Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỷ lệ sống và tăng trưởng ở cá tra (pangasianodon hypophthalmus ) sử dụng actige...

Tài liệu Tỷ lệ sống và tăng trưởng ở cá tra (pangasianodon hypophthalmus ) sử dụng actigen & bioplex c

.PDF
14
353
93

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỒ NHẬT YÊN KHANG TỶ LỆ SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus ) SỬ DỤNG ACTIGEN & BIOPLEX C LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. BÙI MINH TÂM 2014 TỶ LỆ SỐNG VÀ TĂNG TRƢỞNG Ở CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus ) SỬ DỤNG ACTIGEN & BIOPLEX C Hồ Nhật Yên Khang và Bùi Minh Tâm 1 Khoa Thủy Sản,Trường Đại Học Cần Thơ ABSTRACT Title:“The survival rate and the growth of Pangasianodon hypophthalmus using Actigen and Bioplex C”.This research was carried out in the composite tanks with the volume of 300 litres at the Fresh water hatchery - College of Aquaculture and Fisheries . From June 2013 to August 2013. The experiment was conducted with 4 treatments and 3 replications, the treatment 1 (T1), treatment 2 (T2), treatment 3 (T3) were added with 1,2 g Actigen / kg of food and Bioplex C with the concentration of 0,4 g / kg (T1), 0, 8 g / kg (T2) and 1,2 g / kg (T3) of food respectively and the control treatment (CT) was not complemented Actigrn and Bioplex C. After 60 days of experiment, the control treatment (CT) which had the lowest survival rate (7,8%), was much lower than the 3 other treatments: T1 (14,6%), T2 (16,8%), T3 ( 23,1%). The results showed that the addition Actigen and Bioplex C in Pangasianodon hypophthalmus cultivation has increased the survival rate of them. The average weight 60 days old in 4 treatments : treatment 3 (T3) had the lowest average weight 8,1 g / fish and the control treatment (CT) was 8,4 g / fish , but there is a big difference compared to treatment 1 reached 9,0 g/ fish . The result shows that at treatment 1 ,will stimulate fish to grow more effective than treatment 3 and control treatment without supplementation. Key words : Survival , growth rate, Actigen , Bioplex C. Tittle: Survival rate and growth of Pangasianodon Hypophthalmus using Actigen and Bioplex C. TÓM TẮT Đề tài “Tỷ lệ sống và tăng trưởng ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) sử dụng Actigen và Bioplex C”. Thực hiện tại Trại Cá nước ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 8/2013. 1 Nghiệm thức 1 (NT1) , nghiệm thức 2 (NT2), nghiệm thức 3 (NT3) đều được bổ sung 1,2 g Actigen/ 1 kg thức ăn và Bioplex C với liều lượng lần lượt là 0,4 g/ 1 kg thức ăn (NT1) , 0,8 g/ 1kg thức ăn (NT2), 1,2 g/ 1 kg thức ăn (NT3), nghiệm thức đối chứng (ĐC) không có bổ sung Actigen và Bioplex C. Qua 60 ngày thực nghiệm ương cá tra, ở nghiệm thức đối chứng không bổ sung Actigen và Bioplex C có tỷ lệ sống thấp nhất (7,8%) thấp hơn nhiều so với 3 nghiệm thức còn lại có bổ sung: nghiệm thức 1 (14,6%), nghiệm thức 2 (16,8%), nghiệm thức 3 (23,1%). Qua kết quả cho thấy việc bổ sung Actigen và Bioplex C trong ương cá tra đã nâng cao được tỷ lệ sống của cá. Khối lượng trung bình của cá tra trong 4 nghiệm thức ương được 60 ngày tuổi là: nghiệm thức 3 có khối lượng trung bình thấp nhất là 8,1 g/ con, không có sự khác biệt so với nghiệm thức 2 là 8,5 g/con và nghiệm thức đối chứng là 8,4 g/con. Nhưng có sự khác biệt so với nghiệm thức 1 đạt 9,0 g/con. Qua kết quả cho thấy ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 sẽ kích thích cá tra tăng trưởng có hiệu quả hơn so với nghiệm thức 3 và nghiệm thức đối chứng. 1 GIỚI THIỆU Việt Nam là nước có diện tích nuôi trồng thủy sản đứng hàng đầu trên thế giới do có tiềm năng về sông ngòi chằng chịt khắp mạng lưới đất nước, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông cửu long và nghề nuôi cá tra đã phát triển từ đó, nhiều vấn đề được đặt ra như chất lượng sản phẩm cá thịt, thức ăn, đầu ra thị trường (xuất khẩu), nhà máy chế biến, thuốc và hóa chất và đặc biệt quan trọng là nguồn con giống có sức đề kháng và tăng trưởng tốt.Nguyễn Thanh Phương (2007), sản lượng cá tra bột toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tăng vọt từ gần 500 triệu con vào năm 2000 lên hơn 14 tỉ con cá tra bột vào năm 2011, trong khi đó sản lượng cá tra giống hiện nay chỉ xấp xỉ 2 tỉ con. Điều này cho thấy sản lượng cá bột tăng nhưng cá giống không tăng. Nguyễn Thanh Phương (2007), cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước hết là do mật độ ương quá cao nên thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá bột không đủ, môi trường ao ương xấu gây ảnh hưởng không tốt cho cá giai đoạn hình thành cơ quan hô hấp phụ, cá hao hụt nhiều sau 1-2 tuần tuổi, sử dụng thức ăn của các loài cá có vẩy hay hàm lượng đạm không phù hợp (quá cao) cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ ương cá giống thấp. Ngoài ra còn do bệnh bộc phát trong ao ương cá tra bột với các tác nhân như nấm vi khuẩn dạng sợi, ký sinh…cũng là những nguyên nhân khiến tỷ lệ sống trong quá trình ương cá bột lên cá giống không cao, chất lượng 2 cá giống chưa đảm bảo. Ngoài yếu tố môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan, dinh dưỡng chưa hợp lý, một nguyên nhân quan trọng khác là do chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất con giống cho cá bố mẹ sinh sản nhiều đợt trứng trong vụ, sử dụng cá bố mẹ không đảm bảo chất lượng, thậm chí sử dụng con giống trong cùng một lứa của cùng một trại làm cá bố mẹ, dẫn đến hiện tượng cận huyết, cho cá giống có tỷ lệ sống thấp, tăng chi phí trong nuôi cá thịt. Actigen là sản phẩm chứa tập hợp tối ưu 8 vitamin và 4 khoáng chất gồm các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C, sắt, canxi, photpho, amino acid, giúp giải phong tối đa năng lượng từ carbohydrate, đạm và chất béo trong thực phẩm. Sản phẩm thế hệ thứ 2 của sản phẩm Bio- Mos, là sản phẩm men có vai trò là modul miễn dịch và cải thiện sức khỏe đường ruột. Sản phẩm này đã được công ty AllTech thử nghiệm và xác định khả năng hoạt động của vi sinh cao hơn gấp 2,5 lần thế hệ trước đó giúp cho khả năng tăng trưởng hiệu quả hơn. Bioplex C là sản phẩm chứa các hoạt chất vi sinh giúp tiêu hóa tinh bột và protein, giảm thấp tỷ lệ tiêu tốn thức ăn kích thích tăng trưởng và hoạt động của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột.Tác dụng chính của sản phẩm giúp kích thích tăng trưởng, tăng khả năng hấp thụ, tăng tỷ lệ sống, tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và giúp cho đối tượng nuôi chịu đựng tốt hơn với các điều kiện stress do môi trường. Nguyễn Hồng Thương và Lê Hùng Phúc (2012), đã thành công trong việc cải thiện được tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá tra ương trong ao đất có bổ sung luân trùng và Actigen.Tiếp nối thành công của Nguyễn Hồng Thương và Lê Hùng Phúc ( 2012), thì việc bổ sung Actigen và Bioplex C vào trong thức ăn sẽ giúp kích thích tăng trưởng, nâng cao tỷ lệ sống là một vấn đề cần thiết.Từ đó cải thiện được chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng con giống trên thị trường hiện nay. Mục tiêu của đề tài Bổ sung Actigen & Bioplex C vào thức ăn nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tăng trưởng ở cá tra ương. Nội dung của đề tài Khảo sát tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá tra ở các nghiệm thức có và không có bổ sung Actigen & Bioplex C. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1 Địa điểm nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6/2013 đến tháng 8/2013. Tại trại cá nước ngọt thuộc Khoa Thủy Sản-Đại Học Cần Thơ. 2.1.1 Vật liệu nghiên cứu Sử dụng cơ sở vật chất có sẵn tại trại gồm : Bể composite thể tích 300 L.Các bộ test pH, oxy hòa tan, NH3 , nhiệt kế,vợt thu mẫu, ống nhựa xi phông, cân điện tử, thước, sục khí, máy bơm nước. Các dụng cụ cần thiết khác… Nguồn cá bột sinh sản nhân tạo từ trại cá nước ngọt Khoa Thủy Sản-Đại Học Cần Thơ. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại.( bảng 1 ), mật độ thả là: 150con/ bể Bảng 2.1, Liều lƣợng bổ sung Actigen và Bioplex C Các nghiệm thức Đối chứng(ĐC) Actigen(g/kg thức ăn) Bioplex C(g/kg thức ăn) 0 0 1 1,2 0,4 2 1,2 0,8 3 1,2 1,2 Chuẩn bị bể ƣơng Chuẩn bị bể gồm các bước sau : Làm vệ sinh thành bể, đáy bể, rửa với nước sạch , cấp nước từ bể lắng, lọc nước qua lưới mùn. Gây màu nước bằng Green Water (0,9g /bể), nước tảo ( 3 L/ bể).Trước khi thả cá bột vào bể ương cần phải cân bằng nhiệt độ trong bể và trong thau nhựa đựng cá khoảng 10-15 phút. Thức ăn và cách cho ăn 3 ngày đầu cho ăn trứng nước (1 lần/ngày), lượng trứng nước sử dụng trong một ngày là 1ml/ bể( 2000con / 1ml ). 4 Ngày thứ 4-7 cho ăn thức ăn chế biến. Lượng thức ăn cho 2000 cá bột/ngày gồm : Lòng đỏ trứng gà luộc: ¼ trứng , bột đậu nành: 10g ,bột cá mịn: 10g. Cho ăn 3 lần / ngày, mỗi lần cho ăn 2g / bể Ngày thứ 8 cho ăn thức ăn công nghiệp dạng đậm đặc (40% đạm) và có bổ sung Actigen và Bioplex C. Liều lượng thực tế bổ sung : Actigen : 1,2g / kg thức ăn . Bioplex C : 0,4g / kg thức ăn . 0,8g / kg thức ăn . 1,2g / kg thức ăn. Lần lượt cho 3 nghiệm thức 1 ,2 ,3. Mỗi ngày cho ăn 3 lần( 7h;12h 17h). Khẩu phần ăn khoảng 3g / bể. Tập cho cá ăn theo thời gian và 1 điểm cố định.Trong quá trình nuôi , thay nước và xi phông phân cá và thức ăn dư thừa định kỳ 1 tuần/lần. Quản lý bể ƣơng Phòng ngừa địch hại: Ấu trùng muỗi, thằn lằn vì chúng sát hại bất kỳ giai đoạn phát triển nào của cá làm giảm đáng kể tỷ lệ sống của cá ương nuôi. Theo dõi-Quản lý sức khỏe cá: Theo dõi hoạt động của cá, tình trạng bắt mỗi.. để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp hoặc phát hiện và xử lý kịp thời khi cá có dấu hiệu bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng, nấm… gây ra. Thu mẫu: Sau 60 ngày ương, thu mẫu cá và chỉ thu một lần vào cuối vụ ương. Khảo sát các chỉ tiêu kỹ thuật. Theo dõi sự biến động các chỉ tiêu môi trƣờng 1 tuần/lần. Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường bằng bộ test Serra Oxy hòa tan(mg/l): đo bằng test oxy lúc 8h và 15h pH: đo bằng test pH lúc 8h và 15h Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế lúc 8h và 15h NH3 (mg/l): đo bằng test NH3 lúc 8h và 15h Theo dõi sự tăng trƣởng của cá: Tăng trƣởng về khối lƣợng (DWG: Daily Weight Gain): DWG (g/ngày) = (Wf – Wi)/T 5 Trong đó: Wf: Khối lượng cuối Wi: Khối lượng đầu T: Thời gian nuôi Tăng trọng của cá (WG: Weight Gain): WG (g) = Wc – Wđ Trong đó: WG: Tăng trọng của cá (g) Wc, Wđ: Giá trị khối lượng trung bình của cá tại thời điểm cuối và ban đầu mỗi giai đoạn thí nghiệm. Tăng trƣởng tƣơng đối về khối lƣợng (SGR: Specific Growth Rate): SGR (%/ngày) = (lnWf – lnWi)/T Trong đó: Wf: Khối lượng cuối Wi: Khối lượng đầu T: Thời gian nuôi Tăng chiều dài của cá (LG: Length Gain): LG (mm) = Lc – Lđ Trong đó: LG: Tăng chiều dài của cá (mm) Lc, Lđ: Giá trị chiều dài trung bình của cá tại thời điểm cuối và ban đầu mỗi giai đoạn thí nghiệm. Theo dõi tỷ lệ sống của cá: Tỷ lệ sống(%)=(số cá thu hoạch / số cá thả ương)*100 2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu. Số liệu thu sẽ được xử lý bằng phần mềm Staticstica,Excel, phân tích ANOVA, phép thử Ducan để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một số yếu tố thủy lý hóa trong bể ƣơng Bảng 3.1, Sự biến động của các chỉ tiêu môi trƣờng. Số tuần thu mẫu pH Nhiệt độ( oC) NH3 (mg/L) O2(mg/L) 6 (8hSáng-15hChiều) (S-C) (S-C) (S-C) (S-C) Tuần 1 7,3-7,4 28-29 0,1-0,1 6-6,3 Tuần 2 7,6-7,7 28-29 0,2-0,2 6,1-6,2 Tuần 3 7,8-7,9 28-30 0,1-0,1 6-6,2 Tuần 4 7,5-7,8 27-28 0,1-0,1 5,8-6 Tuần 5 7,6-7,7 26-27 0,1-0,1 5,8-6 Tuần 6 7,8-7,9 25-26 0,1-0,1 6,1-6,3 Tuần 7 7,8-7,9 25-26 0,1-0,1 6,2-6,4 Tuần 8 7,8-7,9 28-30 0,1-0,1 6,1-6,3 Nhiệt độ giữa các nghiệm thức dao động từ 28 oC-30o C, nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá và không có sự biến động lớn giữa các nghiệm thức. Theo Trương Quốc Phú (2006), nhiệt độ thích hợp cho các loài cá nuôi từ 20 0C-30 0C. Do thí nghiệm được bố trí trong nhà nên ít bị các yếu tố môi trường như nắng, mưa… nên pH dao động giữa các nghiệm thức không khác biệt lớn. Chẳng hạn,vào buổi sáng dao động trong khoảng 7,6-7,8 và buổi chiều nằm trong khoảng 7,7-7,9 nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá. Theo Trương Quốc Phú (2006), thì pH có giá trị 6,5-9 là khoảng cá sinh trưởng tốt. Theo Dương Nhựt Long (2003), cá tra có khả năng sống trong điều kiện ao tù nước động, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ cao là khoảng lớn hơn 3 mg/L. Do bố trí thí nghiệm luôn luôn có sục khí và quản lý lượng thức ăn tốt trong các nghiệm thức và có xi phông phân cá theo định kì. Nên nhìn chung hàm lượng oxy hòa tan ở các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra ( Bảng 3.1). Do trong quá trình nuôi thực nghiệm có định kỳ xi phông và thay nước, kết hợp với việc cho ăn hợp lý… nên hàm lượng NH3 ở các nghiệm thức ổn định và không có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức dao động vào buổi sáng và chiều từ 0,01-0,002 mg/L. Trương Quốc Phú (2006), thì hàm lượng NH3 thích hợp cho cá là phải nhỏ hơn 0.1 mg/L. Nhìn chung sự biến động của các yếu tố môi 7 trường, trong các nghiệm thức không lớn và cũng nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra. 3.2 Tỷ lệ sống của cá tra sau 60 ngày ƣơng Sau 60 ngày ương thì ở nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ sống là 7,8% đạt thấp nhất so với các nghiệm thức còn lại lần lượt là: nghiệm thức 1 là 14,6%, nghiệm thức 2 là 16,8%, nghiệm thức 3 là 23,1% thể hiện ở bảng 3.2. Qua kết quả cho thấy ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 có bổ sung Actigen và Bioplex C đã nâng cao được tỷ lệ sống của cá tra rất nhiều so với nghiệm thức đối chứng không bổ sung. Do liều lượng bổ sung Actigen và Bioplex C từ nghiệm thức 1 đến 3 được nâng cao dần nên hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của cá tốt hơn dẫn đến cá tăng trưởng tốt hơn. Vì thế tỷ lệ sống của cá cũng tăng dần từ nghiệm thức 1 đến 3.Vì nghiệm thức đối chứng không bổ sung Actigen và Bioplex C nên tỷ lệ sống thấp nhất. Nguyễn Hồng Thương (2012),tỷ lệ sống ở ao 1 không có bổ sung chất Actigen và luân trùng là thấp nhất đạt 11% và ao 4 bổ sung Actigen với nồng độ 1.2kg/1 tấn thức ăn đạt tỷ lệ sống cao nhất là 18,6%. Thạch Thuôn (2009), tỷ lệ sống của cá tra ương ở ao đất với 2 mật độ khác nhau : 500con/m2 là 21,1% và 1000con/m2 là 19,1%. Dương Nhựt Long (2010), ương cá tra trong ao đất có diện tích từ 500-1000m2, độ sâu từ 1-1,5m với mật độ ương là 250 – 500 con/m2, thức ăn là lòng đỏ trứng gà, bột đậu nành và bột cá mịn, sau 60 ngày ương cá đạt kích cỡ 8 – 10 cm, tỷ lệ sống trung bình 40% - 60%. Bảng 3.2, Tỷ lệ sống của cá tra sau 60 ngày ƣơng Nghiệm thức Tỷ lệ sống(%) ĐC 7,8±1,4 1 14,6±1,9 2 16,8±0,91 3 23,1±0,91 3.3 Tăng trƣởng của cá tra sau 60 ngày ƣơng 3.3.1 Tốc độ tăng trƣởng về chiều dài Bảng 3.3, Kết quả tăng trƣởng về chiều dài 8 Nghiệm thức Đối chứng L đầu 20h tuổi (cm) 1 2 3 0,6±0,1 0,6±0,1 0,6±0,1 0,6±0,1 L ngày 60 (cm) 9,8±1,0 a 9,8±1,28 a 9,7±1,98 b 9,3±1,37 c LG(cm) 9,35±1,03 c 9,4±1,31 c 8,93±1,98b 8,76±1,38 a SGR ngày 60 (%/ngày) 3,99±0,3 b 3,97±0,5 b 3,91±0,8 a 3,99±0,2 b Các giá trị trong cùng một hàng có các ký tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ( p<0,005) Sau 60 ngày ương tốc độ tăng trưởng về chiều dài của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 1 là cao nhất đạt lần lược là 9,35±1,03cm/con và 9,4±1,31cm/con. Ở nghiệm thức 3 có tốc độ tăng trưởng về chiều dài là thấp nhất là 8,76±1,38 cm/con. Còn lại là ở nghiệm thức 2 có tốc độ tăng trưởng về chiều dài đạt 8,93±1,98 cm/con.Tốc độ tăng trưởng tương đối ở các nghiệm thức có giá trị gần tương đương nhau (bảng 3.3). Qua kết quả trên cho thấy chiều dài trung bình ở nghiệm thức đối chứng không có sự khác biệt ở mức ý nghĩ thống kê 5% so với nghiệm thức 1 và 2. Nhưng nghiệm thức đối chứng có sự khác biệt có ý nghĩ thống kê ở mức 5% so với nghiệm thức 3. Các cá thể ở nghiệm thức ĐC có tốc độ tăng trưởng về chiều dài không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% với các nghiệm thức 1 và 2 nhưng độ lệch chuẩn giữa nghiệm thức đối chứng với 1,2 lại có sự chênh lệch lớn (bảng 3.3), do tỷ lệ sống của các nghiệm thức 1,2 cao hơn nghiệm thức đối chứng nên môi trường sống hẹp lại, quá trình chăm sóc, quản lý khó khăn hơn. Nguyễn Hồng Thương (2012) thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài cao nhất là 12,9±1,3cm/ con ở nghiệm thức có bổ sung hàm lượng Actigen cao nhất (1,2kg/tấn thức ăn) sau 50 ngày ương. Có sự khác biệt khá lớn về chiều dài giữa nghiệm thức đối chứng so với nghiệm thức 3 là do mật độ cá ương, ban đầu ở mỗi nghiệm thức đều thả với mật độ 150 con/ nghiệm thức, lúc cá được 40 ngày tuổi thì đã có sự chênh lệch về mật độ giữa mỗi nghiệm thức, tỷ lệ sống nghiệm thức đối chứng thấp nhất chỉ 7,8% nên môi trường sống rộng rãi, cá sinh trưởng và phát triển nhanh. Còn ở nghiệm thức 3 tỷ lệ sống đạt 23,1% cao nhất trong 4 nghiệm thức nên môi trường sống hẹp gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rất lớn. 3.3.2 Tốc độ tăng trƣởng về khối lƣợng 9 Bảng 3.4, Kết quả tăng trƣởng về khối lƣợng Nghiệm thức Đối chứng W đầu 20h tuổi 0,003±0,001 1 2 3 0,003±0,001 0,003±0,001 0,003±0,001 (g) W ngày 60 (g) 8,51±2,74 b 8,97±3,89 c 8,72 ±2,76 bc 8,16±3,87 a WG(g) 8,59±2,74 ab 9,0±3,89 c 8,72±2,67 bc 8,15±3,87 a 11,35±0,80 b 11,43±0,4 c 11,39±0,9 b 11,29±2,75a SGR ngày 60 (%/ngày) Các giá trị trong cùng một hàng có các ký tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ( p<0,005) Sau 60 ngày ương tốc độ tăng trưởng về khối lượng cao nhất là ở nghiệm thức 1 đạt 9,0±3,89g/con. Nghiệm thức 3 có tốc độ tăng trưởng về khối lượng là thấp nhất chỉ đạt 8,15±3,87g/con. Ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 2 tốc độ tăng trưởng về khối lượng là tương đương nhau đạt lần lượt là 8,59±2,74g/con và 8,72±2,67g/con. Qua kết quả trên cho thấy ảnh hưởng của Actigen và Bioplex C ở 3 liều lượng khác nhau tới tốc độ tăng trưởng của cá tra như sau: nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với nghiệm thức 2, nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 3. Điều này cho thấy ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 sẽ kích thích cá tra tăng trưởng có hiệu quả hơn so với nghiệm thức 3 và nghiệm thức đối chứng không có bổ sung. Sự khác biệt rất lớn về khối lượng giữa nghiệm thức 1 so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 3 là do mật độ cá ương trong mỗi nghiệm thức gây ra, ở nghiệm thức 2 và 3 tỷ lệ sống rất cao lần lượt là 16,8% và 23,1% do vậy môi trường sống chật hẹp chỉ gói gọn trong bể thể tích 300 L nhưng không sử dụng hết hẳn 300 L, mà chỉ ở khoảng 200 L, vì nếu cho nước vào đủ 300 L, khi ta thao tác thay nước, hoặc xi phông cá sẽ phóng ra ngoài, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và quá trình phát triển, sinh trưởng của cá. Nguyễn Hồng Thương (2012), thì tốc độ tăng trưởng về khối lượng cao nhất là 10±3,87 ở nghiệm thức có bổ sung hàm lượng Actigen cao nhất (1,2kg/tấn thức ăn) sau 50 ngày ương. 10 Thạch Thuôn (2009), ương cá tra trong ao đất ở mật độ là 500con/m 2 có tốc độ tăng trưởng về khối lượng lớn hơn so với ưởng ở mật độ 1000con/m 2 . Theo Trần Bảo Trang(2006), ương cá lăng ở 3 mật độ khác nhau: 300 con/m 2, 400 con/m2, và 500 con/m2 tốc độ tăng trưởng của cá lăng ở mật độ 300 con/m 2 luôn cao hơn 2 mật độ còn lại. Theo Dương Nhựt Long (2010), khi ương cá lăng ở mật độ khác nhau 100 con/m2, 200 con/m2, 300 con/m2 sau 30 ngày ương đạt trọng lượng trung bình lần lượt là 1,7g/con , 1,75g/con , 1,82g/con và sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả trên cho thấy , cá tra là loài cá da trơn ăn động vật rất háu ăn, thường có tập tính sống ăn theo bầy đàn, do vậy với mật độ ương giống cao sẽ làm tăng tính cạnh tranh dinh dưỡng và cơ hội ăn lẫn nhạu giữa các cá thể cùng loài trong quần thể ương… và đây là một trong những nguyên nhân chính góp phần lý giải sự khác biệt về tăng trưởng của các tra ương trong 4 nghiệm thức . Xét về hiệu quả kinh tế giữa liều lượng 0,4 g Bioplex C/ kg thức ăn và 0,8 g Bioplex C/ kg thức ăn thì ở liều lượng 0,4 g sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn vì sử dụng ít Bioplex C hơn nhưng tốc độ tăng trưởng của cá tra đạt cao hơn. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của cá tra ở nghiệm thức 3 lại thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng không bổ sung , như vậy chưa mang lại hiệu quả để kích thích cá tra tăng trưởng nhanh. Như vậy cho thấy mặc dù chất bổ sung có thể cải thiện được tỷ lệ sống của cá tra và tốc độ phát triển , tăng trưởng nhưng yếu tố không thể thiếu là diện tích ương phải đảm bảo rộng rãi ở mức cho phép. Do bố trí thí nghiệm luôn luôn có sục khí và quản lý lượng thức ăn tốt trong các nghiệm thức và có xi phông phân cá theo định kì. Nên nhìn chung hàm lượng oxy hòa tan ở các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận Tỷ lệ sống của cá tra sau 60 ngày ương được cải thiện đáng kể khi được bổ sung Actigen và Bioplex C vào trong thức ăn, đạt cao nhất là nghiệm thức 3 23,1% và đạt thấp nhất là nghiệm thức đối chứng 7,8%. 11 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của nghiệm thức có bổ sung chất dinh dưỡng Actigen và Bioplex C lớn hớn so với nghiệm thức không bổ sung. Nhìn chung sự biến động của các yếu tố môi trường, trong các nghiệm thức không lớn và cũng nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra. 4.2 Đề xuất Nuôi thử nghiệm việc bổ sung chất dinh dưỡng Actigen và Bioplex C trên ao đất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.199 trang. Dương Nhựt Long, 2010. Giáo trình Kỹ thuật ương cá tra giống. Khoa thủy sản. Đại Học Cần Thơ. 180 trang. Nguyễn Chung, 2007. Giáo trình Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá tra. Nhà xuất bản nông nghiệp. 142 Trang. Nguyễn Văn Thường, 2008. Tổng quan dẫn liệu về định loại cá tra(Pangasianodon hypophthalamus) phân bố ở vùng hạ lưu sông Mekong. Tạp chí khoa học,2008. Quyển 1. Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ. 180 trang. Nguyễn Hồng Thương, 2012. Thực nghiệm ương cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) có bổ sung luân trùng Brachionus angularis và Actigen tại Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp Đại học- Khoa thủy sản- Trường Đại Học Cần Thơ. 26 trang Thạch Thuôn, 2009. Thực nghiệm ương cá tra giống trong ao đất tại trung tâm thủy sản Caseamex- Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học- Khoa thủy sảnTrường đại học Cần Thơ. 28 trang. Trần Bảo Trang, 2006.Thực nghiệm ương cá lăng (Mytus wyckii Bleer, 1858) với các mật độ khác nhau. Luận văn tốt nghiệp đại học – Khoa thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 30 trang. https://www.alltech.com/product/bioplex 12 https://www.alltech.com/sites/default/files/aqua_summaries.pdf http://www.thesaigontimes.vn/74956/Nong-chuyen-ca-tra-giong.html 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng