Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng triết học về vũ trụ quan trong tác phẩm kinh dịch...

Tài liệu Tư tưởng triết học về vũ trụ quan trong tác phẩm kinh dịch

.PDF
93
626
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ ……………… LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân Đề tài: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ VŨ TRỤ QUAN TRONG TÁC PHẨM KINH DỊCH Giảng viên hướng dẫn: TS. GVC Lê Ngọc Triết Sinh viên thực hiện: Phù Ký Xia MSSV: 6096136 Lớp: SP GDCD 01 – K35 Cần Thơ, 05/2013 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn tốt nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của mỗi sinh viên trước khi rời giảng đường Đại học. Đồng thời, luận văn tốt nghiệp cũng thể hiện tâm huyết của sinh viên với đề tài nghiên cứu của mình. Để đạt được kết quả như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều người. Trước tiên cho tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy Lê Ngọc Triết, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung, thầy cô Khoa Khoa học Chính trị nói riêng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian qua. Tôi cũng chân thành cám ơn thư viện Khoa Khoa học Chính trị, Trung Tâm Học Liệu Trường Đại học Cần Thơ, Thư viện Thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu hoàn thành luận văn. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cám ơn các bạn trong lớp Sư phạm Giáo dục công dân Khóa 35 đã giúp đỡ, động viên cho tôi trong học tập cũng như trong quá trình hoạt động và hoàn thành luận văn. Dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp và bổ sung của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, tháng 05, năm 2013 Sinh viên thực hiện Phù Ký Xia MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................01 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................01 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................02 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................02 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................02 5. Kết cấu của luận văn ...................................................................................02 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT TÁC PHẨM KINH DỊCH ....................................03 1.1. Nguồn gốc của Kinh Dịch ........................................................................03 1.2. Cơ sở của Kinh Dịch.................................................................................05 - Âm dương ...................................................................................................05 - Ngũ hành ....................................................................................................05 - Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng ..................................................................06 - Bát quái ......................................................................................................07 - Hà Đồ.........................................................................................................11 - Lạc Thư ......................................................................................................12 1.3. Kết cấu, nội dung cơ bản của Kinh Dịch ................................................13 - Kết cấu của Kinh Dịch...............................................................................13 - Nội dung cơ bản của Kinh Dịch ................................................................16 1.4. Giá trị của Kinh Dịch ...............................................................................23 CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC TRONG TÁC PHẨM KINH DỊCH BÀN VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN ..................................................25 2.1.Nguồn gốc của vũ trụ trong tác phẩm Kinh Dịch ..................................25 - Thuyết âm dương lý giải nguồn gốc vũ trụ trong tác phẩm Kinh Dịch .....................................................................................................25 - Quan niệm về con người trong thế giới tự nhiên theo tác phẩm Kinh Dịch .............................................................................39 - Quan hệ giữa con người với tự nhiên – Tư tưởng tam tài (thiên, địa, nhân) trong Kinh Dịch...............................................................41 2.2. Cách tiếp cận khi xem xét về thế giới tự nhiên trong tác phẩm Kinh Dịch ................................................................... 45 - Yếu tố làm cho sự vật, hiện tượng vận động, phát triển ............................45 - Cách thức làm cho sự vật, hiện tượng vận động, phát triển .....................48 - Phương thức làm cho sự vật, hiện tượng phát triển ..................................54 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ VŨ TRỤ QUAN TRONG TÁC PHẨM KINH DỊCH VÀO CUỘC SỐNG ...........64 3.1. Địa lý phong thủy ......................................................................................64 - Khái lược về địa lý phong thủy ..................................................................64 - Một số bí quyết bố trí nhà ở theo phong thủy ............................................70 - Mặt tích cực và hạn chế của phong thủy ...................................................71 3.2. Bói toán ......................................................................................................73 - Khái lược về bói toán trong Kinh Dịch .....................................................73 - Phương pháp gieo quẻ bói toán.................................................................75 - Phương pháp đoán quẻ ..............................................................................79 - Mặt tích cực và hạn chế của bói toán trong Kinh Dịch ............................81 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................87 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu, Kinh Dịch được coi là một kỳ thư đã tạo nên sự bí ẩn hàng thiên niên kỷ, là hiện tượng lạ trong lịch sử học thuật thế giới. Kinh Dịch là bộ sách tối cổ ra đời từ rất sớm, những thành tố tư tưởng sơ khai của nó đã xuất hiện khi Sôcrát, Hêraclit… ở Hy Lạp chưa được sinh ra, và Veda cùng Upanisad ở Ấn Độ vẫn chưa hình thành. Ngay ở Trung Quốc, Kinh Thi và Kinh Thư cũng không có nguồn gốc sâu xa bằng nó. Kinh Dịch không bao giờ bị quên lãng mà có sức cuốn hút mãnh liệt với bất cứ học giả một thời đại nào muốn tìm hiểu về nền văn hóa phương Đông, trong dòng chảy tìm về những nền văn minh cổ xưa. Điều đáng kinh ngạc là Kinh Dịch không đơn thuần trình bày 64 quẻ bát quái, mà nó còn trình bày một hệ thống triết học. Hệ thống triết học ấy đã tạo dựng nên một nền văn minh Trung Hoa cổ cực thịnh. Nền văn minh cổ ấy vẫn tiếp tục tác động đến xã hội Trung Hoa đương đại theo cái cách xuyên suốt không đứt đoạn. Một trong những nền văn minh cổ xưa của thế giới còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Có thể nói rằng, tư tưởng triết học nổi bật, xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm Kinh Dịch là tư tưởng triết học về vũ trụ quan, được thể hiện sinh động qua học thuyết âm dương. Hiện nay, Kinh Dịch được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của con người như: đông y, võ thuật, toán học, phong thủy, bói toán... Trong đó nổi bật nhất là ứng dụng của Kinh Dịch vào phong thủy và bói toán. Bên cạnh những mặt tích cực của những ứng dụng này, nó cũng tồn tại những mặt tiêu cực mà một số người hiện nay thường hay mắc phải. Chính vì thế, việc nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về một số ứng dụng về vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Tư tưởng triết học về vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn góp phần hệ thống lại tư tưởng triết học về vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch và sự vận dụng của nó vào trong cuộc sống. 1 - Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là: Trình bày khái quát về tác phẩm Kinh Dịch. Hai là: Phân tích tư tưởng triết học về vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch. Ba là: Làm rõ một số ứng dụng của tư tưởng triết học về vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch vào cuộc sống, qua đó chỉ ra mặt hạn chế và tích cực của những ứng dụng này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng triết học về vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch từ đó thấy được một số ứng dụng của nó trong cuộc sống, mặt tích cực và hạn chế của những ứng dụng này, qua đó góp phần khắc phục những mặt hạn chế của nó. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta làm kim chỉ nam cho việc phân tích, đánh giá, làm rõ tư tưởng triết học về vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó chủ yếu vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử, tác giả đã kết hợp các phương pháp: lôgic – lịch sử, quy nạp – diễn dịch, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm làm rõ tư tưởng triết học về vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 8 tiết. 2 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÁC PHẨM KINH DỊCH 1.1. Nguồn gốc của Kinh Dịch Kinh Dịch là một trong ba bộ kinh lâu đời nhất của Trung Hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư. Tuy nhiên, nếu xét về nguồn gốc của nó - tức bát quái, thì nó có thể xuất hiện sớm hơn vào cuối đời Ân, khoảng 1.200 năm trước Tây Lịch. Kinh Dịch không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong khoảng một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu cho đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức như ngày nay mà chúng ta được biết. Thời nào cũng có người tìm hiểu về nó, đồng thời đem ý riêng của mình và tư tưởng của thời đại rọi vào nó, khiến cho ngữ nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và vì thế, nó trở nên xa nguồn gốc. Mới đầu Kinh Dịch chỉ là sách dùng cho việc bói toán, tới cuối đời Chu nó mới trở thành một sách triết lý tổng hợp với những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên Tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc tượng số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục. Đến đời Tống nó trở thành cơ sở của Đạo học. Kinh Dịch được cho là cuốn kinh điển có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy, một ông vua thần thoại trong sử Trung Hoa, được cho là người sáng tạo ra Bát quái với tổ hợp của ba hào. Không biết cách đây mấy nghìn hay mấy vạn năm. Lúc ấy Hoàng Hà có con long mã hiện hình, lưng của nó có các khoáy thành đám, từ một đến chín, vua ấy coi những khoáy đó, mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền, tức là vạch lẻ, để làm phù hiệu cho khí Dương, và một nét đứt, tức là vạch chẵn đề làm phù hiệu cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Trên mỗi Nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái “hai vạch”, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại thêm một vạch nữa, thành ra tám cái “ba vạch” gọi là tám Quẻ. Sau đó, ông lại đem Quẻ nọ chồng lên Quẻ kia, tức phương pháp trùng quái, theo thứ tự có thể để thành sáu mươi tư cái “sáu vạch” (sáu hào), gọi là sáu mươi tư Quẻ kép. Dưới triều vua Vũ nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ, được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn còn gọi là Liên Sơn Dịch. 3 Sau khi nhà Hạ bị nhà Thương thay thế, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy Tàng (còn gọi là Quy Tàng Dịch), và quẻ Thuần Khôn trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, Đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Vãn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu, gọi là Chu Dịch (sau này được gọi là Kinh Dịch). Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán từ và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào từ, để giải thích dễ hiểu hơn ngữ nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu (khoảng 1122-256 TCN). Điều quan tâm của chúng ta ở đây không phải là tìm xem những phần nào của quyển sách này bắt nguồn từ nhân vật lịch sử nào. Điều quan trọng nhất phải lưu ý là quyển sách này có niên đại khoảng đầu nhà Chu, và ảnh hưởng của nhà Chu đã khiến Kinh Dịch chú trọng vấn đề con người. Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-475 TCN), Khổng Tử và nhiều tác giả khác đã viết Thập Dực để chú giải Kinh Dịch. Những tác giả này lại soạn ra sáu thứ nữa, là: Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn truyện, Hệ từ truyện, Thuyết quái truyện, Tự quái truyện và Tạp quái truyện. Định mệnh cũng đã đóng một vai trò trong việc thúc đẩy giới trí thức quan tâm đến Kinh Dịch. Nó là một trong số vài quyển sách thoát khỏi nạn đốt sách vào năm 213 trước Công nguyên, do Tần Thủy Hoàng tiến hành. Kết quả là các học giả đã thu nạp Kinh Dịch bằng thái độ hết sức nhiệt thành. Họ đã đóng góp vào đó vô số chất liệu hỗn tạp, xuất phát từ những tư tưởng khác nhau như Nho giáo, Lão giáo và các nhà triết học tự nhiên. Phần bình phong phú và đa dạng vây quanh tác phẩm này đã bắt nguồn từ những hoàn cảnh như vậy, và tạo nên truyền thống của Kinh Dịch. Trộn lẫn với truyền thống của các quẻ còn có các trường phái về thiên văn học và chiêm tinh học, với những khái niệm như: Ngũ hành, Thập Thiên can và Thập nhị Địa chi. Được kết hợp vào 64 quẻ, những khái niệm này đã tạo thành nền tảng cho phép bói Dịch kể từ thời nhà Hán (206 tr. CN – 220 sau CN) trở đi. Nhiều 4 trường phái tư tưởng đã sử dụng Kinh Dịch để dự đoán những biến cố lớn của quốc gia và để giải thích sự phát triển của lịch sử. Điều này khiến cho Kinh Dịch có công dụng và ảnh hưởng rộng lớn hơn so với các kinh thư khác của Trung Quốc, và đảm bảo cho nó có một địa vị nổi trội, sinh động suốt chiều dài lịch sử. 1.2. Cơ sở của Kinh Dịch Kinh Dịch được hình thành từ rất nhiều cơ sở, nhưng nổi bật, quan trọng nhất phải kể đến là: Âm dương, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, ngũ hành, bát quái, Hà đồ, Lạc thư. - Âm dương Trong hệ thống phù hiệu hình quẻ của Kinh Dịch, “Dương” được biểu thị bằng vạch ngang liền “ ___”, “Âm” biểu thị bằng vạch ngang đứt “_ _”. Bát quái, 64 quẻ đều là cấu tạo bởi hai phù hiệu âm dương xếp chồng lên nhau. Phạm vi tượng trưng của âm và dương rất rộng, hai cái đó có thể lần lượt biểu thị cho tất thảy các sự vật, hiện tượng đối lập trong xã hội loài người và giới tự nhiên, như trời – đất, con trai – con gái, ngày – đêm, trên – dưới,… Trong Kinh Dịch, Hệ từ thượng đã khái quát bản chất Dịch lý bằng câu “Nhất âm nhất dương chi vị đạo” [24, tr 13], (Một âm một dương gọi là đạo). Có thể nói, nghĩa rộng của âm dương ở trong Kinh Dịch là một nguyên lý triết học về sự phát triển, biến hóa, vận động của sự vật, hiện tượng đối lập thống nhất. - Ngũ hành Ngũ hành là chỉ năm loại vật chất cơ bản ở trong giới tự nhiên: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy. Hành chỉ vận hành và biến hóa. Do đó, ngũ hành là chỉ sự biến đổi của năm loại vật chất và quan hệ tương sinh tương khắc của chúng. Người xưa cho rằng “mộc, hỏa, thổ, kim, thủy” là sắp xếp theo thứ tự của trời, bắt đầu là mộc và kết thúc là thủy. Cũng tức là nói, hành vi tương sinh thì gần nhau theo trật tự của trời: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Hành vi tương khắc thì cách nhau: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Nếu chia ngũ hành trên một vòng tròn chúng ta sẽ thấy quan hệ đó. Tương sinh, tương khắc giống âm dương, là hai mặt không tách rời của sự vật. Không có sinh thì sự vật không thể phát sinh và trưởng thành được, không có 5 khắc thì không thể duy trì được sự cân bằng và điều hòa trong sự phát triển và biến hóa của sự vật. Nếu không có tương sinh thì không có tương khắc, ngược lại, không có tương khắc thì cũng không có tương sinh, tương phản, tương thành, dựa vào nhau duy trì và thúc đẩy sự vật phát triển. - Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng * Thái cực Theo Lão Tử: nguồn gốc của vũ trụ là Đạo. Truyện xưa kể rằng, trên bờ sông Hoàng Hà, Khổng Tử và Lão Tử đàm đạo. Khổng Tử mới hỏi Lão Tử: Thưa thầy thái cực là gì? Lão Tử nói rằng: “Có một vật do hỗn hợp mà thành, nó sinh ra trước trời đất, vừa trống không, vừa yên lặng, đứng một mình mà không biến cải, có thể làm mẹ đẻ của thiên hạ, ta không biết tên nó là gì, phải đặt tên chữ cho nó là Đạo, chỉ có biến động là thuộc tính của nó”. Như vậy chúng ta đã thấy khái niệm Đạo của Lão Tử đã mang trong lòng chữ Đạo ấy hai mặt đối kháng là âm và dương, Khổng Tử không dùng chữ Đạo mà dùng chữ thái cực để chỉ cái bắt đầu của vũ trụ. Do đó ta có thể hiểu Đạo còn có thể gọi là thái cực. * Lưỡng nghi Trong Thập Dực (mười cánh), quyển 5 viết: “Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái” [24, tr 17]. Từ vô cực là lúc vũ trụ còn trong cõi hư vô đã chứa trong nó thái cực rồi, thái cực động thành dương, thái cực tĩnh thành âm vì vậy vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, đó là dương nghi và âm nghi 6 * Tứ tượng Tượng là dùng hai nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được tứ tượng: - Bát quái Tám hình quẻ ba vạch cấu tạo bằng ba phù hiệu âm _ _ và dương ___ xếp chồng lên nhau, gọi là bát quái. Bát quái đều có quan hệ đối ứng nhất định của hình quẻ, tên quẻ, vật tượng trưng như ở trong bảng dưới đây: Bản chất Số Quái tự nhiên ☰ Càn (乾 qián) Trời (天) ☱ Đoài (兌 duì) Đầm (hồ) (澤) Ly (離 lí) Hỏa (lửa) (火) ☳ Chấn (震 zhèn) Sấm (雷) ☴ Tốn (巽 xùn) Gió (風) ☵ Khảm (坎 kǎn) Nước (水) ☶ Cấn (艮 gèn) Núi (山) 1 2 ☲ 3 4 5 6 7 Tên 7 Ngũ hành dương kim âm kim âm hỏa dương mộc âm mộc dương thủy dương thổ ☷ 8 Khôn (坤 kūn) Đất (地) âm thổ Bát quái có thể sắp xếp theo hai cách: Phục Hy Tiên Thiên bát quái và Văn Vương Hậu Thiên bát quái. * Phục Hy Tiên Thiên bát quái: Khi Phục Hy vạch quẻ thì lấy vạch liền làm phù hiệu cho khí dương và vạch đứt làm phù hiệu cho khí âm. Điều đó cho thấy đạo trời được diễn tả bằng âm và dương. Đạo đất được diễn tả bằng nhu và cương, đạo người được diễn tả bằng nhân và nghĩa. Đó là trong thuyết tam tài, ở quẻ Càn có 3 vạch ☰ vạch trên là đạo trời, vạch dưới là đạo đất, vạch giữa là đạo người và con người sinh ra giữa trời đất, âm dương, 8 quẻ trong Tiên Thiên bát quái là do Phục Hy vạch quẻ và sắp xếp 8 hiện tượng trên trong thiên nhiên theo đúng qui luật của trời đất sinh ra nó, bởi vậy mới gọi là tiên thiên. Sau khi trời đất định ngôi, âm dương xác lập thì trời trên, đất dưới, thiên cầu ở phương nam mà thiên cầu đối địa cầu thì quả đất ở phương bắc. Thuỷ hoả đối lập nhau nhưng thuỷ hoả chẳng diệt nhau, chúng tương tác với nhau để sinh công dụng, mặt trời thường mọc ở phương đông, nước chảy thường ở phía tây sang đông nên quẻ Ly ở phương đông, quẻ Khảm ở phương tây. Sấm gió thường xô xát nhau, gió nhiều ở tây nam, sấm nhiều ở đông bắc nên quẻ Tốn ở phương tây nam và quẻ Chấn giữ vùng đông bắc. Núi đầm thông khí, nơi có núi thường có đầm, có sông có suối, mà núi nhiều ở tây bắc, còn sông suối và đầm có nhiều ở đông nam vì vậy Cấn định vị ở tây bắc, và Đoài chiếm chỗ ở đông nam. Đó là những điều Phục Hy quan sát và nhận thấy nên ông vạch ra Tiên Thiên bát quái dựa trên lý lẽ của trời đất. Vì thế có câu Tiên Thiên bát quái là hình nhi thượng học nghiên cứu về thiên lý, nghĩa là môn học đầu tiên nghiên cứu về lý lẽ của trời đất. 8 * Văn Vương Hậu Thiên bát quái: Tiên Thiên bát quái Trong quẻ Phong Thiên Tiểu Súc, Thoán từ viết: “Tiểu Súc hanh, mật vân bất vũ, tự ngã tây giao” [28, tr 183], nghĩa là: chứa nhỏ thì hanh thông, mây đen kịt mà không mưa ở cơi trời phía tây của ta. Trong quẻ này khuyên người quân tử nên hoạt động văn tài viết lách mà không nên làm việc chính trị. Quẻ này ứng vào số phận vua Văn bị Trụ Vương cho rằng có tài, tìm cách giết đi nhưng chưa có lư do nên giam vào ngục trong 7 năm. Trong thời gian này, Văn Vương viết Kinh Dịch, sắp xếp lại các quẻ theo qui luật cuộc sống con người và xã hội, theo quan điểm thực tế hơn gọi là Hậu Thiên bát quái. Vì vậy mới nói Tiên Thiên bát quái là hình nhi thượng học nghiên cứu về thiên lư, còn Hậu Thiên bát quái là hình nhi hạ học nghiên cứu về nhân sự, nói cách khác thì Tiên Thiên bát quái là một môn học đầu tiên nghiên cứu về lư lẽ của trời đất, còn Hậu Thiên bát quái là môn học sau này nghiên cứu về việc của con người. Tiên Thiên bát quái là nguyên thể, Hậu Thiên bát quái là công dụng, tiên thiên là bất dịch, hậu thiên là giao dịch và biến dịch, tiên thiên là vô hình, hậu thiên là hữu hình, âm dương là tiên thiên vì âm dương là vô hình, ngũ hành là hậu thiên vì ngũ hành là hữu hình. Trong âm dương cũng có âm dương tiên thiên và âm dương hậu thiên. Cho nên Văn Vương sắp xếp lại vị trí các quẻ theo công dụng của nó là sự cần thiết và trên thực tế, sau này nó được vận dụng trong châm cứu, làm lịch, nông nghiệp và người ta thường sử dụng Hậu Thiên bát quái. Tiên Thiên bát quái dựa theo số 9 của Lạc Thư, còn Hậu Thiên bát quái dựa theo vị trí 10 số của Hà Đồ. Có người hỏi, tại sao Hà Đồ tìm ra trước Lạc Thư hơn 2000 năm mà Hậu Thiên bát quái lại dựa vào vị trí 10 số của Hà đồ? Xin nhớ rằng, trước Văn Vương hơn 1000 năm tìm thấy Lạc Thư và hơn 3000 năm trước đă tìm thấy Hà Đồ, đến thời Văn Vương đă có cả Hà Đồ và Lạc Thư trong tay nên ông có đủ cơ sở để xây dựng nên Hậu Thiên bát quái. Như trên đã nói, Hậu Thiên bát quái được xếp đặt theo cách suy nghĩ của con người để phát huy công dụng của bát quái. Quẻ Ly là hoả, là mặt trời mọc ở phương đông nhưng độ nóng ở đây là cực tiểu, nó chỉ lớn hơn thiếu dương một ít, chỉ khi nào 9 nó về phương nam, nắng vàng rực rỡ thì hoả mới phát huy công dụng, vì vậy quẻ Càn chỉ lấy số của lão dương là số 9 mà không lấy thiếu dương là số 7, vì già thì biến, nghĩa là biến dịch thì công dụng sinh ra, còn trẻ thì không biến nên chưa thấy được công dụng. Ly hoả ở phương đông thì sao mà phơi thóc và phơi khô các vật được, chỉ có ở phương nam ly hoả mới phát huy công dụng. Cũng như đời người khi còn trẻ, từ lúc đẻ ra tới lúc 16 tuổi thì mẹ chỉ hy vọng vào con cái, đến khi con đủ khôn lớn, tam thập nhi lập (30 – 32 tuổi) thì lúc ấy mới tin tưởng mà giao trách nhiệm cũng như gia tài cho con cái. Vì vậy Văn Vương xếp quẻ Ly vào vị trí của quẻ Càn ở phía nam như con thay bố mẹ. Mặt trời ly hoả ở phương nam để soi sáng khắp nơi, để nghe ngóng thiên hạ thì khảm thuỷ là nước, là mặt trăng phải ở phương bắc để đối diện theo lẽ âm dương. Quẻ Chấn ở đông bắc được dồn lên phía đông thế chỗ cho quẻ Ly. Quẻ Chấn là động, là nhất dương sinh biểu hiện cho sự bắt đầu một ngày mới. Theo Hà Đồ, vị trí phía đông là của hành Mộc cũng là vị trí của can. Can lại ứng với quẻ Chấn, trong các tướng hoả thì tướng hoả của can dữ dội nhất, đó chẳng phải là can có lôi hoả đó sao? Quẻ Ly trên cao, thuộc hoả của phương nam đó chính là quân hoả, là hoả của tâm để ứng với thận thuỷ hay khảm thận ở phương bắc. Đến đây ta đã thấy được công dụng của Hậu Thiên bát quái. Phương tây là chính giữa thu, thu phân thì vạn vật vui vẻ, mà vui vẻ là tính của Đoài nên vị trí của Đoài ở phương tây, nởi ở của phế kim, quẻ Càn nhường chỗ cho quẻ Ly mà về tây bắc trông coi 3 con trai là Chấn, Khảm, Cấn. Quẻ Khôn tiến về phía tây nam để chãm sóc cho 3 con gái là Tốn, Ly, Đoài. Chấn thay cha bắt đầu làm việc và phát sinh ở phương đông, Tốn thay mẹ làm việc và trưởng dưỡng ở phía đông nam. Phía tây, Dịch nói: quẻ Chấn, quẻ Đoài là cuộc bắt đầu giao nhau cho nên nó nằm vào ngôi sớm tối (Mão là 6h sáng, Dậu là 18h tối). Quẻ Khảm, quẻ Ly là cuộc giao nhau trót lọt nên nó nhằm vào ngôi Tý Ngọ. Quẻ Tốn, quẻ Cấn không giao nhau mà âm dương hãy còn lẫn lộn chưa có chỗ dùng nên tạm ở đông nam và đông bắc. 10 Hậu Thiên bát quái - Hà Đồ Trong lịch sử phát triển loài người, con người học thiên nhiên, bắt chước muôn loài và sáng tạo ra rất nhiều điều. Bắt chước đuôi con cá để làm ra bánh lái con thuyền, bắt chước con chim vỗ cánh bay trên trời mà làm ra cánh máy bay, bắt chước con hổ, con khỉ, con rắn để tìm ra hổ quyền, hầu quyền, xà quyền. Bắt chước con vật tìm thuốc chữa bệnh để ứng dụng cho việc điều trị cho con người. Vậy thì ở đây thánh nhân nhìn vào Hà Đồ để bắt chước các quy luật của trời đất mà thôi. Ngoài ra còn có một giả thuyết khác, phải chăng có nhà khoa học, bác học tài năng nào đó tìm ra quy luật của âm dương nhưng chưa đủ uy tín thuyết phục nên mượn cớ truyện thánh thần mà truyền bá học thuyết của mình chăng? Truyền thuyết đã từng nêu việc Võ Mỵ Nương muợn cớ nhặt được ngọc để lên ngôi hoàng đế, Tống Giang nhờ khắc bia ghi tên 36 vị chánh tướng, 72 vị phó tướng trên phiến đá là có ý mượn uy trời mà dựng cờ khởi nghĩa? Như ở Việt Nam ta, truyền thuyết kể rằng Nguyễn Trãi đã từng chấm mật vào lá cây, “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”, kiến ăn mật, lá rụng khắp nơi, dân tin vào mệnh trời mà kéo về đầu quân đó sao? Dù sao chăng nữa Hà Đồ vẫn ăn sâu trong ký ức mọi người và mọi người vẫn tin rằng Phục Hy đã tìm thấy nó. Tương truyền vào đời vua Phục Hy (4477 – 4363 TCN ) có con long mã xuất hiện trên sông Hà, trên lưng của nó có 55 khoáy đen và trắng như một bức họa đồ. Nhà vua bắt chước những chấm ấy để vẽ nên một bức đồ gọi là Hà Đồ. 11 Trong Hà Đồ, phía bắc có 1 khoáy trắng và 6 khoáy đen, phía nam có 2 khoáy đen và 7 khoáy trắng. Phía tả có 3 khoáy trắng và 8 khoáy đen, phía hữu có 4 khoáy đen và 9 khoáy trắng, ở giữa có 5 khoáy trắng và 10 khoáy đen. Như vậy : 1 hợp 6 2 hợp 7 3 hợp 8 4 hợp 9 5 hợp 10. Mặt khác các số vòng trong 1, 2, 3, 4, 5 là các số sinh; 6, 7, 8, 9, 10 là các số thành. Các khoáy đen là số chẵn thuộc âm, các khoáy trắng là số lẻ thuộc dương. Các số thành chính là các số sinh cộng với số 5 ở giữa. Trong Hà Đồ có 10 số, từ số 1 đến 10, tổng các số của Hà Đồ 1 + 2 + 3+4¼+ 10 = 55. Nãm số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9 là số trời biểu hiện bằng khoáy trắng. Năm số chẵn: 2, 4, 6, 8, 10 là số đất biểu hiện bằng khoáy đen Tổng 5 số trời = 25. Tổng 5 số đất = 30. Tổng số trời + số đất = 55 tương ứng với 55 khoáy trên Hà Đồ. - Phương Đông: 3 dương + 5 dương = 8 âm (chấm đen). - Phương Tây: 4 âm + 5 dương = 9 dương (chấm trắng). - Phương Nam: 2 âm + 5 dương = 7 dương (chấm trắng). - Phương Bắc: 1 dương + 5 dương = 6 âm (chấm đen). - Trung ương: 5 dương + 5 dương = 10 âm (chấm đen). Vì thế nên người ta gọi các số 1, 2, 3, 4, 5 là số sinh và các số 6, 7, 8, 9, 10 là số thành (biến). Người xưa lý luận rằng, ở phương Bắc có nhiều mưa, lạnh lẽo nên thuộc hành Thủy. Phương Nam nhiều nắng nóng, thuộc hành Hỏa. Phương Đông ấm áp nên cây cối tươi tốt thuộc hành Mộc. Phương Tây mát mẻ hành Kim. Trung ương là đất nuôi dưỡng và cũng là nơi nhận lại tất cả nên nó thuộc hành Thổ. Do đó cặp số 1-6 là biểu thị số sinh và số thành của Thủy; cặp 2-7: Hỏa; cặp 3-8: Mộc và cặp 5-10: Thổ. Nhìn vào các con số trên người ta thấy nó hình thành trục tung Nam-Bắc, trục hoành Đông - Tây. - Lạc Thư Xưa nay khi nói về Lạc Thư, có nhiều người nhắc tới mà không hiểu Lạc Thư là gì, nó nói lên cái gì và người ta biết nó để làm gì? Vậy thì lạc là sông Lạc, thư là một thông điệp mà trời đất gửi đến trên lưng một con rùa. Hiện tượng này được vua Hạ Vũ (2205 – 2167 TCN) nhân đi trị thuỷ 12 ở sông Lạc nhìn thấy. Cũng giống như Phục Hy, nhà vua chép lại những chấm và vạch trên mai con rùa và xếp theo thứ tự để làm nên thiên Cửu Trù Hồng Phạm. Chu Hy giải thích rằng “Lạc Thư lấy tượng của rùa nên số của nó thì trên đầu đội số 9, dưới chân đạp số 1, sườn trái mang số 3, hông phải mang số 7, vai mang số 2 và số 4, chân đi số 6 và số 8, nằm giữa bụng là số 5 (ngũ trung)”. Xin xem hình Lạc Thư ở trang kế tiếp. Lạc Thư có 9 số, từ số 1 đến số 9, tổng các số của Lạc Thư là: 1 + 2 + 3 + 4 …+ 9 = 45, số lẻ là số dương hoặc thiên số, tổng cộng 1 + 3 + 5 + 7 + 9 = 25, số chẵn là số âm hoặc địa số, tổng cộng 2 + 4 + 6 + 8 = 20. Số dương gồm những chấm trắng: 1, 3, 5, 7, 9 cộng thành 25 (giống Hà Đồ). Số âm gồm chấm đen: 2, 4, 6, 8 cộng thành 20 (kém hơn Hà Đồ 10). Biểu tượng cho số dương hay âm của Lạc Thư đều như Hà Đồ, nhưng số có phần khác biệt: Số 5 ở giữa gọi Ngũ trung thuộc hành Thổ; số 3 ở phương Đông (Mộc); số 7 ở phương Tây (Kim); số 9 ở phương Nam (Hỏa); số 1 ở phương Bắc (Thủy). Số 2 ở Tây Nam (Thổ); số 4 ở Đông Nam (Mộc); số 6 ở Tây Bắc (Kim); số 8 ở Đông Bắc (Thổ). Nếu để Lạc Thư chồng lên Hậu thiên bát quái chúng ta sẽ thấy có sự tương quan chặt chẽ ở các hướng. Trên hình của Lạc Thư nhìn từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, rồi cộng hàng ngang hay hàng dọc hoặc đường chéo đều bằng 15. Hình vuông này được gọi là ma phương. Nó cũng đã được người Tây phương tìm thấy vào thời Trung cổ và sau này được nhà triết và toán học Pythagore công nhận là bản thể của vạn vật trong vũ trụ (vũ trụ luận). 1.3. Kết cấu, nội dung cơ bản của Kinh Dịch 13 - Kết cấu của Kinh Dịch Kinh Dịch bao gồm hai bộ phận: bộ phận Kinh (Dịch kinh) và bộ phận Truyện (Dịch truyện). * Về bộ phận Kinh: Các biểu tượng của Kinh Dịch là nằm trong tập hợp của 64 tổ hợp của các đường trừu tượng gọi là quẻ. Mỗi quẻ bao gồm 6 hào được biểu diễn dưới dạng các đoạn thẳng nằm ngang; mỗi hào này có thể là Dương (đường liền nét) hay Âm (đường đứt nét bao gồm hai đoạn thẳng cách nhau một khe nhỏ). Với sáu đoạn thẳng này được đặt lên nhau từ dưới lên trên trong mỗi quẻ suy ra có 26 hay 64 tổ hợp của hào và như vậy có 64 quẻ. Mỗi quẻ được cho là tổ hợp của hai tập hợp con, mỗi tập con gồm ba đường gọi là quái. Như vậy có 23 hay 8 quái khác nhau. Mỗi quẻ đại diện cho một trạng thái, tiến trình hay sự thay đổi có thể xảy ra. Khi quẻ được gieo bằng một trong những phương thức của bói toán bằng Kinh Dịch thì mỗi một đường (hào) có thể là tĩnh hoặc động. Hào động có thể có sự thay đổi từ Âm sang Dương hay ngược lại để tạo thành một quẻ khác, việc giải nghĩa của quẻ được gieo ban đầu dựa trên sự cân nhắc và xem xét các thay đổi đó. Dưới đây là 64 quẻ trong Kinh Dịch: 1. 2. 3. 4. 33. ::|||| Thiên Sơn Độn 34. ||||:: Lôi Thiên Đại Tráng 35. :::|:| Hỏa Địa Tấn 36. |:|::: Địa Hỏa Minh Di |||||| Thuần Càn :::::: Thuần Khôn |:::|: Thủy Lôi Truân :|:::| Sơn Thủy Mông 5. |||:|: Thủy Thiên Nhu 6. :|:||| Thiên Thủy Tụng 7. :|:::: Địa Thủy Sư 8. ::::|: Thủy Địa Tỷ 9. |||:|| Phong Thiên Tiểu Súc 10. ||:||| Thiên Trạch Lý 11. |||::: Địa Thiên Thái 12. :::||| Thiên Địa Bĩ 13. |:|||| Thiên Hỏa Đồng Nhân 37. |:|:|| Phong Hỏa Gia Nhân 38. ||:|:| Hỏa Trạch Khuê 39. ::|:|: Thủy Sơn Kiển 40. :|:|:: Lôi Thủy Giải 41. ||:::| Sơn Trạch Tổn 42. |:::|| Phong Lôi Ích 43. |||||: Trạch Thiên Quải 44. :||||| Thiên Phong Cấu 45. :::||: Trạch Địa Tụy 14. ||||:| Hỏa Thiên Đại Hữu 15. ::|::: Địa Sơn Khiêm 16. :::|:: Lôi Địa Dự 46. :||::: Địa Phong Thăng 47. :|:||: Trạch Thủy Khốn 48. :||:|: Thủy Phong Tỉnh 14 17. |::||: Trạch Lôi Tùy 18. :||::| Sơn Phong Cổ 19. ||:::: Địa Trạch Lâm 20. ::::|| Phong Địa Quan 21. |::|:| Hỏa Lôi Phệ Hạp 22. |:|::| Sơn Hỏa Bí 23. :::::| Sơn Địa Bác 24. |::::: Địa Lôi Phục 25. |::||| Thiên Lôi Vô Vọng 49. |:|||: Trạch Hỏa Cách 50. :|||:| Hỏa Phong Đỉnh 51. |::|:: Thuần Chấn 52. ::|::| Thuần Cấn 53. ::|:|| Phong Sơn Tiệm 54. ||:|:: Lôi Trạch Quy Muội 55. |:||:: Lôi Hỏa Phong 56. ::||:| Hỏa Sơn Lữ 57. :||:|| Thuần Tốn 26. |||::| Sơn Thiên Đại Súc 27. |::::| Sơn Lôi Di 28. :||||: Trạch Phong Đại Quá 29. :|::|: Thuần Khảm 30. |:||:| Thuần Ly 31. ::|||: Trạch Sơn Hàm 32. :|||:: Lôi Phong Hằng 58. ||:||: Thuần Đoài 59. :|::|| Phong Thủy Hoán 60. ||::|: Thủy Trạch Tiết 61. ||::|| Phong Trạch Trung Phu 62. ::||:: Lôi Sơn Tiểu Quá 63. |:|:|: Thủy Hỏa Ký Tế 64. :|:|:| Hỏa Thủy Vị Tế * Về bộ phận Truyện: Bộ phận Truyện (Dịch truyện) gồm có 10 thiên hay còn được gọi là Thập dực: Thoán truyện (thượng, hạ), tượng truyện (thượng, hạ), Hệ từ truyện (thượng, hạ), Văn ngôn truyện, Thuyết quái truyện, Tự quái truyện, Tạp quái truyện. Nội dung của Thập dực xin xem bảng dưới đây: Nội dung cơ bản Tên gọi Dịch kinh (Thập dực) Hạ Thoán Thượng truyện Hạ Tượng Dịch truyện Thượng Phù hiệu quẻ và lời quẻ; phù hiệu hào và lời truyện Hệ từ truyện hào. Giải thích ý nghĩa tên và lời của mỗi quẻ. Thượng Đại tượng: tổng luận hình tượng của mỗi quẻ. Hạ Tiểu tượng: luận bàn hình tượng của mỗi hào. Thượng Luận thuật Dịch kinh về mặt tổng thể, cũng Hạ Văn ngôn tryện có thể là thông luận hoặc tổng cương của Dịch kinh. Giải thích tường tận cả hai quẻ Kiền, Khôn về lời quẻ và lời hào. 15 Tự quái truyện Thuyết quái truyện Tạp quái truyện Giải thích tuần tự 64 quẻ trong Dịch kinh. Trình bày hình tượng sự vật của bát quái. Lần lượt bàn thêm về ý nghĩa của 64 quẻ. - Nội dung cơ bản của Kinh Dịch Kinh Dịch là một trong những cội nguồn quan trọng của triết học cổ đại Trung Quốc. Từ đời Hán đã xác lập địa vị thống trị độc tôn của Nho gia, Kinh Dịch được xếp vào hàng đầu của sáu kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu). Kinh Dịch làm thành bởi hai bộ phận: kinh và truyện. Quá trình phát triển từ Dịch kinh đến Dịch truyện đã phản ánh dấu vết cấu tạo ban đầu của hệ thống triết học cổ đại. Dịch kinh ra đời khoảng thời Ân Chu, một bộ sách đặc trưng là vạch quẻ, dùng để xem bói hỏi sự việc tốt xấu và dự đoán tương lai. Kinh Dịch có ảnh hưởng lâu đời và sâu sắc đối với triết học cổ đại Trung Quốc, chủ yếu là Dịch truyện đã nói rõ cái lý mà Dịch kinh đã viết. Nói Kinh Dịch là sách xem bói hoặc khuynh hướng cơ bản là tôn giáo, mê tín thì không có trí tuệ khoa học và tư duy triết học trong Kinh Dịch. Bất cứ một dân tộc nào, ở thời kỳ nguyên thủy, hầu hết điều tồn tại mê tín xem bói. Trong đầu óc người nguyên thủy đều không tồn tại phân chia ranh giới giữa các loại khoa học, triết học, tôn giáo; sự phân chia ranh giới này là cách nhìn của người hiện đại. Ở thời nguyên thủy, những thứ đó đều là cùng hợp lại một cách hỗn độn. Trong Kinh Dịch ẩn chứa mầm mống tư duy triết học. Phương pháp của người xưa là hỏi thần linh, bói tốt xấu, coi bói rùa và bói cỏ thi. Phệ (cách bói bằng cỏ thi), tức là dùng cỏ thi, theo cách thức nhất định suy đoán ra số mục, tìm được tượng quẻ nào đấy, căn cứ vào lời hào, lời quẻ suy đoán ra kết quả sự việc đã hỏi. Tượng quẻ là chỉ hình tượng của quẻ, làm thành bởi hai tượng quẻ hào dương ___ và hào âm _ _, sắp xếp theo 6 vạch của mỗi quẻ, gồm có 64 tượng quẻ. 64 quẻ hình thành bởi sự sắp xếp phối hợp lẫn nhau của bát quái, do đó bát quái là quẻ đơn, 64 quẻ là quẻ kép. Bát quái lần lượt tượng trưng loại vật tự nhiên: trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, đầm. Người xưa từ trong vô số vật tự nhiên đã khái quát ra tám cảnh tượng tự nhiên, để nói rõ cơ sở vật chất cấu thành thế giới. Bát quái biểu thị bằng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan