Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh...

Tài liệu Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh

.PDF
222
363
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN   NGUYỄN THỊ HỒNG MAI TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC TRONG TÁC PHẨM HẢI THƢỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN   NGUYỄN THỊ HỒNG MAI TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC TRONG TÁC PHẨM HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH Chuyên ngành : Lịch sử triết học Mã số : 62.22.80.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Phản biện độc lập 1: GS.TS. NGUYỄN TRỌNG CHUẨN Phản biện độc lập 2: PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN Phản biện độc lập 3: PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT Phản biện 1: PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ Phản biện 2: PGS.TS. LÊ TRỌNG ÂN Phản biện 3: PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : HD1: PGS.TS. TRƢƠNG VĂN CHUNG HD2: PGS.TS. LÝ VĂN XUÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố. Nguyễn Thị Hồng Mai 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU Chƣơng 1 : ......................................................................................... 3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC TRONG TÁC PHẨM HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH ………………………………….. 13 1.1. Khái quát điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII – cơ sở xã hội hình thành tƣ tƣởng triết học của Lê Hữu Trác ….. 13 1.2. Những tiền đề lý luận hình thành tƣ tƣởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh.. 20 1.3. Thân thế và sự nghiệp của Lê Hữu Trác ………….…... 63 Kết luận chương 1 …………………………………….…………. 66 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC TRONG TÁC PHẨM HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH............................ 68 2.1. Khái quát nội dung tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh………………………………... 68 2.2. Những vấn đề về bản thể luận, nhận thức luận của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh ……… 80 2.3. Quan điểm về con ngƣời của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh …………………... 107 Kết luận chương 2 ……………………………………………… 147 Chƣơng 3: GIÁ TRỊ VỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ Y THUẬT, Y ĐỨC TRONG HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH.………………………………………………………………………. 3.1. Giá trị về tƣ tƣởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh …………………. 3.2. 150 150 Bài học lịch sử về y thuật, y đức của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh …………………... 171 Kết luận chương 3 …………………………………………...... 196 2 PHẦN KẾT LUẬN ……………………………………………………. 199 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...............................................................................................205 DANH MỤC THAM KHẢO ................. ................................................ 206 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lê Hữu Trác sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử bất ổn về tình hình chính trị xã hội; sự biến động ấy đặt ra nhiều vấn đề xã hội cấp bách cho giới cầm quyền và các nhà tư tưởng, các bậc sĩ phu cần phải giải quyết. Tuy mỗi người theo mỗi chí hướng, nhưng họ đều đồng lòng góp sức tìm những phương pháp khác nhau để giúp dân giúp nước. Vấn đề bức thiết đầu tiên là xác định về con đường và cách thức để thống nhất đất nước; và vấn đề thứ hai là phát triển con đường học thuật, phát triển các lãnh vực văn hóa, tư tưởng khoa học và y học. Lê Hữu Trác đã chọn con đường học thuật để xây dựng đất nước, góp phần phát triển con người cả hai mặt thể chất và tinh thần. Từ đó, ông đã hình thành nên một trong những tác phẩm mang giá trị bách khoa toàn thư về y học cho Việt Nam, đó là tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Ông đã trở thành một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu, để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử tư tưởng triết học và y học của thế kỷ XVIII, thời Hậu Lê. Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có giá trị về mặt thực tiễn trong việc phát triển tư tưởng và y học nước nhà. Đến ngày nay, danh hiệu Hải Thượng Lãn Ông gắn liền với nền y học Việt Nam, với lịch sử, và nhân dân Việt Nam: “Trong lịch sử dân tộc, Hải Thượng Lãn Ông Tâm lĩnh Lê Hữu Trác là một danh y tiếng tăm lừng lẫy, là nhà khoa học cự phách. Nhà tư tưởng trác việt và đồng thời là nhà văn hóa xuất sắc ở thế kỷ XVIII, ông đã để lại trước tác đồ sộ, trở thành một di sản văn hóa quý báu. Sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông để lại có giá trị thực tiễn to lớn nhất là trên phương diện y học và tư tưởng” [144, tr.10]. Vấn đề y đức của Lê Hữu Trác cũng được các nhà y học Việt Nam quan tâm, trong hầu hết các tác phẩm y học cổ truyền Việt Nam đều ghi lại những lời giáo huấn về y đức của Lê Hữu Trác ở đầu trang sách. Bác sĩ Trần Văn Tích khi viết về y thuật phương Đông nói: “Ở Việt Nam, biệt hiệu Lãn Ông của Lê Hữu Trác 4 không phải không có liên hệ đến Lão Trang. Cái phong thái mệnh danh là lười biếng của tác giả Y tông tâm lĩnh là cái phong thái nhuốm màu sắc vô vi, tuy tự xưng là ông già nhác nhớn nhưng đã tự nguyện không quản ngại gian lao vất vả, đêm khuya mưa gió, tuổi già sức yếu, từng đi bộ hàng hai mươi dặm để chữa bệnh cho bệnh nhân” [113, tr.81]. Như vậy, phải là nhà tư tưởng về tài năng, nhân cách, đạo đức Lê Hữu Trác mới để lại cho đời sau một sự nghiệp to lớn như thế. Trong xã hội ngày nay, Hồ Chí Minh cũng như Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề con người và phát triển con người toàn diện, vì nhân tố con người quyết định sự tiến bộ của xã hội, của quốc gia. Các văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đều khẳng định con người là động lực phát triển của xã hội. Trong Văn kiện Đại hội lần thứ X đã chỉ rõ: “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, bồi dưỡng giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” [43, tr.106]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, khi vạch ra định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng cũng đã chỉ rõ cần phải phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân,... đồng thời phát triển mạnh y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại. Như vậy, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến vấn đề sức khỏe của con người và coi đây là một trong những vấn đề cần đặt lên hàng đầu, như Hồ Chủ tịch đã nói: “Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần” [144, tr.7], cũng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã viết: “sức khỏe là sức sống, là lao động sáng tạo, là tình yêu” [144, tr.12]. Tư tưởng Lê Hữu Trác cũng đã nhắm đến hai mục tiêu, một là quyết tâm khái quát thành nguyên lý chỉ đạo y học truyền thống Việt Nam ngang tầm với các nước. Hai là, bồi dưỡng tinh thần và thể chất cho người Việt Nam, đó là mục đích trong toàn bộ nội dung trong tư tưởng của ông. Do vậy, việc nghiên cứu tư tưởng của Lê Hữu Trác là vấn đề cấp thiết 5 hiện nay vì: Một là, Trong tiến trình lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, vào thế kỷ XVII – XVIII đã sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn: Hương Hải thiền sư, Chân Nguyên thiền sư, Nguyễn Bĩnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác có ảnh hưởng khá sâu sắc, không chỉ đối với xã hội và tư tưởng Việt Nam đương thời mà còn có ý nghĩa to lớn đối với văn hóa Việt Nam hiện nay. Do vậy, nghiên cứu tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh là một việc làm cần thiết. Hai là, tư tưởng về y đức của Lê Hữu Trác góp phần phát triển hoàn thiện nền tảng y đức cho ngành y hiện nay. Ba là, tư tưởng triết học và y học của Lê Hữu Trác là một trong những vốn tri thức quý báu trong kho tàng tri thức của Việt Nam cần được nghiên cứu và phát huy. Qua những lý do trên, tác giả chọn đề tài Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh làm luận án tiến sĩ triết học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay, tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, công trình khai thác từ góc độ triết học của tác phẩm còn hạn chế. Có thể nói hầu hết các tác phẩm kinh điển của y học cổ truyền và các công trình nghiên cứu của các các nhà nghiên cứu y học hiện nay luôn gắn liền với triết học. Ngược lại, các sách triết học thì ít khi bàn sâu về mặt y học. Thông qua các tác phẩm y học có thể thấy tư tưởng triết học chiếm địa vị quan trọng trong nền y học truyền thống. Riêng tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác đã góp phần thể hiện khá rõ tư tưởng Việt Nam thế kỷ thứ XVIII thời Hậu Lê nói riêng và tư tưởng Việt Nam nói chung. Như vậy, có thể khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài bao gồm các tác phẩm tiêu biểu có liên quan đến phương diện triết học, y học theo ba hướng sau: Hướng thứ nhất, đó là các tác phẩm kinh điển vừa có nội dung triết học, vừa có ý nghĩa về y học của phương Đông cổ đại truyền lại có liên quan đến 6 tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Các tác phẩm này đã được các nhà nghiên cứu triết học và y học Trung Quốc, Việt Nam và các nước dịch thuật và luận giải khá thấu đáo gồm các công trình như: tác phẩm inh Dịch của Phan Bội Châu, 1996, Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn. Giới thiệu đầy đủ nội dung của inh Dịch. Tác phẩm inh Dịch v i v tr quan phư ng ông của Nguyễn Hữu Lương, 1992, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả trình bày những quan điểm trong inh Dịch như hà đồ, lạc thơ, vô cực, thái cực, âm dương, tứ tượng, ngũ hành, bát quái, 64 quái, số đại diễn, bốc phệ, hồng phạm, cửu tr , tiên thiên bát quái, hậu thiên bát quái. Tác phẩm inh Dịch o của ngư i quân tử của Nguyễn Hiến Lê, 1977, Nhà xuất bản Văn học. Tác giả giới thiệu khái quát và có ý riêng của tác giả về nội dung của inh Dịch. Tác phẩm Dịch l v y l của Huỳnh Minh Đức, 1988, Thành hội y học cổ truyền dân tộc thành phố Biên Hòa xuất bản. Với nội dung chia làm ba mục. Bàn luận những vấn đề của inh Dịch, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái tiên thiên, bát quái hậu thiên, hà đồ, lạc thơ. Sau đó tác giả cho thấy mối liên hệ chặt ch giữa lý luận dịch lý và y lý. Tác giả có dẫn chứng lời diễn giải liên quan đến nhà y học Hải Thượng Lãn Ông và Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm Chu Dịch v ông y học của Dương Lực do Lê Quý Ngưu và Lương Tú Vân biên dịch, 2006, Nhà xuất bản Thuận Hóa. Tác phẩm gồm 63 chương nói về Chu Dịch với các lãnh vực liên quan đến Đông y. Tác phẩm Dịch học v i dưỡng sinh của Lưu T ng Lâm và Đặng Thủ Nghiêu, 2007, Nhà xuất bản Hà Nội. Nội dung gồm những chương nói về dưỡng sinh trong Đông y. Tác phẩm Hoàng ế nội kinh, Linh khu, 1989, bản dịch của Huỳnh Minh Đức, Thành hội y học dân tộc cổ truyền Đồng Nai xuất bản. Tác phẩm Ho ng ế nội kinh, Tố vấn, 1992, bản dịch của Nguyễn Tử Siêu, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm Nan kinh, 2000, bản dịch của Lê Quý Ngưu, Nhà xuất bản Thuận Hóa. Tác phẩm rút ra từ Nội kinh 81 câu hỏi khó, đã được tác giả tiến hành giải đáp và phát huy lý luận y học. Tác phẩm 7 Thư ng h n luận, 1995, bản dịch của Huỳnh Minh Đức, Nhà xuất bản Đồng Nai. Thư ng h n luận là tác phẩm y học lâm sàng trên cơ sở lý luận triết học, tác giả đã sáng tạo quy nạp bệnh tật dựa trên học thuyết âm dương mà quy bệnh tật vào lục kinh, căn cứ vào tính chất khác nhau của bệnh mà phân chia thành sáu giai đoạn truyền biến thái dương, dương minh, thiếu dương, thái âm, quyết âm, thiếu âm. Tác phẩm im quỷ yếu lược do chương trình quốc gia y học cổ truyền, 1996, ghi chép tất cả các phép trị và phương dược cho từng bệnh cảnh, là một tác phẩm thực tiễn lâm sàng đầu tiên của y học truyền thống, cũng dựa vào các học thuyết mà luận thuật bệnh tật. Các tác phẩm trên được đời sau luận thuật bởi nhiều danh y với những danh tác đặc sắc. Hướng thứ hai, những tác phẩm nghiên cứu về triết học, y học có liên quan đến tư tưởng triết học trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác như tác phẩm i cư ng v lịch sử triết học Trung uốc của Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Thanh niên. Tác giả trình bày các quan điểm triết học Trung Quốc thời cổ đại, đặc biệt là những quan điểm về con người và vũ trụ của Nho gia. Tác phẩm Lịch sử triết học Trung uốc của Ph ng Hữu Lan, bản dịch do Lê Anh Minh, 2007, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Tổng quát tác phẩm trình bày quá trình hình thành và phát triển của các học phái Nho giáo được chia làm các thời kỳ học thuật: thời tử học, thời kinh học, thời lý học và thời tâm học qua các triều đại Trung Quốc. Tác phẩm T ch hợp v n h a ông Tây cho một chiến lược giáo d c tư ng lai của Nguyễn Hoàng Phương, 1996, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nội dung gồm những vấn đề về Đông y, thời châm học, trường sinh học, cơ sở thái ất, cơ sở di truyền, cơ sở độn giáp. Tác phẩm i cư ng lịch sử triết học Trung uốc, 2004 do Doãn Chính chủ biên Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trình bày khái quát và hệ thống tư tưởng triết học qua các triều đại Trung Quốc. Tác phẩm Tự iển triết học Trung uốc, 2009 của Doãn Chính, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 8 đã tập trung giải thích nội dung tư tưởng của các trào lưu triết học, các triết gia, các tác phẩm, các quan điểm tư tưởng từ cổ đại đến cận hiện đại. Tác phẩm ọc im Dung tìm hiểu v n h a Trung uốc của Nguyễn Duy Chính, 2002, Nhà xuất bản Trẻ. Trong đó Nguyễn Duy Chính đã xác định vai trò của Đông y trong văn hóa Trung Quốc. Ông đã khái quát toàn bộ nội dung hoạt động của Đông y, ông gắn liền Đông y với đời sống con người, ông viết: “khi người Âu Tây nghiên cứu về y thuật của Trung Hoa, họ muốn coi y học như một ngành riêng mà quên rằng quan niệm chữa bệnh bắt nguồn và tồn tại theo đời sống con người”. Như vậy, nền văn hóa của một dân tộc qui định đời sống của dân tộc đó, tạo nên cách sống riêng của từng dân tộc, cho nên y học gắn liền với đời sống con người. Nguyễn Duy Chính cũng cho rằng tất cả các môn nho y lý số đều c ng một nguồn gốc, từ một quan điểm mà người ta cho là mọi thứ trong trời đất đều c ng một thể và nếu như nhất pháp thông, thì vạn pháp thông. Đó cũng là tư tưởng dẫn đường cho những luận thuyết của Đông y. Tuy nhiên vẫn chưa nghiên cứu tính triết học của y học Việt Nam. Trong tác phẩm Triết l trong v n h a phư ng ông của Nguyễn H ng Hậu, 2004, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. Nguyễn H ng Hậu viết nhiều về cơ sở lý luận của y học trên nền tảng âm dương ngũ hành, mà chưa đề cập tư tưởng của Lê Hữu Trác một nhà y học lỗi lạc của Việt Nam. Tác phẩm Tư tưởng Lão Trang trong y thuật phư ng ông của Trần Văn Tích, 1974, Nhà xuất bản Sài gòn. Ông đã nêu lên được tầm ảnh hưởng của Lão Trang vào y thuật truyền thống. Ông cho rằng cái lớn nhất của Đông y không phải chủ yếu dựa vào những dữ kiện dầu sao thì cũng chỉ là vật chất trong thời gian và không gian, mà Đông y sở dĩ tồn tại và phát triển vững mạnh trong lòng các dân tộc Đông Á mãi cho đến bây giờ là do tư tưởng chỉ đạo của nó, trong đó, Lão Trang để dấu ấn sâu rộng nhất trong mọi hoạt động của Đông y. Cuối c ng ông kết luận một điều quan trọng “Căn bản triết lý của y học phương Đông là một hình cánh quạt mà trung tâm là Lão học”. Điều nhận định trên cho thấy tư tưởng Lão Trang gắn liền với y học truyền thống 9 cổ đại. Tác phẩm Lịch sử v n h a Trung uốc, 1999, tập 1, tập 2 của các dịch giả Trần Ngọc Thuận – Đào Duy Đạt – Đào Phương Chi, 1999, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội. Tác phẩm là bài dịch của nhiều tác giả, trong đó nhiều tác giả đề cập đến y học truyền thống qua các bài viết như: Sự xuất hiện các tác phẩm y học nổi tiếng; Các trường phái với nhiều nội dung y học; Người xưa chẩn đoán bệnh tật ra sao; Vấn đề châm cứu; Những thành tựu ngoại khoa; Những thành tựu về dược học sinh học; Quan niệm về vũ trụ của người xưa. Hướng thứ ba, đó là các công trình của các nhà nghiên cứu y học Việt Nam liên quan tới tư tưởng của Lê Hữu Trác khá tiêu biểu, làm giáo trình cho các trường y Việt Nam. Đó là công trình nghiên cứu của trường Đại học y Hà Nội. Bộ môn y học cổ truyền với tác phẩm là Y học cổ truy n, 1994, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Đây là tác phẩm biên soạn khái quát đầy đủ các lãnh vực về y học như lý luận triết học, chẩn đoán, điều trị, phương dược và dưỡng sinh. Đặc biệt tác phẩm đề cập đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác phần tiểu sử, y nghiệp và y thuật của ông. Tác phẩm ông y to n tập, 2000 của Nguyễn Trung Hòa, Nhà xuất bản Thuận Hóa. Tác phẩm kết tập toàn bộ các lý luận, các học thuyết chủ đạo của y học được dẫn chứng qua các sách kinh điển, tuy nhiên tác phẩm chưa đề cập phân tích lãnh vực tư tưởng của Lê Hữu Trác. Tác phẩm Tìm hiểu quan iểm nguồn gốc y học phư ng ông Việt Nam, của Trần Chính Hữu, 2008, Nhà xuất bản Thanh Hóa. Nội dung trong tác phẩm trình bày sâu sắc về y thuật của Lê Hữu Trác. Tác phẩm Tìm hiểu v ứng d ng học thuyết ng h nh của Nguyễn Đình Thư, 2001, Nhà xuất bản Văn hóa - thông tin, Hà Nội. Tác giả khai triển học thuyết ngũ hành vào lĩnh vực y học. Đặc biệt quyển Thượng inh k sự của Yveline Féray bản dịch của Lê Trọng Tâm, 2005 đã viết về Lãn Ông dưới dạng tiểu thuyết. Tác giả pha lẫn hư cấu và hiện thực về cuộc đời của Lãn Ông, một người đi tìm sự sống cho đời bằng tất cả kinh nghiệm của nền y học Trung Việt. Tác phẩm Châm cứu sau i học của Nguyễn Tài Thu – Trần Thúy, 1996, Nhà xuất bản Y học. 10 Tác phẩm trình bày về khoa châm cứu học dựa vào thuyết Âm dương ngũ hành để phân tích những vấn đề trong y học. Tác phẩm i danh y Lãn Ông v c sở tư tưởng của ngh l m thuốc, chữa bệnh, 2001 của Trần Văn Thụy, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. Tác giả trình bày sâu sắc tư tưởng triết học về tự nhiên và tư tưởng triết học về nhân sinh và sự vận dụng vào y học. Tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh còn được các nhà nghiên cứu viết trong Tạp chí Triết học rất sâu rộng như Nguyễn Đức Sự, C sở triết học Hải Thượng y tông tâm lĩnh v hiện thực lịch sử nư c ta thế kỷ 18, Tạp chí Triết học 1974, số 1. Nguyễn Đức Sự, Từ một quan iểm úng ắn v nhận thức ến suy nghĩ ộc lập c t nh chất phê phán v sáng t o của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Thông báo Triết học, 1970, số 18. Những công trình vừa nêu trên, các nhà nghiên cứu đã dịch, giới thiệu, trình bày và nhận định sâu rộng về mối liên hệ giữa y học và các ngành khoa học khác. Tuy nhiên, có ít công trình đi sâu vào nghiên cứu lãnh vực tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác. Chính vì vậy trong luận án này, trên tinh thần kế thừa, nghiên cứu và học tập, tác giả cố gắng trình bày Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh, chủ yếu phân tích những mặt giá trị tư tưởng và từ đó rút ra những bài học lịch sử thiết thực cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3.1. Mục đích Mục đích của luận án là làm rõ nội dung tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh và rút ra bài học lịch sử cho công cuộc phát triển triết học và nền y học đất nước Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, trình bày, phân tích những điều kiện lịch sử xã hội và tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học và y học của Lê Hữu Trác. 11 Hai là, trình bày, phân tích những nội dung tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh qua các vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, triết lý nhân sinh và vấn đề con người. Ba là, nhận định đánh giá và rút ra những bài học lịch sử từ tư tưởng triết học, y học của Lê Hữu Trác đối với sự nghiệp phát triển toàn diện con người Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đã nêu của luận án, tác giả dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để nghiên cứu tư tưởng của Lê Hữu Trác. Đồng thời tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích tổng hợp quy nạp và diễn dịch, so sánh đối chiếu và phương pháp nghiên cứu liên ngành để nghiên cứu và trình bày luận án. Cách tiếp cận của luận án là cách tiếp cận dưới góc độ triết học lịch sử và triết học y học. Về tài liệu, tác giả lấy tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển, nhà xuất bản y học, thành phố Hồ Chí Minh, 2001 làm tư liệu gốc để thực hiện nghiên cứu luận án. 5. Cái mới của luận án Một là, luận án đã phân tích làm rõ điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng triết học cũng như những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Lê Hữu Trác về vũ trụ và con người. Hai là, xác định những giá trị và rút ra bài học lịch sử đối với sự nghiệp phát triển toàn diện con người Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Lê Hữu Trác về vũ trụ theo các phương diện: bản thể luận, nhận thức luận, triết lý nhân sinh. Về con người, nhìn từ ba góc độ triết học, y học, văn hóa 12 đạo đức. Trên cơ sở đó rút ra giá trị và những bài học lịch sử của tư tưởng Lê Hữu Trác trong sự nghiệp phát triển con người toàn diện hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những ý nghĩa lịch sử mà tác giả rút ra qua phân tích tư tưởng của Lê Hữu Trác về vũ trụ và con người trong luận án là những bài học bổ ích góp phần xây dựng yếu tố con người và nền y học Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử y học và lịch sử tư tưởng Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 8 tiết. 13 Chƣơng 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC TRONG TÁC PHẨM HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH 1.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII – CƠ SỞ XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC Là một hình thái ý thức xã hội, tư tưởng của Lê Hữu Trác nói chung, tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh không chỉ là sự phản ánh và bị chi phối bởi đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, mà còn là sự tiếp thu, kế thừa những tư tưởng triết lý, y học trước đó. Đúng như C.Mác đã nói: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [74,156], hay: “chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, c ng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình. Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức” [75, tr.37-38]. Do đó, khi nghiên cứu tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh không thể không tìm hiểu điều kiện lịch sử xã hội và những tiền đề lý luận hình thành nên tư tưởng triết học của ông. Xã hội Đại Việt trong thế kỷ XVI – XVIII, thời kỳ nhà Hậu Lê (15331802 lâm vào tình trạng suy sụp và tình trạng chia cắt đất nước. Đầu thế kỷ XVI, sau khi vua Lê Hiến Tông mất, cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra với sự sa sút kinh tế và mất dần cảnh thịnh trị. Đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị, các thế lực phong kiến tranh chấp lẫn nhau mở đầu cho một giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Do sự suy 14 nhược của dòng họ Lê và chính quyền của nó, c ng với nó là các cuộc nổi dậy của nông dân và các tộc người thiểu số liên tiếp xảy ra đã làm cho khủng hoảng xã hội đương thời thêm trầm trọng, đã làm lung lay nền thống trị của nhà Lê. Năm 1504, vua Lê Uy Mục 1505-1509 , xao lãng việc triều chính, lo say mê tửu sắc, giết công thần, tôn thất nào muốn chống lại ông. Tính tình vua Lê Uy Mục hung hãn đến nỗi hoàng tộc phải hợp quân giết chết ông, Lập Lê Tương Dực lên làm vua nhưng ông này cũng sa đọa không kém. Do đó, triều đình sa vào sự suy thoái, quốc khố cạn kiệt, quân dân đói nghèo, bệnh tật. Lợi dụng triều đình rơi vào cảnh suy sụp, bọn quan lại địa phương mặc sức tung hoành. Sự tranh chấp trong triều là điều kiện thuận lợi cho các thế lực v ng dậy. Từ 1522 thế lực nhà Lê thực sự suy tàn, nhân cơ hội đó, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, nhiều quan lại của nhà Lê lại nổi lên chống lại kịch liệt. Một triều đình mới nhà Lê hình thành ở Thanh Hóa, sử gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Cuối c ng nhà Mạc sụp đổ, Trịnh T ng đem quân chiếm Thăng Long, sử gọi là cuộc “chiến tranh Nam - Bắc triều”, đất nước bị chia cắt. Cuộc chiến tranh đau thương, chết chóc, tàn phá mùa màng, nạn đói xảy ra liên tiếp vào các năm 1557, 1559, 1570, 1571, 1577. Tình hình chiến tranh chia cắt Nam Bắc triều chấm dứt chưa được bao lâu, một lần nữa xảy ra sự phân chia Đàng trong và Đàng ngoài. Một cuộc chiến tranh mới lại bùng nổ. Chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng ngoài, chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng trong, hình thành chế độ “vua Lê - chúa Trịnh”, mà thực quyền nằm trong tay phủ chúa. Ở Đàng ngoài vào năm 1592, nhà Lê - Trịnh chiếm được Thăng Long, tình hình tạm yên, do cuộc sống nhân dân quá gian khổ, bế tắc, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân lại b ng nổ. Đến thế kỷ thứ XVII xã hội mới ổn định trong thế đất nước chia thành Đàng ngoài, Đàng trong. Chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng ngoài, với và bộ máy nhà nước dần ổn định, tạo điều kiện giải quyết được những vấn đề thực tế như luật pháp, tổ chức 15 quân đội và đối ngoại. Đầu thế kỷ XVIII, tình hình đất nước ổn định, chúa Trịnh tỏ ra tự chủ hơn trong quan hệ nhà Thanh. Về kinh tế trước hết là tình hình phát triển nông nghiệp, do hậu quả của chiến tranh và chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất, lụt lội, hạn hán thường xuyên xảy ra; và đặc biệt là do việc cai trị của chính quyền còn nhiều hạn chế nên “dân nghèo ngày một xiêu dạt dần, c ng khốn quá lắm, thuế thiếu tích lũy lâu năm... chính hộ khốn đốn không chi trì nổi” [93, tr.356], lại thêm vào cảnh “ lính vua, lính chúa, lính làng”, tham quan ô lại, nhũng nhiễu nhân dân nên nền sản suất nông nghiệp vẫn kém phát triển. Chính điều đó làm cho nhà nước trung ương càng suy yếu, dẫn đến “tức nước, vỡ bờ” họ đứng lên cầm vũ khí đấu tranh đòi tự do. Các mâu thuẫn xã hội xảy ra ngày càng gay gắt. Chúa Nguyễn Đàng trong với ý đồ tách khỏi sự thống trị của Lê Trịnh. Cho đến giữa thế kỷ XVIII, họ Nguyễn đã làm chủ một v ng đất rộng lớn từ nam dãy Hoàng Sơn cho đến mũi Cà Mau, chính quyền Chúa Nguyễn dần xây dựng v ng đất Đàng trong thành một lãnh địa riêng, có chính quyền độc lập, mặc dầu đến năm 1744 vẫn giữ tước vị Quốc công, d ng niên hiệu của vua Lê. Ở Đàng trong, Chúa Nguyễn tiến hành khai thác đất đai và thành lập làng xóm. Do ruộng đất Đàng trong mầu mỡ, nhân dân giỏi trồng trọt trồng sáu loại lúa nước và hai loại lúa cạn, ngoài ra còn nhiều ngũ cốc ngô, kê, đậu , cho nên nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, do điều kiện đặc biệt ở Đàng trong, nhân dân sống một cuộc đời tự do, mặc dầu không phải lúc nào cũng thuận lợi tốt đẹp, mâu thuẫn xã hội tạm thời được giải quyết và đó là lý do làm cho cuộc khủng hoảng xã hội ở Đàng trong đến muộn hơn so với Đàng ngoài. Về công thương nghiệp, ở Đàng trong và Đàng ngoài từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới bao gồm những lãnh vực như thủ công nghiệp, hoạt động hầm mỏ. Sự phát triển thương nghiệp làm cho việc buôn bán của thương nhân nước ngoài phát đạt và buôn 16 bán trong nước thêm nhộn nhịp, đưa thủ công, thương nghiệp Đại Việt đi vào luồng giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, nền kinh tế Đại Việt đương thời do nhiều hạn chế, đã không tạo cơ sở cho sự phát triển mạnh m và liên tục của công thương nghiệp, chưa tạo được một thế đứng tự chủ và chủ động trong giao thương với bên ngoài. Đó là lý do chủ yếu dẫn đến sự suy tàn của nó ở cuối thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, chính sách của chính quyền, sự nhũng nhiễu, cướp đoạt t y tiện của bọn quan lại phụ trách thuế và tình hình Đại Việt cuối thế kỷ XVIII đã làm suy sụp nền thương nghiệp. Tình hình thương nghiệp Đại Việt vào thế kỷ XVI - XVIII là một thời kỳ phát triển khá rầm rộ. Do nhu cầu tự thân và thoát khỏi sự gò bó của nông nghiệp, điều kiện giao thông đi lại thuận lợi hơn trước, nhu cầu cuộc sống càng tăng, nên sự trao đổi hàng hóa trở nên cần thiết. Mặt khác, sự hình thành quan hệ giao lưu buôn bán quốc tế tác động mạnh m , bên cạnh đó, có một thời nhà Thanh đóng cửa nên các thương nhân Trung Quốc và nước ngoài đã vào Việt Nam buôn bán càng nhiều. Bên cạnh các thương nhân Trung Quốc, Giava, Xiêm, còn xuất hiện các thuyền buôn Nhật Bản, và đặc biệt là các thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Việc buôn bán này ảnh hưởng sự phát triển công thương nghiệp trong nước, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của người dân Việt, đã tác động đến văn hóa Việt. Sự khởi sắc của nền kinh tế hàng hóa làm cho nền kinh tế Đại Việt bớt đi tính tự túc tự cấp, nông nghiệp thuần túy và địa phương chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong bối cảnh xã hội Đại Việt vào thế kỷ XVI - XVIII đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ xã hội Đại Việt. Một là sự hưng khởi của các đô thị “ngày dài thuyền chở xe dong, bán buôn lũ lượt trập tr ng chen đua” [93, tr.377], với Phố Hiến đã nổi tiếng ở Đàng ngoài, được nhân dân gọi là “tiểu Trường An” . Hai là sự phát triển của quan hệ tiền tệ. Ba là sự xuất hiện của một vài mầm móng của phương thức sản xuất mới. Về sự phát triển của văn hóa Đại Việt thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Đó là sự chuyển biến về ý thức hệ Nho, Phật, Lão trên cơ sở được kế thừa tinh thần của thế kỷ XV của các nhà tư tưởng và của giai cấp thống trị ở thế kỷ XVI - 17 XVIII. Ở Đàng ngoài cũng như Đàng trong, đều xem Nho giáo là nền tảng tư tưởng của mọi thiết chế chính trị, xã hội; tôn ti trật tự trong triều đình được chấn chỉnh, các sách kinh điển Nho giáo vẫn là nội dung chủ yếu của giáo dục, thi cử. Tuy nhiên, do sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền và sự tranh chấp các thế lực đã ảnh hưởng đến nền kinh tế và làm cho ý thức hệ Nho giáo suy đồi. Thế kỷ XVI - XVII Phật giáo phục hồi. Điều đó được biểu hiện ở việc các ch a được tr ng tu và xây thêm nhiều ch a, ở những chuyến đi thỉnh kinh Đại tạng ở Trung Quốc. Đạo giáo hòa nhập với tín ngưỡng nhân gian cũng phát triển, xuất hiện nhiều đạo quán ở các nơi. Từ thế kỷ X - XVII đạo Thiên chúa đã phổ cập ở châu Âu, khi người Tây phương phát hiện ra con đường vòng quanh thế giới, bắt đầu trao đổi, buôn bán và chinh phục các v ng đất ở Châu lục khác, đạo Thiên chúa và các giáo sĩ đã thâm nhập hầu hết các nước. Từ thế kỷ XVII, đạo Thiên chúa trở thành một tôn giáo mới ở Việt Nam. Đạo Thiên chúa đưa vào cuộc sống tâm linh của người Việt một quan niệm mới, khác với các đạo tồn tại tại Việt Nam, nhất là Nho giáo và Phật giáo. Đạo Thiên chúa thâm nhập vào Đại Việt, v ng đất mới này thuận lợi cho sự hình thành và phát triển. Bên cạnh sự du nhập, tồn tại, ảnh hưởng tư tưởng của các tôn giáo trên, nhân dân Việt Nam còn duy trì ảnh hưởng của nguồn văn hóa tín ngưỡng cổ truyền, mang tính địa phương, thậm chí cả tinh thần mê tín dị đoan, sự thờ cúng mang tính chất vạn vật hữu linh. Các nền tri thức khác như văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật vào thế kỷ XVI - XVIII, không ngừng phát triển đa dạng phong phú, tiến đến một trình độ mới, thể hiện ý thức về cuộc sống tinh thần riêng của người dân đương thời. Sau sự ổn định một thời gian dài về chính trị, kinh tế, văn hóa, do chính sách cai trị hà khắc, bất hợp lý của triều đình; do tình trạng chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ, dần dần sự đình trệ của thương nghiệp và chính sách ức chế thương nghiệp của nhà nước, thuế má nặng nề, đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng làm cho đất nước Đại Việt lại rơi vào khủng hoảng. Vào thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, phong trào nông dân b ng lên rầm rộ với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, như cuộc khởi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan