Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Tuyển tập bội đề thi học sinh giỏi môn sinh học 9 cực hay...

Tài liệu Tuyển tập bội đề thi học sinh giỏi môn sinh học 9 cực hay

.DOCX
26
869
136

Mô tả:

KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HSG NĂM 2017 MÔN: SINH HỌC 9 NĂM HỌC: 2017 – 2018 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 01 PHẦN I. SINH HỌC LỚP 8 Câu I: Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi sau: 1. Hãy cho biết tên của hình ảnh trên? Hoàn thành chú thích từ 1 – 11. 2. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? 3. Trong trường hợp tim đập nhanh và mạnh sẽ làm tăng huyết áp còn khi tim đập chậm và yếu sẽ làm giảm huyết áp? Câu II: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích? 1. Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút làm tăng hiệu quả hô hấp. 2. Người bị sốt rét có lượng hồng cầu tăng cao. 3. Bệnh bướu cổ là do tuyến tụy không tiết được hoocmon Tiroxin. 4. Nếu một người bị cắt bỏ túi mật thì việc tiêu hóa lipit bị ảnh hưởng. PHẦN II. SINH HỌC LỚP 9 Câu III: 1. Men Đen đã phát hiện ra quy luật phân li bằng cách nào? Phát biểu quy luật phân li của Men Đen? 1 2. Cho P tự thụ phấn thu được đời F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật (biết 1 gen quy định 1 tính trạng). Câu IV: 1. Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có bị thay đổi không? Giải thích. 2. Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu A, a và B, b. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các kiểu gen có thể có của tế bào đó. 3. Ở một loài trong tế bào sinh dưỡng bộ NST 2n = 14. Một hợp tử của loài đó tiến hành nguyên phân phát triển thành phôi khi đang ở lần nguyên phân thứ 3 do tác động của coxisin gây ra sự không phân li của tất cả các NST ở tế bào. Các tế bào khác phân chia bình thường. Tất cả các tế bào con sau khi tạo thành lại tiếp tục nguyên phân 2 lần liên tiếp để tạo phôi. Xác định tỉ lệ % số tế bào bị đột biến có trong phôi khi tạo thành? Tính số NST trong tất cả các tế bào sau khi kết thúc quá trình nguyên phân nói trên? Câu V: 1. Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có khoảng 5,66 ¿ 108 nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micrômét, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN? 2. Ở người, bệnh bạch tạng là do gen lặn trên NST thường quy định. A: Da bình thường, a: Da bạch tạng. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, sinh ra người con đầu tiên mắc bệnh bạch tạng. Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa thứ 2, xác suất sinh ra đứa con này bình thường là bao nhiêu? 3. Hãy điền thông tin vào bảng so sánh sau: Tiêu chí so sánh Vị trí xảy ra Khuôn mẫu tổng hợp Sự thể hiện nguyên tắc bổ Tổng hợp AND sung Câu VI: Cho bảng tư liệu sau: 2 Tổng hợp aa Tuổi của các bà mẹ Tỉ lệ (%) trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao 20 – 24 2–4 25 – 29 4–8 30 – 34 11 – 13 35 – 39 33 – 42 40 và cao hơn 80 – 188 1. Quan sát bảng trên, cho biết phản ánh điều gì? Nên sinh con ở độ tuổi nào để đảm bảo giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao? 2. Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường? 3. Như ta đã biết những người mắc bệnh Đao đều không có con, tuy nhiên lại nói bệnh là bệnh di truyền? Cách nói như vậy có đúng không? Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích? Câu VII: Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng: Cột A Cột B 1. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ a. Quan hệ cạnh tranh 2. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu b. Quan hệ cộng sinh 3. Nấm sống bám trên da người c. Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh 4. Các loài cây thân gỗ trong rừng cùng d. Quan hệ hội sinh vươn lên để nhận ánh sáng ---------HẾT--------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ và tên thí sinh:..................................................................Số báo danh:............. Chữ ký giám thị 1:..................................Chữ ký giám thị 2:................................... ĐÁP ÁN HSG MÔN SINH HỌC LỚP 9 – THCS Câu Đáp án I 1. – Tên hình ảnh: Sơ đồ cấu tạo trong của tim - Chú thích: 3 II III 1. tĩnh mạch chủ trên 2. tâm nhĩ phải 3. van động mạch chủ 4. van nhĩ - thất 5. tĩnh mạch chủ dưới 6. động mạch chủ ; 7. động mạch phổi ; 8. tĩnh mạch phổi 9. tâm nhĩ trái ; 10. tâm thất trái ; 11. vách liên thất. 2. Giải thích: Tim người hoạt động suốt đời liên tục mà không mệt mỏi vì: - Tim co bóp nhịp nhàng theo 1 chu kì gồm 3 pha: 2 tâm nhĩ co 0,1s rồi 2 tâm nhĩ dãn 0,7s; 2 tâm thất co 0,3s rồi nghỉ 0,5s => Thời gian tim hoạt động ít hơn thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo đủ thời gian để các cơ tim phục hồi để có thể hoạt động liên tục. - Lượng máu nuôi tim lớn = 1/10 lượng máu nuôi cơ thể. 3. – Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch. - Khi tim đạp nhanh, mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch gây ra áp lực mạnh lên động mạch làm huyết áp tăng. - Ngược lại, khi tim đạp chậm, yếu thì làm lượng máu bơm lên động mạch ít, gây ra áp lực yếu lên động mạch làm huyết áp giảm. 1. Đúng vì sẽ làm tăng dung tích sống, giảm lượng khí cặn, tăng lượng khí lưu thông. 2. Sai vì người sốt rét do trùng sốt rét xâm nhập vào hồng cầu => sau mỗi chu kì sinh sản lại phá vỡ rất nhiều hồng cầu => lượng hồng cầu giảm. 3. Sai vì bệnh bướu cổ là do thiếu iot dẫn đến tuyến giáp không tiết được hoocmon tiroxin => tuyến yên điều khiển tăng cường gây phì đại tuyến. 4. Đúng vì muối mật tách khỏi lipit thành giọt nhỏ biệt lập tạo tiêu hóa => thiếu muối mật không biến đổi lipit. 1. Men Đen phát hiện ra quy luật phân li bằng cách: + Phân tích các thế hệ lai + Giải thích các kết quả thí nghiệm bằng sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền thông qua sự phát sinh giao tử và thụ tinh - Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tô di truyền trong cặp nhân tố di truyền đã phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất giống như ở cơ thể thuần chủng của bố mẹ. 2. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên: - Quy luật phân li: VD: P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) 4 GP : A a F1 : Aa ( 100% hoa đỏ) F1 x F1 : Aa ( hoa đỏ) x Aa ( hoa đỏ) GF1 : A, a A, a F2 : : 1 AA : 2 Aa : 1 aa - Quy luật di truyền liên kết: AB ab AB ab VD: P: hạt trơn có tua cuốn x GP : AB, ab AB, ab AB AB IV AB ab hạt trơn có tua cuốn ab : 1 ab F1 : 1 : 2 1. Chức năng của protein có thể bị thay đổi hoặc cũng có thể không bị thay đổi - Giải thích: + Chức năng và hoạt tính của protein do cấu hình không gian 3 chiều quyết định. + Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 không làm thay đổi cấu hình không gian (không thay đổi trung tâm hoạt động) của protein thì chức năng của protein không thay đổi + Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi cấu hình không gian (thay đổi trung tâm hoạt động) của protein thì chức năng của protein thay đổi. 2. - Hai gen nằm trên hai NST khác nhau: (AA, Aa, aa)(BB, Bb, bb) → AABB, AABb, AAbb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb - Hai gen cùng nằm trên một NST: AB/AB, AB/Ab, Ab/Ab, AB/aB, Ab/aB, AB/ab, Ab/ab, aB/aB, aB/ab, ab/ab. 3. Một tế bào nguyên phân liên tiếp 2 lần. Số tế bào con tạo thành: 22=4 tế bào. Ở lần nguyên phân 3, 1 tế bào 2n bị đột biến đa bội tạo 1 tế bào 4n, 3 tế bào 2n nguyên phân bình thường tạo ra 2.3 = 6 tế bào 2n - Kết thúc lần NP 5: Số tế bào con tạo thành: + TB bình thường: 6x22= 24 (tb 2n) + TB bị đột biến: 1x22= 4 (tb 4n) 4  Tỉ lệ tế bào bị đột biến: 28 x 100 %=14 ,28 %  Số NST có trong tế bào của phôi: 2nx24 + 4x4n = 448 (NST) V 1. Ruồồi giấấm có 8 NST, vậy chiềồu dài của b ộ NST c ủa ruồồi giấấm là: 8 5 , 66×10 ×3,4 Α =9 ,622×108 Α 2 5 Chiềồu dài trung bình một phấn tử ADN của ruồồi giấấm là 8 9 , 622×10 = =1 ,2028×108 Α 8 NST ruồồi giấấm ở kì giữa có chiềồu dài 2 4 μm=2×10 Α 8 = 1 ,2028×10 Α =6014 2×104 Α lấồn Vậy NST kì giữa đã cuộn chặt với sồấ lấồn là 2. Biện luận: Bồấ mẹ có hình bình thường là có ki ểu gen: A_ + Sinh ra được người con bạch tang có kiểu gen: aa. M ột a lấấy t ừ bồấ và 1 a lấấy t ừ m ẹ. V ậy ki ểu gen của bồấ mẹ là: Aa. + Theo sơ đồồ lai: 1 2 1 3 1 3 1 AA : Aa : aa  A _ : aa 4 4 4 4 P: Aa x Aa  4 ( 4 Bình thường : 4 Bạch tạng) Do sinh ra các đứa con là độc lập, nền sinh đ ứa con th ứ 2 khồng có liền quan đềấn đ ứa con th ứ 3 nhấất. Xác suấất của đứa con thứ 2 (phụ thuộc vào phép lai) khồng b ị b ệnh b ạch t ạng là : 4 . 3. Tiêu chí so sánh Vị trí xảy ra Khuôn mẫu tổng hợp Sự thể hiện nguyên tắc Tổng hợp AND Tổng hợp aa Ở nhân tế bào Ở tế bào chất Cả 2 mạch của ADN Là phân tử mARN NTBS thê hiện giữa các Được thể hiện giữa các bổ sung nu tự do với các nu trên nu của bộ ba đối mã 2 mạch gốc trên tARN với các nu trên bộ ba mã sao trên VI mARN 1. - Bảng tư liệu trên phản ánh tỉ lệ trẻ mới sinh ra mắc bệnh Đao tỉ lệ thuận với độ tuổi của người mẹ: Độ tuổi người mẹ càng cao thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao càng cao. - Nên sinh con ở độ tuổi 25 – 34 hợp lí. 2. Giải thích: + Những bà mẹ trên 35 tuổi, tế bào sinh trứng bị não hoá, quá trình sinh lí sinh hoá nội bào bị rối loạn dẫn tới sự phân li không bình thường của cặp NST 21 trong giảm phân. 6 VII + Do các yếu tố gây đột biến của môi trường tích lũy trong tế bào của bố, mẹ nhiều hơn, do đó dễ dẫn đến phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản. 3. Cách nói như vậy hoàn toàn đúng. Bởi vì mặc dù người bị bệnh Đao không có con nhưng bệnh Đao sinh ra do vật chất di truyền trong cơ thể con người bị biến đổi (đột biến) trong quá trình sinh sản. 1. d 2. b 3. c 4. a 7 ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG ĐỀ SỐ 02 MÔN: SINH HỌC 9 NĂM HỌC: 2017 – 2018 Câu 1: a) Quá trình nguyên phân có ý nghĩa gì đối với di truyền và sự sinh trưởng phát triển của cơ thể? b) Thực chất của quá trình thụ tinh là gì? c) Tại sao ADN ở tế bào nhân thực cần trung gian là các ARN để truyền đạt thông tin di truyền? Câu 2: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? Câu 3: Ở một loài thực vật có 2n = 20, người ta thấy trong 1 tế bào có 19 NST bình thường và 1 NST có tâm động có vị trí khác thường so với các NST còn lại. Hãy cho biết NST có tâm động vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng cơ chế nào? Câu 4: a) AND có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì về mặt di truyền? b) Thể đột biến là gì? Hãy cho biết trong những trường hợp nào thì từ đột biến có thể chuyển thành thể đột biến? Câu 5: Xét trường hợp 1 gen có 2 alen A và a, trong đó alen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết Hidro. Alen a có chiều dài bằng alen A nhưng số liên kết Hidro lớn hơn gen A là 1 liên kết. Cặp Aa nhân đôi liên tiếp 2 lần. Vậy môi trường nội bào cần cung cấp số Nu từng loại là bao nhiêu? Câu 6: Một tế bào sinh dục sơ khai gà 2n = 78. Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 19812 NST nguyên liệu mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và của tinh trùng là 3,125%. Hãy cho biết: a) Tìm số đợt nguyên phân của tế bào trên? 8 b) Tìm số hợp tử tạo thành? c) Tính số lượng tế bào sinh tinh cần cung cấp cho quá trình thụ tinh nói trên? Câu 7: Cho lai cà chua quả vàng, cao với cà chua thấp, đỏ. Thu được F1 đồng loạt cà chua cao, đỏ. Tiến hành cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 918 cao, đỏ 305 cao, vàng 320 thấp, đỏ 100 thấp, vàng a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2? b) Tìm kiểu gen, kiểu hình P để ngay F1 thu được tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1? Câu 8: a) Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp? b) Cho 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen AA và aa lai với nhau thu được thế hệ lai F1 có cá thể mang kiểu gen AAA và cá thể mang kiểu gen OA. Biết rằng cá thể có kiểu gen AAA có hàm lượng ADN tăng 1,5 lần còn cá thể mang kiểu gen OA có số lượng NST giảm đi một chiếc. Trình bày cơ chế phát sinh thể OA? Nêu các biểu hiện của hai thể đột biến trên? Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. 9 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN Câu Đáp án 1 a) Ý nghĩa nguyên phân: - Nguyên phân duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ. - Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào là cơ sở của sự sinh trưởng của các mô, cơ quan, cơ thể, thay thế tế bào già, tế bào bị tổn thương. b) Thực chất của thụ tinh:Là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội của giao tử tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử. c) Cần ARN trung gian vì: - Đối với sinh vật nhân thực ADN ở trong nhân trong khi quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất nên cần trung gian. - Việc sử dụng trung gian là ARN giúp bảo quản thông tin di truyền. - ADN có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều liên kết với nhau bằng liên kết hidro nên không phù hợp để làm khuôn dịch mã. 2 - Vì khi uống rượu: Rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng => Chân nam đá chân chiêu trong lúc đi. 3 - Đột biến đảo đoạn NST có chứa tâm động. - Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST. - Đột biến mất đoạn NST không chứa tâm động. - Đột biến lặp đoạn NST. 4 a) - Tạo nên cấu trúc bền vững, ổn định. - Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản AND, tiết kiệm vật chất, năng lượng và thời gian. - Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai. - Sắp xếp của 2 mạch theo NTBS => chi phối truyền đạt thông tin di truyền. b) - Thể đột biến: là cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra ngoài thành kiểu hình. - Trường hợp đột biến thành thể đột biến: + Đột biến gen lặn (thuộc cùng một kiểu gen) của 2 giao tử đực và cái thụ tinh tạo thành hợp tử có kiểu gen đồng hợp lặn. + Gen đột biến nằm trên NST giới tính X nhưng không có gen nằm trên NST giới tính Y hoặc gen đột biến lặn. + Đột biến ở trạng thái trội. 10 + Đột biến NST ( đột biến số lượng, cáu trúc NST). 5 *) Xét alen A: - Chiều dài alen A: 153nm = 1530A0 => Số nu của alen A: 900 (Nu) {2 A+2G=900¿¿¿¿ { A=T=181(Nu)¿¿¿¿ {2 A+2G=900¿¿¿¿ { A=T=180(Nu)¿¿¿¿ - Bài ra ta có hệ phương trình: => *) Xét alen a: - Do alen a có cùng chiều dài với alen A nên sô Nu 2 alen bằng nhau. - Mà bài cho số lk Hidro gen a hơn gen A 1 lk nên có: H = 1169 + 1 = 1170 (lk) - Từ đó ta có hệ phương trình: => *) Số lượng từng loại Nu môi trường nội bào cung cấp: Amt = Tmt= (22 – 1)(181 + 180) = 1083 (Nu) Gmt = Xmt= (22 – 1)(269 + 270) = 1617 (Nu) 6 7 a) Gọi số lần nguyên phân của tế bào trên là x (x nguyên đương) Ta có: 2n(2x – 2) = 19812  2x = 256 => x = 8 Vậy số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là 8 đợt. b) – Số tế bào con tạo ra: 28 = 256 = số tế bào sinh trứng - Mà bài ra H% = 25% => số trứng được hình thành là: 256 x 25% = 64 = số hợp tử hình thành. => Có 64 hợp tử được hình thành. c) Theo bài ra có: Số tinh trùng được thụ tinh = số hợp tử = 64 mà H% = 3,125% do đó số tinh trùng được hình thành: 64 x 100=2048(tinhtrùng ) 3, 125 = Số tế bào sinh tinh là: 2048/4 = 512 (tế bào) a) F1 thu 100% cao, đỏ => tính trạng cao, đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng thấp, vàng. Qui ước gen: A: Cao B: Đỏ a: Thấp b: Vàng *) Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2: - Cặp tính trạng hình dạng cây cà chua: Cao 918+305 3 = ≈ Thâp 320+100 1  Có 4 tổ hợp tử tạo thành = 2gt x 2gt 11 8  Mỗi bên bố và mẹ sẽ cho 2 loại giao tử  Bố và mẹ đều dị hợp tử về một cặp gen quy định tính trạng hình dạng cây cà chua.  Kiểu gen của F1: Aa x Aa - Cặp tính trạng màu sắc cây cà chua: Cao 918+320 3 = ≈ Thâp 305+100 1  Có 4 tổ hợp tử tạo thành = 2gt x 2gt  Mỗi bên bố và mẹ sẽ cho 2 loại giao tử  Bố và mẹ đều dị hợp tử về một cặp gen quy định tính trạng màu sắc cây cà chua.  Kiểu gen của F1: Bb x Bb *) Xét chung cặp tính trạng ở F2: - Theo bài ra tỉ lệ: 918 : 305 : 320 : 100 ¿ 9 : 3 : 3 : 1 = (3:1)(3:1) => Phù hợp với tỉ lệ bài cho. => Các cặp gen quy định hình dạng cây và màu sắc quả nằm trên hai cặp NST khác nhau và tuân theo quy luật phân li độc lập của MenĐen (di truyền độc lập). - Từ (1) và (2) ta có kiểu gen F1: AaBb x AaBb => Kiểu gen của P là thuần chủng: Aabb x aaBB => Học sinh viết sơ đồ lai đúng cho điểm tối đa. b) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 = (1:1)(1:1) = (Aa x aa)(Bb x bb) => Kiểu gen của P: AaBb x aabb (Cao, đỏ) (Thấp, vàng) hoặc Aabb x aaBb (Cao, vàng) (Thấ, đỏ) a) - Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội. - Nếu đời con lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp: AA x aa → Aa - Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử: Aa x aa → Aa : aa b) Thể 0A có số NST giảm đi 1NST nên đây là thể dị bội 2n-1. * Cơ chế: 12   Trong giảm phân, một bên bốố hoặc mẹ có cặp NST mang c ặp gen aa khống phân li t ạo ra 2 loại giao tử dị bội: một loại mang 2 NST của cặp aa (n+1), một loại khống mang NST của cặp âốy: 0 (n-1). Trong thụ tnh, giao tử bâốt thường khống mang NST của cặp: 0 (n-1) kêốt h ợp v ới giao tử bình thường: A (n) của bên bốố, mẹ còn lại tạo hợp t ử mang 1 NST c ủa c ặp (2n-1) có KG: 0A (Học sinh có thể trình bày bằng sơ đồ lai, đúng vẫn cho điểm tối đa) b.Cơ thể có kiểu gen AAA và hàm lượng AND tăng 1,5 lần là thể tam bội. Biểu hiện của 2 thể đột biến trên là: Thểdịbội0A ThểtambộiAAA - Gây biến đổi hình thái ở - Tăng kích thước các cơ thực vật như: hình dạng,quan như: than, cành, lá kích thước, màu sắc hoặcđặc biệt là tế bào khí khổng gây bệnh NST ở người như:và hạt phấn; Sinh trưởng Đao, Tơcnơ mạnh, chống chịu tốt, thời gian sinh trưởng kéo dài và bất thụ. - Không tồn tại ở người và động vật. 13 KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HSG NĂM 2017 ĐỀ THI SỐ 03 MÔN: SINH HỌC 9 NĂM HỌC: 2017 – 2018 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I: 1. Hãy giải thích: Nơron là các tế đã được biệt hóa cao độ, mất khả năng phân chia nhưng có thể hoạt động trong suốt cuộc đời một con người? 2. Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 – 25g. Hoocmon tuyến giáp là tirôxin (TH), trong thành phần có i-ốt, có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào. a) Dựa vào phần kiến thức trên, em hãy cho biết nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta mà thiếu i-ốt thì sẽ gây hậu quả gì? Tại sao? b) Do những loại hoocmon nào mà uyến giáp có thể tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu? Câu II: 1. Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ của hiện tượng di truyền độc lập về 2 cặp tính trạng của Menđen như thế nào? 2. Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con mình các tính trạng đã hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên có đúng hay không? Giải thích? 3. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? Câu III: Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 720NST đơn, các tế bào này thực hiện nguyên phân liến tiếp một số lần bằng nhau. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Các tế bào tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh trùng. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10%. Khi giảm phân các cá thể tạo hợp tử với số NST đơn 4608 lúc chưa nhân đôi. a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài? Tên loài là gì? Vì sao? b) Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực, số tế bào sinh tinh trùng? 14 Câu IV: 1. Ruồi giấm 2n = 8 có khoảng 2,83x108 cặp Nu. Nếu chiều dài trung bình của NST ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử AND? 2. Gen B có chiều dài 2040A0, trên mạch 1 có 150A và 103T. Một đột biến gen dạng thay thế một cặp Nu xảy ra làm gen B thành gen b. Gen b có 1546 liên kết Hiđrô. Cặp Bb tự nhân đôi 1 lần đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con nhân đôi lần thứ 2. Hỏi môi trường nội bào cung cấp số lượng nucleotit từng loại là bao nhiêu? Câu V: Trên một cánh đồng có các loài sinh vật sau: thỏ, rắn, sâu ăn lá, chim ăn sâu, diều hâu, nai, vi khuẩn. Cá thể thỏ sống trong môi trường đó chịu tác động nào? Câu VI: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo từng mối quan hệ cùng và khác loài: 1. Cua và hải quỳ 2. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ Đậu 3. Nấm sống bám trên da người 4. Địa y sống bám trên thân cây gỗ 5. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau 6. Cá mập con khi mới sinh ra sử dụng ngay trứng chưa nở làm thức ăn 7. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm,… 8. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn Câu VII: Hội chứng Đao là do thừa một NST số 21 (3 NST số 21) trong tế bào. Người mắc bệnh này thường thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra,……Khoảng 50% bệnh nhân chết trong 5 năm đầu, còn lại có thể sống tới tuổi trưởng thành. Vậy em hãy giải thích tại sao đa số người mắc hội chứng Đao có thể sống tới tuổi trưởng thành? Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 15 HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HSG NĂM 2017 Câu Đáp án I 1. Giải thích: Vì noron tuy không thể phân chia nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu đoạn gốc không bị tổn thương => Dây thần kinh bị đứt được nối lại => Hoạt động thần kinh liên quan đến vùng bị tổn thương sẽ được phục hồi. 2. a) Khi thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến => Gây bệnh bướu cổ. b) Nhờ tuyến giáp có hoocmon canxitônin cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp nên tham gia vào quá trình điều hòa canxi và phôtpho trong máu. II 1. + Nhân tố di truyền mà Menđen nhắc đến trong các thí nghiệm của mình chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng. + Sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền nên mỗi cặp NST để nhận sự phân li và tổ hợp của các cặp NST gắn liền sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh. 2. - Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai. - Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng). 3. - Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi của ADN được diễn ra theo các nguyên tắc: + Nguyên tắc khuôn mẫu: nghĩa là mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. + Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nu. ở mạch khuôn với các nu. tự do là cố định: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại. + Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), còn 1 mạch mới được tổng hợp. - Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong qua trình nhân đôi. III a) Gọi số tế bào trong nhóm tế bào trên là A, bộ NST lưỡng bội của loài là 2n và số lần 16 nguyên phân là x Ta có: A.2n = 720 (1) 4608 =2304 (NST ) 2 Số NST trong các tinh trùng với trứng là: Số lượng NST đơn trong 10% số tinh trùng được thụ tinh là: x 4 A .2 .n .10 =2304 100 (2) Từ (1) và (2) ta có: 720.2.2 = 2304 => 2 = 16 => x = 4  2n = 8 => Đây là bộ NST ruồi giấm. Vì dựa vào tính đặc trưng về số lượng NST của loài. b) Số lượng tế bào sinh dục sơ khai là: x x 720 =90 A= 8 (tế bào) IV Số lượng tế bào sinh tinh trùng là: A.2x = 90.24 = 1440 (tế bào) 1. Chiều dài của bộ NST ruồi giấm: (2,38x108 . 3,4) = 9,62x108 8 9,62x10 =1 , 2025 x 108 8 Chiều dài của 1 AND của ruồi giấm: Vậy NST cuộn chặt so với số lần là: Biết 2 micromet = 2x104A0 1 , 2025 x 108 ≈6 , 013 2 x 104 (lần) 2. *) Xét gen B: V 2040 x2=1200(Nu ) Số Nu của cả gen: N = 3,4 Theo bài ra có: A1 = 150 = T2 T1 = 103 = A2  A = A1 + A2 = T1 + T2 = 150 + 103 = 253 (Nu) Sô nu của loại G = X = 1200 – (2.253) = 347 (Nu) *) Xét gen b: Gen B có 1547lk Hdiro mà gen b có 1546lk => Dạng đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T  Số nu từng loại của gen b: A = T = 253 + 1 = 254 (Nu) G = X = 347 – 1 = 346 (Nu) *) Số nu tự do từng loại môi trường nội cung cấp cho cặp gen Bb: Amt = Tmt= (22 – 1)(253 + 254) = 1521 (Nu) Gmt = Xmt= (22 – 1)(347 + 346) = 2079 (Nu) Trong môi trường đó, thỏ chịu tác động của các nhân tố sinh thái trực tiếp hoặc gián 17 tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản: +Vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước,…. +Hữu sinh:  Quan hệ cùng loài: Thỏ - Thỏ  Quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh nơi ở, thức ăn,…  Quan hệ khác loài:+ Quan hệ cạnh tranh: Thỏ, nai, sâu ăn lá + Quan hệ kí sinh: Thỏ - Vi khuẩn + Quan hệ SV ăn SV khác: Thỏ, rắn, diều hâu VI 1. Cộng sinh (khác loài) 2. Cộng sinh (khác loài) 3. Kí sinh, nửa kí sinh (khác loài) 4. Hội sinh (khác loài) 5. Hỗ trợ cùng loài 6. Cạnh tranh cùng loài 7. Ức chế - cảm nhiễm 8. Sinh vật này ăn sinh vật khác VII Sở dĩ như vậy là do NST 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các NST khác nên sự mất cân bằng gen do thừa 1 NST số 21 là ít nghiêm trọng hơn nên người bệnh có thể còn sống được. 18 ĐỀ SỐ 04 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2017 MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 180 phút Khóa ngày thi: 12/12/2017 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu I: 1. Trong các thí nghiệm của mình, Menđen đã tiến hành thí nghiệm trên nhiều đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan (có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt). Đặc biệt, ông đã chọn các cặp tính trạng tương phản trên cây đậu Hà Lan khi thí nghiệm. Từ đó, bằng phương pháp độc đáo của mình, MenĐen đã rút ra các quy luật di truyền (năm 1865), đặt nền móng cho Di truyền học. a) Dựa vào phần thông tin trên, em hãy giải thích Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai? b) Hãy trình bày nội dung phương pháp độc đáo của MenĐen khi phân tích kết quả thí nghiệm lai của mình? 2. Ngoài cây đậu Hà Lan, những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? 3. Vì sao mỗi NST chứa 1 phân tử AND rất dài lại có thể xếp gọn được trong nhân có kích thước nhỏ? Câu II: 1. Ở vận động viên lúc nghỉ ngơi nhịp tim là 40 – 60 nhịp/phút, còn người bình thường là 75 nhịp/phút. Hãy giải thích sự khác nhau đó? 2. Quan sát hình ảnh dưới đây và điền vào bảng so sánh sau: 19 Chỉ tiêu so sánh Sự hình thành giao tử đực Sự hình thành giao tử cái Số lần giảm phân Số lần nguyên phân Bộ NST của Đại bào tử Bộ NST của Tiểu bào tử Kết quả (Số giao tử được tạo thành từ một tế bào ban đầu) Câu III: 1. Có ý kiến cho rằng: “Những người bị bệnh thiếu máu là do thiếu số lượng máu cung cấp vào cơ thể”. Bằng kiến thức của mình, em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Hãy giải thích vì sao? 2. Trong cơ thể nam giới, số lượng tinh trùng được sản sinh ra là rất lớn, nhưng trong quá trình thụ tinh lại chỉ có một tinh trùng được trứng tiếp nhận? Hãy giải thích hiện tương trên? 3. Một người ở đồng bằng lên sống ở vùng núi cao một thời gian, không khí vùng đó nghèo Oxi. Hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra nhưng thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và máu? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan