Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng nhân của khổng tử trong sách luận ngữ...

Tài liệu Tư tưởng nhân của khổng tử trong sách luận ngữ

.PDF
64
772
96

Mô tả:

  TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ? & @ TRẦN THỊ BÌNH MSSV: 6106377           TƯ TƯỞNG NHÂN CỦA KHỔNG TỬ TRONG SÁCH LUẬN NGỮ Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: THS.GV. TẠ ĐỨC TÚ   Cần Thơ, năm 2013 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT TƯ TƯỞNG NHÂN CỦA KHỔNG TỬ TRONG SÁCH LUẬN NGỮ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Về cuộc đời, sự nghiệp của Khổng Tử và tác phẩm Luận ngữ 1.2 . Về dịch giả Nguyễn Hiến Lê và bản dịch Luận ngữ của ông 1.3. Nhân trong một số học thuyết khác CHƯƠNG II CHỮ NHÂN TRONG SÁCH LUẬN NGỮ 2.1. Nhân là chính đạo 2.1.1. Nhân là gốc của đạo làm người 2.1.2. Nhân lấy hiếu, trung làm gốc 2.1.3. Các đức tính khác của Nhân 2.2. Nhân trong việc phân loại các hạng người 2.2.1. Nhân và bất Nhân 2.2.2. Thánh nhân và Tiểu nhân 2.2.3. Một số dạng khác của Nhân: Thiện, Hiền, Sĩ 2.3. Nhân trị 2.3.1. Tầm quan trọng của đức Nhân trị 2.3.2. Nhân lấy dân làm gốc 2 CHƯƠNG III TƯ TƯỞNG NHÂN CỦA KHỔNG TỬ VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM 3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Nhân trong xã hội Việt Nam. 3.1.1. Tích cực 3.1.2. Tiêu cực 3.2. Tương lai của đức Nhân PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phương Đông trong cái nhìn của loài người là một thế giới huyền bí, đầy tinh hoa về nhiều lĩnh vực. Triết học và tôn giáo là một trong những lĩnh vực được quan tâm khai thác, nghiên cứu hàng đầu. Và một trong những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng lớn ở khu vực lẫn trên thế giới có thể kể đến đó là Khổng Tử. Ông là người sáng lập Nho giáo, đồng thời đưa ra nhiều thuyết và tư tưởng về luân lý, đạo đức, chính trị và xã hội. Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỷ VI TCN, dưới thời Xuân Thu. Những sách được coi là kinh điển của Nho gia gồm Tứ thư (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh ( Thư, Thi, Lễ, Dịch, Xuân Thu). Đứng đầu Tứ thư là sách Luận ngữ, được phổ biến từ thời Tiên Tần. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Luận ngữ đáng được xem là Kinh, bởi nó là tập hợp của nhiều phương diện quan trọng như: văn, sử, triết, nhân sinh, giáo dục và các phương diện khác trong đời sống. Đặc biệt, trong Luận ngữ, chữ Nhân được xem là trọng tâm. Nhân không chỉ là lòng thương người, mà còn là đạo làm người. “Thân thể khỏe mạnh” và “tư tưởng lành mạnh” là hai điều hạnh phúc lớn nhất trong cuộc sống. (Horace) Sức khỏe và tâm hồn xưa nay luôn được con người đề cao rèn luyện và trau dồi. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều người lại sẵn sàng đánh đổi hai thứ ấy để có được vật chất phù phiếm. Cuộc sống càng hiện đại, người ta càng chạy đua thực hiện những thứ sẽ sản sinh ra vật chất và quyền lực. Những giá trị đẹp đẽ về tinh thần, về nhân cách sống đang dần bị lãng quên và lợi dụng vào những mục đích trục lợi cá nhân. Nhà cao tầng, máy móc và thế giới ảo giờ đây làm cho người ta hài lòng hơn là con người thực thụ. Với một thời đại như hiện nay, tư tưởng Nhân trong Luận ngữ của Khổng Tử vô cùng giá trị trong việc xây dựng đời sống tinh thần, cải tạo lại đạo đức xã hội một cách hiệu quả và có chọn lọc. Đồng thời, qua việc tìm hiểu về Nhân trong Luận ngữ, người viết sẽ tích lũy thêm rất nhiều kiến thức mới lạ, rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, trình bày và tổng hợp vấn đề. Thông qua đó, người viết cũng bắt đầu làm quen dần với công việc nghiên cứu khoa học dù chỉ với một vấn đề nhỏ trong một tác phẩm. Nhờ được sự chỉ bảo, quan tâm sâu sát và tận tình của cán bộ hướng dẫn mà người viết khắc phục được 4 những hạn chế và khó khăn trong bước đầu tìm hiểu và định hướng đề tài. Thông qua đó, củng cố về kiến thức và tự tin về hướng giải quyết vấn đề của bản thân. Trên đây chính là những lý do khiến người viết quan tâm và chọn đề tài này để thực hiện nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Học thuyết của Khổng Tử được cho là có sức ảnh hưởng rộng rãi ở phương Đông. Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu như thế. Từ khi Nho giáo xuất hiện ở nước ta, gần như nó trở thành con đường sáng nhất mà chế độ phong kiến tìm thấy. Dù trải qua bao nhiêu thời kì, biến đổi và suy thoái, nhưng cho đến tận ngày nay, Nho giáo vẫn còn giữ được vị trí của nó trong các vấn đề xã hội và chính trị, đạo đức. Vì thế, các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tìm tòi, khai thác ở Nho giáo những phương diện cũ lẫn mới. Khi nhận được đề tài, người viết đã cố gắng tìm đọc những tài liệu có liên quan. Tuy chưa được phong phú và sát với đề tài một cách tuyệt đối, nhưng cũng làm cho người viết có thêm cơ sở để củng cố bài viết của mình. Đối với chữ Nhân trong Luận Ngữ của Khổng Tử, người viết đã tìm được một số tài liệu sau: * Trong quyển Khổng Phu Tử và Luận ngữ (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, in năm 2004) của tác giả Phạm Văn Khoái, phần 1.2 ở chương II, có nêu đến sự ảnh hưởng của Nhân đến gốc rễ đạo đức của người quân tử, Nhân là cơ sở để phân biệt giữa tiểu nhân và quân tử. Sau đó, trong phần 2.2, tác giả có đề cập đến Nhân trong mối quan hệ xã hội của con người. Phạm Văn Khoái cho rằng: “Được coi là có Nhân xét trong mối quan hệ với người khác, biết xem xét, trông ngóng người khác, biết liệu chừng mà hành động. Tự chiến thắng các tính bị coi là xấu như: hiếu thắng, kiêu căng, oán giận, ham muốn,…có thể đó là những việc khó làm, nhưng chưa có thể được xem là nhân.” [11;tr.127] * Khổng học đăng là một tác phẩm biên khảo của Sào Nam Phan Bội Châu (Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2010). Trong quyển này, Phan Bội Châu có nghiên cứu về chữ Nhân trong phần Khổng học đăng thượng thiên – Luận ngữ trích lục diễn giải. Các phần gồm: _ Chương V: Chữ Nhân trong Khổng học 5 _ Chương VI: Các bộ phận và các chi tiết ở trong chữ Nhân _ Chương VII: Phản diện với phụ diện chữ Nhân ở trong Khổng học _ Chương VIII: Nhân với Trí, Dũng _ Chương IX: Công dụng của đức Nhân chứng nghiệm vào việc người đời xưa _Chương X: Kết luận chữ Nhân. * Nguyễn Hiến Lê cũng đã đề cập nhiều đến Nhân trong quyển Khổng Tử (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2006). Ông nói đến Nhân trong các chương V, VI, VII. Tuy không tập trung vào chữ Nhân, nhưng rải đều ở các chương, Nhân luôn được đặt làm nền tảng. * Một bài viết của Võ Minh Hải “Về chữ Nhân trong tư tưởng của Khổng Tử”, đăng trên trang http://vominhhai.vnweblogs.com/ vào năm 2011 cũng được người viết tham khảo. Bài viết có những ý chính và được triển khai như sau: _ Quan niệm về Nhân trong triết học Trung Hoa và Khổng Tử: + Nhân 仁 – Khái niệm bao trùm các quan niệm đạo đức khác. + Nhân là trung thứ 中 恕 và hiếu đễ 孝 悌 là gốc của nhân. + “Khắc kỷ phục lễ vi nhân 剋 己 復 禮 為 仁”. _ Nhân – Học thuyết về “đạo của người quân tử” của Khổng Tử: + Nhân – nguyên tắc hành đạo của người quân tử. + Trung dung – hành trình vươn đến chí đức, cực thiện. _ “Nhân” với hành trình nhân bản hoá tư tưởng của Khổng Tử: + Vai trò của “Nhân” trong sự vận động từ thần bản đến nhân bản của triết học Trung Hoa. + Nhân với chủ trương đức trị và thứ, phú, giáo của Khổng Tử. * Một bài viết khác, cũng có nguồn từ mạng truyền thông là “Mạn bàn chữ “Nhân” trong Luận ngữ của Khổng Tử” trên bantinsom.com. Bài viết này đề cập đến Nhân trong Luận ngữ. Tác giả nhận định: “Trong quan niệm của Khổng Tử, "Nhân" không chỉ là "yêu người", "thương người", mà còn là đức hoàn thiện của con người, và do vậy, "nhân chính" là đạo làm người - sống với mình vả sống với người, đức nhân là cái bền vững như núi sông. Với ông, nếu thịnh đức của trời - đất là sinh thành, bắt nguồn từ đạo trung hoà, trung dung thì cái gốc của đạo lý con người là "trung thứ" và đạo đức, 6 luân lý con người là "Nhân", người có đạo nhân là bậc quân tử, nước có đạo nhân thì bền vững như núi sông.” [26] * “Tư tưởng Nhân của Khổng Tử và Mạnh Tử” là tên một bài viết của Tâm Bình trên trang tongiaovadantoc.com, được đăng vào ngày 29/06/2011. Bài viết ngoài khái quát được triết học Nho gia, giới thiệu vài nét về Khổng và Mạnh Tử, nó còn so sánh, đưa ra những nét dị biệt và tương đồng trong tư tưởng Nhân giữa hai thầy trò triết gia này. Tuy sưu tầm chưa được nhiều tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài, nhưng những bài viết và tác phẩm kể trên vô cùng quý giá để người viết tổng hợp, phân tích và kết luận vấn đề một cách sâu sắc hơn. Với biển kiến thức mênh mông, người viết hy vọng sẽ thu nhặt được nhiều kiến thức bổ ích và hoàn thành tốt đề tài của mình. 3. Mục đích yêu cầu Từ khi bước chân vào giảng đường đại học, ắt hẳn tất cả sinh viên đều đã trải qua rất nhiều giờ lên lớp, kì thi khảo sát khác nhau. Thế nhưng, để hoàn chỉnh thêm về mặt kiến thức và rèn luyện về tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học, sinh viên cần phải có vài công trình nghiên cứu sâu về chuyên ngành. Với người viết, đề tài này chính là chìa khóa giúp người viết bước những bước vững và tự tin nhất để đạt được mục đích vừa nói. Khi nghiên cứu một đề tài nào đó, khoa học và logic là hai tính chất không thể bỏ sót. Và với đề tài “Tư tưởng Nhân của Khổng Tử trong sách Luận ngữ”, vấn đề triết học và xã hội học là hai khía cạnh nổi bật hơn cả. Ngoài ra, đây là tác phẩm của tác giả nước ngoài nên càng gây khó khăn cho người viết. Do đó, để thực hiện đề tài này, người viết đã tìm kiếm, tổng hợp và tích lũy kiến thức đa ngành từ sách, báo và mạng truyền thông. Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, khám phá ra “Tư tưởng Nhân của Khổng Tử trong sách Luận ngữ”. Thêm vào đó, người viết cũng có thêm nhiều kiến thức hơn về nền văn hóa Trung Hoa và những ảnh hưởng sâu sắc của nó đến văn minh nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhận được đề tài, người viết đã đặt ra mục đích cần có được cho mình là: - Tư tưởng Nhân của Khổng Tử trong sách Luận ngữ là gì? Nó thể hiện như thế nào và ở phần nào trong tác phẩm? - Giá trị của tư tưởng Nhân đối với xã hội Nho giáo 7 - Nhân trong xã hội Việt Nam Luận ngữ là tác phẩm có giá trị to lớn đối với Nho gia và triết học nói chung. Cho nên, nghiên cứu đề tài cũng làm người viết đến gần hơn với những lĩnh vực khác ngoài văn học dù chỉ từ một vấn đề nhỏ trong một tác phẩm lớn. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận ngữ là một trong những cuốn sách kinh điển của Nho gia và hệ thống minh triết phương Đông, trung tâm về nội dung của nó chính là Nhân. Và yêu cầu của đề tài chính là nghiên cứu, làm rõ tư tưởng Nhân của Khổng Tử trong tác phẩm. Dựa vào những điều trên, người viết đã chọn quyển Luận ngữ của học giả Nguyễn Hiến Lê biên dịch, Nhà xuất bản Văn Học phát hành năm 1995 để làm tài liệu nghiên cứu chính thức. Những ngữ liệu về các câu nói trong sách Luận ngữ cũng được lấy từ quyển sách trên của Nguyễn Hiến Lê. Bên cạnh đó, người viết còn sưu tầm được nhiều sách và các bài báo từ mạng truyền thông về vấn đề chính của đề tài. Xoay quanh các vấn đề về chữ Nhân, người viết cũng nghiên cứu thêm tính nhân ái trong một số học thuyết khác, đồng thời liên hệ với xã hội và văn hóa tại Việt Nam, nhằm so sánh, đánh giá một cách khách quan nhất về vấn đề. Với phạm vi đối tượng tương đối rộng như vậy, người viết cũng hết sức giới hạn trong khuôn khổ kiến thức và năng lực của mình để đề tài được hoàn chỉnh một cách tốt nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu “Tư tưởng Nhân của Khổng Tử trong sách Luận ngữ” là một đề tài khó, vì thế, khi nhận được sự phân công, người viết đã bắt đầu tìm và chọn lựa bản dịch phù hợp nhất. Sau đó, người viết tìm kiếm, đọc kĩ và chọn lọc những phần có đề cập đến chữ Nhân. Bước tiếp theo là thu thập nhiều sách, báo, tài liệu có liên quan đến đề tài. Đây là đề tài không dễ dàng thực hiện vì nó có nhiều bản dịch khác nhau, do đó cần sự tìm tòi và tỉ mỉ trong khảo sát. Người viết cũng tham khảo và tiếp thu ý kiến của giáo viên hướng dẫn để hoàn thành trọn vẹn bài viết. Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng các phương pháp và thao tác sau: - Phương pháp so sánh: 8 + Giữa các tôn giáo như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Mẫu để tìm ra và làm rõ sự khác biệt của Nhân trong các học thuyết. + Giữa quan niệm trị nước của Khổng Tử và Mạnh Tử để thấy được cái tinh hoa trong Nhân trị của đức Khổng và sự kế thừa tuyệt diệu của đức Mạnh. - Thao tác liệt kê: kể ra từng câu trong Luận ngữ có liên quan đến Nhân và các tính cấu thành Nhân nhằm làm dẫn chứng cho biểu hiện và đặc điểm của Nhân trong Luận ngữ. - Thao tác bình luận: Nhận xét và luận các vấn đề về chữ Nhân, từ đó đưa ra những đúc kết ngắn gọn về nó. - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp những câu nói trong sách Luận ngữ để rút ra được đặc điểm của Nhân. - Phương pháp chứng minh: dùng các yếu tố xã hội để chứng minh và phân tích tính tích cực và tiêu cực cùng tương lai của đức Nhân ở Việt Nam. Những điều trên đã cho ra một thành phẩm nghiên cứu riêng của người viết dưới sự dẫn dắt tận tình của người hướng dẫn. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Cuộc đời, sự nghiệp của Khổng Tử và tác phẩm Luận Ngữ Nhà minh triết phương Đông lỗi lạc Khổng Tử là người nước Lỗ, sinh tại ấp Trâu vào năm 551 TCN, mất năm 479 TCN. Tương truyền, Vi tử - là thủy tổ của ông vì căm ghét thói hung bạo, hoang dâm của Trụ vương nên bỏ nước ra đi nhằm bảo vệ gia tộc. Thân phụ của Khổng Tử là Thúc Lương Ngột- một quan võ ở nước Lỗ, có chút chiến công nhưng gia cảnh không khá giả. Ông có ba người vợ, vợ cả chỉ sinh toàn con gái, sau cưới thêm một vợ thứ, sinh được người con trai tên Mạnh Bì. Nhưng Mạnh Bì tàn tật. Lúc 60 tuổi, ông cưới thêm một thiếu nữ, và người này sinh ra Khổng Tử, đặt tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Vài năm sau khi Khổng Tử ra đời thì thân phụ của ông lâm chung. Từ đó Khổng Tử sống bên mẹ. Khi còn nhỏ, ông đã thích chơi trò tế lễ và rất ham học hỏi. Khổng Tử cưới vợ năm 19 tuổi, sinh một con trai tên là Lí, tự là Bá Ngư. Người con gái sau của ông được gả cho Công Dã Tràng. Khổng Tử từng làm chức lại cho quý tộc họ Quí, thời đó họ Quí uy quyền nhất ở Lỗ. Sau đó ông qua Tề, Tống, Vệ, nhưng đi tới đâu cũng bị xem nhẹ và ganh ghét. Cuối cùng ông trở về Lỗ bắt đầu dạy học từ năm 22 tuổi, và trở thành bậc đại sư năm 30 tuổi. Ông từng cùng môn sinh Nam Cung Kính đi qua nước Chu để học về lễ theo sự chấp thuận của vua Lỗ. Sau khi từ Chu trở về, tên tuổi Khổng Tử ngày càng được biết đến rộng rãi, thế là học trò ngày một đông. Vào năm 516, nước Lỗ loạn lạc, vua Chiêu Công lánh sang Tề. Khổng Tử cũng theo qua Tề, được nghe nhạc Thiều và rất tâm đắc, khen là “tận mĩ, tận thiện”. Thế nhưng, ở Tề, ông không được trọng dụng và bị ganh ghét. Trong những năm ấy, có thể ông đã nghiên cứu các Kinh, Thi, Thư. Vào năm 502, Khổng Tử được Công Sơn Phất Nhiễu mời về giúp, nhưng ông không đi vì nghe lời trò Tử Lộ khuyên can. Không lâu sau, Định công mời ông làm Trung 10 Đô Tể, coi ấp Trung Đô, thuộc Kinh Đô của Lỗ. Trung Đô được lập lại trật tự, kỉ luật, trở thành một trấn tiêu biểu chỉ trong vòng một năm. Rồi năm sau, ông được lên chức Tư không, sau lãnh chức Đại Tư khấu. Nhờ giúp vua Lỗ tránh được nạn khi tiếp vua Tề mà Khổng Tử được phong làm Á tướng. Khi Quí Hoàn Tử nhận đoàn nữ nhạc của Tề mà bỏ bê lễ Giao, Khổng Tử và học trò cùng rời khỏi Lỗ. Từ năm 496 đến 484, Khổng Tử cùng học trò đi sang các nước như: Vệ, Khuông, Trần, Thái, Sở để truyền bá đạo học của mình nhưng đều thất bại. Và rồi ông trở về Lỗ, nhưng chỉ được dụng làm cố vấn. Khổng Tử qua đời vào tháng 4 năm 16, đời vua Ai Công, hưởng thọ 71 tuổi. Trong suốt cuộc đời mình, Khổng Tử đã cống hiến nhiều cho nước Lỗ về chính trị - xã hội. Đồng thời, ông cũng biên soạn lại nhiều quyển sách cổ có giá trị. Những sách kinh điển mà ông biên soạn được biết đến là Kinh Thi (chép về thơ ca dân gian thời trước), Kinh Thư (chép các biến cố xảy ra trong các đời vua trước), Kinh Lễ (chép các lễ nghi tế tự trong triều), Kinh Nhạc (chép về các nhạc khí và nhạc lý xưa), Kinh Dịch (chép về hệ thống triết học Đông phương cổ đại dựa trên thuyết Âm Dương, Bát quái – có thuyết cho rằng Kinh Dịch có nguồn gốc Bách Việt) và Kinh Xuân Thu (là một bộ sử biên niên nước Lỗ chép lại các sự kiện xảy ra từ 722 – 481 TCN).Trừ Kinh Nhạc đã bị thất lạc,5 bộ kinh còn lại được lưu truyền đến nay gọi là Ngũ Kinh,cùng với Tứ thư (Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử) coi như là 9 bộ sách kinh điển gối đầu của Nho Gia. Khổng Tử cũng là người đầu tiên lập được tổ chức một nhóm người có cùng chí hướng, có chính sách rõ ràng. Phong trào đi du thuyết khắp nơi cũng là do ông tiên phong. Tuy vậy, thời đó các vua chư hầu còn đặt nặng chính sách bá đạo và quyền lợi của các đại phu, nên thuyết của ông đi đến đâu cũng không được trọng dụng. Từ ngày còn thơ, ông đã thích lễ nghĩa, chăm chỉ học hành, cho nên tư tưởng của ông vì thế rất khuôn thước, chuẩn mực nhưng khá gò bó và quy củ. Nho giáo cũng xuất phát từ những thuyết của ông mà ra, cho nên dễ dàng nhận thấy tính chất nặng nề, khó mà ứng dụng được rộng rãi của nó cho đến ngày nay. Mặc dù có rất nhiều ý kiến phản biện đối với những học thuyết của Khổng Tử, song chúng ta cũng không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ông đối với nền triết học phương Đông và nhân loại. 11 * Về Luận ngữ Luận ngữ là cuốn sách về những câu nói, những hoạt động của Khổng Tử mà môn sinh của ông đã kì công chép lại. Luận là bàn bạc, xem xét, phân tích. Ngữ là lời nói bằng miệng; nói, nói chuyện, bàn luận. Luận ngữ là một tập hợp những lời trao đổi của Đức Khổng Tử với các học trò của Ngài. Trong đó, đa số ghi lại lời của Đức Khổng Tử, một số ít là lời học trò của Đức Khổng Tử, và của người cầm quyền lúc bấy giờ. Bản Luận ngữ đầu tiên phổ biến năm nào, hiện nay chưa tìm được. Còn bản xưa nhất được khai quật năm 1973 là một bản tre có niên đại 55 BC. Thời nhà Tây Hán, trong khoảng thời gian từ 51-07 BC, hai bản văn Luận ngữ, một của nước Lỗ, một của nước Kỷ - một nước nhỏ thời nhà Chu, được hợp nhất lại, chương tiết thì theo của bản nước Lỗ, và là bản có hình thức gần như ngày nay. Về việc tạo tác Luận ngữ cũng có nhiều ý kiến khác nhau như: - Học giả D.C Lau, người Hồng Kông, cho rằng 11 chương đầu tiên của Luận ngữ được viết ngay sau khi Đức Khổng Tử mất, những chương còn lại, do các đệ tử thế hệ thứ hai ghi chép. - Theo giáo sư Jonh Makeham (Đại Học Úc) thì hình thức Luận Ngữ sắp xếp theo hình thức hiện tại ít nhất cũng phải sau năm 150 BC. - Hai học giả E.Bruce và Taeko thì quan điểm chương 4 đến chương 11 là được ghi trước tiên, trong đó chương 9 đến chương 11 do thế hệ đệ tử thứ hai ghi, còn các chương khác được ghi chép trong các thời điểm khác nhau. - Trong khi đó, học trò của Tăng Tử thì tin rằng người có công nhiều nhất trong việc tập hợp lời dạy của Đức Khổng Tử chính là Tăng Tử (505-436 BC). Dù không phải do chính Đức Khổng Tử ghi lại, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì bên cạnh Tiểu Sử Đức Khổng Tử ghi trong Sử Ký Tư Mã Thiên thì Luận Ngữ là một tài liệu phản ảnh được cuộc đời và tư tưởng của Đức Khổng Tử một cách trung thực nhất. Và trong đề tài này, người viết thiên theo xu hướng ghi chép lịch sử của Tư Mã Thiên để làm nền tảng nghiên cứu cho mình. Luận ngữ ra đời vào thời Xuân thu Chiến quốc. Thời ấy Trung Hoa chia ra thành hơn một trăm nước chư hầu, loạn lạc, chém giết xảy ra ở khắp nơi. Bấy giờ, dân Trung Hoa đã biết trồng trọt, nấu sắt, làm thủy lợi, vài người đã trở nên giàu có nhờ buôn bán. 12 Thời Xuân Thu, người dân đã cải thiện chữ viết, họ khắc lên thẻ tre những việc cần ghi nhớ. Sau này họ biết cách nhúng cây nhọn vào sơn, rồi viết lên thẻ tre hoặc lụa để tiết kiệm thời gian và công sức. Vì vậy, có thể thấy, lúc Luận ngữ ra đời thì việc ghi chép, lưu giữ đã có phần tiện lợi hơn xưa. Tuy nhiên, tác phẩm này cũng vướng phải rất nhiều hạn chế. Do tác phẩm đã xuất hiện khá lâu, truyền qua nhiều đời, nên có thể đã dị bản đi phần nào, cộng với có nhiều chỗ từ ngữ khó hiểu, ghi nhầm. Ở từng chương, không có sự thống nhất về chủ đề, do đó gây rắc rối cho người muốn nghiên cứu. Thế nhưng, tác phẩm Luận ngữ cho đến nay vẫn khẳng định được giá trị to lớn của nó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Luận ngữ mới đáng là Kinh của Khổng giáo. Nó là bộ sách tập hợp được những gì tinh túy nhất của học thuyết Khổng Tử trên nhiều lĩnh vực như: chính trị, xã hội, đạo đức, triết học, lịch sử, văn hóa,….. Và vì thế, khi nghiên cứu về Nho giáo hay Khổng Tử, người ta vẫn dựa vào Luận ngữ là nhiều bởi tính chính xác và trung thực của nó. 1.2. Học giả Nguyễn Hiến Lê và bản dịch Luận ngữ của ông Nhắc đến các tác phẩm chuyên khảo về lĩnh vực khoa học xã hội, chúng ta không thể không nhắc đến nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê. Ông sinh ngày 8/1/1912. Ông có tất cả bốn người anh em. Ông bắt đầu học chữ Hán với cha từ năm lên sáu, lên bảy tuổi. Thời thơ ấu ông thích chơi đùa, ít khi chịu chăm chú ngồi học. Tuy nhiên, dưới sự nghiêm khắc dạy dỗ của cha, ông tích lũy được vốn chữ Hán, rồi bắt đầu học chữ quốc ngữ và văn Pháp. Khi ông vào học tại trường Yên Phụ vào năm 18 tuổi, một thời gian sau thì ba ông mất. Từ đó, ông học hành sa sút. Tới năm lên lớp nhì thì ông học chăm, đạt nhiều thành tích tốt, sau đó đậu vào trường Cao đẳng Công Chánh. Ông tốt nghiệp trường này vào năm 1934. Năm tháng sau, ông được bổ vào Sài Gòn làm ở sở Công chánh Nam Việt, rồi được cử đi Long Xuyên. Ông làm việc gì cũng siêng năng, hết mình. Vào năm 1937, Nguyễn Hiến Lê chuyển về làm ở phòng giấy Sài Gòn. Khi chiến tranh Việt - Pháp nổ ra, ông tản cư về làng Tân Thạnh. Ở đó ông vừa lao động, vừa học chữ Hán và thuốc Bắc. Năm 1950, ông được mời vào dạy ở trường Trung học công lập Thoại Ngọc Hầu. Cũng trong thời gian này, ông cho ra đời cuốn sách đầu tiên là “Tổ chức công việc theo khoa học”. 13 Vào khoảng đầu năm 1944, ông gặp gỡ và được Vũ Đình Hòe đề nghị viết về Đồng Tháp Mười. Sáu tháng sau, ông viết xong thiên du kí Đồng Tháp Mười khoảng 30 trang, nhưng không có tiền in. Thế nhưng tác phẩm này đã bị cướp lấy đi vào khoảng cuối năm 1945. Năm 1953, ông tích cóp tiền bạc và thành lập nhà xuất bản, nhưng sang 1954 mới thực sự hoạt động. Vào năm 1967, chính quyền Sài Gòn đã trao tặng ông cùng Giản Chi: Giải nhất ngành biên khảo và giải tuyên dương sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật (1973). Đi kèm với danh hiệu cao quí đương thời là tấm ngân phiếu một triệu đồng. Nhưng ông đã công khai từ chối nhận giải với lý do “nên dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” và bản thân ông cũng không dự giải. Cho đến năm 1975, Nguyễn Hiến Lê cho xuất bản hơn 100 cuốn sách về rất nhiều lĩnh vực như: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân du ký, dịch tiểu thuyết, sách học làm người… Năm 1980 ông về lại Long Xuyên. Cùng năm ông bắt đầu viết Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, đến tháng 9 năm 1980 thì hoàn thành. Đồng thời ông tách những đoạn nói về văn nghiệp ra riêng, sửa chữa, bổ sung và biên tập lại thành cuốn sách Đời viết văn của tôi. Tác phẩm này được sửa chữa xong vào năm 1981, sau đó sửa chữa thêm và hoàn chỉnh vào năm 1983. Ông lâm bệnh và mất lúc 8 giờ 50 phút ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại Bệnh viện An Bình, Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 73 tuổi. Linh cữu của ông được hỏa thiêu vào ngày 24 tháng 12 năm 1984 tại đài thiêu Thủ Đức. Những tác phẩm tiêu biểu và giá trị của ông trên nhiều lĩnh vực có thể kể đến như: _ Văn học: Hương sắc trong vườn văn (2 quyển) – 1962,Luyện văn I (1953), II & III (1957),Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 quyển) – 1955, Cổ văn Trung Quốc – 1966, Văn học Trung Quốc hiện đại (2 quyển) -1968, Chiến Quốc sách (viết với Giản Chi) – 1968, Sử Ký Tư Mã Thiên – 1970. _ Ngữ pháp: Để hiểu văn phạm – 1952, Khảo luận về ngữ pháp VN (viết với TVChình) – 1963, Tôi tập viết tiếng Việt – 1990. 14 _ Triết học: Nho giáo một triết lý chính trị - 1958, Đại cương triết học TQ (viết với Giản Chi) – 1965, Nhà giáo họ Khổng – 1972, Mạnh Tử- 1975, Trang tử - 1994, Lão tử 1994, Luận ngữ - 1995, Khổng tử - 1992…. _ Lịch sử: Lịch sử thế giới (viết với Thiên Giang) – 1955, Đông Kinh nghĩa thục – 1956, Bài học Israel – 1968, Bán đảo Ả Rập – 1969, Lịch sử văn minh Ấn Độ (dịch W. Durant) – 1971… _ Giáo dục: Tự học để thành công – 1954, 33 câu chuyện với các bà mẹ - 1971, Thế giới bí mật của trẻ em – 1972, Lời khuyên thanh niên – 1967, Muốn giỏi toán hình học phẳng – 1956… _ Tiểu thuyết: Kiếp người (dịch S.Maugham) – 1962, Mưa (tuyển dịch nhiều tác giả) – 1969, Chiến tranh và hoà bình (dịch Tolstoi) – 1968, Con đường thiên lý – 1990… _ Chính trị - kinh tế: Một niềm tin – 1965, Xung đột trong đời sống quốc tế - 1962, Hiệu năng – 1954… _ Gương danh nhân: 40 gương thành công – 1968, Những cuộc đời ngoại hạng – 1969, 15 gương phụ nữ - 1970, Einstein – 1971, Bertrand Russell – 1972, Đời nghệ sĩ – 1993… _ Tùy bút – du ký: Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười – 1954, Nghề viết văn – 1956, Đời viết văn của tôi – 1996, Hồi ký Nguyễn Hiến Lê – 1992, Để tôi đọc lại – 2001… _ Tự luyện đức trí: Tương lai trong tay ta – 1962, Luyện lý trí – 1965, Rèn nghị lực – 1956, Sống 365 ngày một năm – 1968… Và còn nhiều bài đăng trên các tạp chí của ông cũng được quan tâm, đánh giá cao. Về tác phẩm Luận Ngữ, cho đến nay có rất nhiều bản dịch khác nhau từ những dịch giả như: Khổng Phu Tử và Luận Ngữ của Phạm Văn Khoái (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in năm 2004), Tứ thơ Luận Ngữ của dịch giả Đoàn Trung Còn (Nhà xuất bản Thuận Hóa Huế in năm 1996), Tứ thư của Trần Trọng Sâm và Kiều Bách Vũ Thuận biên dịch (Nhà xuất bản quân đội nhân dân in năm 2003)..v..vv.. Nhưng bản dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê cho đến nay là phổ biến, dễ tra cứu, tìm hiểu và nghiên cứu nhất. Ông chú dịch Luận Ngữ hết sức tỉ mỉ và khoa học. Cụ thể là trong bản dịch, ông cố công tìm đọc nhiều bản chú giải và bản dịch khác của các học giả Trung Hoa như: Thẩm Tri 15 Phương, Tưởng Bá Tiềm, Triệu Thông, Vương Hướng Minh, Lâm Ngữ Đường và tác giả khác là Etiemble nhằm để tìm hiểu cách nhìn nhận vấn đề của họ. Thêm vào đó, bản dịch Luận ngữ của học giả Nguyễn Hiến Lê có thêm phần phụ lục về Khổng Tử, Học và tu dưỡng, Xử thế, Các hạng người, Những câu thường dẫn,….. Các phụ lục này là sự chú thích, gom gọn và thống kê lại những gì được thể hiện trong Luận ngữ một cách khoa học và chính xác nhất. Ví dụ như trong phần phụ lục Các hạng người, thì tác giả nêu rõ ràng ra các hạng người có trong Luận ngữ, và hạng người ấy xuất hiện ở thiên nào, câu số mấy rất cụ thể. Điều này giúp ích rất nhiều cho người đọc trong quá trình nghiên cứu bởi Luận ngữ nguyên bản trình bày rất chi lộn xộn, không chương nào có nội dung thống nhất cả. Là một dịch giả với rất nhiều đầu sách được xuất bản, Nguyễn Hiến Lê cho thấy sự nghiêm túc, nỗ lực và uyên bác của mình trong từng tác phẩm. Luận ngữ không phải là một ngoại lệ. Với kinh nghiệm nhiều năm biên dịch các tác phẩm Trung Quốc, ông đã cho ra đời bản dịch Luận ngữ đầy kì công và tâm huyết. Đó chính là những lý do mà người viết chọn bản dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê để làm tài liệu nghiên cứu chủ yếu trong đề tài của mình. 1.3. Nhân trong một số học thuyết khác Nhân ái vốn là truyền thống đáng quý của các dân tộc trên thế giới. Ở nước ta, vào thời điểm này, các chương trình từ thiện ngày một nhiều, tinh thần nhân ái vì thế càng được phát huy và nhân rộng. Được như vậy một phần là do sự tiên tiến trong công nghệ truyền thông, liên lạc. Nhưng lòng nhân ái từ đâu mà có và phát triển mạnh mẽ như vậy? Đó là nhờ sức ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng và đạo học. Chức năng cao đẹp của những học thuyết ấy gần như thường là tạo niềm tin mãnh liệt vào đấng tối cao, vào những điều linh thiêng tốt đẹp. Đồng thời, nó còn là sợi dây gắn kết tình thân ái giữa con người với nhau, gợi những cách nhìn cuộc đời bằng đôi mắt cảm thông và sẵn lòng giang tay hỗ trợ. Tuy vậy, mỗi một học thuyết khác nhau có cách thể hiện và quan điểm riêng. Từ thời nguyên thủy sơ khai, con người đã bắt đầu nhen nhóm những định nghĩa về tôn giáo. Càng về sau, chức năng của tôn giáo càng đa dạng. Nó không chỉ làm cho con người có niềm tin vào đấng tối cao mình chọn, mà nó còn giúp hoàn thiện nhân cách con người, cải tạo xã hội bằng những học thuyết, những lời răn dạy từ kinh kệ hay những 16 quy tắc hướng con người đến sự yêu thương đồng loại, thoát khỏi vòng tục lụy thế gian,..v..vv. Việt Nam ta là một đất nước có số lượng tôn giáo, tín ngưỡng cũng như đạo học thuộc vào loại phong phú, đa dạng bậc nhất. Qua nhiều thế kỉ, ngoài các tín ngưỡng dân gian quen thuộc, nước ta còn có thêm các tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo hay các đạo học như: Nho giáo, Đạo giáo… Sự tồn tại của nhiều các tôn giáo và đạo học như vậy cần phải trải qua nhiều tác động, biến chuyển và có nền tảng về mặt tâm thức của người dân thì mới phát triển bền vững được như ngày nay. Trong đời sống, con người cần nhất là niềm tin, và cần cả những định hướng về quy tắc sống nhằm ổn định và thống nhất các phương diện chính trị - xã hội. Do đó, tôn giáo, đạo học và tín ngưỡng ra đời. Từ xa xưa, người Việt sinh hoạt trong một nền văn minh lúa nước, sống hòa mình với thiên nhiên, con người trở nên thân thiện, hiền hòa. Lòng nhân ái cũng từ đó mà trở thành điều tất yếu. Bằng nhiều con đường, những học thuyết trên thế giới đến với nước ta, được truyền bá và phát triển mạnh mẽ. Đó chính là do ở mỗi học thuyết, người Việt Nam tìm thấy tính thiện, thấy cái trong sáng để con người có thể tin vào mà tu rèn cho nhân cách hoàn hảo hơn. Vì thế mà nước ta du nhập và phổ biến nhiều tôn giáo lẫn đạo học đến vậy. Đầu tiên, xin nói về Phật giáo. Là tôn giáo được ra đời vào thế kỉ VI TCN do Thái tử Tất Đạt Đa (563-483 TCN) sáng lập, Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới ( cùng với Thiên Chúa giáo và Hồi giáo). Phật giáo phổ biến rộng khắp thế giới với nhiều tông phái hình thành theo thời gian. Phổ biến nhất trong các phái của Phật giáo là Đại thừa ( Mahayana ). Tông phái này được cho rằng du nhập từ Trung Hoa sang Việt Nam vào năm 200. Đại thừa đặc biệt đề cao từ bi và trí tuệ. Và từ bi cũng là tôn chỉ của Phật giáo xưa nay. Dù cho ở tông phái nào, thì nó cũng toát lên sự thanh cao và sáng ngời của lòng từ bi. Phật giáo quan niệm rằng đời người là bể khổ. Cái khổ ấy được Tứ diệu đế của Phật giáo thể hiện gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế ( Là những cái khổ con người phải trải qua, nguyên nhân gây khổ, cách diệt khổ bằng từ bỏ dục vọng, con đường để tiêu diệt cái khổ.) Những điều này phải đi liền với nhau để diệt dục, không còn vọng tưởng, từ bỏ vô minh và đạt được sự giác ngộ. 17 Ngoài ra, Phật giáo còn đưa ra những lời răn dạy chung cho người trần tục: “Một là phương tiện đầy đủ, tức là có nghề nghiệp chính đáng; hai là bảo vệ, giữ gìn đầy đủ, tức không để mất mát, thất thoát thành quả sức lao động; ba là thiện tri thức, tức là có hiểu biết đúng đắn về các việc thiện và tránh các việc bất thiện trong làm ăn; bốn là chính mệnh đầy đủ, tức là biết làm chủ cuộc sống, không lãng phí, không bủn xỉn, biết làm phúc và cúng dường, biết chăm nom cuộc sống cho quyến thuộc, biết tích lũy cho đời nay và chuẩn bị cho đời sau.” [29] Từ những quy tắc đạo đức, quan niệm về đời người của Phật giáo, có thể thấy tôn giáo này thể hiện sự hòa mình vào thiên nhiên, yêu chúng sanh, từ con người, động vật cho đến cây cỏ. Tín đồ Phật giáo phải rèn luyện cả về tư tưởng, suy nghĩ cho đến hành vi để đạt được cái gọi là Niết bàn ( trạng thái không dính mắc, vướng bận bất cứ điều gì). Ở Việt Nam, dù là Phật tử hay người thường, hầu hết đều giữ thói quen đi chùa cầu phước, cúng dường. Niềm tin vào nhà Phật của người Việt được lan rộng là thành tâm thức văn hóa chứ không chỉ còn là tôn giáo nữa. Cửa chùa rộng mở với những ai tin vào nhà Phật, không chú trọng rằng người đó có tu hành hay không. Như vậy, có thể thấy, Phật giáo chủ trương giải thoát con người khỏi chốn trần thế khổ ải, hướng họ đến việc tu thân, thanh lọc tâm hồn. Từ bi ở đây thể hiện qua việc Phật giáo chủ trương thương người, vị tha, vì người khác, không phân biệt người đó là ai. Nếu người ta quan niệm Phật giáo là tôn giáo của trí tuệ, thì Thiên Chúa giáo được xem là tôn giáo của đức tin [1]. Và Thiên Chúa chính là nền tảng, là mạch sống của lòng bác ái trong tôn giáo này. Đến với Việt Nam vào đầu thế kỉ 16 tại Nam Định bởi những nhà truyền giáo người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đến nay Thiên Chúa giáo ở Việt Nam có khoảng 5,5 triệu tín đồ và khoảng 6000 nhà thờ rải rác khắp đất nước. Bác ái trong Thiên Chúa giáo trước hết phải thực hiện được tinh thần yêu Chúa. Tình yêu Chúa là khởi nguồn để các tín đồ biết yêu thương đồng loại. Noi gương Chúa, những tín đồ Thiên Chúa giáo cũng luôn phải yêu quý đồng loại. Thiên Chúa giáo có câu: “Yêu người, mến Chúa”. Nhưng thực chất tình yêu với Chúa phải đặt lên trên hàng đầu. Sau đây là mười điều răn của Chúa: 1. Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự 2. Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ 18 3. Giữ ngày Chúa Nhật 4. Thảo kính cha mẹ 5. Chớ giết người 6. Chớ làm sự dâm dục 7. Chớ lấy của người 8. Chớ làm chứng dối 9. Chớ muốn vợ chồng người 10. Chớ tham của người Mười điều răn trên cho thấy, đạo Thiên Chúa hướng giáo dân đi vào con đường duy nhất là đến với Chúa. Và chỉ có Chúa mới đem lại ánh sáng trong tâm hồn và cuộc sống của họ. Đức tin của những con chiên được đặt vào một nơi duy nhất, mà những điều răn trên là những quy tắc bắt buộc của một người theo đạo. Không giống như Phật giáo, Thiên Chúa giáo không chủ trương tu tập giải thoát chính mình mà thể hiện tinh thần Bác ái với tất cả mọi người, tất cả mối quan hệ trong xã hội. Đó chính là một biểu hiện của lòng Nhân. Khác với những tôn giáo lớn trên, Đạo Mẫu của Việt Nam là cả một hệ thống tín ngưỡng, có nhiều lớp nhưng 3 lớp phổ biến nhất, quan hệ chặt chẽ nhất là tín ngưỡng thờ Nữ thần, tín ngưỡng thờ Mẫu thần, tín ngưỡng thờ Tam phủ và Tứ phủ. Được cho là xuất hiện từ thời nguyên thủy, Đạo Mẫu là tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Việt Nam không kém gì các tôn giáo khác. Trong lịch sử chế độ phong kiến, Đạo Mẫu từng tồn tại một thời gian dài, với chức năng làm “thỏa mãn tâm lý của người nông dân cầu mong phồn thực, sự sinh sôi nảy nở”.[22] Vào khoảng thế kỉ XVI đến XVII, từ tầng lớp nông dân cho đến thương nhân, Đạo Mẫu đều có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh của họ. Tuy nhiên, Nho giáo đã chiếm mất vị thế độc tôn của Đạo Mẫu kể từ thời Lê. Đến thời Nguyễn, tín ngưỡng này mới thịnh hành trở lại. Là tín ngưỡng có nguồn gốc tại Việt Nam, tuy vậy Đạo Mẫu cũng có phần chịu ảnh hưởng từ Đạo giáo và Phật giáo trong việc thờ các thánh. Mẫu (Mẹ) là hình tượng được Đạo Mẫu tôn thờ, là đức tin về việc bảo vệ vũ trụ, con người, là nơi con người gửi 19 gắm những mong muốn, ước mơ về cuộc sống của mình, cầu mong đạt được sức khỏe và tiền tài. Đạo Mẫu giúp con người có thêm niềm tin vào thế giới, đời sống thực tại chứ không huyền hoặc con người vào địa ngục hay thiên đường. Người tin vào Mẫu luôn cầu cho mưa gió thuận hòa, an cư lạc nghiệp, mua may bán đắt hay gia đình êm ấm. Vì tính thực tế cao như vậy, niềm tin vào Đạo Mẫu giúp cải tạo về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người, mang đến sự phồn thịnh và an lành theo truyền thống văn hóa và mong muốn của người dân Việt Nam. Cũng chính vì những lẽ đó, Đạo Mẫu vẫn còn giữ được giá trị cũng như chỗ đứng của nó trong lòng người Việt Nam cho đến tận ngày nay. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng