mức Ďộ chịu Ďựng của các ngân hàng Ďó trƣớc các cú sốc giả Ďịnh. Kết quả mô phỏng cho thấy khi chƣa có cú sốc, hai ngân hàng trên Ďáp ứng tốt yêu cầu của Basel III. Tuy nhiên, khi bị tác Ďộng bởi các cú sốc, hai ngân hàng này phải phản ứng thật mạnh mới có thể vƣợt qua chúng. Hơn nữa, nếu cùng lúc nhiều ngân hàng phản ứng với cú sốc thì chắc chắn các ngân hàng sẽ phải Ďối mặt với tình trạng rất xấu, không thể tự vƣợt qua nếu không nhận Ďƣợc sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 1 Tiến sĩ kinh tế, Chuyên viên của bộ phận kinh tế và nghiên cứu tại ngân hàng Hà Lan (DNB). 2 1. GIỚI THIỆU Một hệ thống ngân hàng mạnh mẽ và linh hoạt là nền tảng cho sự tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế. Các ngân hàng cung cấp các dịch vụ quan trọng Ďể ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ sử dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình hoạt Ďộng của họ, cả ở cấp Ďộ trong nƣớc và quốc tế. Để Ďảm bảo cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Ďƣợc ổn Ďịnh, năm 1974, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng Ďã Ďƣợc thành lập bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ƣơng và cơ quan giám sát của 10 nƣớc phát triển tại thành phố Basel, Thụy Sỹ. Năm 1988, Ủy ban Ďã Ďề xuất Hiệp ƣớc Basel I. Hệ thống này cung cấp khung Ďo lƣờng rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ Ďƣợc phổ biến ở các quốc gia thành viên mà còn Ďƣợc phổ biến ở hầu hết các quốc gia khác có các ngân hàng hoạt Ďộng quốc tế. Đến năm 1996, Basel I Ďƣợc sửa Ďổi với rất nhiều Ďiểm mới. Tuy vậy, Hiệp ƣớc vẫn có khá nhiều Ďiểm hạn chế. Để khắc phục những hạn chế của Basel I, ngày 26/06/2004, Hiệp ƣớc quốc tế về vốn Basel II Ďã chính thức Ďƣợc ban hành. Tuy nhiên, cuộc Ďại khủng hoảng tài chính năm 2008 cho thấy chính việc không chú trọng Ďến vấn Ďề thanh khoản Ďã làm sụp Ďổ hàng loạt ngân hàng ở Mỹ và các quốc gia Châu Âu. Cuộc khủng hoảng này Ďã cho thấy những thiếu sót, bất cập cơ bản của Basel II. Nhằm khắc phục những nhƣợc Ďiểm của Basel II, Ủy ban giám sát Basel Ďã Ďƣa ra Hiệp ƣớc Basel III với những quy Ďịnh nghiêm ngặt nhằm cải thiện chất lƣợng và số lƣợng vốn của các Ngân hàng, Ďồng thời thắt chặt các yêu cầu về thanh khoản Ďể các Ngân hàng có thể ngăn ngừa và ứng phó tốt hơn Ďối với các cuộc khủng hoảng tài chính mà không cần Ďến sự hỗ trợ từ chính phủ. Basel III Ďề xuất các tiêu chuẩn vốn, thanh khoản mới Ďể tăng cƣờng giám sát rủi ro với mục tiêu Ďảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển vững vàng hơn. Nhƣ vậy mục tiêu của gói cải cách Basel III là tăng khả năng hấp thụ các cú sốc tài chính và kinh tế, qua Ďó góp phần giảm nguy cơ lan truyền từ khu vực tài chính Ďến nền 3 kinh tế thực. Tỷ lệ thanh khoản mới Ďảm bảo Ďủ vốn Ďƣợc duy trì trong trƣờng hợp khủng hoảng. Song song với quá trình phát triển của Hiệp ƣớc Basel, nhiều cuộc nghiên cứu tìm kiếm những khuôn khổ, công cụ và kỹ thuật Ďủ Ďể Ďánh giá sự ổn Ďịnh của hệ thống tài chính Ďã ra Ďời, trong Ďó có stress stest. Mặc dù bắt Ďầu xuất hiện từ những năm 1990 nhƣng mãi Ďến năm 2008, mô hình stress testing thanh khoản mới Ďƣợc Ďề xuất. Nó có sự kết hợp chặt chẽ với những quy Ďịnh của Basel III trong quá trình thực hiện. Hiện nay có 5 cách tiếp cận chính có sử dụng mô hình stress testing thanh khoản, tác giả có thể liệt kê nhƣ sau: Việc ứng dụng mô hình stress testing thanh khoản Ďầu tiên là vào năm 2008, Ďƣợc khảo sát cho Ngân hàng quốc gia Czech, tiếp nối hƣớng này là cách tiếp cận của Christian Schmieder năm 2009 và 2010 [4]. Cách tiếp cận của Van Den End vào năm 2008 và năm 2010, Ďƣợc khảo sát cho Ngân hàng Hà Lan [7,8]. Cách tiếp cận của Eric Wong và Cho-Hoi Hui năm 2009, ở Cơ quan tiền tệ Hồng Kông [5]. Cách tiếp cận tại IMF, bắt Ďầu từ chuyên Ďề Čihák năm 2007, Ďến nhóm của Barnhill và Schumacher năm 2010 [2]. Cách tiếp cận mới nhất là của nhóm Christian Schmieder vào Ďầu năm 2012 [4]. Ngoài ra còn có những cách tiếp cận kết hợp các cách tiếp cận trên, nhƣ vào tháng 11/2011, nhóm của Zlatuše Komárková, Ďã áp dụng mô hình của Van Den End, kếp hợp với khung mô hình của Eric Wong và Cho-Hoi Hui. Nhƣ vậy xuyên suốt từ khi Basel III Ďƣợc Ďề xuất, kỹ thuật stress test hay sâu hơn là những mô hình stress testing thanh khoản Ďã Ďƣợc Ďề xuất và áp dụng ngày càng rộng rãi cho các ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Hiện tại các ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam chƣa áp dụng Basel III, và chƣa có một công cụ stress test hiệu quả nào. Nếu muốn tiếp cận và hòa nhập sâu rộng và toàn diện hơn trên thị trƣờng tài chính thế giới, các ngân hàng phải thúc Ďẩy 4 việc nghiên cứu và áp dụng các Ďiều khoản và công cụ mới nhƣ Basel III và stress test. Các ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam Ďáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình dựa những nguồn cung và cầu quan trọng sau:  Nguồn cung thanh khoản, bao gồm: - Tiền gửi khách hàng. - Thu nhập từ các hoạt Ďộng dịch vụ khác. - Thu nợ vay. - Bán các tài sản Ďang kinh doanh và Ďang sử dụng. - Vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ.  Nguồn cầu thanh khoản, bao gồm: - Khách hàng rút các khoản tiền gửi. - Khách hàng giải ngân vốn vay. - Thanh toán các khoản vay của ngân hàng. - Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ. - Thanh toán cổ tức cho các cổ Ďông. Sự kết hợp giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản sẽ quyết Ďịnh vị thế thanh khoản ròng của một ngân hàng thƣơng mại. Đảm bảo mức thanh khoản phù hợp là công việc của các nhà quản trị ngân hàng. Chúng ta thấy rằng nguồn cung và cầu này rất dễ bị tổn thƣơng mạnh bởi những yếu tố rủi ro của thị trƣờng và Ďặc biệt là bởi những cú sốc. Do Ďó việc phát triển và áp dụng những công cụ Ďể Ďƣa ra những dự báo là vấn Ďề quan trọng trƣớc thềm áp dụng Basel III. Kể từ khi trở thành thành viên của WTO, mức Ďộ hội nhập của Việt Nam ngày càng gia tăng, Ďặc biệt tăng cao kể từ sau năm 2011, thời Ďiểm mà Việt Nam bắt Ďầu mở cửa hoàn toàn thị trƣờng dịch vụ tài chính ngân hàng. Để có thể Ďạt Ďƣợc mục tiêu phát triển ổn Ďịnh, bền vững, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh và Ďạt Ďƣợc hiệu quả trong kinh doanh trên con Ďƣờng hội nhập và phát triển, thì vấn Ďề nghiên cứu, học tập, ứng dụng kinh nghiệm và các thông lệ thực hành về quản trị rủi ro nói chung và Ďặc biệt là quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng từ các 5 nƣớc phát triển là một nhu cầu tất yếu Ďối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay. Nhận thức Ďƣợc những vấn Ďề trên, Ďề tài: “ỨNG DỤNG BASEL III TRONG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN NGÂN HÀNG” Ďƣợc tác giả lựa chọn Ďể nghiên cứu và áp dụng cho một số ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, cụ thể tác giả khảo sát cho ngân hàng ACB và ngân hàng VCB. Bố cục của bài nghiên cứu này gồm 5 phần, cụ thể nhƣ sau: Phần 1: Giới thiệu. Phần này trình bày sơ lƣợc những vấn Ďề dẫn nhập vào luận văn. Phần 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây. Phần này trình bày những vấn Ďề nghiên cứu trƣớc Ďây của một số tác giả. Sau Ďó Ďƣa ra câu hỏi nghiên cứu. Phần 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong phần này, tác giả trình bày qua những nguyên nhân lựa chọn mô hình stress testing thanh khoản của Van Den End, và trình bày sơ lƣợc cách thức thu thập và xử lý số liệu Ďầu vào. Phần 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu. Phần này là trọng tâm của luận văn, trình bày những yếu tố cốt lõi của mô hình, những ví dụ chạy mô hình, cách xử lý chi tiết các số liệu và các kết quả chạy mô hình cho ngân hàng ACB và ngân hàng VCB. Phần 5: Kết luận. Phần này trình bày cô Ďộng những kết quả nghiên cứu Ďƣợc, những thảo luận và các hƣớng phát triển tiếp theo. 6 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Trong phần này, tác giả trình bày một số vấn đề có liên quan đến Basel III và các mô hình stress testing mà tác giả đã cố gắng tổng quan được. Thông qua đó tác giả đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu. Đề tài tác giả lựa chọn là “Ứng dụng Basel III trong quản trị thanh khoản ngân hàng”, yêu cầu cần nắm bắt những thông tin về thanh khoản trong hiệp ƣớc Basel III, và stress testing. Nhƣ Ďã nói trong phần giới thiệu, Basel III ra Ďời trƣớc hết là Ďể khắc phục những nhƣợc Ďiểm và thiếu sót của Basel II, Ďồng thời cung cấp một môi trƣờng mới cho các ngân hàng quốc tế, Ďây cũng chính là quan Ďiểm Ďƣợc Latham & Watkins [9] Ďƣa ra vào tháng 02/2011. Hai tác giả này cho rằng việc thực hiện nghiêm túc các nội dung của Basel III sẽ giúp cải thiện vốn cho các hoạt Ďộng kinh doanh của ngân hàng, qua Ďó làm cho các ngân hàng hoạt Ďộng ổn Ďịnh hơn.”. Ngoài những Ďánh giá tổng thể nhƣ Latham và Warkins, tác giả có thể Ďơn cử nhóm Veronika Bučková – Svend Reuse [17]. Bằng cách kết hợp những quy Ďịnh về vốn chủ sở hữu và hai tỷ lệ thanh khoản Ďã Ďƣợc công bố trong Basel III, họ Ďã trình bày một tỷ lệ thanh khoản mới thể hiện tình trạng thanh khoản thực tế của các ngân hàng và mô tả hậu quả Ďối với các ngân hàng trong một ví dụ Ďơn giản. Và cho rằng việc thực hiện các tiêu chuẩn thanh khoản mới này là cần thiết Ďã Ďƣợc minh chứng qua cuộc khủng hoảng năm 2008. Nhóm thứ 2 mà tác giả Ďƣợc biết là Swati R. Ghosh, Naotaka Sugawara và Juan Zalduendo [16], Ďã khảo sát các tác Ďộng khi dựa vào các quy Ďịnh về vốn của Basel III Ďể khảo sát các dòng chảy vốn từ các ngân hàng Ďến các vùng kinh tế mới nổi. Một nhóm mà Ďứng Ďầu là P. Angelini [12], khảo sát tác Ďộng dài hạn của các quy Ďịnh trong Basel III lên một nền kinh tế. Các kết quả chính cũng Ďƣợc nhóm này rút ra sau khi khảo sát nhƣ sau: (1) Khi tỷ lệ an toàn vốn tăng 1% thì sản lƣợng của nền kinh tế (GDP) giảm trung bình 0,09%. (2) Việc cải cách giúp cho sản 7 lƣợng của nền kinh tế ổn Ďịnh hơn. (3) Việc áp dụng bộ Ďệm vốn phản chu kỳ có tác dụng làm cho nền kinh tế tăng trƣởng ổn Ďịnh hơn. Ngoài ra, với một mẫu gồm mƣời hai chỉ số trái phiếu Mỹ với nhiều kỳ hạn khác nhau, Ďã Ďƣợc xếp hạng tín dụng và thuộc lĩnh vực công nghiệp, Simone Varotto [15] Ďiều tra tác Ďộng của quy Ďịnh vốn mới theo Ďề xuất của Basel III Ďối với hoạt Ďộng của hệ thống ngân hàng. Simone Varotto thấy rằng các yêu cầu vốn cần tăng hơn Ďáng kể so với Ďề nghị của các nhà quản lý ở Ďa số các ngân hàng. Gần Ďây nhất là vào tháng 05/2012, Baitshepi Tebogo [2] nghiên cứu sự cần thiết và khả năng Basel III giúp cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác quản trị rủi ro một cách thận trọng hơn. Qua nghiên cứu, Baitshepi Tebogo cung cấp một tổng quan về khuôn khổ Basel III và cố gắng Ďƣa các sáng kiến có chất lƣợng về quản trị rủi ro. Basel III Ďã cung cấp chiến lƣợc Ďể tăng số lƣợng và chất lƣợng vốn cho các ngân hàng. Quy Ďịnh này về cơ bản sẽ mang lại sự ổn Ďịnh cho hệ thống tài chính. Tuy nhiên, Basel III Ďã không Ďƣa ra Ďƣợc các phƣơng pháp phòng ngừa sự gian lận sổ sách kế toán, phƣơng pháp quản trị doanh nghiệp, vai trò của các cơ quan xếp hạng tín dụng, và chiến lƣợc Ďể giám sát hệ thống tài chính; trong khi các yếu tố này góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tài chính. Việc áp dụng Basel III Ďƣợc Ďề xuất sẽ bắt Ďầu từ năm 2015. Qua những gì tổng hợp Ďƣợc, tác giả thấy rằng Basel III sẽ là nền tảng tƣơng lai cho các ngân hàng. Nó Ďã Ďƣợc nhiều tác giả khảo sát ở những khía cạnh về vốn, về thanh khoản và cả những tác Ďộng của nó Ďối với nền kinh tế. Vì vậy câu hỏi nghiên cứu Ďầu tiên tác giả Ďƣa ra là “Basel III đã quy định những vấn đề gì để giúp các ngân hàng giảm thiểu được rủi ro thanh khoản trong quá trình hoạt động?” - Vấn Ďề thứ hai cần nắm rõ trong luận văn này là stress tesing. Năm 2008, Mizuho Kida [11] cho rằng stress testing là một công cụ dùng Ďể phân tích khả năng phục hồi của hệ thống tài chính sau những cú sốc lớn. Trái ngƣợc với những mô hình stress testing ngân hàng Ďơn lẻ, các mô hình stress testing vĩ mô (giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế thực) cố gắng phân tích rủi ro ở 8 giác Ďộ tổng thể bằng cách xem xét Ďến sự lây lan của các cú sốc thông qua các kênh khác. Khi nói Ďến tầm quan trọng của stress testing, năm 2005, nhóm Philip Bunn [14] cho rằng stress testing Ďƣợc các Ďịnh chế tài chính sử dụng rộng rãi trong việc Ďánh giá mức Ďộ nhạy cảm Ďối với rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác. Stress testing cũng có thể giúp các nhà làm chính sách Ďánh giá các rủi ro tiềm ẩn Ďối với sự ổn Ďịnh của toàn bộ hệ thống tài chính. Stress testing là công cụ quan trọng Ďƣợc sử dụng Ďể Ďánh giá mức Ďộ vững chắc của hệ thống tài chính trƣớc các cú sốc của nền kinh tế. Chúng cung cấp một cấu trúc phù hợp Ďể Ďánh giá những mối nguy có khả năng Ďe dọa Ďến bảng cân Ďối hoặc sự ổn Ďịnh tài chính. Nhóm Philip Bunn nhấn mạnh các mô hình ngân hàng ngày càng Ďƣợc mở rộng trong những năm gần Ďây, cho phép thực hiện stress testing của toàn bộ dây chuyền từ cú sốc của nền kinh tế thông qua bảng cân Ďối của hệ thống ngân hàng nhƣng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể, việc tập trung phân tích thị trƣờng cho vay nội Ďịa thƣờng bỏ qua các cú sốc tiềm ẩn mà chúng thƣờng gây ra những hệ quả xấu Ďối với mức Ďộ nhạy cảm Ďối với rủi ro cho vay quốc tế hoặc bỏ qua những tác Ďộng có liên quan Ďến chức năng của các thị trƣờng tài chính. Hội nhập tài chính và rủi ro quốc tế là lĩnh vực mà nhóm muốn phát triển nghiên cứu trong tƣơng lai. Năm 2008, nhóm Henrik Andersen [6] sử dụng hệ thống các mô hình Ďã Ďƣợc phát triển Ďể stress test sự ổn Ďịnh tài chính. Một mô hình vĩ mô có liên kết với các mô hình sử dụng các dữ liệu vi mô về tiêu dùng gia Ďình, doanh nghiệp và các ngân hàng. Mô hình của nhóm Henrik Andersen có cấu trúc lặp Ďi lặp lại; Ďầu ra của mô hình vĩ mô sẽ Ďƣợc sử dụng làm Ďầu vào của các mô hình dữ liệu vi mô. Điều này giúp ta có thể hiểu Ďƣợc sự truyền dẫn của các cú sốc vĩ mô ban Ďầu thông qua hệ thống các mô hình cũng nhƣ có thể thấy rõ hơn các hệ quả kèm theo. Cách thức mà nợ và khả năng vỡ nợ lan rộng ra các doanh nghiệp và các hộ gia Ďình có vai trò rất quan trọng Ďối với công tác Ďánh giá mức Ďộ ổn Ďịnh tài chính. Năm 2009, Antonella Foglia [1] sử dụng lại các phƣơng pháp Ďịnh lƣợng, Ďƣợc phát triển bởi các ngân hàng trung ƣơng và các cơ quan giám sát Ďã Ďƣợc chọn 9 lọc Ďể Ďánh giá những Ďiểm yếu của hệ thống tài chính Ďối với rủi ro tín dụng. Antonella Foglia cho rằng Ďối với nhiều ngân hàng trung ƣơng, việc stress testing Ďƣợc xem nhƣ là một phần của Các Chƣơng trình Đánh giá Hệ thống Tài chính (FSAPs) Ďƣợc tiến hành bởi tổ chức IMF và WB. Stress test của FSAP khuyến khích tăng lợi ích của các nghiên cứu bằng cách phát triển những kỹ thuật mới, cũng nhƣ tiến hành những nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Antonella Foglia phân tích và thảo luận một loạt những khía cạnh phƣơng pháp luận trên phƣơng diện hoàn thiện các mô hình stress testing vĩ mô. Đặc biệt, mục tiêu hiện tại là phải mở rộng các phạm vi thời gian và xây dựng những hành Ďộng quản trị trong các ngân hàng Ďể Ďiều chỉnh các bảng cân Ďối Ďáp ứng phù hợp với các kịch bản stress. Có nhƣ thế mới có thể Ďánh giá Ďúng mức sự lây lan tiềm ẩn cũng nhƣ mức Ďộ khuếch Ďại của cú sốc từ khu vực tài chính Ďến nền kinh tế thực. Đến năm 2009, 2010, Van Den End [7,8] có Ďƣa ra một mô hình stress testing kết hợp chặt chẽ với những quy Ďịnh về thanh khoản của Basel III, Ďặc biệt là hai biến LCR và NSFR. Van Den End Ďã dùng mô hình này khảo sát cho các ngân hàng Hà Lan. Tác giả thấy rằng stress testing Ďƣợc quan tâm rất nhiều, vì Ďây là mô hình rất hữu ích trong vấn Ďề quản trị rủi ro của các ngân hàng, nhất là trong những lúc có căng thẳng. Đặc biệt là tác giả chú ý Ďến mô hình của Van Den End vì Ďây là mô hình stress testing thanh khoản có sự kết hợp với những quy Ďịnh của Basel III nên tác giả Ďƣa ra câu hỏi nghiên cứu thứ hai là “Nếu sử dụng mô hình của Van Den End cho các ngân hàng thương mại Việt Nam thì kết quả sẽ như thế nào?”. 10 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phƣơng pháp tiếp cận Ďịnh lƣợng, khảo sát mức Ďộ Ďáp ứng mức Ďộ thanh khoản theo Basel III dựa vào 2 tiêu chí quan trọng: Một là tỷ số Ďảm bảo khả năng thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio) Ďƣợc viết tắt là LCR. Hai là tỷ lệ Ďảm bảo của nguồn tài trợ ổn Ďịnh (Net Stable Funding Ratio) Ďƣợc viết tắt là NSFR. LCR Ďảm bảo rằng các ngân hàng có một bộ Ďệm thanh khoản Ďủ Ďể tồn tại với một kịch bản stress dữ dội kéo dài trong một tháng, và LCR phải luôn lớn hơn 100%. NSFR Ďƣợc xác Ďịnh bằng Nguồn vốn có thời hạn Ďáo hạn 1 năm trở lên chia cho Tài sản kém thanh khoản. Tỷ lệ dài hạn này phải lớn hơn 100%. NSFR khuyến khích các ngân hàng gia tăng nguồn vốn ổn Ďịnh Ďể giải quyết vấn Ďề thiếu hụt khả năng thanh khoản. Sau một thời gian quan sát, LCR sẽ Ďƣợc áp dụng năm 2015 và NSFR vào năm 2018. Cách tính LCR và NSFR sẽ Ďƣợc trình bày rõ hơn trong mục sau. Việc nghiên cứu áp dụng những quy Ďịnh của Basel III, Ďặc biệt là khảo sát Ďịnh lƣợng những quy Ďịnh của Basel III dựa trên hai biến LCR và NSFR, Ďòi hỏi tác giả phải sử dụng mô hình Ďề cập trực tiếp Ďến hai biến này. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu, tác giả phát hiện thấy có một mô hình giải quyết Ďƣợc vấn Ďề này, Ďó chính là mô hình Stress testing thanh khoản do Van Den End đề xuất vào cuối năm 2010. Lý do thứ nhất mà tác giả lựa chọn mô hình stress stesting thanh khoản của Van Den End là do mô hình này cho phép Ďịnh lƣợng và Ďịnh tính phản ứng nội tại của một ngân hàng trƣớc một cú sốc thanh khoản. Điều này cho phép việc khảo sát tách biệt một ngân hàng thông qua việc tính gần Ďúng các tác Ďộng của các ngân hàng khác với nó, làm Ďơn giản hóa quá trình khảo sát, nhƣng vẫn Ďƣa ra những dự báo ban Ďầu có giá trị. Lý do thứ hai là do mô hình Ďã Ďƣa ra Ďƣợc một hệ thức Ďịnh lƣợng về việc thay Ďổi giá trị các tài sản và các khoản nợ khi một ngân hàng phản ứng trƣớc một cú sốc, Ďể khôi phục giá trị của LCR>100% và NSFR>100%. Hệ thức này sẽ Ďƣợc trình bày rõ trong phần sau. 11 Lý do thứ ba là do việc thu thập nguồn dữ liệu Ďối với mô hình này là khá dễ dàng, mô hình chỉ yêu cầu thu thập bảng cân Ďối kế toán của một ngân hàng cần khảo sát trong thời gian gần nhất. Điều Ďó cho thấy rằng mô hình cho phép chúng ta thông qua những số liệu Ďã công bố (bảng cân Ďối kế toán) Ďể Ďánh giá khả năng của một ngân hàng khi dựa theo Basel III. Lý do thứ tư là mô hình này dùng phƣơng pháp mô phỏng Monter Carlo Ďể tạo ra các cú sốc giả Ďịnh. Bởi nhƣ chúng ta biết, số liệu lịch sử không thể cho ta những Ďánh giá hay dự báo tốt về tƣơng lai, Ďặc biệt là tƣơng lai xa hay nhƣ những cú sốc thanh khoản bất ngờ và khó lƣờng của thị trƣờng tài chính, cái quan trọng hơn nữa là dữ liệu về các tình huống căng thẳng hay các cú sốc là không hoàn toàn có sẵn. Ngoài ra, theo quy Ďịnh của Basel III, Ďối với mỗi loại tài sản hay nợ có một giá trị thừa số cắt (hay trọng số) tƣơng ứng trong việc tính LCR và NSFR. Tuy nhiên các giá trị này có thể thay Ďổi theo các cú sốc thanh khoản (hay theo các Ďiều kiện căng thẳng). Mô hình này mô phỏng sự thay Ďổi các giá trị thừa số cắt Ďó, hay chính là mô phỏng các cú sốc. Các giá trị thừa số cắt mô phỏng tuân theo phân phối logarit chuẩn, wisim1 ~Log-N(σ, μ2). Việc mô phỏng này sẽ Ďƣợc trình bày chi tiết trong phần sau. Một lý do khác mang tính thực tế là do Việt Nam hiện Ďang rất cần một công cụ stress test cho các ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy tác giả lựa chọn mô hình stress testing của Van Den End Ďể khảo sát bƣớc Ďầu cho hai ngân hàng ACB và VCB, nhƣ một bƣớc ứng dụng stress test và kiểm tra thử khả năng Ďáp ứng của hai ngân hàng này với các Ďiều kiện của Hiệp ƣớc Basel III. Tác giả cũng thấy rằng mô hình này phù hợp với tình hình các ngân hàng Việt Nam. Mô hình này không yêu cầu số liệu Ďầu vào lớn, vì thực tế việc thu thập các số liệu chính xác Ďể làm dữ liệu Ďầu vào là rất khó khăn ở Việt Nam, phần lớn là do tiêu chí thống kê và những hạn chế trong việc công bố.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất