Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở...

Tài liệu Tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hà tĩnh)

.PDF
117
29
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ NỮ NGỌC DIỆP TUæI CHÞU TR¸CH NHIÖM H×NH Sù TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Hµ TÜnh) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ NỮ NGỌC DIỆP TUæI CHÞU TR¸CH NHIÖM H×NH Sù TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Hµ TÜnh) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Nƣ̃ Ngo ̣c Diêp̣ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................... 6 1.1. Khái niệm tuổi chịu trách nhiêm ̣ hin ̣ ̀ h sƣ ̣ và năng l ực trách nhiêm hình sự ...........................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm tuổi chịu trách nhiê ̣m hin ̀ h sự .......................................................6 1.1.2. Khái niệm năng lực trách nhiê ̣m hình sự .......................................................8 1.1.3. Ý nghĩa của tuổi chịu trách nhiê ̣m hình sự ....................................................9 1.2. Cơ sở của việc quy định tuổi chịu trách nhiêm ̣ hin ̀ h sƣ ̣ và phân loại tuổi chịu trách nhiêm ̣ hin ̀ h sƣ ̣ ..............................................................9 1.2.1. Cơ sở của việc quy định tuổi chịu trách nhiê ̣m hin ̀ h sự .................................9 1.2.2. Phân loại tuổi chịu trách nhiê ̣m hin ̀ h sự.......................................................13 1.3. Khái quát quy định của pháp luật hình sự một số nƣớc về tuổi chịu trách nhiêm ̣ hin ̀ h sƣ ̣...........................................................................18 Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................25 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH ...........................................................27 2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tuổi chịu trách nhiêm ̣ hình sự .........................................................................................................27 2.1.1. Quy định về độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi chịu trách nhiê ̣m hiǹ h sự ...............................................................................................27 2.1.2. Quy định về độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiê ̣m hin ...........32 ̀ h sự 2.1.3. Quy định về độ tuổi chịu trách nhiê ̣m hin ̀ h sự trong một số trường hợp cụ thể ............................................................................................................33 2.1.4. Quy định xác định độ tuổi trong việc truy cứu trách nhiê ̣m hình sự ...........38 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tuổi chịu trách nhiêm ̣ hin ̀ h sƣ ̣ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ..............................42 2.2.1. Tổ ng quan kế t quả áp d ụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tuổi chịu trách nhiê ̣m hin ̀ h sự.......................................................................42 2.2.2. Những vi phạm, sai lầm trong áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và nguyên nhân ........................................49 Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................64 Chƣơng 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ .............................................................................................................65 3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về tuổi chịu trách nhiệm hình sự ...................................................................65 3.1.1. Yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa ..............................................................65 3.1.2. Bảo đảm quyền con người (đặc biệt người chưa thành niên) ......................71 3.1.3. Yêu cầu chống và phòng ngừa tội phạm ......................................................75 3.2. 3.2.1. 3.2.2. 3.2.3. 3.2.4. 3.2.5. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về tuổi chịu trách nhiệm hình sự ...................................................................76 Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 2015 ............................................76 Tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ............................................................................89 Tăng cường kiểm tra, giám đốc xét xử, xây dựng án lệ ...............................90 Tăng cường năng lực những người tiến hành tố tụng ..................................91 Tăng cường năng lực những người tham gia tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ...............................................................................93 Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................99 KẾT LUẬN ............................................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................104 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCA: Bộ Công an BLHS: Bộ luật hình sự BTP: Bộ tư pháp HĐTP: Hội đồng thẩm phán Người CTN: Người chưa thành niên NLTNHS: Năng lực trách nhiệm hình sự NQ: Nghị quyết TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TNHS: Trách nhiệm hình sự TTLT: Thông tư liên tịch TW: Trung ương VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 1.1: Bản tổng quan sự hình thành và phát triển nhân cách con người Trang 15 Bảng 1.2: Liệt kê độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một số quốc gia trên thế giới 19 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS), do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa (khoản 1 Điều 8 BLHS). Một trong các yếu tố cấu thành tội phạm đó là chủ thể của tội phạm và theo Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1999 là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS), đạt độ tuổi luật định và thực hiện hành vi phạm tội, (Bô ̣ luâ ̣t hin ̀ h sự năm 2015 quy đinh ̣ chủ thể của tô ̣i pha ̣m còn là ph áp nhân thương mại). Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề lớn trong khoa học luật hình sự cũng như trong lập pháp hình sự, thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội nhưng phải vừa đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người chưa thành niên, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổi được xác định trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, mà chỉ đến độ tuổi đó trở về sau, một người thực hiện hành vi phạm tội mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, tuổi là một trong những yếu tố có đặc tính xã hội ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội và khả năng nhận thức, giáo dục, cải tạo người phạm tội. Bên cạnh đó, độ tuổi cũng là một trong những căn cứ để làm giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự (TNHS). Việc cân nhắc độ tuổi để truy cứu TNHS và quyết định hình phạt là một trong những biểu hiện nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt được thể hiện rõ trong luật hình sự nước ta và được thực tiễn ghi 1 nhận. Chính vì vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là yếu tố không thể thiếu trong quá trình xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm nói chung và tuổi chịu TNHS của chủ thể nói riêng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT), các địa phương có thể còn có sự khác nhau. Vì vậy, làm rõ các quy định của pháp luật về tuổi chịu TNHS, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về tuổi chịu TNHS, trên cơ sở đánh giá thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến tuổi chịu TNHS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để có những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành là hết sức cần thiết. Từ những vấn đề trên, tôi nhận thấy đề tài “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)” vẫn còn nguyên tính thời sự và mới mẻ. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này làm luận văn Thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Là một trong những chế định quan trọng trong BLHS nhưng đến thời điểm này tuổi chịu TNHS vẫn chưa thực sự có một công trình nào nghiên cứu đầ y đủ , toàn diện cả về lý luận và thực tiễn . Vấn đề này chủ yếu được đề cập đến như một phần nhỏ trong các bài viết, khóa luận, luận văn về tội phạm và cấu thành tội phạm, chủ thể của tội phạm hay nhân thân người phạm tội hoặc trong các công trình nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội. Các nghiên cứu khoa học khác cũng rất ít đề cập đến việc nghiên cứu về tuổi hay cách xác định tuổi của con người trong mối quan hệ với TNHS. Tuy nhiên, cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: 1) Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung) của TSKH. PGS. Lê Văn Cảm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 – Phần chung, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000 của ThS. Đinh Văn Quế; 3) Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006 của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa; 4) Luận văn thạc sĩ luật học “Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Đăng Doanh, Trường đại học Luật Hà Nội, 1999; Luận văn thạc sĩ luật học “Những vấn 2 đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu TNHS theo Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần Thị Hoàng Lan, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012… Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí có liên quan đến tuổi chịu TNHS, ví dụ như: Nhân thân người phạm tội với việc quyết định hình phạt của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ; bài về Xác định tuổi của người chưa thành niên như thế nào cho đúng? của tác giả Lưu Đình Nghĩa; Nhân thân người phạm tội Một số vấn đề lý luận cơ bản của TSKH. PGS. Lê Cảm; Tiếp tục hoàn thiện những quy định của BLHS trước yêu cầu mới của đất nước của tác giả Trịnh Tiến Việt; v.v… đã được đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân và Tạp chí Kiểm sát (xem thêm ở phần danh mục tài liệu tham khảo). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về tuổi chịu TNHS, đồng thời làm rõ các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tuổi chịu TNHS, gắn với thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về tuổi chịu THNS và bảo đảm áp du ̣ng đúng pháp luâ .̣t 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mu ̣c đić h nên trên , với cấ p đô ̣ luâ ̣n văn tha ̣c sỹ luâ ̣t ho ̣c , tác giả tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây : Nghiên cứu các quan điểm về tuổi chịu TNHS, ý nghĩa của độ tuổi với TNHS; Nghiên cứu quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t hình sự hiê ̣n hành về tuổi chịu TNHS; Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về tuổi chịu TNHS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước trên thế giới; 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quan điểm, các công trình có liên quan đến tuổi chịu TNHS; Nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về tuổi chịu TNHS; 3 Nghiên cứu quy định pháp luật một số nước về tuổi chịu TNHS; Nghiên cứu thực tiễn truy cứu THNS liên quan đến việc xác định tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (thực tiễn xét xử tại Tòa án). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các quan điểm trong nước; trong phạm vi Việt Nam và có nghiên cứu pháp luật một số quốc gia ; cơ sở th ực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, thời gian trong 05 năm (từ năm 2011 đến năm 2016). 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước với phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự và tội phạm học như: Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê hình sự để tổng hợp các tri thức khoa học luật và những vấn đề cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng thể hiện ở chỗ đây là đề tài đề cập tương đối đầy đủ, hệ thống, logic những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu TNHS trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học; phân tích, đánh giá tính hiệu quả của pháp luật thực định, quá trình áp dụng trong thực tiễn để thấy rõ giá trị những kiến nghị, giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự trong tương lai. Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích chế định tuổi chịu TNHS trong sự so sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử dựa trên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm sinh lý của con người qua từng thời kỳ; khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự 4 không chỉ dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và bao gồm nhiều nội dung có liên quan khác. Đồng thời, đánh giá thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu TNHS; những bất cập, vướng mắc và phân tích chúng qua các vụ án cụ thể. Từ đó, luận văn đưa ra giải pháp khắc phục và kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện chế định tuổi chịu TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ lập pháp hình sự và thực tiễn áp dụng. Luận văn có giá trị là tư liệu tham khảo cho các nhà lập pháp - hoạch định chính sách, các nhà tâm lý - xã hội học, các nhà khoa học - thực tiễn, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành luật hình sự. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và phầ n mu ̣c lu ̣c , luận văn gồm có 3 Chương. Chương 1: Mô ̣t số vấn đề lý luận về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. 5 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm tuổi chịu trách nhiêm ̣ hin ̣ ̀ h sƣ ̣ và năng l ực trách nhiêm hình sự 1.1.1. Khái niệm tuổi chịu trách nhiê ̣m hình sự Mă ̣c dù còn có nhiề u cách hiể u , cách định nghĩa khác nhau , song nhin ̀ chung đều cho rằng : Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định. Chỉ người nào đạt độ tuổ i nhấ t đi ̣nh thì mới phải chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự. Tuổi chịu TNHS có các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, tuổi chịu TNHS do luật hình sự quy định. Xét về tính hệ thống, các quy định của ngành luật này trong cùng một hệ thống có thể sử dụng để phân tích làm sáng tỏ nội dung các quy phạm pháp luật của ngành luật khác. Tuy nhiên, nhiều nội dung có tính đặc thù, chuyên biệt thì chúng ta cần phải xác định theo quy định của ngành luật đó. Vấn đề độ tuổi để xác định tư cách chủ thể là một nội dung có tính chuyên biệt, được xác định theo từng ngành luật. Mỗi ngành luật có cách xác định khác nhau về độ tuổi. Chính vì vậy, về nguyên tắc, khi xác định tuổi chịu TNHS, chúng ta cần căn cứ vào những quy định của luật hình sự mà không viện dẫn các quy định của các ngành luật khác. Chỉ trong những trường hợp luật hình sự dẫn chiếu sang quy định của các ngành luật khác thì chúng ta mới sử dụng cách tính tuổi của ngành luật đó để xác định tuổi chịu TNHS. Thứ hai, tuổi chịu TNHS là tuổi tròn. Mỗi ngành luật đều có cách thức để xác định tuổi của chủ thể tham gia quan 6 hệ pháp luật do ngành luật mình điều chỉnh. Đối với chủ thể của tội phạm, luật hình sự Việt Nam xác định tuổi là theo tuổi tròn. Điều này thể hiện trong các quy định, cụ thể: Tại điều 12 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tuổi chịu TNHS: “người từ đủ 16 tuổi...” và “người từ đủ 14 tuổi…”. Tuổi tròn ở đây là ngưỡng để tính tuổi tối thiểu của người phạm tội và tuổi tối đa của người bị hại trong trường hợp tuổi của người bị hại chi phối tới việc xác định TNHS của người phạm tội. Cách tính tuổi tròn được xác định bằng cách lấy ngày sinh nhật gần nhất của người đó để tính. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi luật hình sự dẫn chiếu sang ngành luật khác thì chúng ta áp dụng cách tính tuổi của ngành luật đó. Thứ ba, tuổi chịu TNHS tính từ thời điểm người đó sinh ra đến thời điểm người đó thực hiện hành vi phạm tội. Thời điểm đầu để xác định tuổi của người phạm tội là ngày người đó được sinh ra. Thời điểm sinh được xác định dựa vào các loại giấy tờ có giá trị pháp lý gắn liền với nhân thân của người đó như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, cá loại văn bằng, chứng chỉ.... Nhưng trên thực tế, không phải khi nào chúng ta cũng có các loại giấy tờ trên để xác định tuổi. Trong nhiều trường hợp, chúng ta không có cơ sở pháp lý vững chắc để xác định ngày sinh của người phạm tội. Trong những trường hợp này, chúng ta phải xác định ngày sinh của người phạm tội theo nguyên tắc có lợi cho người thực hiện hành vi phạm tội. Thời điểm sau để xác định độ tuổi đó là thời điểm hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện. Có nghĩa là: Hành vi được thực hiện ngày nào thì ngày đó được sử dụng để tính tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội. Đối với những trường hợp hành vi phạm tội là hành vi kéo dài hoặc hành vi có tính liên tục mà tuổi của người phạm tội có tính chất “giáp ranh” ảnh hướng để việc xác định trách nhiệm hình sự, ta cần xem xét cụ thể để tách hành vi đó ở các độ tuổi khác nhau để xem xét trách nhiệm hình sự được chính xác. Trên cơ sở phân tích về tuổi chịu TNHS như trên, có thể rút ra định nghĩa về tuổi chịu TNHS như sau: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổi được luật hình sự quy định nhằm xác định khi một người phát triển đến độ tuổi đó mới có thể phải 7 chịu trách nhiệm hình sự, cũng như mức độ trách nhiệm hình sự phải chịu về hành vi phạm tội do mình gây ra. 1.1.2. Khái niệm năng lực trách nhiê ̣m hình sự Hiện nay, trong khoa học Luật hình sự và thực tiễn áp dụng mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại độc lập của hai dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS) và tuổi chịu TNHS. Nghĩa là, khi phân tích lý luận về mặt chủ thể của tội phạm trong phần chung, chúng ta đều tách hai tiêu chuẩn của một cá nhân để trở thành chủ thể của tội phạm bao gồm: NLTNHS và tuổi chịu TNHS. Trong phần các tội phạm, khi phân tích bốn yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) của từng tội phạm cụ thể, chúng ta cũng luôn nêu cụm từ: "người có NLTNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS". Điều này xuất phát từ thực tế các nhà lập pháp hình sự nước ta đã quy định hai nội dung này ở hai điều luật khác nhau, đó là tình trạng không có NLTNHS (Điều 13 Bộ luật Hình sự) và tuổi chịu TNHS (Điều 12 Bộ luật Hình sự). Do đó, theo nghĩa rộng thì NLTNHS phải bao gồm cả nội dung tuổi chịu TNHS. Theo đó: “ Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi một người, khả năng điều khiển được hành vi đó và khả năng gánh lấy những hậu quả pháp lý là trách nhiệm hình sự do hành vi mà chính họ gây ra. Năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và tuổi chịu trách nhiệm hình sự”. Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Năng lực TNHS phải đạt độ tuổi và năng lực của tự ý thức, được hình thành trong quá trình phát triển của cá thể cả về mặt tự nhiên và xã hội”. Một người chưa đủ tuổi chịu TNHS thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội luôn được coi là không có lỗi [6, tr.183]. Tương tự như trường hợp khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mắc bệnh dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Một khi đã có hành vi phạm tội có nghĩa là bốn yếu tố cấu thành tội phạm đã thỏa mãn và TNHS phải được đặt ra vì không thể có tội phạm nào trong Bộ luật hình sự mà không có kèm theo hình phạt (đặc trưng của TNHS). Việc họ được miễn TNHS trong một số trường hợp không thể được coi là "chưa đến 8 mức bị truy cứu TNHS” hoặc hành vi của họ không phải là tội phạm cũng không thể được coi là "chưa đến mức bị truy cứu TNHS" mà phải coi là họ không có TNHS. Do đó, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng người chưa đủ tuổi chịu TNHS thì hành vi của họ không thể bị coi là tội phạm, nghĩa là họ không bao giờ bị coi là "đã phạm tội" và họ không có TNHS. 1.1.3. Ý nghĩa của tuổi chịu trách nhiê ̣m hình sự Tuổi chịu TNHS là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội nhưng phải đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người chưa thành niên, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tuổi chịu TNHS mặc dù không được ghi nhận chính thức dưới góc độ lập pháp là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm trong Điều 8 BLHS. Tuy nhiên, dấu hiệu này lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ TNHS của người phạm tội. Đây cũng như là dấu hiệu không thể thiếu trong yếu tố chủ thể của tội phạm bên cạnh dấu hiệu “năng lực TNHS”. Ngoài ra, độ tuổi chịu TNHS cũng là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự. Việc cân nhắc tuổi chịu TNHS cùng với các căn cứ khác để quyết định hình phạt là một trong những biểu hiện nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt có ý nghĩa giáo dục, cải tạo và phòng ngừa rất lớn. 1.2. Cơ sở của việc quy định tuổi chịu trách nhiêm ̣ hin ̀ h sƣ ̣ và phân lo ại tuổi chịu trách nhiêm ̣ hin ̀ h sƣ ̣ 1.2.1. Cơ sở của việc quy định tuổi chịu trách nhiê ̣m hình sự 1.2.1.1. Cơ sở lý luận Bất kỳ một ngành luật nào cũng xuất phát từ mục đích điều chỉnh là kết quả trong tương lai mà nhà làm luật mong muốn sẽ đạt được bằng sự điều chỉnh của ngành luật ấy. Mục đích của luật hình sự chính là thiết lập lại trật tự của các quan hệ xã hội đã tồn tại trước khi có việc thực hiện tội phạm mà các quan hệ xã hội đó bị sự xâm hại của tội phạm gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại. Đồng thời, trong quá trình thiết lập lại trật tự ấy tất cả các công dân và những người có chức vụ 9 cũng như các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm chỉnh các đòi hỏi của luật hình sự [6, tr.16]. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội, trật tự xã hội, Nhà nước dùng nhiều biện pháp khác nhau vừa có tính thuyết phục vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của các vi phạm pháp luật mà nhà nước lựa chọn sử dụng các chế tài thích hợp như: Dân sự, hành chính, kinh tế, hình sự... mà trong đó chế tài hình sự là nghiêm khắc nhất nhằm xử lý bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm nghiêm trọng các lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” [39, Điều 2]. Như vậy, cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc một người đã thực hiện một tội được quy định trong Bộ luật hình sự để xác định xem có một tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự đã được thực hiện hay không. Hay nói cách khác, có cơ sở để truy cứu TNHS hay không. Trước hết, chúng ta cần phải xem xét các yếu tố khách quan, chủ quan bắt buộc sau đây của tội phạm: - Trên thực tế có xảy ra hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong cấu thành các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự hay không và hành vi đó có nguy hiểm cho xã hội hay không? Đây là yếu tố bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm. Nếu xác định được không có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra hoặc hành vi đó không có dấu hiệu của tội phạm hoặc thậm chí tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì cũng không được thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự. - Người thực hiện hành vi đó có lỗi hay không. Đây là yếu tố bắt buộc thuộc mặt chủ quan của tội phạm. Nếu xác định được người thực hiện hành vi không có lỗi (cố ý hoặc vô ý) thì dù hành vi có nguy hiểm cho xã hội đến mức nào người thực hiện hành vi đó cũng không phải chịu TNHS [6, tr.184]. Ví dụ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó. 10 - Người thực hiện hành vi đó đã đến tuổi chịu TNHS hay chưa hoặc người đó có năng lực TNHS hay không. Đây là các yếu tố bắt buộc thuộc chủ thể của tội phạm. Nếu xác định được người thực hiện hành vi chưa đến tuổi chịu TNHS hoặc không có năng lực TNHS, thì dù hành vi có nguy hiểm cho xã hội đến mức nào người thực hiện hành vi đó cũng không phải chịu TNHS. Ví dụ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội chưa đủ 14 tuổi hoặc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực TNHS, tức là trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Ngoài ra, còn có những yếu tố khách quan, chủ quan khác không bắt buộc của tội phạm cũng cần được xác định như: Hậu quả của hành vi; mục đích, động cơ thực hiện hành vi; những đặc điểm về nhân thân của người thực hiện hành vi. Chỉ khi xác định được chính xác, đầy đủ các yếu tố khách quan, chủ quan của tội phạm trong đó có độ tuổi thì mới có thể quyết định đúng đắn việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. 1.2.1.2. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm là cơ sở thực tiễn để xác định và quy định độ tuổi chịu TNHS. Ở mỗi quốc gia, cơ cấu các độ tuổi phạm tội phụ thuộc vào chính sách hình sự và khách thể bảo vệ của luật hình sự. Ở một mức độ nào đó, độ tuổi chịu TNHS cũng mang tính lịch sử. Ở thời kỳ phong kiến, mặc dù có những quy định về độ tuổi chịu TNHS nhưng trong đó có những tội danh mà bất kỳ lứa tuổi nào cũng phải chịu đó là tội mưu phản, mưu loạn, mưu đại nghịch sẽ bị tru di tam tộc. Điều nay thể hiện chính sách hình sự của chế độ quân chủ chuyên chế là phải tận diệt mọi mầm họa ảnh hưởng đến sự tồn vong của triều đình, bảo vệ các bậc quân vương. Ở nước ta, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, cũng xuất phát từ chính sách hình sự và xác định khách thể bảo vệ khác nhau mà tuổi chịu TNHS cũng khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật 11 xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội, Nhà nước đã xác định cụ thể khách thể bảo vệ của luật hình sự. Từ thực tiễn đấu tranh đối với những hành vi xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ cho thấy, người từ dưới 14 tuổi thực hiện hành vi xâm phạm vào quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là rất ít. Hơn nữa, nghiên cứu những trường hợp khách thể bảo vệ của luật hình sự bị những người ở lứa tuổi này xâm hại cho thấy, việc họ thực hiện hành vi đó phần lớn mang tính bột phát và cảm tính ở những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, mà khi rơi vào hoàn cảnh đó, bất kỳ ai ở lứa tuổi đó cũng sẽ thực hiện như vậy. Vì vậy, hành vi nguy hiểm của họ không xuất phát hoàn toàn từ bản chất con người họ. Hơn nữa nhận thức và tri thức của lứa tuổi này còn rất hạn chế, vì vậy việc trừng trị họ bằng các chế tài hình sự là chưa cần thiết mà cần có các biện pháp khác để tiếp tục nuôi dưỡng giáo dục họ hình thành nhân cách. Từ thực tiễn đó luật hình sự Việt Nam hiện hành xác định người dưới 14 tuổi không phải chịu TNHS về bất kỳ hành vi nguy hiểm nào do họ gây ra. Lứa tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là lứa tuổi đã hình thành cơ bản về nhân cách, các xử sự của họ đã thể hiện tính độc lập cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi dưới 14. Tuy nhiên hoạt động của họ vẫn đang nằm dưới sự giám sát của gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, tỉ lệ lứa tuổi này xâm phạm vào các quan hệ được luật hình sự bảo vệ vẫn còn chưa nhiều. Hoạt động của họ vẫn chứa đựng nhiều yếu tố cảm tính, trước những điều kiện hoàn cảnh cụ thể [23, tr.95]. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực TNHS đầy đủ. Do đó họ cũng chỉ phải chịu TNHS về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu TNHS về tất cả các tội phạm. Theo luật hình sự nước ta thì người từ đủ 14 tuổi trở nên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý (khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự). Nhưng thực tiễn cũng đã cho thấy một số trường hợp, hành vi của những người ở lứa tuổi này cũng đã gây ra cho xã hội những thiệt hại rất lớn và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng thậm chí đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, TNHS đối với lứa tuổi này cũng chỉ được xác định trong những trường hợp nhất định. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng cho thấy những người từ 16 12 tuổi trở lên là lứa tuổi phổ biến nhất thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Thực tiễn cũng cho thấy, bắt đầu từ 16 tuổi trở lên, hầu như các hành động của cá nhân trong quá trình giao tiếp xã hội đều do họ tự quyết định. Đây cũng là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách. Họ luôn có những thay đổi về tâm, sinh lý đặc biệt là trong độ tuổi dậy thì (từ 15 đến 18 tuổi). Nhận thức, quan điểm, lối sống lý tưởng của họ còn nhiều hạn chế và thiếu ổn định. Sự tác động từ môi trường trong gia đình, ngoài xã hội, từ phía nhà trường đã tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của lứa tuổi này. Vì vậy, pháp luật hình sự nước ta mới xác định từ lứa tuổi này trở lên họ phải chịu TNHS về mọi tội phạm do họ gây ra. Cũng trên cơ sở thực tiễn, hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng tỉ lệ người già phạm tội là rất ít, đặc biệt là các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, luật hình sự cần quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già phạm tội. Tóm lại, để xác định các vấn đề liên quan đến tuổi chịu TNHS trong luật hình sự, các nhà làm luật cần phải căn cứ vào cả hai yếu tố là cơ sở tâm sinh lý học và cơ sở thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm để đưa ra những quy chuẩn phù hợp, đúng đắn. 1.2.2. Phân loại tuổi chịu trách nhiê ̣m hình sự Con người từ khi sinh ra đã có ý thức nhưng không phải có ý thức là có năng lực TNHS mà phải qua một quá trình phát triển về tâm, sinh lý trong điều kiện xã hội nhất định thì năng lực đó mới hình thành. Chúng ta đã biết, năng lực TNHS là năng lực tự nhận thức về tính nguy hiểm của hành vi và khả năng điều khiển hành vi của con người. Mỗi người có sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý đến một giai đoạn nhất định trong đời sống sẽ hoàn thiện năng lực này và khi đó họ được coi là chủ thể của tội phạm. Giai đoạn hoàn chỉnh này trong đời sống của mỗi cá nhân được luật hình sự mỗi nước trên thế giới quy định không giống nhau. Việc làm này phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý (thể chất, trí tuệ) của con người ở mỗi quốc gia vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng