Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng thân dân của hồ chí minh so với các tiền bối...

Tài liệu Tư tưởng thân dân của hồ chí minh so với các tiền bối

.DOC
23
97
73

Mô tả:

BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ BÀI: Anh(chị) hãy tìm hiểu về “Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh so với các tiền bối”. Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta giải quyết như thế nào? Liên hệ bản thân? Mục Lục 1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh………………………………..3 2. Thế nào là “thân dân”, vì sao phải thân dân? ………………........4 3. Tư tưởng “thân dân” của các vị tiền bối………………………….5 4. Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh…………………………..6 5. Những giải pháp của đảng và nhà nước ta về vấn đề “ thân dân”...11 6. Liên hệ bản thân…………………………………………….........16 Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sấu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tốc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm nhiều lĩnh vực, là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Trong đó, không thể nhắc đến tư tưởng “thân dân” của Người. Đó chính là tư tưởng "lấy dân làm gốc". Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân. Không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết. Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Về thực chất, đây cũng chính là tư tưởng thân dân. Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, là thân dân. Vậy thì vì sao ta phải “Thân dân”? Hồ Chí Minh giải thích: dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy. Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được cho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của họ, biết được họ đang suy nghĩ gì, trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mong đợi gì ở người khác, nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra được viễn cảnh (tương lai) đúng đắn cho dân phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân. Điều này được thể hiện rõ trong Quan điểm của Khổng Tử và các thế hệ học trò về sau qua câu nói: "Quân vi khinh, xã tắc thứ chi, dân vi bản", nghĩa là: vua không quan trọng, xã tắc cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng và cơ bản là dân. Vận dụng tư tưởng Nho gia Nguyễn Trãi đã cùng với Lê Lợi xây dựng lên đỉnh cao của các triều đại Phong kiến việt Nam và ông đã từng phát biểu: "Có lật thuyền mới biết sức dân như nước". Và trong thời đại ngày nay tư tưởng gần dân vẫn vẹn nguyên giá trị. Chẳng vậy mà tư tưởng Mác Lênin đã khẳng định luận đề: người sáng tạo ra lịch sử là nhân dân đó thôi. Trước Hồ Chí Minh là hai tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cũng ra nước nước ngoài để tìm đường cứu nước, thế nhưng chỉ có Bác mới thành công, Bác nhận ra sai lầm của tiền bối và không để mình giẫm lên vết xe đổ. Không phải Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh thất bại vì không “thân dân”, họ cũng đặt nhân dân lên đầu, lấy dân làm gốc, họ thất bại chỉ vì chưa tìm ra con đường thích hợp, lầm lối, đến nhầm nơi, để phải phiêu bạt chốn Âu. Các vị vua anh minh, các anh hùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng “thân dân”, đã biết dựa vào sức dân, phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành chiến tranh chống ngoại xâm. Trong Binh thư yếu lược, Trần Quốc Tuấn đưa ra kế sách “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Với niềm tin “chúng chí thành thành” (ý chí nhân dân là bức thành vững chắc), Trần Quốc Tuấn chủ trương lấy nông dân làm nguồn bổ sung dồi dào, vô tận cho quân đội thông qua hình thức bách tính giai vi binh (trăm họ là binh), tận dân vi binh (mỗi người dân là một người lính). Và đến thời của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV) thì vai trò cứu nước của nhân dân chính thức được tuyên dương xứng đáng. Theo Nguyễn Trãi, “phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” tức là sức của dân như nước, nước chở thuyền và cũng có thể lật thuyền. Sau chiến thắng chống quân Minh, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo Bình Ngô không chỉ ghi công cho trời thần, danh tướng, mà còn cẩn trọng ghi công lao của nhân dân lao khổ - sức mạnh đầu tiên xung phong đánh thắng giặc Minh: “dựng gậy làm cờ, bốn phương dân cày tụ họp”. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người có tư tưởng yêu nước, thương dân. Với quan niệm học để làm người chứ không phải học để làm quan, vả lại trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp thống trị, làm quan là làm tay sai cho giặc, là đắc tội với đồng bào, nên sau khi đỗ Phó bảng (năm 1901), cụ đã lần lữa việc ra làm quan nhiều năm. Mãi đến năm 1906, cụ được bổ nhiệm làm thừa biện Bộ Lễ, phụ trách “công việc trường ốc”. Tiếp xúc với học trò, cụ thường nói: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” nghĩa là: Làm quan là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn. Sự tức chí đó khiến cụ bị triều đình cho là “bất phùng thời”, phải đi khỏi kinh đô để vào làm tri huyện Bình Khê (Bình Định). Ngồi ghế Tri huyện nhưng cụ thường giao du với các nhà Nho yêu nước ở địa phương hơn là có mặt ở công đường, tạo điều kiện cho những nông dân thiếu tiền thuế, những người tham gia phong trào chống thuế… đang bị giam cầm, trốn thoát. Cụ rất oán ghét bọn cường hào bức hiếp nông dân và thường đứng về phía nông dân chống lại chúng.Nói tóm lại thì ở mọi thời đại, ở mỗi vị cao minh đều lấy dân làm gốc, coi nhân dân là tinh hoa, là sức mạnh để họ tiếp tục con đường của mình, không có nhân dân thì họ có làm gì cũng vô ích, sống không có giá trị. Tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “...Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì... Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”1. Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đày tớ trung thành của nhân dân. Theo Người: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”2. Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, khi xuống cấp dưới triển khai công việc thì khệnh khạng như “ông quan” và nội dung truyền đạt thì rất đại khái, hình thức, vì vậy mà quần chúng không hiểu và rất sợ đi họp. Đó là bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, không phải vì lợi ích của quần chúng. Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền, nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay. Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”. Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Theo Người: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Điều này cho thấy, Hồ Chí Minh không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước, mà trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Là lãnh đạo không có nghĩa là đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Bởi vì: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ là khát vọng muôn đời của con người, Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ có ý nghĩa là “dân là chủ”. Khi xác định như thế, có lúc Hồ Chí Minh đem quan niệm “dân là chủ”, đối lập với quan niệm “quan chủ”. Đây là quan niệm được Hồ Chí Minh diễn đạt ngắn, gọn, rõ, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Mở rộng theo ý đó, Hồ Chí Minh còn cho rằng:” Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”,” Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”,” Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. Nói tóm lại, quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ được biếu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn:” Dân là chủ” và “Dân làm chủ”. Khi biểu đạt như thế, chúng ta có thể hiểu rằng, dân là chủ, nghĩa là đề cập vị thế của dân; còn dân làm chủ, nghĩa là đề cập năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế này luôn luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của dân. Quan niệm đó của Hồ Chí Minh phản ánh đúng nội dung bản chất về dân chủ. Quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào bảo đảm cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ. Dân chủ thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Trong đó dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước, bởi vì quyền lực của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của Nhà nước với tư cách nhân dân có quyền lực tối cao. Hồ Chí Minh khẳng định cả trên quan điểm lẫn trên thực tế việc khi có Nhà nước mới – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhân dân cử ra, tổ chức nên bộ máy nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị. Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh chỉ rõ:” Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ... Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. thế là dân chủ”. Quan niệm dân chủ, theo Hồ Chí Minh, còn biểu hiện ở phương thức tổ chức xã hội. Khẳng định một chế độ dân chủ ở nước ta là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, đồng thời Hồ Chí Minh cũng chỉ ra phương hướng tổ chức, hoạt động của xã hội nước ta muốn khẳng định một nước dân chủ thì phải có cấu tạo quyền lực xã hội mà ở đó người dân, cả trực tiếp, cả gián tiếp qua dân chủ đại diện, một hệ thống chính trị do “dân cử ra” và “do dân tổ chức nên”. Khi xác định quyền hành và lực lượng của xã hội, Hồ Chí Minh còn vạch rõ nguồn gốc, lực lượng tạo ra quyền hành đó là nhân dân. Đó là quan điểm gốc để Ng]if coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; công cuộc đổi mới, xấy dựng, kháng chiến kiếm quốc là trách nhiệm và công việc của dân. Hồ Chí Minh không chỉ coi dân chủ có ý nghĩa là một giá trị chung, là sản phẩm của văn minh nhân loại, xem nó như là lý tưởng phấn đấu của các dân tộc, và nó không dừng lại với tư cách như là một thiết chế xã hội của một quốc gia mà nó còn cả ý nghĩa biểu thị mối quan hệ quốc tế, hòa bình giữa các dân tộc. đó là dân chủ, bình đẳng trong mọi tổ chức quốc tế, là nguyên tắc ứng xử trong các quan hệ quốc tế. Ngay từ năm 1941, trong Chương trình của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), Hồ Chí Minh đã “thiết kế” một chế độ dân chủ cộng hòa cho nước ta sau khi cuộc cách mạng do nhân dân thực hiện thằng lợi. Đó là chương trình thực hiện mục tiêu dân chủ, xác định rõ quyền và trách nhiệm của nhân dân trước vân mệnh của nước nhà; gắn độc lập, tự do của Tổ quốc với quyền lợi của từng người dân. Chương trình Việt Minh đã khởi dậy sức mạnh vô biên của nhân dân gành chính quyền về tay mình. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám nam 1945, một tuyên bố về chế độ dân chủ ở Việt Nam đã được Hồ Chí Minh nêu trong bản Tuyên ngôn độc lập khia sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9, trong đó các giá trị về dân chủ được gắn liền với đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc. Dân chủ ở nước Việt Nam mới được thể hiện và được bảo đảm trong đạo luật cơ bản nhất là các bản Hiến pháp do Hồ Chí Minh chỉ trì xây dựng và được Quốc hội thông qua. Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện rõ nhất và thấm đậm nhất tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lí đầu tiên cho việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Với trách nhiệm chủ trì việc soạn thảo Hiến pháp năm 1959, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định quan điểm bảo đảm dân chủ trong việc xác lập quyền lực của nhân dân trong Hiến pháp. Cơ sở thực hiện quyền lực của nhân dân trong bản Hiến pháp năm 1959 được phát triển, cục thể hóa thêm. Điều đó thể hiện rõ ở các điều về quyền lực của nhân dân (Điều 4); vấn đề đại biểu của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Điều 5) và đặc biệt ở Điều 6 ghi rõ:” Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. Hồ Chí Minh chú trọng bảo đảm quyền lực của các giai cấp, tầng lớp, các cộng đồng dân tộc trong thể chếchính trị nước ta. Đối với giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh khẳng định rằng, công nhân có quyền thực sự trong xí nghiệp, và tự làm chủ về tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ trong việc quản lí, làm chủ trong việc phân phối sản phẩm lao động. Đối với nông dân, Hồ Chí Minh cho rằng, bao giờ ở nông thôn nông dân thật sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới có dân chủ thực sự. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của tầng lớp tri thức trong tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam và cho rằng, lao động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Người đặc biệt quan tâm vấn đề giải phóng phụ nữ để phụ nữ bình đẳng với nam giới, thực sự tham gia tích cực vào các công việc xã hội. Người cũng đề cao vai trò làm chủ đất nước của thanh thiếu niên. Đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc bảo đẩm quyền làm chủ của tất cả nhân dân các dân tộc và cho rằng, phải làm cho các dân tộc làm chủ đất nước, mau chóng phát triển kinh tế, văn hóa, thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt. Trong việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chú trọng tới việc xây dựng Đảng – với tư cách là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước lãnh đạo toàn xã hội; xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng Mặt trận với vai trò là liên minh chính trị tự nguyện của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển của đất nước; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi khác của nhân dân. Có bảo đảm và phát huy dân chủ ở trong Đảng thì mới bảo đảm được dân chủ của toàn xã hội. Đó là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh. Quyền lãnh đạo của Đảng được xuất phát từ sự ủy quyền của giai cấp công nhân, của dân tộc và của của nhân dân. Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội và là nhân tố tiên quyết để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội. Dân chủ trong Đảng, do đó, trở thành yếu tố quyết định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội. Nhà nước thể hiện chức năng quản lí xã hội của mình qua việc bảo đảm thực thi ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với sự phát triển của đất nước. nhà nước thể chế toàn bộ bản chất dân chủ của chế độ. Các tổ chức Mặt trận và đoàn thể nhân dân thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lí xã hội của tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Tất cả các tổ chức đó đều có mục tiêu chung là đạt tới trình độ dân chủ cao, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là động lực cơ bản nhất để các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam phấn đấu trong sự nghiệp cách mạng. Thực hành dân chủ rộng rãi, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là trên nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công-nông-trí. Thế nào là nhà nước của dân? Nói nhà nước là của dân, như Điều thứ 1 – Hiến pháp năm 1946 do Người làm Trưởng ban soạn thảo đã khẳng định rõ:” Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều thứ 32 – Hiến pháp năm 1946 cũng quy định:” Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết...”. Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta. Sau khi giành được chính quyền, nhân dân ủy quyền cho các đại diện do mình bầu ra. Đồng thời “nhân dân có quyền bãi miễn đại diện Quốc hội và địa biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại diện ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Trong nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. nhà nước của dân pải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là “công bộc” của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này. Nhưng có những “vị địa diện” đã lầm lẫn sự ủy quyền đó với quyền lực cá nhân, sinh ra lộng quyền, cửa quyền,... Chính cơn khát quyền lực ấy đã đẻ ra biết bao nhiều chuyện đau lòng mà Bác Hồ từng phê phán :” cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân, chứ không pải để cậy thế với dân”. Thế nào là nhà nước do dân? Đó là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình; nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Do đó, Người yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là pải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân, “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Nghĩa ;à khi các cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó. Thế nào là nhà nước vì dân? Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có một nhà nước thực sợ của dân, do dân tổ chức, xậy dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm, liêm chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:” Cả đời tôi chỉ có một mục đích , là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sợ hiểm nghèo – là vì mục đích đó. Đếm lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính ơhủ, tôi lo lắng ngày đêm, nhẫn nhục cố gắng – cũng vì mục đích đó. Đó là một vị Chủ tịch hoàn toàn vì dân. Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân. Vì vậy: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh...”. Nhiều nhà nước của giai cấp thống trị khia còn ở giai đoạn tích cực và tiền bộ cũng chủ trương “thân dân”, thậm chí cũng tuyên bố là nhà nước”vì dân”, nhưng đó chỉ là một thiện chí hay một chiêu bài, bởi vì cái cơ bản là nếu chính quyền đó không của nhân dân và không do nhân dân làm chủ mà do các ông quan làm chủ thì không bao giờ nó có thể vì dân được. chủ tịch Hồ Chí Minh viết:” Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là tất cả ccá cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kì ở cấp nào và ngành nào – đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Đến đây, nảy sinh mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với người cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân ủy quyền. trong các chế độ cũ, nhà nước là bộ máy của giai cấp bóc lột dùng để thống trị và áp bức nhân dân; viên chức, quan lại tự xưng là”cha mẹ dân”, đè đầu cưỡi cổ dân. Trong chế độ dân chủ, Bác Hồ đã lật ngược mối quan hệ đó. Người nói:” Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thức trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”. Bác hồ nhiều lần kéo các quan chức từ hàng” dân chi phụ mẫu” xuống hàng đày tớ. hai chữ” đày tớ” Người dùng gốc từ hai chữ “công bộc”, vốn có nghĩa la người phục vụ chung của xã hội cũng là một cách dùng để chỉ hàng ngũ quan lại, dưới chính thể phong kiến hay tư sản đều có dùng, chứ không hề có ý miệt thị các chực vụ này. Ngày xưa, quan lại cũng có người tốt, người xấu. ở buổi suy vi, chính trường thối nát, không phải ai đỗ đạt cũng muốn ra làm quan, hoặc đang làm quan, vì trọng danh dự mà từ quan về ở ẩn. cụ huỳnh thúc kháng là một nhà cách mạng, nhà nho khí tiết, nhiều lần được các chính quyền bù nhìn thân Pháp, thân Nhật hồi trước cách mạng mời ra làm quan, giữ những chức khác nhau, nhưng cụ đều từ chối, chỉ muốn làm người dân, bởi như Cụ Bảng Sắc, thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã từng nói:” Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”. Nhưng đối với cán bộ nhà nước, Bác Hồ không bao giờ chỉ nhấn mạnh một vế. Là người phục vụ, cán bộ, nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Người nói:” nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không có ai dẫn đường”. Trong Di chúc, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Có ý kiến cho rằng: đã là đày tớ thì lãnh đạo sao được? mới nghe qua tưởng như đây là một nghịch lý, nhứng thực ra không có gì mâu thuẫn. phải hiểu ý Bác Hồ: Là người đày tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ,... Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài,... Như vậy, để làm người thay mặt dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đó là điểm khác nhau về bản chất giữa nhà nước của nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn giữ gìn và phát huy tư tưởng “thân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà nước đã rất cố gắng và nỗ lực trong công cuộc “trồng người” như Bác Hồ từng nói, luôn tìm tòi người tài, và giúp họ phát huy sở trường của mình để họ phục vụ cho đất nước, được quyền khẳng định mình, cống hiến công lao cho đất nước trong công cuộc xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, ngày một phát triển hơn để sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhà nước luôn bình đẳng với tất cả mọi người, ai có tài thì được trọng dụng, không nhất thiết phải là “ cha truyền con nối”, để tiềm năng của mỗi người được bộc lộ hết, để họ luôn nỗ lực cố gắng hơn, xứng đáng với nhiệm vụ họ đảm nhận. Nhà nước và Đảng luôn tạo điều kiện cho mọi người công bằng bầu cử ra người xứng đáng làm đại diện cho họ, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Bên cạnh đó, dân cũng có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay người dân Việt Nam ta vẫn chưa ý thức được vai trò của họ trong việc bầu cử Quốc hội, họ chỉ bầu cử một cách hết sức qua loa, không cần quan tâm ai xứng đáng hơn ai, có người còn không đích thân đi bỏ phiếu mà nhờ người thân bỏ phiếu hộ. Nhà nước và Đảng ta không bao giờ ép buộc dân làm gì, mà luôn khuyến khích, hướng dẫn họ đi đến sự đúng đắn, đi đến với văn minh nhân loại, luôn mở rộng vóng tay đón nhận những con người đã từng lạc lối nhưng đã quay đầu lại nhận sai, tạo điều kiện cho họ trở lại làm người có ích cho xã hội, để họ giúp sức tạo dựng xã hội giàu mạnh. Ví dụ như nhiều người thuộc các dân tộc miền núi xa xôi, thiếu hiểu biết, họ đã bị các nước lần cận mua chuộc để họ đi theo chúng, như một công dân của nước đó, bán mình cho họ, làm những việc có hại cho nước ta. Nhưng tuy vậy, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm, đến từng nhà người một để khuyên bảo họ với đất nước Việt Nam ta, rằng họ là con rồng cháu tiên,... Quả nhiên, họ đã nhận ra sai lầm và quay về với đất nước ta. Mọi ý chí dù lớn hay nhỏ của người dân hầu như đều được Nhà nước và Đảng thực hiện. Đơn giản nhất,nhân dân mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, độc lập, tự do đưa ra ý kiến của mình. Cho đến mong muốn phải làm cho đất giàu mạnh, lớn mạnh hơn so với các nước trên thế giới. Nhà nước và Đảng ta luôn có gắng, nỗ lực hết mình để những mong muốn đó của dân được thực hiện, không để cho chủ nhân bị thất vọng, luôn nỗ lực đổi mới đất nước sao cho tốt nhất, hội nhập với nền văn hóa thế giới trên mọi phương diện: giáo dục,giao thông vận tải, y tế, điện lực, các chính sách phúc lợi,... Về giáo dục, nước ta không hề thua kém các quốc gia trên thế giới, những chính sách đổi mới trong giáo dục đều nhằm mục đích tốt đẹp hơn. Nhà nước và nhân dân Việt Nam xác định phát triển giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước đầu tư và tiến hành đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện công bằng trong giáo dục, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đùnh, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập, mọi công dân trong độ tuổi lao động đều có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Nhà nước và ngành giáo dục rất quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các trẻ em tàn tật, khuyết tật thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.Trong những năm qua cùng hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã chỉ đạo, tổ chức và động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và lao động nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành. Phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” và các cuộc vận động xã hội rộng lớn trong ngành tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh, góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo phát triển về số lượng, nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp cụ. Đến năm học 2008 – 2009, trên cả nước, đội ngũ nhà giáo trực tiếp đứng lớp có hơn một triệu người, tăng 2,2% so với năm học trước. Tỷ lệ trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn của đội ngũ nhà giáo tiếp tục tăng. Ở các trường đại học, đội ngũ giảng viên tăng, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ tăng.Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước và nguồn lực đóng góp của cộng đồng vào việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục - đào tạo liên tục tăng, đến năm học 2008 - 2009, chi cho giáo dục - đào tạo chiếm 20% tổng ngân sách Nhà nước. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo.Giáo dục dân tộc và giáo dục khuyết tật tiếp tục được quan tâm và ưu tiên. Hiện nay có 285 trường phổ thông dân tộc nội trú với gần 84.000 học sinh và có 1.657 trường phổ thông dân tộc bán trú dân nuôi với 149.458 học sinh. Nhà nước và ngành giáo dục chăm lo đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên chuyên dạy hoà nhập cho học sinh khuyết tật. Năm học vừa qua đã huy động được 390.000 học sinh khuyết tật đi học hoà nhập.Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học tiếp tục được đầu tư xây dựng ở các vùng, miền, từng bước mở rộng qui mô đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành, địa phương và khu công nghiệp, đáp ứng ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm học này, số lượng học sinh trung cấp chuyên nghiệp tuyển mới tăng 11,4%; cao đẳng nghề và trung cấp nghề tăng 18,2%. Số lượng sinh viên đại học và cao đẳng tuyển mới tăng 9,2%, qui mô giáo dục đại học tăng 7,2% và đạt tỷ lệ 200 sinh viên trên một vạn dân.Giáo dục thường xuyên phát triển mạnh, trên cả nước hiện có 65 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, 603 trung tâm cấp huyện và 9551 trung tâm học tập cộng đồng ở phường, xã, thị trấn. Các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng đã tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội học tập, học những gì mà người học đang cần, đáp ứng nhu cầu học tập cho các tầng lớp nhân dân, từ nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học và hiện nay có 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ cập trung học cơ sở. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục - đào tạo Việt Nam cũng còn những hạn chế; chất lượng giáo dục, đào tạo còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và không đồng đều giữa các vùng miền, giữa các khối trường và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo; đặc biệt ở các vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Vì các lý do khác nhau, còn một bộ phận học sinh, sinh viên bỏ học, nên việc huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ học sinh tàn tật, khuyết tật đi học hoà nhập còn thấp. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường học ở nhiều địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu, trường học chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, thiếu nhà vệ sinh, nước sạch; thư viện còn nghèo nàn; phòng học bộ môn còn hạn chế; thiết bị dạy học thiếu, chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng còn thấp.Trong đội ngũ nhà giáo, nhiều người đã tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với tình hình mới, nhưng nhìn chung kết quả đổi mới phương pháp dạy và học chưa tạo nên bước đột phá về chất, vẫn còn tình trạng dạy theo cách “đọc chép”; chưa thống nhất được mô hình, phương pháp và tài liệu phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học. Một bộ phận nhà giáo trình độ ngoại ngữ và tin học còn hạn chế, nên việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học gặp khó khăn. Đời sống văn hoá, văn nghệ, thể thao của nhà giáo ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn. Nhiều giáo viên trẻ mới vào nghề, lương thấp, gặp rất nhiều khó khăn trong việc vừa phải lo toan cuộc sống hàng ngày về ăn, ở, sinh hoạt, vừa phải chăm lo học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nghĩa vụ công dân. Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu đổi mới còn nhiều hạn chế.Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới có từ cuối năm 2008 đến nay, cùng với thiên tai, dịch bệnh và hậu quả hai cơn bão số 9 và số 11 vừa xảy ra ở miền Trung đã và đang tác động tiêu cực nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đời sống của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đời sống của công nhân ở các khu công nghiệp, nhà giáo ở các vùng bị lũ lụt đã khó khăn lại thêm khó khăn. Những vấn đề vốn có trước đây của giáo dục, như vấn đề học sinh bỏ học và bất bình đẳng trong hưởng thụ nền giáo dục cơ bản; chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội; cơ sở vất chất trường lớp học thiếu thốn, thư viện, thiết bị dạy và học lạc hậu; đời sống nhà giáo khó khăn, v.v… trở thành những thách thức, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và tổ chức công đoàn giáo dục các cấp có trách nhiệm cùng tham gia góp phần giải quyết. Trong những thời gian tới, tình hình khu vực và quốc tế vẫn còn nhiều biến động phức tạp, kinh tế thế giới vẫn còn chứa đựng những tiềm ẩn rủi ro, khó lường, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ vẫn còn có những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong bối cảnh đó, để góp phần phát triển bền vững sự nghiệp giáo dục - đào tạo, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, vị trí và vai trò của mình, đội ngũ nhà giáo và tổ chức công đoàn giáo dục các cấp tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây: Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật trong đội ngũ nhà giáo. Trọng tâm là tập trung làm cho mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thống nhất được nhận thức, nắm vững nhiệm vụ của ngành, cấp học, bậc học và nhiệm vụ của nhà giáo được qui định trong Luật Giáo dục, Chỉ thị về nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo và các văn bản pháp luật khác; từ đó triển khai có hiệu quả trong thực tiễn giáo dục ở trường học và đơn vị. Tôn vinh đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nghề dạy học trong xã hội. Động viên đội ngũ nhà giáo tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.Thông qua đó, góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực của đội ngũ nhà giáo. Tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo tự học và ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, sáng tạo và cải tiến đồ dùng dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Quản lý tốt quá trình học tập và rèn luyện của học sinh và sinh viên. Tiếp tục tổ chức có hiệu quả cuộc vận động quyên góp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, lũ lụt; thực hiện yêu cầu 3 đủ đối với học sinh “đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở” góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học.Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ nhà giáo đã được pháp luật qui định. Đồng thời, chủ động tham gia xây dựng và đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật về quyền và lợi ích của nhà giáo cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong đội ngũ nhà giáo, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trường học và đơn vị giáo dục. Tiến hành khảo sát thực trạng đời sống văn hoá của đội ngũ nhà giáo miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và thực trạng nhà ở của giáo viên trẻ ở các trường đại học, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao đời sống đội ngũ nhà giáo.Phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo tham mưu cho chính phủ tiếp tục có thêm những chế độ chính sách thỏa đáng đối với nhà giáo nói chung và những chế độ chính sách đối với nhà giáo công tác ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; giáo viên giảng dạy ở các trường chuyên biệt, học sinh khiếm thị, khuyết tật … để họ yên tâm phục vụ lâu dài trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.Phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, góp phần huy động các nguồn lực của công đồng và xã hội để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh cho các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của nhà giáo, học sinh và sinh viên.Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ hoạt động công đoàn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của công đoàn giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công đoàn các Đại học Quốc gia, Đại học vùng; công đoàn các trường đại học và cao đẳng, từ đó góp phần đổi mới các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động và những nội dung khác đã được Công đoàn Giáo giới các nước ASEAN thoả thuận thực hiện.Thực hiện đồng bộ các giải pháp, đội ngũ nhà giáo sẽ góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, của dân, do dân, vì dân, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước và hưởng ứng 5 năm cuối Thập kỷ của Liên Hợp quốc về giáo dục vì sự phát triển bền vững (2005 - 2014). Về y tế, cả nước có khoảng 1.500 bệnh viện từ cấp huyện đến tỉnh và trung ương với đội ngũ bác sỹ, y tá hết sức chuyên nghiệp và nhiệt tình. Các bệnh viện ngày càng được đổi mới hơn, được trang bị nhiều thiết bị tiến tiến hơn, khoa học hơn để giúp cho công việc chữa bệnh ngày một hiệu quả hơn. Nhờ có vậy mà tình trạng người chết ở việt nam gần đây giảm rất nhiều. Tất cả các bệnh viện đều làm việc 24/7 để phục vụ bệnh nhân trong mọi trường hợp đột xuất. các bác sỹ, y tá phục vụ nhiệt tình, luôn vui vẻ với bệnh nhân. Nhà nước cùng với bộ y tế Việt Nam không ngừng tìm ra những loại thuốc điều trị các cắn bệnh khó chữa như: ung thư, cúm gà H5N1, viêm gan, HIV,... để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Và kết quả, một vài căn bệnh quái ác cũng được chữa trị bởi những lương y. Tuy nhiên, chúng ta cũng chúng số phận với thế giới, cắn bệnh mà tất cả các nhà khoa học trên toàn thế giới cũng phải bó tay trong suốt mấy thế kỉ, đó là HIV-AIDS. Không thể chữa trị dứt khoát được nó, những nhà nước cùng với bộ y tế luôn tuyên truyền trên tất cả các phương tiện thông tin: vô tuyến, đài, mạng internet,... để mọi người biết cách phòng bị để không bị lây nhiễm và truyền bệnh cho người khác. Từ khi có được chính sách này, con số bệnh nhân nhiễm HIV-AIDS giảm rất nhiều, những người không bị bệnh không còn cảm thấy sợ hãi, ngại gần, ngại nói chuyện với những người bị bệnh và những người bị AIDS không bị cảm thấy tủi thân, cảm giác bị xa lãnh nữa, họ hoàn toàn, hòa nhập với xã hội, cùng sống có ích trong suốt quãng đời còn lại, họ không cảm thấy cảm giác muốn trả thù, nên họ sẽ tự biết bảo vệ người xung quanh để họ không bị bệnh. Các loại thuốc luôn được bán với mức giá nhất định, phù hợp với người dân. Tuy nhiên, gần đây giá thuốc có tăng nhưng vẫn không ảnh hưởng nặng nề nhiều, người dân vẫn có khả năng để mua thuốc. Ngoài tác dụng chữa bệnh của thuốc, hiện nay bộ y tế còn sản xuất rất nhiều loại thuốc khác phục vụ cho mục đích làm đẹp, chống các loại ung thư, các loại thuốc bổ cho mọi lứa tuổi, giới tính. Các loại thuốc trên sinh ra cũng chỉ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Xã hội ngày một phát triển, các loại thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh ngày càng nhiều,... Chúng được dùng hết sức rộng rãi vì sự tiện lợi, tuy nhiên, phải đề cập đến sự có hại của chúng, nhiều loại thực phẩm khiến nhiều người bị ngộ độc phải đi cấp cứu. Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh khiến con người bị béo phì, dẫn đến nhiều bệnh về tim mạnh, tiểu đường, huyết áp cao,... Những quán ăn ven đường không vệ sinh, ăn đồ tươi sống: tiết canh, gỏi cá,... có thế bị tiêu chảy như những năm gần đây. Nhà nước không thể cấm không cho bán những thứ đó, nhưng nhà nước luôn tuyên truyền cho người dân tự biết bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân của mình. Về giao thông, Hiện nay, ở nước ta cùng với vấn đề phát triển kinh tế thì lực lượng tham gia giao thông cũng nhiều, lưu lượng ngày càng lớn. Lưu lượng phương tiện giao thông càng lớn thì số vụ tai nạn giao thông càng tăng lên. Hàng ngày, trên đất nước chúng ta có đến hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, làm chết và bị thương rất nhiều người, ở cả thành phố và nông thôn, vùng sâu vùng xa, ở mọi loại hình giao thông. Vì vậy, an toàn giao thông là một vấn đề nóng bỏng hiện nay. Đối với giao thông đường sắt, người dân tự ý mở nhiều đường dân sinh qua, trong khi đó không có đủ các rào chắn khi tàu. Người dân còn họp chợ trên đường ray, trẻ em chăn trâu, thả diều trên đường ray. Lái tàu phóng với tốc độ quá quy định cho phép cũng là nguyên nhân gia tăng số vụ tai nạn giao thông. Do điều kiện thời tiết làm hỏng đường ray, hay đường ray bị ăn trộm ốc vít. Trẻ em ném đá lên tàu gây bị thương cho hành khách đi tàu. Bên cạnh giao thông đường sắt, còn có giao thông đường thuỷ. Tai nạn giao thông cũng đáng báo động. Do người lái tàu thuyền không có bằng lái, ý thức của người dân kém nên đã xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Như vụ tai nạn vào hồi tháng mười năm nay ở bến Chôm Lôm - Nghệ An, do đò quá cũ, không đủ phao cứu sinh, và do chở quá tải nên khi đến giữa dòng đã bị đắm gây ra cái chết thương tâm cho mười chín người, chủ yếu là học sinh đang đi học. Ngoài ra còn có vụ đắm đò ở Phú Thọ, ở chùa Hương. Tai nạn giao thông đường bộ là chủ yếu. Số vụ tai nạn giao thông đường bộ nhiều vô kể. Lỗi tại ai? Do dân cư tăng nhanh nên các phương tiện giao thông tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân quá kém. Người lái ô tô, xe máy thì do tiêu cực trong thi cử nên không có trình độ vẫn tham gia lái các phương tiện giao thông. Nhiều người không có bằng lái vẫn tham gia giao thông. Xe ô tô, xe máy thì phóng nhanh vượt ẩu, đèo quá trọng tải. Xe máy đèo quá số người quy định, có xe máy chở tận bốn, năm người, chở hàng cồng kềnh, không chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông. Đối với xe đạp và xe thô sơ thì đi dàn hàng ba, hàng tư, chở hàng cồng kềnh, đi lấn đường của ô tô, xe buýt, xe máy, sang đường thiếu quan sát. Còn người đi bộ thì phải đi xuống lòng đường, do vỉa hè đã bị lấn chiếm, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định. Quản lý của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ. Lòng đường chật hẹp, vỉa hè bị lấn chiếm, không có chỗ cho người đi bộ. Cống thoát nước bị mất nắp gây nguy hiểm cho người điều khiển giao thông, nhiều chỗ thì nắp cống gồ nên cũng gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Người dân đứng chờ xe buýt đứng dưới lòng đường đã gây ra ùn tắc giao thông cho người đi xe đạp. Biển báo giao thông bị che khuất bởi cành cây, biển hiệu quảng cáo, biển bị tróc sơn gây cản trở cho việc chấp hành giao thông. Đối với học sinh chúng em, tai nạn giao thông xảy ra cũng là do ý thức. Học sinh đi xe dàn hàng ngang, bá vai, bíu cổ nhau. Do ý thức muốn tự khẳng định mình nên đã đi xe không tay, tổ chức đua xe với nhau, việc đó không những ảnh hưởng đến chính bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Học sinh chúng em còn có trường hợp vừa đi vừa nô đùa, kéo nhau đẩy nhau cũng có thể gây ra các tai nạn đáng tiếc, đi xe đạp thì còn phóng nhanh, vượt ẩu lạng lách, đánh võng và không tuân theo đúng quy định về luật an toàn giao thông.Vì vậy, chúng ta cần phải được phổ biến về luật giao thông. Có ý thức khi tham gia giao thông tuyên truyền cho bạn bè cùng chấp hành giao thông. Tham gia giao thông an toàn là bảo vệ chính bạn và những người xung quanh. Hãy tham gia giao thông an toàn để cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn. Đảng và Nhà nước ta đã làm gì? Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn cố gắng hết mình làm cho giao thông Việt Nam tốt hơn, tuy nhiên điều quan trọng vẫn là ý thức tham gia giao thông của người dân, những con đường đất ngày xưa đã được thay thế bởi những con đường nhựa, không có ổ gà gập ghềnh, phẳng lì, trơn nhẵn giúp tham gia giao thông tiện lợi hơn.Nhà nước đã mở thêm rất nhiều cầu đi bộ cho những người đi bộ, những cầu giành cho các phương tiện giao thông khác giống như cầu Vượt, rùi mở thêm hầm như hầm ở Kim Liên-Hà Nội,... Tất cả đều làm cho hệ thống giao thông nước ta rộng hơn, nhiều con đường cho người đi lựa chọn, tránh ùn tắc. Các ngã rẽ luôn có những đèn, biển báo giao thông cho người đi đường biết. Bộ giao thông vận tải còn quy định phần đường cho từng loại xe riêng, phần đường nào cho xe máy, xe ôtô, xe thô sơ,... Hệ thống pháp luật về giao thông cũng hết sức rõ ràng, quy định cho từng loại xe để họ đi như thế nào cho đúng, tránh gây tai nạn. Cảnh sát giao thông bất chấp nắng mưa, luôn sát cảnh cùng nhân dân, để họ được an toàn, giúp cho việc tắc đường giảm. Đảng và nhà nước ta không quên tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, cảnh báo cho nhân dân sự nguy hiểm, để họ tránh gặp phải. Những năm gần đây, Việt Nam đã ra quyết định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe gắn máy. Chính vì vậy, trường hợp chết vì tham gia giao thông giảm một rõ rệt. Về điện lực, hầu hết cả nước đều đã có điện, các vùng sâu, vùng xa chỉ cần vài nơi điện chưa tới. Trên cả nước, có rất nhiều nhà máy điện nằm rải rác ở khắp nơi để phục vụ cho nhân dân. Gần đây, nhà nước ta có mở thêm nhà máy Dung Quất để phục vụ điện cho một vài thành phố. Mặc dù chưa ổn định nhưng cũng đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhà nước cùng với điện lực Việt Nam luôn tìm các nguồn năng lượng khác, ngoài thủy lực, vừa thân thiện với môi trường vừa rẻ và dồi dào. Nguồn năng mà gần đây được tận dùng khá nhiều đó là năng lượng mặt trời. Các thiết bị trong nhà thiết kế để thích hợp dùng năng lượng mặt trời được bán rất nhiều trên thị trường. Họ luôn cố gắng mang không phải bị cắt điện mang đến sự bất tiện cho người dân. Về các phúc lợi xã hội, nhiều nhà dưỡng lão, nhà tình thương cho những người nghèo, cho trẻ mồ côi, các chính sách trợ cấp ngày càng được xã hội biết đến. Khái niệm viện dưỡng lão những năm gần đây đã được nhiều người biết đến, tuy nhiên ở việt nam những viện này chưa được ủng hộ. những người già sống ở đầy hầu hết là những cụ già không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, hoặc không có con cháu, bị lạc gia đình,cũng có trường hợp con cháu gửi tới vì họ sinh sống bên nước ngoài hoặc không muốn phải chăm sóc nhưng rất ít. Vì vậy, Nhà nước ta đã xây vài viện dưỡng lão khá to, sạch sẽ với nhiều cây xanh, khu công viên cho các cụ được sống thoải mái, nhiều hoạt động vui chơi cũng được tổ chức nhiều: những cuộc thi đấu bóng bàn, cầu lông, cờ,văn nghệ,...tạo cho các cụ một cuộc sống vui- khỏe- có ích, có thể có ý nghĩa hơn sống cùng con cháu. Nhà tình thương được xây rất nhiều cho các em nhỏ mồ côi, những gia đình nghèo khó, những gia đình có thương binh,... Ngoài ra nhà nước còn cho họ một khoản tiền nhất định, để họ vực lên sinh sống. Mỗi dịp Tết, thủ tướng, chủ tịch nước,... đều đến từng nhà người một để tặng quà, an ủi họ, vượt lên số phận. Các chính sách phúc lợi xã hội được đưa ra rất tích cực, giúp phần tạo cho đất nước tốt đẹp hơn. Ngoài mức lương cạnh tranh, các công ty còn đưa ra các chính sách phúc lợi và đặc biệt là những chương trình đào tạo để thu hút lao động. Thế giới hội nhập, người lao động giỏi có nhiều cơ hội việc làm ở nơi khác, họ càng có nhiều yêu cầu với chủ doanh nghiệp hơn và ít trung thành hơn, ông Hermawan Kartajaya - chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới đã nói trong lần đến Việt Nam vào tháng 10/2006 vừa qua Lương cao thu hút chất xám Chủ công ty kinh doanh thực phẩm trên đường Phạm Ngũ Lão Q.1 kể: “Giữa năm 2006, thị trường rộ lên vấn đề hội nhập WTO, tôi lo lắng và quyết định trả lương gần 30 triệu”.Chính sách trợ cấp cho những vùng bão lụt, gặp thiên tai được nhà nước luôn chú trọng... Ví dụ như đợt lụt vừa rồi của miền trung, Nhà nước đã huy động rất nhiều cứu hộ phân phát cho các hộ gia đình mì tôm, quần áo, và các vật dùng thiết yếu khác. Nhờ có nhà nước thì những người dân đó mới có thể sống được qua những ngày bão lũ đó. Bản thân Đảng và Nhà nước cũng đưa ra nhiều quyết định chống tham ô, lạm dụng chức quyền, những ai vi phạm đều bị phạt rất nặng để làm gương cho những người sau và làm cho dân chúng không phẫn nộ. Nói tóm lại thì Đảng và Nhà nước ta hiện nay biết kế tục, pháy huy tư tưởng” thân dân” của Hồ Chí Minh. Mọi sự thay đổi đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân. Đối với bản thân tôi, nhìn chung, Đảng và Nhà nước ta đã làm rất tốt bổn phận của mình, đã kế tục và phát huy được tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh đã tạo dựng được một đất nước do dân, của dân và vì dân. Nhà nước luôn quan tâm đến nhân dân, các dịp lễ tết cũng không quên thăm nhưng người nghèo, khó khăn, thăm bộ đội hải quân,... Tất cả những vấn đề thuộc về phục vụ lợi ích nhân dân: giáo dục nâng cao hiểu biết của dân, mọi người không phân biệt trai gái, già trẻ, giàu nghèo đều có quyền được đi học; về y tế thì không ngừng học hỏi, đưa khoa học kĩ thuật vào chữa bệnh mong sao chữa khỏi bệnh cho dân chúng; về giao thông, tất cả các loại đường: đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường xe lửa,... đều được nhà nước đầu tư rất lớn tiện cho việc đi lại của nhân dân; về điện lực, chỉ còn vài nơi vùng sâu vùng xa chưa có điện tới, còn lại không nhà nào là không có điện, nhiều máy điện ngày càng được xây dựng nhiều để cung cấp điện cho dân; rùi cho đến những phúc lợi xã hội, những người dân nghèo, không nơi sinh sống cũng có được một cuộc sống ổn định hơn như những người bình thường khác. Đảng và nhà nước ta cũng không quên nhà nước ta là nhà nước do dân, việc bầu cử ra những đại biểu Quốc hội ở mỗi nhiệm kì đều dân tự bầu chọn ra, tự bỏ phiếu. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực thì cũng có những mặt tiêu cực của nó, không một điều gì là tuyệt đối cả, vẫn còn nhiều thiếu sót mà nhà nước ta vẫn chưa thể khắc phục được. Nói và thực hành “Thân dân” trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay càng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải gần dân, sát dân, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của dân, nhằm giải quyết kịp thời những nhu cầu và lợi ích chính đáng, thiết thực và cụ thể của quần chúng; phải từ trong dân, từ ý chí và tâm trạng của dân để phục vụ nhân dân. Một ví dụ điển hình và rõ rang nhất là trong năm nay, miền Trung nước ta đang phải gánh chịu cơn bảo đã gây ra thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử, theo báo sài gòn giải phóng, “Lũ kép đã làm 8 người tại Quảng Bình thiệt mạng, nâng số người thiệt mạng ở địa phương này lên 53 người cả trong trận lũ lịch sử đầu tháng 10, trong khi đó 16 người mất tích vẫn bặt vô âm tín. Hiện Quảng Bình đang mưa rất to, nước trên các sông vẫn lên nhanh”, “Đặc biệt, sau sự cố 1 xe khách bị cuốn trôi khiến ít nhất 19 người mất tích tại Hà Tĩnh, lực lượng chức năng tỉnh này đã tuyệt đối không cho bất cứ loại xe nào (trừ xe làm nhiệm vụ PCLB) qua lại những đoạn đường ngập sâu. Để giảm tình trạng xe dồn ứ trên quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đã phối hợp điều hòa phương tiện lên đường Hồ Chí Minh. Tại Vĩnh Linh (Quảng Trị), một barie được dựng lên và một tổ Thanh tra giao thông đứng túc trực 24/24 giờ để hướng dẫn xe lên đường Hồ Chí Minh.”. Cả nước đang hướng về miền trung với bao tấm longf chia sẻ, đảng và các cấp chính quyền đã làm việc hết sức để hỗ trợ dân trong vùng lũ, cứu đói bằng các việc làm thiết thực. Qua đó, chúng ta thấy được tư tưởng thân dân đã ngấm sâu vào máu của mỗi con người Việt Nam, mỗi cán bộ để hiểu được tư tưởng của Bác, coi dân như con mình. Theo em, việc làm của nhà nước và các cấp chính quyền là hoàn toàn đúng đắn để cho mỗi chúng ta thấy rằng, cả nước vì nhân dân và nhân dân cũng vì tổ quốc, có dân mạnh thì quốc mới giàu. Về khía cạnh khác, miền Trung sở hữu rất nhiều danh lam thắng cảnh và quan trọng nhất là địa danh đường mang tên Bác, con đường Hồ Chí Minh, con đường bộ thiết yếu nối liền 2 miền Bắc Nam của cả nước, nhưng tất cả giờ đang chìm ngập trong biển nước, thiệt hại về kinh tế cũng như du lịch hay nhỏ hơn là hoa màu của nông dân đang rất nặng nề kéo theo tài chính của đất nước đi xuống. Vì vậy, tư tưởng thân dân, coi dân như con đẻ của nhà nước đang và đã được thể hiện rõ. Một ví dụ khác, một vấn đề nhức nhối ở nước ta trong nhiều năm nay, giải pháp nào cho đời sống người nghèo, theo việt báo online, “Chỉ số giá cả (CPI) trong 7 tháng đầu năm đã tăng 6,19% và còn hứa hẹn sẽ tăng nữa. Nói con số nhiều khi khó hình dung giá cả trên thị trường, đặc biệt là giá nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân tác động thế nào tới đời sống hằng ngày của họ. Bây giờ, nếu phỏng vấn Bộ trưởng Tài chính thì sẽ nhận được những nhận định ở tầm vĩ mô, nhưng nếu phỏng vấn những bà nội trợ, những công nhân công nghiệp vẫn hằng ngày tiếp xúc với giá cả cụ thể những mớ rau con cá, ta sẽ thấy giá cả tăng đã gây những xót xa thế nào tới họ.” Nhiều chị em công nhân nói họ chỉ còn đủ tiền để ăn rau, ăn dưa cà qua bữa. Trong khi không thể để dành được đồng nào cho những lúc ốm đau hay những việc cần phải chi tiêu trong đời. Với những bữa ăn hằng ngày như thế, lấy đâu ra sức khỏe đủ cho họ lao động lâu dài? Nếu cứ tính mỗi năm họ thu nhập 12 triệu VND, rồi quy ra USD là ngót 800 đô, rồi cho đó là mức thu nhập "coi được" thì quá nhầm! Với số tiền ấy, nếu người công nhân sống ở nông thôn, có vườn có ruộng, thì mức thu nhập là tạm ổn. Nhưng khi đã "bật gốc" ra sống và làm việc ở thành thị, lại là niềm hy vọng kiếm tiền cho cả gia đình ở nông thôn, thì coi như cả hai mục tiêu nuôi mình và nuôi gia đình ở quê họ đều không đạt được.Trong khi ở nhiều miền quê, nhất là ở nông thôn miền Bắc, mức thu nhập của người nông dân thấp đến khó tưởng tượng. Nhiều người chỉ kiếm được vài ba nghìn bạc trong một ngày. Trong khi phải chịu bao khoản đóng góp có lý và vô lý quanh năm suốt tháng. Giá cả tăng có thể phản ánh độ nóng của tăng trưởng kinh tế. Nhưng một khi, sự tăng trưởng ấy chưa đi kèm với mức tăng thu nhập trong một bộ phận rất lớn người lao động, tập trung ở thành phần công nhân công nghiệp và nông dân, đặc biệt nông dân ở những vùng khó khăn, một khi hố phân cách giàu nghèo tăng đột biến, thì vấn đề đời sống người lao động nghèo trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội.Theo em. Nên dạy nghề cho người nghèo là biện pháp xóa đói giảm nghèo 1 cách bền vững. Nhiều chị em công nhân nói họ chỉ còn đủ tiền để ăn rau, ăn dưa cà qua bữa. Trong khi không thể để dành được đồng nào cho những lúc ốm đau hay những việc cần phải chi tiêu trong đời. Với những bữa ăn hằng ngày như thế, lấy đâu ra sức khỏe đủ cho họ lao động lâu dài? Nếu cứ tính mỗi năm họ thu nhập 12 triệu VND, rồi quy ra USD là ngót 800 đô, rồi cho đó là mức thu nhập "coi được" thì quá nhầm! Với số tiền ấy, nếu người công nhân sống ở nông thôn, có vườn có ruộng, thì mức thu nhập là tạm ổn. Nhưng khi đã "bật gốc" ra sống và làm việc ở thành thị, lại là niềm hy vọng kiếm tiền cho cả gia đình ở nông thôn, thì coi như cả hai mục tiêu nuôi mình và nuôi gia đình ở quê họ đều không đạt được.Trong khi ở nhiều miền quê, nhất là ở nông thôn miền Bắc, mức thu nhập của người nông dân thấp đến khó tưởng tượng. Nhiều người chỉ kiếm được vài ba nghìn bạc trong một ngày. Trong khi phải chịu bao khoản đóng góp có lý và vô lý quanh năm suốt tháng. Giá cả tăng có thể phản ánh độ nóng của tăng trưởng kinh tế. Nhưng một khi, sự tăng trưởng ấy chưa đi kèm với mức tăng thu nhập trong một bộ phận rất lớn người lao động, tập trung ở thành phần công nhân công nghiệp và nông dân, đặc biệt nông dân ở những vùng khó khăn, một khi hố phân cách giàu nghèo tăng đột biến, thì vấn đề đời sống người lao động nghèo trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội. Một ví dụ khác về tư tưởng thân dân của chính nhân dân ta, theo vnexpress.com.vn, Hằng ngày Trần Khắc Văn dẫn em gái là Trần Thị Ánh Tuyết, lớp 2B trường tiểu học Đăk Nông (Kon Tum) ra sông PôKô rồi “treo” em lên dây cáp, thả trượt trên dây vượt sông để đến trường ở phía bên kia bờ. Đang chờ đến lượt đu mình trên dây cáp để qua sông, em Trần Thị Hương, học sinh lớp 7B, trường THCS Đăk Nông nhỏ nhẹ nói: “Ngày đầu cháu đi thế này sợ lắm, nhưng riết thành quen, mà không qua sông bằng cách như thế này thì cũng không còn cách nào hơn để đến trường”.Cơn lũ lịch sử vào tháng 9/2009 đã cuốn phăng hàng loạt cầu treo bắc ngang qua sông Pôkô. Suốt 8 tháng qua, hàng nghìn người dân ở xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang... huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, vượt sông Pô Kô bằng cách “đu mình” trên sợi dây thép ròng rọc mỏng manh như diễn xiếc. Trong số người phải di chuyển bằng cách này, phần lớn là các em học sinh hằng ngày ít nhất hai buổi đến trường. Đọc bài viết này, tôi cảm thấy xót xa trước sự thiệt thòi của người dân nơi đây. Trong khi Hà Nội đang chuẩn bị chào mừng sự kiện 1000 năm Thăng Long, không biết bao nhiêu tiền của, công sức dồn về cho thủ đô, trái tim đất nước, thì ở một vùng khác của đất nước lại có nhiều người dân lại đang chịu đựng, chống chọi với sự nghèo khổ, thiên tai. Thật xót xa cho các em bé phải mạo hiểm để đến trường, trong khi ở Hà Nội số tiền 1,5 tỷ đồng thật chẳng thấm vào đâu trong bao nhiêu chi phí, lãng phí. Vỉa hè nhiều nơi ở Hà Nội bị lật tung để rồi lấp lại bằng đúng chủng loại gạch lát vỉa hè cũ chỉ cho mới hơn.Tôi thấy cùng là người dân, tại sao có những người ở vùng xa xôi phải khổ như vậy? Các cấp chính quyền nên có sự phân chia ngân sách công bằng hơn. Đầu tư làm mới các cây cầu cần phải được thực hiện ngay. Các nhà khoa học, cần phải có giải pháp để các cây cầu an toàn trong mưa lũ vì đó là vấn đề tất nhiên sẽ xảy ra. Đừng đổ tại thiên nhiên, khi con người đã có giải pháp cho nó. Nếu chi phí làm cầu, làm hạ tầng kỹ thuật phục vụ quá tốn kém, thì nên quy hoạch, kêu gọi người dân sinh sống lại gần nhau hơn, dễ tiếp cận được các phương tiện của xã hội hơn. Nghĩ mà chạnh lòng... 40 tỷ lát đá bờ hồ có lẽ đủ để xây vài chục cái cầu cho bà con Đăk Nông. Đất nước mình nghèo, còn nhiều việc phải làm, lẽ ra tiền thuế của dân cần được sử dụng cho những việc thiết thực hơn. Tôi nghĩ nếu đem tiền lát đá bờ hồ đi xây những cây cầu như thế này chắc chắn mọi người dân Hà Nội đều vỗ tay tán thành. Ở điểm này, các cấp chính quyền vẫn chưa quan tâm đến dân và cũng chưa có biện pháp cụ thể, vì Đảng và Nhà nước ta cần phải tích cực vận động quyên góp từ những người dân, những nhà doanh nhân yêu nước với mong muốn xóa đi sự ngăn cách đôi bờ bởi dòng sông dữ. Chính sách dân tộc là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc rất rõ ràng và trước sau như một: Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến các dân tộc, đoàn kết các dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước. Qua cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, các dân tộc thiểu số từ Nam tới Bắc đã luôn luôn sát cánh với đồng bào cả nước, hy sinh chiến đấu, đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi vẻ vang. Điều đó chứng tỏ đường lối của Đảng ta về vấn đề dân tộc là đúng. Tuy nhiên, những việc làm được ở các vùng dân tộc thiểu số nhất là ở vùng cao còn ít. Công tác định canh, định cư làm chưa tốt; đời sống kinh tế và văn hoá của đồng bào còn thấp; số người mù chữ còn nhiều; một số phong tục tập quán lạc hậu có hại chưa được xoá bỏ. Việc xây dựng miền núi trên các mặt chưa làm được nhiều, chủ yếu là vì chúng ta đứng trước nhiều mặt hạn chế: tiềm lực kinh tế chung của nước ta vẫn còn rất thấp, chiến tranh phá hoại đã mấy lần tàn phá hầu hết những cơ sở mà chúng ta mới xây dựng; toàn Đảng, toàn dân phải tập trung sức vào kháng chiến, thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Giải quyết các vấn đề dân tộc không thể tách rời với các vấn đề chung của cả nước; các vùng dân tộc thiểu số chỉ có điều kiện tiến lên nhanh khi mà cơ cấu kinh tế chung của cả nước được bố trí đúng, công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển văn hoá của cả nước đạt được tốc độ khá. Theo tôi thấy Đảng và Nhà nước ta đang phải đối mặt với thách thức khá nan giải. Vùng đất cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là vùng núi cao, thế mạnh của họ trong hoạt động kinh tế là làm nương rẫy. Tuy nhiên, diện tích đất rẫy của đồng bào ngày càng bị thu hẹp, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất trồng lúa rẫy thường không cao, thu nhập bình quân đầu người khá thấp, tỉ lệ hộ đói nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số là 55,6%, cao hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh 9,55%.Điều này dẫn đến chất lượng cuộc sống của từng hộ gia đình còn thấp. Hiện tại, tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em của các huyện miền núi còn cao: An Lão 21,8%; Vĩnh Thạnh 30,6% và Vân Canh 28,9%; trong khi tỉ lệ này của cả tỉnh chỉ ở mức 20,3%. Hiện nay, chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) và chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn đi lại khó khăn; nhận thức của đồng bào về chăm sóc SKSSKHHGĐ hạn chế. Vẫn còn một bộ phận các bà mẹ vùng dân tộc thiểu số không đi khám thai, tự đẻ tại nhà hoặc trong rừng do các “bà mụ vườn” đỡ.Trên thực tế, chương trình DS-KHHGĐ và chăm sóc SKSS mới chỉ thành công ở vùng thành thị và vùng nông thôn phát triển. Việc triển khai chương trình DS-KHHGĐ ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, mức sinh ở các vùng này cao 2,52 - 2,64 con, so với mức 2,22 con trong toàn tỉnh, trong khi tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai chỉ đạt khoảng 71%. Ông Nguyễn Văn Thạch, Chi cục phó Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, cho biết: “Tỉ suất sinh cao trong điều kiện KT-XH không phù hợp, cùng với điều kiện chăm sóc y tế, phong tục lạc hậu dẫn đến chất lượng dân số ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số suy giảm”. Vậy nên giải quyết như thế nào? Theo tôi, cần phải có giải pháp thiết thực để bảo vệ và nâng cao chất lượng DS ở các dân tộc thiểu số. Đây là việc cần làm ngay, để giúp họ dần thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, sớm vươn lên hòa nhập cộng đồng. Họ chưa tiếp cận được những dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có những dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc SKSS-KHHGĐ.Đảng và nhà nước ta cần phối hợp với cơ quan địa phương nhiều hơn, tập chung triển khai các hoạt động của đề án nâng cao chất lượng DS cho đồng bào dân tộc thiểu số, với mục tiêu tăng cường chăm sóc SKSS-KHHGĐ, từng bước nâng cao chất lượng dân số cho 3 dân tộc Bana, Hrê và Chăm, góp phần bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Theo kế hoạch, đề án được triển khai tại 20 xã và thị trấn của 3 huyện miền núi: An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh. Các cán bộ phải chỉ bảo tận tình cho họ biết cách sử dụng đất nông để đất không bị bạc màu, biết cách làm nông để thu được vụ mùa bội thu, thường xuyên đến thăm nom, chỉ bảo họ mỗi khi họ làm sai, dạy họ cách chống lại thiên tai bất ngờ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Phải tích cực đến từng hộ gia đình, mở nhiều cuộc họp giữa các phụ nữ, bàn về biện pháp tránh thai và tác hại của sinh đẻ quá nhiều con, nó làm cho cuộc sống càng nghèo hơn, khó khăn hơn. Trước hết sẽ làm một số việc mang tính ưu tiên để nâng cao chất lượng dân số của bà con các dân tộc ít người như đẩy mạnh và nâng cao các dịch vụ về y tế, chăm sóc SKSS-KHHGĐ. Xây dựng thí điểm mô hình câu lạc bộ tư vấn và chăm sóc SKSS cho học sinh trường Dân tộc nội trú. Về vấn đề điện chiếu sáng cho người dân nơi đây, Nhà nước cần phải có nhiều chính sách thiết thực, kết hợp với bộ Điện lực Việt Nam để mang lại ánh sáng cho họ một cách nhanh nhất. Theo như tôi thấy, người dân trong các thành phố lớn, các nhà máy,...đang dùng điện một cách rất hoang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng