Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tuong tu

.PDF
5
129
98

Mô tả:

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI TƯƠNG TƯ – NGUYỄN BÍNH A. Vào bài: Một nửa, đó là nửa đẹp đẽ nhất của đời người vẫn còn khép kín với những ai chưa từng yêu say đắm. Nói như vậy có nghĩa, tình yêu có thể không là tất cả nhưng sẽ là phần rất quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta. Cuộc đời sẽ ra sao nếu người với người sinh ra và sống bên nhau không có tình yêu? Giờ học hôm nay, mời các em cùng trở về với vườn thơ Nguyễn Bính để cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn quê thấm đẫm hương vị quê qua các sắc điệu tương tư trong bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính. I. Giới thiệu chung Nguyễn Bính (1918-1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hoà) huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Mồ côi mẹ từ nhỏ, hơn mười tuổi, Nguyễn Bính đã phải theo anh lên Hà Đông kiếm sống. Biết làm thơ rất sớm, 13 tuổi, Nguyễn Bính đã sáng tác hàng trăm bài. Đến năm 19 tuổi, được Ban giải thưởng văn chương đầy uy tín của Tự lực văn đoàn khen tặng về tập thơ Tâm hồn tôi. Ba năm sau Nguyễn Bính nổi danh trên thi đàn với sự xuất hiện liên tục 6 tập thơ (Lỡ bước sang ngang, 1940; Hương cố nhân, 1941; Một nghìn cửa sổ, 1941; Người con gái ở lầu hoa, 1942; Mười hai bến nước, 1942; Mây tần, 1942) vạch ra một hướng đi riêng trong sáng tạo và thu hút một lượng công chúng thơ đông đảo vào bậc nhất lúc bấy giờ. Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Bính chủ yếu ở vẻ đẹp của một tâm hồn chân quê đằm thắm, duyên dáng vốn gắn bó rất sâu với “hồn xưa của đất nước”. Khác với nhiều người cùng thế hệ, Nguyễn Bính không đi học trường công của nhà nước mà chỉ học ở nhà với cha và cậu. Có thể do điểm đặc biệt này trong cuộc đời mà Nguyễn Bính ít chịu ảnh hưởng thơ phương Tây như một số thi sĩ cùng thời xuất thân Tây học. Bài Tương tư được viết năm 1939, in trong tập Lỡ bước sang ngang, 1940, được coi là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ chân quê của Nguyễn Bính. II. Cảm nhận, phân tích bài thơ Đoạn 1: …tôi yêu nàng: nỗi nhớ trong tình yêu- lời thú nhận về bệnh tương tư Đoạn 2: phần còn lại: những cung bậc dạng thái phong phú khác của nỗi nhớ trong tình yêu Đoạn 1: - Mở bài thơ ra là gặp ngay nỗi nhớ. Đâu là dạng thái điển hình nhất của tình yêu và cũng là tâm điểm của cả bài. Khi nào ta cứ thấy vấn vương nghĩ mãi về một ai đó, khi ấy ta đã nghe tiếng rụt rè gõ cửa của trái tim yêu rồi. Nhưng nỗi nhớ cũng có muôn vàn biểu hiện khác nhau, trong đời và trong thơ đều thế. Mở xem nỗi nhớ trong ca dao, ta gặp không biết bao nhiêu cách tỏ bày về nỗi nhớ: Nào là nhớ em chẳng biết để đâu, để trong tay áo lâu lâu lại dòm…Nào là nhớ ai cơm chẳng buồn ăn, đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm, nào là đêm nằm lưng chẳng dính giường, mong tròi chóng sáng ra đường gặp em…Dừng lại ở Thơ mới, người ta không thể không nhắc đến nỗi nhớ cồn cào bỏng rát như trong thơ Xuân Diệu với Tương tư, chiều: Anh nhớ tiếng anh nhớ hình anh nhớ ảnh, anh nhớ em anh nhớ lắm em ơi… nỗi nhớ đến dại khờ ngơ ngẩn như trong thơ Hàn Mặc Tử: Người đã xa rồi khôn níu lại…và sắc vàng mang nỗi nhớ nhung như trong thơ Huy Cận: Ôi nắng vàng sao MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI mà nhớ nhung/ có ai đàn lẻ đề tơ chùng…Đi tìm tiếng nói nhớ thương trong thơ hiện đại, ta gặp nỗi nhớ rất trẻ trung: Cô gái ơi anh nhớ em! Như con nít nhớ cà rem ấy mà… - Đến với thơ Nguyễn Bính, ta gặp nỗi nhớ ẩn mình sau thôn Đoài thôn Đông, những địa danh hiền lành làm nên không gian làng quê Việt. Nếu trong ca dao, trong thơ Vũ Cao, Đoài, Đông chỉ là hai miền không gian: Xuống Đông Đông tĩnh lên Đoài Đoài yên, Xuân Dục Đoài Đông hai cánh lúa, bữa thì em tới bữa anh sang…thì ở đây, nhà thơ đã nhân hóa sự vật, gán cho nó một tâm thế, một hành động, một linh hồn để bâng khuâng: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người - Cách sắp xếp hai địa danh và hai nhân vật: một là chủ thể của nhớ, hai là đối tượng của nhớ- ở hai đầu câu thơ tạo nên một khoảng cách xa xôi vời vợi. Không phải khoảng cách của không gian thực, vì sau này trong bài thơ, chàng trai có nói về hai thôn, cách một đầu đình, vậy thì đây hẳn là khoảng cách của nỗi nhớ niềm mong. Cách sử dụng hai thanh trắc trong chín nhớ đi liền với sự tăng cấp trong cách diễn đạt của thành ngữ chín nhớ mười mong làm tăng thêm sắc điệu da diết trong tình cảm. Nỗi mong nhớ như có cường độ, cao độ, vừa có tính chất tăng tiến không ngừng. Ca dao nói về chín nhớ mười thương, chín đợi mười chờ, thì thương và chờ vẫn là ở trạng thái tĩnh, còn mong trong trường hợp này như đã là ở trạng thái động, sốt ruột khắc khoải, là bồn chồn như thiêu đốt ruột gan, dựng nhân vật dậy mà đi lại nôn nao rạo rực trên trang sách chứ không thể ngồi nhớ được nữa. Nhưng đây là nỗi nhớ đơn phương, chỉ thôn Đoài ngóng vọng sang thôn Đông, một người hướng nỗi nhớ mong về một người nên lời thơ cũng vời vợi thế nào, nó không có kiểu quấn quít, vương vít lại qua như: Ta với mình, mình với ta; Hay đôi ta như thể con ong… - Một người là cách nói từng gặp trong ca dao: Mình về đường ấy xa xa, mượn mình làm mối cho ta một người…hay lời bài hát “Phượng hồng”: Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu… là phiếm chỉ với người ngoài cuộc nhưng cụ thể, xác định với người trong cuộc. Một người mà với anh lúc ấy là quan trọng nhất, khiến anh đứng ngồi không yên. - Chẳng biết nhớ mong là gì mà giày vò con người ta khổ sở đến thế? Hai câu sau, nhà thơ đã giải thích, cắt nghĩa. Thì ra: Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng Ôi, người xưa đã bao lần lấy trời đất ra để thở than, trách cứ: Thấy anh như thấy mặt trời…Sợ mẹ bằng đất sợ cha bằng trời…Núi cao chi lắm núi ơi…Nhưng dám cả gan so sánh mình với ông giời, đồng nhất chuyện tình cảm lứa đôi của mình với căn bệnh của trời đất- Đó là giọng điệu táo bạo của Thơ mới, dù về độ ngạo mạn và nghênh ngang so với các nhà thơ mới cùng thời thì vẫn còn hiền lắm! Bởi đóng đinh bệnh mình với bệnh của trời như vậy chẳng qua cũng là một cách để nói với người ta rằng cái bệnh đó cũng tự nhiên, tất yếu, mang tính quy luật như thuận theo lẽ tự nhiên của ông trời vậy! Đúng là sự khôn ngoan của trái tim! Đoạn 2: những cung bậc dạng thái phong phú khác của nỗi nhớ trong tình yêu MOON.V N - Theo từ điển thì Tương tư là trai gái nhớ nhau. Thế nhưng tương tư đâu chỉ là chuyện của nỗi nhớ? Thực chất, đó là dạng thức sống động nhất của tình yêu với những biểu hiện vô cùng phong phú, đó là một căn bệnh của phức hợp những cảm xúc. Hãy cùng nhân vật trữ tình đi đến tận cùng những cung bậc cảm xúc ấy trong mười sáu dòng thơ tiếp. Ở trên ta đã thấy một người chín nhớ mười mong, đã nhớ là phải mong, càng nhớ đến khắc khoải bồn chồn càng mong được gặp nàng da diết. Mong mãi mà không gặp thành ra trách cứ vô lý: http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI - Trách cứ vô lí: Hai thôn chung lại một làng Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này Bên ấy... bên này thật chẳng dịu dàng ý nhị lắm sao? Lại cùng chung lại..tuy Hai bên mà là Một! Thật khen cho anh chàng khéo nói. Gần gũi như thế sao người chẳng sang? Cứ làm như tình cảm tất nhiên phải tỉ lệ thuận với khoảng cách không gian không bằng! Sau này, y thơ còn được nhắc lại: Nhưng đây cách một đầu đình Có xa xôi mấy mà tình xa xôi? Cứ theo logic của chàng, thì tất cả gái trai ngồi cùng bàn, cùng lớp hoặc cùng trường cứ phải yêu nhau tất. Quả là một không gian đầy ắp nỗi tương tư chính là một trong những nét đặc trưng của thơ Nguyễn Bính. Lòng thi sĩ cứ như lúc nào cũng đầy ắp mối tương tư, chỉ cần khẽ có một tác động của ngoại cảnh là trào dâng thành những vần thơ tha thiết. Trách thì trách thế, nhưng vẫn chờ, vẫn đợi (chứ không phải vì tức giận người ấy không đáp lại tình cảm của mình mà hành xử thiếu khôn ngoan và thận trọng như một số bạn trẻ hiện nay) - Đợi chờ khắc khoải: Ngày qua ngày/ lại qua ngày Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng + Ba chữ ngày lặp lại trên một dòng thơ, thêm từ lại và âm điệu chậm rãi nặng nề như kéo dài thời gian lê thê của tâm lí. Như đang nhẩm tính, đếm từng nhịp bước thời gian. Rất chậm trong nỗi đợi chờ, và nhanh đến không ngờ bởi mới thôi đã hết một ngày, chẳng mấy mà hết một mùa, rồi tóc xanh sẽ phủ trắng mái đầu, cây xanh đã thành vàng úa…Nỗi nhớ từ người lan sang cả cái cây, từ cây nhuộm nhớ cả mùa. Lời thơ cứ vặn vẹo trong nỗi nhớ thương hờn trách đến khổ sở của một trái tim yêu trót mắc bệnh đa tình không có cách nào hóa giải...Nhưng dù trách móc hờn dỗi, nào nàng có biết cho chăng? Vì thế mà dù cố tình “đóng cũi sắt tình cảm” cũng không tránh khỏi sự: + thở than (lặp lại nội dung trên, thêm sắc điệu hờn trách, nói dỗi) Bảo rằng cách trở đò ngang Không sang là chẳng đường sang đã đành Nhưng đây cách một đầu đình Có xa xôi mấy mà tình xa xôi? MOON.V N Thở than đâu đã hết? Rồi chàng lại + kể lể : Tương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai hỏi ai người biết cho Hình như, khi người ta sợ người kia không hiểu mình, ấy là khi trái tim ta thầm mách bảo mình đã lỡ nhịp vì yêu, lời thơ được sắp xếp theo lối đảo phách Biết – cho - ai/ hỏi ai- người biết- cho thể hiện nỗi day dứt khổ sở của kẻ lụy tình. Ai kia tỉnh táo hơn có thể trách chàng lắm lời, yêu đơn phương làm gì cho mệt, nhưng trái tim luôn có cái lý riêng của nó. Ngay cả những cảm giác vị giác dễ nhận biết nhất như muối mặn, ớt cay, chanh chua, đường ngọt, mà tình yêu có khi còn làm xáo trộn tất cả: Muối chua, chanh mặn, ớt ngọt, http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI đường cay... Miếng gừng thì chát... Từ ngày xa nhau! ( Ca dao) - Hóa ra, tất cả những sự trách cứ thở than kia đều có lý...Việc sử dụng ngôn ngữ nói với mật độ khá dày: bảo rằng, là chẳng, có xa xôi mấy, ai người biết cho...khiến lời thơ mang một giọng điệu riêng, dễ thương và gần gũi... Nhưng dẫu thở than hay kể lể dỗi hờn, thì cũng chỉ là + mong đến một ngày gặp gỡ mà thôi! Bao giờ bến mới gặp đò Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau BAO GIỜ là bao giờ? Còn bao đêm nữa đợi chờ bao lâu? Màu tương tư như trải dài ra đến vô định. Ở đây, có một nghịch lí nho nhỏ. Bến – Đò là cặp hình ảnh quen thuộc của ca dao, nhưng người ta chỉ trách đò không về bến, thuyền ơi có nhớ bến chăng, sao lại trách bến không gặp đò, bên ấy chẳng sang bên này? Ngược trong logic hiện thực và cả logic tình cảm. Cái tĩnh không thể tìm đến cái động, em sao lại phải chủ động tìm đến anh? Đây là nét mới mẻ của NB so với ca dao, đồng thời, cũng nói lên một điều khác biệt nho nhỏ. Trong thơ NB, người chủ động tiếp nhận cái mới vượt ra ngoài khuôn khổ thường lại là người nữ, như cô gái trong Mưa xuân chủ động đến hội Chèo, chủ động lầm lũi trên đường về, cô gái trong Xa cách chủ động giãi bày tình cảm theo lối vơ vào, còn chàng trai Chân quê thì có vẻ lạc hậu bảo thủ hơn, trước sự xâm lăng của cái khuy bấm, chàng chỉ biết van em em hãy giữ nguyên quê mùa. Có phải vì thế mà thơ NB cũng mang hơi hướng giọng nữ nhiều hơn, dù đau đớn đến tột cùng trước cái chết của người yêu yểu mệnh, chàng cũng chỉ nghẹn ngào: “đêm qua nàng đã chết rồi, nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng”. Nhân vật trữ tình, chàng trai quê trong thơ NB vẫn mang nét thật thà thuần hậu lắm. - nhưng hoa khuê các thì đã là điệu riêng của thơ Mới. Đây là câu thơ bị coi là kém hay nhất trong bài, nó giống như một đóa hoa hồng đặt giữa đĩa dưa muối. Mỗi thứ có vẻ đẹp riêng nhưng đặt bên nhau lại thấy lạc lõng thế nào, không phù hợp với hệ thống những hình ảnh cặp bè rất ăn ý trong bài thơ: thôn Đoài – thôn Đông Một người – Một người Tôi – Nàng Bên ấy – Bên này Bến – Đò Hoa – Bướm Nhà anh – nhà em Giầu – Cau Tuy nhiên, đó lại là dấu hiệu của thói “dan díu kinh thành” trong thơ Nguyễn Bính. - Từ xa xôi đến gần gũi, từ khái quát đến cụ thể, bài thơ đã đi vào lời kết bằng hình ảnh: Giầu, cau thật nhiều ý nghĩa. Không trốn tránh ẩn nấp nữa, cái tôi hiện ra cụ thể bằng anh, nàng bị gạt ra một bên để em thay vào: Nhà anh có một giàn giầu Nhà em có một hàng cau liên phòng - Cụm từ nhà anh- nhà em thật đằm thắm, và hình ảnh ẩn dụ Giầu, cau là tín hiệu của hôn nhân, kết hợp với câu hỏi tu từ đã biến bài thơ tương tư thành một lời cầu hôn ý nhị, rất gần với những lời tỏ tình bóng gió xa xưa, mà vẫn rõ nét hào hoa của một nhà thơ Mới: MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? Thật ngọt ngào tình tứ trong âm điệu, thật chặt chẽ trong ý tình, bởi sự trở lại của Thôn Đoài thôn Đông gợi hồn quê đất Việt, sự tất yếu trong thế khó cưỡng lại được của một chữ thì, và cái ỡm ờ diệu vợi trong một câu hỏi: Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? Tuy nhiên, tương tư mới là khúc nhạc dạo đầu của tình yêu. Thời gian tương tư là khoảng thời gian đẹp nhất nhưng cũng khổ sở nhất của đời người. Nhưng dù khổ đau như thế và hơn thế nữa, cũng chẳng ai từ chối nó bao giờ. Bởi hạnh phúc và khổ đau, ngọt ngào và cay đắng...đều là những vị không thể thiếu của tình yêu. Và cũng bởi thế, những bài ca tương tư vẫn còn nhiều lời đồng vọng. III. Hướng dẫn học bài Vấn đề trọng tâm: Hồn dân tộc trong thơ Nguyễn Bính qua bài Tương tư (hoặc dấu ấn dân gian, vẻ đẹp chân quê, hồn xưa đất nước) Biểu hiện hai khía cạnh, nội dung và nghệ thuật Về nội dung: 1. Cái tôi nhập vào cộng đồng mới có thể yên vị 2. Chân quê ở tình người, hồn người: viết về tình yêu nhưng không sầu mộng, nhớ nhung nhưng không tuyệt vọng, đơn phương nhưng vẫn tin vào duyên cau trầu như một quy luật hợp lòng trời, hợp truyền thống văn hóa thôn làng bền vững. Tình yêu gắn với khát khao hạnh phúc, với hôn nhân đôi lứa, rất gần với cái tình trong ca dao xưa. Về nghệ thuật: 1. Tràn ngập trong bài thơ là không gian quê truyền thống 2. Thể lục bát mặn mà mang hồn dân tộc 3. Lối kết cấu có hậu, kể lể và giãi bày, sắp đặt như vô tình mà hữu lí lối tự sự theo lớp lang trình tự gần với phú, tỉ, hứng trong ca dao 4. Lối nói bóng gió tinh tế mà rõ ràng mạch lạc 5. Hàng loạt các cặp đôi đối xứng 6. Hồn quê còn thể hiện ở hầu hết các yếu tố ngôn từ mộc mạc khiêm nhường, giọng điệu kể lể than trách giãi bày tha thiết, nỗi nhớ tan vào thiên nhiên. Nhưng Tương tư vẫn là một bài thơ Mới - Thơ Mới là tiếng đàn muôn điệu của tâm hồn những con người cá nhân, khác với con người quần thể xã hội cũ. Tương tư của NB vẫn nấp sau lũy tre mái đình bến nước, gửi gắm vào đò giang sông nước hoa bướm, tên thôn tên làng, nó có thể khiến nỗi nhớ tăng lên mà cũng có thể làm nhẹ đi. Nhưng Tương tư vẫn là tiếng nói của cái tôi công khai khẳng định con người cá thể của mình với muôn ngàn cung bậc cảm xúc, là chuyện của tôi với nàng. Dù cho khát khao vươn tới sự vẹn tròn hạnh phúc, nhưng kì thực, cái thế của bài thơ vẫn là rất gần mà vẫn cô đơn, vẫn chông chênh, bày ra bao cặp đôi đấy nhưng giữa chúng vẫn chưa có sự gắn kết, vẫn là hẫng hụt chơi vơi. Cái ở cái đi như đò với bến, cái bay cái đậu như bướm với hoa, bên ấy bên này mà không sang cũng là xa cách, cau thôn Đoài vẫn chưa có địa chỉ để ngóng vọng trong một niềm tin. Con người lãng mạn đã thao thức tới mấy đêm, mấy mùa, mấy năm, đến 9 nhớ 10 mong ròng rã hết ngày này qua ngày khác vẫn không một lời đáp, không tiếng trả lời, tình chẳng tới nơi, người mong không đến...Tình cảm đắm thắm nhưng cũng xót xa, có gì như tủi phận bẽ bàng vì nhân duyên không thắm. MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan