Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập theo chuẩn kiến thức và kĩ năng phần hóa...

Tài liệu Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập theo chuẩn kiến thức và kĩ năng phần hóa vô cơ lớp 12 trung học phổ thông

.PDF
171
104
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Đỗ Thị Tâm TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Đỗ Thị Tâm TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gởi lời cảm ơn tới TS Vũ Anh Tuấn - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS. TS Trịnh Văn Biều cùng thầy cô khoa Hóa trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Thị Xã LaGi - Tỉnh Bình Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi trân trọng cảm ơn các quý thầy cô và các em HS trường THPT Lý Thường Kiệt - tỉnh Bình Thuận, THPT Võ Trường Toản – tỉnh Đồng Nai , THPT Nguyễn Trường Tộ - tỉnh Bình Thuận, THPT Xuân Thọ - tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp…đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Bình Thuận, năm 2012 Tác giả MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 4 1.1.1. Quá trình hình thành chuẩn kiến thức, kĩ năng ......................................... 4 1.1.2. Các đề tài nghiên cứu về bài tập hóa học ................................................. 6 1.2. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THPT ........ 7 1.2.1. Giới thiệu chung về chuẩn ....................................................................... 7 1.2.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình THPT ............................... 8 1.2.3. Các mức độ về kiến thức và kĩ năng ....................................................... 10 1.2.4. Tầm quan trọng của chuẩn kiến thức và kĩ năng .................................... 14 1.3. BÀI TẬP HÓA HỌC .................................................................................... 15 1.3.1. Khái niệm về bài tập .............................................................................. 15 1.3.2. Tác dụng của bài tập hóa học ................................................................. 15 1.3.3. Phân loại bài tập hóa học ........................................................................ 16 1.3.4. Xây dựng hệ thống bài tập hóa học ........................................................ 18 1.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA Ở TRƯỜNG THPT ........................................................................................... 19 1.4.1. Mục đích và phương pháp điều tra ......................................................... 19 1.4.2. Kết quả điều tra ....................................................................................... 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 22 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ...................................... 24 2.1. TỔNG QUAN VỀ PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ........................................................................................................ 24 2.1.1. Cấu trúc nội dung phần hóa vô cơ lớp 12 chương trình chuẩn............... 24 2.1.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng phần hóa vô cơ lớp 12 chương trình chuẩn ... 25 2.2. NGUYÊN TẮC TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG .............................................. 33 2.2.1. Hệ thống bài tập phải bám sát nội dung CKTKN................................... 33 2.2.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học ....................... 33 2.2.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng .......................... 33 2.2.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức .......................................... 34 2.2.5. Hệ thống bài tập phải giúp học sinh hình thành phương pháp học tập . 34 2.2.6. Hệ thống bài tập có thể dùng làm phương tiện giúp học sinh mở rộng, khắc sâu kiến thức .................................................................................. 34 2.2.7. Hệ thống bài tập phải phù hợp với trình độ học sinh ............................. 35 2.2.8. Hệ thống bài tập cần có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh .......................................................................................................... 35 2.3. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG ................................................................................... 35 2.3.1. Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập .................................. 35 2.3.2. Bước 2: Xác định nội dung của hệ thống bài tập .................................. 35 2.3.3. Bước 3: Phân loại các bài tập, các kiểu bài tập ...................................... 36 2.3.4. Bước 4: Thu thập thông tin để biên soạn hệ thống bài tập ..................... 37 2.3.5. Bước 5: Tiến hành soạn thảo bài tập ...................................................... 37 2.3.6. Bước 6: Tham khảo và trao đổi ý kiến với đồng nghiệp ....................... 38 2.3.7. Bước 7: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung ........................................ 38 2.4. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 12 THPT CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ......................... 38 2.4.1. Giới thiệu tổng quan hệ thống bài tập theo CKTKN phần vô cơ lớp 12 chương trình chuẩn ................................................................................. 38 2.4.2. Hệ thống bài tập chương 5: Đại cương về kim loại ................................ 45 2.4.3. Hệ thống bài tập chương 6: Kim loại kiềm – Kiềm thổ - Nhôm ........... 58 2.4.4. Hệ thống bài tập chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng ............ 97 2.5. SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ....................................................117 2.5.1. Sử dụng bài tập để truyền thụ kiến thức mới ........................................117 2.5.2. Sử dụng bài tập để hoàn thiện kiến thức và kĩ năng .............................119 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 120 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 123 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ....................................................................123 3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM ..................................................................123 3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ...................................................................123 3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................................124 3.4.1. Bài thực nghiệm số 1 ...........................................................................124 3.4.2. Bài thực nghiệm số 2 ...........................................................................130 3.4.3. Tổng hợp cả hai bài kiểm tra ................................................................134 3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm..............................................................136 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 138 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 145 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTH : bảng tuần hoàn BTHH : bài tập hoá học CKTKN : Chuẩn kiến thức kĩ năng CTGDPT : chương trình giáo dục phổ thông CTPT : công thức phân tử dd : dung dịch đktc : điều kiện tiêu chuẩn GV : giáo viên HS : học sinh KL : kim loại KLK : kim loại kiềm KLKT : kim loại kiềm thổ NXB : nhà xuất bản oxh : oxi hoá PP : phương pháp PTHH : phương trình hóa học SBT : sách bài tập SGK : sách giáo khoa STK : sách tham khảo TCHH : tính chất hóa học TCVL : tính chất vật lý THPT : trung học phổ thông TN – ĐC : thực nghiệm – đối chứng TNSP : thực nghiệm sư phạm to : nhiệt độ DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Vai trò, sự cần thiết, mức độ sử dụng bài tập theo CKTKN ................... 19 Bảng 1.2. Nguồn sử dụng bài tập theo CKTKN ...................................................... 20 Bảng 1.3. Sử dụng bài tập theo các mức độ nhận thức của HS ............................... 20 Bảng 1.4. Hướng sử dụng hệ thống bài tập theo CKTKN ...................................... 20 Bảng 2.1. Phân phối chương trình phần hóa vô cơ 12 THPT ................................. 24 Bảng 3.1 Các trường, lớp và GV tham gia thực nghiệm ....................................... 123 Bảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN1 - ĐC1 ................. 125 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN2 - ĐC2 ................. 126 Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN3 - ĐC3 ................. 127 Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích của lớp TN4 – ĐC4 .......... 128 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp kết quả học tập của 4 cặp TN – ĐC (bài TN1) ............. 129 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN5 – ĐC5 ................. 130 Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN6 – ĐC6 ................. 131 Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN7 – ĐC7 ................. 132 Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN8 – ĐC8............... 133 Bảng 3.11. Bảng tổng hợp kết quả học tập của 4 cặp TN – ĐC (bài TN2) ........... 134 Bảng 3.12. Bảng tổng hợp kết quả học tập của 8 cặp TN – ĐC ............................ 134 Bảng 3.13: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích tổng hợp 2 bài kiểm tra .. 135 Bảng 3.14. Các tham số đặc trưng tổng hợp 2 bài kiểm tra ................................... 135 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích điểm số của lớp TN1-ĐC1 ................................. 125 Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích điểm số lớp TN2-ĐC2 ........................................ 126 Hình 3.3: Đồ thị đường lũy tích điểm số lớp TN3 – ĐC3 ..................................... 127 Hình 3.4: Đồ thị đường lũy tích điểm số của lớp TN4 – ĐC4 ............................... 128 Hình 3.5: Biểu đồ phân loại tổng hợp 4 cặp TN-ĐC (bài TN1) ............................ 129 Hình 3.6: Đồ thị đường lũy tích điểm số lớp TN5 – ĐC5 ..................................... 130 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích điểm số lớp TN6 – ĐC6 ..................................... 131 Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích điểm số TN7 – ĐC7 ........................................... 132 Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích điểm số lớp TN8 – ĐC8 ..................................... 133 Hình 3.10. Biểu đồ phân loại tổng hợp 4 cặp TN – ĐC (bài TN2) ........................ 134 Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích điểm số tổng hợp 8 cặp TN - ĐC ..................... 135 Hình 3.12. Biểu đồ phân loại tổng hợp 8 cặp TN - ĐC ......................................... 136 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chuẩn kiến thức và kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. CKTKN là cơ sở pháp lí, kim chỉ nam cho công tác chỉ đạo, quản lí và dạy học. Nó giúp cho GV thực hiện dạy học phù hợp với năng lực của HS, tạo cơ hội cho GV chủ động, linh hoạt trong dạy học, từng bước thực hiện chất lượng giáo dục và bình đẳng trong phát triển năng lực của mỗi HS. Hơn nữa, CKTKN còn là căn cứ để biên soạn SGK và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra - đánh giá, đổi mới PP dạy học, đổi mới kiểm tra - đánh giá nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều người nghiên cứu, các tài liệu đề cập đến vấn đề này cũng chưa nhiều. Trên thực tế, ở nhiều trường, HS đang bị nhồi nhét kiến thức quá tải vì GV thụ động, không có khả năng xác định và bám sát chuẩn tối thiểu dẫn đến việc dạy và học vượt chuẩn tối thiểu cho những HS có trình độ nhận thức trung bình và dưới trung bình. Thực hiện theo công văn số 7394/BGDĐT – GD trung học ngày 25 tháng 08 năm 2009, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong năm học 2009 – 2010 về CKTKN, để đảm bảo việc dạy học, kiểm tra – đánh giá bám sát CKTKN, phù hợp với năng lực nhận thức của HS, không làm quá tải nội dung dạy và học; giúp HS thuận lợi trong việc tự học, tự kiểm tra – đánh giá, nắm vững kiến thức và kĩ năng thì việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập theo CKTKN là một vấn đề cần thiết cho GV và HS. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập theo chuẩn kiến kiến thức và kĩ năng phần hóa vô cơ lớp 12 THPT” với mong muốn giúp HS lĩnh hội tốt kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo chuẩn kiến kiến thức và kĩ năng để việc dạy học không bị quá tải, phù hợp với năng lực nhận thức của HS, giúp HS thuận lợi trong việc tự học, tự kiểm tra - đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: việc tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập theo CKTKN phần hóa vô cơ lớp 12 chương trình chuẩn trung học phổ thông. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Tìm hiểu cơ sở lí luận về bài tập, CKTKN. - Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập trong dạy học môn hóa ở trường THPT. - Tìm hiểu tổng quan về nội dung hướng dẫn thực hiện CKTKN phần hóa vô cơ lớp 12 THPT chương trình chuẩn. - Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập theo CKTKN phần hóa vô cơ lớp 12 THPT chương trình chuẩn. - Sử dụng hệ thống bài tập theo CKTKN phần hóa vô cơ lớp 12 THPT chương trình chuẩn trong dạy học hóa học. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, chất lượng và hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được hệ thống bài tập theo CKTKN phù hợp với năng nhận thức của HS và sử dụng hợp lí trong dạy học thì sẽ nâng cao kết quả dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung bài tập được giới hạn trong phần hóa vô cơ lớp 12 chương trình chuẩn trung học phổ thông. - Địa bàn nghiên cứu: Ở 4 trường THPT ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/ 2012 đến 03/2012. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu. - PP phân tích và tổng hợp. - PP phân loại, hệ thống hóa. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Thực nghiệm sư phạm. - Truy cập thông tin trên internet. - Điều tra bằng câu hỏi và phỏng vấn. - PP chuyên gia. 7.3. Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo CKTKN phù hợp với năng lực của từng HS giúp giảm tải nội dung dạy và học, giúp HS thuận lợi trong việc tự học, tự kiểm tra – đánh giá nắm vững kiến thức và kĩ năng đảm bảo hiệu quả và chất lượng của quá trình giáo dục. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Quá trình hình thành chuẩn kiến thức, kĩ năng Chuẩn kiến thức và kĩ năng ra đời từ thập niên 90 thế kỉ XX ở các nước Bắc Mỹ từ trường phái “Trường học hiệu quả” (L’école efficace/The effective school) dạy học theo phương thức hình thành kĩ năng. Để áp dụng quan điểm dạy học tích cực này, trước khi lập kế hoạch giáo dục, các nhà giáo dục phải đưa ra bộ tiêu chuẩn các năng lực (référentiel de compétences/reference skills) mà HS phải đạt sau đào tạo, tham chiếu vào đó để xây dựng bộ chuẩn đào tạo (référentiel de formation/ training standars) làm căn cứ để thiết kế các khung chuẩn kỹ năng dạy học bộ môn. Mô hình đào tạo này xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi xã hội phải đo lường một cách tường minh (định tính và định lượng) sản phẩm của giáo dục dựa trên các bộ tiêu chí đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Tại Hoa Kỳ, năm 1983, bản báo cáo với tên gọi “Quốc gia đang lâm nguy” ra đời với cảnh báo rằng chất lượng giáo dục phổ thông đang giảm sút. Sau đó, một làn sóng cải cách giáo dục đã bắt đầu, trong đó tập trung vào một số điểm trọng tâm như: tăng cường nội dung các môn học cơ bản cũng như các chuẩn mực cần đạt được, kiểm tra đánh giá HS trên cơ sở xây dựng chuẩn cho nội dung chương trình giáo dục và chuẩn mực cơ bản hay trình độ tối thiểu cần đạt được. Từ đó, chính quyền các bang đã xúc tiến việc xây dựng các chuẩn tối thiểu về nội dung chương trình; tăng cường giám sát, điều chỉnh các chính sách giáo dục dựa trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ đạt chuẩn. Đến thời điểm năm 1999 đã có 46 bang xây dựng được chuẩn cho các môn học. Song, điều quan trọng không chỉ là đề ra chuẩn nội dung mà phải tăng cường năng lực vận dụng các chuẩn đó. Cải cách dựa trên cơ sở chuẩn (cải cách toàn bộ hệ thống) thường được coi là việc đề ra các chuẩn cao hơn, mang tính bắt buộc đối với nội dung chương trình và các PP đánh giá sát hơn kết quả học tập của HS trên cơ sở các chuẩn mực này là một vấn đề thời sự trong hơn một thập kỷ vừa qua tại Hoa Kỳ. Một số nước khác như: Nhật Bản, Pháp, Anh cũng có chương trình giáo dục trong đó có trình bày chuẩn nội dung. Tại Pháp, từ năm học 2005 – 2006, chính phủ đã đưa ra chuẩn gồm 7 kỹ năng, năng lực cơ bản mà HS tiểu học và trung học phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ giáo dục quốc gia còn phát hành quyển hướng dẫn các chuẩn để HS, phụ huynh và GV nắm được mức độ tiến bộ về các năng lực này. Đây là lần đầu tiên kể từ Luật Jules Ferry năm 1882 nhà nước đã cụ thể hóa những gì trẻ phải học ở trường. Hiện nay trên thế giới đang tồn tại chuẩn chương trình giáo dục cấp quốc tế, nhưng chỉ bao gồm môn toán và khoa học (gồm: vật lý, hóa học, sinh học và khoa học về trái đất). Ngoài ra còn có một chương trình giáo dục được phổ biến trên 70 nước chỉ ra mức độ cần có để thi lấy chứng chỉ tú tài quốc tế. Để nhanh chóng hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nền giáo dục mới cũng phải nâng cao tính hiệu quả trong đào tạo, hình thành cho HS các kĩ năng cần thiết của xã hội hiện đại, đồng thời cũng phải duy trì, phát huy các giá trị của bản sắc dân tộc theo đường hướng phát triển mới. Giáo dục Việt Nam không chỉ coi trọng kĩ năng mà đồng thời cả vai trò của kiến thức trong việc hình thành thế giới quan và nhân sinh quan. GS.TSKH Thái Duy Tuyên với công trình “Giáo dục học hiện đại”, NXB ĐHQG, 2000, đã đi sâu phân tích mục tiêu, nội dung, PP dạy học. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến tính phổ thông và nội dung cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ trong giáo dục. Tác giả nhấn mạnh: “Nhà trường cần trang bị, hình thành cho mọi người những phẩm chất và năng lực cơ bản nhất, cần thiết nhất làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài của mỗi con người …và chọn những kiến thức, kĩ năng, thái độ quan trọng nhất làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài của hệ thống tri thức, kĩ năng và thái độ”. Cuốn sách “Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI” do GS.VS Phạm Minh Hạc (chủ biên), NXB CTQG, 2002, cũng có một đề mục riêng nói về “Chuẩn chương trình giáo dục”. Trong đó nhấn mạnh: “Chuẩn chương trình giáo dục mô tả cái mà GV dựa vào đó để dạy và HS cần đạt được. Đó là văn bản về kĩ năng chỉ ra những cách thức suy nghĩ, việc làm, thông báo, nêu nguyên nhân và thu thập điều tra những nội dung của từng môn học; về kiến thức – những tư tưởng, quan điểm, vấn đề, tình trạng và thông tin quan trọng nhất, có giá trị trong thời gian dài của mỗi môn học. Chuẩn này cần đo được để HS có thể chứng minh độ thuần thục của họ cả về kiến thức và kĩ năng”. Tác giả Đặng Quốc Bảo (chủ biên) trong cuốn “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – Vấn đề và giải pháp”, NXB CTQG, 2004, khi đề cập đến yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đã nhấn mạnh: “ Nội dung môn học … sẽ được tinh giản, chọn lọc kiến thức cơ bản, kiến thức nền tảng, chủ yếu là rèn luyện cho HS các kĩ năng tư duy, kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng biểu thị, diễn đạt, PP tự học, tự khai thác thông tin”. Khi bàn về các giải pháp phát triển giáo dục, vấn đề đổi mới chương trình, tác giả đã nhấn mạnh “Bảo đảm tính thống nhất về CKTKN và thái độ” (tr.245). CKTKN đã được pháp chế hóa trong Luật Giáo dục năm 2005 của nước ta tại các điều: - Điều 6 mục 1: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định CKTKN, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, PP và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo”. - Điều 29 mục 1: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định CKTKN, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Luật giáo dục, NXB CTQG, HN, 2005, tr.10). 1.1.2. Các đề tài nghiên cứu về bài tập hóa học Trong quá trình dạy và học, BTHH có tác dụng to lớn về trí dục và đức dục như: Giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức một cách phong phú, hấp dẫn; giúp HS phát triển tư duy, rèn trí thông minh…Chính vì vậy mà các đề tài về BTHH đã được các học viên cao học chọn để nghiên cứu như: - “Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan phần vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của HS THPT” (2010) của tác giả Tống Đức Huy, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng HS giỏi phần KL lớp 12 THPT chuyên” (2011) của tác giả Trần Thị Thùy Dung, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - “Xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH phần KL lớp 12 THPT chương trình nâng cao” (2010) của tác giả Nguyễn Cửu Phúc, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - “Xây dựng hệ thống BTHH nhằm phát huy năng lực tư duy cho HS THPT (Chương Crom – Sắt – Đồng, lớp 12 nâng cao)” (2010) của tác giả Vân Long Trọng, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - “Xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH có nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho HS lớp 12 THPT” (2010) của tác giả Lương Công Thắng, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tuy có khá nhiều các công trình nghiên cứu về BTHH nói chung, nhưng đề tài nghiên cứu về bài tập theo CKTKN đến nay vẫn chưa có luận văn hay luận án nào đi sâu nghiên cứu. 1.2. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THPT 1.2.1. Giới thiệu chung về chuẩn [10], [11], [15], [17] 1.2.1.1. Khái niệm chuẩn Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân theo những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó. Yêu cầu là sự cụ thể hoá, chi tiết, tường minh những nội dung, những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những "chốt kiểm soát" để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện. 1.2.1.2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn Chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: - Đảm bảo tính khách quan, nhìn chung chuẩn phải không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng chuẩn. - Đảm bảo tính ổn định, nghĩa là có hiệu lực cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng. - Đảm bảo tính khả thi, nghĩa là chuẩn có thể thực hiện được (là trình độ hay mức độ dung hoà hợp lí giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra). - Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng. - Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan. 1.2.2. CKTKN của chương trình THPT CKTKN và yêu cầu về thái độ của chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các chương trình cấp học. 1.2.2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học CKTKN của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). CKTKN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà HS cần phải và có thể đạt được. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. Mỗi yêu cầu về kiến thức, kĩ năng có thể được chi tiết hoá hơn bằng những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cụ thể, tường minh hơn; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kĩ năng và mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. 1.2.2.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp học - CKTKN của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. - CKTKN ở chương trình các cấp học đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà HS cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từng lớp học và cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học. - Việc thể hiện CKTKN ở cuối chương trình cấp học biểu hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lí, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng GV. - Chương trình cấp học đã thể hiện CKTKN không phải đối với từng môn học mà đối với từng lĩnh vực học tập. Trong văn bản về chương trình của các cấp học, các CKTKN được biên soạn theo tinh thần: + Các CKTKN không được đưa vào cho từng môn học riêng biệt mà cho từng lĩnh vực học tập nhằm thể hiện sự gắn kết giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của cấp học. + CKTKN và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong chương trình cấp học là các chuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ thể mà HS cần đạt được ở cuối cấp học. Cách thể hiện này tạo một tầm nhìn về sự phát triển của người học sau mỗi cấp học, đối chiếu với những gì mà mục tiêu của cấp học đã đề ra. 1.2.2.3. Những đặc điểm của chuẩn kiến thức, kĩ năng CKTKN có những đặc điểm sau đây: - CKTKN được chi tiết hoá, tường minh hoá bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng. - CKTKN có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này. - CKTKN là thành phần của CTGDPT. Trong chương trình giáo dục phổ thông, CKTKN là yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập; đồng thời, CKTKN và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. CKTKN là thành phần của CTGDPT. Việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo CKTKN sẽ tạo nên sự thống nhất; hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với CKTKN vào dạy học, kiểm tra, đánh giá; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá và thi theo CKTKN. 1.2.3. Các mức độ về kiến thức và kĩ năng 1.2.3.1. Theo NIKKO a/ Nhận biết Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng. HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng. Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các yêu cầu: - Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất. - Nhận dạng được (không cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản. - Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng. b/ Thông hiểu Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu: - Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định lí, định luật, tính chất, chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác (ví dụ: từ lời sang công thức, kí hiệu, số liệu và ngược lại). - Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, định lí, định luật. - Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó. - Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc lôgic. c/ Vận dụng ở mức cơ bản Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng PP, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Đây là mức độ vận dụng cao hơn mức độ thông hiểu trên, yêu cầu áp dụng được các quy tắc, PP, khái niệm, nguyên lí, định lí, định luật, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn. Có thể cụ thể hoá mức độ vận dụng bằng các yêu cầu: - So sánh các phương án giải quyết vấn đề. - Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan