Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ vay mượn có nguồn gốc ấn âu trong tiếng hán (có so sánh với tiếng việt)...

Tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc ấn âu trong tiếng hán (có so sánh với tiếng việt)

.PDF
104
2368
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- DIỆP TIỂU HOA TỪ VAY MƯỢN CÓ NGUỒN GỐC ẤN ÂU TRONG TIẾNG HÁN (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 1 Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- DIỆP TIỂU HOA TỪ VAY MƯỢN CÓ NGUỒN GỐC ẤN ÂU TRONG TIẾNG HÁN (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60220240 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Chính Hà Nội-2014 2 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, trước tiên xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS. Nguyễn Văn Chính Sự động viên của gia đình và bạn bè cũng là nguồn động lực chính giúp tôi hoàn thành tốt luận văn. Hà Nội, 2014 Diệp Tiểu Hoa 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 9 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................9 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................9 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...........................................................................10 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................10 5. Nội dung cơ bản của luận văn.............................................................................10 PHẦN NỘI DUNG................................................................................................11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................11 Đặt vấn đề.............................................................................................................. 11 1.1. Nhận diện từ vay mượn trong ngôn ngữ Hán...................................................12 1.2. Từ ngoại lai và từ vay mượn............................................................................13 1.3 Định nghĩa từ vay mượn...................................................................................16 1.4. Từ dic̣h ý và từ vay mượn................................................................................18 1.4.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................18 1.4.2. Từ dịch ý .....................................................................................................19 1.4.3. Từ dịch ý và từ vay mượn.............................................................................20 1.5. Nguồn gốc từ vay mượn trong ngôn ngữ Hán - Việt........................................22 1.5.1. Khái lược lịch sử từ vay mượn trong tiếng Hán............................................22 1.5.2. Khái lược lịch sử từ vay mượn trong tiếng Việt............................................24 1.6. Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán - Việt.....................26 1.6.1. Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán............................26 1.6.1.1. Phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa.......................................................26 1.6.1.2. Nhu cầu xu thế quốc tế hóa ....................................................................27 1.6.1.3. Ảnh hưởng của nhân tố xã hội.................................................................27 1.6.2. Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Việt...................................28 1.6.2.1. Nguyên nhân phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa..................................28 1.6.2.2. Nguyên nhân nhu cầu của phát triển xã hội.............................................29 1.6.2.3. Nguyên nhân nhu cầu phát triển tự thân của tiếng Việt...........................30 4 1.7. Chức năng của từ vay mượn............................................................................31 1.7.1. Chức năng ngôn ngữ.....................................................................................32 1.7.2. Chức năng xã hội ......................................................................................33 1.7.3. Chức năng văn hóa........................................................................................35 1.7.4. Chức năng tâm lý..........................................................................................36 1.8. Ảnh hưởng của từ vay mượn đối với ngôn ngữ Hán........................................38 1.8.1. Từ vay mượn làm gia tăng vốn từ vựng tiếng Hán .......................................38 1.8.2. Từ vay mượn giúp từ vựng Hán có thêm các sắc thái ý nghĩa từ vựng ........39 1.8.3. Bổ sung sắc thái cảm tình cho tiếng Hán......................................................39 1.9. Quy phạm và thái độ ứng xử đối với từ vay mượn...........................................40 Tiểu kết.................................................................................................................. 41 CHƯƠNG 2: BỨC TRANH TỔNG QUÁT VỀ TỪ VAY MƯỢN ẤN – ÂU TRONG HAI NGÔN NGỮ HÁN - VIỆT............................................................42 Đặt vấn đề.............................................................................................................. 42 2.1. Nguồn gốc từ vay mượn gốc Ấn – Âu trong hai ngôn ngữ Hán - Việt.............43 2.1.1. Nguồn gốc từ vay mượn trong tiếng Hán......................................................43 2.1.1.1. Nguồn gốc tôn giáo.................................................................................43 2.1.1.2. Gốc các dân tộc nước ngoài....................................................................44 2.1.1.3. Gốc tiếng Pháp........................................................................................46 2.1.1.4. Gốc tiếng Đức.........................................................................................46 2.1.1.5. Gốc tiếng Nga.........................................................................................49 2.1.1.6. Gốc tiếng Anh.........................................................................................49 2.1.2. Nguồn gốc từ vay mượn trong tiếng Việt.....................................................50 2.1.2.1 Từ vay mượn gốc Ấn Độ..........................................................................50 2.1.2.2. Từ vay mượn gốc Pháp...........................................................................51 2.1.2.3. Từ vay mượn gốc Anh.............................................................................52 2.2. Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong hai ngôn ngữ Hán - Việt........................55 2.2.2. Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong tiếng Hán............................................55 2.2.2.1. Đặc điểm ngữ vực ..................................................................................55 5 2.2.2.2. Tính chất, diễn biến.................................................................................57 2.2.3. Đặc điểm từ vay mượn gốc Ấn Âu trong tiếng Việt......................................59 2.2.3.1. Đặc điểm ngữ vực...................................................................................59 2.2.3.2. Tính chất, diễn biến.................................................................................61 Tiểu kết ................................................................................................................. 63 CHƯƠNG 3: SO SÁNH TỪ VAY MƯỢN ẤN – ÂU TRONG HAI NGÔN NGỮ HÁN – VIỆT...............................................................................................64 Đặt vấn đề.............................................................................................................. 64 3.1. Phương thức vay mượn từ trong ngôn ngữ Hán – Việt....................................65 3.1.1. Phương thức vay mượn trong tiếng Hán.......................................................65 3.1.1.1. Từ ngoại lai du nhập theo phương thức phiên âm...................................65 3.1.1.2. Từ vay mượn theo phương thức phiên âm kiêm ý liên hệ.......................69 3.1.1.3. Từ vay mượn nguyên hình thức..............................................................71 3.1.2. Phương thức vay mượn trong tiếng Việt.......................................................74 3.1.2.1. Từ phiên âm............................................................................................74 3.1.2.2. Từ phiên âm kết hợp thêm biểu ý............................................................74 3.1.2.3. Vay mượn trực tiếp.................................................................................75 3.2. Con đường thâu nhập từ vay mượn trong hai ngôn ngữ Hán và Việt...............75 3.2.1. Vay mượn thông qua Phật Giáo và các tôn giáo khác...................................75 3.2.2. Vay mượn trong quá trình thực địa hoá của thực dân....................................75 3.2.3. Tác phẩm phiên dịch của trí thức yêu nước...................................................76 3.3. Một số khác biệt về phân bố từ ngoại lai trong hai ngôn ngữ Hán và Việt.......76 3.3.1. Trường hợp từ vay mượn xuất hiện trong tiếng Hán mà không hoặc ít xuất hiện trong tiếng Việt...............................................................................................77 3.3.1.1. Từ ngoại lai gốc Nga thường gặp............................................................77 3.3.1.2. Từ ngoại lai gốc Đức-Ý thường gặp........................................................78 3.3.1.3. Từ ngoại lai tiếng Hán hiện đại (mới) có nguồn gốc tiếng Đức trong lĩnh vực khoa học........................................................................................................79 6 3.3.2. Trường hợp từ ngoại lai (vay mượn) xuất hiện trong tiếng Việt mà không hoặc ít xuất hiện trong tiếng Hán............................................................................80 3.3.2.1. Từ ngoại lai gốc Pháp thường gặp trong tiếng Việt (tiếng Hán ít gặp)....80 3.3.2.2. Có một sự vay mượn đơn chiều Hán – Việt mà ít có sự vay mượn Việt Hán ............................................................................................................................. 81 3.4. Một số sự biến đổi của từ ngoại lai khi đi vào tiếng Hán................................83 3.4.1. Biến đổi ngữ âm............................................................................................83 3.4.1.1. Biến đổi hình thức kết cấu âm tiết...........................................................83 3.4.1.2. Biến đổi bộ phận âm tố trong âm tiết......................................................84 3.4.1.3. Tăng giảm âm tiết....................................................................................84 3.4.2. Biến đổi nghĩa, ngữ thể và tu từ...................................................................84 3.4.2.1. Mở rộng nghĩa từ ....................................................................................84 3.4.2.2. Thu hẹp nghĩa từ ....................................................................................85 3.4.2.3. Phát sinh thêm nghĩa từ ..........................................................................85 3.4.2.4. Suy diễn nghĩa từ ....................................................................................86 3.4.2.5. Thay đổi ý nghĩa tình thái của từ.............................................................86 3.4.2.6. Phân hóa nghĩa từ....................................................................................87 3.5. Một số sự biến đổi của từ ngoại lai khi đi vào tiếng Việt................................87 3.5.1. Biến hóa ngữ âm...........................................................................................87 3.5.1.1. Thêm thanh điệu......................................................................................87 3.5.1.2. Đơn âm tiết hóa.......................................................................................88 3.5.1.3. Biến đổi ngữ âm.....................................................................................88 3.5.1.4 Tỉnh lược âm............................................................................................89 3.5.2. Biến đổi nghĩa, ngữ thể và tu từ....................................................................90 3.5.2.1. Mở rộng nghĩa.........................................................................................90 3.5.2.2. Thu hẹp nghĩa..........................................................................................91 3.5.2.3. Thay đổi nghĩa.........................................................................................91 3.5.2.4. Phát sinh thêm nghĩa từ...........................................................................91 3.5.2.5. Thay đổi nghĩa tình thái (chủ quan).........................................................91 7 3.5.2.6. Phân hóa nghĩa........................................................................................92 3.6. Ảnh hưởng của từ vay mượn gốc Ấn - Âu trong ngôn ngữ Hán – Việt............92 3.6.1. Mặt tích cực ................................................................................................92 3.6.2. Mặt tiêu cực .................................................................................................95 Tiểu kết.................................................................................................................. 97 KẾT LUẬN.........................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................101 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dưới góc nhìn tiếp biến văn hóa, có thể ví ngôn ngữ như một điểm hội tụ của văn hóa. Các yếu tố đó có thể là các yếu tố thuộc địa hạt từ vựng nhưng cũng có thể là các đặc điểm ngữ âm hoặc là các cấu trúc ngữ pháp. Trung Quốc trong xu thế giao lưu hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho tiếng Hán hiện đại vay mượn rất nhiều các yếu tố từ vựng, các từ mà người Hán vay mượn là những từ mà tiếng Hán còn thiếu ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là hai nước có quan hệ gần gũi với nhau, Trung Quốc và Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi nước đã có những ảnh hưởng qua lại tích cực. Sự hiện diện của một số lượng lớn các từ Hán Việt và các kết cấu ngữ pháp Hán trong tiếng Việt là những biểu hiện sinh động cho sự tác động qua lại giữa hai nền văn hóa. Trong giới ngôn ngữ học hai nước, các công trình nghiên cứu về từ Hán Việt là tương đối nhiều và kết quả nghiên cứu cũng đã được khẳng định. Dẫu vậy, trong quá trình phát triển đi lên, cả hai quốc gia đều mở cửa giao lưu với bên ngoài từ rất sớm. Tiếng Hán và tiếng Việt trong quá trình đó đã du nhập vào mình hàng loạt những yếu tố ngoại lai mà một biểu hiện dễ thấy nhất là vốn từ vựng có nguồn gốc nước ngoài trong đó có vốn từ ngoại nhập gốc Ấn – Âu. Chúng tôi, với luận văn này dự kiến tập trung chủ yếu vào khảo sát tìm hiểu các từ vay mượn nguồn gốc Ấn-Âu trong tiếng Hán, có so sánh với hiện tượng này trong tiếng Việt. Chúng tôi hy vọng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn phục vụ cho một số công việc liên quan đến thực hành ngôn ngữ như giảng dạy tiếng Trung và tiếng Việt ... 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đặc điểm của từ vay mượn Ấn-Âu trong tiếng Hán (so sánh với tiếng Việt), chúng tôi hy vọng luận văn góp phần vào việc nghiên cứu sâu hơn nữa về hiện tượng vay mượn Ấn-Âu nói riêng và hiện tượng vay mượn từ nói chung; góp phần vào việc giảng dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc Hán với tư cách là ngoại ngữ đối với người Việt. 9 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Từ vay mượn nói chung là đối tượng rất rộng. Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát từ vay mượn gốc Ấn Âu đã được ghi trong từ điển, trên các phương diện: nguồn gốc, đặc điểm, phương thức vay mượn. Cụ thể: • Khảo sát các từ được cho là có nguồn gốc Ấn – Âu trong tiếng Hán được ghi trong từ điển và trong một số tác phẩm văn học dịch. Công việc này cũng sẽ được tiến hành đối với tiếng Việt. • Thống kê các từ vay mượn gốc Ấn – Âu trong hai ngôn ngữ, tiến hành phân loại chúng thành các tiểu nhóm rồi mô tả đặc điểm chung và của các từ vay mượn này trước khi đi sâu tìm hiểu một nhóm điển hình. • Bước đầu so sánh đặc điểm các từ vay mượn gốc Ấn – Âu trong tiếng Hán và tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu sẽ là thống kê miêu tả kết hợp chặt chẽ với phương pháp đối chiếu so sánh, trên cơ sở nền là phép biện chứng lịch sử của chủ nghĩa duy vật lịch sử. 5. Nội dung cơ bản của luận văn - Chương 1: Cơ sở lý thuyết - Chương 2: Bức tranh tổng quát về từ vay mượn Ấn - Âu trong tiếng Hán và tiếng Việt - Chương 3: So sánh từ vay mượn Ấn Âu trong tiếng Hán và tiếng Việt. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Đặt vấn đề Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, sự giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau về văn hóa giữa các quốc gia ngày một thêm sâu sắc; mối quan hệ giữa các nước, xét trên góc nhìn văn hóa, là kiểu trong anh có tôi, trong tôi có anh, càng lúc càng mật thiết. Tiếng Hán, thành tố trọng yếu của văn hóa Trung Quốc, tất nhiên cũng chịu tác động của trào lưu quốc tế hóa, vốn từ vay mượn trong tiếng Hán ngày càng nhiều, phong phú, đa dạng. Ngôn ngữ biến đổi theo dòng chảy thời gian và sự biến thiên của xã hội, trong đó từ vay mượn thể hiện những biến đổi mới trong cuộc sống. Số lượng lớn từ ngoại lai thâu nhập vào cho thấy sự giao lưu mật thiết giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới và sự biến đổi cách tân từng ngày trong cuộc sống con người. Trung Quốc trong lúc hấp thu từ nước ngoài không thể đi ngược quy luật phát triển, truyền thống và thói quen ngôn ngữ để tự ý biên tập tạo mới mà phải tuân theo quy luật phát triển khách quan, nắm vững phương pháp tạo từ mới có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của dân tộc. Từ vay mượn là sản phẩm tất yếu của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa, là kết quả của sự giao lưu qua lại giữa các dân tộc, quốc gia. Nghiên cứu tiến trình thâm nhập của từ ngoại lai giúp hiểu rõ lịch sử tiếp xúc qua lại giữa dân tộc Hán với các dân tộc khác, giữa Trung Quốc với nước khác, làm rõ đặc trưng các giai đoạn phát triển của lịch sử văn hóa. Đây là ý nghĩa của việc nghiên cứu từ vay mượn đối với văn hóa học hay ngôn ngữ học văn hóa. Trên bình diện ngôn ngữ học, từ ngoại lai nói chung và từ vay mượn nói riêng là từ ngữ của ngôn ngữ có xuất xứ ngoài tiếng Hán. Phân tích quá trình hấp thu và biến đổi của bộ phận này sẽ giúp hiểu rõ hơn quy luật phát triển nội bộ của tiếng Hán. Nhà ngôn ngữ học Mỹ E. Sapir cho rằng: “Ngôn ngữ, giống như văn hóa, rất ít loại tự mình hoàn thiện. Nhu cầu giao tiếp khiến giữa người nói một loại ngôn ngữ với người nói một ngôn ngữ gần giống hoặc chiếm ưu thế trên góc độ văn hóa nảy sinh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp”[35]. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của nhân 11 loại, các dân tộc trong quá trình giao thương buôn bán, giao lưu văn hóa, chiến tranh thực dân, di dân tạp cư tất yếu phát sinh sự tiếp xúc, tương hỗ về ngôn ngữ. Ngôn ngữ khi tiếp xúc bổ trợ qua lại sẽ chịu ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng này từng bước tác động đến những tầng mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Ảnh hưởng đơn giản nhất giữa một ngôn ngữ đến ngôn ngữ khác là sự “vay mượn” từ. Bất cứ quốc gia, dân tộc nào trong dòng chảy lịch sử phát triển của mình đều không thể đứng độc lập, hoàn toàn bế quan tỏa cảng, tự cung tự cấp, mà tất yếu phải tiến hành tiếp xúc và giao lưu với dân tộc khác, vì vậy dường như bất kỳ kho từ vựng của ngôn ngữ nào cũng bao hàm một số lượng nhất định từ vay mượn. 1.1. Nhận diện từ vay mượn trong ngôn ngữ Hán Sự tiếp xúc bổ trợ qua lại giữa các ngôn ngữ khác nhau là một hiện tượng thường xuyên. Khi người sử dụng ngôn ngữ mô phỏng một từ trong ngôn ngữ khác, đem quy tắc phát âm và cách sử dụng từ này nạp vào hệ thống ngôn ngữ của mình, quá trình này được gọi là vay mượn, các từ này được gọi là từ ngoại lai hay từ vay mượn. Theo cách hiểu chung, “từ ngoại lai” và từ vay mượn là loại từ vốn không thuộc ngôn ngữ dân tộc mình, là loại từ ngữ do chịu ảnh hưởng của dân tộc khác mà phát sinh. Loại từ lấy nguyên bản từ ngôn ngữ khác được sử dụng lai tạp trong ngôn ngữ, dạng từ vận dụng hình thức mang sắc thái “ 洋 经 滨 - dương kinh tân” trong khẩu ngữ hàng ngày sẽ không thuộc phạm trù từ ngoại lai mà chúng tôi đề cập. Ví dụ như trong khẩu ngữ, có lúc trực tiếp sử dụng từ tiếng Anh “in” để biểu thị “ 流 行 ” (hiện hành), “out” biểu thị “ 过 时 ” (quá hạn), “fashion” biểu thị “时 尚 ” (thời thượng). Về bản chất, từ ngoại lai cũng như từ vay mượn phải là những từ đã du nhập hẳn vào vốn từ của một ngôn ngữ dân tộc nào đó, đã có những đặc điểm và hoạt động phù hợp với các điều kiện của ngôn ngữ dân tộc mà nó nhập vào, so với bản thân từ này trong hệ thống ngôn ngữ khác có sự khu biệt về bản chất. Về phạm vi, theo hướng phát triền mới của khoa học ngôn ngữ tại Trung Quốc hiện nay, khái niệm từ vay mượn và từ ngoại lai đã xuất hiện những dị biệt cần phân tích rõ. 12 1.2. Từ ngoại lai và từ vay mượn Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu ngoại lai nói chung và từ vay mượn nói riêng, chủ yếu có các tên gọi “ngôn ngữ ngoại lai”, “từ mượn”, “từ ngoại lai”, ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác như dịch ngữ, dịch danh, ngôn ngữ mượn nhập, ngôn ngữ vay mượn. (1) Ngôn ngữ ngoại lai: “Phép lục thư và lục thư” của Trần Vọng Đạo viết: “tất cả các cách dụng ngữ đều sử dụng hai phương pháp chính là “nội phát” và “ngoại lai”. “Nội phát” là các từ gốc bản địa do tự mình sáng tạo ra, loại ngôn ngữ này có thể gọi là “ngôn ngữ nội phát” (ngôn ngữ có nguồn gốc xuất xứ từ nội địa). Đối lập với “ngôn ngữ nội phát” chính là ngôn ngữ ngoại lai vay mượn từ nước khác, “ngôn ngữ ngoại lai” lấy âm nghĩa là chủ đạo”. (2) Từ mượn/chữ mượn: theo “Ngôn ngữ và văn hóa” của La Thường Bồi: “Cái gọi là “từ mượn” chính là thành phần ngôn ngữ ngoại lai tạp lẫn trong ngôn ngữ một nước.” (3) Từ ngoại lai: được đề cập sớm nhất trong “Nghiên cứu từ ngoại lai tiếng Hán hiện đại” của Cao Danh Khải, Lưu Chính. Sử Hữu Vi (1937-) cho rằng, từ ngoại lai trong tiếng Hán chỉ những từ trên tiền đề lấy nguyên nghĩa từ của ngôn ngữ dân tộc khác, mượn toàn bộ hoặc một bộ phận hình thức ngữ âm tương ứng với từ của dân tộc này, và có sự khác biệt về trình độ với từ tiếng Hán Hán hóa [22]. Nói một cách khái quát, từ ngoại lai trong tiếng Hán là những từ được mượn từ ngôn ngữ khác, đã được sử dụng trong một thời gian tương đối dài và có tính ổn định tương đối. Sử Hữu Vi từng viết rất nhiều bài nghiên cứu trên cơ sở lịch sử vấn đề thuật ngữ từ ngoại lai, như “Ngôn ngữ ngoại lai” trong yếu tố ngoại lai và các vấn đề liên quan khác; Ảnh hưởng của “Ngôn ngữ ngoại lai” và “từ khái niệm ngoại lai”, “từ ảnh hưởng ngoại lai”; Lại bàn về thuật ngữ từ ngoại lai…, ông chỉ ra: (1)“ngôn ngữ ngoại lai” từ Nhật Bản du nhập vào, và (2)“từ vay mượn, chữ vay mượn” thì do học giả Trung Quốc căn cứ trên các từ có trong ngôn ngữ phương Tây trực tiếp phiên dịch thành; (3) “từ ngoại lai” lấy từ sự kết hợp giữa “từ mượn” và “ngôn ngữ ngoại 13 lai”, vào khoảng vào những năm 50 của thế kỷ 20, do các học giả chịu ảnh hưởng từ các “từ” thuật ngữ mới mà đề xuất ra. Tên gọi từ ngoại lai liên tục được sử dụng, đến thời Từ Kiến, đề xuất “dùng các từ khái niệm ngoại lai bao hàm cả sắc thái và nghĩa rộng để thay thế “từ ngoại lai”. Tên gọi này sau đó dẫn đến các tranh luận gay gắt: người tán đồng thì cho rằng đã giải quyết được khiếm khuyết không thể bao hàm từ dịch ý của từ ngoại lai; bên phản đối cho rằng tên gọi này dùng thuật ngữ logic học - “khái niệm” để thay thế thuật ngữ ngôn ngữ học - “từ nghĩa”, “do lo ngại khó giải quyết được nhiệm vụ bao hàm cả sắc thái và nghĩa rộng, mà đề xuất: - Từ ảnh hưởng ngoại lai: theo Hoàng Hà Thanh trong Từ ảnh hưởng ngoại lai tiếng Hán: “chính là từ chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tiếng Hán, ảnh hưởng này có thể đến từ ngôn ngữ, như ngữ âm, nghĩa từ, hình dạng văn tự, cũng có thể đến từ các sự vật”[36]. - Từ mở rộng nghĩa ngoại lai, theo Tôn Lực Bình trong “Từ khố kiến thiết nhị luận” (Luận về hai phương thức kiến tạo từ vựng), là loại từ trong tiếng Hán do chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ văn hóa ngoại tộc mà sản sinh”[36]. Xuất phát điểm đề xuất ba loại danh xưng trên đều để giải quyết khuyết điểm không bao hàm từ dịch nghĩa và từ kanzi tiếng Nhật của từ ngoại lai truyền thống, trên thực tế đã thực hiện được điều này; nhưng đề xuất thuật ngữ nếu quá chú trọng yếu tố ngoại diên, thường sẽ làm rơi rụng các yếu tố liên quan đến bộ phận nội hàm. Nếu quy tất cả các từ do chịu ảnh hưởng của sự vật ngoại lai mà xuất hiện vào loại từ ảnh hưởng ngoại lai, và hoàn toàn gạt bỏ phương pháp cũng như yếu tố cấu thành vốn là bản chất của từ, như loại từ kiểu “洋灰-xi măng”, thì tựa hồ quá nhiều cái mất. Nội hàm và ngoại diên của các loại thuật ngữ không chỉ có sự tương đồng, mà cùng với sự nghiên cứu về từ ngoại lai còn có nhiều sự tranh luận. Sự thống nhất được về thuật ngữ vốn là một bước tiến của nghiên cứu khoa học, vì vậy sự tranh luận cũng là điều tất yếu. Từ đó có thể thấy, khái niệm “từ vay mượn” không được dùng để chỉ những từ ngữ mượn dùng tạm thời, không trải qua bất cứ hình thức cải tạo biến đổi nào, mà chỉ loại từ ngữ đã trải qua các hình thức cải tạo biến đổi nhất định, là một bộ phận 14 tổ thành hữu cơ trong hệ thống từ vựng tiếng Hán, cho đến nay chúng đều đã là từ tiếng Hán. Như vậy, bàn về từ vay mượn, rộng hơn là “từ ngữ ngoại lai”, “từ ngữ vay mượn” trước nay thường có 3 hướng quan niệm chính: Theo truyền thống từ ngoại lai là chỉ loại từ ngữ xuất phát từ tiến trình hấp thu ngôn ngữ dân tộc khác. Cách hiểu này đến nay vẫn còn là một vấn đề tranh luận. Một quan điểm khác cho rằng “từ ngoại lai” chính là “từ phiên âm”, tức cho rằng “từ dịch ý” không phải từ ngoại lai. Quan điểm khác nữa thì cho rằng từ dịch ý giống như từ phiên âm, đều thuộc phạm trù từ ngoại lai, mặc dù chúng đã trải qua quá trình Hán hóa tương ứng, tức dịch ý Hán hóa. Chúng tôi cho rằng từ ngoại lai là chỉ các từ trong tiếng Hán do thâu nhập từ ngôn ngữ hoặc phương ngôn của dân tộc khác mà có. Vì vậy, đều nên đưa những dạng từ này nhập vào phạm trù từ ngoại lai, thừa nhận điểm này sẽ có ích cho việc lý giải quá trình phát triển biến hóa và Hán hóa của từ ngoại lai, cũng như hoạch định phạm vi, vị trí của từ vay mượn. Lịch sử ngôn ngữ ngoại lai của tiếng Hán có có căn nguyên đã lâu dài, nhưng việc giới hạn phạm vi ngôn ngữ ngoại lai nói chung và từ vay mượn nói riêng cho đến nay vẫn còn có nhiều bất đồng. Học giả Vương Lực cho rằng chỉ có từ mượn (từ phiên âm) mới là ngôn ngữ ngoại lai. Từ dịch (từ dịch ý) do sử dụng phương thức và các yếu tố cấu thành từ của ngôn ngữ Hán nên bị xếp ngoài. Một quan điểm khác cho rằng chỉ cần có xuất xứ từ ngôn ngữ khác thì đều là ngôn ngữ ngoại lai, đều có thể gọi là từ vay mượn. Luận văn từ góc độ nghĩa rộng tiến hành khảo sát nghiên cứu biến đổi của ngôn ngữ ngoại lai trong quá trình phát triển của ngôn ngữ Hán hiện đại, và ảnh hưởng của ngôn ngữ ngoại lai đối với từ vựng tiếng Hán. Chúng tôi cho rằng tất cả các từ ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác đều thuộc phạm trù ngôn ngữ ngoại lai, đều có thể gọi là từ mượn. Tổng quan lịch sử phát triển của ngôn ngữ Hán, nguồn gốc của ngôn ngữ ngoại lai trong tiếng Hán có hai phương diện: trong nước và ngoài nước. Từ phương diện quốc nội, Trung Quốc tự cổ chí kim đều có tình trạng nhiều dân tộc cùng tạp cư và sự vay mượn lẫn nhau giữa ngôn ngữ các dân tộc. Có thể thấy, ngôn ngữ Hán đã mượn dùng rất nhiều từ 15 ngữ của các dân tộc khác ở Trung Quốc, và tới nay hầu hết chúng rất khó để phân biệt. Từ giai đoạn cận đại trở về sau, ngày càng nhiều ngôn ngữ ngoại lai được mượn dùng đến từ các quốc gia, dân tộc khác. 1.3 Định nghĩa từ vay mượn Sự phong phú về thuật ngữ khi xem xét vấn đề từ vay mượn có thể được coi là biểu hiện đa dạng trong cách hiểu của các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Trước hết cần xem xét các định nghĩa về thuật từ ngoại lai trong ngôn ngữ học Trung Quốc, vốn có nội hàm bao trùm thuật ngữ từ vay mượn tại Việt Nam khi hiểu theo nghĩa rộng. (1) Định nghĩa/Cách hiểu từ ngoại lai theo nghĩa hẹp Theo “Nghiên cứu từ ngoại lai tiếng Hán hiện đại” của Cao Danh Khải, Lưu Chính: “ý nghĩa của từ trong tiếng nước ngoài mang âm tiết đi liền ý nghĩa không có trong ngôn ngữ nước ta được chuyển nhập vào, các từ này được gọi là từ ngoại lai”. Vương Lực trong “Hán ngữ sử cảo” (quyển trung), Ngũ Thiết Bình trong “Khái lược ngôn ngữ học phổ thông”, (Cao đẳng giáo dục xuất bản xã, 1993) và Trương Ứng Đức… đều giữ quan điểm này, tức cho rằng từ phiên âm mới là từ ngoại lai. Trương Ứng Đức chủ trương rõ ràng xếp từ mượn dùng hình và nghĩa của từ chữ kanzi trong ngôn ngữ Nhật ra ngoài, Vương Lực, Cao Danh Khải khi phân loại thường quy vào phạm trù từ ngoại lai. Phái này xuất phát từ đặc trưng bản chất của từ là sự kết hợp nhất thể của âm - nghĩa để định nghĩa từ ngoại lai, cho rằng phương pháp và các yếu tố cấu thành từ dịch ý đương nhiên đều là của tiếng Hán, tức xem đây là từ vốn có trong ngôn ngữ Hán. (2) Định nghĩa/ Cách hiểu từ ngoại lai theo nghĩa rộng Theo nghĩa rộng, từ ngoại lai được hiểu là các từ có xuất xứ nước ngoài, xuất hiện do chịu ảnh hưởng của từ nước ngoài, bất kể âm nghĩa. Phan Doãn Trung trong “Khái lược lịch sử từ vựng tiếng Hán” cho rằng: nếu từ giữ nguyên âm tiết (như “ 师比 ” shu-bi) thì là từ mượn, nhưng khi dùng chữ Hán để phiên dịch nghĩa gốc của từ ấy (như “胡琴” – đàn hồ cầm) thì đó là từ dịch, cả hai đều được quy vào phạm trù ngôn ngữ ngoại lai. Trương Chí Công trong “Hán ngữ hiện đại” (Nhà 16 xuất bản giáo dục nhân dân, 1984) cho rằng: từ ngoại lai chỉ dạng từ hấp thu từ ngôn ngữ của các dân tộc khác (bao gồm trong nước và ngoài nước). Như vậy, Phan Doãn Trung đơn thuần lấy “nghĩa ngoại lai” làm căn cứ chủ yếu xác định từ ngoại lai; Trương Chí Công thì định nghĩa một cách tương đối rộng và mơ hồ, Chu Tổ Mô, Trịnh Điện cũng cùng quan điểm như vậy. Nếu căn cứ theo định nghĩa của hai phái này, tiêu chí của phái nghĩa hẹp dường như đầy đủ hơn. Nhưng trong các thảo luận liên quan trong Từ kiến, đại bộ phận học giả đều đi theo hướng định nghĩa nghĩa rộng. Hoàng Hà Thanh trong Từ ảnh hưởng ngoại lai tiếng Hán cho rằng: “Không ít từ phiên âm trong ngôn ngữ Hán được đặt trong những tình huống cụ thể, có lúc chúng diễn biến thành từ dịch ý, như hysteria (bệnh thần kinh): 歇斯 底 里 xie-si-di-li (phiên âm) – 癔 病 yi-bing (dịch ý). Đây là hai cách dịch danh xưng khác nhau của cùng một hiện tượng. Nếu căn cứ trên quan điểm của các học giả trên, chúng ta buộc phải tách rời các nhân tố vốn luôn đi cùng nhau này, cái trước là từ ngoại lai, cái sau không phải từ ngoại lai, rõ ràng là điều này đối với việc hệ thống, nghiên cứu từ ngoại lai là một việc rất bất lợi, bởi chúng tách rời tiến trình diễn biến của từ ngoại lai.” Do vậy các học giả nỗ lực tìm kiếm một định nghĩa có khả năng bao hàm từ dịch ý và từ ngoại lai gốc Nhật một cách cụ thể. Ngô Thế Hùng trong Liên quan tới suy khảo và nghiên cứu “từ khái niệm ngoại lai” đề xuất: chúng tôi cho rằng, chỉ cần trong mỗi âm tiết, văn tự và ý nghĩa của một từ ngữ tiếng Hán có một yếu tố mượn dùng từ ngôn ngữ của dân tộc khác, thì từ ngữ có thể xem là “từ ngoại lai” [34]. Nhưng định nghĩa này vẫn bị xem là chưa đủ chặt chẽ chính xác. Hoàng Hà Thanh trong “Các vấn đề trong nghiên cứu từ ngoại lai tiếng Hán” nói: định nghĩa một cách kín kẽ, từ (hấp thu) trong ngôn ngữ dân tộc khác nên chỉ các loại từ nguyên bản, như “tank” (xe tăng), chứ không phải “ 坦 克 ” danke, bởi vì “ 坦克 ” không phải từ bằng ngôn ngữ dân tộc khác (ngôn ngữ Anh).” Cho nên định nghĩa dưới đây được cho là chuẩn xác hơn: từ ngoại lai là từ được hấp thu từ ngôn ngữ dân tộc khác do sự hạn chế trong hệ thống ngữ âm ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc ta” [A12, 19-23]. Trên cơ sở định nghĩa của Trương Tĩnh, với mục đích bao gồm cả từ hệ kanzi trong tiếng Nhật, Hoàng Hà Thanh đề 17 ra một định nghĩa cho từ ngoại lai “từ ngoại lai là từ được hấp thu từ ngôn ngữ dân tộc khác do sự hạn chế trong hệ thống ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự của ngôn ngữ dân tộc ta”. Đây là định nghĩa rộng nhất, đồng thời cũng chú trọng đến hai phương diện quan trọng của từ ngoại lai. Luận văn, như trên đã đề cập, chúng tôi cho rằng tất cả các từ ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác đều thuộc phạm trù ngôn ngữ ngoại lai. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chọn cách hiểu từ ngoại lai theo nghĩa hẹp, tức tương ứng với phạm vi thuật ngữ từ vay mượn thường dùng tại Việt Nam, là từ mang yếu tố âm hoặc hình chữ gắn liền ý nghĩa của từ nước ngoài có trong ngôn ngữ một nước, xưất hiện do sự hạn chế trong hệ thống ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự của nước này. Chúng tôi sẽ không đề cập các từ vay mượn kiểu thông tục, không chính thống và chưa được ghi trong từ điển dùng trong khẩu ngữ hàng ngày kiểu như: in, out, fashion... 1.4. Từ dic̣h ý và từ vay mượn 1.4.1. Đặt vấn đề La Thường Bồi trong Ngôn ngữ và văn hóa cho rằng “chữ mượn” có thể phân thành bốn loại: thay thế thanh âm, chữ hài thanh mới, từ mượn dịch và từ miêu tả. Trong đó “từ miêu tả” tương đương với từ dịch ý. Tôn Thường Tự trong Từ vựng tiếng Hán, Phan Doãn Trung trong Từ mượn trong tiếng Hán giai đoạn chiến tranh nha phiến trở về trước cũng đều xếp từ dịch ý vào phạm trù từ vay mượn/ngoại lai. Theo quan sát của Trần Trung, sách giáo khoa Tiếng Hán hiện đại và các bài viết nhắc đến từ mượn tiếng Hán xuất bản từ 1958 trở về trước phần lớn đều xem từ dịch ý là từ ngoại lai. Khoảng năm 1958, Ngữ văn Trung Quốc biên tập xuất bản một sê-ri các bài viết thào luận về vấn đề tư cách từ vay mượn của từ dịch ý, không ít học giả cùng cho rằng từ dịch ý không thuộc phạm trù từ vay mượn, quan điểm này cũng dần đần chiếm ưu thế. Nhưng giới học thuật chưa hề đạt được sự đồng thuận về vấn đề này. Trần Nguyên trong Ngôn ngữ học xã hội xem dịch ý là một trong những phương 18 thức hình thành từ vay mượn trong tiếng Hán. Hứa Uy Hán trong Dẫn luận từ vựng học tiếng Hán cũng xếp từ dịch ý là một nhóm của từ ngoại lai. Quách Phục Lương cho rằng “từ ngoại lai/vay mượn là loại hình phân tách từ nguồn gốc của từ, chỉ cần là những từ mới sản sinh do chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ ngoại lai theo quá trình giao lưu tiếp xúc của dân tộc thì đều thuộc phạm trù từ ngoại lai.” Hà Văn Chiếu, từ góc độ văn hóa tiến hành khảo sát nghiên cứu phạm trù quy thuộc từ dịch ý, cho rằng “nếu một số lớn từ ngoại lai dịch ý bị loại khỏi phạm vi xem xét của các nhà nghiên cứu, tất sẽ ảnh hưởng đến tính hoàn chỉnh trong nghiên cứu từ ngoại lai”, “loại bỏ toàn bộ từ dịch ý có trong tiếng Hán khỏi phạm trù từ ngoại lai, khiến từ vựng vốn có trong tiếng Hán bỗng nhiên mất đi nhân tố văn hóa trong nội hàm ngữ nghĩa của mình.” Các nghiên cứu cho rằng từ dịch ý cũng là từ ngoại lai, tức trên quan điểm định nghĩa rộng. Với họ nếu đánh giá từ ngoại lai trong tiếng Hán từ góc độ giao lưu văn hóa, căn cứ vào nguyên nhân sản sinh của từ dịch ý thì dịch ý là dịch khái niệm của ngôn ngữ nước ngoài, tức “ý nghĩa là yếu tố ngoại lai, nên thuộc phạm trù từ ngoại lai”. 1.4.2. Từ dịch ý Từ dịch ý là những từ dùng yếu tố của bản thân tiếng Hán để dịch ý nghĩa từ gốc (ngoại lai), về bản chất chức năng, chúng bao gồm 4 loại: thứ nhất, từ miêu tả kiểu “ 胡椒 ” hu-jiao (hồ tiêu) theo cách gọi của La Thường Bồi; thứ hai, đặt tên mới cho từ chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai đã có trong tiếng Hán lại kiểu “ 飞 碟 ” fei-die (đĩa bay) (UFO) trong danh sách từ của Hoàng Hà Thanh; thứ ba, từ “sao mượn” kiểu “铁路” tie-lu (đường sắt) (railway) theo cách nói của Vương Lực; thứ tư, từ dịch thuần ý, như cách gọi của Lương Hiểu Hồng trong Cấu tạo của từ ngữ Phật giáo và sự phát triển của từ vựng tiếng Hán cho rằng, từ ngữ Phật giáo đại đa số là từ dịch ý, như “ 智慧” zhi-hui (trí tuệ) (tiếng Phạn Prajna, tức dịch ý từ 般 若 ban-ruo (bát nhã)). Phân loại từ theo theo hình thức dịch, chúng ta có: 19 a) Từ dịch ý chỉnh thể. Cũng gọi là trực dịch (dịch trực ngôn) hay từ dịch sao phỏng, từ mượn hình, căn cứ theo kết cấu hình thái và nguyên lý cấu tạo của từ ngoại lai để trực dịch. b) Từ dịch ý đối ứng: các từ có ý nghĩa tương đương với từ gốc. c) Từ dịch ý kết hợp thêm từ khu biệt loại hình. Dùng các vật liệu và quy tắc vốn có trong kết cấu ngôn ngữ Hán để cấu thành từ mới, dịch ý nghĩa của từ thuộc ngôn ngữ khác. Ví dụ: Black box 黑匣子 hộp đen Dark horse 黑马 người giành chiến thắng ngoài dự liệu trong cuộc thi Ecstasy 摇头丸 thuốc lắc ectasy Hight consumer 高消费 phí cao Super market 超市 siêu thị 1.4.3. Từ dịch ý và từ vay mượn. Liên quan đến từ loại thứ nhất, Sử Hữu Vi trong Lại bàn về thuật ngữ từ ngoại lai (Từ kiến, tháng 5, 1997) cho rằng ‘từ miêu tả’ kỳ thực là từ tự tạo, là hình thức người Trung Quốc dựa trên các thành phần của từ ngoại lai kết hợp với đặc điểm ngôn ngữ của mình mà tự sáng tạo, đối với những từ trong ngôn ngữ dân tộc khác chỉ tồn tại quan hệ gián tiếp thì không thể xem đó là từ ngoại lai. Theo quan điểm này, trường hợp từ “胡椒” chỉ có chữ “胡” (phiên âm của từ “匈奴”) thuộc “ngữ tố ngoại lai”, còn về chỉnh thể đây là từ vốn có của tiếng Hán, cũng như vậy là trường hợp các từ 胡萝卜, 胡琴. Liên quan đến từ loại thứ 2, 3, 4, Hoàng Hà Thanh trong Từ ảnh hưởng ngoại lai trong tiếng Hán chỉ ra: “Trong quá trình từ gốc nước ngoài dùng ngôn ngữ Hán biểu đạt, chúng ta nên làm rõ hai vấn đề: 1. Loại có “biểu đạt” được dịch từ gốc nước ngoài (như honeymoon dịch thành “ 蜜月” )? Hay là loại đặt tên mới cho từ trong ngôn ngữ nhận (như “ 面包车”)? 2. Nếu là phiên dịch, vậy thì, là căn cứ vào nghĩa của từ gốc để phiên dịch? Hay là căn cứ vào tên gọi của từ gốc để phiên dịch? Hay là căn cứ theo cả hai loại này?” Dựa vào các căn cứ phân loại tên gọi của Hoàng Hà Thanh, “ 飞碟” thuộc dạng từ tiếng Hán được đặt tên mới do 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan