Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ xưng hô trong một số tác phẩm của phi vân...

Tài liệu Từ xưng hô trong một số tác phẩm của phi vân

.PDF
75
566
114

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN HỒ TUẤN QUANG MSSV: 6106347 TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA PHI VÂN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ THU THỦY Cần Thơ 10.2013 1 ĐỀ CƯƠNG TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA PHI VÂN PHẦN MỞ ĐẦU 1. 2. 3. 4. Lí do chọn đề tài Lịch sử đề tài Mục đích nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Một số vấn đề chung về từ và từ xưng hô 1.1 1.2 Các quan niệm về từ tiếng Việt Từ xưng hô 1.2.1 Khái niệm từ xưng hô 1.2.2 Các lớp từ xưng hô 1.2.2.1 Từ xưng hô dùng trong thân tộc - họ hàng 1.2.2.2 Từ xưng hô dùng trong xã hội 1.2.3 1.2.4 Đặc điểm từ xưng hô tiếng Việt Giá trị biểu đạt của các từ xưng hô Chương 2. Khảo sát từ xưng hô trong một số tác phẩm của Phi Vân 2.1 Tác giả Phi Vân 2.1.1 Tác giả 2.1.2 Sự nghiệp sáng tác 2.2 Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Phi Vân 2.2.1 Lớp từ xưng hô trong họ hàng thân tộc 2.2.1.1 Từ xưng hô trong mối quan hệ chồng - vợ 2.2.1.2 Xưng hô trong mối quan hệ cha – con 2.2.1.3 Từ xưng hô trong mối quan hệ mẹ - con 2.2.1.4 Từ xưng hô trong mối quan hệ anh/chị - em 2 2.2.1.5 Từ xưng hô trong mối quan hệ họ hàng 2.2.2 Từ xưng hô dùng trong xã hội 2.2.2.1 Dùng tên riêng 2.2.2.2 Dùng đại từ xưng hô 2.2.2.3 Dùng chức danh – nghề nghiệp 2.2.2.4 Dùng từ xưng hô trong mối quan hệ họ hàng thân tộc Chương 3. Giá trị sử dụng từ xưng hô trong một số tác phẩm của Phi Vân 3.1 Từ xưng hô thể hiện thái độ tình cảm của nhân vật 3.1.1 Thái độ tình cảm của các thành viên trong họ hàng thân tộc 3.1.2 Thái độ tình cảm giữa địa chủ - hương chức và nông dân 3.2 Từ xưng hô thể hiện nhân cách nhân vật 3.3 Tính cách con người Nam Bộ qua cách xưng hô trong sáng tác của Phi Vân 3.3.1 Thể hiện con người chân chất thật thà bộc trực thẳng thắn 3.3.2 Trọng tình trọng nghĩa và sự quyết liệt với cái xấu cái ác 3.4 Văn hóa xưng hô của người Nam Bộ trong các sáng tác của Phi Vân PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC NHẬN XÉT CÁN BỘ 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khi nói về văn hóa của một dân tộc thì ngôn ngữ là một phần quan trọng không thể thiếu, ngôn ngữ được xem như là thành tố cơ bản cấu thành nên một nền văn hóa. Nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, từ xưng hô trong tiếng Việt hay từ xưng hô Nam Bộ nói riêng góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo tồn và phát huy tinh hoa ngôn ngữ dân tộc. Trong hoạt động giao tiếp, việc sử dụng từ xưng hô góp phần không nhỏ vào hiệu quả giao tiếp. Đối tượng giao tiếp biết vận dụng khéo léo, linh hoạt các từ xưng hô sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp cao. Ngược lại, nếu các đối tượng giao tiếp không biết cách sử dụng hoặc không vận dụng hợp lí từ xưng hô trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, theo từng đặc trưng của từng vùng miền sẽ dẫn đến hiệu quả giao tiếp thấp, có khi không duy trì được cuộc thoại. Thiết nghĩ, trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, kĩ năng 4 giao tiếp rất cần thiết cho mỗi cá nhân, việc nghiên cứu từ xưng hô góp phần vào việc cải thiện kĩ năng cần thiết này. Từ xưng hô trong tiếng Việt là một vấn đề phức tạp, nếu không am hiểu một cách sâu sắc thì có thể dẫn đến cách hiểu sai, cách dùng không đúng đối với hoạt động giao tiếp, mà đặc biệt là người nước ngoài muốn học tập và nghiên cứu tiếng Việt. Trên cơ sở đó, nghiên cứu từ xưng hô tiếng Việt sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn trong cách hiểu, cách dùng cho người nước ngoài và cả người Việt. Nghiên cứu từ xưng hô của một tác giả thực chất là chúng ta đang tìm hiểu vấn đề xưng hô của một hệ thống xưng hô thuộc một vùng miền, đôi khi còn vươn lên cả hệ thống từ xưng hô tiếng Việt. Vì trong các sáng tác của mình, các nhà văn mong muốn phản ánh một cách chân thật hiện thực đời sống xã hội ở các khía cạnh khác nhau, mà trong đó lời ăn tiếng nói của người dân là một dấu ấn hiện thực sâu sắc. Từ xưng hô ngoài việc thể hiện lời ăn tiếng nói của từng dân tộc, từng vùng miền, mang dấu ấn văn hóa đặc trưng riêng, thì nghiên cứu từ xưng hô còn là cách để tiếp cận con người về các mặt tính cách, nhân cách, thái độ, tình cảm của các đối tượng tham gia giao tiếp. Một tác phẩm văn chương, ngoài các yếu tố góp phần vào thành công của tác phẩm như: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cốt truyện, nhân vật,… thì việc sử dụng từ xưng hô một cách hợp lí, nghệ thuật vào các sáng tác cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm. Nhà văn phải là người thật sự có vốn sống, sự trải nghiệm sâu sắc mới có thể phản ánh được lời ăn tiếng nói của người dân vào sáng tác của mình. Như vậy, từ xưng hô có một sự ảnh hưởng không nhỏ trong các lĩnh vực nghệ thuật, mà đặc biệt là lĩnh vực văn chương. Khi nhắc đến các nhà văn Nam Bộ, ta thường chú ý đến các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng,… tuy nhiên, thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến nhà văn Phi Vân. Ông là một trong những cây bút viết về Nam Bộ tiêu biểu, những tác phẩm của ông để lại dấu ấn đậm nét về con người, thiên nhiên, văn hóa nơi vùng đất mới. Các sáng tác của Phi Vân, có thể 5 xem là một trong những tư liệu quý về nông thôn Nam Bộ trước năm 1945. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về các sáng tác của tác giả Phi Vân sẽ góp phần bổ sung một tên tuổi vào dòng văn học miền Nam. Với tầm quan trọng của từ xưng hô như trên, chúng tôi thiết nghĩ nghiên cứu đề tài “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Phi Vân” là một đề tài cần thiết, có giá trị thực tiễn trong ngôn ngữ học cũng như trong thực tiễn đời sống. 2. Lịch sử đề tài Từ xưng hô trong tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nhắc đến từ lâu, tuy nhiên các công trình nghiên cứu chuyên sâu về từ xưng hô trong tiếng Việt lại rất ít, có khi chỉ được nhắc đến đôi chút trong các công trình nghiên cứu từ loại tiếng Việt hay ngữ pháp tiếng Việt. Mặc dù vậy, ta có thể điểm qua các tác giả được xem là có nhiều quan tâm nghiên cứu về vấn đề từ xưng hô tiếng Việt, đó là tác giả Lê Biên, Trần Thị Ngọc Lang và Đỗ Hữu Châu. Lê Biên với công trình nghiên cứu Từ loại tiếng Việt hiện đại, trong khi nhắc đến phần từ loại đại từ, tác giả đã đi sâu vào phân tích các đặc điểm cũng như phân loại đại từ xưng hô tiếng Việt. Ông chia đại từ xưng hô tiếng Việt thành hai lớp lớn, đó là đại từ xưng hô gốc và đại từ hóa dùng để xưng hô. Đây là đóng góp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nguồn gốc hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt. Cũng dựa trên phạm vi sử dụng của từ xưng hô, Lê Biên đã chia từ xưng hô tiếng Việt thành hai lớp: những từ xưng hô dùng trong gia tộc và những từ xưng hô dùng ngoài xã hội. Việc phân chia như trên đã góp phần giúp cho hệ thống từ xưng hô tiếng Việt vốn rất phức tạp trở nên đơn giản hơn nhiều. Trần Thị Ngọc Lang trong công trình Phương ngữ Nam Bộ - Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ với sự nghiên cứu sâu sắc và khoa học tác giả đã khái quát một cách cụ thể, chi tiết cách xưng hô của phương ngữ Nam Bộ trong sự đối chiếu với phương ngữ Bắc Bộ. Trên cơ sở tìm hiểu thói quen xưng hô của người Nam Bộ, tác giả đã khái quát lên hàng loạt các quy tắc xưng hô được sử dụng 6 trong hoạt động giao tiếp. Ngoài ra, cũng đồng quan điểm với Lê Biên, tác giả Trần Thị Ngọc Lang đã đi sâu vào tìm hiểu các đặc điểm trong cách xưng hô ở phương ngữ Nam Bộ trên hai mối quan hệ chính là cách xưng hô trong gia đình và cách xưng hô ngoài xã hội. Đỗ Hữu Châu trong quyển Đại cương ngôn ngữ học – Tập hai Ngữ dụng học đi từ quan điểm ngữ dụng học, mà cụ thể là phương thức chiếu vật với phạm trù xưng hô, ông đã làm sáng tỏ về đặc điểm, phân loại, các nhân tố chi phối sử dụng từ xưng hô tiếng Việt. Nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt gần đây được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm, cụ thể là hầu hết các diễn đàn học tập và nghiên cứu ngôn ngữ đều có các công trình, bài viết, khảo cứu về từ xưng hô cả trong thực tiễn ngôn ngữ đời sống và trong sáng tác văn chương. Ta có thể điểm qua một số bài viết tiêu biểu sau: Trương Thị Diễm trong bài nghiên cứu Khảo sát nội dung ngữ nghĩa của từ xưng hô “bác” trong hoạt động giao tiếp, người viết đã đi vào tìm hiểu từ xưng hô “bác” được sử dụng trong các ngôi nhân xưng, và đi vào tìm hiểu giá trị sử dụng từ xưng hô “bác” trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, góp phần làm sáng tỏ cách xưng hô của người Việt. Tác giả nhận định “Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau. Trong giao tiếp, một người cụ thể khi nói và khi nghe người khác nói luôn luôn phải đảm nhận một vai cụ thể nào đó trong giao tiếp xã hội tương ứng với tọa độ xã hội mà người đó đang đứng vào thời điểm giao tiếp đó.” [7; tr.355] Nguyễn Thị Hương với bài viết Từ xưng hô trong một số sáng tác của Nam Cao đã đi vào tìm hiểu một số khía cạnh đặc sắc trong cách vận dụng từ xưng hô của nhà văn Nam Cao vào trong sáng tác nghệ thuật. Tác giả kết luận “Từ xưng hô là vấn đề không chỉ có ý nghĩa ngôn ngữ đơn thuần mà nó còn là vấn đề văn hóa ứng xử của con người trong quá trình tiếp xúc với nhau.” [12; tr.534] Lê Thị Sao Chi với bài viết Từ hô gọi trong lời đối thoại và độc thoại của nhân vật qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, bằng việc đi vào nghiên cứu từ xưng 7 hô trong sáng tác truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tác giả đưa ra kết luận “Cuộc sống các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là cuộc sống của những mối quan hệ đời thường đầy căng thẳng, gay gắt, ít ôn hòa, nhu thuận. Ngôn ngữ của các nhân vạt thường là chua cay, góc cạnh, nhiều lúc trắng trợn để vạch trần bản chất của người khác một cách không thương tiếc, không nể nang. Cách lựa chọn, sử dụng lớp từ hô gọi khi nhân vật đối thoại và độc thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm đó một cách sinh động, hiệu quả.” [6; tr.250] Phan Hồng Liên với đề tài nghiên cứu Ta – một đại từ nhân xưng nhiều sắc thái đã đi vào nghiên cứu về nhiều mặt sắc thái của đại từ “ta” trong tiếng Việt, người viết nhận xét “TA là một đại từ nhân xưng rất đặc trưng trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt. Vì vậy việc xem xét các khả năng hoạt động của đại từ nhân xưng này đã cho chúng ta một bằng chứng sinh động về tính linh hoạt của hoạt động từ trong tiếng Việt.” [14; tr.320] Mai Thị Hương với đề tài Từ xưng hô trong nhà trường đã đi vào nghiên cứu từ xưng hô giữa các đối tượng trong nhà trường, bao gồm: từ xưng hô giữa giáo viên và giáo viên, từ xưng hô giữa giáo viên và học sinh, từ xưng hô giữa học sinh và học sinh. Tác giả có nhận xét “trong nhà trường tuy các đối tượng giao tiếp chịu sự ràng buộc của một số nguyên tắc nhất định do đặc trưng nghề nghiệp nhưng hệ thống từ xưng hô vẫn rất phong phú. Chính những yếu tố như thói quen, tập quán, độ tuổi, giới tính, hoàn cảnh, chức danh tâm lí đã tạo nên tính đa màu sắc ở từ xưng hô.” [11; tr.380] Trịnh Thị Mai trong bài viết Từ xưng hô trong hội thoại mua bán ở chợ của người Nghệ Tĩnh, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu cách sử dụng từ xưng hô thông qua các tiểu loại từ xưng hô: đại từ nhân xưng, danh từ thân tộc, các từ chỉ chức danh nghề nghiệp, tên riêng. Đề từ đó đi đến kết luận “Từ xưng hô chính là biểu hiện của tính đặc thù về ngôn ngữ vùng quê Nghệ Tĩnh. Qua xưng hô, người Nghệ Tĩnh không chỉ để lại dấu ấn về ngôn ngữ mà còn để lại dấu ấn về tính cách về ứng xử của họ.” [17; tr.487] Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu từ xưng hô tiếng Việt còn được sự quan tâm trong giới nghiên cứu của sinh viên và học viên cao học. Chỉ tính riêng đề tài luận văn tốt 8 nghiệp của sinh viên trường Đại học Cần Thơ trong những năm gần đây cũng đã cho thấy vấn đề từ xưng hô đang được quan tâm nghiên cứu, như đề tài luận văn tốt nghiệp Từ xưng hô trong tác phẩm Nam Cao của sinh viên Trần Ngọc Mi (2009), Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Anh Đức của Võ Thị Ngọc Suyên (2011), Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng của Nguyễn Thị Thảo Ly (2011), Từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư của Lương Thị Hường (2011),… Hầu hết các tác giả đều đi vào nghiên cứu từ xưng hô ở các khía cạnh phạm vi sử dụng, giá trị sử dụng, được các nhà văn vận dụng từ thực tế ngôn ngữ đời sống vào trong các sáng tác nghệ thuật, góp phần tạo nên đặc trưng cho từng nhà văn và văn hóa cách xưng hô của các vùng miền. Về phía tác giả Phi Vân, mặc dù ông là một cây bút tiêu biểu của văn học miền Nam giai đoạn trước năm 1945, nhưng có rất ít các công trình đi sâu vào nghiên cứu tác giả này. Ta có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Huỳnh Công Tín trong quyển Cảm nhận bản sắc văn hóa Nam Bộ, tác giả đã dành một phần để nhận xét một cách khái quát về ba tác phẩm tiêu biểu của Phi Vân Đồng quê, Dân quê, Tình quê về các phương diện nội dung và nghệ thuật. Ông nhận xét như sau: “Đề tài nông dân trong các sáng tác của nhà văn không phải là điều gì mới lạ. Tuy nhiên, để khắc họa được một bức tranh quê với đủ các diện mạo, màu sắc của nó không phải là điều dễ dàng. Có thể nói, qua những tác phẩm của họ mà chúng ta có thể nhận diện được một bối cảnh nông thôn miền Nam toàn diện thì có lẽ không ai khắc họa được rõ nét bằng Phi Vân.” [24; tr.170] Cũng chính từ những giá trị văn chương và văn hóa đặc sắc mà các tác phẩm mang lại mà Huỳnh Công Tín đã xem ba tác phẩm trên như một phần của văn hóa Nam Bộ. Trần Hữu Tá trong bài nghiên cứu Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại, đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5 – 2005, đã nhận xét: “Về chặng đường 15 năm Cách mạng tháng Tám (1930 – 1935), một giai đoạn phát triển rất tốt đẹp của văn học Việt Nam hiện đại, sẽ không có bức tranh hoàn chỉnh nếu không khẳng định những mặt đóng góp tích cực của Phi Vân – một Ngô Tất Tố của miền Nam – giúp chúng ta cảm nhận những nét đặc sắc, độc đáo của nông thôn 9 và người dân Nam Bộ qua tiểu thuyết phóng sự Đồng quê (1942) và các truyện được viết liền sau đó, nhưng xuất bản muộn mất vài năm: Dân quê (1949), Tình quê (1949), Cô gái quê (1950).” [24; tr.15] Ta thấy, hầu hết các tác giả đều nhìn nhận sự đóng góp của Phi Vân là vô cùng to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Để góp phần vào việc nghiên cứu các sáng tác của nhà văn Phi Vân, người viết đi vào nghiên cứu ba tác phẩm Đồng quê, Dân quê, Tình quê ở gốc độ từ xưng hô. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Phi Vân”, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu như sau: Trên cơ sở lí luận từ xưng hô tiếng Việt xét về các phương diện khái niệm, đặc điểm, phạm vi sử dụng, chúng tôi đi vào xem xét đặc điểm từ xưng hô tiếng Việt nói chung và từ xưng hô của người dân Nam Bộ nói riêng trong các sáng tác của nhà văn Phi Vân. Bên cạnh việc tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng từ xưng hô, chúng tôi còn đi sâu vào nghiên cứu giá trị sử dụng của từ xưng hô trong từng ngữ cảnh cụ thể được nhà văn sử dụng vào trong sáng tác. Xưng hô trong tiếng Việt là một vấn đề tương đối phức tạp, với đề tài trên chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm đặc điểm, cách sử dụng, giá trị từ xưng hô tiếng Việt, mà cụ thể là đặc điểm, cách sử dụng, giá trị từ xưng hô của người dân Nam Bộ. Nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt không chỉ đơn thuần phản ánh các giá trị về mặt ngôn ngữ học, mà ở đó còn thể hiện cả về văn hóa của người Việt trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ. Trong đó, từ xưng hô góp phần không nhỏ vào việc tạo nên bản sắc văn hóa giao tiếp riêng của dân tộc. 4. Phạm vi nghiên cứu 10 Thực hiện đề tài nghiên cứu “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Phi Vân” chúng tôi tiến hành tiếp cận và tìm hiểu ba tác phẩm của Phi Vân: Đồng quê (Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh), Tình quê, Dân quê (Văn học Việt Nam thế kỉ XX – Tiểu thuyết trước 1945, quyển một – tập III). 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu trên, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thao tác đầu tiên, chúng tôi tiến hành khảo sát từ xưng hô trong các tác phẩm của Phi Vân. Cùng với việc khảo sát, chúng tôi có đưa ra số liệu bảng thống kê với chi tiết số liệu các từ xưng hô trong từng phạm vi sử dụng, với các đối tượng cụ thể, để làm cơ sở cho các nhận định, đánh giá. Ngoài ra, do từ xưng hô tiếng Việt tương đối phức tạp, nên chúng tôi phân loại dựa vào tiêu chí phạm vi sử dụng: từ xưng hô trong họ hàng thân tộc và từ xưng hô ngoài xã hội, trong hai loại lớn này còn có các tiểu loại khác. Việc sử dụng phương pháp thống kê và phân loại trên nhằm giúp cho những nhận định, đánh giá có thêm sức thuyết phục. Phương pháp so sánh được vận dụng vào mục đích làm rõ cách sử dụng từ xưng hô trong tiếng Việt nói chung với cách sử dụng từ xưng hô của người dân Nam Bộ nói riêng được tác giả Phi Vân đưa vào các sáng tác của mình. Bằng cách sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát chúng tôi làm rõ các giá trị sử dụng của từ xưng hô được vận dụng vào trong các tác phẩm của Phi Vân. PHẦN NỘI DUNG 11 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ VÀ TỪ XƯNG HÔ 1.3 Các quan niệm về từ tiếng Việt Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Từ vựng học tiếng Việt”, hiện nay có trên 300 định nghĩa khác nhau về từ. Điều này minh chứng cho vấn đề phức tạp của từ trong nền ngôn ngữ học thế giới nói chung cũng như trong từ tiếng Việt nói riêng. Chúng tôi xin giới thiệu một số quan niệm của các nhà ngôn ngữ học về vấn đề này như sau: Nguyễn Kim Thản cho rằng “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) về cấu tạo.” [23; tr.31] Đái Xuân Ninh quan niệm “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và cụm từ. Nó được cấu tạo từ một hay nhiều đơn vị ở hàng ngang sau nó tức là hình vị và lập thành một khối hoàn chỉnh.” [18; tr.21] Trong sự tương quan giữa từ của ngôn ngữ Ấn – Âu với từ tiếng Việt hay giữa ngôn ngữ biến hình và ngôn ngữ đơn lập, Nguyễn Thiện Giáp đưa ra định nghĩa từ tiếng Việt như sau: “Từ tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền.” [9; tr.69] Nguyễn Văn Tu thì đồng tình với quan niệm của Buđagov về từ như sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập có hình thức vật chất (vỏ âm thanh và hình thức) và có ý nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử.” [26; tr.36] Đỗ Thị Kim Liên viết “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu.” [15; tr.18] 12 Đỗ Hữu Châu định nghĩa “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất trong tạo câu.” [5; tr.13] Ngoài ra, còn một số công trình khác nghiên cứ về từ tiếng Việt, ta có thể điểm qua các tác giả như Hồ Lê, Hoàng Văn Hành, Lưu Văn Lăng, Trương Văn Chình, Nguyễn Tài Cẩn, Lê Văn Lý, Hoàng Tuệ, Trần Ngọc Thêm, Phan Khôi,… Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có một cách nhìn nhận tổng quát về từ tiếng Việt như sau: từ có hình thức ngữ âm và ý nghĩa; có tính sẵn có, cố định (thể hiện ở chỗ từ là những cấu trúc vừa có tính hoàn chỉnh, không thể xen thêm một đơn vị nào vào giữa, vừa có tính độc lập, có thể tách rời các đơn vị khác một cách dễ dàng); từ là đơn vị nhỏ nhất trong câu, là đơn vị trực tiếp nhỏ nhất tạo nên câu; chúng đều biểu thị những sự vật, hiện tượng và những quan hệ của thực tại. 1.4 Từ xưng hô 1.4.1 Khái niệm xưng hô Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, định nghĩa xưng hô là “Tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau”. [20; tr.1124] Nguyễn Thiện Giáp trong công trình 777 khái niệm ngôn ngữ học có đề cập đến mục từ Từ ngữ xưng hô với định nghĩa là “Những từ được dùng để xưng hô với ai đó trong nói và viết” [8; tr.460] Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Nguyễn Văn Nở định nghĩa từ xưng hô như sau: “Từ xưng hô (Address words) là lớp từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao tiếp”. [19; tr.124] Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp tiếng Việt định nghĩa đại từ xưng hô “Đại từ xưng hô là đại từ dùng để xưng hô hoặc thay thế và chỉ người.” [21; tr.151] 13 Đỗ Hữu Châu trong công trình Đại cương ngôn ngữ học (tập hai, Ngữ dụng học), nói về phạm trù xưng hô như sau: “Phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn.” [4; tr.73] Tóm lại, ta có thể hiểu từ xưng hô là những từ dùng để các đối tượng giao tiếp tự xưng mình và gọi các đối tượng khác, trong những môi trường giao tiếp khác nhau, phản ánh các mối quan hệ khác nhau. 1.4.2 Các lớp từ xưng hô Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong công trình Phong cách học tiếng Việt chia các lớp từ xưng hô theo các tình huống giao tiếp khác nhau gồm: tình huống thân mật, tình huống xã giao, tình huống thông báo khách quan. “Tình huống thân mật là tình huống giao tiếp giữa những người thân trong gia đình, bạn bè,…” [13; tr.173] Thông thường sử dụng tên riêng (Lan, Anh, Hồng, Tuấn, …), dùng các từ chỉ thứ bậc trong gia đình (cha – con, mẹ - con, anh – em, ông/bà – cháu,…), dùng các cặp từ: (cậu – tớ, ta - ấy, mình – ta,…),… “Tình huống xã giao là tình huống giữa hai người đối thoại chưa quen biết, hoặc mới làm quen.” [13; tr.173] Trong tình huống này, người nói phải xác định tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp,… Thông thường sử dụng các từ xưng hô trong gia đình như: ông/bà – cháu, bác/chú/cô – cháu, anh/chị - em,… “Tình huống thông báo khách quan là tình huống mà ít liên quan đến người nói và người nghe.” [13; tr.174] Ta thấy, người nói hay sử dụng các từ tôi, chúng tôi hoặc bao gồm người nói và người nghe thì sử dụng ta, chúng ta còn người được nói đến là họ, người ta,… Đỗ Hữu Châu chia hệ thống từ xưng hô tiếng Việt thành các lớp sau: 14 Đồng quan niệm với Benveniste, Đỗ Hữu Châu chỉ xét ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai vào phạm trù xưng hô. Vì theo ông “Ngôi thứ ba trong thực tế được dùng để chiếu vật người hay sự vật được nói tới chứ không tham gia vào cuộc giao tiếp, không phải là nhân vật cùng với Sp1, Sp2 góp vào cuộc giao tiếp, xúc tiến cuộc giao tiếp.” [4; tr.73] Trong đó, Sp1 (speaker 1) là vai phát ra diễn ngôn, tức nói (viết), Sp2 (speaker 2) là vai tiếp nhận diễn ngôn, tức nghe (đọc). Ngoài ra, ông còn nói thêm “Điều đáng lưu ý là chỉ có thể dùng ngôi thứ ba cho sự vật, người, cái đã biết đối với cả ngôi thứ nhất và cả ngôi thứ hai. Nếu sự vật đó chỉ có Sp1 biết mà Sp2 chưa biết thì Sp1 chưa dùng ngôi thứ ba để thay thế cho nó được.” [4; tr.73] Căn cứ vào đó, Đỗ Hữu Châu chia hệ thống từ xưng hô tiếng Việt thành các đại từ xưng hô, đây là lớp từ xưng hô mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng có “Đại từ xưng hô trong tiếng Việt (ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai) là: tôi, tớ, ta, tao, mình, mày, bay, chúng tôi, chúng mày, chúng ta, chúng mình, bọn mình,…” [4; tr.75-76] Ngoài ra, còn có các lớp từ xưng hô như: dùng tên riêng, dùng danh từ thân tộc, từ chỉ chức nghiệp, những từ chuyên dùng để xưng hô (ngài, trẫm, lão, thần, khanh, ngu đệ, hiền đệ, ngu huynh, hiền huynh, bie nhân, tại hạ, các hạ, tiên sinh,…), một số tổ hợp dân dã nay đã cũ (anh có, anh hĩm, chị đỏ,…). Nguyễn Hữu Quỳnh thì chia đại từ xưng hô thành hai lớp “Đại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời, mượn các danh từ biểu thị quan hệ thân thuộc hay quan hệ xã hội.” [21; tr.151] Tác giả Lê Biên chia các đại từ xưng hô thành hai lớp là đại từ xưng hô gốc và đại từ xưng hô hóa (đại từ xưng hô lâm thời). Các đại từ xưng hô gốc có số lượng rất ít trong hệ thống từ xưng hô của tiếng Việt bao gồm: tôi, tao, mày, ta, nó, hắn. Do số lượng và giá trị sắc thái của các từ xưng hô gốc không đủ để đáp ứng nhu cầu xưng hô trong giao tiếp, chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu giao tiếp đa dạng trong cuộc sống, người Việt đã chọn cho mình nhiều phương pháp thay thế như: dùng danh từ 15 chỉ thân tộc, tên riêng, nghề nghiệp, chức danh,… thậm chí là vay mượn các từ xưng hô để bổ sung vào phần khiếm khuyết trên. Ta gọi các phương pháp đó là đại từ hóa. Ta có một số lớp đại từ hóa như sau: Các từ nguyên như tôi, tớ, mình vốn dĩ là những danh từ nay đã trở thành những đại từ: tôi, tớ, mình, ta thấy rõ nhất ở đặc điểm này là các từ: chàng, nàng, thiếp, ngài, người ta,… Các danh từ chỉ người thuộc quan hệ họ hàng, thân tộc như: Cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cậu, cô, dì, mợ, thím, anh, em, con, cháu,… (trừ các từ dâu, rể, vợ, chồng không được dùng) khi các từ này đảm nhiệm vai trò là đại từ ta gọi là những đại từ lâm thời. Các danh từ: bạn, đồng chí và các tính từ danh hóa: lão, già. Các từ chỉ chức danh nghề nghiệp: sếp, trưởng phòng, thầy, cô, hương quản, cai lệ, bác sĩ, chủ,… Các tên riêng người: Sàng, Quang, Tuyết, Nguyệt,… và thứ trong gia đình: Hai, Ba, Năm, Sáu, Tám,… Các từ chỉ nơi chốn: ấy, bên ấy, bên này, đằng ấy, đằng kia,… Các từ xưng hô vay mượn: y, thị, huynh, đệ, đại ca, tiểu đệ,…(gốc Hán) và moa (moi), toa (toi), ba (papa)…(gốc Pháp),… Nhờ vào các đại từ hóa này, mà hệ thống từ xưng hô tiếng Việt trở nên phong phú, đa dạng cả về số lượng cũng như cách vận dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, lẫn các ý nghĩa sắc thái biểu cảm. Điều này, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp một cách rõ ràng, chi li, đôi khi trở thành rối rắm khó xác định. Điều này gây khó khăn lớn cho người nước ngoài học tiếng Việt, mà thậm chí người Việt cũng lung túng trong việc sử dụng các từ xưng hô. Ta có thể tóm tắt các đại từ xưng hô trong tiếng Việt theo các ngôi, số và các biến thể như tác giả Lê Biên đã nêu trong quyển Từ loại tiếng Việt hiện đại như sau: 16 Số Ngôi Số ít Tao Ngôi thứ nhất (người nói) Ngôi thứ hai (người nghe) Ngôi thứ ba (người vật được nói đến) Tôi Tớ Mình Ta Mày Bay Ngôi gộp Số nhiều Các biến thể Chúng tao Tau (tao) Chúng tôi Tui (tôi) (1) Chúng tớ …………….. Chúng mình (Tôi) = Choa Chúng ta Min, Qua (2) Mi (mày) hỗn số Ta Mình Chúng ta Chúng mình Chúng mày Chúng bay (mi) Nó Chúng nó Hắn Họ Y Chúng Thị Bây (bay) (mày): Bậu (Nó) = Va Nghỉ (2) Bảng 1.1: Bảng tóm tắt đại từ xưng hô (1) Biến thể ngữ âm (2) Biến thể từ vựng (phương ngữ) [1; tr.125] Để khắc phục phần nào sự rối rắm trong việc sử dụng từ xưng hô trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu có xu hướng chia các từ xưng hô ra thành các lớp khác nhau để khảo sát. Dựa vào phạm vi sử dụng, các tác giả Trần Thị Ngọc Lang, Lê Biên, Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu,… có cùng quan điểm khi chia các từ xưng hô tiếng Việt thành hai lớp: Lớp những từ xưng hô dùng trong thân tộc, họ hàng. Lớp những từ xưng hô dùng ngoài xã hội. 1.2.2.1 Từ xưng hô dùng trong thân tộc - họ hàng 17 Lớp từ xưng hô dùng trong thân tộc, họ hàng là các danh từ đã được đại từ hóa để chỉ các mối quan hệ thân thuộc (trừ các từ: dâu, rể, vợ, chồng) và kế đến là các đại từ xưng hô. Trong mối quan hệ thân tộc, các đại từ gốc (ta, mày, tao, nó, hắn) ít được sử dụng, vì các đại từ gốc này, như đã nói chúng thường chỉ mang sắc thái biểu cảm trung tính hoặc âm tính, mà mối quan hệ thân tộc của người Việt rất được xem trọng và luôn có ý thức giữ gìn. Các từ xưng hô trong thân tộc, họ hàng thường được sử dụng: cụ, ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, gì, dượng, cậu, tím, anh, em, con, cháu,… Ta thấy có các cặp quan hệ xưng hô phổ biến như: cha/mẹ – con, anh/chị - em, ông/bà – cháu, bác/chú/dượng/cậu – cháu, thím/cô/dì/mợ - cháu,… Tuy nhiên, cách xưng hô trong quan hệ thân tộc, họ hàng cũng chịu nhiều quy tắc ràng buộc nhất định: thứ bậc, tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội,… Trong đó, quy tắc về thứ bậc là quy tắc quan trọng nhất và chi phối các quy tắc khác. Chính vì vậy mà ông bà ta có câu “bé con nhà bác, lớn xác con nhà chú” để nhấn mạnh yếu tố thứ bậc trong cách xưng hô thuộc mối quan hệ thân tộc, họ hàng. Ở các gia đình người Việt, ta gặp không ít những trường hợp người lớn tuổi, có gia đình, con cái, thậm chí đã có địa vị cao trong xã hội thì họ vẫn phải gọi những người có tuổi nhỏ hơn (nhưng có vai vế, thứ bậc cao hơn) là anh, chị, cô, cậu, chú, bác,… Thực tế trên cho thấy yếu tố thứ bậc chi phối cả yếu tố tuổi tác, vị thế xã hội. 1.2.2.2 Từ xưng hô dùng trong xã hội Hệ thống các từ xưng hô ngoài xã hội là những từ xưng hô được sử dụng tương đối phức tạp. Nếu vận dụng tốt cách xưng hô trong các mối quan hệ xã hội, các đối tượng giao tiếp sẽ góp phần đem lại hiệu quả giao tiếp cao, ngược lại, các đối tượng giao tiếp không biết vận dụng hoặc vận dụng sai các quy tắc xưng hô thì dẫn đến hiệu quả giao tiếp kém, có khi bị cắt đứt hoặc không duy trì được cuộc thoại. Chính vì thế, mà cách xưng hô có thể đem làm thành một tiêu chí để đánh giá trong giao tiếp. 18 Từ xưng hô dùng trong quan hệ ngoài xã hội là những từ xưng hô được sử dụng để chỉ những mối quan hệ: bạn bè, hàng xóm, cơ quan, tổ chức, hành chính, công vụ,… Các cách xưng hô phổ biến như: dùng tên riêng, dùng chức danh – nghề nghiệp, dùng đại từ xưng hô, dùng các từ xưng hô trong quan hệ họ hàng thân tộc,… Do các mối quan hệ trong xã hội rất phức tạp, nên các đối tượng giao tiếp cũng cần tuân thủ một số quy tắc trong việc sử dụng từ xưng hô trong xã hội như sau: Quy tắc về tuổi tác là cách mà các đối tượng giao tiếp căn cứ vào tuổi tác hoặc xét đoán về tuổi tác của những người chưa quen biết để xác định vai đối tượng giao tiếp. Để từ đó chọn từ xưng hô cho phù hợp. Ví dụ: Nếu gặp người đàn ông có tuổi lớn hơn cha mình ta có thể gọi “bác”, ngược lại, nhỏ hơn tuổi cha mình ta có thể gọi “chú”. Quy tắc xưng khiêm hô tôn, tức là, một khi không biết rõ (hoặc có thể đã biết) đối tượng giao tiếp ở thứ bậc nào nhưng thường chúng ta gọi đối tượng giao tiếp ở thứ bậc cao hơn. Ví dụ: Nguyễn Khuyến đã viết câu thơ đầu của bài thơ Khóc Dương Khuê, “Bác Dương thôi đã thôi rồi, hay câu đầu của bài thơ Bạn đến chơi nhà “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”. Thật ra, cả hai đối tượng được nói đến ở trên đều là bạn của Nguyễn Khuyến cả, nhưng đều được ông gọi một cách là trịnh trọng, thâm tình là “bác”. Quy tắc gọi thay tên là quy tắc không dùng trực tiếp tên của đối tượng giao tiếp để mà gọi, thường dùng thứ hay các mối quan hệ liên quan để thay thế. Ví dụ: chị Hai, chú Ba, cậu Tư,… hay má thằng Tâm, vợ thằng Tư, ông nội thằng Tèo,… Bên cạnh đó, tùy vào mục đích giao tiếp, các đối tượng giao tiếp còn có thể chọn cho mình các quy tắc như: quy tắc tạo sự thân mật gần gũi, quy tắc xưng hô tôn trọng, quy tắc tạo sự xa cách, quy tắc xưng hô xem thường,… 19 1.4.3 Đặc điểm từ xưng hô tiếng Việt Nguyễn Huy Cẩn trong công trình Việt ngữ học dưới ánh sáng các lý thuyết hiện đại, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, ông đã đưa ra một số nhận xét quan trọng về đặc điểm từ xưng hô trong tiếng Việt như sau: “- Có số lượng rất lớn. - Không có tính thuần nhất về cách sử dụng. Điều này thể hiện ở chỗ, cùng là một từ xưng gọi nhưng có thể tham gia vào các vai giao tiếp khác nhau… - Có nhiều hiện tượng đồng âm đồng nghĩa - Có sự lấn át các từ xưng gọi vốn xuất xứ từ các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, họ hàng. - Từ xưng gọi giàu nghĩa tình thái, mà ít mang sắc thái trung hòa.” [2; tr.137] Trong sự tương quan so sánh giữa từ xưng hô trong tiếng Việt và các ngôn ngữ Châu Âu, Nguyễn Huy Cẩn còn nhận xét “Trong các ngôn ngữ Châu Âu, đại từ xưng hô chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống các từ xưng gọi,… thường mang sắc thái trung hòa” [2, tr.137-138]. Còn “Trong tiếng Việt đại từ xưng hô chiếm một vị trí không đáng kể trong hệ thống các từ xưng gọi… ít mang sắc thái trung hòa (chỉ trong một số phong cách chức năng) mà thường gắn với một tình thái nhất định.” [2; tr.138] Ngoài các đại từ xưng hô, Nguyễn Huy Cẩn nhận xét “Trong các ngôn ngữ Âu châu các từ chỉ thân tộc họ hàng ít có hiện tượng được chuyển sang làm từ xưng gọi. Trong tiếng Việt, hiện tượng chuyển từ chỉ thân tộc họ hàng sang làm từ xưng gọi diễn ra thường xuyên và rất phổ biến.” [2; tr.138] Nguyễn Văn Nở, trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt đã đưa ra một đặc điểm nổi bậc của từ xưng hô tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp như sau: “Khi đối tượng giao tiếp thay đổi thì từ xưng hô sẽ thay đổi theo để phù hợp với vai giao tiếp.” 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan