Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Tuần 2 giáo án lớp 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 ...

Tài liệu Tuần 2 giáo án lớp 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 giáo án thầy sáu

.DOC
26
19
148

Mô tả:

Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 TUẦN 1 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 04 tháng 9 năm 2018 TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (CÓ NHỚ) T1 Toán: I.Mục tiêu: -KT: HS biết thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) -KN: Vận dụng được vào làm tính, giải toán có lời văn. -TĐ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. -NL: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: Các thẻ ghi số có ba chữ số,phiếu học tập - HS: SGK, ĐDHT III. Hoạt động dạy học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động - GV tổ chức cho cả lớp làm BT vào bảng con: - Đặt tính rồi tính: 124 + 317 481 + 137 +Nội dung: Thực hiện đúng các phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) Đặt tính đúng, thẳng hàng thẳng cột. +Phương pháp: Quan sát, +Kĩ thuật: Ghi chép ngắn B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1 : Thảo luận cách thực hiện phép tính *Thảo luận cách thực hiện phép trừ 432 - 215 - Việc 1: GV viết bảng phép tính trừ 432-215, y/cầu HS thảo luận về thực hiện trừ -Việc 2: Trao đổi cách đặt tính và tính cùng bạn - Việc 3: Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung, thống nhất về cách thực hiện phép tính. - Việc 4: Chia sẻ kết quả - Việc 5: GV kết luận: Phép trừ có nhớ sang hàng chục *. Thảo luận cách thực hiện phép trừ 627 - 143: GV : Nguyễn Văn Sáu 1 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 - Việc 1: Em đọc cách thực hiện phép trừ(2 lần) ở SGK - Việc 2: Trao đổi cách đặt tính và tính cùng bạn - Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn báo cáo cách thực hiện phép trừ - Việc 4: Báo cáo với cô giáo kết quả thảo luận -Việc 5: GV kết luận : Phép trừ có nhớ sang hàng trăm +Nội dung: HS nắm được quy tắc và cách thực hiện phép trừ hai số có ba chữ số (có nhớ sang hàng chục và hàng trăm).Nắm được kĩ năng đặt tính theo cột dọc. +Phương pháp : Quan sát, vấn đáp +Kĩ thuật : Ghi chép ngắn ; hỏi đáp, nhận xét bằng lời. Hoạt động 2 : Tính * Bài 1(cột 1,2,3): Tính 543 – 127; 422 – 114; 564 - 215 -Việc 1: NT điều hành nhóm HS làm cá nhân làm vở nháp -Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét, chốt kết quả đúng *Lưu ý HS thứ tự thực hiện tính (từ phải sang trái). *Bài 2(cột 1,2,3): Tính 627 – 443; 746 – 251; 516 - 342 -Việc 1: NT điều hành nhóm thảo luận. HS làm vào bảng con -Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét, chốt kết quả đúng +Nội dung : Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). Đặt tính đúng, thẳng hàng thẳng cột, thực hiện tính theo thứ tự từ phải sang trái. Trình bày đẹp, sạch sẽ. +Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, ghi chép ngắn +Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, hỏi đáp, nhận xét bằng lời ; tôn vinh học tập Hoạt động 3 : Giải toán có lời văn (BT3) -Việc 1: Đọc nội dung bài toán (2-3 lần) -Việc 2: NT điều hành nhóm tìm hiểu bài toán: bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? -Việc 3: NT yêu cầu nhóm làm BT vào vở, 1 em làm bảng phụ -Việc 4:Chia sẻ trước lớp -Việc 5: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét - Chốt kết quả đúng.. Bài giải: Hoa sưu tầm được số con tem là: 335 – 128 = 207 ( con) GV : Nguyễn Văn Sáu 2 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 Đáp số: 207 con tem +Nội dung : Biết vận dụng kiến thức vào giải bài toán có lời văn (có một phép trừ).Thực hiện giải bài toán có lời văn chính xác. Trình bày đẹp, sạch sẽ. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Về nhà cùng người thân thực hiện một số phép tính trừ: 783-356; 694-237 935-551; 555-160 - Cùng với các bạn trong lớp chia sẻ bài học hôm sau. TIẾNG VIỆT: BÀI 2A: AI CÓ LỖI ( T1) I.Mục tiêu: -KT:. Đọc và hiểu câu chuyện Ai có lỗi? -KN: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. -TĐ: Có thái độ tích cực trong học tập, biết nhường nhịn bạn, biết nhận lỗi khi làm sai. -NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, HS biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình, biết bày tỏ cảm nhận của mình về các nhân vật trong bài. II.Tài liệu và PTDH: GV: SGK,Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ HS: SGK III.Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho cả lớp trò chơi: Đọc thơ truyền điện bài: Hai bàn tay em - Việc 2: Nhận xét - Việc 3: Quan sát tranh và nói những điều em biết về bức tranh ở SGK. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng - Đọc mẫu: Nghe cô giáo đọc bài Ai có lỗi - cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Cùng luyện đọc: + Đọc nối tiếp câu trong nhóm, trước lớp luyện đọc từ khó: Cô-rét-ti; En-ri-cô, nguệch, kiêu căng,cơn giận, khuỷu tay,. + Cùng nhau, giải nghĩa từ khó hiểu: Kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây. GV : Nguyễn Văn Sáu 3 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 + Luyện đọc nối tiếp 5 đoạn trong nhóm. + Luyện đọc toàn bài. +Tiêu chí:Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. Giải thích được nghĩa của các từ trong bài. Đọc trôi chảy lưu loát; phân biệt được giọng của nhân vật: (người dẫn chuyện; lời cậu bé, nhà vua. +Phương pháp: Vấn đáp. +Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài -Việc 1: HS đọc thầm bài, đọc lướt, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trong SGK. - Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp. - Việc 3: HS nêu nội dung chính của bài. +Tiêu chí: Hiểu đượcnội dung của bài, trả lời được các câu hỏi trong SGK) +Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Hoạt động 3: Luyện đọc lại: - Chia sẻ với bạn về cách đọc tốt bài tập đọc. ? Để đọc tốt bài này ta cần đọc như thế nào? - Nghe GV HD luyện đoạn 2 - Nghe GV đọc mẫu, một số HS đọc. - Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm đọc. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm ( Đại diện một số nhóm đọc). Lớp nghe bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt. +Tiêu chí: Đọc trôi chảy, lưu loát, thể hiện được giọng đọc của nhân vật (Nhân vật tôi (En-ri-cô)chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Cô-rét-ti dịu dàng, thân mật) +Phương pháp: vấn đáp +Kĩ thuật đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Câu chuyện khuyên em điều gì? GV : Nguyễn Văn Sáu 4 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 - Chia sẻ ý nghĩa câu chuyện, đọc và kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe. ***** * TIẾNG VIỆT: BÀI 2A: AI CÓ LỖI ( T2) I.Mục tiêu: -KT: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. -KN: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. -TĐ: Có thái độ tích cực trong học tập, biết nhường nhịn bạn, biết nhận lỗi khi làm sai. -NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, HS biết diễn đạt câu chuyện theo tốt. II.Tài liệu và PTDH: GV: TLHDH, MC, MT HS: Vở, TLHDH A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - GV nêu nhiệm vụ của tiết học: Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh họa để kể lại từng đoạn truyện Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu. * Hoạt động 1: Luyện đọc lại -Việc 1: GV chọn đoạn 4 và yêu cầu HS luyện đọc đoạn trong nhóm - Việc 2: Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo vai trong nhóm - Việc 3: Thi đoạn đoạn theo vai giữa các nhóm. - Việc 4: Nhận xét, bình chọn +Tiêu chí : Đọc trôi chảy, lưu loát, thể hiện được giọng đọc của nhân vật (Nhân vật tôi (En-ri-cô)chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Cô-rét-ti dịu dàng, thân mật) + Nhấn giọng ở các từ: ngạc nhiên, ngay ra, ôm chầm - Phương pháp: Vấn đáp. - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Hoạt động 2: Kể chuyện: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu kết hợp quan sát các tranh vẽ trong SGK Việc 2: Cùng bạn thảo luận, trao đổi nói về từng nội dung của các bức tranh. Việc 3: Đổi vai nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm Việc 4: Nhận xét, bình chọn . GV : Nguyễn Văn Sáu 5 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 +Tiêu chí :Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thể hiện được giọng của các nhân vật theo vai (Đoạn 1: En-ri-cô giọng chậm rãi; Đoạn 2 lời Cô-rét-ti bực tức; Đoạn 3 giọng chậm rãi, nhẹ nhàng khi En –ri-cô hối hận , Đoạn 4 Nhân vật tôi (En-ricô)chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Cô-rét-ti dịu dàng, thân mật; Đoạn 5 lời cố En-ricoonghieem khắc) - Phương pháp: Vấn đáp. - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Các nhóm thi đua cử đại diện nhóm kể nối tiếp từng đoạn chuyện, cả câu chuyện. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Tiêu chí:- Nhìn tranh kể lại được từng đoạn , toàn bộ câu chuyện. - Giọng kể lưu loát, hấp dẫn , hay, diễn xuất tốt bộc lộ được cảm xúc. - Có thói quen kể chuyện tự nhiên, - Hợp tác, tự học +Phương pháp: Quan sát, vấn đáp +Kĩ thuật: Ghi chép ngắn ; kể chuyện; tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe. - Chia sẽ ý nghĩa nội dung câu chuyện cho người thân, bạn bè. ÔLTV: TUẦN 2 I. Mục tiêu : -KT : Đọc hiểu truyện Bông hoa cúc trắng, thấy được lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đối với cha mẹ. -KN : Tìm được các từ ngữ nói về thiếu nhi, đặt được câu hỏi theo mẫu Ai là gì? Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc ăn/ăng. -TĐ : HS phải siêng năng, chăm chỉ, không ỷ lại người khác. Có ý thức phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt để được trở thành đội viên. -NL: Đọc hiểu văn bản, trình bày tốt ý kiến cá nhân, viết được đơn xin vào Đội TNTPHCM. II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: Vở ÔLTV HS: Vở ÔLTV, Bảng nhóm ; bút lông … III. Hoạt động dạy học : II. Chuẩn bị: GV : Nguyễn Văn Sáu 6 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 - GV: Vở em tự ôn Tiếng Việt (Theo định hướng phát triển năng lực) - HS: Vở ôn luyện TV. III. Ôn luyện: 1. Khởi động: (Thực hiện theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PPĐG: Quan sát;vấn đáp. - KTĐG: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá :+ Nói được những việc làm tốt của các bạn nhỏ trong tranh.(Quét nhà, cho gà ăn,... + Kể về một việc làm tốt của em hoặc bạn.( Lau nhà, rửa bát,... 2. Ôn luyện: (Thực hiện theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá : H trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc a, Trên đường đi tìm thầy thuốc cô bé đã gặp một cụ gài râu tóc bạc phơ. b, Người đó đã hướng dẫn cô bé cách cứu mẹ là: Đi hái bông hao cúc trắng dưới gốc đa cánh rừng. c, Cô bé đã nghĩ ra cách kéo dài sự sống cho mẹ là:Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ,... d, HS tự nêu. - PPĐG: Quan sát;vấn đáp. - KTĐG: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. IV.Hoạt động ứng dụng -Chia sẻ cùng người thân truyện đọc: Bông hoa cúc trắng. - Làm BT 4,5, 6. HĐGD ĐẠO ĐỨC: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( T2) I.Mục tiêu: -KT: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. -KN : Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. ( HS có năng lực nổi trội: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện 5 điều BH dạy) -TĐ : HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. -NL : Tự phục vụ, tự học và hợp tác nhóm. II. Tài liệu phương tiện dạy học: - GV: Bảng phụ ghi các ý kiến, Phiếu ghi câu hỏi - HS: Vở BT Đạo đức; các mẩu chuyện kể về Bác Hồ III.Hoạt động học: GV : Nguyễn Văn Sáu 7 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể. - GV nêu mục tiêu, giới thiệu bài. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH *Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến . - Việc 1: NHóm trưởng điều hành nhóm thảo luận đưa ra ý kiến đúng (ghi ở bảng phụ các ý kiến ) + 5 điều bác Hồ dạy là để cho thiếu nhi. + Muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi cần làm đúng theo 5 điều bác Hồ dạy. + Phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi là thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. + Chỉ cần học thuộc 5 điều bác Hồ dạy, không cần thực hiện bằng hành động. +Ai cũng kính yêu bác Hồ kể cả bạn bè, thiếu nhi trên thế giới. - Việc 2: Các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. - Việc 3: Nhận xét, thống nhất ý kiến đúng +Tiêu chí: HS thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. Học tập tấm gương về đạo đức, lối sống của Bác. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy. HS biết ơn và kính yêu Bác Hồ. +Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp… +Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Hoạt động 2: HS giới thiệu những tư liệu (tranh ảnh, bài báo,câu chuyện, bài thơ, bài hát, cao dao.... ) -Cá nhân trình bày tranh ảnh, truyện, bài báo, bài thơ, bài hát, câu chuyện,...về bác Hồ với thiếu nhi. *Hoạt động 3: Trò chơi: Hái hoa dân chủ - Việc 1: HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi : Mỗi nhóm sẽ tham gia 3 vòng chơi + Vòng 1: GV sẽ đọc 5 câu hỏi (ghi ở phiếu), mỗi đội sẽ lựa chọn câu trả lời đúng bằng cách chọn a, b, c,d + Vòng 2: Bốc thăm và trả lời câu hỏi ( 1 lần) + Vòng 3: Hát, múa, kể chuyện về Bác Hồ. Việc 2: Các nhóm tham gia chơi - Việc 3: Nhận xét, tuyên dương các nhóm GV : Nguyễn Văn Sáu 8 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 +Tiêu chí: HS sưu tầm được tranh ảnh, câu chuyện về Bác Hồ. Nhận biết được tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thêm kính yêu Bác Hồ. Trình bày lưu loát và giới thiệu hay về Bác Hồ. +Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. +Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Bản thân thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. TN-XH: BÀI 2: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CƠ QUAN HÔ HẤP LUÔN KHỎE MẠNH (T1) I. Mục tiêu: -KT: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. (HSHTT: Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng ) -KN: Phân biệt được việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. -TĐ: Giáo dục cho học sinh có thói quen bảo vệ đường hô hấp, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân -NL: Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác , tự phục vụ. * Tích hợp KNS - Kĩ năng tìm kiếm và xữ lí thông tin. Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bừng mũi mà không nên thở bằng miệng. - Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng làm chủ bản thân. Kĩ năng giao tiếp. II.Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. -HS: SHD, vở BT III. Hoạt động học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1. Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp(Nhất trí như TLHDH) * Nội dung: Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng, nhận xét HĐ2. Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh(Nhất trí như TLHDH) * Nội dung: Nêu được Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh về hô hấp - Nguyên nhân chính: do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm - Cách đề phòng: giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng; giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa, ăn uống đủ chất,.. * Phương pháp: vấn đáp, viết * Kỹ thuật: trình bày miệng, nhận xét GV : Nguyễn Văn Sáu 9 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 - HS còn hạn chế: Giúp học sinh nhận biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bệnh lao phổi. Nắm được bệnh lao phổi và một số bệnh viêm đường hô hấp. - HSHTT: Biết liên hệ thực tế và viết được một thông điệp giúp em phòng bệnh đường hô hấp và bệnh lao. HĐ3. Trò chơi" bác sỹ"(Nhất trí như TLHDH) * Nội dung: Nhắc lại được những kiến thức đã học về phòng tránh bệnh đường hô hấp; mạnh dạn, tự tin giao tiếp * Phương pháp: Trò chơi * Kỹ thuật: Trò chơi IV. Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: vệ sinh sạch sẽ nơi ở và phòng bệnh đường hô hấp. - Tiêu chí: biết vệ sinh hằng ngày, vệ sinh sạch sẽ nơi ở và phòng bệnh đường hô hấp. - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật : nhận xét bằng lời Ngày dạy: Thứ tư, ngày 05 tháng 9 năm 2018 Toán: TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)(T2) I.Mục tiêu: -KT: Em biết thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) -KN: Vận dụng được vào giải toán có lời văn. -TĐ: Giáo dục HS đặt tính đúng, cẩn thận . -NL: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học II.Chuẩn bị ĐD DH GV: Các thẻ ghi số có ba chữ số,phiếu học tập cho BT3, BP HS: TLHDH, vở, ĐDHT III. Hoạt động học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1,2: Đặt tính rồi tính(Nhất trí với TLHDH) * Nội dung: Đặt tính và tính đúng các phép tính đã cho, thực hiện nhanh, chính xác * Phương pháp: viết, vấn đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng, nhận xét - HS còn hạn chế : Bài 1,2: Giúp học sinh thực hiện tính và đặt tính theo cột dọc và lưu ý có nhớ. Bài 3. Tìm số bi trừ, số trừ, hiệu(Nhất trí với TLHDH) * Nội dung: Nắm được yêu cầu bài, hợp tác nhóm sôi nổi GV : Nguyễn Văn Sáu 10 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 * Phương pháp: viết, vấn đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng, nhận xét - HS còn hạn chế : Bài 3: Giúp học sinh ôn lại quy tắc tìm số trừ, tím số bị trừ. Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào? Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào? Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào? Bài 4.Giaỉ toán(Nhất trí với TLHDH) * Nội dung: xác định đúng được dạng toán, giải đúng bài toán, trình bày đẹp Bài giải Thùng thứ nhất có nhiều hơn thùng thứ hai số lít nước là : 350 - 245 = 105 (l ) Đáp số : 105 (l ) * Phương pháp: viết, vấn đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng - HS còn hạn chế: Bài 4: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn biết thùng nhất có nhiều hơn thùng thứ hai bao nhiêu lít em làm như thế nào? - HSHTT: BT giao thêm: Bài 1: giải toán Bao gạo cân nặng 258 kg và nặng hơn bao ngô 150 kg. Hỏi bao ngô cân nặng bao nhiêu kg? IV. Hoạt động ứng dụng; Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Hỏi mỗi người thân trong gia đình về chiều cao, tính xem ai cao hơn và cao bao nhiêu cm? - Nội dung ĐG : + HS biết vận dụngg kiến thức đã học cùng bố mẹ thực hiện các BT - Phương pháp : Vấn đáp. - Kỹ thuật : Nhận xét bằng lời. Tiếng Việt: BÀI 2B : AI LÀ CON NGOAN (T1) I.Mục tiêu: -KT: Kể lại câu chuyện Ai có lỗi . Mở rộng vốn từ về trẻ em.Nhận biết bộ phận câu trong câu kiểu Ai là gì? -KN: Kể trôi chảy, mạch lạc, thể hiện đúng lời nhân vật. -TĐ: Có thái độ tích cực trong học tập -NL: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ. II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD HS: SHD III. Hoạt động học GV : Nguyễn Văn Sáu 11 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1,2: Sắp xếp tranh, nêu nội dung tranh * Tiêu chí: sắp xếp đúng thứ tự tranh, nêu đúng được nội dung trong mỗi bức tranh, hợp tác tích cực * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật: kể chuyện HĐ3. Kể chuyện * Tiêu chí: quan sát tranh dựa theo gợi ý, kể đúng được từng đoạn của câu chuyện Ai có lỗi, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật: kể chuyện, nhận xét bằng lời - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em quan sát tranh, đọc gợi ý kể đúng ND từng đoạn câu chuyện . - HSHTT: Tiếp cận giúp các em kể từng đoạn câu chuyện hay kết hợp thêm điệu bộ khi kể .Em Phú, Lâm kể được toàn bộ câu chuyện hay. IV.Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Kể lại câu chuyện Ai có lỗi - Tiêu chí đánh giá: Kể lại được toàn bộ câu chuyện Ai có lỗi - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật : Kể chuyện, nhận xét bằng lời. ***** Tiếng Việt: BÀI 2B : AI LÀ CON NGOAN? (T2) I.Mục tiêu: -KT: Nghe - viết đúng đoạn văn.Viết đúng các từ ngữ mở đầu bằng x/s, hoặc vần ăn/ ăng -KN: Hs viết đúng đoạn văn, tìm đúng từ mở đầu bằng x/s, hoặc vần ăn/ ăng. -TĐ: Yêu thích môn học, hăng say phát biểu. -NL: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV: SHD -HS: SHD . III. Hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ4. TÌm từ chỉ tinh nết, tình cảm(Nhất trí với TLHDH) * Tiêu chí: Tìm đúng các từ chỉ tinh nết, tình cảm + Diễn đạt to, rõ ràng mạnh dạn tự tin - Chỉ trẻ em: thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ em,... - Chỉ tính nết của trẻ em: ngoan ngoãn,lễ phép, ngây thơ,.. - Chỉ tỉnh cảm với trẻ: yêu thươn, cham sóc, lo lắng,... * Phương pháp: viết, vấn đáp GV : Nguyễn Văn Sáu 12 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 * Kỹ thuật: trình bày miệng - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em Tìm được các từ ngữ chỉ trẻ em,chỉ tính nết trẻ em, chỉ tình cảm với trẻ em, nhận biết được các bộ phận trong câu đã cho theo mẫu câu Ai là gì? - HSHTT: Tìm thêm một số từ ngữ chỉ trẻ em và tự đăt thêm một số câu theo mẫu Ai là gì? chỉ ra được các bộ phận trong câu mình đặt được. HĐ5. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm(Nhất trí với TLHDH) * Tiêu chí: Nhận biết bộ phận câu trong câu kiểu Ai thế nào? hợp tác tích cực * Phương pháp: Viết, vấn đáp * Kỹ thuật:Trình bày miệng, nhận xét B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1,2 Viết chính tả (Nhất trí với TLHDH) * Tiêu chí: Viết đúng các từ dễ viết sai: Cô-rét-ti, En-ri-coo, khuỷu tay, sứt chỉ,.. hoàn thành bài viết. Nắm được quy tắc sau dấu chấm và tên riêng phải viết hoa * Phương pháp: viết, vấp đáp * Kỹ thuật: viết, nhận xét IV.Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Kể về lỗi ở trường em mắc phải và nói lời xin lỗi như thế nào? - Tiêu chí đánh giá: Kể về lỗi ở trường em mắc phải và nói lời xin lỗi như thế nào? - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật : nhận xét bằng lời. TN-XH: BÀI 2: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CƠ QUAN HÔ HẤP LUÔN KHỎE MẠNH (T2) I. Mục tiêu: -KT: Kể tên được một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng -KN: Rèn kĩ năng quan sát vận dụng thực tế linh hoạt. -TĐ: Có ý thức phòng bệnh dường hô hấp, giữ gìn vệ sinh cá nhân -NL: Tự học và hợp tác nhóm. * KNS: Sau bài học HS có ý thức và KNS tốt hơn cho sức khỏe và có ý thức BVMT sống. II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHDH, bóng bay HS: SHDH, vở… III. Hoạt động học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1. Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp * Nội dung: Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi GV : Nguyễn Văn Sáu 13 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng, nhận xét HĐ2. Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh(Nhất trí như TLHDH) * Nội dung: Nêu được Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh về hô hấp - Nguyên nhân chính: do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm - Cách đề phòng: giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng; giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa, ăn uống đủ chất,.. * Phương pháp: vấn đáp, viết * Kỹ thuật: trình bày miệng, nhận xét - HS còn hạn chế: Giúp học sinh nhận biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bệnh lao phổi. Nắm được bệnh lao phổi và một số bệnh viêm đường hô hấp. - HSHTT: Biết liên hệ thực tế và viết được một thông điệp giúp em phòng bệnh đường hô hấp và bệnh lao. HĐ3. Trò chơi" bác sỹ"(Nhất trí như TLHDH) * Nội dung: Nhắc lại được những kiến thức đã học về phòng tránh bệnh đường hô hấp; mạnh dạn, tự tin giao tiếp * Phương pháp: Trò chơi * Kỹ thuật: Trò chơi IV. Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: vệ sinh sạch sẽ nơi ở và phòng bệnh đường hô hấp. - Tiêu chí: biết vệ sinh hằng ngày, vệ sinh sạch sẽ nơi ở và phòng bệnh đường hô hấp. - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật : nhận xét bằng lời Ngày dạy: Thứ năm, ngày 06 tháng 9 năm 2018 Toán: ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA (T1) I,Mục tiêu: -KT: Biết cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). Biết giải bài toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ ). -KN: Rèn kỹ năng tính và giải các bài toán liên quan đến các phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) -TĐ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. -NL: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...( hoạt động tích cực, mạnh dạn; nắm cách tìm các thành phần chưa biết…) II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, BP, thẻ số làm BT 7 HS: SHD, vở, 4 hình tam giác ( Bộ ĐDHT) GV : Nguyễn Văn Sáu 14 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 III. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS chia sẻ sau khi chơi - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động thực hành 1. Ôn tập bảng nhân, bảng chia 2; 3; 4; 5(Nhất trí với TLHDH) Việc 1: Em nhẩm ôn lại các bảng nhân chia đã học 2,3,4,5. Việc 2: Em đố bạn đọc một bảng nhân cho bạn nghe và sửa sai cho nhau sau đó ngược lại - CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp * Nội dung: Đọc đúng các phép tính trong bảng nhân, chia; Trình bày mạch lạc * Phương pháp: vấp đáp * Kỹ thuật:trình bày miệng, nhận xét 2. Tính nhẩm(Nhất trí với TLHDH) Việc 1: Em nhẩm các phép tính nhân chia dưới đây Việc 2: Em đọc phép tính bạn nêu kết quả e sửa sai kết quả nếu chưa đúng cho bạn sau đó ngược lại. - CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp Nêu cách thực hiện tính nhẩm số tròn chục tròn trăm. * Nội dung: Tính đúng và nhanh các phép tính nhân, chia, nêu được cách tính nhẩm, biết cách trình bày * Phương pháp: vấp đáp, viết * Kỹ thuật:trình bày miệng, nhận xét 3. Tính(Nhất trí với TLHDH) Việc 1: Em thực hiện tính các phép tính dưới đây vào vở nháp Việc 2: Em và bạn đổi chéo vở kiểm tra nhau - Nêu thứ tự thực hiện hai phép tính liên tiếp - Nếu trong biểu thức có phép cộng, trừ, nhân chia ta thực hiện như thế nào? - CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp * Nội dung: Tinh đúng phép tính( 2 bước), trình bày đúng * Phương pháp: vấp đáp, viết GV : Nguyễn Văn Sáu 15 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 * Kỹ thuật:trình bày miệng, nhận xét B. Hoạt động ứng dụng Đọc lại các bảng nhân chia đã học cho bố mẹ nghe Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Đọc lại các bảng nhân chia đã học cho bố mẹ nghe - Nội dung ĐG : + HS đọc đúng bảng nhân đã học + Tự tin, mạnh dạn khi trình bày trước mọi người - Phương pháp : Vấn đáp. - Kỹ thuật : Nhận xét bằng lời. Tiếng Việt: BÀI 2B: AI LÀ CON NGOAN? (T3) I.Mục tiêu: -KT: Viết hoa đúng tên riêng có chữ hoa  , L. -KN: Vận dụng viết đúng đẹp tên riêng Vừ A Dính và câu ứng dụng. Chữ viết rõ ràng , tương đối đều nét và thẳng hàng. - -TĐ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. Biết cẩn thận, sạch sẽ khi viết bài - Năng lực: Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng. Biết nối nét giữa chữ viết hoa và chữ viết thường trong chữ ghi tiếng II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, Thẻ từ BT4, Chữ mẫu Â, L và từ Âu Lạc HS: SHD,vở, bảng con III. Hoạt động học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ3,4. Tìm chữ đúng(Nhất trí với TLHDH) * Tiêu chí: Tìm đúng các từ chứa tiếng có vần uêch, uyu, từ x/s; chia sê tích cực rỗng tuếch, khúc khuỷu... * Phương pháp: vấn đáp, viết * Kỹ thuật: nhận xét, viết, đánh giá - HS còn hạn chế : Bài 4,5(HĐTH) Giúp HS biết chọn chữ trong ngoặc đơn BT a để điền vào chỗ trống và viết đúng chính tả các từ ngữ đã điền đúng.. HĐ5,6. Viết chữ hoa(Nhất trí với TLHDH) * Tiêu chí: viết đúng chữ hoa  viết đúng tên riêng Âu Lạc và câu ứng dụng: “ Ăn qủa nhớ kể trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng" bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng * Phương pháp: viết, vấn đấp * Kỹ thuật: nhận xét bằng lời, viết - HS còn hạn chế : GV : Nguyễn Văn Sáu 16 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 Bài 6 : Giúp HS viết đúng chữ hoa  và từ Âu Lạc, câu ứng dụng của bài. - HSHTT: Bài 6: Viết đẹp, đúng chữ hoa và từ, câu ứng dụng bài viết. IV. Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: luyện viết chữ hoa - Tiêu chí đánh giá: luyện viết chữ hoa đúng quy trình, mẫu chữ - Phương pháp: viết - Kỹ thuật : nhận xét bằng lời. Tiếng Việt: BÀI 2 C: THẬT LÀ NGOAN (T1) I.Mục tiêu: -KT: Đọc và hiểu bài Cô giáo tí hon -KN: Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy giữa các cụm từ. -TĐ: Giáo dục HS có ý thức yêu mến và kính trọng nghề giáo. -NL: Rèn luyện kỹ năng đọc đúng, đọc hay bài tập đọc. II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: TLHDH HS: TLHDH III. Hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HD1. Nói về từng bức ảnh(Nhất trí như TLHDH) * Tiêu chí: Nói được người trong ảnh là ai? Người ấy đang làm nghề gì; trình bày rõ ràng, mạch lạc bác sỹ công nhân nông dân giáo viên * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật:Trình bày miệng 2. Nghe thầy cô đọc bài HĐ3,4. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa(Nhất trí như TLHDH) * Tiêu chí: Đọc và nêu đúng nghĩa của các từ, trình bày rõ ràng * Phương pháp: vấp đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng HĐ5. Luyện đọc(Nhất trí như TLHDH) * Tiêu chí: đọc rành mạch, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, biết phân biệt giọng đọc của các nhân vật * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em đọc đúng tiếng, từ câu dài cách ngắt nghỉ ( Khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính…), đọc đúng câu, đoạn ,bài và hiểu một số từ ngữ ,nắm ND bài. GV : Nguyễn Văn Sáu 17 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 - HSHTT: Tiếp cận giúp các em đọc diền cảm bài văn và hiểu được được nội dung của bài văn. IV. Hoạt động ứng dụng:Đọc bài Cô giáo tý hon cho người thân nghe - Tiêu chí: Đọc đúng, lưu loát bài tập đọc - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miện Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 07 tháng 9 năm 2018 Toán: ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA T2 (T2) I. Mục tiêu : -KT: - Biết cách thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm).Tính được độ dài đường gấp khúc. -KN: Rèn kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số. -TĐ: Có ý thức tự giác trong khi làm bài. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. -NL: Tích cực hợp tác, biết thực hiện thành thạo phép tính II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, BP, phiếu thảo luận BT3,BT HS: SHD, vở III. Hoạt động học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 4. Tính chu vi hình tam giác(Nhất trí với TLHDH) * Nội dung: Xác định đúng cách tính chu vi hình tam giác, giải đúng các bài toán; hợp tác tích cực Bài giải: Chu vi hình tam giác là: 10 + 10 +10= 30(dm) Đáp số: 30 dm * Phương pháp: viết, vấn đáp * Kỹ thuật:Trình bày miệng, nhận xét - HS còn hạn chế: Giúp HS vận dụng bảng nhân chia để tính và giải toán có lời văn. Bài 4: Muốn tính chu vi hình tam giác em làm thế nào? Nhận xét các cạnh của hình tam giác? Có thể chuyển được phép tính gì? - HSHTT: BT giao thêm: Bài 1: Giải toán Tính chu vi hình tam giác có cạnh đều 9 dm? 5. Tính(Nhất trí với TLHDH) * Nội dung: Nắm được yêu cầu bài, hợp tác nhóm sôi nổi a. 3 x 8 : 4 = 24 : 4 b. 15 : 3 x6= 5 x 6 = 6 = 30 * Phương pháp: viết, vấn đáp GV : Nguyễn Văn Sáu 18 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 * Kỹ thuật: trình bày miệng, nhận xét 6. Giải toán(Nhất trí với TLHDH) * Nội dung: xác định đúng được dạng toán, giải đúng bài toán, trình bày đẹp a,Bài giải Có tất cả số chiếc bánh là là : 4 x 6 = 24 ( chiếc) Đáp số : 24 ( chiếc) b.Bài giải Mỗi hộp có chiếc bánh là là : 20 : 5 = 4 ( chiếc) Đáp số : 4 ( chiếc) * Phương pháp: viết, vấn đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng - HS còn hạn chế: Bài 6: a) Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn biết có tất cả bao nhiêu chiếc bánh em làm thế nào? a) Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn biết mỗi hộp có mấy chiếc bánh em làm thế nào? - HSHTT: BT giao thêm: Bài 2: Tìm một số, biết rằng nếu lấy số đó nhân với 3 rồi nhân với 2 thì bằng 12 IV.Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: mẹ có 15 chiếc kẹo, mẹ chia đều số kẹo đó cho ... người. Hỏi mỗi người được bao nhiêu chiếc kẹo? - Nội dung ĐG : + HS biết vận dụngg kiến thức đã học cùng bố mẹ thực hiện các BT + Tự tin, mạnh dạn khi trình bày trước mọi người - Phương pháp : Vấn đáp. - Kỹ thuật : Nhận xét bằng lời. Tiếng Việt: BÀI 2 C: THẬT LÀ NGOAN (T2) I.Mục tiêu: -KT: Viết đúng chính tả một số từ ngữ mở đầu bằng s/x hoặc có vần ăn/ ăng. -KN: Nắm được nội dung bài đọc để TLCH đúng. -TĐ: Yêu thích môn học -NL: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và TLCH tốt. II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, phiếu BT1 HS: SHD, vở III. Hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ6.,7. Trả lời câu hỏi? (Nhất trí như TLHDH) GV : Nguyễn Văn Sáu 19 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 * Tiêu chí: trả lời đúng nội dung các câu hỏi của câu chuyện Cô giáo tý hon, trình bày mạch lạc a,Các bạn nhỏ chơi trò lớp học: Bé đóng vai cô giáo, các em của Bé đóng vai học trò b,Thích Bé ra vẻ người lớn: kẹp tóc, lấy nón đội lên đầu,... Đi khoan thai, mặt tỉnh khô, nhịp nhịp đánh vần,... * Phương pháp: vấn đáp, viết * Kỹ thuật: trình bày miệng, nhận xét B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1,2. Trò chơi ghép chữ(Nhất trí như TLHDH) * Tiêu chí: Tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho để tạo thành từ ngữ nhận xét, sấm sét, xào xạc, cây sào, học sinh,... * Phương pháp: trò chơi * Kỹ thuật: trò chơi HĐ3,4 Chính tả(Nhất trí như TLHDH) * Tiêu chí: Viết đúng các từ dễ viết sai: nón, nhánh trâm bầu, ríu rít,.. hoàn thành bài viết. Nắm được quy tắc sau dấu chấm và tên riêng phải viết hoa * Phương pháp: viết, vấp đáp * Kỹ thuật: viết, nhận xét - HS còn hạn chế: Bài1, 2,3,4:Tiếp cận giúp HS ghép và viết đúng chính tả các từ ở Bt1a. Nghe và viết đúng đoạn văn Cô giáo tí hon. Biết tính cách và đặc điểm của từng nhân vật. - HSHTT: Đúng, đẹp đoạn văn Cô giáo tí hon. Nói tính cách và đặc điểm của từng người trong gia đình mình. IV. Hoạt động ứng dụng Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: chia sẻ về nội dung bài cô giáo tý hon - Nội dung ĐG : HS chia sẻ về nội dung bài cô giáo tý hon đúng - Phương pháp : Vấn đáp. - Kỹ thuật : Nhận xét bằng lời Ngày dạy: Thứ bảy, ngày 08 tháng 9 năm 2018 Toán: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : -KT: Em ôn tập thực hiện hai phép tính liên tiếp trong đó có phép nhân hoặc phép chia. -KN: Em vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân) -TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác. -NL: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, BP, phiếu BT3 HS: SHD, vở GV : Nguyễn Văn Sáu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan