Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Tuyển tập 24 đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 12 bảng a và b các sgd các tỉ...

Tài liệu Tuyển tập 24 đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 12 bảng a và b các sgd các tỉnh có đáp án

.PDF
229
760
55

Mô tả:

UBND TỈNH TIỀN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH Khóa ngày 01/12/2009 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi có 05 trang, gồm 20 câu Thí sinh trả lời tất cả những câu hỏi sau đây, mỗi câu 1,0 điểm. I. SINH HỌC TẾ BÀO (4,0 điểm) Câu 1. 1.1. Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân trong hô hấp tế bào là : A. Thu được mỡ từ glucozơ . B. Cho phép cacbohidrat xâm nhập vào chu trình crep. C. Có khả năng phân chia đường glucozơ thành tiểu cầu nhỏ . D. Lấy năng lượng từ glucozơ một cách nhanh chóng. Chọn câu đúng ? 1.2. Vì sao hô hấp là biểu thị đặc trưng của sự sống ? Câu 2. 2.1 Những bào quan nào có 2 lớp màng bao bọc mà đảm nhận vai trò chuyển hóa năng lượng trong tế bào? A. Lục lạp, ti thể B. Lục lạp, nhân C. Ti thể, nhân D. Lục lạp, ti thể, nhân 2.2 Cho biết điểm giống nhau giữa những bào quan có 2 lớp màng bao bọc mà đảm nhận vai trò chuyển hóa năng lượng trong tế bào? Câu 3. 3.1 Thế nào là enzim? Vai trò chính của enzim trong chuyển hoá vật chất của tế bào. 3. 2 Thế nào là bệnh rối loạn chuyển hoá? Cho ví dụ về bệnh rối loạn chuyển hoá. Trang 1 Câu 4. Trong các câu sau đây: câu nào đúng, câu nào sai? Giải thích. A. Trung thể là bào quan có trong các tế bào nhân thực? B. Lá cây có màu xanh, khi gần rụng có màu vàng? C. Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất là nơi duy nhất xảy ra quá trình trao đổi chất của tế bào? D. Lục lạp có khả năng tổng hợp Prôtêin cần thiết? II. SINH HỌC VI SINH VẬT (4,0 điểm) Câu 5. Dưới đây là sơ đồ các con đường giải phóng năng lượng của vi sinh vật. Chất cho êlectron hữu cơ A Chất cho êlectron vô cơ B Q Chất hữu cơ C Q D Q O2 Q NO 3− , SO 24 − , CO2 O2 , SO 24 − , NO 3− 5.1. Chú thích tên của các con đường: A, B, C và D. 5.2. Giải phóng năng lượng theo B có ưu thế gì so với C? Câu 6. 6.1. Đặc điểm nào về cấu trúc của xạ khuẩn giống vi khuẩn, đặc điểm nào giống nấm? 6.2. Vì sao trong giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp bình rượu ra xem? Câu 7. 7.1. Ứng dụng của sự phân giải vi sinh vật ? A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật . B. Tạo bột giặt sinh học . C. Sản xuất gôm sinh học. D. Cải thiện công nghệ thuộc da. Chọn câu không đúng ? 7.2. Giải thích cơ sở khoa học của việc sử dụng Nấm men để sản xuất rượu. Câu 8. Người ta mô phỏng cấu tạo thành tế bào vi khuẩn theo mô hình sau: 2 phospholipit Thành tế bào peptidoglican màng sinh chất 8.1. Mô hình trên được mô tả cho loại tế bào Gram âm hay Gram dương? Tại sao? 8.2. Nêu cấu trúc và chức năng của vỏ nhầy ở vi khuẩn? III. SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT (4,0 điểm) Câu 9. 9.1. Cây chịu hạn giảm thiểu sự mất nước bằng cách: A. Sử dụng con đường CAM. B. Giảm độ dày của lớp cutin lá. C. Lá có diện tích bề mặt / thể tích lớn. D. Sử dụng con đường C3. Chọn và giải thích câu đúng . 9.2. Câu nói “ Tất cả thực vật ở cạn đều hút nước, ion khoáng bằng các tế bào lông hút” là đúng hay sai? Giải thích? Câu 10. Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai? A. Vận động bắt mồi ở cây nắp ấm là kiểu vận động cảm ứng theo sự trương nước của TB. B. Hoocmon sinh trưởng có tác dụng kích thích vận động quấn vòng tua cuốn ở TV có thân leo. C. Hiện tượng hạt không nẩy mầm ngay mà phải đợi thời gian chín sinh lý của phôi mới nẩy mầm được gọi là " hạt ngủ". D. Vận động nở hoa mang tính chu kỳ của hoa 10 giờ chịu tác động của ánh sáng trong ngày và không chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ. Câu 11. Cho sơ đồ sau : C6 H12 O6 ( glucôzơ) 1 2 Quá trình A 4 Axit piruvic Quá trình B 5 3 11.1 Chú thích tên gọi 1,2,3,4,5. 3 11.2 Nêu sự khác nhau giữa quá trình A và quá trình B. Câu 12. 12.1. Nêu sự khác biệt giữa quá trình Nitrat hoá (NH3NO3-) và quá trình phản Nitrat hoá (NO3-  N2) 12.2 : Vì sao quang hợp có vai trò quyết định năng suất cây trồng ? IV. SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT (4,0 điểm) Câu 13. 13.1 Trạng thái tim mạch của một người đang tập thể dục chạy tại chỗ 15 phút: A. tim co bóp chậm và yếu - mạch dãn. B. tim co bóp nhanh và mạnh – mạch co. C. tim co bóp bình thường lúc mới chạy, sau đó co bóp nhanh và mạnh - mạch co. D. tim co bóp nhanh và mạnh lúc mới chạy, sau đó co bóp chậm và yếu - mạch dãn. 13.2 Trình bày cơ chế tác động của việc tập thể dục đến hoạt động tim mạch của người chạy bộ nói trên. Câu 14.: Tại sao sự trao đổi khí ở chim là hiệu quả nhất so với sự trao đổi khí của bò sát và thú ? Câu 15. 4 Trên đây là sơ đồ mối liên quan giữa tổng tiết diện của mạch máu, lưu tốc máu và huyết áp . 15.1. Chú thích cho các chữ a, b, c, d và các số I, II, III đánh trên sơ đồ. 15.2. Giải thích các đường biểu diễn và mối liên quan giữa chúng . Câu 16. 16.1. Tế bào bạch cầu sản xuất ra các phân tử protein và xuất ra ngoài tế bào. Hãy nêu con đường vận chuyển phân tử protein đó từ nơi nó được sản xuất tới màng sinh chất của tế bào bạch huyết và giải thích. 16.2. Tại sao nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều so với nhịp tim của người trưởng thành? V. DI TRUYỀN HỌC (4,0 điểm) Câu 17. 17.1. Vì sao mã di truyền là mã bộ ba? 17.2. Một phân tử ARN tổng hợp nhân tạo chứa 60%U và 40%A. Xác suất của các bộ ba ribônuclêôtit có thể có được tạo thành ngẫu nhiên trong ARN đó là bao nhiêu? Câu 18. Trong một gen cấu trúc, tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc có tất cả 450 bộ ba. Sau khi gen tiến hành tổng hợp chuỗi polipeptit sẽ có số axit amin là: A. 448 aa C. ≤ 448 aa B. 148 aa D. ≤ 148 aa Chọn và giải thích câu đúng nhất Câu 19. 19.1 Một sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội gồm 4 cặp nhiễm sắc thể tương đồng ký hiệu là AABBDDee. Dạng đột biến thể ba ở một cặp nhiễm sắc thể có thể được ký hiệu như thế nào? 5 19.2 Chọn và giải thích cơ chế hình thành của 1 trong các thể ba trên? Câu 20. Căn cứ vào quá trình giảm phân, hãy trình bày cơ chế tạo ra các tinh trùng bất thường mà khi thụ tinh với các trứng bình thường dẫn đến sự hình thành hợp tử lệch bội về nhiễm sắc thể giới tính XO (hội chứng Tơcnơ ở người) ? HẾT 6 KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CẤP TỈNH Môn: SINH HỌC Khóa ngày 01 tháng 12 năm 2009 HƯỚNG DẪN CHUNG Đáp án dưới đây có tính chất chung : Nội dung chỉ nêu những ý cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề bài ; hình thức trình bày dưới dạng các đơn vị kiến thức theo một trong các trật tự có thể có, kèm theo biểu điểm và hướng dẫn chấm. Khi chấm, giám khảo cần lưu ý những vấn đề sau đây : 1) Chỉ yêu cầu thí sinh (TS) nêu được đầy đủ và đúng các nội dung chánh theo một thứ tự hợp lý, không bắt buộc phải trình bày y hệt như đáp án hay sách giáo khoa. 2) Hết sức quan tâm đến tính chủ động và sự sáng tạo của TS thể hiện trong bài làm. Những ý mới, hay, hoặc kiểu trình bày độc đáo phải được xem xét cẩn thận và cân nhắc kỹ để cho điểm thích đáng. Nếu TS có trình bày thêm những nội dung – tuy không nêu trong đáp án, nhưng xét thấy đúng và hợp lý thì giám khảo cần tính toán kỹ để vẫn có thể cho điểm (bù vào những phần mà các em thiếu). Những phần bài làm bị sai thì chỉ không cho điểm chớ không trừ điểm. 3) Khi chấm hình vẽ (nếu có) : yêu cầu chính xác, đầy đủ, cân đối (về kích thước và vị trí các chi tiết) trong nội dung thể hiện của hình được xem là chủ yếu. Yêu cầu thẩm mỹ – tuy không coi nhẹ, nhưng chỉ nên được xem xét ở mức độ vừa phải. 4) TS làm không đúng yêu cầu của đề (như : trình bày những nội dung đề không yêu cầu, vẽ hình – nếu có – bằng viết chì hày dùng mực khác màu...) hoặc có biểu hiện vi phạm quy chế thi thì cần đưa ra tổ chấm bàn bạc kỹ để có quyết định đúng mức : từ không cho điểm đến trừ một phần điểm. Những trường hợp rất đặc biệt nhất thiết phải xin ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giám khảo. 5) Do yêu cầu cao của kỳ thi tuyển ở một bộ môn khoa học thực nghiệm, cần đặc biệt quan tâm đến hình thức trình bày bài làm của TS để có thể cho điểm thêm (điểm hình thức) theo đúng các quy định sau đây : * Điểm cho thêm chỉ gồm hai mức : 0,25 và 0,50. * Chỉ cho thêm khi tổng điểm (phần nội dung) của bài làm chưa đạt điểm tối đa. * Chỉ cho điểm thêm khi hình thức bài làm thật xứng đáng : trình bày khoa học ; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chánh tả ; câu đúng cú pháp, rõ nghĩa ; sử dụng đúng thuật ngữ khoa học bộ môn. Tuyệt đối không dùng điểm hình thức để “vớt” hay “chiếu cố” cho TS. 7 6) Những phần thang điểm đã quá nhỏ mà lại có nhiều nội dung thì chỉ yêu cầu trình bày ngắn gọn, tương đối đủ và đúng ý. Tùy thực tế bài làm giám khảo có thể chủ động cho điểm sao cho phù hợp. 7) Ký hiệu sử dụng : * HD : Hướng dẫn chấm cụ thể phần đáp án ngay bên trên. * ( … ) (những ý viết trong dấu ngoặc đơn) : TS có thể trình bày hay không cũng được ; có khi có ý nghĩa tương đương dùng để thay thế nội dung liền phía trước hoặc liền phía sau. I. SINH HỌC TẾ BÀO (4,0 điểm) Câu 1. 1.1. (0,25 ) Câu B 1.2. ( 0,75 ) + Là quá trình sinh lí trung tâm có vị trí đặc biệt trong các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (0,25 ) + Giải phóng năng lượng hóa học tiềm tàng và biến đổi thành dạng tiêu dùng ATP để cung cấp cho các quá trình thu năng lượng khác ( như tổng hợp chất protein, axit nucleic ) thực hiến các cử động cơ học , tạo và dẫn truyền dòng điện sinh học (0,5 ). Câu 2. 2.1. (0,25 ) Câu A 8 2.2. Ti thể và lục lạp có những điểm giống: - Màng kép bao bọc, thành phần hoá học đều là photpholipit & prôtêin - Có AND dạng vòng và ribôxôm riêng có thể tạo protein - Có nhiều enzym xúc tác phản ứng sinh hóa - Tự sinh sản bằng phân đôi - Đều tham gia chuyển hoá năng lượng trong tế bào HD: Chỉ cần 4 ý trọn 0,75, đúng 2-3 ý ( 0,5 ), đúng 1 ý ( 0,25 ) Câu 3. 3. 1. ( 0,5) - Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất là prôtêin. ( 0,25) - Vai trò chủ yếu của enzim là làm giảm năng lượng hoạt hoá các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ của phản ứng. ( 0,25) 3.2. ( 0,5) - Bệnh rối loạn chuyển hoá là do một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt → những sản phẩm không được tạo thành, cơ chất của enzim đó bị tích luỹ → gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc → gây bệnh. ( 0,25) - Ví dụ: bệnh phêninkêtô niệu do đột biến không tạo ra được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hoá axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể → phêninalanin bị ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh → bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ → mất trí. (hoặc học sinh cho một ví dụ khác) ( 0,25) Câu 4. A. Sai, Vì trung thể là bào quan có ở tế bào động vật, tế bào thực vật cũng là tế bào nhân thực nhưng không có trung thể. B. Đúng, Vì lục lạp trong lá biến đổi thành sắc lạp như vậy sắc lạp là sự thoái hóa của lục lạp C. Sai, Vì quá trình trao đổi chất của tế bào không phải chỉ bằng một con đường qua các lỗ nhỏ trên màng mà còn có thể thực hiện bằng cách khuếch tán hoặc thẩm thấu qua lớp kép phôtpholipit hay kết hợp với các prôtêin xuyên màng. D. Đúng, Vì lục lạp có chứa ADN và ribôxôm nên nó có khả năng tổng hợp Prôtêin cần thiết cho mình. 9 II. SINH HỌC VI SINH VẬT (4,0 điểm) Câu 5. Dưới đây là sơ đồ các con đường giải phóng năng lượng của vi sinh vật. 5.1. A. Lên men, B. Hô hấp hiếu khí, C. Hô hấp kị khí, D. Hóa tự dưỡng HD : Đúng 3 trong 4 ý ( 0,5), 2 ý ( 0,25). 5.2. (B) Oxi hóa hoàn toàn chất hữu cơ thành CO2 và H2O  Thu được nhiều năng lượng. (C) Oxi hóa không hoàn toàn chất hữu cơ thành CO2 và H2O  Thu được ít năng lượng. HD: mỗi ý ( 0,25) Câu 6. 6.1. ( 0,5) - Đặc điểm trong cấu trúc của xạ khuẩn giống vi khuẩn: chưa có nhân chính thức - Đặc điểm trong cấu trúc của xạ khuẩn giống nấm: dạng sợi (khuẩn ti) 6.2. ( 0,5) Lên men rượu nhờ sự tham gia của nấm men – là vi sinh vật kỵ khí không bắt buộc => - Không có oxy thì thực hiện quá trình lên men tạo rượu theo phản ứng: C6H12O6  2C2H5OH + CO2 + Q (kcal) - Nếu có oxy thì thực hiện qua trình hô hấp hiếu khí, nấm men oxy hóa hoàn toàn gluco theo phản ứng: C6H12O6 + O2  CO2 + H2O + Q (kcal) => Trong giai đoạn lên men rượu, nếu mở nắp bình ra xen  oxy tràn vào bình  gluco bi oxy hóa hoàn toàn thành CO2 và H2O làm rượu bị nhạt HD: Đầy đủ 1 ý ( 0,25) Câu 7. 7.1. ( 0,25 ) Câu C. 7.2. ( 0,75) + Nhân dân thường dùng bánh men để nhân và giử các chủng giống men tốt . Trong mỗi bánh men có hàng chục triệu nấm men gồm 2 loại : loại cấu tạo sợi chuyển hóa bột thành đường ; loại cấu tạo đơn bào chuyển hóa đường thành rượu . 10 + Rắc bánh men vào xôi ( hoặc cơm hấp, ngô bắp..) cho nấm men phát triển vài ngày trong thùng , sau đó đổ vào chum, thêm nước , bịt kín để vài ngày . Với rượu nếp , rượu gạo người ta cất đun cho bay hơi và làm lạnh thành rượu. HD: - Giải thích được 1 trong 2 ý ( 0,5) - Xem lưu ý số 6 trong phần HƯỚNG DẪN CHUNG Câu 8. 8.1. (0,5) - Mô tả cấu trúc của thành vi khuẩn Gram âm - Lý do: Thành VK Gram dương cấu tạo gồm 1 lớp peptiđoglican; còn vi khuẩn Gram âm, thành cấu tạo gồm nhiều lớp, cấu trúc phức tạp 8.2. (0,5) Cấu trúc và chức năng của bao nhầy : - Cấu trúc: chủ yếu là polysaccarit - Chức năng: + Bảo vệ tế bào + Cung cấp dinh dưỡng + Giúp VK bám dính lên TB chủ, lên giá thể… III. SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT (4,0 điểm) Câu 9. 9.1. - Chọn câu A : 0.25 - Giải thích chi tiết: 0.25 + Ban ngày khí khổng đónghạn chế thoát hơi nước + Ban đêm khí khổng mở, CO2 vào tích trữ trong axit hữu cơ C4 đồng hóa CO2 lần 2 vào ban ngày khi phản ứng sáng cung cấp ATP, NADPH thông qua chu trình Canvin 9.2. - Câu nói trên là Sai: (0.25) - Vì không phải mọi thực vật ở cạn đều có tế bào lông hút. Ví dụ như: Thông, Sồi; chúng hút nước, ion khoáng nhờ các nấm rễ. (0.25) Câu 10. A. Đúng B. Đúng C. Đúng Câu 11. 11 D. Sai 11.1 ( 0,5): 1. Đường phân ; 2. không có 0xy 3. có oxy 4. quá trình lên men 5. quá trình hô hấp hiếu khí. 11.2 ( 0,5) : Lên men Hô hấp hiếu khí + Môi trường không có 0xy + Môi trường có 0xy + Chất hữu cơ bị phân giải không hoàn toàn + Chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn + Sản phẩm Etanol và axit lactic + Sản phẩm C02, H20 và ATP + Năng lượng sinh ra ít + Năng lượng sinh ra nhiều HD: đúng 2 ý ( 0,25), 3 ý ( 0,5). Chú ý: TS có thể thay đổi trật tự (2-3,4-5) Câu 12. 12.1. - Nitrat hoá do hô hấp hiếu khí , chất cho e- là chất vô cơ , chất nhận là O2 , sinh ra Nitrat (0.25). - Phản Nitrat hoá: hô hấp kị khí chất nhận e- là NO3- , tiêu thụ Nitrat (0.25). 12.2. (0,5) + Quang hợp quyết định 90-95% chất hữu cơ trong cây. + Nguồn năng lượng mặt trời là vô tận so với các yếu tố khác bị hạn chế ( chất mùn, khoáng, phân bón..)không thể cho năng suất cao liên tục. + Chỉ có quang hợp mới biến được nguồn nguyên liệu có trong đất trong không không khí tạo ra chất hữu cơ. IV. SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT (4,0 điểm) Câu 13. 13.1. ( 0,25)Câu C 13.2. ( 0,75)Cơ chế: Khi cơ thể vận động cần nhiều năng lượng → tăng tốc độ phân giải chất hữu cơ → tăng hàm lượng CO2 trong máu → kích thích các hoá thụ quan ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cổ → xung thần kinh theo dây hướng tâm đến trung khu điều hoà tim mạch (hành tuỷ) → phát xung thần kinh đến 12 trung ương giao cảm → làm tim đập nhanh, mạnh để kịp thời mang O2 đến cơ và mang CO2 đến phổi thải ra ngoài. HD: - Xem lưu ý số 6 trong phần HƯỚNG DẪN CHUNG Câu 14. - Thực hiện trao đổi khí qua các ống khí nằm trong phổi và được bao quanh bởi hệ thống mao mạch. Có thêm túi khí làm tăng bề mặt trao đổi khí (0.25). - Phổi nằm sát hốc sườn, không thể thay đổi thể tích theo sự thay đổi thể tích khoang thân như bò sát , hay thể tích lồng ngực như thú (0.25). - Có dòng khí liên tục chuyển qua các ống khí trong phổi theo một chiều từ sau ra trước kể cả khi hít vào và thở ra (0.25). - Không có khí đọng trong phổi như phổi thú (0.25). Câu 15. 15.1. Chú thích (0,5): a: Động mạch lớn, b: động mạch nhỏ, c:mao mạch, d: tĩnh mạch I: Huyết áp , II : Lưu tốc máu, III : Tổng tiết diện mạc Chỉ nêu hai tên đúng : không ghi điểm -/- Được 3 ->4 tên đúng : 0,25 HD : 5 tên đúng trở lên:0,5 15.2. + Giải thích (0,25): -Huyết áp (I) : giảm dần tử động mạch->mao mạch->tĩnh mạch -Lưu tốc máu (II): Nhỏ dần từ động mạch, chậm nhất ở mao mạch rồi lại tăng dần ở tĩnh mạch. - Tổng tiết diện mạch(III): Lớn dần từ động mạch, lớn nhất ở mao mạch.Rồi lại giảm dần ở tĩnh mạch HD: Có 3 ý , chỉ cần 2 ý đúng là trọn điểm + Mối liên quan(0,25) : Lưu tốc máu phụ thuộc 2 yếu tố ngược chiều nhau - Đường kính hệ mạch nhỏ, độ chênh lệch huyết áp giữa đoạn trên và đoạn dưới lớn -> máu chảy nhanh. - Đường kính hệ mạch lớn, độ chênh lệch huyết áp bé->máu chảy chậm HD : chỉ cần 1 ý đúng là trọn điểm. Câu 16. 13 16.1. ( 0,5) Con đường vận chuyển: - Lưới nội chất có hạtthể Golgimàng sinh chất Giải thích: - Các riboxom gắn ở màng ngoài lưới nội chất có hạt có chức năng tổng hợp protein - Lưới nội chất có hạt hình thành túi mang để vận chuyển protein tới thể golgi - Thể Golgi thu nhận và hoàn chỉnh về mặt hóa học đối với phân tử protein cần tổng hợp, hình thành túi mang mới để vận chuyển tới màng sinh chất và xuất khẩu ra khỏi tế bào. 16.2. ( 0,5) Nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều so với nhịp tim của người trưởng thành vì: - Trẻ sơ sinh có kích thước nhỏtỉ lệ S/V lớnmất nhiều nhiệtchuyển hóa mạnhnhu cầu trao đổi chất caonhịp tim cao - Thành tim mỏng, áp lực yếumỗi lần co bóp tống máu íttim đập nhanh - Cơ thể đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triểntrao đổi chất mạnhtăng lượng máu đến các cơ quantim đập nhanh HD: + 2 trong 3 ý: 0.5đ + Xem lưu ý số 6 trong phần HƯỚNG DẪN CHUNG V. DI TRUYỀN HỌC (4,0 điểm) Câu 17. 17.1. ( 0,5) Mã di truyền là mã bộ ba : Có 4 loại nucleotit nhưng có khoảng 20 a.a - Nếu mã bộ một: 1 nucleotit mã hóa cho 1 axit amin thì bốn loại nucleotit chỉ mã hóa được 4 loại axit amin . - Nếu mã bộ hai: 2 nucleotit cùng loại hay khác loại mã hóa cho 1 axit amin thì chỉ tạo được 42 =16 mã bộ hai không đủ để mã hóa cho 20 loại axit amin. - Nếu theo nguyên tắc mã hóa bộ ba sẽ tạo được 43 = 64 bộ ba đủ để mã hóa cho 20 loại axit amin. - Nếu theo nguyên tắc mã hóa bộ bốn sẽ tạo được 44 = 256 bộ mã hóa quá thừa . KL: Vậy về mặt suy luận lý thuyết mã bộ ba là mã phù hợp. -Những công trình nghiên cứu về giải mã di truyền bằng cách thêm bớt 1,2,3 nucleotit trong gen, nhận thấy mã bộ ba là mã phù hợp. - Người ta xác định có 64 bộ ba trong đó: + 1 bộ ba mở đầu AUG : (ứng với TAX/mạch gốc). . Mở đầu dịch mã . Mã hoá cho Mêtiônin (hay foocmin-mêtiônin) 14 + 3 bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA(ứng với ATT, ATX, AXT/gen): Kết thúc dịch mã và không mã hóa a.a. Vậy có có 61 bộ 3 mã hóa aa. HD: - Xem lưu ý số 6 trong phần HƯỚNG DẪN CHUNG 17.2. ( 0,5) + UUU = (0,6)3 + UUA = UAU = AUU = (0,6)2 x (0,4) + AAA = (0,4)3 + UAA = AUA = AAU = (0,6) x (0,4)2. Câu 18. - Câu đúng: C (0,25) - Giải thích (0,75): + Số bộ ba (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) = 450 bộ ba. + Nếu đây là mARN trưởng thành / mARN ở sinh vật nhân sơ thì mã mở kết thúc không mã hóa aa và aa mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptid khi hoàn thành  số aa = 450 – 2 = 448 aa. + Nếu đây là ARNm sơ khai ở sinh vật nhân thực cần cắt bỏ intron  số aa < 448 aa. => Do đó số aa ≤ 448 aa. Câu 19. 19.1 .(0,5) Ký hiệu các thể ba ở một cặp nhiễm sắc thể: AAABBDDee hoặc AABBBDDee hoặc AABBDDDee hoặc AABBDDeee. 19.2 Giải thích cơ chế hình thành thể ba: (0,5) - Các tác nhân đột biến → Sự không phân li của 1 cặp nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau trong quá trình giảm phân → tạo ra các loại giao tử n + 1 (AABDe, ABBDe, ABDDe, ABDee) và giao tử n – 1 (BDe, ADe, ABe, ABD). - Giao tử (n + 1) x giao tử (n ) → Hợp tử (2n + 1) → Thể ba (2n + 1). Giao tử (AABDe) x giao tử (ABDe) → Hợp tử AAABBDDee. Giao tử (ABBDe) x giao tử (ABDe) → Hợp tử AABBBDDee. Giao tử (ABDDe) x giao tử (ABDe) → Hợp tử AABBDDDee. Giao tử (ABDee) x giao tử (ABDe) → Hợp tử AABBDDeee. 15 Câu 20. + Lần phân bào 1: XY XXYY XXYY XY O + Lần phân bào 2: XY XXYY XX O XX O YY YY O + Cả hai lần phân bào: XY XXYY XXYY XXYY O O -Tinh trùng bất thường O x Trứng bình thường X → hợp tử XO (hội chứng Tơcnơ ở người) . HẾT ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 1 UBND tỉnh Tiền Giang CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Năm học 2010 – 2011 Môn : SINH HỌC Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi này gồm có NĂM trang với HAI MƯƠI câu hỏi) Thí sinh trả lời tất cả những câu hỏi sau đây, mỗi câu 1,0 điểm. I. SINH HỌC TẾ BÀO. Câu 1: 1.1.Trong cơ thể người, trên màng tế bào nào sau đây có nhiều thụ quan insulin nhất? A. Tế bào gan B. Tế bào biểu bì C. Tế bào thần kinh D. Tế bào nhu mô ruột Chọn câu đúng 1.2. Nêu bản chất hóa học và vai trò của thụ quan trên màng sinh chất tế bào. Câu 2: 2.1. Một tế bào có đặc điểm : có thành tế bào, không có khả năng quang hợp, có nhân chính thức, có riboxom, có khả năng hô hấp . Tế bào trên có thể là: A. Tế bào vi khuẩn cổ B. Một loại tế bào thực vật C. Tế bào vi khuẩn lam D.Tế bào động vật Chọn câu đúng 2.2. Nêu sự khác biệt chủ yếu của thành tế bào thực vật, thành tế bào nấm và thành tế bào vi khuẩn ? Câu 3: Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai ? Nếu sai em hãy chỉnh sửa lại cho đúng. a). Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra. b). Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. c). Ở vi khuẩn do chưa có ti thể nên không có hình thức hô hấp hiếu khí. Trang 1 d).Vi khuẩn Ecoli có khả năng hô hấp kị khí. Câu 4: 4.1. Trong tế bào thực vật các bào quan nào có chứa axit nuclêic? 4.2. Phân biệt các loại axit nuclêic trong các lọai bào quan đó. II. SINH HỌC VI SINH VẬT. Câu 5: Các nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích ? a). Khi nội bào tử hình thành, tế bào sẽ mất rất nhiều nước. b). Ta có thể gọi vi khuẩn lam là tảo lam. c). Vi sinh vật hiếu khí bắt buộc không thể thực hiện hô hấp khi không có ôxi phân tử. d). Thuật ngữ “nhân tố sinh trưởng” dùng để chỉ một chất phải đưa vào môi trường để nghiên cứu sự sinh trưởng của VSV. Câu 6: Người ta tiến hành nuôi cấy nấm men rượu bằng cách trộn các tế bào nấm men vào một dung dịch glucôzơ có nồng độ 10g/l. Sau đó dung dịch này được phân thành hai bình A và B. Trong bình A, người ta cho một dòng khí gồm Nitơ và Oxi đi vào.Trong bình B , người ta cho vào một dòng khí Nitơ. Các thiết bị phân tích cho phép thực hiện một tổng kết định lượng được tóm tắt trong bảng sau: Chỉ tiêu phân tích Lô I Lô II Thể tích oxi sử dụng 0,75 lít 0,0 lít Thể tích CO2 sinh ra 0,74 lít 0,23 lít Lượng rượu (etanol) sinh ra 0,0 gam 0,46 gam Lượng glucôzơ đã dùng 1,0 gam 1,0 gam Lượng nấm men sinh ra ( khối lượng khô) 0,56 gam 0,02 gam Ngoài ra người ta còn tiến hành quan sát các tế bào lấy từ bình A và bình B bằng kính hiển vi điện tử , kết quả như sau: - Tế bào nấm men ở bình A có ti thể nhiều và kích thước ti thể lớn - Tế bào nấm men ở bình B có ti thể ít và kích thước ti thể nhỏ 6.1. Các kết quả định lượng của lô I và lô II thuộc bình nào? 6.2. Phân tích kết quả của từng lô và giải thích sự khác nhau đó? 6.3. Tính hệ số hô hấp cho lô I? Câu 7: Trang 2 7.1. Khi nói về sự sinh trưởng của vi sinh vật có các nhận xét sau đây: A. Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng lớn nhất ở pha lũy thừa. B. Khi nuôi cấy liên tục, quần thể vi sinh vật không xuất hiện pha suy vong. C. Trong nuôi cấy không liên tục, điều kiện sống của vi sinh vật gần như không đổi. D. Trong pha cân bằng của quá trình nuôi cấy không liên tục, mật độ của quần thể vi sinh vật đạt cao nhất. Hãy chọn và giải thích câu không đúng? 7.2. Thời gian của pha tiềm phát dài hay ngắn phụ thuộc vào đâu? Câu 8: 8.1 Dựa vào nhu cầu về oxy cần cho sinh trưởng, vi sinh vật được chia thành mấy nhóm? Hãy trình bày đặc điểm của từng nhóm? 8.2 Giải thích tại sao khi nhân giống nấm men rượu người ta phải cung cấp oxy, nhưng khi thực hiện quá trình lên men rượu người ta lại phải ủ kín không cần cung cấp oxy? III. SINH HỌC THỰC VẬT Câu 9: Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong một tế bào thực vật. 1 A 2 ATP C ATP B Kí hiệu: D + E 3 - Bào quan I: - Bào quan II: - A, B, C, D, E : giai đoạn (hoặc pha). - 1, 2, 3: các sản phẩm tạo ra. Câu hỏi: Hãy cho biết tên gọi của các bào quan, các giai đoạn (hoặc pha) và các sản phẩm có trong sơ đồ trên? Câu 10: Trang 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan