Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng nhân văn của nguyễn trãi và ý nghĩa của nó...

Tài liệu Tư tưởng nhân văn của nguyễn trãi và ý nghĩa của nó

.PDF
95
807
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  PHẠM VĂN DỰ TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  PHẠM VĂN DỰ TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ THỊ HÒA HỚI HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN TRÃI ......................................... 8 1.1. Khái lược về tư tưởng nhân văn và nội dung tư tưởng nhân văn trong lịch sử tư tưởng Việt Nam ...................................................... 8 1.1.1. Khái lược về tư tưởng nhân văn ....................................................... 8 1.1.2. Khái lược về tư tưởng nhân văn của Việt Nam đến trước thế kỷ XV... 12 1.2. Cơ sở thực tiễn, yêu cầu giải phóng và xây dựng đất nước Đại Việt cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV................................................ 18 1.3. Nguyễn Trãi con người - sự nghiệp - tư tưởng ............................... 27 Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN TRÃI ....................................................................... 35 2.1. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong thời kì kháng chiến chống quân Minh giải phóng dân tộc: một số nội dung cơ bản...... 35 2.1.1. Nguyễn Trãi lên án mạnh mẽ tội ác quân xâm lược và đồng cảm, xót thương trước cảnh lầm than đau khổ của nhân dân Đại Việt bị quân Minh đô hộ ................................................................ 35 2.1.2. Lòng tự hào dân tộc và quyết tâm giải phóng dân tộc giành lại chủ quyền đất nước, đem lại tự do cho con người .......................... 40 2.2. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi thời kì hòa bình xây dựng đất nước: một số nội dung cơ bản .................................................. 49 2.2.1. Nhân nghĩa, thân dân là nền tảng của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi ................................................................................... 49 2.2.2. Tư tưởng nhân văn về phát triển giáo dục và xây dựng con người lý tưởng hòa hợp có tài - đức ............................................... 60 2.3. Đánh giá tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử tư tưởng dân tộc ............................................................................. 64 2.3.1. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi mang đậm giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam .................................................. 64 2.3.2. Giá trị tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đối với việc giáo dục đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay .................................... 71 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 85 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con đường mà loài người đã, đang và sẽ đi chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân văn và hiện thực hóa nó trong trong đời sống xã hội. Do vậy, giá trị nhân văn luôn có ý nghĩa vĩnh cửu và phổ quát đối với mọi nền văn hóa. Ngày nay những tư tưởng nhân văn của cha ông ta để lại đã trở thành những giá trị quý báu mà người Việt Nam đều hướng tới, phát triển lên một tầm cao trong hoàn cảnh mới. Điều đáng chú ý là chúng ta đang sống trong một thế giới mở với sự giao lưu kinh tế trong nước cũng như thế giới hết sức mạnh mẽ. Cùng với đó là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và với việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa, phát triển kinh tế thị trường, có nhiều biến đổi thách thức khó nối tiếp theo đúng nghĩa truyền thống. Giờ đây, đôi khi được đo bằng sự giàu sang, thậm trí có khi lấy gia trị kinh tế làm thước đo nhân phẩm con người. Do vậy có nơi, có lúc nhiều giá trị nhân văn truyền thống văn bị xem nhẹ trong các quan hệ xã hội. Trong điều kiện đất nước chúng ta hiện nay thực tế vẫn tồn tại và nảy sinh nhiều hiện tượng không phù hợp với những giá trị nhân văn đạo đức tốt đẹp ngàn đời của cha ông ta. Bên cạnh những cái tốt đẹp, cái lành mạnh nhân văn được bảo tồn phát huy vẫn còn nhiều cái xấu xa, thiếu văn hóa, thiếu tình người. Bên cạnh những con người mới xã hội chủ nghĩa đang hình thành, những cái tiến bộ văn minh đang nảy nở, còn không ít những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh, những bất công. Cách nhìn lấy đồng tiền làm trung tâm “có tiền mua tiên cũng được”, lối sống ích kỉ cá nhân đang ngày một gia tăng. Tất cả những điều đó đòi hỏi chúng ta nhận thức một cách rõ hơn sự cần thiết giữ gìn và phát triển những gía trị truyền thống nhân văn của dân tộc. 1 Việc nghiên cứu để giữ gìn, phát huy tư tưởng nhân văn rõ ràng là hết sức cần thiết là căn cứ góp vào để các nhà lãnh đạo, nhà quản lý hoạch định những đường lối, chính sách xây dựng nên những con người Viêt Nam mới xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chúng ta đều nhận thức được rằng là người Việt Nam chân chính, việc tìm hiểu nghiên cứu giá trị nhân văn, những đại biểu xuất sắc của lịch sử tư tưởng dân tộc đã có những đóng góp cho đất nước là một đều cần thiết, chính điều đó sẽ bồi đắp cho tâm hồn mỗi chúng ta thêm yêu đất nước nghìn năm văn hiến này. Trong số các nhà tư tưởng Việt Nam thì Nguyễn Trãi nổi lên không chỉ với tư cách là một anh hùng dân tộc, một nhà chính trị kiệt xuất, văn võ song toàn mà còn là một nhà tư tưởng vĩ đại trong thời kì phong kiến. Trong hệ thống tư tưởng mà ông để lại cho hậu thế thì tư tưởng nhân văn là vấn đề trung tâm và quan trọng nhất mà trước đây đã được chú ý, song chưa có những công trình đi sâu ghiên cứu một cách hệ thống. Nghiên cứu tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi chúng ta sẽ có thêm những căn cứ để làm rõ được những đặc trưng tư tưởng cốt lõi của dân tộc, những tinh hoa văn hóa nghìn đời của cha ông mà được Nguyễn Trãi đã tổng kết khúc chiết trong giai đoạn lịch sử trung đại. Sẽ cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quý báu, góp phần vào thắng lợi cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Hơn năm trăm năm trôi qua đã có rất nhiều những công trình, tác phẩm, bài viết nghiên cứu, đánh giá về Nguyễn Trãi. Có lẽ chưa một tác giả nào được bàn nhiều, nghiên cứu nhiều như Nguyễn Trãi. Cho đến nay nghiên cứu về ông vẫn là một đề tài hấp dẫn. Con người, sự nghiệp, tư tưởng của ông đặc biệt là tư tưởng nhân văn không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam thời đại ông bởi tính vượt thời đại của nó, nó còn có ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta ngày nay. Chính từ các lý do đó chúng tôi cho rằng tư tưởng 2 nhân văn của Nguyễn Trãi cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống đầy đủ hơn nữa, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó” làm đối tượng nghiên cứu của luận văn, mong góp phần làm sáng tỏ thêm về nguồn gốc hình thành và những nội dung tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu và đánh giá tư tưởng Nguyễn Trãi ở nước ta đã có từ rất sớm ngay ở thế kỉ XV. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi và ghi nhận những đóng góp về sự nghiệp cũng như tư tưởng cao cả của ông, nhà vua từng khẳng định: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo - Tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê”, Nguyễn Trãi đã để lại sự nghiệp văn hóa rực sáng như sao Khuê. Từ đó cho đến trước cách mạng tháng Tám có rất nhiều các công trình lớn, nhỏ nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ, về con người, thân thế, sự nghiệp và đóng góp của ông. Mặc dù vậy do những hạn chế của điều kiện lịch sử, những lập trường quan điểm giai cấp và có cả sự giới hạn về phương pháp tiếp cận nghiên cứu cho nên các khảo cứu trong khoảng thời gian này chưa lột tả đầy đủ về tư tưởng Nguyễn Trãi, nhất là về tầm vóc tư tưởng nhân văn của ông. Đáng lưu ý, từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, đã có nhiều học giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu toàn diện về tư tưởng chính trị - đạo đức - văn hóa của Nguyễn Trãi và đã đạt được nhiều thành tựu và những giá trị khoa học lớn, chúng tôi có thể phân chia những nhóm công trình nghiên cứu về tư tưởng của ông như: Nhóm thứ nhất: Tập trung nghiên cứu về mặt tư tưởng chính trị - đạo đức nhân sinh quan của ông. Điển hình có công trình nghiên cứu của Nguyễn Tài Thư: “Nguyễn Trãi nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỉ XV và của lịch sử tư tưởng dân tộc” trong đó tác giả phân tích tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn 3 Trãi, đặc biệt là tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Đồng thời, tác giả cũng trình bày một cách sâu sắc về đạo làm người trong tư tưởng của ông với đạo lý “cương, thường” làm gốc rễ. Công trình của Trần Huy Liệu “Nguyễn Trãi một vĩ nhân vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam” (Nxb Sử học, Hà Nội, 1962), “Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp” (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000). Những nghiên cứu này đã chỉ rõ nguồn gốc gia đình, quê hương và con đường cứu nước với vai trò mưu thần chiến lược của khởi nghĩa Lam Sơn và nhà thiết kế cho sự nghiệp xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập của nhà Lê Sơ. Trong đó lý giải về nguồn gốc tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng thân dân, lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi được tác giả phân tích từ nhiều khía cạnh rất sâu sắc. Công trình nghiên cứu của Trần Đình Hượu “Nguyễn Trãi và nho giáo, Nguyễn Trãi và văn hóa Việt Nam trung cận đại”, (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998). Nhất là công trình nghiên cứu của Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp: “Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982) đã phân tích sâu về tư tưởng yêu nước, thương dân, tư tưởng văn hóa của ông. Nhìn chung các công trình này đều tập trung phân tích tư tưởng cốt lõi của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng về dân, tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng về quốc gia dân tộc. Nhóm thứ hai: Tập trung nghiên cứu những đóng góp về mặt tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Lương Bích “Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước” (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973), nội dung cơ bản của công trình nghiên cứu này là nói về tư tưởng quân sự phong phú và nghệ thuật quân sự tài ba của Nguyễn Trãi được vận dụng và phát huy trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nghiên cứu của Nguyễn Đông Chi - Mai Hanh - Lê Trọng Khánh: “Nguyễn Trãi nhà văn học nhà chính trị thiên tài” (Nxb Văn Sử - Địa, Hà Nội, 1957), trình bày nội dung, kiến thức và nghệ thuật quân sự 4 uyên bác tầm lý luận của ông, đã được thực hiện trong cuộc đấu tranh chống quân Minh giải phóng đất nước và cả trong thời bình. Nhóm thứ ba: Tập trung nghiên cứu về những nhân tố làm nên nguồn gốc hình thành tư tưởng ở Nguyễn Trãi, vai trò của Nho - Phật - Đạo và những ảnh hưởng của chúng đến tư tưởng Nguyễn Trãi. Trong công trình nghiên cứu của Võ Xuân Đàn “Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam”(Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1996) ng đã trình bày những điều kiện, nhân tố cơ bản hình thành tư tưởng chính trị - quân sự của Nguyên Trãi. Nhưng phân tích trong các sách như: “Nho giáo và văn hóa Việt Nam trung cận đại” của Trần Đình Hượu (Nxb Giáo dục, 1994), “Lịch sủ tư tưởng Việt Nam tập VI, VII: Nguyễn Trãi với khủng hoảng ý thức hệ Lê - Nguyễn, (1380 - 1442)” của Nguyễn Đăng Thục (Nxb TP. HCM, 1998), sách “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập 1 do Nguyễn Tài Thư làm chủ biên, bài viết: “Nhân cách nhà Nho trong con người Nguyễn Trãi” của Nguyễn Văn Bình (Tạp chí Triết học số 4/1998), các tác giả này đều nhất trí cao khi khẳng định tư tưởng Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo. Ngoài ra còn một số bài viết như: “Về cảm quan Phật giáo trong thơ văn Nguyễn Trãi” của Nguyễn Hữu Sơn (Tạp chí Văn học, số 6 2000) “ nh hưởng của Đạo gia trong thơ Nguyễn Trãi” của Lã Nhâm Thìn (Tạp chí Văn học số 6 2000)… Các công trình này đã phân tích, bổ sung, ngoài những ảnh hưởng của Nho giáo, Nguyễn Trãi còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo, phân tích ảnh hưởng của Tam giáo đối vời tư tưởng của ông. Như vậy, đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi một cách có hệ thống. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát triển những thành quả nghiên cứu của những thế hệ trước trong luận văn này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu “Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó”, một chủ đề trọng tâm xuyên suốt trong tư tưởng của ông. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * : Hệ thông hóa và phân tích nguồn gốc hình thành, những nội dung cơ bản tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, đồng thời chỉ ra một số ý nghĩa tư tưởng này đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam, cũng như giá trị của nó đối với giáo dục truyền thống ở Việt Nam hiện nay. * : Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau. - Chỉ ra cơ sở thực tiễn và tiền đề tư tưởng hình thành tư tưởng nhân văn ở Nguyễn Trãi. - Hệ thống hóa và phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân văn của ông. - Chỉ ra những đóng góp của tư tưởng này trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam và giá trị của nó đối với giáo dục truyền thống ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * : Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó. * : Trong khuôn khổ của luận văn này phạm vi nghiên cứu là cuộc đời, thơ, văn của Nguyễn Trãi còn được lưu giữ đến ngày nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * : Dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng liên quan đến tư tưởng nhân văn. * : Trong luận văn chúng tôi chủ yếu vận dụng phương pháp nghiên cứu của lịch sử triết học, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn dịch - quy nạp… 6 6. Đóng góp của luận văn Căn cứ vào cơ sở lý luận mác xít, tư liệu lịch sử và nội dung trước tác của Nguyễn Trãi, luận văn chỉ ra một cách có hệ thống nguồn gốc hình thành, nội dung cơ bản tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, và ý nghĩa tư tưởng này trong lịch sử tư tưởng dân tộc và giá trị trong sự nghiệp đổi mới. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và tư tưởng Nguyễn Trãi nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 2 chương, 6 tiết: Chương 1: Những cơ sở cho sự hình thành và phát triển tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi. Chương 2: Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi. 7 Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1. Khái lược về tư tưởng nhân văn và nội dung tư tưởng nhân văn trong lịch sử tư tưởng Việt Nam 1.1.1. K ề â Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử khi cơ sở kinh tế thay đổi thì tư tưởng cũng dần thay đổi theo. Trên phương diện lý luận và thực tiễn chúng ta có thể khẳng định rằng, là một giá trị tư tưởng, thì tư tưởng nhân văn được hình thành phát triển gắn với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi thời đại trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Lịch sử của các quốc gia, dân tộc luôn biến đổi nên khái niệm để biểu đạt các giá trị nhân văn cũng không ngừng vận động biến đổi, tức là nội hàm của khái niệm được bổ xung ngày càng thêm phong phú hơn, mở rộng hơn. Trong thời kì cộng sản nguyên thủy con người nương tựa vào tự nhiên, hòa quyện vào tự nhiên nên chưa xuất hiện khái niệm “nhân văn” cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã làm cho năng xuất lao động tăng nhanh, lúc này giai cấp xuất hiện và hình thành nên nhà nước. Trong xã hội xuất hiện hai gia cấp cơ bản đối lập nhau về quyền lợi kinh tế và chính trị, đó là gia cấp thống trị và gia cấp bị thống trị. Khát vọng được giải thoát mọi khổ đau, mơ ước về một xã hội tốt đẹp… đã hình thành nên một nhận thức về vai trò và giá trị của con người trở thành những giá trị nhân văn, trong đó nổi bật lên nội hàm đề cao con người, nhu cầu được sống được hạnh phúc, giải phóng năng lực con người khỏi các áp bức bất công, nô dịch. Làm rõ các khái niệm “nhân văn”, “tư tưởng nhân văn” theo chúng tôi là hết sức cần thiết. Đây là cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ xuyên suốt luận 8 văn. Để hiểu khái niệm tư tưởng nhân văn trước hết chúng ta phải hiểu tư tưởng là gì? Tư tưởng là sự suy nghĩ là quan điểm hay ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và xã hội nói chung [65, tr.1262]. “tư tưởng là ý nghĩ sâu sắc” [59, tr.1019]. “là sự suy nghĩ là những quan điểm và ý nghĩ chung của con người về thế giới tự nhiên và xã hội” [66, tr.841]. Ban đầu người ta sử dụng thuật ngữ gốc Latinh là Studia Humanitatis nghĩa là chủ nghĩa nhân văn, dùng để chỉ việc nghiên cứu các môn học của người Hy Lạp cổ như: nghệ thuật, văn học, lịch sử, đạo đức... đó là những môn học tách hẳn khoa học tự nhiên, siêu hình học và thần học mà người ta cho rằng là đề cập đến con người, tư duy và trí tuệ, tư cách sống của con người. Như vậy tư tưởng lấy con người tiến lên tự do làm trung tâm, xuất phát từ sự tôn trọng giá trị con người, tin vào sức mạnh vô biên của con người, yêu thương con người và cuộc sống trần gian. Đến thời kì Phục Hưng ở phương tây, khái niệm “chủ nghĩa” nhân văn mới xuất hiện với tư cách là hệ thống quan điểm lý luận, coi con người là tinh hoa của đất trời, coi trọng phẩm giá con người và lấy con người làm trung tâm, ca ngợi cuộc sống tự do, hạnh phúc nơi trần thế, đề cao sự sáng tạo của con người. Trong buổi bình minh của giai cấp tư sản, chủ nghĩa nhân văn thời kì Phục Hưng đã giáng một đòn mạnh mẽ vào ý thức hệ của chế độ phong kiến và tư tưởng của giáo hội… trước hết là giải thoát con người về mặt tư tưởng, tinh thần sau đó là về mặt thể xác thoát khỏi đêm trường Trung Cổ, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người, đưa con người bước sang một chân trời mới. Vừa tỏ rõ sự kế thừa văn minh cổ đại, vừa để dễ chống đỡ với quyền uy đương thời, để tránh bị gán cho là tà đạo những người đi đầu thời đại phục hưng đề xướng sự trở về với những cội nguồn thời cổ đại. Đó chính là sự trở về với những yếu tố nhân văn chủ nghĩa đã nảy sinh từ thời kì cổ đại, trở về với vấn đề con người. Vì thế họ tự xưng là nhân văn chủ nghĩa để đối lập với dòng tư tưởng của nhà thờ, giáo hội đương thời. Trong khi dòng tư 9 tưởng chính thống tập trung nghiên cứu vào thượng đế thì những nhà nhân văn chủ nghĩa tập trung vào nghiên cứu con người. Lần đầu tiên một sự đối lập giữa con người và thượng đế được thiết lập dưới hình thức công khai hay bí mật. Đây là sự phản ứng quyết liệt giữa con người và Thượng đế, nói chính xác là với Thượng đế do đức tin giáo hội trung cổ áp đặt. Tôn giáo đã làm cho con người lu mờ trong những tín điều, nghi lễ của sự phục tùng tuyệt đối. Vì thế các nhà nhân văn chủ nghĩa vén bức màn tôn giáo ấy để cho con người hiển hiện như vốn có. Họ thấy rằng con người không phải tự nó chìm ngập giữa đống tội lỗi, bắt đầu từ “tội tổ tông” để rồi hộ phải suốt đời cứu rỗi bằng cách hiến mình cho thượng đế. Họ thấy rằng con người là một thực thể sống với tất cả những nhu cầu những khát vọng của chính nó. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho chủ nghĩa tư bản bộc lộ hết bản chất “ăn cướp” của mình, trong chủ nghĩa tư bản ngày càng khoét sâu giữa lý tưởng nhân văn với thực tiễn xã hội, sự “tha hóa lao động” đã làm cho con người phát triển méo mó, phiến diện, biến họ trở thành những cỗ máy, công cụ kiếm lời cho chủ nghĩa tư bản. Khi chủ nghĩa đế quốc ra đời, con người không được giải phóng, mà ngày càng bị cột chặt vào những quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Để đạt được mục đích thống trị thế giới loài người, chủ nghĩa đế quốc đã không từ một thủ đoạn bẩn thỉu nào, chúng đã gieo rắc tội ác ở khắp nơi, ở đâu có bước chân của chúng. Đằng sau khẩu hiệu “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” là sự chết chóc, là những cuộc chiến tranh thảm khốc, là sự áp bức bóc lột các dân tộc thuộc địa cũng như sự kì thị chủng tộc, kích động mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo… Như vậy, “Chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan niệm đạo đức, chính trị, bắt nguồn từ cái không phải siêu nhiên, kì ảo, từ những nguyên lý ngoài đời sống nhân loại mà từ con người tồn tại thực tế và hiện thực của nó. Và những nhu cầu khả năng ấy đòi hỏi phải được phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn” [81, tr.5-6]. “Ở cấp độ thế giới quan, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ 10 những tư tưởng, tình cảm quý trọng các giá trị như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân văn không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần và bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất) trong các quan hệ tự nhiên, xã hội, con người” [24, tr.75-76]. Theo Từ điển tiếng Việt “Nhân văn: Thuộc về văn hoá loài người”. Khái niệm “chủ nghĩa nhân văn” được hiểu “Chủ nghĩa nhân văn là hệ thống quan điểm triết học - đạo đưc, chính trị - xã hội coi con người và đời sống hiện thực trần thế của nó, một đời sống văn minh, hạnh phúc, hữu ái là mục đích cao nhất. Nó giải thích những nguyên nhân gây ra cho nhân loại cảnh bất hạnh, tội lỗi, đồi trụy… và đề ra phương pháp giải quyết những hiện tượng đó, để cho con người được sống ngày càng tốt đẹp hơn” [24, tr.75-76]. Thuật ngữ Nhân văn được hiểu theo nghĩa chiết tự của nó như sau: Nhân = người. Ý nói mang các đặc trưng con người, bản chất con người. Văn = văn hóa. Ý nói văn hóa con người và trình độ văn minh của con người. Theo đó Nhân văn: là mang những nét đặc trưng thuộc bản chất của con người kết hợp với nó là có tri thức văn hóa, văn minh. Những đức tính là thuộc tính của nhân văn bao gồm: Có trí tuệ, có tri thức và khát vọng vươn lên về tri thức, trí tuệ. Có tình yêu thương đồng loại, hiểu biết và quý trọng tự nhiên. Tình yêu thương đó có khi có lúc trở nên sâu sắc, rộng khắp đến vô giới hạn - biểu hiện của từ bi, bác ái. Có văn hóa, biết tích lũy kinh nghiệm sống và phát triển chúng để trở thành văn minh. Từ những quan niệm, tư tưởng về Nhân văn phát triển thành trào lưu tư tưởng Nhân văn, rồi hình thành ra một hệ thống tư tưởng mang nội dung "Đề cao giá trị con người" được gọi là "chủ nghĩa nhân văn". Đối lập với nhân văn tư sản, chủ nghĩa nhân văn cộng sản ra đời, đánh dấu bước phát triển về chất trong lịch sử tư tưởng nhân văn của nhân loại. Tư 11 tưởng nhân văn cộng sản phản ánh quyền lợi, giá trị tinh thần của gia cấp vô sản và nhân dân lao động chân chính. Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Mác - Ănghen - Lênin những quan điểm về triết học, kinh tế, chính trị, xã hội các ông chủ trương xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - cơ sở của sự thống trị áp bức bóc lột người, xây dựng một xã hội tốt đẹp, không còn áp bức bóc lột, một xã hội đại đồng. Ở phương Tây khi nói đến chủ nghĩa nhân văn, người ta thường liên tưởng ngay đến cở sở thực tiễn của nó là sự phát triển các đô thị, đến nền kinh tế hàng hóa và sự ra đời của giai cấp tư sản. Nếu đem áp đặt công thức chủ nghĩa nhân văn phương Tây như chúng ta vừa nói trên vào nghiên cứu biểu hiện cụ thể của lịch sử tư tưởng Việt Nam là phi logic. Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam được nảy sinh, phát triển trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, trong một không gian và thời gian của một nền kinh tế - xã hội điển hình cho xã hội phương Đông theo phương thức sản xuất châu Á... chính điều này đã tạo nên những nét độc đáo của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam trong lịch sử có những đặc điểm là thường nghiêng về chủ nghĩa nhân văn hành động, đậm tính hiện thực, ít có tính lý thuyết, nhập thế nhiều hơn, ưu trội nhiều hơn nhưng lại không bài bác kình địch những giá trị tâm linh xuất thế. Cho nên chủ nghĩa nhân văn Việt Nam là chủ nghĩa nhân văn mở, bao dung và hòa đồng. 1.1.2. K ề â V ế r ớ ế kỷ XV Chúng ta có thể khẳng định rằng, “truyền thống là tập hợp những tư tưởng tình cảm, những tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định” [29, tr.25]. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Với 12 cách tiếp cận duy vật lịch sử đó thì những giá trị tinh thần nói chung, trong đó có tư tưởng nhân văn nói riêng phải bắt đầu từ sự phản ánh các vấn đề thực tiễn trong mối quan hệ biện chứng qua lại với ý thức xã hội - tồn tại xã hội. Với phương pháp tiếp cận duy vật lịch sử, chúng ta có thể tìm thấy những giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc trước thời kì độc lập tự chủ, thời kì mà nhân dân ta phải sống trong cảnh nô lệ dưới ách thống trị và âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc. Qua thực tế lịch sử và những điều mà sử sách Trung Quốc ghi chép lại, chúng ta thấy rõ những giá trị nhân văn lớn nhất bao trùm lên đời sống tinh thần xã hội là khát vọng của con người Việt Nam đòi được sống được bình đẳng, được tôn trọng, thoát khỏi ách đô hộ để được sống độc lập, tự chủ. Biểu hiện của tư tưởng nhân văn trong giai đoạn này là: Ý thức về cố kết cộng đồng và chủ quyền đất nước; ý thức chống Hán hóa; khát vọng hòa bình; yêu thương đồng bào, đồng loại, quyền được bảo tồn bản sắc văn hóa. Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc đó là hành trình tìm lại bản sắc văn hóa là khôi phục độc lập và chủ quyền đất nước. Bao sự phản kháng của người Việt nổ ra đều bị dìm trong biển máu, nhưng điều đó càng chứng tỏ sức mạnh văn hiến của một dân tộc không cam chịu kiếp sống lầm than nô lệ. Sự đè nén, thống trị của các thế lực ngoại bang đã làm cho người Việt càng thêm đoàn kết, nhằm tăng thêm sức mạnh của cá nhân và cộng đồng, để tìm lại quyền con người cho dân tộc. Chúng ta có thể khẳng định rằng, trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, do chính sách “đồng hóa” của kẻ xâm lược, và quá trình tiếp biến văn hóa, lẽ tất nhiên để tồn tại và phát triển người Việt tiếp thu những giá trị văn hóa phù hợp với văn hóa bản địa nhưng mặt khác người Việt cũng luôn đấu tranh để giữ vững nền văn hiến Văn Lang - Âu Lạc của mình. Từ thế kỉ VI, khi thắng giặc, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy quốc hiệu là Thiên Đức, đặt tên chùa là Khai Quốc. Điều đó không chỉ chứng tỏ ý thức 13 độc lập dân tộc mà còn khẳng định quyền sống quyền được độc lập tự chủ và sự ngang hàng bình đẳng với Trung Quốc của người Việt. Bước sang kỉ nguyên độc lập tự chủ, một điều hết sức có ý nghĩa khẳng định một dân tộc có chiều sâu văn hiến, đó là các triều đại rất có ý thức ghi chép, bảo tồn và nâng cao những giá trị văn hóa của dân tộc. Những công trình đó trước hết có giá trị về mặt lịch sử, song qua đó chúng ta cũng hiểu được phần nào đời sống tinh thần nói chung và tư tưởng nhân văn nói riêng của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Qua đọc những truyện Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh, trường ca Đẻ đất đẻ nước, truyện Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan… một câu hỏi đặt ra: có gì khác nhau trong đặc điểm nhân văn truyền thống của người Việt với các dân tộc khác trên thế giới? Cũng là các tư tưởng đề cao vẻ đẹp con người mang giá trị nhân văn: tự ý thức về chính bản thân mình, ước mơ chinh phục tự nhiên, khát vọng đấu tranh cho con người được sống yên vui hạnh phúc, thương yêu những con người nghèo khó trong xã hội, nhưng trong cái phổ quát đó chúng ta vẫn nhận thấy nét đặc thù cơ bản. Một trong những nét đặc thù đó là “ý thức cố kết cộng đồng dân tộc”. Nó được biểu hiện ở một số khía cạnh sau: - Giải thích về con người bao giờ cũng gắn với nguồn gốc dân tộc, giải thích về nguồn gốc giống nòi bao giờ cũng liên quan đến sự nghiệp dựng nước và giữ nước của tổ tiên (tiêu biểu là Con Rồng cháu Tiên, con Lạc cháu Hồng). - Giữa thù nhà và nợ nước thì nội dung tư tưởng nhân văn lớn nhất trước hết là cứu nước, cứu con người thoát khỏi ách nô lệ, đọa đầy đau khổ. - Sức mạnh để giải phóng dân tộc, giải phóng con người, đem lại hạnh phúc cho con người là sức mạnh cộng đồng, sức mạnh của sự cố kết giữ các thành viên trong xã hội. - Giá trị Người cao nhất được nhân dân tôn thờ là con người anh hùng xả thân hy sinh vì cộng đồng (được nhân dân tôn thờ, đền, miếu…). 14 Đối với dân tộc Việt Nam, thực tiễn lịch sử đặc thù ấy đã sớm đặt ra hai nhiệm vụ to lớn, lâu dài có ý nghĩa cốt yếu, mà chỉ có cố kết cộng đồng mới giải quyết được: đó là chinh phục tự nhiên và chống quân xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc. Từ buổi đầu dựng nước đến sau này người Việt đã cùng một lúc phải đối phó với hai thứ giặc: thiên tai - địch họa. Cho nên cơ sở tư tưởng nhân văn dân tộc Việt Nam xuất phát từ chính nghĩa. Đó là tất cả những giá trị nhằm hướng tới mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, để con người có quyền tự do làm ăn sinh sống trên mảnh đất vốn là thành quả do bàn tay, khối óc của mình đã giành giật được từ thiên nhiên, địch họa. Một trong những nội dung tư tưởng nhân văn truyền thống nổi bật từ thời kì dựng nước tới thế kỉ XIV đó là sự yêu thương con người gắn với yêu nước. Trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải dành rất nhiều thời gian (hơn 12 thế kỉ), để chống ngoại xâm và sự đô hộ của các thế lực bên ngoài. Nếu tính từ cuộc kháng chiến chống quân Tần vào thế kỉ thứ III.TCN cho đến thời kì Bắc thuộc, nước ta đã phải tiến hành hàng chục cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng giành lại độc lập. Trong điều kiện mà kẻ thù luôn luôn mạnh hơn mình gấp nhiều lần và chúng ta chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình, vào sức mạnh cộng đồng thì việc giải phóng con người gắn với giải phóng dân tộc, yêu thương con người gắn với yêu nước là tất yếu. Ở đây có sự thống nhất giữa tư tưởng và tình cảm, giữ lý luận và thực tiễn trong nội dung tư tưởng nhân văn truyền thống. Bước sang thời kì độc lập tự chủ, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa tư tưởng về vấn đề con người nói chung, tư tưởng nhân văn nói riêng càng gắn chặt, với vấn đề dân tộc ở trong gia đoạn lịch sử này nó còn được thể hiện ở sự xả thân hi sinh để bảo vệ đất nước, khi cần sẵn sàng hi sinh lợi ích của gia đình dòng tộc và bản thân mình cho cộng đồng cho Tổ quốc. Triều đại Lý - Trần là triều đại mà giai cấp phong kiến đang lên đề cao tinh thần thương dân, yêu nước, thống nhất lợi ích dân tộc và lợi ích vương 15 triều trong nhận thức và hành động, yêu nước và trung quân có sự thống nhất với nhau. Xả thân hy sinh vì dân tộc là biểu tượng cao đẹp của tư tưởng nhân văn Việt Nam nói chung, thời đại Lý - Trần nói riêng đã làm tiền đề cho sự phát triển tư tưởng nhân văn ở giai đoạn tiếp theo mà biểu hiện ở Nguyễn Trãi là rõ nhất. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam truyền thống (thời kì dựng nước và giữ nươc đến thế kỉ XIV) những quan điểm về vị trí con người trong xã hội trân trọng bảo vệ sự sống là một trong những cơ sở quan trọng để chúng ta đánh giá phân tích nội dung tư tưởng nhân văn của thời Lê sơ mà tiêu biểu nhất là trong nội dung tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi. Trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi có dòng chảy liên tục của nội dung tư tưởng về con người đã hình thành trong buổi đầu dựng nước và giữ nước là sự phản ánh mối quan hệ của con người trong quá trình đấu tranh với tự nhiên, xã hội. Đối với người Việt quá trình đó là một hiện thực lịch sử sinh động. Đó là nhận thức đúng gắn vấn đề giải phóng con người với vấn đề giải quyết nhu cầu độc lập dân tộc, chủ quyền đất, làm sao đánh đuổi kẻ xâm lược để cứu nước, cứu con người, đó là thái độ ứng xử với nhau có nhân văn trong cuộc sống cộng đồng… Nét nổi bật nhất trong tư tưởng nhân văn người Việt thời kì đó còn là sự ý thức về bản thân, về vị trí của mình đối với non sông đất nước của bậc tiền nhân để lại. Do đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, do sự thống trị của ngoại bang đã khiến cho con người trên mảnh đất này đều cố gắng tìm thấy những điểm chung giữa các thành viên để gắn bó với nhau thành một khối, nhằm tăng thêm sức mạnh của cá nhân và cộng đồng trong các hoạt động sinh tồn và phát triển. Quan niệm về vị trí và vai trò của con người trong tư tưởng nhân văn dân tộc trước thế kỉ XV là quan niệm về quan hệ thân thiết giữa con người với con người. Những khái niệm như “bà con”, “làng xã”, quan hệ trong làng ngoài họ, nói lên tình cảm gắn bó, nói lên trách nhiệm, sự đồng lòng đồng chí 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan