Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tuyển dụng nhân sự tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam...

Tài liệu Tuyển dụng nhân sự tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam

.PDF
119
377
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRẦN HẢI NINH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRẦN HẢI NINH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRÀN VĂN TÙNG Hà Nội - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị nghiên cứu. Học viên Trần Hải Ninh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện bài luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: PGS.TS Trần Văn Tùng - Thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện bài khóa luận này; Các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ và cung cấp thông tin kịp thời giúp tôi có thể định hướng và hoàn thành luận văn đúng thời hạn; Các cán bộ nhân viên Khối Quản trị nguồn nhân lực - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã chia sẻ thông tin và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Trần Hải Ninh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. iv DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ v LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu công tác tuyển dụng nhân sự......................................................................................................... 4 1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu ......................................................... 4 1.2. Khái niệm và chức năng về quản trị nguồn nhân lực ........................... 6 1.2.1.Khái niệm quản trị nguồn nhân lực ...................................................... 6 1.2.2.Các chức năng chính của quản trị nguồn nhân lực ............................... 8 1.3. Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân sự ....................................... 10 1.3.1.Các khái niệm và vai trò về công tác tuyển dụng nhân sự ................... 10 1.3.2.Mối quan hệ của tuyển dụng nhân sự với các công tác khác trong quản trị nhân lực ......................................................................................................... 14 1.3.3. Các yếu tố tác động đến tuyển dụng.................................................... 18 1.3.4. Nguồn tuyển dụng ............................................................................... 21 1.4.Quy trình tuyển dụng nhân lực ............................................................... 23 1.4.1.Tuyển mộ .............................................................................................. 23 1.4.2.Tuyển chọn nhân lực ............................................................................ 26 1.4.3.Tiếp nhận nhân viên mới ...................................................................... 30 1.5. Các chỉ số đánh giá tuyển dụng ............................................................... 31 Chƣơng 2 Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu ................................................ 33 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 33 2.1.1.Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ..................................................... 33 2.1.2.Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................. 33 2.1.3.Thu thập dữ liệu nghiên cứu ................................................................. 34 2.1.4.Xử lý và phân tích dữ liệu .................................................................... 37 2.2. Thiết kế phỏng vấn chuyên sâu ............................................................... 37 Chƣơng 3 Thực trạng về công tác tuyển dụng tại ngân hàng Techcombank 39 3.1. Khái quát về tình hình Ngân hàng .......................................................... 39 3.1.1.Lịch sử hình thành của Ngân hàng Techcombank ............................... 40 3.1.2.Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Techcombank từ 2011-2013. ................................................................................................ 43 3.2.Tổng quan về Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Techcombank. 49 3.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Khối QTNNL ............................................. 54 3.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Tuyển dụng ................................... 54 3.2.3.Mối quan hệ của Tuyển dụng với các bộ phận khác trong Khối QTNNL ....................................................................................................................... 56 3.2.4. Quan điểm và vai trò về công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Techcombank ................................................................................................ 57 3.3. Nguồn và các yếu tố ảnh hƣờng đến công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Techcombank ................................................................................................... 62 3.3.1. Các yếu tố ảnh hường đến công tác tuyển dụng tại Techcombank ..... 62 3.3.2. Nguồn tuyển dụng tại Techcombank................................................... 68 3.4. Quy trình tuyển dụng tại Ngân hàng Techcombank ............................. 73 3.4.1. Tuyển mộ tại Techcombank ................................................................ 75 3.4.2. Tuyển chọn tại Techcombank ............................................................. 75 3.4.3. Tiếp nhận nhân viên mới ..................................................................... 78 3.5. Những mặt đạt đƣợc và chƣa đƣợc về công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Techcombank .......................................................................................... 79 3.5.1. Những mặt đạt được về công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Techcombank. ............................................................................................... 79 3.5.2. Những mặt còn hạn chế về công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Techcombank ................................................................................................ 80 3.5.3. Nguyên nhân hạn chế trong công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Techcombank. ............................................................................................... 83 Chƣơng 4 Giải pháp hoàn thiện về công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Techcombank........................................................................................................ 91 4.1.Kế hoạch kinh doanh và dự báo nhu cầu tuyển dụng của ngân hàng trong thời gian tới ............................................................................................ 91 4.1.1.Kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng trong gian đoạn tới ................... 91 4.1.2. Dự báo nhu cầu tuyển dụng 2015 của ngân hàng ............................... 93 4.2.Giải pháp hoàn thiện về công tác tuyển dụng cho Ngân hàng .............. 94 4.2.1.Giải pháp về nguồn tuyển dụng ............................................................ 94 4.2.2.Giải pháp về công tác thi tuyển ............................................................ 95 4.2.3.Giải pháp về sàng lọc hồ sơ .................................................................. 96 4.2.4.Các giải pháp hoàn thiện khác .............................................................. 97 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ALCO Ủy ban kiểm toán và rủi ro 2 CBNV Cán bộ nhân viên 3 CBTD Cán bộ tuyển dụng 4 DVNS Dịch vụ nhân sự 5 Đvt 6 ĐT & PT 7 EXCO Ủy ban thường trực Hội đồng quản trị 8 GĐNS Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực 9 HĐLĐ Hợp đồng lao động 10 HĐPV Hội đồng phỏng vấn 11 HĐQT Hội đồng quản trị 12 MTCV Mô tả công việc 13 NBĐH Người bạn đồng hành 14 NNL 15 NORCO 16 PwC 17 QTNNL 18 TD 19 Techcombank 20 TGĐ 21 TMCP Thương mại cổ phần 22 VPĐD Văn phòng đại diện Đơn vị tính Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực Ủy ban nhân sự và lương thưởng Price Waterhouse Coopers Quản trị nguồn nhân lực Tuyển dụng Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Tổng giám đốc i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Cơ cấu lao động theo trình độ của Techcombank 51 giai đoạn 2011 - 2014 2 Bảng 3.2 của 53 Nhu cầu tuyển dụng được phê duyệt giai đoạn 84 Cơ cấu lao động theo giới tính Techcombank 2011 - 2014 3 Bảng 3.3 2011– 2014 4 Bảng 3.4 Tỷ lệ sàng lọc hồ sơ giai đoạn 2011 - 2014 85 5 Bảng 3.5 Tỷ lệ ứng viên kí HĐLĐ chính thức sau thử việc 86 ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 3.1 Cho vay khách hàng từ năm 2009-2013 43 2 Biểu đồ 3.2 Huy động khách hàng từ năm 2009-2013 44 3 Biểu đồ 3.3 Huy động phân theo đối tượng khách hàng từ 44 2011-2013 4 Biểu đồ 3.4 Lợi nhuận trước thuế từ 2009-2013 45 5 Biểu đồ 3.5 Cơ cấu lợi nhuận của Techcombank từ 2011- 46 2013 6 Biểu đồ 3.6 Tổng thu nhập hoạt động thuần từ 2009-2013 47 7 Biểu đồ 3.7 Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của 48 Techcombank từ 2011-2013 iii DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 2.1 Nội dung Tiến trình thu thập dữ liệu thứ cấp iv Trang 35 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung 1 Sơ đồ 1.1 Quy trình tuyển mộ nhân viên 24 2 Sơ đồ 1.2 Quy trình tuyển chọn nhân lực 27 3 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu ngân hàng Techcombank 49 4 Sơ đồ 3.2 Cơ cấu phòng ban Khối QTNNL– Techcombank 50 5 Sơ đồ 3.3 Quy trình tuyển dụng Techcombank 74 v Trang LỜI MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài Tuyển dụng người tài là một trọng những kỹ năng thiết yếu của người quản lý. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng và bền vững của một doanh nghiệp. Thành công của hầu hết các doanh nghiệp ngày nay phụ thuộc chủ yếu vào tài sản con người hơn là tài sản vật chất. Nhà cửa, thiết bị, cơ sở sản xuất và công nghệ đều có thể mua được, nhưng tài năng của con người để thực hiện tốt công việc thì khó kiếm hơn nhiều, và không phải lúc nào cũng có thể mua được bằng tiền. Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay một doanh nghiệp nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được.Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có của công tác quản trị nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào cho nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tuyển dụng nhân sự tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam” (Techcombank) Trong thời gian làm tại Ngân hàng Techcombank, qua nghiên cứu công tác quản trị nhân sự của ngân hàng, tôi thấy công tác này được ngân hàng thực hiện tương đối tốt. Ngoài ra, vấn đề nhân sự còn là một trong năm giá trị cốt lõi của ngân hàng.Tuy nhiên, do còn có một vài khó khăn và một số điểm hạn chế nhất định trong công tác này như: quy trình, quy định so với thực tế tuyển dụng chưa được khớp nhau, cơ cấu các bộ phận trong ngân hàng hay thay đổi nên bộ phận TD luôn phải cập nhật các thông tin mới để tìm người phù hợp cho cơ cấu, hệ thống nhiều chức danh, đặc biệt là các chức danh mới có còn khan hiếm trên thị trường, sàng lọc hồ sơ còn làm thủ công mất nhiều thời gian....v.v.Vì thế tôi muốn đưa ra đề tài này để hiểu rõ hơn về vấn đề nhân sự tại ngân hàng, từ đó nêu ra các giải pháp phù hợp cho ngân hàng. - Câu hỏi nghiên cứu: Có những giải pháp nào để công tác tuyển dụng nhận sự tại Ngân hàng Techcombank tốt hơn, đáp ứng kịp thời nguồn lao động cho đơn vị? 1  Mục tiêu nghiên cứu Với việc lựa chọn đề tài này, tôi mong muốn được vận dụng các kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào nghiên cứu và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận về tuyển dụng nguồn nhân lực ở các ngân hàng thương mại nói chung và ở Ngân hàng Techcombank nói riêng. Từ đó tìm ra được những ưu nhược điểm về tuyển dụng và đưa ra được các giải pháp hoàn thiện hơn cho ngân hàng. Để đạt được mục tiêu đề ra, trong đề tài nghiên cứu này tôi sẽ phải thu thập các dữ liệu qua các thời kỳ từ đó phân tích được thực trạng, đưa ra được các giải pháp kiến nghị để công tác tuyển dụng tại ngân hàng ngày càng tốt hơn.  Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu về các hoạt động tuyển dụng nhân sự tại Ngân hàng Techcombank.  Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong năm 2014. Dữ liệu của đề tài được lấy từ năm 2011 đến 2014. Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng Techcombank.  Đóng góp của luận văn Căn cứ vào cơ sở lý luận cùng với các số liệu thu nhập được nghiên cứu và so sánh thực trang tuyển dụng của Techcombank qua từng thời kỳ giúp cho tác giả nhìn ra được các mặt hạn chế của công tác tuyển dụng tại ngân hàng. Từ đó kịp thời đưa ra những đóng góp cải thiện về nguồn tuyển dụng, cách thức sàng lọc hồ sơ, cải thiện những khó khăn mà cán bộ tuyển dụng gặp phải, đưa ra những giải pháp làm giảm chi phí xuống cho tuyển dụng và nâng cao chất lượng tuyển dụng lên. Bên cạnh những đóng góp cho ngân hàng, việc cải thiện chất lượng tuyển dụng này cũng giúp cho ngân hàng tuyển được nhiều ứng viên phù hợp hơn từ đó giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống, giảm gây lạm phát cho nền kinh tế nói chung. Kết cấu của đề tài gồm 4 chương: 2 - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu công tác tuyển dụng nhân sự - Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu - Chƣơng 3: Thực trạng về công tác tuyển dụng nhân sự tại ngân hàng Techcombank - Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại ngân hàng Techcombank. 3 Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu công tác tuyển dụng nhân sự 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Sau tám năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, mặc dù nền kinh tế thế giới liên tục biến động, phức tạp khó lường, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế vĩ mô Việt Nam về cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng, tiềm lực và quy mô kinh tế liên tục tăng lên. Việt Nam đã bước ra khỏi tình trạng là một nước kém phát triển. Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới giúp cho Việt Nam có nhiều cơ hội, thành tựu đạt được nhưng bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức, trở ngại. Một trong những thách thức đó là cạnh tranh về thị trường lao động của các doanh nghiệp. Ngày nay, khi mà các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện ở thị trường Việt Nam nhiều hơn, điều này giúp cho người lao động Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp và môi trường làm việc, nhưng cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ phải cạnh tranh nhau nhiều hơn để thu hút được nguồn lao động chất lượng tốt về cho doanh nghiệp của mình. Chính vì thế, trong những năm gần đây tổng quan về nhân sự nói chung và tuyển dụng nhân sự nói riêng đã được các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn. Trải qua nhiều năm thay đổi và phát triển của nền kinh tế, ta có thể thấy được một bức tranh toàn cảnh về nhân sự tại Việt Nam. Nguồn lao động ngày càng được đào tạo chất lượng hơn để đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm và coi trọng đến các chế độ, môi trường làm việc sao cho thật tốt để tuyển được người phù hợp về cho mình. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp khi bắt tay vào làm thì đều gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng, thu hút được người tài giỏi về cho mình đã khó, giữ được họ ở lại với doanh nghiệp còn khó hơn. Chính vì nhận thấy 4 những yếu điểm này nên đã có một số tác giả đã nghiên cứu và viết những ấn phẩm có giá trị về tuyển dụng nhân sự. Về mặt lý luận có một số ấn phẩm như sau: Nguyễn Tiệp, 2008. Giáo trình Nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động-Xã hội. Giáo trình cung cấp các kiến thức cơ bản về nguồn nhân lực, chất lượng về lao động, nêu ra được các đặc điểm chủ yếu của nguồn lao động Việt Nam. Từ đó giúp độc giả hiểu hơn được về thị trường lao động trong nước. Nguyễn Tiệp, 2008. Giáo trình Quản trị nhân lực I. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động-Xã hội. Giáo trình cung cấp các kiến thức cơ bản và có hệ thống về quản trị nhân sự trong tổ chức từ khi lao động bước đầu làm việc đến khi ra khỏi quá trình lao động tương ứng với ba giai đoạn: Hình thành nguồn nhân lực, Duy trì ( Sử dụng) nguồn nhân lực, Phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Cẩm nang kinh doanh Harvard, 2002. Tuyển dụng và đãi ngộ người tài. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Thị Bích Nga và Phạm Ngọc Sau, 2005. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách viết về quy trình tuyển dụng, đưa ra các vấn đề cơ bản về tuyển dụng, những yếu tố ảnh hưởng tới tuyển dụng, cách giữ chân người tài, phát triển nhân viên tài năng… nội dung cuốn sách được kết hợp giữa lý thuyết và tình huống thực tế, giúp cho người đọc dễ dàng hiểu và vận dụng nó. Patrick M. Wright, 2008. Human resource stratery. America: The United States of America. Cuốn sách viết về các chiến lược nhân sự cho ta hiểu thế nào là chiến lược nhân sự, các ảnh hưởng của chiến lược nhân sự, cách xây dựng chiến lược nhân sự cho riêng bản thân mình, những ảnh hưởng thực tế trên thế giới về chiến lược nhân sự… Romeo V. Suarez, 2009. Comparative Strategies of Human Resource Management in Selected SEACEN Central Banks and Monetary Authorities. Malaysia: The South East Asian Central Banks (SEACEN). Cuốn sách viết về các chiến lược cạnh tranh nhân sự giữa các ngân hàng.Trong cuốn sách viết rất rõ về chiến lược nhân sự của các ngân hàng như ngân hàng quốc tế Campuchia, ngân 5 hàng Indonesia, ngân hàng Mianma……Từ đó giúp cho độc giả hiểu hơn về toàn cảnh nhân sự ở các nước Đông Nam Á. Dễ dàng so sánh được với các ngân hàng ở Việt Nam. Jane Newell Brown and Ann Swain, 2009. The Professional Recruiter’s Handbook. London and Philadelphia: Kogan Page Limited. Cuốn sách gần như là một cẩm nang cho các nhà tuyển dụng, giúp cho người đọc có những cái nhìn và cách tiếp cận tốt hơn về tuyển dụng. Giúp cho nhà tuyển dụng tuyển người tốt hơn, chất lượng hơn và làm việc một cách chuyên nghiệp hơn. Về mặt thực tiễn: đề tài tuyển dụng nhân sự tại ngân hàng Techcombank là một đề tài được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu như: bài viết Phạm Thị Hoa Thơm-Đại học Lao động-Xã Hội, bài viết Nguyễn Ngọc Anh- Đại học Ngoại thương. Tuy nhiên các bài viết được nghiên cứu khi mô hình tuyển dụng tại Tehcombank chưa thay đổi. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này sẽ có những điểm nghiên cứu mới, tôi sẽ cố gắng phân tích và lột tả được cụ thể, rõ nét các hoạt động tuyển dụng tại ngân hàng Techcombank. Và đưa ra được các điểm hạn chế để nhằm hoàn thiện hơn công tác tuyển dụng tại đây. Những cuốn sách và các đề tài nghiên cứu này là cơ sở lý luận để tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, nó còn giúp tôi có thể áp dụng những kiến thức mà ở Việt Nam chưa có để đem vào áp dụng, đưa ra những giải pháp nghiên cứu hoàn thiện công tác tuyển dụng tại doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng. 1.2. Khái niệm và chức năng về quản trị nguồn nhân lực Nhân sự là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Ngày nay, vấn đề về nhân sự càng được các doanh nghiệp quan tâm và đề cao. Các chủ doanh nghiệp cũng có cái nhìn mới hơn về quản trị nhân lực. Vậy, quản trị nguồn nhân lực là gì? Nó có vai trò gì quan trọng trong các doanh nghiệp? 1.2.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực 6 Hoạt động quản trị nhân lực ( hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực, quản trị nhân sự, quản lý nhân sự ) ra đời từ thời trung cổ và phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài như vậy đã chứng tỏ đây là một hoạt động quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào. Do đó đòi hỏi chúng ta phải có những hiểu biết chính xác nhất về hoạt động Quản trị nhân lực. Quản trị nguồn nhân lực bao gồm hai vấn đề cơ bản “quản trị” và “nguồn nhân lực. Quản trị là quá trình làm cho những hoạt động được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua người khác. Vấn đề quản trị có sự phối hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật lãnh đạo. Các doanh nghiệp đều có nguồn lực bao gồm tiền bạc, vật chất, thiết bị và con người cần thiết để tạo ra hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Nhân lực được hiểu là toàn bộ khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được coi là sức lao động của con người – một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các doanh nghiệp. Nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp.Quan điểm về quản trị nguồn nhân lực được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau: Ở góc độ doanh nghiệp quá trình lao động: Quản lý nhân lực là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất giữa con người với các yếu tố của vật chất tự nhiên trong quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội nhằm duy trì và phát triển tiềm năng của con người. Với tư cách là một trong các chức năng cơ bản cuả quá trình quản trị: Quản trị nhân lực bao gồm các việc từ hoạch định, doanh nghiệp, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc thu hút, sử dụng và phát triển người lao động trong các doanh nghiệp. 7 Đi sâu và nội dung hoạt động của quản trị nhân sự thì: Quản trị nhân lực là tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các doanh nghiệp. Tóm lại, khái niệm chung nhất của quản trị nhân sự được hiểu như sau: Quản trị nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân vào mục tiêu của doanh nghiệp trong khi đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân. Trong quản trị nguồn nhân lực gồm có nhiều mảng như đào tạo và phát triển, tuyển dụng, lương thưởng, đãi ngộ...Để quản trị nguồn nhân lực hiệu quả thì phải làm tốt các mảng đã nếu trên. Như thế, tuyển dụng cũng đóng vai trò rất quan trọng vì nó gần như là bước tiền đề trong quản trị nhân sự. Tuyển đúng người đúng việc ngay từ ban đầu thì các khâu sau của nhân sự sẽ dễ dàng phối hợp và làm việc hơn. 1.2.2. Các chức năng chính của quản trị nguồn nhân lực Quản trị nguồn nhân lực là một hoạt động của quản trị doanh nghiệp, là quá trình doanh nghiệp tìm nguồn lao động cho mình, là phân bố sử dụng nguồn lao động một cách khoa học và có hiệu quả trên cơ sở phân tích công việc, bố trí lao động hợp lý, dựa vào việc xác định nhu cầu lao động để tiến hành tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đánh giá nhân sự thông qua việc thực hiện. Có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực theo ba nhóm chức năng chủ yếu sau: Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực (Tuyển dụng) Bao gồm các hoạt động đảm bảo cho tổ chức có đủ nhân viên về số lượng và chất lượng. Muốn vậy thì tổ chức phải tiến hành: kế hoạch hóa nguồn nhân lực; phân tích thiết kế công việc; biên chế nguồn nhân lực; tuyển mộ, tuyển chọn và bố trí nhân lực. Cụ thể: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực: Là quá trình đánh giá nhu cầu của tổ chức về nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu chiến lược và các kế hoạch của tổ chức và xây dựng các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đó. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng